1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương phương pháp dạy học văn

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp dạy học văn bản biểu cảm dân gian
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Đề cương
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 29,03 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN Câu 1: Văn bản tự sự là gì? Trình bày đặc trưng của văn bản tự sự. Câu 2: Văn bản biểu cảm là gì? Trình bày đặc trưng của văn bản biểu cảm. Câu 3: Trình bày định hướng dạy học văn bản biểu cảm dân gian. Trình bày định hướng dạy học văn bản biểu cảm trung đại. Câu 4: Phương pháp dạy học văn bản nghị luận dân gian? Phương pháp dạy học văn bản nghị luận trung đại?

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN

Câu 1: Văn bản tự sự là gì? Trình bày đặc trưng của văn bản tự sự.

* Văn bản tự sự:

- Tự sự là kể chuyện (tự: kể, sự: việc, chuyện)

- Phương thức biểu đạt tự sự là cách kể chuyện ứng với mục đích giao tiếp tự sự

→ Phương thức biểu đạt tự sự trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa Mục đích tự sự là biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ

- Hình thức văn bản của phương thức tự sự không chỉ là các tác phẩm văn học nghệ thuật

mà còn bao gồm cả các văn học có tính văn học hoặc phi văn học

- Trong sách Ngữ văn THCS chủ yếu là các văn bản tự sự nghệ thuật

* Đặc trưng của văn bản tự sự:

- Kể cho người khác biết và hiểu câu chuyện theo cách nhìn và đánh giá của mình Các yếu tố: sự việc, nhân vật, chủ đề, bố cục, lời văn và ngôi kể

- Sự việc là yếu tố đặc trưng nổi bật nhất của tự sự:

+ Sự việc phải có ý nghĩa gì đối với con người, phải chọn lựa và tổ chức sự việc thể hiện được điều muốn nói

+ Trong văn bản tự sự có thể chỉ có một việc được kể (cùng một số chi tiết làm ra sự việc đó) hoặc một chuỗi sự kiện từ khởi đầu, phát triển đến cao trào và kết thúc

+ Sự việc trong văn bản được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt

- Nhân vật luôn đi cùng sự việc trong văn bản tự sự là cá thể làm ra sự việc và sản phẩm của lời kể

+ Trong văn bản tự sự nghệ thuật, nhân vật có thể là người, thần hoặc con vật, loài vật đã được nhân cách hóa

+ Trong văn bản tự sự, nhân vật hiện lên cụ thể từ tên gọi, lai lịch, chân dung, hành động, cảm xúc, ý nghĩ nghĩ, lời nói, Mức độ sắc nét hay mờ nhạt của nhân vật phụ thuộc vào các yếu tố trên

+ Quan hệ giữa nhân vật và sự việc không cách rời

- Chủ đề là yếu tố nội dung không thể thiếu của văn bản tự sự:

+ Chủ đề có nhiều hướng tiếp cận:

● Với tác giả: chủ đề và tư tưởng gửi gắm trong tác phẩm

● Với người đọc: chủ đề là vấn đề toát lên một câu chuyện

● Với văn bản: chủ đề là yếu tố quyết định sự tồn tại cả văn bản

+ Chủ đề là đích của mọi giao tiếp bằng văn bản

→ Đọc văn bản tự sự là đọc trên các yếu tố hình thức tự sự để hiểu chủ đề văn bản

- Bố cục: sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề:

+ Văn bản thường có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

+ Lý thuyết bố cục ba phần tiện ích cho việc học tập và phân tích các loại văn bản thông dụng cần đến mạch lạc, sáng sủa của tư duy

+ Các tự sự hiện đại một mặt kế thường thứ tự kể theo bố cục truyền thống, mặt khác làm mới thêm cho bố cục văn bản và thứ tự kể những hình thức sáng tạo riêng

Trang 2

- Lời văn tự sự là lời kể sao cho người nghe biết được việc, thấy được người.

+ Lời văn kể người thường là lời thông báo thuyết minh về sự việc

+ Lời văn tự sự kể người phong phú, đa dạng hơn

+ Đôi khi lời văn tự sự là lời biểu cảm, bình luận của tác giả về sự kiện, nhân vật

+ Trong văn bản tự sự thường xuất hiện nhiều lời miêu tả

→ Kiểu diễn ngôn tự sự hết sức đa dạng, phong phú, nhất là trong văn bản tự sự nghệ thuật

- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện Có nhiều hình thức ngôi kể khác nhau:

+ Hình thức “người ta kể”: kể theo ký ức và kiến thức cộng đồng chứ không theo quan sát, nhận xét của bản thân

+ Hình thức “kể giấu mình”: sự việc và con người tự nó diễn ra

+ Hình thức “như tôi kể”: người kể xưng “tôi”

- Lý thuyết tự sự về ngôi kể có liên quan đến lý thuyết điểm nhìn trần thuật:

+ Điểm nhìn từ một nhân vật trong truyện: điểm nhìn bên trong

+ Điểm nhìn của người quan sát khách quan, bên ngoài: điểm nhìn bên ngoài

+ Nhìn khắp nơi, thấy tất cả, hiểu hết, có nhận xét, đánh giá khi kể chuyện: điểm nhìn thấu suốt

- Không phải ứng với ngôi kể nào thì có điểm nhìn ấy Nhiều khi trong một văn bản có nhiều điểm nhìn

- Điểm nhìn thay đổi thì nội dung tự sự cũng như hiệu quả giao tiếp sẽ thay đổi

Câu 2: Văn bản biểu cảm là gì? Trình bày đặc trưng của văn bản biểu cảm.

* Văn bản biểu cảm:

- Biểu cảm: bày tỏ cảm xúc buồn, vui, ghét, yêu của con người trước các hiện tượng đời sống

- Phương thức biểu cảm: cách giãi bày cảm xúc đang diễn ra trong lòng bằng phương tiện ngôn ngữ đặc biệt nhằm gợi cảm xúc và đồng cảm của người đọc, người nghe

- Phương thức biểu cảm được sử dụng thường xuyên trong hoạt động giao tiếp, cả ngoài đời sống lẫn trong văn học

- Văn biểu cảm là văn bản được tạo ra từ phương thức biểu cảm

- Văn bản biểu cảm tồn tại ở hai dạng nói và viết, mang đặt trưng về cách thức biểu đạt và mục đích giao tiếp của phương thức biểu cảm

- Trong nội dung chương trình Ngữ văn trung học cơ sở, các văn bản biểu cảm được dạy học chiếm khối lượng khá lớn bao gồm:

+ Các văn bản biểu cảm dân gian: Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước,

+ Các bài biểu cảm trung đại: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh,

+ Các văn bản biểu cảm hiện đại: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Mùa xuân của tôi, Mùa xuân nho nhỏ,

Trang 3

* Đặc trưng của văn bản biểu cảm:

- Mục đích cửa văn bản biểu cảm: người nói, người viết tự bày tỏ cảm xúc để khêu gợi đồng cảm ở người nghe, người đọc

- Cần phân biệt biểu cảm thông thường trong sinh hoạt với biểu cảm nghệ thuật:

+ Trong sinh hoạt: vui buồn lúc nào cũng có thể thổ lộ và chia sẻ

+ Trong nghệ thuật: chỉ những vui buồn nào học thật sự mãnh liệt, sâu sắc và có ý nghĩa cao đẹp mới có sức chia sẻ khi được bộc lộ

- Những cảm xúc chỉ thật sự sâu sắc và có ý nghĩa với mọi người khi cảm xúc hòa trong những suy tư của con người

- Trong bản chất nội dung, biểu cảm nghệ thuật thống nhất với trữ tình → văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình

=> Nói tóm lại, hành trình sáng tạo và giao tiếp bằng phương thức biểu cảm nghệ thuật có: + Cội nguồn: nỗi niềm sâu kín trong lòng người

+ Nội dung: những cảm xúc cao quý

+ Đích đến: khơi gợi sự đồng cảm tốt đẹp của con người

- Chủ đề của bài văn biểu cảm: tình cảm chủ yếu của người viết được bày tỏ trong văn bản, là tâm sự được giãi bày, nỗi niềm muốn được chia sẻ

- Tình cảm điển hình:

+ Nói hộ được tình cảm nhiều người, có sức khái quát cao

+ Là điển hình tâm trạng

- Văn bản biểu cảm nghệ thuật cần đến cách diễn đạt đặc biệt:

+ Lời nói giàu sức gợi cảm, liên tưởng, các biện pháp tu từ nghệ thuật

+ Âm vang của nhạc điệu ngôn từ → lời nói được tổ chức trong một hệ thống âm thanh, vần, luật mang tính cách điệu được gọi là thơ

+ Nhạc trong văn bản biểu cảm nghệ thuật là nhạc điệu của tâm hồn → người đọc hiểu nó qua nhạc cảm đồng điệu của tâm hồn

- Văn bản biểu cảm nghệ thuật còn cần đến những lời miêu tả, tự sự, thậm chí cả nghị luận; có thể trực tiếp, có thể gián tiếp

- Nhân vật trữ tình là người mang lời nói, người trực tiếp bộc lộ nỗi niềm, người có nhu cầu bày tỏ cảm xúc và nhu cầu được người khác chi sẻ cảm xúc đó Nó thống nhất cao với tác giả

- Bố cục: chủ yếu theo diễn biến của mạch cảm xúc nhưng đa dạng trong tổ chức nội dung cảm xúc

- Biểu cảm và trữ tình là 2 khái niệm vừa tương đồng vừa dị biệt

+ Tương đồng:

● Về nội dung: bày tỏ cảm xúc

● Về cách thức: lời nói thường được cấu tạo đặc biệt, có thể bằng văn vần hoặc văn xuôi, bằng thơ hoặc tùy bút,

+ Dị biệt: phạm vi của biểu cảm động hơn (lưu ý: khi biểu cảm bằng nghệ thuật thì biểu cảm thống nhất với trữ tình)

Trang 4

Câu 3: Trình bày định hướng dạy học văn bản biểu cảm dân gian Trình bày định hướng dạy học văn bản biểu cảm trung đại.

* Định hướng dạy học văn bản biểu cảm dân gian:

- Dạy học phù hợp với đặc trưng của văn bản ca dao:

+ Đọc - hiểu theo từng chủ đề

+ Đọc (phân tích cảm thụ) trên các yếu tố biểu cảm (dấu hiệu hình thức) của mỗi bài trong văn bản ca dao (ngôn từ biểu cảm và gợi cảm; các chi tiết hình ảnh, sự vật, sự việc có giá trị biểu cảm; các phép tu từ, nhịp điệu có giá trị biểu cảm, ) để hiểu được mục đích biểu cảm (tâm trạng, tình cảm của con người) trong mỗi bài ca dao

→ Khái quát các giá trị mục đích và cách thức biểu đạt của toàn văn bản

- Dạy học tích hợp: gắn kết đọc đọc hiểu ca dao với:

+ Các tri thức văn bản biểu cảm và các thể loại trữ tình dân gian

+ Các kiến thức xã hội, lịch sử, địa lý, văn hóa, dân tộc liên quan đến nội dung của mỗi bài

ca dao

+ Mỹ học về cái đẹp, cái bi, cái hài

+ Mỹ thuật và âm nhạc gần gũi với ca dao

+ Các văn bản ca dao đọc thêm và được sưu tầm, mở rộng theo đề tài văn bản

+ Hình thức diễn xướng dân ca

- Dạy học tích cực: đa dạng hóa các hình thức đọc hiểu văn bản biểu cảm dân gian:

+ Kết hợp đọc diễn cảm với đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi phân tích cảm thụ văn bản ca dao

+ Đan xen những lời giảng bình

+ Kết hợp làm việc cá nhân và làm việc nhóm

+ Trò chơi hát ru ca dao và sưu tầm các bài ca dao cùng chủ đề, hát (hoặc nghe hát) dân ca

có lời ca dao trên phương tiện điện tử

+ Sử dụng máy chiếu tái hiện từng bài ca dao cần phân tích, câu hỏi trắc nghiệm, thảo luận nhóm và tổng kết ý nghĩa của bài học ca dao,

* Định hướng dạy học văn bản biểu cảm trung đại:

- Dạy học phù hợp với đặc trưng của văn bản biểu cảm trung đại: đọc - hiểu theo cách thức biểu đạt của văn bản biểu cảm nghệ thuật ở dạng thức thơ cách luật trung đại với các hình thức đặc trưng của thơ cổ điển:

+ Dựa theo kết cấu riêng của thể thơ để phân tích từng câu hoặc từng cặp theo chức năng

đã được quy ước

+ Bám sát vào ngôn từ và các biện pháp tu từ nghệ thuật, hình dung ra cảnh, việc được phản ánh trong văn bản thơ

→ Cảm nhận nỗi lòng thầm kín của tác giả được kí khác trong văn bản và rộng hơn là hiểu con người, xã hội và thời đại

- Dạy học tích hợp:

+ Gắn kết đọc hiểu thơ trung đại với:

● Các tri thức biểu cảm đang được dạy học ở Ngữ văn 7

● Các tri thức về thể loại thơ trữ tình cổ điển trung đại

● Hoàn cảnh sáng tác (bao gồm hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh bản thân tác giả)

● Văn thơ của nhiều tác giả khác cùng đề tài

Trang 5

+ Kết hợp đọc - hiểu văn bản ở cả ba dạng: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ (với thơ chữ Hán)

- Đáp ứng dạy học tích cực: tổ chức dạy học theo hướng đa dạng hóa các hình thức đọc - hiểu tương hợp với văn biểu cảm thung đại:

+ Tăng đọc diễn cảm

+Kết hợp đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi cảm thụ, phân tích văn bản thơ với lời giảng bình gia tăng đúng chỗ

+ Coi trọng cá nhân tự bộc lộ và thảo luận nhóm

+ Liên môn với âm nhạc cùng chủ đề văn bản - bài hát ghi trên băng đĩa hình phát trên radio hoặc màn hình tivi

+ Máy chiếu tái hiện văn bản, bố cục văn bản, câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi thảo luận nhóm

+ Thiết kế và trình chiếu qua phương tiện điện tử các tư liệu liên quan đến tác giả và tác phẩm được học

Câu 4: Phương pháp dạy học văn bản nghị luận dân gian? Phương pháp dạy học văn bản nghị luận trung đại?

* Phương pháp dạy học văn bản nghị luận dân gian:

- Dạy học phù hợp với đặc trưng của văn bản tục ngữ: tiến hành theo 4 bước sau:

+ Bước 1: tái hiện văn bản bằng đọc diễn cảm (thực chất là nói tục ngữ)

+ Bước 2: tách theo nhóm các câu tục ngữ gần nhau về chủ đề

+ Bước 3: đọc hiểu mỗi câu tục ngữ trong từng chủ đề theo quy trình:

● Giải thích nghĩa bề mặt của lời nói trong câu

● Phát hiện và phân tích ý nghĩa biểu đạt của biện pháp thể hiện (cách lập luận) trong câu tục ngữ

● Khái quát nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ (ý nghĩa đúc rút, truyền dạy kinh nghiệm)

● Liên hệ đời sống (hoặc bản thân) để kiểm định sự đúng đắn của kết luận được đúc kết trong câu tục ngữ

+ Bước 4: tổng kết bài học đọc hiểu văn bản tục ngữ:

● Nội dung: khái quát ý nghĩa chung của văn bản tục ngữ và thái độ của nhân dân từ văn bản tục ngữ

● Hình thức: khái quát đặc điểm hình thức nổi bật của văn bản tục ngữ được học

● Liên hệ ý nghĩa thực tiễn của tục ngữ trong cuộc sống hôm nay

- Đáp ứng dạy học tích hợp:

+ Gắn kết đọc hiểu văn bản với các tri thức về văn nghị luận và thể loại văn học dân gian được dạy trong chương trình Ngữ văn THCS

+ Gắn kết giải thích tục ngữ với hoạt động thực tiễn của nhân dân

+ Gắn kết dạy học tục ngữ với môi trường hiện thực và kinh nghiệm của bản thân người học

+ Vận dụng tục ngữ vào văn bản nói và viết

- Đáp ứng dạy học tích cực: đa dạng hóa các hình thức đọc hiểu văn bản tục ngữ:

+ Đọc (nói) diễn cảm, vận dụng chủ yếu các câu hỏi giải thích, đánh giá, liên hệ

+ Kết hợp đàm thoại với lời giảng ngắn

Trang 6

+ Kết hợp hình thức học cá nhân với hình thức học nhóm.

+ Liên hệ với tục ngữ, ca dao, bài hát cùng chủ đề với tục ngữ được học

+ Trò chơi thi sưu tầm nhanh tục ngữ cùng chủ đề hoặc nêu tình huống để tập nói tục ngữ + Máy chiếu hỗ trợ dạy học bố cục văn bản, tái hiện văn bản, tổng kết bài học

* Phương pháp dạy học văn bản nghị luận trung đại:

- Dạy học phù hợp với đặc trưng của văn bản nghị luận trung đại:

+ Sự triển khai luận điểm theo kết cấu riêng của thể tài

+ Cách lập luận (lý lẽ chắc chắn, hùng hồn; chứng cứ xác thực, việc dẫn từng lịch sử) + Đan xen lời biểu cảm thống thiết, câu văn biền ngẫu

→ Nắm được mục đích của bài văn (truyền bá tư tưởng, cùng với bộc lộ thái độ rõ ràng của tác giả)

- Đáp ứng dạy học tích hợp: gắn kết đọc hiểu bài văn nghị nghị luận trung đại với:

+ Hoàn cảnh lịch sử và tác giả - các yếu tố quyết định sự ra đời bài văn

+ Các tri thức về văn nghị luận đã được dạy học ở lớp 7 và đang được dạy học tiếp trong chương trình Ngữ văn lớp 8

+ Các tri thức về thể loại nghị luận trong văn học trung đại

- Đáp ứng dạy học tích cực: đa dạng hóa các hình thức đọc hiểu phù hợp với đặc trưng của văn bản nghị luận trung đại:

+ Đọc diễn cảm (dùng giọng nghệ sĩ để đọc mẫu các bài hịch, cáo, chiếu, tấu, )

+ Tăng câu hỏi hiểu trong đàm thoại kết hợp lời giảng và bình luận

+ Kết hợp học các nhau với thảo luận nhóm

+ Liên môn với các tri thức lịch sử, địa lý, mỹ thuật, âm nhạc liên quan đến nội dung bài văn (được thiết kế dạy học trên phương tiện điện tử)

+ Sử dụng máy chiếu tái hiện sơ đồ bố cục văn bản, chất liệu cần phân tích, bài tập trắc nghiệm, câu hỏi thảo luận nhóm, ý nghĩa văn bản

Ngày đăng: 17/10/2024, 16:50

w