1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã từ thực tiễn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

120 38 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Nguyen Thi Anh Ngoc
Người hướng dẫn TS Hoang Thi Ngan
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 29,15 MB

Nội dung

Chương 3: QUAN DIEM, GIẢI PHAP DOI MỚI TO CHỨC VAHOAT DONG CUA HOI DONG NHAN DAN CAP XA Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xãTăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ ANH NGỌC

TO CHỨC VÀ HOAT ĐỘNG CUA HỘI DONG

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN THỊ ANH NGỌC

Chuyên ngành: Luật Hién pháp và luật Hành chính

Mã số : 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG THỊ NGÂN

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kếtquả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các

sỐ liệu, vi dụ và trích dan trong Luận văn dam bảo tính chính xác, tin cậy và trungthực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài

chính theo quy định của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi cóthể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Anh Ngọc

Trang 4

Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã

Tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xãKhái niệm Tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xã

Đặc điểm về tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã

Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã

Khái niệm Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã

Đặc điểm về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã

Các yếu tố ảnh hưởng đến tô chức và hoạt động của Hội đồng nhândân cấp xã

Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luậtChất lượng của đội ngũ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân câp xã với Đảng ủy, Ủy ban

Mặt trận tổ quôc câp xã và Ủy ban nhân dân cấp xãĐặc thù về cơ câu dân cư và xã hội

Đặc thù về cơ cau kinh tế của xã, phường, thị tran

Chương 2: THUC TRANG TO CHỨC VA HOAT DONG CUA

HOI DONG NHAN DAN CAP XA O THANH PHO

THANH HÓA, TINH THANH HÓA

Các yếu tô ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân

dân câp xã ở thành phố Thanh Hóa, tinh Thanh Hóa

Thực trạng tô chức của Hội đồng nhân dân cấp xã ở thành phố Thanh

Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Đại biéu Hội đồng nhân dân cấp xãThường trực Hội đồng nhân dân cấp xã

Các Ban của Hội đồng nhân dân câp xã Thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp xã

Quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương

Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân câp xã

Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Đánh giá chung về thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã

ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ưu điểm và nguyên nhân

1

8

8

8 11

14

14 16

18 18 20 22

22

23

24

27 28

32

32 35

74 74

Trang 5

Chương 3: QUAN DIEM, GIẢI PHAP DOI MỚI TO CHỨC VA

HOAT DONG CUA HOI DONG NHAN DAN CAP XA

Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xãTăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Hội đồng nhândân cấp xã

Đa dạng mô hình tô chức, hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dâncấp xã cho phù hợp địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt

Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Hội đồng nhân dân

cấp xa, tiến tới tự quản

Nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã ở

thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Không tổ chức Hội động nhân nhân phường ở thành phố Thanh Hoá

Giải pháp đối mới t6 chức của Hội đồng nhân dân xã ở thành phố

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

CQDP Chính quyền địa phươngHĐND Hội đồng nhân dân

HDGS Hoạt động giám sat

QPPL, Quy phạm pháp luật

UBND Ủy ban nhân dân

UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tô quốc

Trang 7

Số liệu co cấu, tô chức Thường trực HĐND cấp xã

TP Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016 - 2021 và nhiệm kỳ 2021 — 2026

Về trình độ chuyên môn, trình dộ chính trị của

Thường trực HĐND cấp xã thành phố Thanh Hóa nhiệm

kỳ 2016 - 2021 và nhiệm kỳ 2021 — 2026

Số liệu thống kê các kỳ họp của một số HĐNDphường, xã thành phố Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016 - 2021

Số liệu thống kê các Nghị quyết được ban hành

của một số HĐND phường, xã thành phố Thanh Hóa

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tàiSau hơn 35 năm thực hiện đổi mới, kinh tế - xã hội ở Việt Nam có những

biến đổi to lớn, toàn diện, tạo thé và lực mới Biến đổi kinh tế - xã hội đã và đang

đặt ra về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tô chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong đó có việc kiện toàn, hoàn thiện cơ cấu tô chứccũng như hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp [1] mà đặc biệt làHĐND cấp xã

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,

nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bau ra, chịu

trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên [34] HĐND

xã, phường, thị tran gọi chung là HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ởcấp xã Tuy là cấp thấp nhất trong hệ thông chính quyên, song cấp xã là cấp co sở,

là nơi trực tiếp quan hệ với người dân, là căn cứ thực tiễn để hoạch định đường lối,

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là mắt xích quan trọngnhất đề thực hiện quản lý nhà nước và chuyền tải các chủ trương, chính sách củaNhà nước đến nhân dân Do vậy, xây dựng HĐND cấp xã thực sự vững mạnh, hoạtđộng có hiệu quả là việc hết sức quan trọng

Nhận thức được tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQDP) nói

chung, chính quyền cấp cơ sở nói riêng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI củaDang đã khang định: “Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của CQDP Nâng caochất lượng hoạt động của HĐND và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, bảo đảm

quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện

những chính sách trong phạm vi được phân cấp” [7 tr.251] Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện mô

hình tổ chức CQDP phù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hànhchính — kinh tế đặc biệt theo luật định” [8, tr.180]

Từ những thành công và hạn chế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thê

chế về tổ chức và hoạt động của CQDP theo định hướng của Đại hội XI, XII, Nghị

Trang 9

quyết Đại hội XIII của Dang khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện tổ chức CQDP phù

hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo

luật định; thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính quyền đô thị nhằm xây dựng vàvận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động

hiệu lực, hiệu quả”.

Tinh thần nghị quyết của Đảng đã được thể chế trong các văn bản quy phạmpháp luật (QPPL), thúc đầy sự phát triển và tăng tính hoàn thiện của các quy định

của pháp luật về cơ quan HĐND Gần đây nhất Hiến pháp năm 2013 đã quy định về

CQDP các cấp ở Việt Nam gồm có HĐND và UBND được tô chức phù hợp với đặcđiểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc thù và theo xuhướng phân quyền nhiều hơn cho CQĐP

Trên tinh than của Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành Luật Tổ chức CQDP

năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) Luật Tổ chức CQDP 2015 đã tạo được hànhlang pháp lý để cơ quan nhà nước ở địa phương, đặc biệt là HĐND cấp xã nâng cao

hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đảm bảo việc tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệmtrong việc thúc đây phát triển kinh tế - xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

ở địa phương.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trên thực tế tổ chức và hoạt

động HĐND cấp xã trên cả nước nói chung và HĐND cấp xã trên địa bàn thành phố

Thanh Hóa nói riêng trong thời gian qua đã thé hiện nhiều hạn chế như: hoạt độngcủa HĐND còn mang tính hình thức; chất lượng kỳ họp HĐND chưa cao; công tácgiám sát của HĐND chưa mang lại kết quả thiết thực; hiệu lực, hiệu quả hoạt động

của HĐND còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, chưa xứng đáng

với vị trí, vai trò của mình, dẫn đến quyền lực nhân dân không được thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với cơ quan Hộiđồng

Từ thực trạng nêu trên cho thấy răng, việc nghiên cứu, tìm ra những hạn chếtrong cơ cấu tô chức và hoạt động của HĐND cấp xã dé từ đó kiện toàn tổ chức và

nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND câp xã trên phạm vi cả nước nói chung và

Trang 10

tại thành phố Thanh Hóa nói riêng là cấp thiết, chính vì lẽ đó, bản thân tôi chọn đề

tài “Tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã từ thực tiễn thành phố Thanh Hóa,

tỉnh Thanh Hóa”, làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tàiTrong những năm gần đây các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các họcgiả đã dành nhiều thời gian và tâm sức vào việc nghiên cứu về đề tài Tổ chức vàhoạt động của CQDP các cấp (bao gồm cả HĐND và UBND) Cụ thể liên quan đến

hoạt động của HĐND mà đặc biệt là HĐND cấp xã được thé hiện qua các bài viết

đa dạng, phong phú, với những phương tiện tiếp cận khác nhau Một số công trình

nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài có thể được tóm tắt khái quát như sau:

GS.TS Thái Vĩnh Thăng (2013), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổimới tổ chức và hoạt động của HĐND địa phương (góp phần sửa đổi chế địnhHĐND trong hiến pháp 1992)” Các tác giả với nhiều chuyên đề, nhiều cách tiếp

cận khác nhau đã đánh giá một cách trung thực, khách quan, toàn diện thực trạng tô

chức và hoạt động của HĐND các cấp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, qua đóchỉ ra những thành tựu, những ưu điểm đã đạt được trong tô chức và hoạt động củaHĐND địa phương, đồng thời chỉ rõ những bắt cập, hạn chế, tồn tại của mô hình tổchức CQDP nói chung và HĐND nói riêng Trong đề tài này có những tác giả đã đi

vào đánh giá riêng, đánh giá cụ thé các quy định của pháp luật và thực trạng việc tôchức và hoạt động của HĐND cấp xã bao gồm: Xã, phường, thị tran

Trong năm 2013, đã có tới ba cuộc Hội thảo quốc tế về CQDP do Ủy banpháp luật của Quốc hội và Dự án hỗ trợ thực hiện chính sách (PIAP) tổ chức Các

bài tham luận của các cán bộ đã có thời gian công tác, gắn bó với HĐND cho thấy,

việc tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp ở nước ta hiện nay đang có nhiều yếu

kém, bat cập, nhu cầu đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động cho HĐND

các cấp hiện nay là vấn đề cần thiết và cấp bách Những bài tham luận do chínhnhững người đang là đại biểu HĐND, đang làm công tác quan lý, lãnh đạo HĐND

thực hiện Vì vậy, những ý kiên của các đại biêu rat có giá tri về mặt thực tiễn.

Trang 11

GS Đào Trí Úc chủ biên cuốn sách “Mô hình tô chức và hoạt động của nhà

nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành

năm 2014 tại Hà Nội Công trình nay đã trình bày phân tích khá rõ về mô hình tổ

chức hoạt động của chính quyền các cấp ở địa phương nước ta; thông qua đó mà

đưa ra các kiến nghị về đôi mới mô hình này, trong đó có kiến nghị cần lưu ý đặcbiệt về mô hình của HĐND cấp xã

PGS TS Hoàng Văn Tú, “VỊ trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình

thức hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân”, trong Tài

liệu bồi dưỡng đại biêu Hội đồng nhân dân, NXB Dai học Quốc gia Hà Nội, 2016

Tác giả đã tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản về vị trí, chức năng, nhiệm

VỤ, quyền hạn và hình thức hoạt động của HĐND

Luận án Lê Văn Minh (2018), Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân

xã ở Việt Nam hiện nay, Luận an Tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hộiViệt Nam Luận án đã tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về tổ chức

và hoạt động của chính quyên xã, trên cơ sở các quy định của pháp luật tác giả đãđối chiếu với thực tế tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND xã, đã phân tích,đánh giá chỉ rõ thực trạng pháp luật, thực trạng về tổ chức và hoạt động của HĐND

và UBND xã trên thực tế trong nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021, trên cơ sở các

kết quả đã đánh giá, tác giả đã đưa ra các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật

về tô chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

PGS.TS Vũ Thư chủ biên cuốn sách “Tổ chức quyền lực nhà nước ở địaphương trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Nhà xuất bảnKhoa học xã hội ấn hành năm 2019 Nhóm tác giả đã làm rõ bản chất và đặc điểm

về tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương và chỉ ra bốn yếu tố cơ bản chi phối

việc tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương Trên cơ sở xác định nhu cầu và

phân tích các quan điểm về đổi mới, hoàn thiện tổ chức quan lý nhà nước ở địaphương trong nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp đổi mới, hoàn thiện tô chức

quyền lực ở địa phương

Trang 12

Tiến sĩ Nguyễn Hải Long chủ biên cuốn sách “Tổ chức và hoạt động của

chính quyền địa phương” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành năm

2020 tại Hà Nội Nghiên cứu này trình bày căn bản các cơ sở pháp lý về vị trí, vai

trò của chính quyên các cấp ở địa phương, lich sử quá trình hình thành và phát triển

qua các giai đoạn của chính quyền địa phương nước ta

Cuốn chuyên khảo “Phân định thâm quyền giữa các cấp chính quyền địaphương” xuất bản năm 2022 do PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh làm chủ biên, đã làm

rõ những vấn đề lý luận về phân định thâm quyền giữa các cấp chính quyền địaphương hiện nay thông qua hoạt động phân cấp, phân quyên; phân tích thực trang

phân định thâm quyền giữa các cấp chính quyền địa phương trong một số lĩnh vực

cơ bản của đời sống xã hội, trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra những đề xuất, giảipháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật, duy trì một cơ chế phân định thẩm quyền

giữa các cấp chính quyên địa phương hiệu lực, hiệu quả

Các công trình trên cho thấy vấn đề tổ chức và hoạt động của HĐND đã

được các nhà khoa học tiếp cận, nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, đã luận giảikhoa học có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một đềtài độc lập đi sâu nghiên cứu hoạt động của HĐND cấp xã ở thành phố Thanh Hóa

dé tổng kết, đánh giá những thành tựu, hạn chế, trên cơ sở đó đưa ra những giải

pháp có giá trị thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND

cấp xã ở thành phố Thanh Hóa Vì vậy, nghiên cứu “ tổ chức và hoạt động củaHĐND cấp xã ở thành phố Thanh Hóa” sẽ cung cấp tư liệu thực tế về tổ chức vàhoạt động của HĐND cấp xã ở thành phố Thanh Hóa, đề xuất giải pháp và nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh

Thanh Hóa.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích của luận văn

Mục đích của luận văn là đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới

tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã, góp phan nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt

động của chính quyền địa phương tại thành phố Thanh Hóa

Trang 13

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau

đây:

Một là, phân tích, nghiên cứu các vấn đề lý luận và các quy định của phápluật hiện hành về tô chức và hoạt động của HĐND cấp xã Làm rõ vi trí, vai trò củaHĐND cấp xã trong tổ chức Bộ máy nhà nước và trong hệ thống chính quyền cơ sở

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng van đề tổ chức và hoạt động củaHĐND cấp xã tại thành phố Thanh Hóa, xác định những kết quả, thành tựu và làm

rõ những hạn chế, yêu kém, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế hiện nay củaHĐND cấp xã

Ba là, xác định các quan điểm và giải pháp, đề xuất các kiến nghị nhằm tiếptục đổi mới tổ chức, nâng hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã ở thành phố Thanh

Hóa trong giai đoạn hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứuLuận văn nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lối củaĐảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; phát huy các giá trị văn

hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 14

Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện

chứng, các đối tượng được nghiên cứu có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó

có tính đến những yếu tố lịch sử tác động của từng giai đoạn lịch sử khác nhau

Trong quá trình nghiên cứu luận văn tác giả sử dụng các phương pháp

nghiên cứu như: Phân tích, Tổng hợp, Thống kê, So sanh,

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Thông qua đánh giá thực trang, dé tài góp phan tông kết thực tiễn tô chức vàhoạt động của HĐND cấp xã trên cơ sở địa bàn thành phố Thanh Hóa, từ đó làmgiàu thêm vốn lý luận bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới, góp phần xây dựng

Chương 1: Những van đề lý luận về hội đồng nhân dân cấp xã

Chương 2: Thực trạng tô chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ởthành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: Quan diém, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội

đông nhân dân cap xã.

Trang 15

CHUONG 1:

NHUNG VAN DE LY LUAN VE HOI DONG NHAN DAN CAP XA

1.1 Khai niệm, vi tri, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã1.1.1 Khái niệm Hội đồng nhân dân cấp xã

Điều 110, Hiến pháp năm 2013 quy định cơ cấu và cách phân chia đơn vịhành chính của nước ta cụ thé là:

- Nước chia thành tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương;

- Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc

trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vi hành chính tương đương;

- Huyện chia thành xã, thị tran; thị xã và thành phố thuộc tinh chia thành

phường và xã; quận chia thành phường.

Vậy theo quy định của Hiến pháp, nhà nước Việt Nam có hệ thống đơn vihành chính được chia thành 4 cấp Trung ương - Tỉnh - Huyện - Xã Trong đó, chính

quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là cấp cơ sở trong hệ thống hành

chính bốn cấp của bộ máy nhà nước ta hiện nay Đây là cấp chính quyền có sốlượng lớn nhất và có đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội đa dạng nhất trong các loạihình đơn vị hành chính Chính quyền cấp xã là cấp gần dân nhất, là cầu ni trực tiếpgiữa hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc, năm bắt vàphản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân Chính quyền cấp xã có vai trò rất quan

trọng trong việc tô chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức

cuộc sông của cộng đồng dân cư

Hiến pháp năm 2013 xác định “CQDP được tô chức ở các đơn vị hành chính

của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cấp CQDP gồm có HĐND và

UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt do luật định” [34, Khoản 2 Điều 111] Như vậy, chínhquyền cấp xã bao gồm: HĐND cấp xã và UBND cấp xã Trong đó, HĐND cấp xã

có vị trí, vai tro rat quan trọng trong bộ máy nhà nước nói chung và CQDP nói

Trang 16

riêng, kể từ khi thành lập nước cho đến nay và ké cả khi đất nước có chiến tranh và

bị địch chiếm đóng nhưng Đảng, nhà nước và Nhân dân luôn xác định HĐND cấp

xã phải có và không thê thiếu trong hệ thống CQDP ở nước ta

Ngay sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 63/SL ngày 22/11/1945

về tổ chức HĐND và Ủy ban hành chính các cấp Tại Điều 1, Sắc lệnh có quy định:

“Dé thực hiện chính quyền Nhân dân địa phương trong nước Việt Nam, sẽ đặt hai

thứ cơ quan: HĐND và Ủy ban hành chính HĐND do Nhân dân bầu ra theo lối bỏ

phiếu phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ quan thay mặt cho Nhân dân” Sắc lệnh

cũng đã khăng định: “Ở hai cấp xã và tỉnh có HĐND và Ủy ban hành chính ở các

cấp huyện và kỳ chỉ có Ủy ban hành chính” Như vậy, ở văn bản pháp luật đầu tiênnày, chỉ có quy định về vị trí, vai trò cho HĐND các cấp nói chung chứ chưa đưa rahăn định nghĩa cho HĐND Theo đó, HĐND mà trong đó có HĐND cấp xã là cơ

quan do Nhân dân trực tiếp bau ra, năm trong hệ thống bộ máy nhà nước thống

nhất

Sau sắc lệnh số 63/1945, thiết chế HĐND tiếp tục được quy định tại Hiếnpháp 1946 và Luật tổ chức CQDP 1958, tuy nhiên các văn bản pháp luật trên chỉxác định và làm rõ thêm vai trò, cách thức tổ chức, mối quan hệ giữa HĐND với Uỷban hành chính mà không đưa ra bat cứ một khái niệm cụ thể nào về HĐND Phảiđến Hiến pháp năm 1959 thì HĐND mới lần đầu tiên được định nghĩa tại điều 80:

“HĐND các cấp là co quan quyền lực nhà nước ở địa phương HĐND các cấp donhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương” vàđịnh nghĩa này tiếp tục được khẳng định tại Hiến pháp 1980 (Điều 114), Hiến pháp

1992 (Điều 119) và Hiến pháp 2013 (Điều 113).

Kế thừa từ các bản Hiến pháp trước, Điều 113 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục

khăng định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý

chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra,chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” Hiến

pháp đã quy định thang, trực tiếp HĐND trong đó có HĐND cấp xã là cơ quan dai

Trang 17

diện cho 3 yếu tố quan trọng nhất của Nhân dân là: Ý chí của Nhân dân, nguyện

vọng của Nhân dân và quyền làm chủ của Nhân dân Dé phù hợp với quy định của

Hiến pháp, Điều 6 Luật Tô chức CQDP năm 2015 quy định: “HĐND gồm các đại

biéu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịutrách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” Như vậy,Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức CQDP năm 2015 đã tiếp tục khang định vị trí,

vai trò quan trọng của HĐND trong hệ thống CQDP và nhắn mạnh tinh đại diện của

HĐND trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do

Nhân dân và vì Nhân dân Theo đó, HĐND các cấp nói chung và HĐND cấp xã nói

riêng vừa là cơ quan quyên lực nhà nước tại địa phương vừa là cơ quan có tính chấtđại diện cho Nhân dân địa phương Hai tính chất này gắn bó hữu cơ với nhau, làmnên bản chat, vị trí và vai trò quan trọng của HĐND cấp xã

Tính đại diện của HĐND cấp xã được thé hiện ở cách thức hình thành nênHĐND cấp xã, đây là nguyên nhân dẫn đến tính đại diện của HĐND xã với tư cách

là cơ quan do Nhân dân trong xã trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phô thông, bìnhđăng, trực tiếp và bỏ phiếu kín để đại diện cho tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng,quyền lợi của Nhân dân trong xã, phường, thị tran

Tính quyền lực nhà nước của HĐND cấp xã thể hiện qua việc Nhân dân

trong xã, phường, thị tran trực tiếp trao quyền cho HĐND cấp xã thay mặt mình dé

thực hiện quyền lực Nhân dân, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do

cơ quan nhà nước cấp trên phân giao dé quyết định các van dé quan trọng của xãtrên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, xây dựng chính quyền Tính quyền lực nhà nước của HĐND xã còn được thé hiện ở quyền giám sát theo

quy định của pháp luật đối với tổ chức và hoạt của UBND xã và các tô chức, cá

nhân khác; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương Quyềngiám sát của HĐND xã vừa phản ánh tính quyền lực nhà nước, vừa phản ánh quyềnlực của Nhân dân trong xã đối với các hoạt động của nhà nước tại cấp xã [38, tr.23]

10

Trang 18

Trên cơ sở khoa học pháp lý và và trong thực tiễn hoạt động quản lý, HĐND

cấp xã được nhận diện từ những khía cạnh khác nhau Nhưng về cơ bản HĐND đã

được Hiến pháp quy định và được xác định trong Luật Tổ chức CQDP cũng nhưcăn cứ vảo tính đặc thù của địa bàn cơ sở; có thé đưa ra khái niệm HĐND cấp xã

như sau:

HĐND cấp xã là cơ quan quyên lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ýchí, nguyện vọng của nhân dân xã, phường, thị trấn, chịu trách nhiệm trước nhân

dân trong xã, phường, thị tran và chính quyên nhà nước cấp trên

1.1.2 Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã

Trong suốt quá trình ton tại và phát triển, HĐND cấp xã đã khang định được

vi tri, vai trò, trách nhiệm của mình Sự hiện diện của HĐND dưới sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản Việt Nam đã thê hiện được tính chất giai cấp sâu sắc, tính nhân dân

thực sự của nhà nước, tạo nên niềm tin vững chắc cho nhân dân về một chính quyền

của dân, do dân, vì dân [17, tr.38].

1.1.2.1 Vị trí của Hội đồng nhân dân cấp xã

- Cùng với UBND cấp xã, HĐND cấp xã là một bộ phận cau thành rất quantrọng của chính quyên cấp xã trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam

Hiến pháp 2013 đã quy định rằng, chính quyền địa phương được tổ chức ở

tại các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Chính quyền địaphương các cấp gồm HĐND và UBND cùng cấp được tô chức trên cơ sở phù hợp

với đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt dopháp luật quy định [34, Khoản 2 Điều 111] Như vậy, chính quyền địa phương cấp

xã là cấp cơ sở năm trong hệ thống hành chính của bộ máy nhà nước ta hiện nay

Chính quyền cấp cơ sở (cấp xã) trong đó có HĐND cấp xã là nơi trực tiếp

thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý nhà nước trên tất ca các lĩnh vực chính tri, kinh

tế, văn hóa xã hội và an ninh, quốc phòng ở cơ sở, đảm bảo các chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, nâng cao mọi mặt đờisông của nhân dân Sự trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của

chính quyền cấp xã đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà

11

Trang 19

nước và cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân Như vậy, có thể nói HĐND cấp

xã là cấp chính quyền gần dân nhất và sâu sát tình hình thực tế ở địa phương làm cơ

sở cho HĐND quyết định các vấn đề của địa phương nhằm cải thiện đời sống vậtchất của người dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

HĐND, UBND cấp xã là một bộ phận cấu thành nên hệ thống tô chức chínhquyền địa phương, có những mối quan hệ cả theo chiều ngang và chiều dọc Tùytheo từng quan hệ, HĐND, UBND xã có thể là chủ thể, khách thê quản lý nhà nước

Việc xác định đúng vị trí pháp lý của chính quyền xã trong các mối quan hệ là hết

sức cần thiết, dé đảm bảo tính thống nhất, dân chủ trong tổ chức, điều hành, tránh

Sự chồng chéo, thiếu trách nhiệm hoặc lộng hành cục bộ trong quản lý

- HĐND cấp xã là cơ quan quyên lực nhà nước ở xã, phường, thị tran

Luật Tổ chức CQDP năm 2015 đã khang định HĐND cấp xã là cơ quan

quyền lực nhà nước ở địa phương [37, Điều 6] tức HĐND cấp xã được Nhân dânđịa phương giao quyên, thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, thê hiện

quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theoquy định của Hiến pháp và pháp luật, những nhiệm vụ, quyền hạn do cấp trên giao

Tính quyền lực nhà nước của HĐND xã được thé hiện chủ yếu trong chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã HĐND xã là hình thức tô chức CQDPkiểu mới, nó không phải là cơ quan tự quản ở địa phương, cơ quan đại diện, cơ quan

tư van bên cạnh cơ quan hành chính như trong CQDP thời kỳ phong kiến trước đây

và tư bản hiện nay [29, tr.175] mà là cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước của

Nhân dân địa phương.

HĐND cấp xã có tính độc lập tương đối, thực hiện hai chức năng cơ bản là

“quyết định” và “giám sát” cụ thể: “Quyết định các vấn đề quan trọng của địa

phương do luật định và giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương,việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trực

HĐND, UBND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản QPPL của

UBND cùng cấp” [34, Điều 33].

12

Trang 20

HĐND xã là cơ quan trực tiếp thiết lập nên bộ máy nhà nước ở xã, thực hiệnviệc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên UBND xã;

bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND

xã.

Quyết định của HĐND cấp xã có tính bắt buộc chung đối với các cơ quan, tổchức và công dân trên địa bàn xã, phường, thị tran UBND cấp xã do HĐND cấp xãbầu là cơ quan chấp hành của HĐND cấp xã, là cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương, chịu trách nhiệm trước HĐND cấp xã và cơ quan nhà nước cấp trên

- NDND cấp xã là cơ quan dân cứ dai điện cho nhân dân trên địa ban xã,

phường, thị tran

HĐND cấp xã được thành lập thông qua chế độ bầu cử, do cử tri trên địa bàn

xã trực tiếp bầu ra đại biểu HĐND cấp xã theo nguyên tắc phổ thông, bình đăng,

trực tiếp và bỏ phiếu kín HĐND cấp xã thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhànước, thay mặt Nhân dân quyết định các công việc liên quan đến đời sống, kinh tế -

xã hội của địa phương và chịu trách nhiệm trước Nhân dân, thể hiện ý chí nguyệnvọng của Nhân dân địa phương, do đó mọi quyết định của HĐND cấp xã phải hợpvới nguyện vọng của Nhân dân Những quyết định này phải xuất phát từ lợi ích củaNhân dân địa phương, đồng thời phù hợp với lợi ích toàn dân, văn bản của các cơ

quan nhà nước cấp trên và Trung ương

1.1.2.2 Vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã

Vai trò của HĐND cấp xã được thể hiện thông qua chất lượng, hiệu quả củaviệc thực hiện chức năng và nhiệm vụ HĐND của cấp mình, đó là:

Thứ nhất, HĐND cấp xã có trách nhiệm triển khai thi hành chính sách, phápluật của Nhà nước tại cơ sở, đồng thời chuyền tải những tâm tư nguyện vọng chính

đáng của nhân dân tại địa bàn cơ sở đến cá cơ quan Nhà nước cấp trên HĐND cấp

xã triển khai thi hành chính sách, pháp luật của nhà nước đồng thời có trách nhiệmtruyền tải vào cuộc sống của nhân dân Trên cơ sở đó UBND cấp xã và chính quyềncấp trên có những giải pháp quyết liệt kịp thời những vấn đề mà nhân dân phản ánh,

13

Trang 21

đồng thời vận động nhân dân chấp hành chính sách, pháp luật, 6n định cuộc sống

của nhân dân, tạo lòng tin, sự gắn bó mật thiết giữa nhà nước với nhân dân

Thứ hai, HĐND cấp xã triển khai thực hiện các quyết định của cơ quan nhà

nước cấp trên; Căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật và các văn bản hướng dẫn của cấp

trên, HĐND cấp xã ra Nghị quyết về các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảmbảo an ninh - quốc phòng ở địa phương; biện pháp ồn định và nâng cao đời sông

của nhân dân.

Thứ ba, bằng Nghị quyết có hiệu lực pháp lý trên lãnh thổ địa phương,

HĐND cấp xã là thiết chế quyền lực góp phần duy trì trật tự xã hội tại đơn vị hành

chính tương ứng Nghị quyết là co sở pháp lý dé mọi cá nhân, tổ chức sống trên địa

bàn phải tuân thủ chấp hành

1.2 Tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xã1.2.1 Khái niệm Tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xã

Khoa học tô chức và quản lý định nghĩa tổ chức với ý nghĩa hep là “tập thé

của con người tập hợp nhau lại dé thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhăm đạt tớimột mục tiêu xác định của tập thể đó” (27, tr.25] Quan niệm về tổ chức theo Khoahọc tổ chức va quan lý có nhiều điểm tương đồng với Luật học, Quản trị công ở chỗ

đều xác định tổ chức thuộc về con người, là của con người trong xã hội; vì là tôchức của con người, có các hoạt động chung do vậy mục tiêu của tô chức là một

trong những điều kiện quan trọng, không thể thiếu của tổ chức [27, tr.25] Tổ chứccòn có thé hiểu là: “Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ýthức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nham dat được một hoặc nhiều mục

tiêu chung (của tổ chức) [3, tr.8] Điểm mới quan trọng của quan niệm này về tô

chức thể hiện ở ý nói về phạm vi của tổ chức, mỗi tổ chức có phạm vi hoạt động

khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố chức năng, nhiệm vụ, thâm quyền, cơ cấu,

nguồn lực của tô chức đó Các yếu tô này là những điều kiện của tổ chức

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tổ chức” có nghĩa là quá trình sắp xếp, bố trí cáccông việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng

đóng góp một cách tích cực nhât và có hiệu quả nhât vào các nhiệm vụ, mục tiêu

14

Trang 22

chung của chủ thể [49] Tổ chức bao gồm tô chức về cơ cấu và tổ chức của quá

trình hoạt động Tổ chức về cơ cấu được hiéu là các thành phan của chủ thé hướngđến việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể Tổ chức vềhoạt động được hiểu là quá trình triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của chủ thé trên thực tế

Với cách hiểu như trên về tổ chức thì tổ chức của HĐND cấp xã là cách thứchình thành nên HĐND cấp xã, từ việc hiệp thương bầu ra các đại biêu HĐND cấp

xã đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho đến việc hình thành nên các cơ quan, chủ thể bên

trong tạo nên HĐND cấp xã như: Thường trực HĐND cấp xã, các Ban của HĐND

cấp xã Tô chức HĐND cấp xã cũng chính là việc quy định các nhiệm vụ, quyền

hạn cho HĐND cấp xã, đại biểu HĐND cấp xã, Thường trực HĐND cấp xa, cácthành viên thường trực, các Ban của HĐND cấp xã và cách thức thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã và các cơ quan, chủ thể tạo nên HĐND cấp

xã Mối quan hệ giữa đại biểu HĐND, Thường trực HĐND, thành viên TTHDND

các Ban của HĐND cấp xã với nhau, quan hệ giữa HĐND cấp xã với các cơ quannhà nước cấp trên và với UBND cấp xã Việc sắp xếp, bố trí, phân công cán bộ chotừng cơ quan và các công việc cụ thé, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lựccho HĐND đề đảm bảo cho HĐND thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ luật định

[17, tr.43].

Như vậy, có thé hiểu: 76 chức của HĐND cấp xã là việc hình thành, quy

định các nhiệm vụ, quyên han cho HĐND cấp xã, Thường trực HĐND cấp xã, cácBan của HĐND cấp xã, xác lập mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau và giữa

HĐND cấp xã với các cơ quan nhà nước cấp trên

Việc tổ chức của HĐND xã nói chung và các cơ quan, chủ thể bên trong

HĐND xã, dù được tô chức theo mô hình nào thì đều phải tuân thủ Hiến pháp va

pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; việc tổ chức đó phải bảo đảmtính hiện đại, minh bạch, phù hợp với thực tế khách quan, hướng đến việc phục vụNhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, bảo đảm cho HĐND xã thực hiện tốt cácnhiệm vụ, quyền hạn của mình Việc tô chức đó phải đảm bảo cho HĐND xã thực

15

Trang 23

sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyên làm chủ của Nhân dântrong xã Đây là một hoạt động có ý thức, có mục đích, có phạm vi rất rõ ràng, có sựđiều chỉnh của pháp luật, HĐND xã nếu được tô chức chặt chẽ, khoa học, đúng các

quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế khách quan sẽ là lực day để HĐND xã

hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình

1.2.2 Đặc điểm về tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xãMột là, về cơ câu xã hội của HĐND cấp xã:

Đại biểu HĐND cấp xã là những cá nhân thuộc các giai cấp, tầng lớp, ngànhnghề, tôn giáo khác nhau trong xã hội, qua nhiều lần hiệp thương, giới thiệu, đưa

vào danh sách bầu cử, sau đó được cử tri địa phương trực tiếp lựa chọn theo nguyên

tắc phố thông, bình đăng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Do đó, co cấu xã hội của HĐNDcấp xã đa dạng, với đủ các thành phần xã hội cơ bản ở địa phương

Tính đa dạng thành phần xã hội là một yếu tổ bảo đảm cho HĐND cấp xã

thực hiện chức năng là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Song

sự đa dạng về cơ cau xã hội có thé là một trở ngại cho việc tạo nên sự thống nhấttrong HĐND khi phải ra các quyết định liên quan đến lợi ích của các nhóm xã hội ởđịa phương Nhất là ở địa bàn nông thôn, tính cộng đồng làng xóm, dòng họ rất sâuđậm, mang tính bản sắc Ngoài lợi ích chung, mỗi thôn xóm, dòng họ có lợi íchriêng, các đại biểu HĐND có thé vì lợi ích thôn xóm, dòng họ mà “tranh đấu” bảo

vệ lợi ích cộng đồng của mình trong lúc bàn thảo về các quyết định của HĐND,

“thiên lệch” trong hoạt động kiểm tra, giám sát và phản ánh ý kiến cử tri

Hai là, về mức độ gần dân:

CQDP cấp xã là cấp gần dân nhất, có quan hệ trực tiếp đến từng người dân,

là nơi gắn bó giữa chính quyền với Nhân dân, là cầu nối chuyền tải các đường lối,

chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với Nhân dân Thực

hiện chức năng cơ quan quyền lực, tô chức đại diện và bảo đảm quyên lợi cho Nhândân đòi hỏi trong các hoạt động của mình, các đại biểu HĐND cấp xã phải có ý thức

về việc gần dân, luôn thấu hiểu và lắng nghe ý dân, tâm tư nguyện vọng của dân,

coi đó là bôn phận, lẽ sông, là đạo đức của đại biêu dân cử Có thân dân, gân dân thì

16

Trang 24

mới hiện thực hóa quan điểm dân là gốc mà đại hội XIII của Đảng tái khang địnhmạnh mẽ như là một bài học lớn trong tiễn trình cách mạng Việt Nam Có thân dân,gần dân thì những kỳ vọng, mong đợi của các tầng lớp nhân dân mới được hóa thântrong đường lối chính sách của Dang và pháp luật nhà nước dé thật sự nhà nước ta

của dân do dân, vì dân.

Ba là, về tính chất và phạm vi thâm quyền:

So với HĐND cấp huyện và HĐND cấp tỉnh nhiệm vụ quyền hạn của HĐND

cấp xã đơn giản hơn, hạn chế hơn, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của Nhân dân

địa phương.

Trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thì HĐND cấp

xã là cơ quan quyền lực nhà nước thấp nhất, cấp độ HĐND cấp xã đến HĐND cấphuyện và cao nhất là HĐND cấp tỉnh Như vậy, HĐND cấp xã là cơ quan cuối cùnggần dân nhất, tiếp xúc với dân nhiều nhất nên hiểu được tâm tư nguyện vọng cũng

như dễ dàng trao đổi; từ đó có trách nhiệm triển khai thực hiện các đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quyết định của cơ quannhà nước cấp trên đến với Nhân dân địa phương, cụ thé hóa thành những việc làm

cụ thé HĐND cấp xã là cơ quan quyên lực nha nước ở địa phương được tô chứcđơn giản hơn so với HĐND tỉnh, HĐND huyện, được thé hiện ở số lượng đại biểuHĐND cấp xã ít hơn, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cũng thấp hơn,

tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu kỹ năng cơ bản của người đại biểu; chế độ chính

sách dành cho đại biểu HĐND cấp xã thấp nhất so với các đại biéu dân cử khác, cơcầu đại biểu của HĐND cấp xã thường có nhiều sự thay đổi, biến động sau mỗi kỳ

đại hội, tỷ lệ đại biểu tái cử thấp hơn so với HĐND cấp tỉnh và cấp huyện

Cơ cau tô chức của HĐND cấp xã đơn giản hơn so với HĐND cấp tỉnh và

cấp huyện, Thường trực của HĐND cấp xã chỉ có hai thành viên, gồm có Chủ tịch

và Phó Chủ tịch HĐND cấp xã, trong đó chỉ bắt buộc Phó Chủ tịch HĐND cấp xã làđại biểu hoạt động chuyên trách HĐND cấp xã trong qua trình tổ chức và hoạtđộng đề thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngoài Thường trực còn có haiBan (Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội), không thành lập tổ đại biéu và không

17

Trang 25

có bộ phận giúp việc riêng Trong khi đó HĐND cấp tỉnh có đến bốn Ban, HĐND

cấp huyện có thể có ba Ban Sự đơn giản hơn trong tổ chức của HĐND cấp xã phát

từ nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã có những hạn chế và khác biệt so vớiHĐND cấp huyện, HĐND cấp tỉnh, số lượng đại biểu, số lượng thành viên Thườngtrực, số lượng các Ban của HĐND cấp xã phải phù hợp với số lượng nhiệm vụ,quyên hạn và tính chat chat của các nhiệm vụ, quyền hạn được phân giao Đây lànhững đặc điểm về tổ chức mà không lặp lại ở HĐND cấp tỉnh và HĐND cấp

huyện.

Việc tổ chức của HĐND cấp xã như hiện nay về co bản là trùng lặp với

HĐND tỉnh, HĐND huyện, việc tổ chức như vậy chưa thực sự khoa học, hợp lý.

Bởi HĐND cấp xã trên thực tế hoạt động và được pháp luật quy định cho nhữngnhiệm vụ, quyền hạn khác HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện nhưng HĐND cấp xã

là cơ quan quyền lực nhà nước thấp nhất trong hệ thống cơ quan quyên lực nhanước, đặt tại các xã nông thôn, phường, thị trân trực tiếp tiếp xúc với Nhân dân là

cầu nối giữa chính quyền với Nhân dân, lại có những nhiệm vụ, quyền hạn khác vớiHĐND cap tỉnh, huyén.Vi vậy, HĐND cấp xã cần phải có những quy định riêngtrong tô chức của mình

1.3 Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã1.3.1 Khái niệm Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xãHoạt động là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học

khác nhau, trong đó có lĩnh vực nghiên cứu về luật học Theo Từ Điền Tiếng Việt

“hoạt động” được hiểu là sự vận động, su cử động, thường là nhằm một mục dich

nào đó [49] Còn theo quan điểm lý thuyết về hoạt động, A.N.Leontiev cho rằng

hoạt động “là một tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhăm đạtmục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụthé hóa nhu cầu của chủ thé” [17, tr.80] Có thé thấy chủ thé của hoạt động bao giờcũng làm việc theo kế hoạch, có ý đồ nhất định Trong quá trình hoạt động, các cánhân và tô chức sẽ tổ chức các hoạt động thành hệ thong va lua chon, diéu khién

linh hoạt các hoạt động phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, tình huống cụ thể.

18

Trang 26

Theo tâm lý học Mácxit, mọi hoạt động của con người đều có tính mục đích.

Con người hiểu được mục đích hoạt động của mình, từ đó mới định rõ chức năng,nhiệm vụ, động lực của hoạt động dé đạt hiệu quả trong công việc K.Marx chorằng, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức; mục đích, ý

thức ấy như một quy luật, quyết định phương thức hoạt động và bắt ý chí con người

phụ thuộc vào nó K Marx viết: “Công việc đòi hỏi một sự chú ý bền bi, bản thân

sự chú ý đó chỉ có thể là kết quả của một sự căng thăng thường xuyên của ý chí”

[17, tr.80].

Các hoạt động của HĐND cấp xã là có mục đích, nhằm thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã và có đối tượng quan hệ cụ thé Cáchoạt động của HĐND cấp xã rất đa dạng như: Kỳ họp, HDGS, hoạt động TXCT ,các hoạt động của HĐND cấp xã chủ yếu là các hoạt động tương tác qua lại giữa

HĐND cấp xã với các cơ quan nhà nước cấp trên với Đảng ủy, UBND, UBMTTQcấp xã, Nhân dân và các chủ thé khác

Đề cho các hoạt động của HĐND cấp xã thực hiện có hiệu quả thì các hoạtđộng cần phải tuân theo các quy định của pháp luật và được điều chỉnh bởi phápluật HĐND cấp xã là trung tâm của hệ thống chính trị ở cấp xã, cho nên trong quátrình hoạt động dé thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn phải có quan hệ với các cơ

quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn Các quan hệ xã hộiphát sinh từ hoạt động của HĐND cấp xã cần được điều chỉnh bởi các QPPL gồm

các nhóm quan hệ xã hội sau đây:

- Nhóm quan hệ trong nội bộ hoạt động của HĐND cấp xã

- Nhóm quan hệ trong hoạt động giữa HĐND cấp xã và UBND cấp xã

- Nhóm quan hệ trong hoạt động giữa HĐND cấp xã với Đảng ủy cấp xã, Ủy

ban Mặt trận tô quốc (UBMTTQ) cap xã và các tô chức thành viên của UBMTTQ

cấp xã và cơ quan nhà nước cấp trên

- Nhóm quan hệ giữa HĐND cấp xã với các tổ chức tự quản của Nhân dân

với đại diện các thôn, ap, ban, làng, bun, sóc , các hộ gia đình và công dân.

19

Trang 27

Như vậy, có thê hiểu: Hoạt động của HĐND cấp xã là quá trình HĐND cấp

xã, Thường trực HĐND cấp xã, các Ban của HĐND cấp xã, các đại biểu củaHDND cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vu, quyên hạn của mình

1.3.2 Đặc điểm về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã

Một là, hoạt động của HĐND cấp xã mang tính mở, với đại đa số là đại biểukhông chuyên trách; làm việc theo chế độ hội nghị Theo quy định, HĐND cấp xãchỉ có Phó Chủ tịch là đại biểu chuyên trách, Chủ tịch HĐND cấp xã và các Trưởngban HĐND cấp xã là kiêm nhiệm Như vậy, phần đông đại biểu HĐND cấp xã hoạtđộng không chuyên trách Tính không chuyên trách là một yếu tố dé tạo nên sự lãng

quên vị thế, vai trò HĐND của các đại biểu Như vậy, có thê thấy rằng, chất lượng

và hiệu quả thực hiện chức năng, tô chức các hoạt động của HĐND cấp xã phụthuộc chủ yếu vào Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp xã Do đó, việc lựa chọn, bốtrí Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND cấp xã giữ vai trò đặc biệt quan trọng

Đồng thời, việc bồi dưỡng, tập huấn cho các đại biểu HĐND cấp xã nên phải là

công việc thường xuyên, hàng năm, không chỉ theo nhiệm kỳ.

HĐND cấp xã thường họp mỗi năm 02 lần Tại hội nghị, HĐND ban thảo vàquyết định các vấn đề theo chức năng, quyền hạn Các quyết định được biểu quyếttheo đa số Vì thế, tạo dựng sự đồng thuận cao trong các quyết định của HĐND cấp

xã là một van đề cần được quan tâm xây dựng Bởi lẽ, các đại biểu HĐND cấp xã là

những người đại diện cho các nhóm xã hội ở địa phương, với các lợi ích vừa đồngnhất vừa khác biệt Với cách thức làm việc theo chế độ hội nghị và với phần đôngcác đại biểu không chuyên trách nên sự liên hệ giữa các đại biểu HĐND cấp xã

không that chặt chẽ, trao đôi thông tin giữa các đại biểu ít diễn ra

Hai là, HĐND cấp xã thực hiện chức năng quyết định và hoạt động giám sát

(HDGS) trên dia bàn xã, phường, thi tran; các nhiệm vu, quyền hạn của HĐND cấp

xã do pháp luật quy định sẽ hạn chế hơn, đối tượng giám sát ít hơn, có phạm vi hẹphơn so với HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện Bởi mỗi một cấp CQDP ở Việt Namhiện nay, trong quá trình hoạt động đều thực hiện nguyên tắc phân cấp và phân

quyên, môi một cap chính quyên, mỗi co quan nhà nước chỉ thực hiện một sô nhiệm

20

Trang 28

vụ, quyền hạn nhất định, số lượng các nhiệm vụ, quyền hạn được phân giao phụ

thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong đó quan trọng nhất là năng lực của những chủthé được giao nhiệm vụ có khả năng hoản thành các nhiệm vụ đó hay không va

thông thường thì năng lực của các cơ quan nhà nước cấp trên bao giờ cũng hơnnăng lực của cơ quan nhà nước cấp dưới, vì vậy cơ quan nhà nước cấp trên sẽ đượcphân nhiều quyên hon

Ba là, đặc thù trong hoạt động của HĐND cấp xã là có sự tham gia của Nhân

dân trong xã, phường, thị trấn vào các hoạt động của HĐND cấp xã, mở rộng dân

chủ trực tiếp ở cơ sở Tại Khoản 2 Điều 2 Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 đã

quy định: “Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của

Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thôngtin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận,tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định

của Hiến pháp và pháp luật” Day là những hình thức dân chủ trực tiếp dé Nhân dân

tham gia vào tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã, phát huy quyền làm chủ củaNhân dân Đây chính là đặc trưng trong hoạt động của HĐND cấp xã Các quy địnhcủa pháp luật đối với hoạt động của HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện chủ yếu ghinhận các hình thức dân chu đại diện Do HĐND cấp tỉnh và HĐND cấp huyệnkhông gần dân như HĐND cấp xã, nên không thể có những hình thức dân chủ trựctiếp phong phú như HĐND cấp xã [41, tr.10]

Bốn là, quá trình thực thi quyền lực, chức năng của HĐND cấp xã chịu sựchi phối của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống Xét theo hệ thống chính

trị cấp xã, các yếu tô bên trong tác động, chi phối đến thực thi quyền lực, chức năng

của HĐND cấp xã là: Cấp ủy Đảng, UBND, Mặt trận Tổ quốc Trong đó, cấp ủy

Đảng, UBND là những yếu tố tác động, chi phối trực tiếp, mang tính quyết định đến

hiệu quả hoạt động của HĐND xã.

Hoạt động của HĐND cấp xã cũng giống như hoạt động của HĐND cấp tỉnh,HĐND cấp huyện, đó là những quan hệ trong nội bộ của HĐND, giữa HĐND và

UBND cùng câp và với các cơ quan nhà nước câp trên, giữa HĐND với tô chức

21

Trang 29

Đảng, UBMTTQ và các tổ chức thành viên với các cá nhân và tổ chức khác, đượcthực hiện thông qua ky họp, HDGS, tiếp xúc cử tri, chất van và trả lời chất van.

Ngoài các quan hệ trong nội bộ HĐND cấp xã, quan hệ giữa HĐND cấp xã với các

co quan, tô chức, cá nhân khác, HĐND cấp xã còn quan hệ với các tô chức tự quản

của Nhân dân trong xã, phường, thi tran như: Tổ dân phó, thôn, làng, ấp, bản, buôn,phum, sóc , đây là đặc trưng riêng có trong hoạt động của HĐND cấp xã

Các yếu tố bên ngoài tác động chi phối đến thực thi quyền lực, chức năngcủa HĐND cấp xã là: điều kiện kinh tế - xã hội, các thành phần xã hội ở địa

phương Trong các yêu tố đó, cấu trúc xã hội dân cư ở địa phương, bản sắc và

truyền thống văn hóa tác động nhiều đến đến hoạt động của HĐND cấp xã Ở địa

phương nào kinh tế phát triển, truyền thống cách mạng sâu đậm, Nhân dân có ýthức công dân cao thì ở đó hoạt động của HĐND cấp xã có nhiều thuận lợi Tính

cộng đồng làng xã, dòng họ chi phối nhiều đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụcủa các đại biểu

La một cấp chính quyền gan bó mật thiết với nhân dân, đại diện trực tiếp cho

ý chí, nguyện vọng và lợi ích của Nhân dân, đồng thời là nơi trực tiếp tổ chức cáchoạt động quản lý, điều hành các công việc hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chứcviệc thi hành pháp luật, chính quyền cấp xã cần được tô chức một cách đặc thù Môhình tổ chức chính quyền cấp xã, cần được xây dựng và quy định một cách đặc thù,khác với chính quyền cấp tinh và cấp huyện [42, tr.76]

Với những đặc trưng về tổ chức và hoạt động như vậy, đòi hỏi khi xây dựng

và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã cần phải chú ýđến những đặc thù của HĐND cấp xã không nên quy định chung, quy định giống

HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện như hiện nay.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhândân cấp xã

1.4.1 Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luậtTrong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta,

mức độ hoàn thiện và tính hiệu lực pháp luật là yếu tố nền tảng để xác lập vị trí

22

Trang 30

pháp lý của HĐND cấp xã Hệ thống pháp luật chính sách trước hết cần bảo đảm vềtính ôn định, thống nhất và công khai minh bạch Nếu một khi hệ thống pháp luật

thiếu thong nhat (có nhiều mâu thuẫn nội tai) hay khó van dụng, khó hiểu, khó tiếp

cận thì việc thực thi hệ thống pháp luật đó sẽ trở nên khó khả thi trong thực tiễncuộc sống, nhất hoạt động HDND cấp xã sẽ gặp khó khăn Nói cách khác, chừngnào hệ thống pháp luật còn chưa được xây dựng đồng bộ thì nó sẽ trở thành yếu tốlàm suy giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động HĐND cấp xã Bên cạnh đó, với tư cách

là một cấp của cơ quan quyền lực nhà nước địa phương, HĐND cấp xã thực hiện

quản lý đời sống xã hội trên mọi mặt thuộc địa bàn mình theo Hiến pháp và pháp

luật.

Vì vậy, yêu cầu việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phải thể hiện được ý chínhân dân, bảo đảm quyên tự do, dân chủ thông qua chức năng của Quốc hội vàHĐND các cấp thì mới có thé đi vào thực tiễn cuộc sống, đóng góp vào việc xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân Do đó, quá trình xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luậttrước hết yêu cầu phải đề cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cửnói chung và nói riêng với HĐND cấp xã

1.4.2 Chất lượng của đội ngũ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Mọi hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã liên quan trực tiếp đến chất lượng

hoạt động của HĐND cấp xã, nhất là tại các kỳ họp và trong công tác tiếp xúc cử

tri Vì vậy, chất lượng của đội ngũ đại biểu HĐND cấp xã là yếu tổ trực tiếp đónggóp vào việc xây dựng và phát trién HĐND cấp xã vững mạnh

Đại biểu HĐND xã có vị trí, vai trò rất quan trọng Đại biéu HĐND cấp xã

do nhân dân địa phương bau ra, đại điện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa

phương Là cầu nối quan trọng giữa chính quyền Nhà nước với nhân dân Vừa chịu

trách nhiệm trước cử tri, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước ởđịa phương Chính vì vậy, đòi hỏi người đại biểu nhân dân phải là những người có

phẩm chất, năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm cao Đề nâng cao hiệu quảhoạt động của HĐND cấp xã, dé đại biểu HĐND cấp xã thực sự xứng đáng với vai

23

Trang 31

trò người đại biểu của nhân dân, đòi hỏi họ phải không ngừng trau dồi phẩm chat

đạo đức, nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng giám sát, kỹ năng tiếp xúc cử tri, kỹ

năng tổng hợp, phân tích phát huy tinh thần trách nhiệm được pháp luật quy định

và nhân dân trực tiếp giao cho

1.4.3 Mỗi quan hệ giữa Hội đồng nhân dân cấp xã với Đảng ủy, Ủy banMặt trận tổ quốc cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp xã

HĐND là một thành tó, tiêu hệ thống trong hệ thống chính trị cơ sở, do cử tri

bầu ra, vì vậy hoạt động của HĐND cấp xã chịu sự tác động chủ yếu từ các thành tố

của hệ thống chính trị cấp xã là: Đảng ủy, UBMTTQ cấp xã và UBND cấp xã

- Mối quan hệ giữa HĐND cấp xã với Đảng ủy

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội đặc biệt

là lãnh đạo việc tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước [34, Điều 4] Đảng lãnh

đạo việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua việc Đảng đề rađường lối, chủ trương, chính sách dé Nhà nước nội luật hóa thành các QPPL, từ đó

đưa các nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống HĐND cấp xã phải đặt dưới sự lãnhđạo toàn diện của Dang ủy xã, sự lãnh đạo của Dang ủy xã với HĐND xã được thé

hiện như sau:

Về công tác tổ chức cán bộ: Trong quá trình hiệp thương bầu cử đại biểu

HĐND cấp xã, Đảng ủy xã chỉ đạo hoạt động hiệp thương giới thiệu người ra ứng

cử vào HĐND cấp xã, đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cau, thành phan hợp lý, phù hợp với

yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của xã Đảng ủy xã còn thựchiện công tác đào tạo, giới thiệu, bố trí, sắp xếp những Đảng viên ưu tú của Đảng

vào những cương vị chủ chốt trong HĐND cấp xã

Về hoạt động, các kỳ họp của HĐND cấp xã đều có cấp ủy tham gia, HDGS

của thường trực HĐND cấp xã, các Ban của HĐND cấp xã, HDGS và tiếp xúc cử

tri của đại biểu HĐND cấp xã đều phải báo cáo với Đảng ủy Thực tế đã chứngminh ở đâu Đảng ủy quan tâm tới việc tổ chức và hoạt động của HĐND cap xã thì ở

đó HĐND cấp xã hoạt động hiệu lực, hiệu quả, các quyền tự do, dân chủ, quyền và

lợi ích hợp pháp của Nhân dân được bảo đảm thực hiện, ở đâu Đảng ủy ít quan tâm

24

Trang 32

đến việc tô chức và hoạt động của HĐND cấp xã thì ở đó HĐND cấp xã hoạt động

kém hiệu quả.

- Mối quan hệ giữa HĐND cấp xã với UBMTTQ cấp xã

Về quan hệ phối hợp cụ thé giữa cơ quan CQDP các cấp với UBMTTQ Việt

Nam và các tô chức chính trị, xã hội được quy định tại Điều 116 Hiến pháp năm

2013 như sau: “HĐND thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương choUBMTTQ Việt Nam và các đoàn thé Nhân dân, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam va

người đứng đầu tô chức chính trị, xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ

họp HĐND”.

Theo Luật tổ chức CQDP năm 2015 thì HĐND cấp xã tạo điều kiện dé

UBMTTQ cấp xã và các tổ chức chính trị, xã hội động viên Nhân dân trong xã,phường, thị tran tham gia xây dựng chính quyền cấp xã và thực hiện pháp luật củanhà nước, giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của HĐND cấp xã vàUBND cấp xã HĐND cấp xã có trách nhiệm lắng nghe, giải quyết và trả lời cáckiến nghị của UBMTTQ cấp xã và các tô chức chính trị, xã hội ở xã về xây dựngchính quyền và phát triển kinh tế, xã hội ở xã được thực hiện bằng quy chế phối hợp

công tác.

Mối quan hệ giữa HĐND cấp xã với UBMTTQ cấp xã trước hết là việc tổ

chức bau cử đại biểu HĐND cấp xã, theo đó UBMTTQ cấp xã và các tổ chức thành

viên thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ quy trình hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu

những người xứng đáng ra ứng cử đại biểu HĐND cấp xã Tuyên truyền, vận độngNhân dân trong xã tích cực tham gia bầu cử để bầu chọn những người xứng đánglàm đại biểu HĐND cấp xã, đảm bảo những người trúng cử đúng dự kiến về cơ cấu,

thành phan, số lượng cũng như chất lượng Mỗi năm hai lần vào giữa năm và cuối

năm, Chủ tịch HĐND cấp xã thông báo bằng văn bản đến UBMTTQ xã về tình hình

hoạt động của HĐND xã vả nêu những kiến nghị của HĐND cấp xã với UBMTTQcấp xã Trong kỳ họp thường lệ của HĐND cấp xã, UBMTTQ cấp xã báo cáo vềhoạt động của UBMTTQ cấp xã tham gia xây dựng chính quyền cấp xã Dé giúp

HĐND cấp xã và các đại biểu HĐND cấp xã hoạt động hiệu quả, Chủ tịch HĐND

25

Trang 33

cấp xã phối hợp với ban Thường trực UBMTTQ cấp xã và các đoàn thé ở xã theo

dõi hoạt động và giúp đỡ đại biểu HĐND cấp xã làm nhiệm vụ đại biểu Tuyêntruyền, phô biến, giáo dục Nhân dân trong xã thực hiện các nghị quyết do HĐNDcấp xã ban hành UBMTTQ cấpxã và các đoàn thé ở xã thường xuyên giám sát việc

thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND cấp xã, tham gia giám sát tại các kỳ họpcủa HĐND cấp xã, tham gia HDGS cùng với thường trực HĐND và các Ban củaHĐND cấp xã Hàng năm, UBMTTQ cấp xã tập trung phản biện các nghị quyết do

HĐND cấp xã ban hành thuộc thâm quyên của minh, bao đảm nghị quyết do HĐND

cấp xã ban hành theo đúng quy định

- Mối quan hệ giữa HĐND cấp xã với với UBND cap xã

Mối quan hệ giữa HĐND và UBND cấp xã là mối quan hệ giữa cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương với cơ quan chấp hành của HĐND cấp xã Vớichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, HĐND và UBND cấp Xã CÓ vai trò quan

trọng trong việc xây dựng và phát triển Kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an

ninh, xây dựng chính quyền cấp xã vững mạnh Tuy nhiên, mục tiêu đó khó có théđạt được nếu giữa HĐND và UBND cấp xã không có sự phối hợp chặt chẽ trong

quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hoạt động quản lý, điều hành của UBND cấp xã có tác động lớn đến hoạt

động của HĐND cấp xã, thể hiện ở cả 3 nội dung: ra quyết định, HDGS và tiếp xúc

cử tri Với hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết), Thường trực HĐND phối

hợp với UBND chuẩn bị các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết theo quyđịnh; nội dung do UBND chuẩn bị càng kỹ thì nghị quyết do HĐND ban hành cóchất lượng càng cao, có tính khả thi và đi vào cuộc sống UBND cấp xã cũng là cơquan chịu trách nhiệm triển khai các Nghị quyết của HĐND cấp xã trong thực tiễn

Nghị quyết của HĐND cấp xã có được triển khai trong đời sống xã hội hay không,

có phát huy hiệu quả hay không chính là ở công tác chỉ đạo, điều hành của UBNDcấp xã Với HĐGS, chất vấn, giải trình, UBND cấp xã thực hiện tốt các kết luậngiám sát góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã, củng cố niềm

tin của nhân dân đôi với cơ quan dân cử; ngược lại nêu UBND cap xã thờ ơ, không

26

Trang 34

quan tâm đến nội dung chat van, giám sát của HĐND cấp xã hoặc có tâm lý làm choxong thi HDGS của HĐND cấp xã không hiệu quả Thông qua HDGS, chat van củaHĐND cấp xã, những van đề thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp xã đang gặp

khó khăn, vướng mắc, đang chậm tiến độ hoặc còn có nhiều ý kiến khác nhau được

làm rõ, từ đó tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đây công việc tốt hơn.Với hoạt động tiếp xúc cử tri, UBND cấp xã thực hiện tốt việc giải quyết các kiếnnghị, các vấn đề bức xúc, các đơn thư khiếu nại tố cáo của cử tri, của công dân gửi

gam thông qua đại biểu HĐND cấp xã sẽ giúp đại biểu HĐND cấp xã thực hiện tốt

nhất chức năng đại diện của mình

1.4.4 Đặc thù về cơ cấu dân cư và xã hội

Về vi trí địa lý: cấp xã là cấp chính quyền cơ sở, gồm có xã, phường, thị tran;tuy nhiên nó lại được tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn với tên gọi không thong nhat

giữa các địa phương, tùy theo từng vùng miễn, từng xã, phường, thi tran khác nhau

Sẽ có tên gọi giống hoặc khác nhau Dưới xã có làng, thôn, bản, buôn, sóc, , dưới

phường, thị trấn có khu dân cư, khu phố, khóm, ấp Khi lượng dân cư đông thìthôn làng đưới xã có thể chia ra các xóm, còn khu dân cư ở phường, thị tran thì chia

ra tô dân phó, đưới tô dân phố còn chia ra cụm dân cư Khác với thi tran, phường,thường nằm ở trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của chínhquyền cấp huyện Trong khi đó xã thường nằm ở các vùng nông thôn, vùng sâu,

vùng xa, vùng cao, vùng giáp biên giới và hải đảo, các xã ở Việt Nam rất đa dạng

về vị trí địa lý [14, tr.32]

Về cơ sở hạ tầng: Do phường, thị tran thường nằm ở khu vực nội thành, nội

thị Do đó có tính thống nhất, liên thông và phức tap, tạo thành những mạng lưới, hệ

thống đồng bộ, xuyên suốt địa bàn, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, đòihỏi quản lý tập trung, thống nhất theo ngành là chủ yếu Còn ở các xã nông thôn cơ

sở hạ tầng còn đơn giản, chưa liên hoàn và chưa đồng bộ, đòi hỏi quản lý theo lãnhthổ là chủ yếu, không có chức năng làm trung tâm và tính tập trung cao như ởphường, thị tran Cơ sở hạ tầng ở các phường, thị tran mang đặc trưng của đô thịnên nó là một chỉnh thé thống nhất Việc phân chia địa giới hành chính của phường,

27

Trang 35

thị tran chỉ có ý nghĩa là khu vực hành chính, mang tính chất quan lý hành chính là

chủ yếu Còn ở nông thôn, việc phân chia địa giới hành chính gắn với các hoạt động

kinh tế - xã hội diễn ra trong phạm vi dia bàn lãnh thổ đó

Về kết câu dân cư: phường và thị tran là noi tập trung dân cư, mật độ dân số

cao, thành phần dân cư không thuần nhất, rất đa dạng về thành phần và phức tạptrong quản lý, có nguồn gốc rất khác nhau từ rất nhiều địa phương tập trung lại, nhucầu cuộc song đa dạng và phức tap hơn Trong khi đó, dân cư ở các xã sống không

tập trung, mật độ dân số không đông Thành phần dân cư trong xã chủ yếu là nông

dân Nét đặc trưng dân cư ở cấp xã là tính cộng đồng, kết cấu cư dân theo lối quần

cư có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ gia đình, cá nhân trong xã Quan hệ giữa các

thành viên trong xã chủ yếu là những quan hệ huyết thống, họ hàng, dòng tộc, quan

hệ hàng xóm, láng giéng, có tính truyền thống, lâu đời tạo nên những bản sắc,

phong tục tập quán riêng của từng xã, làng, những người sống trong làng có sự liênkết chặt chẽ với nhau đây là những yếu tố đã giúp cho sự tồn tại của làng xã bền

vững Đời sống cư xã phụ thuộc vào nhau, gan bó và ràng buộc với cộng đồng,khác với cư dân phường, thị tran vốn chỉ phụ thuộc vào việc làm và thu nhập củabản thân Vì vậy, xã phù hợp với cách quản lý theo kiểu tự quản, tự quyết định cácvấn đề quan trọng của địa phương

Về văn hóa: Mỗi một vùng miền, khu dân cư đều gắn liền với một truyềnthống văn hóa có bản sắc riêng với những phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo

khác nhau, trong nền văn hóa chung của dân tộc Tổ dân phố, làng, xã, ấp ở ViệtNam ngoài những đặc trưng chung về văn hóa, mỗi làng, mỗi xã sẽ có những nétvăn hóa, tâm linh, tôn giáo, khác nhau Việc sắp xếp, tổ chức và hoạt động của

chính quyền cấp xã phải tôn trọng những yếu tố đặc điểm về văn hóa, lịch sử truyền

thống của cộng đồng dân cư dé tạo môi trường ổn định tâm lý, xã hội của dân cư

trên địa bàn mới có thể phát huy được nội lực và tinh thần tự quản trong cộng đồng

1.4.5 Đặc thù về cơ cau kinh tế của xã, phường, thị tran

Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng xã, từng vùng miền nông thôn

khác nhau dân đên cơ câu kinh tê của các xã là khác nhau Cơ câu kinh tê của các xã

28

Trang 36

có những điểm giống và khác nhau, có những xã đơn thuần là thuần nông, các hoạtđộng công nghiệp, tiéu thủ công nghiệp, dich vụ không đáng kể, dân cư chủ yếu làmnông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp là chủ yếu, họ sống phân tán, rải rác.

Nhưng bên cạnh đó lại có những xã vừa có những hoạt động nông nghiệp đan xen

với hoạt động công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp và dịch vụ; có những xã chỉ đơnthuần sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; có những xã chỉ nuôi trồng vàđánh bắt và chế biến thủy hải sản [38, tr.362]

Chính sự đa dạng và đặc thù của cơ cấu kinh tế nông thôn của các xã đã trực

tiếp tác động và ảnh hưởng đến việc tổ chức và hoạt động của HĐND xã Sự đa

dạng về cơ cấu kinh tế đòi hỏi sự đa dang về mô hình tổ chức chính quyền xã, trong

đó có HĐND xã Các xã có cơ cấu kinh tế khác nhau, có tốc độ phát triển kinh tếkhác nhau, đòi hỏi chính quyền xã phải được tô chức và có các chức năng, nhiệm vụ

quyền hạn khác nhau Luật Tổ chức CQDP năm 2015 mới chỉ phân định được chínhquyền nông thôn và chính quyền đô thị mà chưa thấy được ngay trong xã hội nông

thôn, cơ cấu kinh tế nông thôn của các xã cũng rất đa dạng, nó đòi hỏi việc tô chức

và hoạt động của HĐND xã cũng phải đa dạng, phù hợp với đặc thù của từng xã,

mới phát huy và khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của xã Người nôngdân không còn muốn sống và hoạt động theo lối cũ và chính quyền cơ sở cũng

không thể hoạt động theo lối cũ Nhu cầu đổi mới, dân chủ hóa trở thành nhu cầunội sinh của các cộng đồng dân cư tại các làng xã nông thôn nước ta [42, tr.225]

Nếu so sánh sự phát triển kinh tế của xã với phường, thị trắn, thì phường vàthị tran có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, thu nhập của dân cư ở những nơi này

thường cao hơn so với các xã nông thôn, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào công

nghiệp, thương mại, dịch vụ, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới dịch vụ công

cộng phát triển Lao động chủ yếu tập trung ở trong các ngành công nghiệp, tiêu thủ

công nghiệp, thương mại, dịch vụ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và dân trí

cao Cuộc sông của người dân ở thị tran và phường phần lớn phụ thuộc vào thịtrường theo phương thức mua — bán trao đối, lối sống của người dân ở thi tran vàphường là lối sống công nghiệp hiện đại [38, tr.363]

29

Trang 37

Từ sự khác nhau đó dẫn đến sự khác nhau về hoạt động quản lý nhà nước, vìphường, thị tran là don vi hành chính đô thi nên có tinh tập trung rất cao với cácđiều kiện sinh sống đa dạng và phức tạp nên quản lý nhà nước ở đây phải phù hợp

với tính chất này cũng như phù hợp đặc thù về cơ sở hạ tầng đô thị Quản lý

phường, thị trấn đòi hỏi tính thống nhất, đồng bộ, liên thông, tính quản trị đô thị,tính cân bằng, tính đa diện, nên đòi hỏi công tác quản lý nhà nước ở những đơn vịhành chính này phải đa chiều, xử lý trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau Đô thịcàng lớn, phạm vi khối lượng công việc giải quyết càng nhiều, xu hướng ngày càng

tăng, nhịp độ, mức độ phức tạp của công việc càng cao, việc tuân thủ quy trình, quy

chuẩn, quy hoạch, kế hoạch, pháp luật càng phải triệt để, chính xác, kịp thời Vì

vậy, việc tô chức bộ máy chính quyền đô thị phải bảo đảm việc quản lý nhà nướctập trung, thống nhất, thông suốt, nhanh nhạy, có hiệu lực, hiệu quả cao

Còn việc quản lý nhà nước về kinh tế ở các xã nông thôn tập trung chủ yếu

vào nông, lâm, ngư nghiệp nên không có sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ như ở thị

tran và phường, người dân ở các xã nông thôn chủ yếu sống và làm việc gắn với địagiới hành chính xã, gắn với mảnh ruộng, đất rừng hoặc trang trại của mình Một đặcđiểm cơ bản của các xã nông thôn là tính cộng đồng rất cao, do đó, mô hình quản lýnhà nước ở các xã nông thôn phải có những khác biệt so với chính quyền phường ở

đô thị Những khác biệt này đặc biệt nhẫn mạnh đến các khuôn khô tự quản và tôchức các cấp chính quyền Do trình độ dân trí thấp hơn so với khu vực đô thị, phong

cách quản lý và cách thức giao tiếp cộng đồng cũng khác nên các vấn đề quản lýmọi mặt kinh tế - xã hội phải được xử lý theo cách thức thé hiện tốt nhất ý chí củacộng đồng Áp dụng cơ chế quản lý hành chính trực tiếp và bỏ qua vai trò của cơquan đại diện, dù trong điều kiện hệ thống pháp luật có hoàn thiện đến đâu, sẽkhông phù hợp với địa bàn nông thôn và những đặc thù vốn có của nó

Từ những phân tích về sự khác nhau giữa các xã nông thôn với phường, thịtran đòi hỏi thiết kế nhiều mô hình quản lý CQDP không giống nhau giữa phường,thị tran với các xã nông thôn Hiện nay, do không phân biệt sự khác nhau giữa các

xã nông thôn, giữa xã nông thôn với phường, thị tran, nên các quy định của Luật Tổ

30

Trang 38

chức CQDP năm 2015 về vị trí, tính chất, cơ cau tổ chức và hoạt động của HĐND

xã với HĐND phường, thị trấn là giống nhau, nhiệm vụ, quyền hạn gần như giống

nhau Mặc dù luật đã chia CQDP thành CQDP ở nông thôn và CQDP ở đô thị,

nhưng sự đôi mới này là chưa đủ và chưa thật sự triệt dé Xét về mặt khoa học quản

lý đây là điều không hợp lý, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND cấp

xã không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra Muốn nâng cao hiệu quả hoạtđộng cho HĐND cấp xã phải nhận thức rõ đặc điểm, đặc thù của xã nông thôn khácvới phường và thị trấn, để lựa chọn mô hình tổ chức và cách thức điều hành quản lýphù hợp đối với HĐND cấp xã

Tiểu kết Chương 1

Ở chương một của luận văn tác giả đã tổng hợp và hệ thống hóa những cơ sở

lý luận và pháp lý về HĐND cấp xã: làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm củaHĐND cấp xã Mặt khác, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về tổ chức chính quyền

địa phương, tác giả đã nêu rõ các mối quan hệ công tác giữa HĐND cấp xã với các

cơ quan tổ chức có liên quan; cũng như các yêu tố ảnh hưởng đến tô chức và hoạtđộng của HĐND cấp xã

HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở xã, đại diện cho ý chí, nguyệnvọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân trong xã và

cơ quan nhà nước cấp trên; HĐND xã thực hiện hai chức năng cơ bản là quyết định

và giám sát Trong xu hướng hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đâymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng Do đó,vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước trong đó cóHĐND cấp xã là rất cần thiết Dựa trên nền tảng nhận thức lý luận và pháp lý về

HĐND cấp xã, nội dung của chương | tạo chỗ dựa dé nghiên cứu phân tích đánh

giá thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã tại Thành phố Thanh Hóa

(Thanh Hóa) trong chương 2.

31

Trang 39

CHƯƠNG 2:

THUC TRANG TO CHỨC VÀ HOAT ĐỘNG CUA HOI DONG NHÂN

DAN CAP XA Ở THÀNH PHO THANH HÓA, TINH THANH HOA2.1 Các yếu tô ảnh hưởng đến tổ chức va hoạt động của Hội đồng nhân

dân cấp xã ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Điều kiện tự nhiên:

Thành phố Thanh Hoá là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ

thuật của tỉnh Thanh Hoá Toạ lạc trên vùng đất cổ của nền văn hoá Đông Sơn, nằm

hai bên bờ sông Mã, có vi trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, là vùng đất địa linh,nhân kiệt, ân chứa trong lòng nhiều tầng văn hoá Là đô thị trẻ với 07 năm đô thịloại I, 27 năm thành lập thành phố và 217 năm đô thị tỉnh ly

Thành phó Thanh Hoá có địa hình bằng phăng với tổng diện tích 147 km2,nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, đồng băng rộng nhất trong các đồng bằng

duyên hải miền Trung, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng

rộng - hẹp, nông - sâu Có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôitrồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển Thành phốThanh Hóa có núi Hàm Rồng chạy từ làng Dương Xá phường Thiệu Dương, mentheo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng Núi Hàm Rồng vừa dài vừa

uốn lượn, đến khúc cuối thì phình to ra như một cái đầu có miệng khống lô, vì thế,dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng Núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc

thành phó, theo tương truyền, núi Hàm Rồng có 99 đỉnh Đặc điểm địa hình độc đáo

đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắc góp phan tạo ra huyền thoại

về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trong chiến tranh chống Mỹ cứu

nước Ngoài ra, trong thành phố cũng có núi Mật Sơn là núi sót thấp năm trên địa

phận phường Đông Vệ.

Năm trên trục giao thông chính xuyên Bắc - Nam, cách Thủ đô Hà Nội155km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.600km về phía Bắc, cách biêngiới Việt Lào 135km về phía Đông, cách bãi biển Sam Sơn 16km về phía Tây.Thành phố Thanh Hoá là điểm giao thoa có ảnh hưởng và đóng vai trò thúc đây sự

32

Trang 40

phát triển kinh tế - xã hội tới vùng Bắc Trung bộ, Nam Bắc bộ và tới nước bạn Lào.

Là cầu nối giữa Bắc bộ với Trung bộ, là đô thị có vai trò quan trọng về an ninh,quốc phòng, được định hướng dé trở thành một trong những trung tâm tài chính, dulịch, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe của vùng phía Nam Bắc bộ và Bắc Trung

bộ.

Về di tích - danh thắng: với 24 di tích cấp quốc gia và 72 di tích cấp tỉnhđang được quy hoạch, tôn tạo và phát huy giá trị; nguồn nhân lực dồi dào, có kiến

thức văn hoá và trình độ chuyên môn cao, thành phố Thanh Hoá có thể phát triển

một nền kinh tế phong phú, đa dạng trong điều kiện hội nhập quốc tế

- Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thành phố Thanh Hóa có 34 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm

30 phường và 4 xã với dân số là 436.550 người Như vậy, Thanh Hóa là thành phố

thuộc tỉnh có số đơn vị hành chính cấp xã nhiều thứ hai cả nước (sau thành phốHuế) và có nhiều phường nhất cả nước hiện nay

Hơn 30 năm đổi mới, kinh tế thành phố Thanh Hóa đã từng bước ổn định vàđang trên đà phát triển Từ năm 2017 trở lai đây kinh tế của tỉnh có nhiều bước tiến

khả quan.

Năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế 15%; GDP bình quân đầu người 4.922

USD; giá trị kim ngạch xuất khẩu 704 triệu USD; tổng vốn đầu tư phát triển trên địabàn 18.165 tỷ đồng: thu ngân sách Nhà nước 2.340 tỷ đồng

Tính đến cuối năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của thành phố

ước đạt 56.735 tỷ đồng; giá tri xuất khâu ước đạt 1.652 USD; doanh thu du lịch ướcdat 2.500 tỷ đồng Giá trị sản xuất công nghiệp — xây dựng trong năm của thành phố

ước đạt 77.462 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ.Năm 2020, toàn thành phố có1.554 doanh nghiệp mới được thành lập, với số vốn đăng ký 12.845 tỷ đồng Qua

đó, nâng tông số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố lên 7.000 doanh nghiệp Thu

ngân sách Nhà nước của TP Thanh Hóa ước đạt 3.371,59 tỷ đồng, đạt 104,1% dự

toán tỉnh giao, tăng 13,5% so với cùng kỳ Tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển

33

Ngày đăng: 21/10/2024, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN