Theo Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BXD có hiệu lực ngày 01/7/2020 thì đô thị được định nghĩa như sau: Khu vực tập trung dân cư sinh số
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA MOI TRUONG BIEN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ
CHUYEN DE THUC TAP
Chuyên ngành: Kinh tế va Quan lí Đô thị
cơ sở hạ tang khu đô thị Tây Bắc Cầu Quán Nam —
Thanh phố Thanh Hóa — Tỉnh Thanh Hóa
Sinh viên : Dương Đình Dũng
Lớp : Kinh tế và quản lí đô thị
Khóa :59
Hệ : Chính quy
Giảng viên hướng dẫn : TS Bùi Thị Hoàng Lan
Trang 2Hà Nội, Tháng 4 Năm 2021
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan thực tập cũng như các thầy cô trong Khoa
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS Bùi Thị HoàngLan, người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá
trình em thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong Khoa Môitrường, Biến đồi Khí hậu va Đô thị - trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã dạy bảo
em trong suốt bốn năm học qua dé em có thé có được những kiến thức vững chắc
về chuyên ngành này
Em cũng xin chân thành cam sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Dự Toán
thuộc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Đông Phát cùng các cán bộ Ban quản lí dự
án đầu tư xây dựng số 2, Thành phó Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoan thành tốt chuyên đề thực tập của mình
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn của thầy giáo, TS Bùi Thị Hoàng Lan và các cán bộ, chuyên viêntại phòng Dự Toán thuộc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Đông Phát và các cán
bộ của Ban quản lí dự án đầu tư xây dựng số 2 tỉnh Thanh Hóa
Trong quá trình thực hiện, em có tham khảo một số tài liệu, luận văn tốt
nghiệp và các sách báo có liên quan đến đề tài, tuy nhiên em không sao chép, cắtghép các báo cáo hoặc chuyên đề của người khác; nếu sai phạm em xin chịu kỷ
luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Dương Đình Dũng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BANG VÀ BIEU DO
PHAN MỞ ĐẦUU s se +E9E E9.A4EE44E9141 9241 E244 EE14epnrkd 11.Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài - 22 2 s+szzz+zssred 1
2.Tính cấp thiết của đề tài -¿-52- St E2 EEEEEE21211211211211211211 111.1 re 1
3.Muc ti€u nghién 00) 82017 2
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿2 + SE £+E£E£EeEEeEEeEEeEkrrerrerree 2
5.Phurong phap nghién 80/0 001157 4-33 2
8108 0n Nn d 27.Kết cầu đề tài cu nh 2
PHAN 8919)8))00162777 3
CHUONG I KHÁI QUÁT VE ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA DỰ ÁN DAU TƯ CƠ
SỞ HẠ TANG KHU ĐÔ THỊ MOL -.-2- 2-52 se sessessessessesses 31.1 Một số khái niệm +-©++t+E xxx th re 3
In? ănn ,Ô 3
1.1.2 Cơ sở hạ tẦng ¿- Set kề kỀE1E11211211211111 11111121111 11 11111111 1 te 5
1.1.3 6006 on 7 1.1.4 Dur an dO na 9
1.1.5 Hiệu quả va các tiêu chuẩn tiêu chi đánh gia dự án dau tư cơ sở ha tang khu
AG tha 00 9
1.2 Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng " 11
1.3 Các hình thức tô chức quản lý thực hiện dự ắn - + +5 <S+sx+<ssss2 121.4 Hiệu quả và các tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu
AG tha I0 13
1.4.1 Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu (Ư cc St tt EEEkErekererrreey 141.4.2 Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư - -¿-z-z 161.5 Một số kinh nghiệm trên thế giới trong việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư
xây dựng khu đô thi TỚI - 6 6 +23 331911911 91 91 vn ng ng 17
Trang 61.5.1 Mô hình của nước Pháp: - + S< + 323 3 91x ng ngư 17
1.5.2 Mô hình của Hàn Quốc -¿- - 2 5+ E+EE+EEEESEEEEEEEEEEEEEEErkErkrkerkrrerkee 171.6 Tông kết chương l :-5252+SE+EE2EE+EEEEEEEEEEEEEEE1211211211215 117111111 xe 18
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ SỞ HA TANG KHU ĐÔ THỊ TÂY BẮC CÂU QUAN NAM - THÀNH
PHO THANH HÓA -TỈNH THANH HÓA -5° 2 ©scs5ss©sse 192.1 Khái quát cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Tây Bắc Cầu Quán Nam — Thành phó
Thanh Hóa - Tinh Thanh Hóa .- - ¿+ 21111 3322211188225 EEceerszxee 19
2.2 Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
mới Tây Bắc Cầu Quán Nam — Thành phố Thanh Hóa — Tỉnh Thanh Hóa 21
2.1 Đánh gia hiệu quả tài chính của dự án -. c5 3c *++s+seseerseeeerres 21
2.2 Đánh giá hiệu quả về kinh tế xã NOI eeecsessessessesseseesesseesessessesseseeaes 25
2.3 Đánh giá chung dự án đô thi Tây Bắc Cầu Quán Nam — Thành phố Thanh Hóa
— Tỉnh Thanh Hóa - c E1 1122201111111 1233111111119 111kg ven vn 38
2.4 Tông kết chương Ï - 2-2 2 E2 £+EE+E£EEeEEEEEEEEEEEEEEEEE21112171 11111 xe 40CHƯƠNG III: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM KHÁC PHỤC NHỮNG KHÓ
KHAN CUA DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ TÂY BẮC CAU QUAN NAM - THÀNH
PHO THANH HÓA — TINH THANH HÓA 2 s<°ss<<£ 413.1 Quy hoạch định hướng phát triển khu đô thị mới Tây Bắc Cầu Quán Nam —Thành phố Thanh Hóa — Tinh Thanh Hóa 2-2-5252 2 E£E£2E£2£££+zzSe2 4I3.1.1 Định hướng phát triển khu đô thị mới Tây Bắc Cầu Quán Nam — Thành phố
Thanh Hóa — Tinh Thanh Hóa - - G6 2 511911311193 1911 91 901 9 1v ry 41
3.1.2 Dinh hướng phat triển khu đô thị khu đô thị Nam thành phố Thanh Hoá, tinhI0 4 (.:-:ỐƠỞỐEEEEE e 413.2 MOt $6 00 423.2.1 Giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn khi thực hiện dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật các khu đô thi mới -++++<<<+<<+=ss+<ss 42
3.2.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng l40¡.\)-1HO 453.3 Tông kết chương III - - 2-2 2 £+S£+E£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkrree 46PHAN KET LUẬN -< 5° 5° 5£ 5£ 8 sESsESsESeEseEsEEsEEsEssessEstsersersersessesse 47DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 5-52 ss©ssssssessesse 48
Trang 7DANH MỤC TỪ VIET TAT
Trang 8DANH MỤC BANG VÀ BIEU DO
Bảng 1: Các chỉ tiêu phân tích tài chính của dự án đầu tư - - 15Bang 2: Tổng hợp vốn đầu tư của dự án -:- 2 2 2+E£+E£+Ec£Eerkerkerxereereee 22Bang 3: Tổng nguồn thu của dự án - ¿5© E+SE+EE+EE2EE£EeEEeEEerkerkerkrreee 24Bảng 4: Tổng hợp khối lượng xây dựng hệ thống cấp nước - 29Bang 5: Tổng hợp khối lượng xây dựng hệ thống thoát nước . - 30
Bảng 6: Chỉ tiêu nhu cầu cấp điện -2¿- 2 2+S++EE£2E2EEEEEeEEeEErrxrrxerkeee 31
Bảng 7: Bang tổng hợp số liệu quy hoạch sử dụng dat đai trong khu đô thị mới 36
Trang 9PHAN MỞ DAU
1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến dé tài
Hệ thống kết cau hạ tang phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc day tăng trưởngkinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết cácvấn đề xã hội Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lựclớn đối với sự phát triên Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tang
thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyền các nguồn lực, khó hap thụ, vốn đầu
tư, gây ra những “nút cô chai kết cau hạ tầng” ảnh hướng trực tiếp đến tăng trưởngkinh tế
Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là những nước
có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại Trong khi đó, hầu hết cácquốc gia đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ tang kém phát triển Chính vì vậy,việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tang đang là ưu tiên của cả nước ta nói chung vàtinh Thanh Hóa nói riêng Hệ thống đô thị trên địa bàn đã góp phan quan trọngtrong phát triển kinh tế - xã hội Dé phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng đô thị
được phê duyệt làm cơ sở dé các chương trình trọng tâm được triển khai thực hiện
có kết quả
2 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua Thành phố Thanh Hóa đó thực hiện chiến lược phát triển đôthị thông qua thực hiện các dự án phát triển hệ thống hạ tầng khung, các dự án đôthị mới, cải tạo hạ tầng đô thị hiện hữu từng bước hình thành cung cấp các khônggian đô thị hiện đại, có chất lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thànhphó Bộ mặt đô thị với những không gian chức năng đa dạng, những trục phó,những công trình kiến trúc ấn tượng đó hình thành giúp phần tạo nên một đô thị
Thanh Hóa văn minh, hiện đại và năng động.
Đề đáp ứng các yêu cầu xây dựng đô thị loại I, và thực tiễn khu vực quyhoạch đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đó phờ duyệt điều chỉnh hoạch chitiết xây dựng (nay là quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Nam thành phốThanh Hoá, tinh Thanh Hoá tại Quyết định số 2745/QĐ-UBND ngày 26/08/2014.Làm cơ sở dé triển khai các dự án đầu tư trong khu vực
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả theo dự án déđánh giá những mặt về hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội, em đã chon dé tài:
Trang 10“Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang Khu đô thị TâyBắc Cầu Quán Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Dùng phương pháp nội suy và một số phương pháp khác đánh giá hiệu quả
tài chính của dự án.
Tìm hiểu và so sánh, đánh giá hiệu quả xã hội của dự án
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Tây Bắc Cầu Quán Nam
+* Pham vi nghiên cứu
Toàn bộ cơ sở hạ tầng, tình hình kinh tế xã hội khu vực Thành Phố ThanhHóa, những noi tập nơi có nhịp độ phát triển cơ sở hạ tang nhanh và tập trung quyhoạch những dự án đô thị quan trọng với mục tiêu phát triển Thành phố Thanh Hóa
5 Phuong pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu là phương
pháp đối chiếu so sánh, phương pháp thu thập và phương pháp tổng hợp
6 Nguồn số liệu
- Các số liệu hiện trạng kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan đến khu vực quyhoạch do Chủ đầu tư và các Sở, Ban ngành cung cấp
- Các số liệu, tải liệu về khí tượng, thuỷ văn, địa chất và các số liệu khác liên quan
- Các dự án có liên quan xung quanh khu vực lập quy hoạch.
7 Kết cấu đề tàiNgoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo nội dung của đề tàigồm có 3 phần chính:
Chương 1: Khái quát về đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng khu đô thị mới
Chương 2: Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu đô thịTây Bắc Cầu Quán Nam - Thành phố Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn của dự án
khu đô thị Tây Bắc Cầu Quán Nam — Thanh phố Thanh Hóa — Tinh Thanh Hóa
Sau đây là nội dung từng chương của luận văn:
Trang 11PHẢN NỘI DUNG
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VẺ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ CƠ SỞ HA TANG KHU ĐÔ THỊ MỚI
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Đô thị
Khái niệm đô thị
Đô thi là những thành phó, thị xã, huyện, thị tran, những không gian cứ trúcủa con người, ở tập trung cư dân với mật độ cao, lao động chủ yếu làm việc trongcác khu vực phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội phát triển, có vai trò
giúp thúc đấy sự phát triển về kinh tế - xã hội trên một lãnh thô nhất định
Đô thị cũng có thể định nghĩa theo các quan điểm khác nhau Theo Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm Thông tư
22/2019/TT-BXD có hiệu lực ngày 01/7/2020 thì đô thị được định nghĩa như sau:
Khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt độngtrong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh té,văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội củaquốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành
của thành phó; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị tran.
Lãnh thé đô thi: là giới hạn hành chính của đô thi, bao gồm nội thành hoặc
nội thị (gọi chung là nội thị) và ngoại ô Các đơn vị hành chính của khu vực nội
thị gồm Quận và Phường, còn các đơn vị hành chính của ngoại ô gồm Huyện và
Xã.
Chức năng của đô thị
Chức năng kinh tế: Đây là chức năng chủ yêu của đô thị Sự phát triển kinh
tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân tán Chính
yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành khu công nghiệp và
cơ sở hạ tầng tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa dạng hóa Tậptrung sản xuất kéo theo tập trung dân cư, trước hết là công nhân và gia đình của họtạo ra bộ phận chủ yếu của cư dân đô thi
Chức năng xã hội: Chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dân cùng với
Trang 12tăng quy mô dân cư đô thị Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại là những van đề
găn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường
Chức năng văn hóa: Ở tat cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải trícao, do đó ở đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các trung
tâm nghiên cứu khoa học ngày cảng có vai trò lớn hơn.
Chức năng quan ly: Tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực vào mụctiêu kinh tế, xã hội, sinh thái, kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa nâng caokhả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính đáng
của cá nhân.
Những đặc trưng của đô thị
Quy mô dân số: quy mô dân số tôi thiểu của một đô thi không nhỏ hơn 4000người Riêng đối với khu vực miền núi thì quy mô dân số tối thiểu của một đô thị
không nhỏ hơn 2000 người Quy mô này chỉ tính trong khu vực nội thị.
Các đơn vi hành chính của nội thi bao gồm: Quận và Phường, các đơn vịhành chính của ngoại ô gồm: Huyện và xã
Mật độ dân sé: La chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị
được xác định trên cơ sở quy mô dân số của khu vực nội thị và diện tích xây dựng
trong giới hạn nội thị của đô thị Don vi tính là nguoi/km2 Dan số đô thị thường
phân bố không được đồng đều, càng gần khu vực trung tâm thì mật độ dân số ngày
càng cao.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị không nhỏ hơn 60% Tỷ lệ này chỉ tính trong khu vực nội thị.
Lao động phi nông nghiệp là những lao động làm việc trong các ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ (Giao thông vận tải, bưu điện, dulịch, tài chính ngân hàng, cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tẾ, KHKT )
Cơ sở ha tang đô thi: bao gồm co sở ha tang kỹ thuật (giao thông, bưu điện,thông tin — liên lạc, cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước, xử lý rác thải, vệ sinh
môi trường) và cơ sở hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình thương nghiệp, dịch vụ
công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo duc, dao tại, nghiên cứu khoa
học, thể dục thê thao, công viên, cây xanh và các công trình công cộng khác)
Cơ sở hạ tầng phản ánh trình độ phát triển, sự tiện nghi sinh hoạt của cư dân
Trang 13đô thị và được xác định theo các chỉ tiêu cơ bản, đó là:
- Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: Lít/người/ngày
- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: KWH/người
- Mật độ đường phố: Km/Km2 và đặc điểm hệ thống giao thông
- Ty lệ tầng cao trung bình, mật độ xây dựng, diện tích sử dụng
Vai trò thúc day phát triển kinh tế - xã hội của đô thị
Sự phát triển của những đô thị góp phần đây nhanh tốc độ phát triển kinh tế
vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, làm thay đổi trong sự phân
bố dân cư
Các đô thị là nơi tạo ra rất nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động,
đô thị còn là nơi tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vô cùng lớn và đa dạng, là
nơi sử dụng các nguồn lực về lao động chất lượng cao, hệ thong co so ha tang hién
đại vi vậy nên thu hút được các nha dau tư trong nước va ca nước ngoài
1.1.2 Cơ sở hạ tẦng
Khái niệm
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã
hội được trang bị các yếu tố vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sốngcon người Cơ sở hạ tầng vừa có các yếu tô vật chất vừa phi vật chất và nó cũng làsản phâm của quá trình đầu tư để làm nền tảng cho sự phát triển của toàn xã hội
Cơ sở hạ tầng gồm hai hệ thống:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm các công trình giao thông, thông tinliên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lýchất thải và các công trình khác
- Hệ thống hạ tang xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hóa, giáodục, thé thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước
và các công trình khác.
Phân loại cơ sở hạ tầng
— Theo lĩnh vực kinh tế — xã hội thì cơ sở hạ tang phân thành:
CSHT kinh tế: là bộ phận cơ sở hạ tầng thuộc những ngành phục vụ choquá trình trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất tronglĩnh vực lưu thông Nó bao gồm có hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thuỷ lợi,
Trang 14cấp thoát nước, hệ thống truyền tải điện, sân bay, bến cảng
CSHT xã hội: là bộ phận CSHT thuộc các ngành, các lĩnh vực đảm bảo
những điều kiện chung cho các hoạt động văn hoá, xã hội và đời song sinh hoatcủa con người Đó là bộ phận CSHT ở các ngành giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội,
lĩnh vực nhà ở và các công trình công cộng.
CSHT môi trường: là bộ phận cơ sở hạ tầng ở các lĩnh vực phục vụ cho việc
bảo vệ, giữ gìn và cải tạo môi trường sinh thái như: các công trình phòng chống
thiên tai, các công trình bảo vệ dat đai rừng biển và các nguồn tài nguyên thiênnhiên, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp
CSHT an ninh quốc phòng: Là một bộ phận của cơ sở hạ tầng đảm bảonhững điều kiện vật chất kỹ thuật chung cho lĩnh vực an ninh — quốc phòng như
hệ thống cơ sở vật chất cho sản xuất và bảo quản vũ khí, bảo dưỡng vũ khí, khí tài,
các chính sách phát triển quốc phòng
— Theo ngành kinh tế quốc dân CSHT được phân thành: CSHT ngành giao
thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng, xây dựng, thuỷ lợi, giáo dục, y
tế, văn hoá xã hội Qua phân loại nhăm xác định vai trò, trách nhiệm từng ngànhtrong việc quản lý, khai thác từng bộ phận cơ sở hạ tầng
— Theo vùng lãnh thổ, khu vực dân cư CSHT được phân thành: CSHT đôthị; CSHT nông thôn; CSHT kinh tế biển; CSHT vùng đồng băng và trung du miền
nui;
— Theo cap quan lý, CSHT được phân thành: CSHT do trung ương quan lý
và CSHT do địa phương quản lý.
Cơ sở hạ tang do trung ương quản lý: Bao gồm cơ sở hạ tang có quy môlớn như: Hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, bến cảng, các cơ sở quốc
phòng-an ninh
Cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý: Bao gồm cơ sở hạ tầng giao cho cáctỉnh, huyện, xã chịu trách nhiệm quản lý như: Hệ thống cầu — đường, kênh mương
nội đồng, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thê thao
Qua cách phân loại này nhăm xác định rõ trách nhiệm, nâng cao tính chủđộng của các cấp chính quyền địa phương trong việc khai thác các nguồn vốn đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương, đồng thời có biện pháp quản lý sử dụng
Trang 15tốt cơ sở hạ tang trong phạm vi quản lý
— Theo tinh chất đặc điểm của mỗi loại, cơ sở hạ tang được phân thành: co
sở hạ tầng mang hình thái vật chất và phi vật chất
Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất bao gồm các công trình thuộc cơ sở
hạ tầng như: Hệ thống đường giao thông, điện, kênh mương, trường học, công
trình y tế, các cơ sở quốc phòng — an ninh, hệ thống thông tin liên lạc
Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất là hệ thống thiết chế xã hội, cơ
chế hoạt động, thủ tục hành chính, an ninh trật tự xã hội đó là các yếu tố về điềukiện, môi trường phục vụ cho các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội
Từ cách thức phân loại cơ sở hạ tầng theo các tiêu thức khác nhau thành cácloại hình cơ sở hạ tầng khác nhau nhằm giúp cho công tác phân cấp quản lý va đầu
tư xây dựng, khai thác sử dụng các loại cơ sở hạ tầng phù hợp phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế — xã hội
1.1.3 Khu đô thị mới
s* Khai niệm
+ Theo luật Quy hoạch (06/2009): Khu đô thị mới là một khu vực trong đô
thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà
0.
+ Theo Nghị định của Chính phủ về việc phân loại đô thị va cấp quan lý đôthị số 42/2009/NĐ-CP ngày 05/10/2001 thay thế nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày05/10/2001 Khu DTM: là khu xây dựng mới có chức năng tổng hợp hoặc chuyên
đề; được xây dựng tập trung theo dự án đầu tư phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ kết
cấu hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và các công trình khác để sử dụng vào mục đích kinhdoanh hoặc không kinh doanh; được bồ trí gan với một đô thi hiện có hoặc với một
đô thị mới đang hình thành, có ranh giới và chức năng xác định, phù hợp với quy
hoạch xây dựng đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyên phê duyệt
+ Theo Nghị định số 02/2006/ND - CP ngày 5 tháng 1 năm 2006 của Chính
Phủ về việc ban hành quy chế Khu đô thị mới, và Thông tư 04/2006/TT-BXD
Hướng dẫn thực hiện Quy chế khu đô thị mới ban hành theo Nghị định SỐ
02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ: Dự án khu đô thị mới là dự án
đầu tư xây dựng một đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật,
Trang 16hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác được phát triển nối tiếp
đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được
xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thi đã được cơ quan nha nước có
thâm quyền phê duyệt, khu đô thị mới có địa giới hành chính thuộc một Tỉnh
+ Ngoài ra đối với mỗi vùng và địa phương lại có những quy định bổ sung
về nội dung, quy mô và tinh chất, chức năng của khu đô thị mới dé đảm bảo phục
vụ cho phát triển chung của đô thị cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội
của địa phương đó Như nội dung về bao tồn cải tạo, nội dung về phát triển nhà ở
xã hội, nội dung về phát triển bền vững, nội dung về phát triển chiến lược
s*' Quy mô dự án khu đô thị mới
Tại điều 04 chương 01 Nghị định 02/2006/ND - CP quy định, Du án khu
đô thị mới được lập có quy mô chiếm đất từ 50 ha trở lên Trường hợp diện tích
đất dé dành cho dự án nam trong quy hoạch đất đô thị nhưng bị hạn chế bởi các dự
án khác hoặc bởi khu đô thị đang ton tại thì cho phép lập dự án khu đô thị mới cóquy mô dưới 50 ha nhưng không được nhỏ hơn 20 ha Đối với dự án khu đô thị
mới có quy mô chiếm đất từ 50 ha trở lên Quy hoạch xây dựng đô thị phải được
phân chia thành các khu vực có quy mô và chức năng thuận lợi cho việc phát triểncác dự án khu đô thị mới; trong đó, có dành tỷ lệ diện tích để xây dựng nhà ở cho
người thu nhập thấp và đối tượng chính sách
s* Trinh tự hình thành, phát triển khu đô thị mới
Tại điều 6 chương II Nghị định 02/2006/ND - CP quy định việc hình thành
và phát triển dự án đầu tư khu đô thị mới Quy hoạch chung, quy hoạch chỉ tiết xây
dựng khu đô thị đã được cấp có thâm quyền phê duyệt là cơ sở hình thành và pháttriển khu đô thị mới Chủ đầu tư căn cứ vào quy hoạch xây dựng tại nơi dự kiếnđầu tư đề lập quy hoạch chỉ tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và lập dự án khu đô thị mới,trình co quan có thẩm quyền dé được quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tu Chủ
đầu tư căn cứ vào quyết định hoặc văn bản cho phép đầu tư dé tiến hành các thủtục giao nhận đất, thuê đất, chuyền quyền sử dụng đất và giải phóng mặt bằng Chủ
đầu tư thực hiện dự án theo nội dung đã được phê duyệt Chủ đầu tư tiến hành kinhdoanh, chuyên giao công trình, chuyển giao quản lý hành chính khi dự án hoàn
thành và đưa vào sử dụng, kinh doanh theo từng giai đoạn hoàn thành và khi hoàn
Trang 17thành toàn bộ dự án.
1.1.4 Dự án đô thị
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là dự án đầu tư xây dựng các công trình(có thể bao gồm: Nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng ) trên một khuđất được giao trong khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị bao gồm các loại sau đây:
a) Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dung mới mộtkhu đô thị trên khu đất được chuyên đổi từ các loại đất khác thành đất xây dựng
đô thị;
b) Dự án tái thiết khu đô thị là dự án xây dựng mới các công trình kiến trúc
và hạ tang kỹ thuật trên nền các công trình hiện trang đã được phá đỡ theo quyhoạch đô thị đã được cấp có thâm quyền phê duyệt;
c) Dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thi là dự án cải tạo, nâng cấp mặt ngoài
hoặc kết cấu các công trình trong khu vực đô thị hiện hữu nhưng không làm thayđổi quá 10% các chỉ tiêu sử dung đất của khu vực;
đ) Dự án bảo ton, tôn tạo khu đô thị là các dự án nhằm bảo tồn tôn tạo cácgiá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của các công trình, cảnh quan trong khu vực di
sản văn hóa của đô thị;
e) Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp là các dự án đầu tư xây dựngkhu đô thị trong đó có thể bao gồm các công trình xây dựng mới, công trình cảitạo chỉnh trang, tái thiết và bảo tồn, tôn tạo
1.1.5 Hiệu quả và các tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá dự án đầu tư cơ sở
hạ tầng khu đô thị mới
1.1.5.1 Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư
s* Khai niệm
Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người
lao động trong cơ sở các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên cơ số vốn đầu tư
mà cơ sở đã sử dụng so với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức
chung Chúng ra có thé biéu diễn khái niệm này qua công thức sau đây:
Trang 18E Các kết quả mà cơ sở thu được do thực hiện đầu tư
tc =
Số vốn đầu tư mà co sở đã thực hiện dé tao ra các kết quả trên
Etc được coi là có hiệu quả khi Etc > Eico
Trong đó :
Eco là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của kỳ khác mà cơ sở đã
đạt được được chọn làm kết quả so sánh, hoặc cua đơn vi khác đạt tiêu chuẩn hiệu
quả.
Do đó, dé phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động dau tư người ta phải
sử dụng một hệ thong các chỉ tiêu Mỗi chi tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu
quả và được sử dụng trong điều kiện nhất định Trong đó, chỉ tiêu biểu hiện bằng
tiền được sử dụng rộng rãi nhất
1.1.5.1 Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư
s* Khái niệm
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước,mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư phải được xem
xét từ hai góc độ, người đầu tư và nhà kinh tế
Trên góc độ người đầu tư là các doanh nghiệp, mục đích cụ thể có nhiều,
nhưng quy tụ lại là lợi nhuận Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu
quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư Khả năng sinh lời
càng cao thì càng hấp dẫn nhà đầu tư
Tuy nhiên không phải mọi hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời đều tạo ranhững ảnh hưởng tốt đẹp đối với nền kinh tế và xã hội Do đó, trên góc độ quản lý
vĩ mô phải xem xét mặt kinh tế - xã hội của đầu tư, xem xét những lợi ích kinh tế
- xã hội do thực hiện đầu tư đem lại Điều này giữ vai trò quyết định để được cáccấp có thầm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định chế tai chính quốc tế, các
cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho hoạt động đầu tư
Vậy hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà
nền kinh tế - xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ
ra đề thực hiện đầu tư
Những lợi ích mà xã hội thu được là sự đáp ứng của đầu tư với việc thực
hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nên kinh tê Những sự đáp ứng này có thê
Trang 19được xem xét mang tinh chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh
tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước, góp phần chống
ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh , hoặc đo lường bang cac tinh toan dinhlượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức tăng số người có việc làm
Chi phí của xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện
bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xãhội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào công việc khác trong tương lai không xa
1.2 Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Mỗi dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đều có quy mô, tính chất, mứcvốn, thời gian thực hiện là khác nhau Tuy nhiên hầu hết chúng đều có 6 đặcđiểm chung sau đây:
Thứ nhất: Dự án có tính duy nhất mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt lạiđược thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gianthời gian, và môi trường luôn thay đổi đã tạo nên tính duy nhất
Thứ hai: Dự án bị hạn chế về thời gian và quy mô Mỗi dự án đều phải cóđiểm khởi đầu và điểm kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳ hạn liên quan Có
thé ngày hoàn thành được ấn định một cách tùy ý, nhưng dù sao đi nữa nó cũngtrở thành điểm trọng tâm của dự án Sự thành công của dự án được đánh giá bằngkhả năng có đạt được đúng thời điểm kết thúc đã được định trước hay không?
Thứ ba: Dự án có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau Đề thực hiệnmột dự án phải sử dụng rất nhiều nguồn lực như nguồn lực về tài chính, máy móc
kỹ thuật, con người, tài nguyên, đất đai, Các nguồn lực có thể không phải xuấtphat từ một chủ thé cung cấp mà được huy động từ nhiều chủ thé khác nhau
Thứ tư: Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo mới lạ: Khácvới quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải làsản phẩm hàng loạt mà có tính khác biệt cao Sản phẩm và dịch vụ mà dự ánđem lại là duy nhất Lao động đòi hỏi kĩ năng chuyên môn cao, nhiệm vụ
không lặp lại
Thứ năm: Môi trường hoạt động “va chạm” Quan hệ giữa các dự án là
quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của một tổ chức Dự án cạnh
tranh lẫn nhau và với các bộ phận chức năng khác cùng một nguôn lực khan hiém
Trang 20của một tô chức như tiền vốn, nhân lực, thiết bị Một số trường hợp, các thành
viên quản lý dự án thường có “hai thủ trưởng” trong cùng một thời gian nên gặp
khó khăn không biết thực hiện theo quyết định nào của cấp trên khi hai bên mâu
thuẫn.
Thứ sáu: Tinh bat định và rủi ro cao Hầu hết các dự án đòi hỏi lượng tiềnvốn, vật tư và lao động rất lớn dé thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dải nên các dự án đầu tư phát triển
thường có độ rủi ro cao.
1.3 Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự ánTheo từng điều kiện cụ thé của dự án các chủ đầu tư có thé lựa chọn các
hình thức quản lý dự án sau:
- Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án: Chủ đầu tư tổ chức tuyển chọn và
trực tiếp kí hợp đồng với một hoặc nhiều tô chức tư vấn thực hiện công tác khảosát, thiết kế công trình, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu hoặc chỉ địnhthầu Sau khi chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu xây lắp, nhiệm vụ giám sát,quản lý thi công bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình vẫn do tô chức tư vấn
đã lựa chọn đảm nhận.
- Chủ nhiệm điều hành dự án: Chủ đầu tư tổ chức tuyển chọn và trình cấp thâm
quyền quyết định tổ chức tư van thay minh làm chủ nhiệm điều hành dự án chịu trách
nhiệm giao dịch, ký kết hợp đồng với các tô chức khảo sát thiết kế, cung ứng vật tư,thiết bị xây lắp dé thực hiện các nhiệm vụ của quá trình thực hiện dự án đồng thời
chịu trách nhiệm giám sat quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án Hình thức chủ
nhiệm điều hành dự án chỉ được áp dụng đối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật
phúc tạp và thoi hạn xây dựng dai.
- Chia khoá trao tay: Chủ đầu tư tô chức thực hiện đấu thầu dự án để chọnmột nhà thầu (tổng thầu xây dựng) thực hiện toàn bộ khâu: thiết kế, mua vật tưthiết bị, xây lap Chủ dau tư chỉ trình duyệt thiết kế kỹ thuật, tong dự toán, nghiệm
thu và bàn giao khu dự án hoàn thành đưa vào sử dụng Tống thầu xây dựng có thé
giao thầu lại việc giám sát, thiết kế , mua sắm máy móc hoặc một phần khối lượngcông tác xây lắp cho nhà thầu phụ Hình thức này áp dụng trong việc xây dựng cáccông trình nhà ở, công trình dan dụng và công trình sản xuất - kinh doanh có quy
Trang 21mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản.
- Tự làm: Chủ đầu tư sử dụng lực lượng được phép hành nghề xây dựng củaminh dé thực hiện khối lượng xây lắp tự làm Hình thức này chỉ áp dụng với những
công trình sửa chữa, cải tạo quy mô nhỏ, công trình chuyên ngành đặc biệt (xây
dựng nông, lâm nghiệp và các công trình tự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các
doanh nghiệp xây dựng)
1.4 Hiệu quả và các tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng khu đô thị mới
* Trong cuộc sống người ta luôn cân nhắc đến hiệu quả của hành động củamình đề từ đó ra quyết định có nên thực hiện hay không Do đó trong việc đầu tưxây dựng một lĩnh vực khi thực hiện có liên quan đến khối lượng vật chất lớn, cần
sử dụng đến rất nhiều nguồn lực thì việc xem xét hiệu quả không thể thiếu và ta
cần phải hiểu rõ dé có một quyết định đúng
Vậy, hiệu quả đầu tư xây dựng là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ sosánh giữa các kết quả kinh tế xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chỉ phí
phải bỏ ra dé có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định
Như vậy khi xét hiệu quả đầu tư ta phải xem xét một cách toàn diện Khôngchỉ dựa trên hiệu quả kinh tế của dự án mà phải dựa trên cả hiệu quả xã hội mà dự
án đem lại.
* Đề đáp ứng yêu cầu của công tác quản ly và nghiên cứu các nhà kinh tế
đã phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau:
Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật,
hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng.
Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanhnghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Theo phạm vi lợi ich có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội Hiệuquả tài chính hay được gọi là hiệu quả hạch toán kinh tế là hiệu quả kinh tế đượcxem xét trong phạm vi một doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt độngdau tư là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế
Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệuquả gián tiếp
Trang 22Theo cách tính toán có hiệu quả tuyệt đối và tương đối Hiệu quả tuyệt đối
được tính băng hiệu sô giữa kết quả và chỉ phí, hiệu quả tương đối được tính bằng
tỷ số giữa kết quả và chỉ phí
Trong bài viết này cách phân loại được em sử dụng đó là phân loại hiệu quả
dự án theo phạm vi lợi ích bao gồm: Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội
1.4.1 Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư
* Thời gian thu hồi vốn đầu tư (ký hiệu T): là số thời gian cần thiết dé dự
án hoạt động thu hồi đủ số vốn dau tư đã bỏ ra Nó chính là khoảng thời gian déhoàn trả vốn đầu tư ban đầu băng các khoản lợi nhuận hoặc tổng lợi nhuận thuầnkhấu hao thu hồi hàng năm
* Giá trị hiện tai ròng (kí hiệu NPV): là thu nhập thuần của dự án sau khi
đã trừ đi các khoản chi phí của cả đời dự án được tính về mặt băng hiện tại
* Suất thu hồi vốn nội bộ (Kí hiệu IRR): là mức lãi suất nếu dùng nó làm
hệ số chiết khấu đề tính chuyền các khoản thu, chi của dự án về mặt bang hién tai
thi tong thu sé cân bằng với tổng chi
* Chỉ tiêu tỷ số lợi ich — chi phi (ki hiệu B/C): được xác định bang ty sốgiữa lợi ich và chi phí Chỉ tiêu này có thé được tính về thời điểm hiện tại hoặc
tương lai Việc quy về thời điểm tương lai để tính chỉ tiêu này ít được sử dụng Chỉ
tiêu này ít được sử dung hơn chỉ tiêu NPV, thường được sử dụng dé phân tích trong
các dự án công cộng.
Trang 23Bảng 1: Các chỉ tiêu phân tích tài chính của dự án đầu tưTên chỉ tiêu Công thức tính Giải thích kí hiệu | Nguyén tắc
chọn
Thời hạnthu |- Tụ = V/P Re: suất thu hồi Thời gian thu
hôi vôn đâu tư - Tu = V/(P+KHCB)
YR, (+i) =S casi"
Gia tri hiện tại NPV= SB, -C,) +i)"
Trang 24và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước Các kế hoạch dài hạn để ra
phương hướng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược trong thời gian dài (từ 10 năm trở lên).Các kế hoạch trung hạn nêu lên các bước đi tương đối cụ thé trong thời gian từ 5
đến 10 năm Các kế hoạch hay chương trình kinh tế ngắn hạn được đưa ra nhằmđiều chỉnh kịp thời các sai lệch cũng như bồ sung các khiếm khuyết phát hiện trongquá trình thực hiện kế hoạch Ở các nước đang phát triển, các mục tiêu chủ yếuđược đề cập trong kế hoạch phát triển dài hạn được đo lường bằng các tiêu chuẩn
sau:
* Gia tăng số lao động có việc lam: Day là một trong những mục tiêu chủyếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước thừa lao động, thiếu việclàm.
* Nâng cao mức sông dân cư: Được thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu
cụ thể về mức gia tăng sản phâm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăngtrưởng và phát triển kinh tế
* Phân phối thu nhập va công bằng xã hội: Thé hiện qua sự đóng góp củacông cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và day mạnhcông bằng xã hội
* Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nước đang phát triển không chỉnghèo mà còn là nước nhập siêu Do đó day manh suat khau, han ché nhap khẩu lànhững mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế tại các quốc gia này
Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác bao gồm:
* Tận dụng hay khai thắc tài nguyên chưa đựoc quan tâm hay mới phát hiện
được.
* Nâng cao năng suất lao động, đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao,
tiếp nhận chuyên giao kỹ thuật để hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nền kinh tế
* Phát triển các nghành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây
chuyền thúc day phát triển các nghành nghề khác
Trang 25* Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân
cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên dé phát triển kinh tế
1.5 Một số kinh nghiệm trên thế giới trong việc đánh giá hiệu quả dự
án đầu tư xây dựng khu đô thị mới
Trong thời gian qua chúng ta đã có rất nhiều cô găng đề hoàn thiện công tácđánh giá hiệu quả dự án nhằm có thể xác định được chính xác và khách quan đảm
bảo lợi ích cá nhân và công bằng xã hội Tuy nhiên để chúng ta cũng còn rất nhiều
điều cần phải học hỏi thêm từ kinh nghiệm của các nước phát triển đi truớc
1.5.1 Mô hình của nước Pháp:
Là một nước có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ và các chính quyềnđịa phương Chính Phủ có ban thư kí về đô thị mới (General Secretarial for New
Towns) là cơ quan điều phối, nhằm tập hợp các nhà chính trị và kinh tế thuộc nhiều
ban của Chính Phủ trong việc chỉ đạo thực hiện các dự án đô thị mới Ban thư kí
về đô thị mới là đầu mối giữa chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương
và công ty xây dựng công cộng có trách nhiệm xem xét hiệu quả các dự án và
quyết định dự án có phủ hợp và đem lại hiệu quả cần thiết dé triển khai thực hiện
hay không Còn hội đồng liên tỉnh về phát triển đô thị (Internunicipal Development
District) là cơ quan quản lý việc cấp phép xây dựng các công trình
Theo mô hình này,việc tách rời 2 khâu xem xét hiệu quả các công trình và
cấp phép xây dựng cho các công trình sẽ làm cho 2 khâu này được khách quan,chính xác hơn và đều do nhà nước quản lý sẽ đảm bảo lợi ích xã hội
1.5.2 Mô hình của Hàn Quốc
Thực hiện việc xây dựng đô thị mới trên cơ sở phối hợp giữa Chính phủ và
khu vực tư nhân Cơ quan xây dựng hạ tầng đô thị mới là công ty phát triển đấtHàn Quốc (Korea Land Development Corporration — KLDC) có trách nhiệm đánhgiá khu đất xem xét hiệu quả đầu tư rồi tiến hành đầu tư xây dựng Văn phòng Pháttriển đô thị mới (Office of New Town Development) trực thuộc bộ Xây Dựng là
cơ quan quản lý việc cấp phép xây dựng các khu đô thị mới
Trong mô hình của Hàn Quốc chính phủ có vai trò chỉ đạo tập hợp mọinguồn lực trong nước dé phát triển đô thi một cách có hiệu quả
Trang 261.6 Tổng kết chương I
Nhu vậy qua chương I em đã khái quát một cách tương đối đầy đủ về nhữngvấn đề liên quan đến công tác đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Hệ thống
lý luận này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về việc đánh giá hiệu quả dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng khu đô thi mới Tây Bắc Cầu Quán Nam được trình bày ở chương II
Trang 27CHUONG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA CUA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HA TANG KHU DO THỊ TÂY BẮC CAU QUÁN NAM - THÀNH PHÓ THANH HÓA -TỈNH THANH HÓA
2.1 Khái quát cơ sở hạ tang khu đô thị mới Tây Bắc Cầu Quán Nam —Thành phố Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa
s* Vị trí, giới hạn khu đất
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính xã Quảng
Thịnh và phường Quảng Thắng, Đông Vệ — Thành phố Thanh Hoá, có giới hạn
như sau:
+ Phía Bắc giáp: đường Tây Nam 1 theo quy hoạch;
+ Phía Nam giáp: kênh Bắc;
+ Phía Đông giáp: QL 1A cũ (đường Quang Trung);
+ Phía Tây: giáp đường quy hoạch
Theo QHCT 1/2000 khu đô thị Nam thành phố Thanh Hoá đã được phêduyệt thì khu đất có chức năng là đất công viên cây xanh thể thao, công trình công
cộng, công trình hỗn hợp và dân cư.
s* Địa hình, địa mạo
Nhìn chung địa hình khu đất quy hoạch có cốt thấp hơn mặt đường hiệntrạng bao quanh, nền địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, cốt thấp nhất +0.32 m
là khu vực ao hồ và đất canh tác nông nghiệp, cốt cao nhất +4.05m là đường Quang
Trung (QLIA cũ) phía Đông khu đất Địa hình tự nhiên của khu vực khá bằngphăng thuận lợi xây dựng
¢ Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn ảnh hướng đến khu vực quy hoạch:
Dự án thuộc Thành phố Thanh Hoá, có khí hậu khu vực Bắc Trung Bộ, thờitiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa hạ, khí hậu nóng, ẩm; mùa Đông khô hanh.Xen kẽ giữa 2 mùa chính là khí hậu chuyên tiếp giữa Hạ sang Đông là mùa Thungắn thường có bão, lụt Giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân không rõ rệt, có mưaphùn, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng về đầu mùa Ha và sương mudi
vê mùa Đông.
Trang 28- Mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.900 mm, mùa mưa kéo
dai từ tháng 6 đến tháng 10 chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lớn nhất là 800
mm vào thang 9 thường gây ra lũ lụt Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
thường bị hạn hán.
- Độ âm: Độ 4m quanh năm khá cao, trung bình 85 - 86%, thường là 83%
trong tháng 7 và 79% trong tháng 3.
- Nắng: Trung bình năm có 1648 giờ nang Tháng có gió nang nhiều nhất
là tháng 7, ít nhất là tháng 2 Số ngày không có năng trung bình năm là 83 ngày
- Lượng bốc hơi: Trung bình năm là 58,5 mm, cao nhất là 81,1 mm vàotháng 7, thấp nhất 49,7 mm vào tháng 2, tháng 3 hàng năm
- Gió: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc (vào
mùa Đông) và gió Đông Nam (vào mùa Hè).
Tốc độ gió mạnh từ 1,8 - 2,2 m/s Ngoài ra còn bi anh hưởng của gió Tây
và Tây Nam khô nóng thường xuất hiện 3 - 4 đợt trong năm, mỗi đợt kéo dài 5 - 7ngày xen kẽ từ tháng 6 đến tháng 8
- Bão: là khu vực nam trong giáp danh giữa vùng đồng bằng và vùng trung
du miễn núi tỉnh Thanh Hóa cũng chịu ảnh hưởng của các cơn bão đồ bộ vào ThanhHoá Tần suất bão là 100%, tháng có tần suất lớn nhất là tháng 9 là 34%, bình quân
1 năm có 1 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực, có năm 2 - 3 cơn bão, khi cóbão tốc độ gió lên đến 10 m⁄s, bão vào thường kèm theo mưa lớn gây úng, lụt, sạt