1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần trong mô hình công ty mẹ - con theo Pháp Luật Việt Nam

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 23,97 MB

Nội dung

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc pháp luật về doanh nghiệp ViệtNam, cụ thể là pháp luật điều chỉnh về mô hình công ty mẹ, công ty con phảithật chặt chẽ, nhằm tạo tiền đề cho sự ra đời và

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN KIM THANH

TO CHỨC VÀ HOAT ĐỘNG CUA CÔNG TY CO PHAN

TRONG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CON

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN KIM THANH

TO CHỨC VÀ HOAT DONG CUA CÔNG TY CO PHAN

TRONG MO HÌNH CONG TY ME - CON

THEO PHAP LUAT VIET NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8380101.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Bùi Nguyên Khánh

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kếtquả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong batky công trình nào khác.Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bao tính chính xác, tin cậy

và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cảcác nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà

Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo

vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trang 4

DANH MỤC TU VIET TAT

BLDS : Bộ luật Dân sự

BLTTDS : Bộ luật Tô tụng dân sự

LDN : Luật Doanh nghiệp

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TO CHỨC VÀ HOẠT DONG

CỦA CÔNG TY CÔ PHẢN TRONG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CON THEO

PHAP LUẬT VIỆT NAM :- - k2 SE SE E113 1 SE TT nga

1.1 Một số van đề lý luận về công ty cổ phần - ¿2-2-5 + +czcz+s2x+2 7

1.1.1 Khái niệm công ty cỗ phần 2 -2+2s+E+E+E+E+E+Ezx+x+xzxz 71.1.2 Đặc điểm công ty cổ phan - 5 +E+E+E+E+E+E+EzEzErrsrsrred 81.1.3 Phân loại công ty cổ phan c.ccccccsescsscsseseseesssssesssseseeseseeteseseeees 91.2 Một số van dé lý luận về mô hình công ty mẹ con -. - 11

1.2.1 Khái nệm mô hình công ty me COI 5 «55+ +++£+++ 11

1.2.2 Đặc điểm mô hình công ty mẹ con - 5 2 + s+s+x+x+s+ 19

1.2.3 Vai trò mô hình công ty mẹ COH - ¿555523 ++++**‡‡vee+++s+ 22

1.2.4 Quan hệ pháp lý công ty mẹ con theo pháp luật Việt Nam 25

KET LUẬN CHUONG I - c3 EEE E111 1 SE TT ng ng

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VETO CHỨC VÀ HOAT ĐỘNG

CỦA CÔNG TY CÔ PHẢN TRONG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CON THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM - E123 SE E3 EEEEESE2EEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEErErkrrrrre

2.1 Quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty cô phần trong

mô hình công ty mẹ con theo pháp luật Việt Nam - 31

2.1.1 Quy định pháp luật về tổ chức của công ty cô phan trong mô hình

công ty mẹ con theo pháp luật Việt Nam 55c + c+ss+++++ssx 31

2.1.2 Quy định pháp luật về hoạt động của công ty cổ phan trong mô

hình công ty mẹ con theo pháp luật Việt Nam - «« +: 51

wee TD

Trang 6

2.2 Một số tồn tại, hạn chế về hoạt động cua công ty cổ phần trong mô hình

công ty mẹ con theo pháp luật Việt Nam 55 55s S++++*ssssss2 58

KET LUAN /9:i6/9))/60 2CHƯƠNG 3: MOT SO KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VANANG CAO HIEU QUA THUC HIEN PHAP LUAT VE TO CHUC VAHOAT DONG CUA CONG TY CO PHAN TRONG MO HÌNH CÔNG TY

MẸ CON THEO PHAP LUAT VIET NAM cccscssesssessessessesssesuessessesseeseeeneases

3.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật tô chức va hoạt động của công

ty cổ phan trong mô hình công ty mẹ con 2- 2-2 + =2 ££z+£+£+£4 66

3.1.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện quy định pháp luật công ty mẹ

-CONG CY COI Q00 0000 00 vế 66

3.1.2 Một số kiến nghị cụ In 673.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức vahoạt động của công ty cô phan trong mô hình công ty mẹ con 75

3.2.1 Hoàn thiện hệ thong điều lệ và quy định nội bộ của công ty mẹ,công ty con trên cơ sở tao sự liên kẾt - + 2s x+x+Ee££zxzxzrees 753.2.2 Tăng cường công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch chung của

công ty mẹ áp dụng cho các công ty COH - 55+ vveeexsses 793.2.3 Nâng cao hiệu quả vực kí kết và thực hiện hợp đồng, giao dịch 79

3.2.4 Một số giải pháp khác ¿+ 2 2+ E£EEEsEEErrrreres 80KET LUẬN CHƯƠNG 3 - c2 1S 3131111815151 11 111531515111 E11 111111111 1x1 xe

40007, TT —— ằằằằằ :-n-nADIa

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2+2 +s +2 E2 E+E+ESEEE+E+E+E+EEEEsrseer

IV

Trang 7

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài:

Mô hình công ty mẹ con không phải là vấn đề xa lạ trong tổ chức quản

lý của nhiều tập đoàn kinh tế trên thế giới Mô hình này xuất hiện và pháttriển từ nhiều thập kỷ trước, đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế pháttriển, thông qua việc thành lập mới, mua cổ phan, sáp nhập nhằm mở rộnghoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnhtranh Chính vì thế, mô hình công ty mẹ - công ty con ngày càng được ưachuộng và trở nên phô biến

Ở Việt Nam, xu hướng hình thành mô hình này đang dần rộng mở Bêncạnh những ưu việt, lợi thế của việc hình thành mô hình công ty mẹ, công tycon thì tổ chức, hoạt động doanh nghiệp theo mô hình này vẫn tiềm ân nhữngnguy cơ, hạn chế nhất định Nguyên nhân chính xuất phát từ bản chất của mốiquan hệ nay, đó là từ quan hệ sở hữu vốn chi phối dẫn đến quan hệ kiểm soát,

từ việc công ty mẹ có khả năng kiểm soát công ty con dẫn đến việc có thê xảy

ra những giao dịch có tính chất tự lợi hoặc công ty mẹ áp đặt, ép buộc công tycon phải thực hiện những giao dịch, hành vi gây ảnh hưởng cho các chủ thêkhác Thực tế cho thấy rằng, việc hình thành mô hình công ty mẹ con là xuhướng tat yếu của thời dai, do đó, không thé cam đoán sự tồn tại của mối

quan hệ mẹ con này Chính vì thé, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là cần phải

có một cơ chế hiệu quả tăng cường mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con,kiểm soát các giao dịch giữa công ty mẹ, công ty con cũng như các quy địnhràng buộc trách nhiệm của công ty mẹ trong một số trường hợp nhất định

Ké từ khi Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời đã có thêm quy định mớicủng cố mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con, tuy nhiên, van

còn nhiều bất cập nhật dinh, mà những bất cập đó vẫn chưa được khắc phục,

Trang 8

hay nói cách khác là van giữ nguén tại Luật Doanh nghiệp 2020 Thêm vào đó,

Việt Nam đã gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Duong (Trans PacificPartnership, viết tắt: TP.P) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN EconomicCommunity, viết tắt: AEC) Khi các Điều ước quốc tế đã ký có hiệu lực, nềnkinh tế của Việt Nam phải đương đầu với những thách thức rất lớn trong việcnam bắt cơ hội phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ vững chắc kinh tếtrong nước Điều đó cũng đồng nghĩa với việc pháp luật về doanh nghiệp ViệtNam, cụ thể là pháp luật điều chỉnh về mô hình công ty mẹ, công ty con phảithật chặt chẽ, nhằm tạo tiền đề cho sự ra đời và hoạt động lớn mạnh của các tậpđoàn kinh tế nhưng cũng đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ mối quan hệ giữa

những chủ thê này.

Nhận thức được việc quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật, tạo hành

lang pháp lý vững chắc cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế chung,tác giả chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động của CTCP trong mô hình công ty

mẹ con theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tính mới và những đóng góp của đề tài:

Như đã nói ở trên, công ty mẹ con nói chung không phải là một đề tàimới Đã có rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về

dé tài nay ở nhiều khía cạnh khác nhau Ví dụ như:

Luận văn thạc sĩ “Cơ chế pháp lý trong việc thực hiện quyên kiểm soátcủa công ty mẹ đối với công ty con và thực tién tại nhóm công tyINTERSERCO” của tác giả Phạm Trung Hiếu đã trình bày một số vấn đề líluận về cơ chế pháp lí trong việc thực hiện quyền kiểm soát của công ti mẹđối với công ti con; Phân tích thực trạng cơ chế pháp lí trong việc thực hiệnquyên kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con và thực tiễn thực hiện tạinhóm công ti INTERSERCO; từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiệnpháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này

Trang 9

Luận văn thạc sĩ “Quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ công ty con

-Thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng TNCons Việt Nam”của tác giả Ngô Thị Linh Trang cũng đã trình bày những vấn đề lí luận vàpháp luật về mô hình công ti mẹ - công ti con; Phân tích thực trạng pháp luật

về mô hình công ti mẹ - công ti con và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phầnĐầu tư Xây dựng TNConS Việt Nam; từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiệnpháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật đối với mô hình công ty mẹ

con.

Luận văn thạc sĩ “Điều chỉnh pháp luật mối liên kết giữa công ty mẹ vàcông ty con trong mô hình nhóm công ty” của tác giả Đặng Thị Tuyết Mainghiên cứu hệ thống các quy định về mối liên kết giữa công ty mẹ và công tycon trong pháp luật hiện hành, phân tích những bất cập và điểm mạnh củapháp luật hiện hành; đồng thời nghiên cứu các bản chất, đặc điểm và cáchthức hình thành nhóm công ty, những ưu, khuyết điểm và sự cần thiết phải ápdụng mô hình này vào điều kiện Việt Nam Tác giả đưa ra đưa ra những kiếnnghị nhằm hoàn thiện pháp luật, tạo điều kiện cho mô hình công ty mẹ con

phát triển.

Ở phương diện sách chuyên khảo cũng đã có một số tác phẩm nỗi bật

như sau:

- Pham Quang Trung (2007), Mô hình Cong ty mẹ - Công ty con và tái

cơ cấu tài chính các Tổng công ty lớn, Sách chuyên khảo, Trường Đại họcKinh tế quốc dân, Viện quản trị kmh doanh

- Vũ Huy Từ (2007), Co cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo LuậtDoanh nghiệp năm 2005, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

- Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2011), Công ty vốn, quan

lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nhà xuất bản Tri thức

Trang 10

- Lê Quang Cảnh (2017), Mô hình quản trị Tập đoàn kinh tẾ tư nhânViệt Nam, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu công ty mẹ con là CTCP thì chưa

thấy nghiên cứu, tác phẩm nào, đặc biệt là trong bối cảnh LDN 2020 có nhiềuthay đi trong quy định về CTCP, công ty mẹ con Vì vậy, tác giả chọn đề tài

“tổ chức và hoạt động của CTP trong mô hình công ty mẹ con theo pháp luậtViệt Nam” là có tính mới và cần thiết

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu làm rõ vấn đề lý luận về CTCP trong mô hình công ty

mẹ con, và cụ thé là về tổ chức và hoạt động của CTCP trong mô hình công ty mẹ con, đề tài sẽ đi đến việc làm rõ những điểm đặc thù của CTCP trong mô hình công

ty mẹ con so với CTCP thông thường.

Phạm vi nghiên cứu

Tác giả tập trung nghiên cứu về CTCP trong lãnh thé Việt Nam ké từkhi LDN 2017 có hiệu lực Tuy nhiên, tác giả tập trung chủ yếu vào thời điểmLDN 2020 có hiệu lực Bên cạnh đó, tác giả có tham khảo một số quy địnhcủa các quốc gia trên thế giới

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài:

Phương pháp chung:

Đề tài sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu khoa học xã hộinhân văn, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lénin, kết hợp chặtchẽ phương pháp lịch sử va logic, lý luận và thực tiễn, phân tích và tong hợp

Phương pháp cụ thể:

Luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp lịch

sử và logic, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa, đối chiếu,

so sánh, xử lý số liệu thông kê, khảo cứu thực tiễn.

Trang 11

Phương pháp phân tích được sử dụng dé phân tích tài liệu sơ cấp và thứcấp Tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật của Nhà nước và Văn

kiện, Nghị quyết của Đảng có liên quan, các vụ việc, các số liệu thống kê

chính thức của cơ quan có thâm quyền Tài liệu thứ cấp bao gồm các côngtrình khoa học, đề tài, tạp chí, kết luận đã được các tác giả khác thực hiện

Phương pháp tổng hợp được sử dụng dé tổng hợp các số liệu tri thức có

từ hoạt động phân tích tài liệu, tham khảo ý kiến của chuyên gia Việc tổnghợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, đề xuất của chính tác giả luận án

Phương pháp luật học so sánh được dùng để nghiên cứu kinh nghiệmnước ngoài, qua đó rút ra bài học đề lựa chọn kế thừa những biện pháp, hạt nhânhợp lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh khuyến nghị áp dụng đối với Việt Nam

Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng xuyên suốt toàn bộ trong cácchương của luận án nhăm trình bày các vấn đề, nội dung nghiên cứu theo mộttrình tự, bố cục hợp lý chặt chẽ, logic và găn kết được những vấn đề cần nghiên

cứu.

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:

Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực

tiễn áp dụng các quy định pháp luật liên quan CTCP trong mô hình công ty mẹ

con

Luận văn chỉ ra những điểm đặc thù của các quy định pháp luật về tổ

chức và hoạt động của CTCP trong mô hình công ty mẹ con Từ đó tìm ra

những điểm con bat cập trong các quy định pháp luật tạo ra những lỗ hồng,gây thiệt hại đến quyền lợi của các bên, từ đó đưa ra hướng giải quyết phùhợp với điều kiện, chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam và thông lệ quéc tế.Ngoài ra luận văn còn dé xuất các giải pháp đề hoàn thiện hệ thong pháp luật

và nâng cao hiệu qua áp dụng các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt

động của CTCP trong mô hình công ty mẹ con.

Trang 12

6 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,nội dung luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Một số van đề lý luận về tổ chức và hoạt động của công ty

cô phần trong mô hình công ty mẹ con theo pháp luật Việt Nam

Chương 2: Thực trạng pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty cổphần trong mô hình công ty mẹ con theo pháp luật Việt Nam

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthực hiện pháp luật về tô chức và hoạt động của công ty cô phần trong mô

hình công ty mẹ con theo pháp luật Việt Nam.

Trang 13

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TO CHỨC VÀ HOAT DONG CUA CONG TY CO PHAN TRONG MO HINH CONG TY ME

CON THEO PHAP LUAT VIET NAM

1.1 Một số van dé lý luận về công ty cổ phần

1.1.1 Khái niệm công ty cỗ phan

Ở Việt Nam, sau năm 1986 khi thực hiện công cuộc đôi mới, CTCP đãđược hình thành từ ba nguồn chính: cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước,thành lập từ khu vực kinh tế tư nhân và thành lập từ khu vực doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài Pháp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể vềCTCP mà chỉ quy định những dấu hiệu để nhận biết nó Ghi nhận tại Điều 2

Luật Công ty năm 1990, CTCP được coila “doanh nghiệp trong đó các thành

viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng vớiphần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm viphần vốn của mình góp vào công ty”

Tới LDN năm 2014, theo Điều 110, CTCP là doanh nghiệp có các dấuhiệu cơ bản sau: vốn điều lệ được chia thành nhiều phan bằng nhau gọi là cỗphan; người sở hữu cổ phan là các cô đông; cổ đông có thé là tổ chức, cánhân, số lượng tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; các cổ đôngchỉ chúa trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; có quyền phát hành côphan các loại dé huy động vốn” Những đặc điểm này cũng được giữ nguyêntại LDN năm 2020 Đó cũng là những đặc điểm đặc trưng giúp phân biệt

CTCP với các loại hình doanh nghiệp khác.

Mặc dù có cách dinh nghĩa khác nhau về CTCP, nhưng xét về bản chấtpháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước trên thế giới có quan điểmtương đồng khi cho rằng đây là loại hình công ty đặc trưng của công ty đối

Trang 14

vốn với đặc điểm quan trong là có sự tách bach tài sản cua công ty va tài sảncủa các cô đông.

1.1.2 Đặc diém công ty cỗ phan

Từ quy định chung về CTCP theo Điều 111 LDN năm 2020, có thénhận thay CTCP theo pháp luật Việt Nam có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, về tinh chất khi thành lậpCTCP là loại công ty đối vốn Điều đó có nghĩa là khi thành lập, công

ty chủ yếu quan tâm đến vốn góp, còn việc ai góp vốn không quan trọng Vìvậy, tính chất này đã quyết định tới việc CTCP có cấu trúc vốn mở

Thứ hai, về cấu trúc vốn của CTCPKhác với loại hình doanh nghiệp khác, vốn điều lệ của CTCP được chiathành nhiều phan bằng nhau gọi là cổ phan Giá trị mỗi cô phan gọi là mệnhgiá cô phan và được thê hiện thông qua cô phiếu Các cô đông góp vốn vàocông ty bằng cách mua cổ phan Pháp luật không hạn chế số lượng cô phan

mà một cô đông có thé năm giữ nên một cô đông có thé mua nhiều cô phan.Đặc điểm cấu trúc vốn của CTCP còn được thê hiện ở khả năng huy động vốnlớn nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp bằng việc phát hành chứngkhoán Sự chủ động và khả năng có thể huy động một nguồn vốn lớn là ưuđiểm vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công về quy mô cũng như giá trịcủa CTCP Tuy nhiên, khả năng huy động vốn lớn cũng mang lại rủi ro nhấtđịnh cho các cô đông trong CTCP Do vậy, so với các loại hình doanh nghiệpkhác, CTCP chịu sự đều chỉnh bởi khung pháp lý khắt khe hơn

Thứ ba, về số lượng cổ đông trong CTCPLDN năm 2020 không giới hạn số lượng tối đa các cô đông mà chỉ giớihan số lượng tối thiểu là ba cổ đông (theo điểm b khoản 1 Điều 111) Điềunày tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi thành lập công ty với khảnăng và tiềm lực kinh tế đáp ứng với số lượng ba cổ đông là đủ dé có thê điều

Trang 15

hành công ty Mặt khác, với tính tự do chuyển nhượng cô phan thì số lượng

cô đông trong công ty luôn biến đổi Quy định này giúp hạn chế nguy cơ công

ty phải cham dứt hoạt động khi không đủ số lượng cô đông tối thiểu, từ đó tạotâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư

Thứ tư, về tính chịu trách nhiệm trong kinh doanh

Là một pháp nhân (theo quy dinh của Bộ Luật dân sự năm 2015),

CTCP ch trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với các khoản nợ củacông ty Các cô đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa

vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty màkhông phải chịu trách nhiệm thay công ty về các khoản nợ của công ty Chế

độ chu trách nhiệm hữu hạn trong CTCP có nhiều ưu điểm, trong đó quantrọng nhất là giúp hạn chế rủi ro trong kinh doanh Cé đông không phải chịutrách nhiệm với các khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình nhưchế độ chịu trách nhiệm vô hạn của công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư

nhân.

Thứ năm, về tính tự do chuyển nhượng phan vốn góp (cổ phan)Đây là đặc điểm chỉ có ở CTCP (do bản chất đối vốn) Phần vốn gópđược thê hiện bằng hình thức cổ phiếu Cổ phiếu do CTCP phát hành là mộtloại hàng hóa Người có cổ phiếu được tự do chuyển nhượng theo quy địnhcủa pháp luật Việc chuyển nhượng được thực hiện theo cách thông thường

hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.

1.1.3 Phân loại công ty cỗ phân

Theo quy định của pháp luật hiện hành có thể chia CTCP thành ba loại đóla: CTCP thông thường, công ty đại chúng(chưa niêm yết) và công ty niêm yết

Công ty cổ phần thông thườngLuật Doanh nghiệp không đưa ra định nghĩa cụ thể mà chỉ đưa các dấuhiệu nhận biết đối với CTCP thông thường Cụ thé, theo Điều 111 Luật

Trang 16

Doanh nghiệp năm 2022, CTCP là doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ đượcchia thành nhiều phan bằng nhau gọi là cổ phần; Cô đông có thé là tổ chức, cánhân, số lượng cô đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổđông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông cóquyền tự do chuyên nhượng cô phần của mình cho người khác

Công ty đại chúng

Khái nệm “Công ty đại chúng” được quy dinh tại Điều 32 Luật Chứng

khoán năm 2019 Theo đó, công ty đại chúng là CTCP thuộc một trong hai

loại hình sau đây: (i) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 ty đồng trở lên và

có tối thiểu là 10% số cô phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tưkhông phải là cổ đông lớn nắm giữ; (ii) Công ty đã thực hiện chào bán thànhcông cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứngkhoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này

Công ty đại chúng mang day đủ bản chất của CTCP, tuy nhiên LuậtChứng khoản quy định thêm một số điều kiện khác đối với loại hình này và

phải thực hiện thủ tục đăng ký nhất định.

Công ty niêm yếtCông ty niêm yết là công ty đại chúng đáp ứng các điều kiện quy định tạiĐiều 53, Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, ngày 20/7/2012 của Chính phủquy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán vàLuật sửa đối, bố sung một số điều của Luật Chứng khoán và khoản 15 Điều 1Nghị định số 60/2015/NĐ-CP, ngày 26/6/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 58/2012NĐ-CP Theo đó, công ty niêm yết phải đápứng các yêu cầu nhất định về vốn điều lệ, thời gian hoạt động và hiệu quả hoạtđộng kinh doanh, số lượng cô đông tối thiểu, điều kiện về trái phiếu và đăng ky

niêm yet trái phiêu

10

Trang 17

Như vậy, với từng loại hình CTCP, mô hình tô chức, quản tri tươngứng với loại hình CTCP đó sẽ mang những nét khác biệt nhất định.

1.2 Một số vấn đề lý luận về mô hình công ty mẹ con

1.2.1 Khát niệm mô hình công ty mẹ con

Mô hình công ty mẹ - công ty con đã ra đời từ lâu, là hình thức liên kếtđược ưa chuộng trong nền kinh tế Hiện có nhiều tập đoàn lớn được tổ chức

theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong đó luôn có một công ty đóng vai

trò trung tâm (công ty mẹ) điều phối hoạt động của các công ty cò lại (công tycon) Lý luận về công ty mẹ - công ty con đã được kinh tế học và khoa họcpháp lý nhiều nước nghiên cứu,

Về phương diện học thuật khái nệm công ty mẹ, công ty con đã được

dé cập trong công trình bài viết của nhiều tác giả trên thế giới, vì đu

Theo Từ điển Pháp luật Blacks Law Dictionary thì công ty me (Parent

corporation) là: “nội công ty nắm quyên kiểm soát đối với công ty khác gọi làcông ty con (subsidiary corporation), thông qua việc sở hữu từ hơn một phầnhai số cô phan hoặc số vốn diéu lệ có quyên biểu quyết ”[31 tr 420] Từ điển

này cũng định nghĩa công ty con là công ty mà trong đó bị một công ty mẹ

khác nắm quyền kiểm soát cô phần

Theo Từ điển American Heritage Dictionary of the English Language:

“công ty mẹ là một công ty chỉ phối hoặc sở hữu một hoặc nhiễu công ty

khác ”[32]

Những định nghĩa nêu trên hiện mới tiếp cận dưới góc độ chung, đơngiản, chưa đưa ra tiêu chí cụ thể để xác định công ty mẹ và công ty con Cácđịnh nghĩa này chỉ đề cập đến yếu tố “chi phối” hay “sở hữu” để xác địnhcông ty mẹ, công ty con mà chưa đưa ra mức độ chi phối hay sở hữu cụ thé

Do đó, việc xác định mối quan hệ công ty mẹ, công ty con thực tế có thể gặp

khó khăn.

11

Trang 18

Về phương diện kinh tế, khái niệm công ty mẹ - công ty con đã được đềcập trong nhiều công trình, bai viết, ví dụ:

Theo diễn giải của chuẩn mực kế toán quốc tế ISA (InternationalAccounting Standard): công ty mẹ là một thực thé pháp lý có ít nhất một đơn

vị trực thuộc là công ty con, và công ty con là thực thể pháp lý bị kiểm soátbởi công ty mẹ Kiểm soát được hiểu la: (i) việc sở hữu trực tiếp hoặc giántiếp hơn 50% số phiếu bầu, hoặc (ii) việc sở hữu 50% số phiếu bau hoặc íthơn nhưng nam quyền đối với hơn 50% số phiếu bau theo sự thỏa thuận vớicác cô đông khác, hoặc nắm quyền lãnh đạo, điều hành liên quan đến cácchính sách tài chính hay sản xuất kinh doanh của công ty và được quy định tại

điều lệ, theo sự thỏa thuận hay hợp đồng, hoặc có quyền bố nhiệm hay miễn

nhiệm phần lớn các thành viên của hội đồng quản trị hội đồng thành viên, banlãnh đạo, hay có quyền quyết định, định hưởng đến phan lớn số phiếu bầu tạicác cuộc họp hội đồng quản trị hội đồng thành viên

Theo Ủy ban Hiệu chuẩn Tài chính doanh nghiệp Mỹ, công ty mẹ làcông ty nắm quyên chi phối tới người ra quyết định các chính sách hoạt động

kinh doanh và tài chính (Đại hội đồng cổ đông hoặc các cơ quan tương tự

khác và được gọi là “người ra quyết định”) của một chủ thé khác (công ty,công ty hợp danh, và các chủ thé khác, bao gồm cả những doanh nghiệp hoạtđộng theo pháp luật doanh nghiệp tư nhân), và các chủ thé khác đó là công tycon Cũng theo Ủy ban Hiệu chuẩn Tài chính doanh nghiệp Mỹ, khi công ty

mẹ và công ty con có quyền chỉ phối tới người ra quyết định của một chủ thékhác, thì chủ thể đó cũng được coi là công ty con, trong đó một công ty đượccoi là chỉ phối với công ty khác nếu:

e© Sở hữu hơn 50% vốn sở hữu hoặc cô phần có quyên biểu quyết của

công ty khác đó, hoặc ;

12

Trang 19

e© Sở hữu hon 40% nhưng không vượt quá 50% vốn của công ty đó,

cộng thêm một trong các điều kiện nhất định, ví du (i) Ngoài số côphan biểu quyết của mình, công ty cần phải kết hợp với số cổ phầnbiểu quyết của các thành viên hoặc công ty khác có cùng quan điểmhoặc cách giải quyết về đầu tư, nhân sự, tài chính, công nghệ và lĩnhvực quan trọng khác, dé đạt được số cổ phan biểu quyết chi phối với

các thành viên còn lại, hoặc (ii) Có khả năng tạo ảnh hưởng hoặc chi

phối với thành viên hoặc thành viên lãnh đạo (có thé là những thànhviên đương nhiệm hoặc thành viên sáng lập), người có thể quyết địnhvan dé tài chính, sản xuất dé có thé chi phối Hội đồng quản trị hoặc

cơ quan quyền lực tương tự trong công ty khác, hoặc (iii) Có mộthợp đồng/ thỏa thuận để có thể chi phối những vấn đề quan trọng

như tài chính hoặc chính sách kinh doanh của công ty đó.

Theo đó, một công ty mẹ sé chi phối việc ra quyết định của công ty con,thông qua yếu tố kiêm soát về số vốn, cô phần có quyền biểu quyết hoặc kiểmsoát quyền quyết định qua các phương thức khác nêu trên

Về phương diện pháp lý, pháp luật nhiều nước đã đưa ra định nghĩa vềcông ty mẹ - công ty con, tiêu biểu như sau:

Theo Luật Công ty Úc, một công ty là công ty mẹ của một công ty khácnếu: (1) kiểm soát cơ cấu hội đồng quản trị của công ty con thông qua bỗnhiệm, miễn nhiệm toàn bộ hoặc đa số thành viên hội đồng quan tri của công

ty con, hoặc (2) nắm giữ hoặc có quyền kiểm soát việc năm giữ hơn 50% sốphiếu biểu quyết của công ty con, hoặc (3) nắm giữ hơn 50% số cổ phan đãphát hành của công ty con, hoặc (4) là công ty mẹ của bất kỳ công ty mẹ nào

khác của công ty con.

Theo Luật công ty Anh năm 1985, công ty mẹ là công ty nắm giữ cổphần khống chế (ít nhất 51%) ở công ty khác Tuy nhiên, theo tu chỉnh năm

13

Trang 20

1989 để phù hợp với Hướng dẫn hình thức lần thứ 7 về Luật công ty củaCộng đồng Châu Âu thì A là công ty mẹ của công ty con B khi: (1) A là cỗđông nắm giữ đa số phiếu bau ở B, (2) A là cổ đông và có quyền bổ nhiệm,miễn nhiệm phan lớn thành viên hội đồng quan trị của B, (3) A có quyềnquyết định về chính sách tài chính và sản xuất kinh doanh của B bằng sự thỏathuận chính thức, hợp đồng (4) A là cô đông của B và có quyền kiểm soátphần lớn phiếu bầu một cách độc lập hay liên kết với các cô đông khác, hoặc(5) A có quyền tham gia điều hành và trên thực tế thực hiện quyền chi phốiđối với B hoặc A và B có cùng một cơ chế quản lý thống nhất Ngoài ra, nếu

giữa B và C có quan hệ tương tự như A và B thì giữa A và C có quan hệ như

mô hình công ty mẹ, công ty con.

Ở Liên bang Nga, công ty mẹ, công ty con được dé cập năm 1992 trong

“Quy định tạm thời về công ty mẹ - công ty con thành lập trong quá trìnhchuyên đổi doanh nghiệp nhà nước dạng công ty cổ phần” Theo đó, công ty

me là công ty chiếm cô phần kiểm soát tại công ty con khác Cổ phần kiểmsoát cho phép công ty mẹ chỉ phối việc ra quyết định với một số vẫn đề quantrong tại công ty con Đến năm 1995, Luật công ty Liên bang Nga đã thay đổiviệc xác định công ty mẹ, công ty con Cụ thé, một công ty được gọi là công

ty con nếu do một công ty khác - công ty me năm giữ cô phần “khống chế?trong vốn điều lệ hoặc bị công ty khác chi phối quyết định của mình hoặcbằng thoả thuận hay dưới hình thức khác

Theo Luật Thương mại Nhật Bản thì khi một công ty nắm ít nhất 51%

cô phần của công ty khác thì quan hệ công ty mẹ - công ty con được hìnhthành Trong đó, công ty nắm cổ phan là công ty mẹ, công ty bị năm cổ phan

l công ty con Mối liên hệ giữa công ty mẹ với công ty con là thông qua sởhữu cô phan, sau khi quan hệ công ty mẹ - con được thiết lập, công ty mẹ trởthành cô đông của công ty con

14

Trang 21

Theo pháp luật Trung Quốc, công ty me là công ty nắm cô phan chiphối (không nhất thiết phải ít nhất 51%) ở các công ty con Trong đó, công ty

mẹ đóng vai trò là doanh nghiệp nòng cốt gắn bó với các công ty con thôngqua việc nắm giữ cô phần hoặc tỉ lệ von góp chi phối, tham gia góp vốn, liênkết kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân và độc lập vớinhau.

Tóm lai, cách diễn giải ở mỗi nước va mỗi lĩnh vực có sự khác nhau vềkhái niệm công ty mẹ, công ty con tùy vào điều kiện, nguyên tắc của từng hệthống pháp luật, nhưng đều xuất phát và phản ánh được bản chất kinh tế tài

chính của mô hình công ty mẹ - công ty con Quan hệ giữa công ty mẹ và

công ty con trước hết là yếu tố đầu tư tài chính, công ty mẹ đầu tư tài chínhcho công ty con, thông qua quan hệ đầu tư tài chính, công ty mẹ trở thành chủ

sở hữu hoặc cổ đông hoặc thành viên góp vốn và có quyền chỉ phối nhất địnhđối với công ty con

Tại Việt Nam, ngày 12/06/1999, Quốc hội Khóa 10 ban hành LuậtDoanh nghiệp 1999, quy định về “cô phần chi phối” và “cỗ phần đặc biệt” thểhiện sở hữu Nhà nước trong một số doanh nghiệp Dù chưa xác định cơ sởpháp lý cụ thể về công ty mẹ, công ty con, Luật Doanh nghiệp năm 1999 đãbước đầu đặt nền tảng cho việc xây dựng khái niệm mô hình công ty mẹ, công

ty con tại Việt Nam về sau [7, tr 8]

Nghị quyết Hội Nghị lần III của Ban chấp hành TW Đảng khóa IX đã

đề cập “hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh” và “thí điểm, rút kinhnghiệm dé nhân rộng việc thực hiện chuyên tong công ty Nhà nước đang hoạtđộng theo mô hình công ty mẹ - công ty con” Cụ thê hóa chủ trương, dự thảoNghị định tô chức hoạt động và chuyển đôi Tổng công ty, doanh nghiệp Nha

nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con (tháng 2/2002) cũng đưa ra khái

niệm công ty mẹ - công ty con thuộc sở hữu Nhà nước: “công ty me là công

15

Trang 22

ty làm chủ sở một phan hoặc toàn bộ vốn điêu lệ của công ty khác đủ để chỉphối với công ty đó và công ty con là công ty do một công ty khác đầu tư toàn

bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phan chi phối ”

Kế thừa các quan điểm nên tảng trước đó, Luật Doanh nghiệp 2005 đãquy định “Nhớm công ty là tập hop các công ty có mối quan hệ gan bó lâudai với nhau về lợi ích kinh tế công nghệ tại trường và các dịch vụ kinh doanhkhác ” Nhóm công ty gồm các hình thức: Công ty mẹ - công ty con, Tập đoànkinh tế, và Các hình thức khác Và một công ty được coi là công ty mẹ củacông ty khác nếu thuộc trường hợp: (1) Sở hữu ít nhất 51% vốn điều lệ hoặctong số cô phan phổ thông đã phát hành của công ty đó, hoặc (2) Có quyềntrực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quảntrị giám đốc hoặc tông giám đốc của công ty đó, hoặc (3) Có quyền quyếtđịnh việc sửa đổi, bé sung điều lệ công ty đó (Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh

cô phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng

công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh, công ty

con ở nước ngoài Bên cạnh đó, Nghị dinh 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007

về tô chức, quản lý tổng công ty Nhà nước và chuyền đôi tong công ty Nhà

nước, công ty Nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty Nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp quy định

công ty mẹ - công ty con là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu

tư góp vốn, bí quyết công nghệ thương hiệu hoặc thị trường giữa các doanh

16

Trang 23

nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó có một công ty Nhà nước giữ quyềnchỉ phối các doanh nghiệp thành viên khác (công ty mẹ) và các doanh nghiệpthành viên khác bị công ty me chi phối (công ty con) Như vậy, với công ty

mẹ - công ty con thuộc sở hữu Nhà nước thi cách thức chi phối của công ty

me không bi hạn chế theo thoả thuận và ngoài việc liên kết chỉ phối trên cơ sởvon góp thì còn có thé tồn tại liên kết chi phối lẫn nhau bằng bí quyết côngnghệ, thị trường, thương hiệu Mặt khác, quan hệ giữa tong công ty Nhà nước

và công ty con còn hình thành trên quyết định hành chính, công ty mẹ đượcxem như cấp quản lý hành chính, đại diện chủ sở hữu Nhà nước quản lý công

ty con.

Dinh nghĩa công ty mẹ, công ty con tại Luật Doanh nghiệp 2020 tương

đối đồng nhất với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh Nghiệp 2005 Theođó: Một công ty được coi là “công ty mẹ” của công ty khác nếu: a) Sở hữu ítnhất 51% vốn điều lệ hoặc tổng số cô phần phô thông của công ty đó, hoặc b)

Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thànhviên hội đồng quản trị giám đốc (tổng giám đốc) của công ty đó, hoặc c) Cóquyền quyết định sửa đổi, bổ sang điều lệ chia công ty đó Công ty con là

công ty có công ty mẹ thỏa mãn một trong các tiêu chí trên

Theo Chuẩn mực kế toán 25, công ty mẹ là “công ty có một hoặc nhiềucông ty con” và công ty con là “doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một

doanh nghiệp khác (gọi là công ty me).[17, tr 12]

Pháp luật chuyên ngành cũng quy định về công ty mẹ, công ty con

Theo đó, Luật các TCTD 2010 quy đmh công ty con của TCTD là công ty

thuộc trường hợp: (1) TCTD hoặc TCTD và người có liên quan của TCTD sở

hữu ít nhất 51% vốn điều lệ hoặc ít nhất 51% vốn cô phần có quyền biểuquyết, (2) TCTD có quyên trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tat cathành viên Hội đồng quản trị Hội đồng thành viên hoặc tổng giám đốc (giám

17

Trang 24

đốc) của công ty con, (3) TCTD có quyền sửa đồi, bổ sung điều lệ của công tycon, (4) TCTD và người có liên quan của TCTD trực tiếp hay gián tiếp kiểmsoát việc thông qua nghị quyết quyết định của Đại hội đồng cô đông hội đồngquản trị, hội đồng thành viên của công ty con Trong đó, người có liên quancủa TCTD là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tô chức,

cá nhân khác thuộc trường hợp quy định tại Khoản 28 Điều 4 Luật các TCTD

2010.

Từ các định nghĩa trong pháp luật nêu trên, có thé thấy khái niệm công

ty mẹ - công ty con ở Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng với các quốcgia trên thế giới Xét về địa vị pháp lý, công ty mẹ và công ty con đều là

doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập Mô hình công ty mẹ - công ty

con là một tô hợp các công ty, không phải là một pháp nhân trong khi mỗicông ty bên trong tô hợp lại là một pháp nhân độc lập Liên kết giữa chúngđược hình thành trên cơ sở chủ yếu là năm giữ vốn (công ty mẹ nắm giữ một

tỷ lệ vốn nhất định trong công ty con đủ dé chi phối), hoặc khả năng chi phốitrong việc bố nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quan trị,

thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc (tổng giám đốc),

hoặc quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty con

Bên cạnh đó, điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam về khái niệm công

ty mẹ, công ty con so với thế giới được thé hiện trong pháp luật chuyênngành Phạm vi xác định đối tượng công ty con của một TCTD bao quát rộnghơn so với Luật doanh nghiệp cũng như pháp luật của một số nước Sự kiểmsoát của TCTD với công ty con của không chỉ dưới góc độ kiểm soát trực tiếp

mà còn qua kiểm soát gián tiếp Cụ thé công ty con của một TCTD được xácđịnh thông qua việc sở hữu vốn của không chỉ giới hạn ở chính TCTD mà còn

cả người có liên quan của TCTD đó, hay như quyền trực tiếp hoặc gián tiếp

bô nhiệm đa sô hoặc tât cả người quản lý quan trọng của công ty con, Điêu

18

Trang 25

này thé hiện quan điểm tiếp cận một cách toàn diện về mối quan hệ kiểm soát

giữa công ty mẹ, công ty con.

Từ các phân tích nêu trên, tác giả đưa ra khái nệm công ty mẹ, công ty

con như sau: “Công ty mẹ là công ty sở hữu (trực tiếp hoặc gián tiến) it nhất51% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyên biểu quyết của một công ty khác,hoặc sở hữu dưới 50% vốn điêu lệ hoặc vốn cổ phan có quyên biểu quyết củamột công ty khác nhưng có quyên trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát việc raquyết định về các van dé quan trong liên quan đến điều lệ người quản lý chủchốt của công ty con và các quyết định quan trọng khác của cơ quan quản lý

công ty con theo quy định pháp luật Công ty con là công ty có công ty me

thỏa mãn các điều kiện nói trên ”

1.2.2 Đặc điểm mô hình cong ty me con

Thứ nhất, công ty me va công ty con có tư cách pháp nhân độc lập.Thực tế nghiên cứu quy định pháp lý của nhiều quốc gia cho thấy tổ hợp công

ty mẹ - công ty con không có tư cách pháp nhân mà chỉ là tổ hợp kinh doanh

chứa trong đó các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Do vậy, các công ty

mẹ và công ty con bình đăng với nhau trước pháp luật, đều được thành lập vàđăng ký theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của

cả tổ hợp công ty mẹ - công ty con có thé tạo ra hình ảnh một đơn vị kinh tế

có thương hiệu thống nhất và uy tín được cộng đồng thừa nhận Chính vì vậy,pháp luật công ty của nhiều nước không đưa ra định nghĩa về tổ hợp công ty

mẹ - công ty con, mà chỉ có quy định thế nào là công ty mẹ, thế nào là công tycon Tính độc lập về tư cách pháp nhân của công ty mẹ và công ty con là mộttrong những yếu tố góp phần thúc day sự ra đời của t6 hợp công ty mẹ - công

ty con Bởi lẽ đặc điểm này tạo nên lợi thế của việc liên kết công ty, làm phátsinh chế độ TNHH của các công ty, do đó có thé giảm thiểu rủi ro và trách

nhiệm của công ty mẹ Trong bôi cảnh các công ty có nhiêu dự án và nhiêu

19

Trang 26

lĩnh vực kinh doanh khác nhau, rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt là điềukhông thê tránh khỏi Bằng việc hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công tycon, công ty mẹ cũng đã phân tách được quyền và nghĩa vụ sang cho công tycon Tuy nhiên, về mặt kinh tế, nhóm công ty mẹ - con đặc biệt là trong

trường hợp công ty mẹ sở hữu hoàn toàn công ty con, thường được coi là một

thực thể kinh tế duy nhất Vì vậy, mặc dù là những chủ thể pháp lý độc lập,nhưng mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con không hoàn toàn độc lập,bình đăng như giữa các công ty độc lập khác Bởi lẽ, suy cho cùng, bản chấtcủa mối quan hệ giữa các chủ thé này là quan hệ kiểm soát, chi phối Do đó,trên thực tế không tránh khỏi các trường hợp nhằm tưởng tiềm lực kinh tế củacông ty mẹ mà thực hiện giao dịch với công ty con, cuối cùng có thể gánh

chịu những thiệt hại.

Thứ hai, môi quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con được thiết lậpchủ yếu trên cơ sở sở hữu vốn chi phối Theo đó, công ty mẹ sẽ góp 100%vốn hoặc góp một phan vốn đủ chi phối vào công ty con Mức vốn chi phốitheo quy định của pháp luật công ty nhiều quốc gia hiện nay là ít nhất 51%

Vì vậy, trong mối quan hệ này, công ty mẹ đóng vai trò là cô đông, thành viênhoặc là chủ sở hữu của công ty con, do đó công ty mẹ có các quyền và nghĩa

vụ cơ bản giống như các cô đông, thành viên khác Mối liên kết giữa công ty

mẹ và công ty con duy trì hoặc chấm đứt phụ thuộc vào việc công ty mẹ tiếptục giữ vốn đầu tư hoặc rút vốn đầu tư ra khỏi công ty con Tuy nhiên, khácvới các cô đông, thành viên khác, quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con làquan hệ giữa hai chủ thé kiểm soát và bị kiểm soát Như phần trên đã đề cập,

sự kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con bắt nguồn từ việc năm giữvốn chi phối hoặc thông qua những thỏa thuận kiểm soát Từ đó, công ty mẹ

có thê lợi dụng công ty con dé thực hiện các hoạt động kmh tế có lợi cho công

ty mẹ nhưng có thê gây ảnh hưởng đến những chủ thê khác và khiến giao dịch

20

Trang 27

không tuân theo đúng quy luật của thị trường Về mặt pháp lý, công ty mẹ vàcông ty con có tư cách pháp nhân độc lập, tuy nhiên, quan hệ sở hữu vốnkhiến cho mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con không hoàn toàn độclập Vì thế, pháp luật về kế toán và thuế của nhiều nước trên thế giới xem tôhợp công ty mẹ, con là thực thể đóng thuế duy nhất và đặt ra yêu cầu lập báocáo tài chính hợp nhất cho cả nhóm công ty Điều này nhằm tạo ra sự minhbạch trong thông tin của nhóm công ty, giúp các chủ thé khác khi tiến hành

giao dịch với công ty mẹ, các công ty con trong nhóm công ty có cái nhìn bao

quát, toàn diện về tình hình hoạt động và tải chính của cả tổ hợp Bên cạnh

đó, dé tránh việc công ty me lợi dụng nguyên tắc mỗi công ty có tư cách phápnhân độc lập và lợi dụng quan hệ sở hữu vốn chỉ phối buộc các công ty conthực hiện các giao dịch gây ảnh hưởng đến các chủ thé khác, pháp luật buộccông ty mẹ phải chịu trách nhiệm đối với công ty con trong một số trường

hợp.

Thứ ba, quan hệ giữa công ty me và công ty con không chỉ là mối quan

hệ giữa hai chủ thé này mà còn phát sinh nhiều mối quan hệ pháp lý khác cầnđược pháp luật điều chỉnh Các mối quan hệ khác trong nhóm công ty bao gồm:

quan hệ giữa các công ty con trong cùng một công ty mẹ, quan hệ giữa những

người quan lý ở công ty con với công ty me, quan hệ gitra những người quan lý ở

công ty mẹ với công ty con Tuy giữa các công ty con không có sự ràng buộc vềvon chỉ phối hay thỏa thuận kiểm soát nào, nhưng chúng có chung một nút liênkết đó là công ty mẹ Dự trù cho trường hợp công ty mẹ lợi dụng quyền của chủ

sở hữu tác động đến các quyết định của các công ty con nhằm thực hiện các giaodịch mang tính chất tư lợi, pháp luật của hầu hết các quốc gia trong đó có ViệtNam không cho phép các công ty con này đầu tư sở hữu chéo lẫn nhau Về phíangười quản lý, pháp luật đề cao vai trò của những người quản lý, ràng buộc nghĩa

vụ của người quản lý công ty con, không cho phép họ thực hiện việc quản lý,

21

Trang 28

quyết định các giao dịch không vì lợi ích của công ty con mà vì lợi ích của công ty

mẹ, đồng thời quy định người quản lý của công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về

việc can thiệp buộc công ty con thực hiện những giao dịch gây thiệt hại cho công

ty con.

1.2.3 Vai trò mô hình công ty me con

Thứ nhất, đối với chính các công ty me và công ty conMột là, công ty mẹ và công ty con tiến hành hoạt động kinh doanhtrong nhiều lĩnh vực giúp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh Mỗi công ty con

và công ty mẹ hoạt động hiệu quả trong một số lĩnh vực, liên kết lại giup cáccông ty tiếp cận kinh doanh nhiều ngành nghề Vai trò này thể hiện tầm quantrọng trong bối cảnh một số hoạt động mà doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực chuyên ngành bị hạn chế không thể trực tiếp kinh doanh mà phải thông

qua công ty con Công ty mẹ thực hiện hoạt động thông qua công ty con, gø1úp

tăng lợi nhuận so với trực tiếp tiễn hành nhiều hoạt động kmh doanh cùng lúc

Hai là, mô hình công ty mẹ và công ty con còn giúp các công ty con và

công ty mẹ sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả Công ty mẹ giảingân nguồn vốn đầu tư trong nhiều lĩnh vực cho công ty con, lợi nhuận từ cáchoạt động của công ty con bồ sung vốn cho hoạt động chính của công ty mẹ

Ba la, việc thành lập mô hình công ty mẹ - công ty con giúp các công

ty nâng cao khả năng huy động vốn trong quá trình kinh doanh với bản chất là

sự hình thành và liên kết giữa công ty mẹ và thường là một nhóm các công tycon, sẽ cho phép huy động nguồn lực vật chất lớn Thông qua nguồn vốn huyđộng từ công ty con, công ty mẹ có thể bảo đảm thanh khoản hoặc cho vaykhi công ty mẹ gặp khó khăn Mặt khác, công ty mẹ có vốn lớn, hỗ trợ tàichính cho công ty con dé hơn so với việc công ty con vay vốn từ bên thứ ba

Bốn là, mô hình công ty mẹ - công ty con cũng giúp sử dụng tận dụng

có hiệu quả các nguôn lực san có (vôn, cơ sở vật chat — kỹ thuật, nên tảng

22

Trang 29

khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, nguồn khách hàng, đối tác ) cho phépphát huy hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra, giúp tập trung tiềm lực để pháttriển, đặc biệt là trong các ngành đòi hỏi công nghệ cao, nhu cầu vốn lớn.

Năm là, mô hình công ty mẹ - công ty còn góp phần nâng cao khả năngcạnh tranh hạn chế rủi ro của công ty mẹ, công ty con Việc hình thành môhình công ty mẹ - công ty con là phương thức cân đối cung cầu (thông quahoạt động bán chéo, chia sẻ tệp khách hàng, đối tác ) phân chia rủi ro, tạotiềm lực cạnh tranh với các công ty đa quốc gia, bảo vệ nền sản xuất trong

Thứ hai, đối với nên kinh tế - xã hội

Việc hình thành nhóm công ty mẹ, công ty con hoạt động hiệu quả là

yếu tố tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cụ thê:

Một là, công ty mẹ - công ty con hoạt động hiệu quả sẽ tạo ra nhiều lợinhuận, phát triển quy mô, năng lực, là tiền đề phát triển kinh tế Lợi ích màtăng trưởng trong các công ty tạo ra khối lượng hàng hoá dịch vụ lớn, chấtlượng, nâng cao mức tiêu dùng và tăng xuất khâu, giữ kinh tế ôn định

Hai là, việc xây dựng nhóm công ty mẹ - công ty con đây mạnh nghiêncứu, ứng dụng khoa học công nghệ vao sản xuất kinh doanh Trên thực tế, cáccông ty mẹ - công ty con lớn có lợi thế về tiềm lực để đầu tư nghiên cứu pháttriển khoa học kỹ thuật, thúc đây cách mạng khoa học công nghệ toàn thế

ĐIỚI.

23

Trang 30

Ba là, việc xây dựng nhóm công ty mẹ - công ty con còn thúc đây hộinhập kinh tế quốc tế, thông qua mở rộng phân công lao động và hợp tác quốc

tế Nước ta hiện nay đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới,

do đó việc xây dựng mô hình công ty mẹ, công ty con lớn mạnh và điều tiếtcác lĩnh vực quan trọng sẽ hạn chế sự chi phối của công ty đa quốc gia xâm

nhập.

Bốn là, việc xây dựng nhóm công ty mẹ - công ty con có vai trò đảo

tạo, phát triển nhân lực, giải quyết van dé việc làm, thu nhập, cai thiện đời

sống người lao động Theo đó, vai trò của việc hình thành và hoạt động hiệuquả theo mô hình công ty mẹ - công ty con không chỉ quyết định sự phát triển

bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự 6n định các vấn dé xã hội.

Thứ ba, đối với các cơ quan quản lý Nhà nướcMột là, các doanh nghiệp đều có mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi

nhuận, theo đó, nhóm công ty mẹ - công ty con hoạt động hiệu quả, tận dụng

các thế mạnh dé phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có khả năng tạo

ra nhiêu lợi nhuận, từ đó bố sung cho nguồn ngân sách nhà nước dồi dào

Hai là, việc xây dựng mô hình công ty mẹ - công ty con hoạt động hiệu

quả còn góp phan thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, đặc biệt các công ty

me là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành nghề đặc thù Thực

tế, tồn tại một số ngành nghề lợi nhuận không cao, phụ thuộc vào điều kiện tựnhiên, chính trị, nhưng lại cần thiết cho sự phát triển Do đó, Nhà nước giaocho doanh nghiệp nhà nước thông qua công ty con để cùng thực hiện nhiệm

vụ trong lĩnh vực này, hướng tới mục tiêu chính trị - xã hội Ví dụ Tập đoàn

Bưu chính viễn thông Việt Nam cùng 07 công ty con cung cấp dịch vụ viễn

thông cho vùng biên giới, hai đảo phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh Hay như công ty me là doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực quân đội, an ninh,

điện lực (như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Điện

24

Trang 31

lực Việt Nam), cùng công ty con trở thành lực lượng bảo đảm an ninh quốc

nhất định đủ để tạo nên sự chỉ phối Sự thay đổi của tỉ lệ nắm giữ vốn điều lệ

dẫn tới sự thay đôi quyền sở hữu Sự thay đổi mức sở hữu của công ty này đốivới von điều lệ của công ty khác dẫn tới sự hình thành nên mối quan hệ công

ty mẹ - công ty con hoặc chấm dứt mối quan hệ đó

Mặc dù, sự chi phối của công ty mẹ với công ty con dựa trên việc nămgiữ tài sản, giữa chúng vẫn là mối quan hệ giữa hai pháp nhân độc lập, riêng

rẽ Cũng vì giữ vai trò như một cô đông hoặc bên góp vốn, như chủ đầu tư vàcông ty nhận đầu tư nên công ty mẹ cũng thực hiện các quyền và nghĩa vụ củamình như một cô đông hoặc bên góp vốn Công ty mẹ có quyền định hướng tô

chức và hoạt động của công ty con nhưng không giữ vị trí như là cơ quan

quản lý hay điều hành công ty con bởi công ty con cũng có bộ máy quản lýđiều hành riêng của mình Đồng thời quan hệ giữa công ty mẹ - công ty concũng không là quan hệ hành chính cấp trên và cấp dưới mà là cơ chế quản lýdựa trên quản trị tài chính, hình thức đầu tư và góp vốn của công ty mẹ vào

công ty con.

Quyền sở hữu đem lại cho công ty mẹ quyền chỉ phối đối với công tycon, nội dung của sự chi phối này thể hiện ở việc công ty mẹ có quyền quyếtđịnh đối với tổ chức, quản lý nhân sự chủ chốt, các vấn đề về thị trường,chiến lược kinh doanh và các quyết định quan trọng khác Mức độ sở hữu vốncủa công ty mẹ trong công ty con quyết định nội dung và độ chặt chẽ của mỗiquan hệ Nếu là công ty mẹ nắm giữ 100% vốn góp của công ty con thì quan

hệ giữa hai công ty là cực kì chặt chẽ, công ty mẹ có quyền quyết định tuyệt

25

Trang 32

đối và tối cao đối với các vấn đề quan trọng và chủ yếu của công ty con Công

ty con nào mà công ty me chỉ nắm phan vốn góp ở mức độ chi phối trở lên màchưa đạt đến mức tuyệt đối thì mối quan hệ giữa hai công ty sẽ kém chặt chẽhơn, tuy nhiên công ty mẹ vẫn đủ sức kiểm soát và định hướng hoạt động

kmh doanh của công ty con theo hướng có lợi cho mình.

Nội dung mỗi quan hệ

Gitta công ty mẹ với công ty con

Các mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con được xác định trên cơ

sở Luật Doanh nghiệp 2020 và tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty

con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thànhviên, chủ sở hữu hoặc cô đông trong quan hệ với công ty con theo quy địnhtương ứng của LDN năm 2020 và pháp luật có liên quan, cụ thể:

Một là, quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con là công ty trách nhiệm

hữu hạn một thành viên Trong mối quan hệ này, công ty mẹ là chủ sở hữu100% vốn đối với công ty con Công ty me nắm quyên lực tối cao, các quyếtđịnh từ công ty mẹ được thực hiện trực tiếp ma không cần biểu quyết ngoài raviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ khác của chủ sở hữu sẽ theo quy địh củaLuật Doanh nghiệp 2020, Điều lệ của công ty và các quy định của Chính phủ

Hai là, quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con là công ty cô phần,

công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Trong quan hệ này, công

ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông, thành viên, bên

góp vốn chỉ phối theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công tycon Công ty mẹ quản lý cổ phần, vốn góp chi phối ở công ty con thông qua

đại diện của mình tại doanh nghiệp.

Công ty mẹ nắm bắt tình hình hoạt động của công ty con thông qua

người đại diện của công ty mẹ tại công ty con Thông qua người đại diện này, công ty mẹ sẽ tác động đên quyêt dinh vê Điều lệ công ty, cơ câu tô chức,

26

Trang 33

chiến lược kinh doanh, nhân sự của công ty con, tuy nhiên mức độ ảnh hưởngcủa tác động phải phụ thuộc vào số phiếu biểu quyết mà công ty mẹ nắm giữ.Theo quy định tại khoản 3 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trường hợpcông ty mẹ can thiệp ngoài thâm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ

đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông

lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không

đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty conthì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó Mặc dù pháp luật hiệnhành đã có quy định về trách nhiệm của công ty mẹ khi lạm dụng vị thế gâythiệt hại cho công ty con nhưng trên thực tế đây là van đề tương đối phức tap,đòi hỏi pháp luật cần có sự điều chỉnh chỉ tiết Điều này đặt ra yêu cầu phải cónhững quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của công ty mẹ, những trường hợpcông ty mẹ phải chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào để bảo vệcông ty con.

Bên cạnh việc chịu sự chi phối của công ty me, công ty con có quyềnyêu cầu công ty mẹ thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật vàđiều lệ, trong trường hợp công ty mẹ can thiệp quá thâm quyền hoặc buộccông ty con thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trái với thông lệ

kmh doanh bình thường, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải

chịu hoàn toàn trách nhiệm vé thiệt hại đó

Mi quan hệ giữa các công ty con với nhauCác công ty con đều là những pháp nhân độc lập, có vi trí ngang nhau, cótài sản, bộ máy quản lý riêng và đều chịu sự chỉ phối từ một công ty mẹ Giữacác công ty này thường hình thành quan hệ chặt chẽ về hợp tac và sản xuất déphục vụ chiến lược, mục tiêu phát triển của cả tô hợp Một trong các kiểu liênkết trong tô hợp đó là mỗi công ty sẽ là một khâu trong dây chuyên sản xuất kinhdoanh của tô hợp công ty mẹ - công ty con Khi đó, các giao dịch kinh doanh

27

Trang 34

trong nội bộ tô hợp trên cũng phải tuân thủ quy tắc thị trường, đảm bảo nguyêntắc tự nguyện, bình dang và cùng có lợi, song cũng có những bảo hộ, ưu đãi.

Trong việc thực hiện hoạt động kmh doanh, có khi hoạt động kmh doanh mang

lại bất lợi cho công ty con này nhưng lại có lợi cho công ty con khác và xét vềlợi ích tổng thé thì sự hy sinh lợi ích của công ty con này sẽ giúp đạt được lợi íchtổng cao hơn Khi đó, các công ty con này sẽ tự thương lượng, dàn xếp với nhau

dé bù đắp phan thiệt hại hoặc công ty me sẽ là trung gian dé thoả thuận và chi trảcho công ty con bi bắt lợi thông qua việc công ty con nhận lại một lợi ích như lợi

nhuận hay một cơ hội kmnh doanh nào đấy, hoặc công ty con được hưởng lợi đóphải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại

Moi quan hệphátsinh giữa những người liên quan của công ty mẹ vớicong ty con

Người dai điện của công ty mẹ tại công ty con được ủy quyền thực hiện

trách nhiệm giám sát các hoạt động của công ty con, nhân danh chủ sở hữu,

thành viên, cổ đông thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thànhviên, cô đông, người quản lý của công ty con đối với công ty mẹ Trong mô

hình công ty mẹ - công ty con, những người có liên quan của công ty mẹ và

công ty con thường có những ảnh hưởng nhất định trong việc quản lý công ty,điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc ảnh hưởng, chi phối VIỆC raquyết định của doanh nghiệp

Người đại diện của công ty me tại công ty con là người liên kết giữacông ty mẹ và công ty con, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa mối quan

hệ giữa hai bên Tại BLDS năm 2015 thì thời hạn đại diện và thời hạn ủy

quyền của người đại điện của doanh nghiệp được xác định theo văn ban ủyquyền, theo quyết định của cơ quan có thâm quyên, theo điều lệ của công ty

Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện, thì thoi han đại diện được

28

Trang 35

tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự, nếu quyền đại diện được xácdinh theo giao dịch dân sự cụ thé Nếu quyền đại diện không được xác dinhvới giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểmphát sinh quyền đại diện Thời hạn ủy quyền cũng được quy định trong BLDSnăm 2015, thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quyđịnh, nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì hợp đồng ủyquyên có hiệu lực 01 năm, ké từ ngày xác lập việc ủy quyên.

29

Trang 36

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Công ty mẹ - Công ty con không phải là một khái nệm mới Tuy nhiên

trong thời gần đây, cùng với sự phát triển của tình hình kinh tế, xã hội thì môhình công ty mẹ - công ty con ngày cảng xuất hiện nhiều hơn Trong chương

1 này, tác giả đã nêu và phân tích một số quan điểm, lý luận về công ty cổphần, và công ty mẹ - công ty con Đặc biệt là tác giả đã tìm hiểu và nêu một

số quan điểm của các quốc gia trên thế giới Trên cơ sở đó, tác giả hy vọng sẽtạo điều kiện cho việc nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành và gópphần hoàn thiện các quy định đó ở các chương sau

30

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VẺ TÓ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CUA CONG TY CO PHAN TRONG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ

CON THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1 Quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty cỗ phần

trong mô hình công ty mẹ con theo pháp luật Việt Nam

2.1.1 Quy định pháp luật về tổ chức của công ty cỗ phần trong mô hình

công ty mẹ con theo pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 137 LDN 2020, CTCP có quyền lựa chọn tổ

chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây

Thứ nhất, ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và GD, TGD, trong trường hợpCTCP có dưới mười một cổ đông và các cô đông là tổ chức sở hữu dưới 50%tong số cô phan của công ty, thì không bắt buộc phải có BKS Việc có BKShay không còn tùy thuộc vào số lượng cổ đông của công ty va tỷ lệ cô phầnmỗi cô đông sở hữu cụ thể: (i) Công ty cô phần không bắt buộc phải có Bankiểm soát nếu công ty có dưới 11 cô đông và các cô đông là tổ chức sở hữudưới 50% tổng số cô phan của công ty; (ii) Công ty cé phan bắt buộc phải cóBan kiểm soát là mô hình tổ chức quản lý truyền thống và điển hình của công

ty cô phan Nhận xét về mô hình này cho ta thấy việc tổ chức quản lý công ty

có sự phân công nhiệm vụ và kiềm chế lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý,điều hành và kiểm soát công ty Đây là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp vàhiệu quả trong trường hợp công ty cô phần có sự tham gia đông đảo của các

cô đông

Thứ hai, Mô hình tô chức quản lí không có ban kiểm soát: trong trường

hợp này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ủy

ban kiểm toán trực thuộc HĐQT Các thành viên độc lập thực hiện chức năng

31

Trang 38

giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công

ty

2.1.1.1 Tổ chức quản lý theo mô hình có ban kiểm soát

Mô hình CTCP có Ban kiểm soát bao gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS vàGD/TGD, Với mô hình này, việc tổ chức quan lý công ty có sự phân côngphân nhiệm và giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan quan lý, điều hành và kiểm

> Về quyên hạn:

Với tư cách là cơ quan được hợp thành bởi tất cả những người chủ thực

sự của công ty dé quan trị công ty, DHDCD có quyền xem xét và quyết địnhtất cả các van đề chủ yếu quan trọng nhất trong CTCP (Khoản 2 Điều 138,LDN 2020) Cụ thể, ĐHĐCĐ có quyền quyết định những vấn đề sau đây:thông qua định hướng phát triển của công ty; quyết định loại cé phan và tổng

số cô phan của từng loại được quyền chao bán quyết định mức cổ tức hangnăm của từng loại cổ phần; Bau, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT,

kiểm soát viên; Quyết định đầu tư hoặc bản số tài sản có gia tri bang hoặc lớn

hơn 35% tong giá trị tài sản được ghi trong BCTC gần nhất của công ty nếuĐiều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; Quyết định

32

Trang 39

sửa đổi, bố sung Điều lệ công ty; Thông qua BCTC hang nam; Quyết địnhmua lại trên 10% tổng số cô phần đã bán của mỗi loại; Xem xét và xử lý các

vi phạm của HĐQT BKS gây thiệt hại cho công ty và cô đông công ty; Quyếtđịnh tô chức lại giải thể công ty; Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao,thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Phê duyệt quychế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Phêduyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc

lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập

khi xét thấy cần thiết; Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanhnghiệp 2020 và Điều lệ công ty

Cuộc họp Đại hội đồng cổ dongQuy định về cuộc hop Dai hội đồng cổ déng(DHDCD) ở ba giai đoạnchuẩn bị và triệu tập họp DHDCD, tiến hành hop Đại hội DHDCD, thông quaquyết định họp DHDCD

> Chuẩn bị và triệu tập họp Đại hội dong cổ dong

LDN 2014 đã bổ sung quy định cuộc họp ĐHĐCĐ Kế thừa LDN

2014, LDN 2020 quy dinh cuộc họp ĐHĐCĐ có thê được tô chức cùng lúc tại

nhiều địa điểm khác nhau và nơi chủ tọa tham dự họp được xác định địa điểm

họp ĐHĐCĐ Vấn dé tô chức như vậy gọi là cuộc họp trực tuyến các bên sẽ

mở màn hình máy chiếu đề tương tác với nhau qua các điểm cầu được kết nói.Các van đề được thông qua trong cuộc họp DHDCD thường niên được bổsung thêm nội dung về việc DHDCD sẽ thông qua kế hoạch kinh doanh hằngnăm của công ty, báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát vàcủa từng Kiểm soát viên Triệu tập cuộc hop ĐHĐCĐ, khi HĐQT không triệu

tập họp bất thường DHDCD thì Chủ tịch HĐQT sẽ phải chiu trách nhiệm va

bồi thường thiệt hại phát sinh theo quy định LDN 2005

33

Trang 40

Tuy nhiên với quy định LDN 2014, LDN 2020 thì Chủ tịch HĐQT va

các thành viên HĐQT đều phải ch trách nhiệm khi không triệu tập cuộc hopbất thường theo đúng quy định Trường hợp HĐQT không triệu tập họp thìBan kiểm soát (BKS) sẽ thay thế HĐQT thực hiện việc triệu tập Ban kiểmsoát chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại phát sinh khi không thực hiện

việc triệu tập Công việc của người triệu tập, LDN 2020 đã quy định công

việc dự thảo nghị quyết của DHDCD theo nội dung dự kiến của cuộc họp,danh sách và thông tin chỉ tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầuthành viên HĐQT và Kiểm soát viên LDN 2020 quy định thêm trách nhiệmcủa người quản lý công ty trong việc cung cấp kịp thời thông tin số đăng ký

cô đông, thời hạn gửi thông báo mời họp đến tất cả cô đông trong Danh sách

cô đông có quyền dự họp chậm nhất 10 ngày

Quy định này sẽ ràng buộc trách nhiệm đối với HĐQT và BKS trong việcthực thi nhiệm vụ quản lý công ty, đảm bảo tốt nhất quyên lợi cho các cô đông

> Tiến hành họp Đại hội dong cổ đông

Về điều kiện tiến hành cuộc họp:

LDN 2020 quy định có số cô đông dự họp đại diện ít nhất 31% Ngoài

ra, cuộc họp triệu tập lần hai (khi lần thứ nhất không đủ điều kiện được tiễnhành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% Về cách thức tiến hànhhọp và biểu quyết, khi Chủ tịch HĐQT vắng mặt hoặc tạm thời mất khả nănglàm việc, các thành viên HĐQT còn lại được bầu một người trong số họ làmchủ tọa cuộc họp theo nguyên tắc đa số Trường hợp không bầu được ngườilàm chủ tọa thì Trưởng BKS sẽ điều khiển ĐHCĐ bầu chủ tọa thay vì thànhviên HĐQT có chức vụ cao nhất điều khiển theo quy định LDN 2020

Như vậy, các quy định của LDN 2020 về điều kiện tiến hành cuộc họpĐHĐCĐ đã được giảm đáng ké dé phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, mặtkhác sự thay đổi này cũng là sự phù hợp với thực tiễn các doanh nghiệp Việt

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w