1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng công tố ở Việt Nam

72 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thực Hiện Chức Năng Công Tố Ở Việt Nam
Tác giả Ngô Thị Thơm
Người hướng dẫn PGS. TS. Thái Vĩnh Thắng
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 39,17 MB

Nội dung

được tô chức nằm trong hệ thống Toà án hệ thống các cơ quan tư pháp.Riêng ở các nước xã hội chủ nghĩa, cơ quan thực hiện chức năng công tốkhông được đặt trong hệ thông cơ quan hành pháp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGÔ THỊ THƠM

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Thái Vĩnh Thắng

HÀ NOI - 2006

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ quan thực hiện chức năng công tố

1.1 Công tố và cơ quan thực hiện chức năng công tố

1.2 Mô hình cơ quan thực hiện chức năng công tố ở một số nước trên thé

giới

Chương 2: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng

công tô ở Việt Nam

2.1 Sự hình thành và phát triển của cơ quan thực hiện chức năng công tố

ở Việt Nam

2.2 Tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng công tố ở

Việt Nam theo pháp luật hiện hành

2.3 Thực trạng tô chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng

công tô ở Việt Nam

Chương 3: Đồi mới tô chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức

năng công tổ ở Việt Nam

3.1 Nhu cầu đổi mới cơ quan thực hiện chức năng công tố ở Việt Nam

3.2 Quan điểm đôi mới

3.3 Phương hướng đổi mới

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cơ quan thực hiện chức năng công tổ là một thiết chế trong hệ thống cơquan nhà nước, thực hiện một trong những chức năng của Nhà nước Việc tochức và hoạt động cua co quan thực hiện chức nang công tố phụ thuộc vào sựnhận thức và yêu cầu thực tiễn của mỗi giai đoạn

Hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng công tố ở Việt Nam đã đạt

được những thành tựu to lớn trong những năm qua Tuy vậy, thực tiễn cho

thấy vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nàycần giải quyết Một trong những nguyên nhân là lý luận về cơ quan này cònchưa được làm sáng tỏ Cho đến nay, vẫn chưa có sự nhận thức thống nhất vềkhái niệm quyền công tố và cơ quan thực hiện chức năng công tố

Trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân, yêu cầu đặt ra là phải đôi mới tổchức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việc đôi mới tổ chức và hoạt độngcủa cơ quan thực hiện chức năng công tô được đặt chung trong việc đổi mới

hệ thống cơ quan nhà nước Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của BộChính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra yêu cầu phảiđôi mới một cách toàn điện cơ quan này, đảm bảo thực hiện tốt chức năngcông tố, đảm bảo dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Trong thực tiễn khoa học pháp lý hiện nay, có rất nhiều quan điểm khácnhau về tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng công tố Môhình cơ quan công tố trên thế giới cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia

Do vậy, cần có sự nghiên cứu một cách khoa học về vấn đề này dé đưa ra một

luận giải mang tính khoa học, có khả năng áp dụng vào thực tiễn.

Với tất cả các luận giải trên, việc nghiên cứu đổi mới tô chức và hoạtđộng của co quan công tổ là cần thiết, đảm bảo cho co quan này đáp ứng được

yêu câu của công tác quản lý Do vậy, người nghiên cứu đã chọn đê tài: “72

Trang 4

làm luận văn Thạc sỹ.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Mô hình về cơ quan thực hiện chức năng công t6 đã được nghiên cứu

từ trước đến nay nhằm tim ra được một giải pháp tối ưu cho việc phát huyhiệu lực và hiệu quả của cơ quan này.

Có thê ké ra một vài công trình nghiên cứu ở nước ta từ trước đến naynhư sau:

- Đề tài khoa học: Một số vấn đề về đổi mới của Viện kiểm sát nhândân do Phó Tiến sỹ Lê Hữu Thể làm chủ nhiệm -1995 - bàn về sự cần thiếtcủa công tác đổi mới nhận thức về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

- Đề tài khoa học cấp bộ: Những van đề lý luận về quyền công tô vàviệc tô chức thực hiện quyền công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay củaViện kiểm sát nhân dân tối cao năm 1999

-Một số luận văn, luận án thạc sy, tién sy; các bai báo, công trìnhnghiên cứu đăng trên các tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật

3 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

- Xem xét tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng công

tô ở Việt Nam trong sự so sánh, đối chiếu với một số nước trên thế gIỚI

- Nhận thức được sự cần thiết phải đôi mới tô chức và hoạt động của cơquan thực hiện chức năng công tổ ở Việt Nam

- Đưa ra được quan điểm, phương hướng và giải pháp đổi mới cụ thénhằm phát huy được hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quannày.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tố và cơ quan thựchiện chức năng công tố

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trang 5

công tổ ở Việt Nam dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộngsản Việt Nam về cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyên xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Luận văn sử dụng kết hợpcác phương pháp lịch sử, so sánh đối chiếu, phân tích — tổng hợp, thống kê, tưduy lôgic và phương pháp hệ thống.

6 Đóng góp mới của luận văn: Qua quá trình nghiên cứu, phân tích,

luận văn đã đưa ra mô hình Viện công tô ở Việt Nam với tính cách là cơ quanthực hiện chức năng công tố

7 Kết cầu của luận van

Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về cơ quan thực hiện chức năng công tố

Chương 2 Tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng công

tố ở Việt Nam

Chương 3 Đôi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức

năng công tô ở Việt Nam.

Trang 6

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CO QUAN THỰC HIỆN CHỨC NANG

CONG TO1.1 Công tổ và co quan thực hiện chức năng công tố

1.1.1 Công to

1.1.1.1 Khai niệm công tô

Công tố là khái niệm xuất hiện và tồn tại từ rất lâu trong khoa họcpháp lý Tuy nhiên, ở các quốc gia khác nhau, khái niệm này được hiểu khác

nhau.

Trong Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết, khái niệm công tố được

hợp thành bởi hai từ: “sự buộc tội” với tính cách là danh từ và “công” với tínhcách là tính từ Từ “sự buộc tội” được dùng theo hai nghĩa: thứ nhất, đó là

“nội dung của sự buộc tội nêu trong quyết định khởi t6 bị can, kết luận điều

tra, cáo trang và bản án”; thứ hai, đó là “một loại hoạt động buộc tội của Nha

nước, của xã hội, thậm chí của người bị hại hay người đại diện của người này

trong việc chứng minh lỗi của bị cáo” Khi ghép từ “sự buộc tội” với từ

“công” thành “công tố” thì được hiểu là “sự buộc tội của Nhà nước đối với

người bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Trong tiếng Anh, công tố (prosecution) có nghĩa là quá trình lập luận

minh chứng ở Toà án một người nào đó đã phạm tdi.

ở Việt Nam, về mặt lập pháp, cho đến nay vẫn chưa có văn bản phápluật nào cua Nhà nước ta chính thức giải thích nội dung của khái niệm này.

Về mặt khoa học, tại cuốn “Từ điển Tiếng Việt” in lần thứ 6, đợt 2 của Việnngôn ngữ do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên (Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trungtâm Từ điển Hà Nội - Đà Nẵng, 1998, trang 204) thì công tố có nghĩa là “điềutra, truy tổ và buộc tội kẻ phạm pháp trước Toà án”

Trang 7

nhiên, giữa các khái niệm trên có một điểm chung, đó là: hiểu công tố là sựbuộc tội của Nhà nước đối với người phạm pháp.

Có thể nói, công tố là một trong những hình thức cáo buộc người khácthực hiện hành vi sai trái hoặc vi phạm pháp luật Trong công tố, người thựchiện sự cáo buộc ay là Nha nước, đối tượng bị cáo buộc không chỉ là một conngười cụ thể mà còn có thể là một pháp nhân và việc cáo buộc này không bịhạn chế trong một lĩnh vực nao Sự cáo buộc được thê hiện và tồn tại trongnhiều lĩnh vực khác nhau tuỳ theo hành vi vi phạm được thực hiện đã xâmphạm tới quan hệ pháp luật nào Vì vậy, công tố, theo người viết cần đượchiểu là sự cáo buộc của Nhà nước đối với người đã có hành vi vi phạm phápluật trước Toà án.

1.1.1.2 Đặc điểm của công tố

Thứ nhất, công tố là quyên Khái niệm “tố” được hiểu là sự cáo buộccông khai của một người hay một nhóm người, của cơ quan hoặc tô chức vềhành vi vi phạm pháp luật, hành vi sai trái của người, t6 chức hoặc co quantrước người hoặc cơ quan có thâm quyền Việc cáo buộc công khai là mộtquyền của chủ thé và có thé thực hiện bằng các con đường khác nhau trong đó

có Nhà nước Công tố là một hình thức biểu hiện của quyền lực Nhà nước.Quyền công tổ là quyền lực công đòi hỏi phải tố giác và xử lý các vụ việcxâm phạm lợi ích chung một cách công khai bằng con đường Toà án Do vậy,khi nói tới công tố cần được hiểu là quyền công tố Khái niệm công tố vàquyền công tô đồng nhất với nhau

Thứ hai, công tố là khái niệm pháp lý mang tính lịch sử Công tố làhình thức nhân danh lợi ích công để phát giác, tố cáo những hành vi vi phạmpháp luật liên quan đến lợi ich chung ra trước Toà án dé xét xử Song, công tốNhà nước không đồng nghĩa với công tô xã hội Công tố là sản phẩm của xãhội có Nhà nước Công tố xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, phápluật.

Trang 8

Quyền công tố thể hiện rõ mối quan hệ giữa Nhà nước với ngườiphạm tội và mối quan hệ ấy do chính hành vi phạm tội làm phát sinh

ra Sự trừng phạt là quyền của Nhà nước, không thể chuyển giao cho

tư nhân Mọi quyền của Nhà nước đối với người phạm tội, đồng thờicũng là nghĩa vụ của người đó đối với Nhà nước bởi vì bản chất phạmtội của hành vi không phải là xâm phạm đến rừng cây với tính cách làthứ vật chất mà xâm phạm đến hệ thần kinh của Nhà nước, đến quyền

sở hữu”.[9, tr218,219]

Quyền công tổ gan liền với bản chất của từng kiểu Nhà nước, gắn liềnvới cách thức tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước ở mỗi quốc gia VỚInhững điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể Theo thời gian, sự phát triển,hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật, việc phân định chức năngNhà nước giữa các cơ quan ngày càng cụ thê, rõ ràng hơn theo hướng chuyênmôn hoá; nhận thức xã hội về trách nhiệm của Nhà nước đối với xã hội và cánhân đã có sự thay đổi đáng kể Nhà nước dần dần có sự can thiệp sâu hon débảo vệ lợi ích cá nhân khi chúng bị vi phạm Vai trò của công tố ngày càngđược đề cao Và như vậy, có thể nói, khái niệm công tố, quyền công tố đồngnghĩa với khái niệm công tố Nhà nước, quyền công tổ Nhà nước

Thứ ba, đối tượng bảo vệ của quyền công tố là lợi ích chung của Nhànước Nhà nước, với tính cách là một quyền lực công cần phải duy trì trật tự

xã hội Đây là nhu cầu tất yếu vì xã hội là môi trường tồn tại của Nhà nước.Trật tự xã hội được duy trì mới là cơ sở bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị

và những lợi ích chung có liên quan mà bất kỳ Nhà nước nào cũng phải quantâm Trách nhiệm xã hội này thuộc về Nhà nước chứ không phải trách nhiệm

của cá nhân hay một nhóm người bởi vì Nhà nước nói chung dường như là

người nhân danh xã hội duy trì các xung đột trong vòng trật tự.

Thứ tư, công tố gắn liền song phải độc lập với quyền tài phán của Toa

án Quyên công tô là quyên lực công, đòi hỏi phải tô giác và xử lý các vụ việc

Trang 9

quyền công tố phải gắn liền với quyền tài phán của Toà án Tuy nhiên, đểđảm bảo tính khách quan và sự công bằng thì quyền này phải độc lập vớiquyên tài phán của Toà án Theo đó, về mặt nguyên tắc, công tố chỉ có thé domột cơ quan thực hiện và được gọi là cơ quan công tố, đồng thời, quyền công

tố cũng phải được thê hiện ở những nội dung cụ thê

1.1.1.3 Phạm vì của công tổ

Phạm vi của quyền công tố xuất phát từ quan niệm về công tố, do vậy,

có rất nhiều quan điểm khác nhau về van dé nay ở các quốc gia khác nhau,quan điểm chính thống được pháp luật ghi nhận về vấn đề này cũng khácnhau Có quốc gia cho rang, quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hìnhsự; có quốc gia lại cho rằng, quyền công tố có ở tất cả các lĩnh vực tô tụngtrong đó có tố tụng hình sự và các tố tụng khác ngoài tố tụng hình sự Việcxác định phạm vi của công tố có ý nghĩa quan trọng, tránh sự nhằm lẫn giữaquyền công tố với tổ chức thực hiện quyền công tố, giữa quyền năng công tốvới thâm quyền tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc quyền khởikiện của đương sự với quyền khởi tố của cơ quan công tố trong lĩnh vực tốtụng khác ngoài tố tụng hình sự

Về lý luận, cần xuất phát từ đặc điểm đối tượng bảo vệ của công té lànhững lợi ích Nhà nước, lợi ích chung của xã hội để lý giải phạm vi củaquyền công tô Những lợi ích chung đó biểu hiện trong những mối quan hệ xãhội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhànước, thê hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trước toàn xã hội Những quan hệ

cơ bản và quan trọng đó không chỉ được xác lập và bảo vệ bằng pháp luậthình sự, luật tố tụng hình sự mà còn có cả các lĩnh vực pháp luật khác như

Trang 10

quyền công tố được thé hiện rõ nét nhất, đậm nhất trong các giai đoạn của tốtụng hình sự, còn trong các lĩnh vực tố tụng khác như dân sự, hành chính, laođộng thì quyền công t6 dường như nhường chỗ cho quyền tự định đoạt của

các đương sự Chỉ trong những trường hợp trật tự công cộng và lợi ích của

Nhà nước có nguy cơ bị xâm hại thì Nhà nước mới đứng ra để can thiệp.Nghiên cứu pháp luật nước ngoài cho thấy, cơ quan công tố ở nhiều nước trênthế giới đều được trao quyền nhân danh công quyền dé can thiệp vào những

vụ án dân sự, hành chính, kinh tế quan trọng liên quan đến lợi ích công ở

Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan thực hiện chức

năng công tô cũng thực hiện quyền công tố ở một số lĩnh vực hành chính, dân

sự, lao động Do vậy, có thê khang định, phạm vi của công tô được thựchiện trên tất các lĩnh vực Tuy nhiên, giới hạn của quyền công tô đến dau, sự

“nhường sân” cho tư tố dé đảm bảo dân chủ, tự quyết của cá nhân là van décần tranh luận, xin được phân tích cụ thể hơn ở chương ba

1.1.1.4 Công t6 và tư tổ

Một trong những khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ với công tố là tư

tố Có thê nói, đây là những hiện tượng cùng tồn tại và phát triển không táchrời nhau trong xã hội có Nhà nước Lich sử Nhà nước và pháp luật thé giới đãchỉ ra rang: tư tố là một chế định pháp lý cô xưa nhất mà pháp luật cô đại chongười bị hại hoặc người thân của người bị hại sử dụng để khởi kiện chống lạingười đã thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền và lợi ích cá nhân.Quyền đó của người bị hại hay người thân của họ được gọi là quyền tư tố vàcác vụ án loại này có tên gọi là các vụ án tư tố

Cơ chế vận hành của quyền công tổ và tư tố có sự thay đổi về cơ bảncùng với sự phát triển của xã hội ở giai đoạn đầu của sự xuất hiện Nhà nước,quyền công tô chỉ được sử dụng trong phạm vi hẹp dé bảo vệ lợi ich công baogồm lợi ích Nhà nước va lợi ich chung liên quan đến cả cộng đồng Việc bảo

vệ lợi ích cá nhân, Nhà nước không cân thiệt và không can thiệp do quan

Trang 11

sức đơn giản, chưa có cơ quan chuyên trách dé đảm nhận công việc này Vềsau, cùng với sự phát triển và hoàn thiện bộ máy nhà nước, hệ thống phápluật, sự nhận thức của xã hội về lợi ích công và lợi ích tư, về trách nhiệm củaNhà nước đối với xã hội, quan niệm này cũng thay đôi Họ cho rằng, trong rấtnhiều trường hợp, khi lợi ích cá nhân bị xâm phạm thì lợi ích công cũng bịxâm hại hoặc bị đe doạ xâm hại Chính vì vậy, vai trò của công tố ngày càngđược dé cao, còn tư tổ ngày càng mờ nhạt, nhường chỗ cho công tố Ngàynay, tư tố van còn tồn tại song song cùng với công tố ở hầu hết các nướcnhưng phạm vi của quyền này bị thu hẹp lại và thông thường chỉ bao gồmquyền yêu cầu khởi tô vụ án, cung cấp chứng cứ, yêu cầu đòi bồi thường thiệthại và thực hiện việc buộc tội bị cáo trước Toà án trong các vụ án tư tố Tuynhiên, ở một sé it quốc gia theo truyền thống luật lục địa, tư tố vẫn còn giữvai trò quan trọng trong việc giải quyết một số vụ án Trên thực tế, quyền tư

tô it được sử dụng bởi thứ nhất, việc một cá nhân theo đuôi một vụ án hình sựthường gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém về thời gian, công sức, tiền của choquá trình chứng minh, thực hiện việc buộc tội; thứ hai, nếu pháp luật cho phép

cá nhân hoàn toàn có quyền hoà giải, thoả thuận với người phạm tội sẽ dẫnđến tình trạng nhiều vụ án hình sự không được đưa ra xét xử, được coi là bỏlọt tội phạm.

1.1.1.5 Công tô và thực hành quyển công tô

Công tố và thực hành quyền công tố là hai khái niệm cần được phânđịnh rõ ràng Thực hành quyền công tố là việc thực hiện các hành vi tố tungcần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng dé truy cứu trách nhiệm hình sựngười phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước Toà án và bảo vệ sự buộctội đó Nếu như công tố là khái niệm bao hàm, khái niệm pháp lý chung thìthực hành quyền công tố là khái niệm được sử dụng trong khoa học pháp lý tốtụng Trong quá trình tố tụng hình sự, hoạt động thực hành quyền công tổ baogồm những hoạt động cụ thé như khởi tổ bi can, truy tố bị can ra trước toà,

Trang 12

buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội đó trước toà Như vậy, có thê thay cong

tố là quyền của Nha nước còn thực hành quyền công tố là các hoạt động cuthé dé thực hiện quyền đó Các hoạt động này được thực hiện bởi một hệthống các cơ quan cụ thể, được gọi là cơ quan thực hiện chức năng công tố.Mối quan hệ giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố là mỗi quan hệbiện chứng giữa quyền lực Nhà nước và cách thức tổ chức thực hiện quyềnlực ấy

1.1.2 Cơ quan thực hiện chức năng công to

1.1.2.1 Khải niệm

Quyền công tố là một loại quyền Nhà nước Dé thực hiện quyền này,Nhà nước uỷ quyền cho một hệ thống cơ quan thực hiện gọi là cơ quan thựchiện chức năng công tó

Trước hết, cơ quan thực hiện chức năng công tố phải là cơ quan thuộc

bộ máy nhà nước Các quốc gia xây dựng hệ thống các cơ quan này dựa trênnguyên tắc chung về tô chức bộ máy nhà nước trong đó có nguyên tắc tô chứcthực hiện quyền lực Nhà nước ở các nước khác nhau, chức năng công tố cóthé được thực hiện bởi một cơ quan có chức năng chuyên biệt gọi là Việncông tố; có thé thực hiện bởi cơ quan ngoài chức năng công tố còn có nhữngchức năng khác gọi là Viện kiểm sát Tuy vậy, các cơ quan này đều phải thựchành quyền công tố, có nghĩa là tiến hành các hoạt động, đặc biệt là quyềncông tô trong lĩnh vực tố tụng hình sự

Cơ quan công tô có thé có chức năng khác ngoài chức năng công tố.Vậy, khi thực hiện chức năng công tố, cơ quan này hoạt động trong phạm vinào? Quyền công tổ là quyền trên tat cả các lĩnh vực tố tụng Do vậy, thâmquyền công tố của cơ quan thực hiện chức năng công tố không chỉ bó heptrong lĩnh vực tố tụng hình sự mà còn ở các lĩnh vực tố tụng khác Có thể nói,nơi nào mà pháp luật cho phép cơ quan thực hiện chức năng công tố nhândanh lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội đưa vụ án ra Toà án đê xét xử thì nơi đó

Trang 13

có việc thực hành quyền công tố Vì thế, co quan thực hiện chức năng công tốthực hành quyền công t6 bat đầu từ việc khởi tố vụ án hoặc khởi kiện vàchấm dứt khi có phán quyết có hiệu lực của pháp luật của cơ quan xét xử hoặckhi có căn cứ triệt tiêu quyền công tổ ở giai đoạn sớm hơn.

1.1.2.2 Lịch sử phát triển cơ quan thực hiện chức năng công t6 và vaitrò của cơ quan này trong mỗi giai đoạn

Một vấn đề đặt ra là: Công tố xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhànước Vậy, cơ quan thực hiện chức năng công tố có hình thành cùng vớiquyền công tô hay không?

Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới đã chứng minh rằng, thời kỳđầu Nhà nước sơ khai, trong điều kiện bộ máy nhà nước còn giản đơn và hệthống pháp luật mới hình thành, quyền công tố chỉ được thực hiện trong mộtphạm vi hẹp dé bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và chưa có cơ quan riêngbiệt dé thực hiện chức năng công tố Trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ, việcphân chia quyền lực chưa rõ ràng, chưa có sự phân định giữa quyền hànhpháp và quyền tư pháp Việc điều tra, truy tố và thi hành án xét xử thôngthường chỉ do một quan án đảm nhiệm Đến cuối thời kỳ chiếm hữu nô lệ,Nhà nước La mã cô dai mới thành lập cơ quan xét xử tách ra khỏi cơ quanhành pháp Trong Nhà nước phong kiến, việc phân định chức năng Nhà nướcgiữa các cơ quan trong bộ máy ngày càng cụ thể, rõ ràng hơn theo hướngchuyên môn hoá Viện công tổ lần lượt ra đời, đầu tiên xuất hiện ở Pháp(1285 -1344) Sau đó, vào thế ky XVI — XVII, Viện công tố được thành lập ởnhiều nước Châu Âu như Italia, Hà Lan, Đức, Nga Ngoài việc bảo vệ lợiich của giai cấp thống tri, cơ quan công tố thời kỳ này còn có nhiệm vu bảo vệlợi ích chung của toàn xã hội Nhờ cuộc cách mạng chính tri, giai cấp tư sảntrở thành giai cấp thống trị đã xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến và Nhànước phong kiến Nhà nước tư sản ra đời Trong Nhà nước tư sản đã có sựtách bạch rõ ràng hơn trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước, quyền tư

pháp cũng từng bước được hoàn thiện, vai trò của Toà án được đê cao, Viện

Trang 14

công tố trở thành người đại diện cho quyền lợi công để đưa vụ án ra Toà ánnhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo đảm sự tuân thủ trật tự công cộng.Trong lĩnh vực hình sự, vai trò của công tố luôn luôn là một bên trong vụ ánnhân danh Nhà nước dé cáo buộc người phạm tội.

Đến cuối năm 1922, khi Nhà nước công nông đầu tiên ra đời, theo sángkiến của V.I Lê nin, Viện công tố được chuyên thành Viện kiểm sát Việnkiểm sát, ngoài chức năng công tố còn có nhiệm vụ quan trọng, đó là, kiểmsát việc tuân theo pháp luật Mô hình Viện kiểm sát, cơ quan thực hiện quyềncông tô xuất hiện dau tiên ở Nga, sau đó là ở các nước xã hội chủ nghĩa trong

đó có Việt Nam ở các nước này, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân được đềcao trong bộ máy nhà nước, là cơ quan trực thuộc Quốc hội với tư cách là cơquan quyền lực Nhà nước cao nhất, độc lập với các cơ quan khác và được tôchức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương

Có thé thấy, ở các nước tuy khác nhau về chế độ chính trị — xã hộinhưng vai trò của cơ quan thực hiện chức năng công tố luôn được đề cao.Cùng với sự phát triển của lịch sử, vai trò của hệ thống cơ quan này càng

được mở rộng.

1.1.2.3 Vị trí của cơ quan thực hiện chức năng công tổ

Nghiên cứu vị trí của cơ quan thực hiện chức năng công tố có nghĩa làtìm hiểu cơ quan này được đặt ở đâu trong bộ máy nhà nước, thuộc về hệthống cơ quan hành pháp, tư pháp hay độc lập? Người viết nhận thấy, việc đặt

cơ quan công tô trong hệ thống cơ quan nào tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗiquốc gia về quyền hành pháp và quyền tư pháp Tại các quốc gia theo truyềnthống pháp luật án lệ (Anh - Mỹ), hoạt động tổ tụng chỉ bao gồm giai đoạn xét

xử công khai tại phiên toà (nguyên tắc tranh tụng) ở những quốc gia này, các

cơ quan công tô được đặt trong hệ thống hành pháp (trực thuộc Chính phủ).Còn ở các nước theo truyền thống pháp luật lục địa, tố tụng hình sự không chỉ

là giai đoạn xét xử công khai tại phiên toà mà bao gồm cả giai đoạn khởi tố,điều tra, truy tố (nguyên tắc xét xử thâm vấn) Và ở đây, cơ quan công tố

Trang 15

được tô chức nằm trong hệ thống Toà án (hệ thống các cơ quan tư pháp).Riêng ở các nước xã hội chủ nghĩa, cơ quan thực hiện chức năng công tốkhông được đặt trong hệ thông cơ quan hành pháp cũng không được đặt trong

hệ thống cơ quan tư pháp mà nằm hoàn toàn độc lập (hệ thống Viện kiểm sát),

do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thành lập ra, chịu trách nhiệm vàbáo cáo trước cơ quan này Việc tổ chức này xuất phát từ quan điểm quyềncông tô không thuộc lĩnh vực hành pháp cũng không thuộc lĩnh vực tư pháptheo quan niệm truyền thống mà hoàn toàn thuộc về một lĩnh vực khác củaquyền lực Nhà nước: quyền kiểm sát Đây là một khái niệm hoàn toàn mớitrong khoa học pháp lý, xuất hiện sau thắng lợi của cách mạng tháng MườiNga 1917.

Trên đây là sự phân tích về mặt lý luận về công tố và cơ quan thực hiệnchức năng công tố Việc nghiên cứu mô hình cơ quan này ở một số quốc giatrên thế giới theo các chế độ chính trị khác nhau, theo truyền thống pháp luậtkhác nhau với những điều kiện lich sử — xã hội khác nhau sẽ làm rõ nét hon

những vân đê trên.

1.2 Mô hình cơ quan thực hiện chức năng công tố ở một số nướctrên thế giới

1.2.1 Một số nước thuộc hệ thống Common Law

Quốc gia đại diện tiêu biểu cho hệ thống án lệ là Hoa Kỳ ở nước này,hoạt động xét xử của Toà án gan rất chặt với hoạt động công tố Hệ thongCông tô của Mỹ cũng như Toà án được tổ chức thành hai hệ thống: Công tốliên bang và Công tổ bang Hệ thống Công tổ liên bang được đặt dưới sự lãnhđạo của Tổng công tố Tổng công tố do Tổng thông bổ nhiệm với nhiệm kỳbốn năm và phải được Thượng viện phê chuẩn Tổng công tố có quyên điềutra và khởi tố các vụ án hình sự Tổng công tố liên bang và Công tố quận trựcthuộc có quyền cham dứt hoạt động điều tra ở bat cứ giai đoạn nao Như vậy,

việc khởi tô vụ án ở bât cứ giai đoạn nào, việc buộc tội bị cáo trong các phiên

Trang 16

toà liên bang theo pháp luật của Hoa Kỳ do hệ thống Công tổ liên bang damnhiệm ở các Viện công tố bang, tuỳ thuộc vào pháp luật của từng bang quyđịnh mà Tổng công tố bang có thé do Thống đốc bang bổ nhiệm hoặc do cửtri của bang bầu ra theo nhiệm kỳ vài năm một Trong hoạt động tố tụng hình

sự, Công tô viên Hoa Kỳ có vị trí, vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công

lý Công tô viên phải chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình điều tra và quyếtđịnh truy tổ hoặc không truy tố người phạm tội ra trước toà Quyết định củaCông tô viên không thé bị xem xét lại bởi Tham phán hoặc các viên chức tupháp hình sự nào khác Trong khi xét xử, Công tô viên có trách nhiệm đạidiện cho Nhà nước tranh luận về vụ việc và chứng minh tội trạng của bi cáo

“ngoài mọi sự nghi ngờ xác đáng” Như vậy, hoạt động công tố ở Hoa Kỳ chỉdiễn ra trong lĩnh vực hình sự Nhiệm vụ chủ yếu của Công tố Hoa Kỳ là đưa

vụ án ra Toà án, quyền quyết định truy tổ hoặc không truy tố tội phạm, khởi

tố hoặc không khởi tô vụ án được gọi là “quyền tự quyết của Công tố viên” lànét đặc trưng thé hiện rõ vai trò to lớn của cơ quan công tô ở Hoa Kỳ

ở Anh, Viện công tố Hoàng gia Anh được thành lập vào năm 1995, doViện trưởng Viện công tô đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Nghị viện và hoạt

động dưới sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Theo quy định của pháp

luật, Chính phủ không kiểm tra Công tố Hoàng gia Anh Hệ thống Công tổHoàng gia Anh là cơ quan truy tố được phân chia theo các khu vực địa lý.Mỗi khu vực do một Công tô viên trưởng Hoang gia Anh đứng đầu Công tốviên trưởng Hoàng gia này có quyền bố nhiệm các Công tố viên qua thi cử.Các Công tố viên thực thi nhiệm vụ công tố dưới sự chỉ đạo của Công tố viêntrưởng Việc khởi tổ và điều tra tội phạm ở Anh thuộc thâm quyên của cảnhsát Công tố Hoàng gia không thực thi chức năng giám sát việc điều tra hoặcchỉ đạo việc điều tra của cảnh sát hoặc chỉ thị cho cảnh sát trong việc thu thậpchứng cứ Tuy nhiên, Công tố Hoàng gia có nhiệm vụ theo luật định là chỉdẫn cho cảnh sát về mối liên quan, khối lượng cần và đủ cũng như khả năng

có thé chấp nhận được của các băng chứng đã thu thập được Nhưng đây

Trang 17

không phải là mệnh lệnh bắt buộc cảnh sát phải tuân theo Nhiệm vụ chủ yếucủa công tố Hoàng gia Anh là truy tố tội phạm, ngoài ra, cơ quan nay còn cóquyền khởi tố đối với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp Trongquá trình điều tra, Công tố viên chỉ đóng vai trò như luật sư tư van cho cảnhsát nhưng lại có quyền quyết định một số vấn đề như: có cần thiết phải khởi tố

bị can hay không hoặc nếu vụ việc đã được khởi tô thi tiếp tục tiễn hành hayđình chỉ Tất cả các Công tổ viên phải chịu trách nhiệm cá nhân và phải cânnhắc đầy đủ các vấn đề chứng cứ trên tính thần Bộ luật truy tố tội phạm.Trong giai đoạn xét xử, Công tố viên Hoàng gia không có quyền đề nghị mức

án mà trình bày nội dung vụ án, còn quyết định tội danh và mức án là do Hộiđồng xét xử Trong trường hợp cần thiết Công tố viên có quyền kháng nghịbản án, quyết định cua Toa án, tuy nhiên, trên thực tế, sỐ lượng kháng nghịkhông đáng kể Như vậy, tổ chức và hoạt động của Công t6 Hoàng gia Anhchỉ thực hiện trong lĩnh vực tư pháp hình sự với nhiệm vụ chủ yếu là đưa vụ

án ra toà và thực hiện sự buộc tội đôi với bị cáo.

1.2.2 Một số nước thuộc hệ thông Civil Law

Ngày 25.3.1302, Vua Philip V của nước Pháp thông qua đạo dụ thành

lập Viện công tố như một cơ quan đại diện cho quyền lực của Nhà vua Chođến nay, về mặt hình thức, Viện công tố Pháp được đặt trong hệ thống Toà ánnhưng không lệ thuộc vào Toà án Hệ thống cơ quan công tố Pháp bao gồm:Viện công tô năm trong các Toà án sơ thâm thâm quyền rộng: Viện công tốtại Toà phúc thâm; Viện công tố bên cạnh Toà phá án Về mặt nhân sự vàquản lý hành chính, Viện công tố trực thuộc Bộ Tư pháp nhưng mối quan hệgiữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Viện công tô không phải là mối quan hệ chỉđạo trực tiếp mà là thông qua giám sát hoạt động của Viện công tố Các Công

tố viên là công chức Nhà nước nhưng không phụ thuộc vào cơ quan hànhpháp Điều đó có nghĩa là quan chức Chính phủ không có quyền chỉ thị họ đối

với các yêu câu pháp lý Các Công tô viên hoạt động dưới sự kiêm tra của Bộ

Trang 18

trưởng Bộ tư pháp và có thể nhận các hướng dẫn chung hoặc các chỉ thịchung về chính sách tư pháp từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

và phạm vi hoạt động, ban đầu, vai trò của Công tố viên chỉ giới hạncho các bên trong tố tụng dân sự Đối với các vụ án hình sự giữa các cá nhânkhông liên quan trực tiếp đến quyền lợi của Nhà vua, Công tố viên khôngđược phép tham gia Đối với những vụ án hình sự Nhà vua quan tâm và thấycần thiết thì Công tố viên có quyên thụ lý, điều tra hình sự ngay từ ban dau.Tuy nhiên, ngay từ buổi đầu thành lập, chức năng của Viện công tố Phápkhông chỉ hoạt động mang tính pháp lý thuần tuý mà còn thực hiện quyền lựccủa Nhà vua trong việc giám sát sự vận hành của bộ máy công quyền Dầndan, phạm vi hoạt động của Viện công tố được mở rộng theo thời gian, cácCông tố viên đảm nhiệm thêm chức năng giám sát hoạt động của Toà án,đồng thời có vị trí quan trọng hơn trong hoạt động điều tra Năm 1586, VuaPháp phê chuẩn đạo luật về tổ chức và hoạt động của Viện công tố, trong đóquy định quyền hạn của Viện công tố trong việc giám sát “có hạn chế” hoạtđộng điều tra và công tác xét xử của Toà án Năm 1670, thủ tục điều tra các

vụ án hình sự và dân sự ở Toà án được tách riêng, các Công tố viên chínhthức được trao quyền buộc tội nhân danh lợi ích Nhà nước đối với một SỐ loạitrọng tội Những thời gian sau đó, hệ thống cơ quan công tố Pháp thườngxuyên cải cách mạnh mẽ Quyền hạn của Công tố viên Pháp tương đối rộngrãi: khởi tố các vụ án hình sự và một số vụ án dân sự, chỉ đạo hoạt động củacảnh sát tư pháp, thực hiện việc buộc tội trước toà (thâm quyền chỉ riêng củaViện công tố) và dam bảo thi hành ban án, quyết định của Toà án Ngoài ra,khác với Thâm phán và Hội thâm, Công tố viên không bắt buộc phải “hồi ty”khi tham gia phiên toà.

Nhìn chung, về bản chất, Viện công tố Pháp được nhìn nhận như một

co quan quyền lực Nhà nước, được tổ chức một cách độc lập, có chức nănggiám sát việc tuân theo pháp luật, dau tranh phòng, chống tội phạm nhằm bảo

đảm sự bên vững của chê độ và trật tự, an toàn xã hội Có lẽ vì thê, cơ quan

Trang 19

công tố của Pháp được coi là hình mẫu để nhiều quốc gia trên thế giới thànhlập những chế định pháp luật tương tự.

Theo quan niệm của Duc, cùng với Toà án, Viện công tố thuộc nhómnhững cơ quan bảo vệ pháp luật Xét dưới góc độ tổ chức cơ quan nhà nướcnói chung thì ngành công tố thuộc nhóm quyền lực thứ tư Xét theo góc độ tôchức và nguyên tắc lãnh đạo thì Viện công tố mang tính chất của một cơ quanhành pháp nhưng không han là một cơ quan hành pháp Xét theo thẩm quyềncủa Viện công tố trong lĩnh vực t6 tụng hình sự, vi dụ như Viện công tố cóquyên tự quyết định xử lý vụ án ngay ở giai đoạn truy tố mà không cần phảiđưa vụ án ra truy t6 trước toà - quyền đình chỉ vụ án thì đường như Viện công

tố có quyền tư pháp xét xử nhưng không hắn thuộc hệ thống cơ quan xét xử.Viện công tố là cầu nối giữa hệ thống cơ quan xét xử và cơ quan hành pháp

Về tổ chức, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền đề nghị Tổng thống hoặcThống đốc bang bé nhiệm Tổng công tổ trưởng của Viện công té tối cao liênbang, Tổng công tố trưởng của Viện công tố cấp cao bang Bộ trưởng Bộ Tupháp có quyền quyết định số lượng, phân định thâm quyền lãnh thé của Việncông tô trong bang Tuy nhiên, sự lãnh đạo, chỉ dao của Bộ trưởng cũng chimang tính chất chung chung, mang tính quản lý hành chính tư pháp, khôngcan thiệp vào công việc chuyên môn của ngành công tô Bộ trưởng không cóquyền chỉ đạo trực tiếp đối với Công tô viên cấp dưới Tổng công tố trưởngbang có toàn quyền lãnh đạo, chỉ đạo các cán bộ, Công tố viên vùng và khuvực Các cán bộ, Công tố viên chịu sự chỉ đạo của Công tố viên cấp trên trựctiếp và thống nhất chịu sự lãnh đạo của Tổng công tố trưởng bang

Về hoạt động, Viện công tố là cơ quan bảo vệ quyền lợi của Nha nước

và là người đại diện cho lợi ích công Do đó, Viện công tô chỉ hoạt động khi

có hành vi xâm phạm lợi ích công Đây là một điểm căn bản đề phân biệt giữacông tố và tư tố trong luật t6 tụng Đức Trong quá trình điều tra, truy tô vàthực hành quyền công tố trước toà, Viện công tô không chỉ tiễn hành điều tramột chiều, không chỉ thu thập chứng cứ buộc tội mà còn có trách nhiệm thu

Trang 20

thập cả chứng cứ vô tội của người bị tình nghi phạm tội Và trong quá trình

điều tra, truy tố, nếu Viện công tổ thay hành vi phạm tội không còn ý nghĩavới lợi ích công nữa thì có thé kết thúc t6 tụng bằng một quyết định đình chỉ

vụ án.

1.2.3 Một số nước xã hội chủ nghĩa

ở Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết trước đây (trong đó cóLiên Bang Nga trước năm 1991) việc thực hiện chức năng công tô được giaocho Viện kiểm sát cùng với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật Theo

Lê nin, cần có một thiết chế đặc biệt, đó là Viện kiểm sát nhân dân Lê ninxác định:

“Viện kiểm sát cần phải tự mình thiết lập một nền pháp chế thống nhấttrên toàn nước cộng hoà.” “Uỷ viên công tố có quyền và có bổn phậnchỉ làm một công việc là làm thé nào dé cho toàn nước cộng hoa có một

sự nhận thức thực sự về pháp chế, dù là ở địa phương có đặc điểm và

có ảnh hưởng như thế nào đi chăng nữa, quyền duy nhất và bổn phậncủa Uỷ viên công tố là đưa vụ án ra toà”.[10, tr234,235]

Đề thực hiện chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật,Viện kiểm sát được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thong nhất, chỉ chịu sựlãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên mà không chiu sự

“song trùng trực thuộc” Hơn thế nữa, Viện kiểm sát còn giám sát hoạt độngcủa các Bộ, các cơ quan lập pháp và hành pháp ở địa phương.Viện kiểm sátchỉ phục tùng sự lãnh đạo của một người duy nhất là Tổng kiểm sát trưởngLiên bang Xô Viết Dưới quyền của Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Xô Viết

có các Kiểm sát viên các nước cộng hoà, các vùng, các khu vực, thành phốtrực thuộc liên bang, các vùng tự tri, các khu vực tự trị, các thành phó, quận,huyện và cấp tương đương do Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Xô viết bổnhiệm và bãi nhiệm Mỗi Kiểm sát viên trên đều có bộ máy những người dướiquyền Trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát Xô viết có những dạng Viện

Trang 21

kiểm sát đặc biệt hoặc chuyên trách như Viện kiểm sát quân sự, Viện kiểm sáttrong lĩnh vực giao thông, Viện kiểm sát bảo vệ môi trường.

Về hoạt động, cơ quan này đặc biệt khác với các nước trên ở vai tròkép, thực hiện chức năng công t6 và chức năng kiểm sát chung Trong lĩnhvực công tô, Viện kiểm sát thực hiện những quyền nói chung giống với chứcnăng của Viện công tố Pháp Viện kiểm sát có nhiệm vụ truy tố kẻ phạm tộitrong các vụ án hình sự, giám sát việc chấp hành pháp luật tại nơi giam giữ,đứng đơn khởi kiện hoặc kết luận trong một số vụ việc dân sự và kháng kiệnđối với bản án, quyết định dân sự của Toà án về những vụ việc mà Kiểm sát

viên tham gia.

Cơ quan thực hiện chức năng công tố ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoacũng là Viện kiểm sát Viện kiểm sát Trung Quốc được tô chức theo nguyêntắc “song trùng trực thuộc”, vừa chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân cấp trên, vừa chịu trách nhiệm trước Đại hội đại biểu nhândân (Hội đồng nhân dân) Viện trưởng và Phó viện trưởng đều do Đại hội đạibiểu nhân dân cùng cấp bầu ra Viện trưởng có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ đạihội là năm năm Viện kiểm sát Trung Quốc được tổ chức theo các cấp: Việnkiểm sát nhân dân tôi cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp, Việnkiểm sát quân sự và Viện kiểm sát nhân dân chuyên ngành khác Chức năngcông tố của Viện kiểm sát nhân dân Trung Quốc được thể hiện trên các mặtsau đây: khởi tố vụ án hình sự, quyết định hoặc phê chuẩn việc bắt giữ, truy

tố, miễn tố các bị can trong các vụ án hình sự Khi thực hành quyền công tốtại phiên toà, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng, trực tiếp thấm van bị cáo, việndẫn các chứng cứ và đưa ra ý kiến của mình về vụ án Điều đặc biệt là hoạtđộng điều tra của Viện kiểm sát do các Kiểm sát viên tiến hành chứ không b6nhiệm Điều tra viên như ở Việt Nam Khi Viện kiểm sát tiến hành điều tra vụ

án thì không cần có hoạt động kiểm sát điều tra như đối với hoạt động điều tracủa cơ quan công an.

Trang 22

1.2.4 Một số nước ở châu á

Khác với Trung Quốc, cơ quan công tố ở Nhật Bản là một bộ phận trựcthuộc Chính phủ về mặt tổ chức nhưng lại độc lập trong việc thực hành quyềncông tô Điều 14 Luật về cơ quan công tố Nhật Bản quy định: “Bộ trưởng Bộ

Tư pháp có thé kiểm tra, giám sát Công tố viên trong việc thực hiện chứcnăng thông qua giám sát Viện trưởng Viện công tô chứ không kiểm tra và xử

lý các vụ việc cụ thể” Tại Nhật Bản, pháp luật quy định cảnh sát và Công tốviên đều có quyền tiễn hành điều tra đối với tất cả các tội phạm Nhưng trênthực tế, cảnh sát khởi tố và điều tra hầu hết các vụ án và chỉ khi kết thúc điềutra mới chuyên hồ sơ cho Công tố viên Sau đó, Công tố viên có thể chỉ thịcho cảnh sát điều tra tiếp hoặc tự mình tiễn hành điều tra độc lập những vụ ántham nhũng, vụ án tài chính quy mô, số lượng lớn hoặc vụ án có nhân viênnhà nước phạm tội Cơ quan công tố Nhật Bản có toàn quyền trong việc truy

tố bị can ra Toà án hoặc đình chỉ việc truy tố Tại phiên toà, Công tố viên làngười chịu trách nhiệm về chứng cứ và đọc bản cáo trạng trình bày các căn

cứ buộc tội bị cáo; tranh luận với luật sư, đọc bản luận tội và đề nghị mứchình phạt đối với bị cáo Cơ quan công tô Nhật Bản có quyền kháng nghị ban

án tuyên bị cáo vô tội và bản án sơ thâm này phải đưa lên xem xét theo trình

tự phúc thâm

Cơ quan công tố ở Malaysia được tô chức từ trung ương đến địaphương, đứng dau là Trưởng công tố liên bang Hệ thống công tô ở Malaysiahoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Trưởngcông tố liên bang Theo quy định của Hiến pháp Malaysia, Trưởng công tốliên bang có quyền khởi tố, thực hiện việc truy tố cũng như đình chỉ đối vớicác vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của bat kỳ Toà án nào ở các bang cũngnhư liên bang Tham quyền này cũng thuộc về các Công tố viên của Malaysia,các Công tố viên cũng có quyền khởi tố trực tiếp đối với các vụ án hình sựtheo thấm quyền, lập bản cáo trạng và thực hiện quyền công tô Nhà nước tạiToà án Trong hoạt động của mình, cơ quan công tô nhân mạnh đên việc bảo

Trang 23

vệ loi ích công Cũng tương tự như thâm quyền của Viện kiểm sát ở nước ta,sau khi nhận được kết quả điều tra từ các cơ quan điều tra, Công tố viên cóquyền quyết định việc truy tố hay không truy tố Khác với pháp luật ViệtNam, pháp luật Malaysia quy định cơ quan công tố ở Malaysia không trựctiếp tiến hành hoạt động điều tra Tuy nhiên, co quan công tổ ở Malaysia cóthể thực hiện việc đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan cảnh sát và các

cơ quan thi hành pháp luật khác trong công tác điều tra

Điều đáng lưu ý là hoạt động của Công tố viên Malaysia bên cạnh việcđược điều chỉnh bởi các quy định của Hiến pháp liên bang, Bộ luật Tổ tụnghình sự, Luật về hoạt động chứng cứ năm 1950, còn được điều chỉnh bởi Quychế Công tố viên và Quy chế về đạo đức hành nghề của Công tổ viên Daycũng là van đề mà chúng ta có thê nghiên cứu tham khảo

Tóm lại, công tố là quyền của Nhà nước Quyền công tố được Nhànước giao cho hệ thống cơ quan thực hiện gọi là cơ quan thực hiện chức năngcông tố ở các quốc gia khác nhau, tổ chức và hoạt động của cơ quan công tốkhác nhau song các quốc gia đều ghi nhận vai trò quan trọng của cơ quan nàytrong tô tụng tư pháp Đó là cơ quan nhân danh Nhà nước đưa vụ án ra toà vàthực hiện sự buộc tội đối với người phạm tội Về mặt thâm quyền, cơ quancông tố ở mỗi nước khác nhau lại được giao nhiệm vụ và quyền hạn khácnhau, có nước, vai trò của Viện công tố được thể hiện ngay từ khi khởi tố vụ

án, có nước vai trò của Viện công tố hạn chế hơn thé hiện chủ yếu ở giai đoạnxét xử tại phiên toà với tính cách là người buộc tội Phạm vi thực hành quyềncông tố chủ yếu được tiễn hành trong lĩnh vực tố tụng hình sự nhưng ở một sốnước do quan niệm quyền công tổ có cả trong lĩnh vực tố tụng dân sự nênViện công tố ở các nước này có nhiệm vụ thực hành quyền công tổ trong tất

cả các lĩnh vực của tố tụng tư pháp nhằm bảo đảm trật tự chung Ngoài nhiệm

vụ công tố, nhiều nước còn giao cho cơ quan thực hiện chức năng công tốnhiệm vụ kiểm sát việc áp dụng pháp luật Cơ quan công tố các nước đềuđược tô chức thành một hệ thống độc lập với cơ quan xét xử, phần lớn cơ

Trang 24

quan này thuộc hệ thống cơ quan hành pháp về mặt tô chức, trừ một số nước

đi theo con đường xã hội chủ nghĩa như Liên bang Nga trước năm 1991 và

Trung Quốc, Việt Nam hiện nay

Trang 25

CHƯƠNG 2

TO CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CUA CO QUAN THUC HIỆN

CHỨC NANG CÔNG TO Ở VIỆT NAM2.1 Sự hình thành và phát triển của cơ quan thực hiện chức năngcông tô ở Việt Nam

2.1.1 Sự hình thành

Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới đã chứng minh cơ quan thựchiện chức năng công tô ra đời sớm nhất ở Pháp vào thế kỷ 12 ở Việt Nam, hệthống cơ quan này xuất hiện tuy có muộn hơn so với lịch sử thế giới nhưng lạiphù hợp với quy luật phát triển của Nhà nước Việt Nam Với cuộc tông khởinghĩa năm 1945, đất nước ta giành độc lập Cùng với chính quyền cách mạngđược thành lập, hệ thống cơ quan tư pháp cách mạng cũng được hình thành.Các quy định về quyền công tố, cơ quan thực hiện chức năng công tố cũng đãxuất hiện từ thời điểm này Ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã banhành Sắc lệnh số 33c/SL thành lập các Toà án quân sự ở ba miền Bắc, Trung,Nam Đối với chức năng công tố, Sắc lệnh 33c/SL quy định: “Đứng buộc tội

là một Uỷ viên quân sự hay một Uy viên Ban trinh sát” Sự kiện này đánh dấulần đầu tiên chức năng công tố được xác định bằng một văn bản pháp luật củaNhà nước, xác định quyền công tố của Nhà nước nhằm đưa người phạm tội raxét xử trước Toà án Với quy định này, có thể thấy cơ quan thực hiện chứcnăng công tô cũng được ghi nhận lần đầu tiên tuy không đầy đủ theo nghĩa là

một cơ quan như trên đã phân tích.

Có thé thấy, ở Việt Nam, quyền công tố và co quan công tổ là van dé

được quan tâm ngay từ khi xây dựng Nhà nước mới Sự hình thành cơ quan

này có thê lý giải từ những cơ sở sau đây:

Thứ nhất, do tình hình chính trị- quân sự - xã hội lúc bấy giờ: Cáchmạng thành công, song, lúc này, sự chống phá cách mạng từ bên trong lẫn bênngoài đã gây nên sự mat ồn định Thêm vào đó, xã hội có sự thay đổi căn bản,

các quan hệ xã hội cũ bi phá vỡ, quan hệ xã hội mới được thiệt lập Sự chuyên

Trang 26

giao này cũng kéo theo những yếu tô dao động trong đời sống xã hội Trướctình hình đó, nhiều biện pháp được áp dung dé tran áp sự phá hoại, bảo vệ nềnđộc lập, chống thù trong giặc ngoài, trong đó có biện pháp tư pháp Có thénói, việc sử dụng các biện pháp tư pháp lúc này rất hiệu quả Do vậy, các cơquan tư pháp được thành lập một cách hợp hiến va hợp pháp dé thực hiệnchức năng này của Nhà nước Việc ra đời của cơ quan công tố hoàn toàn xuấtphát từ nhu cầu thực tế của đất nước.

Thứ hai, cùng với sự hình thành một chính thể Nhà nước mới, các thiếtchế đầu tiên của hệ thống cơ quan toà án và co quan công tố của một quốc gia

đã dan dần xác lập Điều đó càng củng cố thêm tinh hợp hiến va hợp pháp củamột Nhà nước đại diện cho nhân dân và phục vụ nhân dân Có thể thấy, nên

tư pháp và công tố nước ta trong những ngày dau lập nước phải đáp ứng yêucầu của một nền tư pháp cách mạng, đi theo và phục vụ cách mạng Việc lựachọn một mô hình thích hợp đáp ứng được yêu cầu này là vấn đề cần thiết.Thứ ba, trong điều kiện đất nước còn non trẻ, mới thành lập, chínhquyền cách mạng đương thời với vai trò trung tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã có những sách lược sáng suốt khi vẫn cho phép áp dụng những yếu tô hợp

lý của pháp luật chế độ cũ trong điều kiện mới dé đảm bao tính 6n định của xãhội, hạn chế làm đảo lộn cuộc song bình thường cua nhân dân khi chính thểmới chưa thé tao dựng một trật tự xã hội hoàn toàn mới Thêm vào đó, việcnghiên cứu, tiếp thu những văn minh trong tô chức bộ máy nhà nước của cácquốc gia khác trong điều kiện Việt Nam đã xây dựng lên mô hình một cơquan thực hiện chức năng công tó

2.1.2 Các giai đoạn phát triển của cơ quan thực hiện chức năngcông tô ở Việt Nam

2.1.2.1 Giai đoạn 1945 — 1959

Đây là giai đoạn hình thành Viện công tô ở Việt Nam với chức năngthực hành quyền công tố Giai đoạn này được chia thành hai thời kỳ:

Trang 27

Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1950: Thời kỳ hình thành cơ quan thựchiện chức năng công tổ

Cách mạng thành công, ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã banhành Sắc lệnh số 33c/SL thành lập các Toà án quân sự ở ba miền Bắc, Trung,Nam dé “xét xử tất cả các người nào phạm vào một việc gì có phương hại đếnnền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” và Sắc lệnh số 37/SL ngày26/9/1945 quy định thâm quyền theo lãnh thổ của các Toà án quân sự Sựkiện này đã đánh dấu hệ thống Toà án quân sự thay thế Toà án dân chúnghoặc Toà án quân sự thời kỳ tiền khởi nghĩa Hoạt động công tố thời kỳ nàythể hiện như sau:

Về thực hành quyền công tổ ở Toà án quân sự: Điều V Sắc lệnh 33c/SL

quy định: “Đứng buộc tội là một Uy viên quân sự hay một Uy viên Ban trinh

sát” Quy định trên sau đó được thay đổi bằng Sắc lệnh số 07/SL ngày15/01/1946, trong đó bé sung, cho phép Chưởng lý Toà thượng thâm (theo hệthống Toà án thường) chỉ định một nhân viên của Công tố viện thực hiệnchức năng buộc tội tại Toà án quân sự Quy định trên cho thấy, quyền công tố

đã được pháp luật ghi nhận và tổ chức công tố được hình thành trong t6 chứccủa Toà án.

Về thực hành quyền công tố ở Toà án đặc biệt: Ngày 23/11/1945, Chủtịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 64/SL thành lập Toà án đặc biệttại Hà Nội để xét xử những nhân viên của các Uỷ ban nhân dân, của các cơquan Chính phủ phạm tội Trong thành phần Hội đồng xét xử của Toà án đặcbiệt có một Uỷ viên trong Ban thanh tra đặc biệt thực hành quyền công to,buộc tội Sắc lệnh cũng quy định thành lập Ban thanh tra đặc biệt thực hiệnquyên công tố tại Toà án đặc biệt Ban thanh tra đặc biệt do Chính phủ thànhlập ra, có quyền điều tra, thu thập tài liệu, đình chỉ chức vụ, bắt giam bất cứ

nhân viên nào của Uỷ ban nhân dân hoặc nhân viên Chính phủ đã phạm tội

trước khi đưa ra Hội đồng Chính phủ hoặc Toà án đặc biệt để xét xử, lập hồ

Trang 28

sơ truy tô ra Toà án đặc biệt Ban thanh tra đặc biệt có thé truy tố cả ngườiphạm tội trước khi Sắc lệnh này được ban hành.

Về thực hành quyền công tố ở Toà án binh: Ngày 23/8/1946, Chủ tịchChính phủ ban hành Sắc lệnh số 163/SL thành lập Toà án binh quân khu lâmthời đặt tại Hà Nội trong đó có Uy viên Chính phủ thực hành quyền công tó.Tiếp sau đó, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 19/SL ngày 16/2/1947 thành lậpcác Toà án binh khu, Sắc lệnh số 45/SL ngày 25/4/1947 thành lập Toà án binhtối cao quản hạt Trong các Toà án này đều có một Uỷ viên Chính phủ đứngbuộc tội (kiêm công việc dự thâm)

Về thực hành quyền công tố trong hệ thống Toà án thường: Ngày24/1/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 13/SL về việc

tổ chức các Toà án và các ngạch Thâm phán trong đó có Tham phán buộc tộitrong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Theo Sắc lệnh này, Toà án được tổchức gồm Toà án sơ cấp, Toà án đệ nhị cấp, Toà thượng thâm Toà án sơ cấpkhông có Biện lý hoặc đại diện của cơ quan công tố Toà đệ nhị cấp có mộtBiện lý, các chức Phó biện ly, Tham lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm

để thực hành quyền công tố Đối với Toà thượng thâm, ngạch Thâm phánđược chia làm hai loại: ngạch sơ cấp và đệ nhị cấp Tham phan ngach dé nhicấp chia làm hai chức vụ: các Thâm phán xét xử do Chánh nhất Toà thượngthâm đứng đầu và các Thâm phán của Công tố viện (Thâm phán buộc tội).Các Tham phán của Công tô viện do Chưởng lý đứng đầu Trong phạm vi củaToà thượng thâm thi tất cả các Tham phán buộc tội hợp thành một đoàn thểđộc lập đối với các Tham phán xét xử và đặt dưới quyền ông Chưởng lý Bộtrưởng Bộ Tư pháp có thé ra lệnh cho Chưởng lý hành động hoặc không hànhđộng nhưng không thể thay thế Chưởng lý mà hành động

Phạm vi hoạt động được quy định trong Sắc lệnh số 51/SL ngày17/4/1946 và Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/7/1946: toàn bộ hoạt động điều trathuộc quyền kiểm soát của Công tổ viện và trực tiếp là Biện lý, Phó biện lý vàcao nhất là Chưởng ly ở Toà thượng thẩm Trong lĩnh vực tư pháp và tô tụng:

Trang 29

các cơ quan có thâm quyền điều tra không theo sự chỉ đạo của cơ quan hànhchính mà đều dưới sự chỉ đạo của Công tố viện và luật có những bảo đảm décác cơ quan này tuân theo sự chỉ đạo đó Công tố viện tiễn hành hoạt độngtruy tô theo đường lối truy tố đối với tội phạm đã được xác định rõ theo chủtrương mới của chính quyền cách mạng Trong tổ tụng dân sự, Điều 30 Sắclệnh 51/SL quy định: “Biện lý có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các vị thànhniên, của người bị cấm quyền, của các pháp nhân hành chính” Điều 41 củaSắc lệnh này cũng quy định: “Biện lý có quyền đứng làm Chánh tô hoặcnguyên đơn trong các vụ kiện về dân sự theo thẩm quyền Đối với việc thihành án, Chưởng lý và Biện lý có thâm quyền giám sát việc thi hành án.

Ngày19/11/1948, Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 254/SL tổchức lại hệ thống chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng chiến Sắc lệnhnày cũng giao cho Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu được sử dụngquyền công tố tại Toa án đặt dưới quyền công tố của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chưởng lý Uỷ ban kháng chiến hành chính liênkhu được sử dụng quyền công tổ tại các Toà án thường và Toà án quân sự saukhi hỏi ý kiến ông Giám đốc tư pháp liên khu (Điều 22)

Nhu vậy, có thé thấy, thời kỳ này, co quan công tố được tô chức trong

hệ thống Toà án, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý về nhân sự nhưng độc lậptrong hoạt động Mô hình này giống với cách thức tổ chức Toà án và cơ quancông tô của Pháp thời kỳ đó

Một đặc điểm dễ nhận thấy là thời kỳ này tồn tại rất đa dạng cơ quanthực hiện chức năng công tố Đây là một đặc điểm mang tính lịch sử do sựphức tạp của tình hình chính trị, quân sự lúc bấy giờ của đất nước ta Thêm

vào đó, đây là giai đoạn mới hình thành, do vậy, bản thân cơ quan này có sự

vận động dé tim ra một mô hình thích hop trong điều kiện lịch sử xã hội thựctiễn của quốc gia

Thời kỳ từ năm 1950 đến trước khi ra đời Hiến pháp 1960:

Trang 30

Vào đầu năm 1950 diễn ra một số sự kiện lịch sử liên quan trực tiếpđến tô chức và hoạt động của cơ quan tư pháp trong đó có cơ quan thực hiệnchức năng công tố Thang 3/1950 đã diễn ra Hội nghị cải cách tư pháp Ngày22/5/1950, Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 85/SL về cải cách tưpháp và luật tố tụng Theo Sắc lệnh nay, Công tố viện có quyền kháng cáoviệc hộ và việc hình Ngày 5/6/1950, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 103/SLquy định mối liên hệ giữa Uỷ ban kháng chiến hành chính với các cơ quanchuyên môn, giao cho Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp điều hành côngviệc của các cơ quan chuyên môn, trong đó có Công tố viện Sau đó, Thủtướng Chính phủ ban hành Thông tư số 21- TTg quy định Uỷ ban khángchiến hành chính có quyền điều khiển Công tố viện trong địa hạt hành chínhcủa mình, ra mệnh lệnh chung về đường lỗi công tổ trong một thời gian nhấtđịnh hoặc mệnh lệnh riêng về đường lối truy tô từng vụ việc cụ thê.

Về tô chức, trong thời kỳ này, tổ chức của cơ quan Toà án có một sốthay đổi, kéo theo sự thay đổi về tổ chức của cơ quan công tố Ngày17/11/1950, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 155/SL về việc thành lập Toà ánquân sự tại mỗi liên khu, Sắc lệnh 156/SL thành lập Toà án nhân dân liênkhu, Sắc lệnh số 157/SL thành lập Toà án nhân dân vùng tạm chiếm Trongthành phần Toà án quân sự có một Công tố uỷ viên, một hoặc hai Phó Công tố

uy viên thực hành quyền công tố Trong thành phần của Toà án nhân dân liênkhu có một Công tố uỷ viên, một hoặc hai Phó Công tố uỷ viên thực hànhquyền công tố Trong thành phần của Toa án nhân dân vùng chỉ có một Thâmphán vừa thực hành quyền công tố vừa thực hiện việc xét xử Ngày12/4/1953, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 150/SL thành lập Toà án nhândân đặc biệt ở những nơi phat động quan chúng trong thời kỳ cải cách ruộngđất Trong Toà án đặc biệt không có Công tố uỷ viên thực hành quyền công

tố Ngay sau đó, ngày 01/7/1956, Sắc lệnh số 258/SL thành lập Toà án khu tựtrị Việt Bắc và công t6 trong Toa án khu tự tri Việt Bắc Riêng hệ thống Toà

án binh va công tố trong Toa án binh trong thời gian này không thay đôi cho

Trang 31

đến năm 1960 khi ra đời Viện kiểm sát nhân dân va Viện kiểm sát quân sựthay thé.

Ngày 29/4/1958, tại phiên hop Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã dua

ra đề án nhằm tăng cường thêm một bước tô chức và hoạt động của Chínhphủ và bộ máy tổ chức Nhà nước ở cấp trung ương trong đó có nội dung:thành lập Toà án tối cao và hệ thống Toà án, thành lập Viện công tố trungương và hệ thống Viện công tố, cả hai tách khỏi Bộ Tư pháp Toà án tối cao

và Viện công tô trung ương có quyền han và trách nhiệm ngang bộ và trựcthuộc Hội đồng Chính phủ Ngày 01/7/1959, Chính phủ ban hành Nghị định

số 256-TTg quy định tổ chức và nhiệm vụ của Viện công tố Theo các quyđịnh này, hệ thống Viện công tố gồm có: Viện công tố trung ương; Viện công

tố phúc thầm Hà Nội, Hải Phòng, Vinh; Viện công tố tỉnh, thành phó, khu đặcbiệt Hồng Quảng và khu đặc biệt Vĩnh Linh; Viện công tố huyện, thị trần lớn

và cấp tương đương với huyện ở địa phương, Viện công tố là một cơ quanchuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban hành chính cùng cấp, đồngthời cũng chịu sự lãnh dao của Viện công tố trung ương Từ trung ương đếncác tỉnh, thành phố, Viện trưởng, Phó viện trưởng và Công tổ uỷ viên lậpthành Uy ban công tố dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng Uy ban công tô làmviệc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Những việc quan trọngđều phải do Uỷ ban công tố thảo luận và quyết định Trường hợp Viện trưởngkhác ý kiến với toàn thé Uy ban công tố thì phải báo cáo Uy ban hành chínhcùng cấp và Viện công tố cấp trên xem xét quyết định ở Viện công tố phúcthâm, các Viện công tô tỉnh, thành phố, khu Hồng Quảng, khu vực Vinh Linh

có Viện trưởng, có thể có Phó viện trưởng và một số Công tố uỷ viên, cácnhân viên hành chính Viện công tô huyện va đơn vị tương đương cấp huyện

có một Công tô uy viên phụ trách và cán bộ giúp việc

Ngày 06/8/1959, Viện trưởng Viện công tố trung ương ban hành Thông

tư số 601-TCCB giải thích và hướng dẫn thi hành Nghị định 256- TTg, theo

đó, nhiệm vụ, quyên hạn của cơ quan công tô là trực tiép điêu tra tội phạm,

Trang 32

giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác điều tra của cơ quan điềutra; giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc xét xử của các Toà án; khángnghị theo luật định những bản án, mệnh lệnh, quyết định của Toà án đã cóhiệu lực pháp luật; giám sát việc thi hành các bản án của Toà án; giám satviệc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ quan giam giữ và cải tạo,bảo đảm không có người nào bị bắt giữ vào các trại giam và các trại cải tạo

mà không có lệnh của Toà án hoặc sự phê chuẩn của cơ quan công tố Đối vớicác vụ án dân sự, Viện công tố chỉ làm nhiệm vụ giám sát xét xử và giảm sátthi hành án Đối với các vụ án dân sự quan trọng thì Viện công tổ khởi tố vàtham gia tố tụng ké từ giai đoạn thụ lý đến giai đoạn xét xử và thi hành án.Viện công tô cấp huyện có một số Công tố uỷ viên làm công tác điều tra,giám sát công tác xét xử, giám sát thi hành án, ngăn ngừa và tran áp kịp thờinhững hoạt động phản ứng nhỏ của bọn phá hoại, hoà giải những xích mích,mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, những vụ vi phạm pháp luật nhỏ, hướngdẫn, đôn đốc tư pháp xã làm một số việc thuộc phạm vi công tác công tố.Tóm lai, từ năm 1950 đến năm 1959, cơ quan công t6 đã hình thànhmột hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương Công tổ tỉnh nhiềunơi đã tách khỏi Toà án, nhiều nơi tuy chưa tách nhưng cũng đã có sự nhậnđịnh về nhiệm vụ một cách rõ ràng Tuy nhiên, vẫn còn một vài tỉnh có tìnhtrạng một người phụ trách cả công tô lẫn việc xét xử của Toà án làm cho việcchế ước lẫn nhau rất khó khăn Từ năm 1945 đến năm 1959 là giai đoạn vàhình thành, cho đến cuối giai đoạn này, cơ quan công tô đã được xác lập và đivào hoạt động ôn định

2.1.2.2 Giai đoạn 1960 đến trước Hiến pháp 1992

Viện công tố đã được hình thành Song, kinh nghiệm tổ chức cơ quancông tổ thời ky này cho thấy tính ưu việt của hệ thống cơ quan kiểm sát củaLiên Xô xét từ góc độ dân chủ Vì vậy, Hiến pháp 1959 đã thay thế hệ thông

cơ quan công tố bằng hệ thống cơ quan kiểm sát theo mô hình của Viện kiểmsát Liên Xô Trên cơ sở Hiến pháp 1959, ngày 15/7/1960, Quốc hội nước Việt

Trang 33

Nam dan chủ cộng hoà khoá II kỳ hop thứ nhất đã thông qua Luật tô chứcViện kiểm sát nhân dân Theo đó, hệ thống Viện kiểm sát gồm: Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự.

Hệ thống cơ quan kiểm sát được tô chức theo ngành doc: Viện kiểm sát nhândân các cấp chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và sự lãnhđạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Viện kiểm sát nhân dântối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội Trong thời gianQuốc hội không họp thì chịu trách nhiệm va báo cáo công tác trước Uy banThường vụ Quốc hội Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốchội bầu và bãi nhiệm Nhiệm vụ của Viện kiểm sát là bảo vệ chế độ dân chủnhân dân, trật tự xã hội, tài sản công cộng và những quyền lợi hợp pháp củacông dân, góp phần bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởmiền Bắc và sự nghiệp dau tranh nhằm thống nhất nước nhà được thực hiệnthắng lợi Ngày 01/2/1963, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảngtiếp tục ra Nghị quyết số 68-NQ/TW về công tác kiểm sát, trong đó khang

định:

“Tổ chức kiểm sát nhân dân của ta là một trong những công cụ chuyênchính của Nhà nước dân chủ nhân dân, đang làm nhiệm vụ của Nhànước chuyên chính vô sản, được tô chức ra giữa lúc cách mạng xã hộichủ nghĩa ở miền Bắc bắt đầu lẫy việc xây dựng chủ nghĩa xã hội làmtrọng tâm, đồng thời hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa,ngành kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật,làm cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thôngnhất, pháp chế xã hội chủ nghĩa được tôn trọng, do đó mà góp phần vàoviệc tăng cường chuyên chính đối với bọn phản cách mạng, bảo đảmcho các quyền dân chủ của nhân dân được tôn trọng, đồng thời cũnggóp phần vào việc tăng cường kỷ luật xã hội trong quần chúng nhân

dân”.

Trang 34

Đề thực hiện nhiệm vụ đó, Viện kiểm sát có hai chức năng cơ bản làkiểm sát chung và thực hành quyền công tố Như vậy, từ năm 1960, cơ quanthực hiện chức năng công tố ở Việt Nam là Viện kiểm sát Theo quy định củapháp luật, các chức năng này được thực hiện bằng cách:

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các nghị quyết, quyết định,thông tư, chỉ thị và biện pháp của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ vàcủa các cơ quan nhà nước ở địa phương, kiểm sát việc tuân theo pháp luật củanhân viên nhà nước và của công dân.

- Điều tra những việc phạm pháp về hình sự và truy tố trước Toà ánnhân dân những người phạm pháp về hình sự

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của cơ quan công

an và của cơ quan điều tra khác

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của Toà án nhândân và trong việc chấp hành các bản án

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam giữ của các trại

“Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ, các cơ quan khácthuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ

chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên nhà nước và

công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấphành nghiêm chỉnh và thống nhất

Trang 35

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sựkiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm

vi trách nhiệm cua minh.”

Với quy định trên của Hiến pháp 1980, có thé khang định, chức năngthực hành quyền công t6 của Viện kiểm sát lần đầu tiên đã trở thành chứcnăng hiến định Theo Hiến pháp 1960, việc thực hành quyền công tố được xácđịnh như là một hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo phápluật Song, đến Hiến pháp 1980, chức năng này được hiểu là một chức năng

Thứ nhất, việc chuyên từ Viện công tổ thành Viện kiểm sát và yêu cầukhách quan của việc tăng cường pháp chế, đảm bảo dân chủ và công bằng xãhội Trong quá trình phát triển của mình, đặc biệt là từ những năm 1960 đếnnăm 1975, băng hoạt động thực tiễn, Viện kiểm sát đã khăng định được vi trí

và vai trò quan trọng của mình trong bộ máy nhà nước và trong hệ thống cơ

quan tư pháp.

Thứ hai, khác với Viện công tố trước năm 1958, Viện kiểm sát là một

hệ thống độc lập so với cơ quan hành pháp và so với Toà án Trước đây, Việncông tố chăng những trực thuộc cơ quan hành pháp và còn là một bộ phận của

hệ thống Toà án

Thứ ba, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát được quy định cụ thê

với nội dung rộng hơn so với chức năng, nhiệm vụ của Viện công tô.

Trang 36

Thứ tư, hệ thống cơ quan kiểm sát được tô chức chặt chẽ và hoàn chỉnhhơn so với cơ quan công tố.

2.1.2.3 Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

Hiến pháp 1992 ra đời, tiếp tục khang định Viện kiểm sát thực hiệnđồng thời hai chức năng: kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hànhquyền công tố Việc quy định về thực hiện hai chức năng nay cụ thé như sau:Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát theo Hiến pháp

1992 và Luật Té chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 được trải rộng ra hầuhết các lĩnh vực của đời sống xã hội Do là: kiểm sát việc tuân theo pháp luật

của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan

chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang vàcông dân Nội dung kiểm sát này gồm hai mảng vấn đề: Thứ nhất, kiểm tra,kiểm sát các văn bản pháp quy do các cơ quan từ cấp bộ trở xuống ban hànhnhư nghị quyết, thông tư, chỉ thị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhànước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp, quyết định, chỉ thị của Uỷban nhân dân các cấp Mục đích của việc kiểm sát các văn bản quy phạmpháp luật là để phát hiện những văn bản không phù hợp với các văn bản phápluật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,đồng thời đảm bảo việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

và công dân được nghiêm chỉnh và thống nhất; Thứ hai, kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong hành vi của các cơ quan nhà nước từ cấp bộ trở xuống,của các tô chức xã hội và công dân Trong quá trình kiểm sát văn bản, nếuthấy có sự vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị, yêu cầu các

cơ quan ban hành các văn bản pháp luật đình chỉ việc thực hiện, sửa đôi hoặchuỷ bỏ các văn bản đó Viện kiểm sát có quyền yêu cầu loại trừ nguyên nhângây ra vi phạm pháp luật, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính đối với người cóhành vi vi phạm pháp luật Nếu thấy có dau hiệu tội phạm, Viện kiểm sát cóquyền khởi tố về vụ án hình sự Trong những trường hợp pháp luật quy định

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w