1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương văn học trung Đại 1

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề cương Văn học Trung Đại 1
Chuyên ngành Văn học Trung Đại
Thể loại Đề cương
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 50,16 KB

Nội dung

CÂU HỎI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 1 1/ Trình bày tóm tắt nội dung bốn khí niệm: Văn học dân gian và văn học viết, văn học chức ngăng và văn học nghệ thuật, văn học già và văn học trẻ, văn học trng đại. 2/ Trình bày bốn đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam. 3/ Văn học thế khỷ X – XIV bao gồm những thể loại nào? Hãy nêu một số tác phẩm tiêu biểu. 4/ Sự thể hiện cảm hứng yêu nhước trong sáng tác văn chương thời Trần? Phâm tích một số tác phẩm tiêu biểu. 5/ Văn học cuối Trần và Hồ có nội dung cảm thán thời thế. Hãy giải thích cơ sở xã hội và trình bày những biểu hiện cụ thể 6/ Những đặc điểm lớn của văn học thế kỷ XV – XVII. 7/ Nội dung yêu nước, tinh thần nhân bản trong sáng tác văn chương của Nguyễn Trãi? Sự phát triển ý thức dân tộc và tư tưởng thân dân qua thơ văn Nguyễn Trãi? 8/ Qua ba tác phẩm “Quân trung từ mện tập”, “Ức Trai thi tập” “Quốc âm thi tập”, hãy giải thích và chứng minh vị trí kết tinh và vị trí mở đường của Nguyễn Trãi trong sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. 9/ Những thành tựu nghệ thuật chủ yếu của “Hồng Đức quốc âm thi tập”? 10/ Những nội dung thế sự trong “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”? 11/Nội dunng giáo huấn trong “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”? 12/ Phân tích nội dung nhân đạo qua chủ đề người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Dữ.

Trang 1

CÂU HỎI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 1

1/ Trình bày tóm tắt nội dung bốn khí niệm: Văn học dân gian và văn học viết, văn học chức ngăng và văn học nghệ thuật, văn học già và văn học trẻ, văn học trng đại.

1 Văn học dân gian và văn học viết:

1.1 Văn học dân gian (văn học truyền miệng).

- Là một thành tố nằm trong tổng thể văn hóa dân gian, bao gồm những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ do tập thể nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền bằng con đường truyền miệng, ra đời từ thời viễn cổ, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay

- Văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản:

+ Tính tập thể

+ Tính truyền miệng → tính dị bản

+ Tính thực tiễn: gắn liền với lao động và sinh hoạt của cộng đồng → tính diễn xướng

1.2 Văn học thành văn (văn học viết).

- Bộ phận văn học ra đời sau văn học dân gian Sự ra đời và phát triển của bộ phận văn học này gắn liền với sự ra đời và phát triển của văn tự

- Về bản chất, văn học viết khác văn học dân gian ở chỗ chúng được sáng tác bởi cá nhân và được ghi lại bằng những kí hiệu văn tự

- Muốn nghiên cứu một tác phẩm văn học viết, cần phải xác định tọa độ thời gian và không gian của văn bản và trên cơ sở đó mới có thể tìm ra những mã khóa về ngôn từ để giải mã chúng

+ Về tọa độ thời gian

Trường nghĩa của từ vựng luôn biến động theo thời gian Vì vậy khi nghiên cứu một tác phẩm văn học viết, ta phải đặt tác phẩm ấy vào thời điểm nó ra đời để tìm hiểu trường nghĩa của nó

+ Về tọa độ không gian

Mỗi con người đều gắn với một không gian sinh tồn nhất định và ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của không không gian sinh tồn ấy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán

Sự ảnh hưởng ấy sẽ lưu lại dấu ấn trong các tác phẩm của họ

2 Văn học chức năng và văn học nghệ thuật

2.1 Văn học chức năng.

- Văn học chức năng hành chính: những tác phẩm thực thi các công việc mang tính chất hành chính nhà nước

Ví dụ: Thiên đô chiếu (Lý Công Uẩn), Dụ chư tì tướng hịch văn (Trần Quốc Tuấn),…

- Văn học chức năng lễ nghi: những tác phẩm thực thi các lễ nghi mang tính chất tôn giáo hoặc tập tục

Ví dụ: Khóa hư lục (Trần Nhân Tông), Việt điện u linh tập (Lý Tế Xuyên),

Thiền uyển tập anh ngữ lục (khuyết danh), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình

Chiểu),…

2.2 Văn học nghệ thuât.

- Những tác phẩm nhằm mục đích thỏa mãn nhận thức – thẩm mỹ cho người tiếp nhận

Trang 2

- Chức năng nhận thức – thẩm mỹ bao hàm nội dung nhận thức xã hội, nhận thức hiện thực, chức năng giáo dục, thanh lọc tâm linh để vươn tới cái chân – thiện – mỹ

2.3 Đặc điểm của văn học chức năng và văn học nghệ thuật.

- Văn học chức năng mang tính đơn phương, một chiều; tính công thức, khuôn mẫu

- Văn học nghệ thuật mang tính đa phương, nhiều chiều Về cấu trúc, thể loại, văn học nghệ thuật không ràng buộc một cách chặt chẽ như văn học chức năng mà luôn dành những khoảng trống sáng tạo cho người sáng tác

3 Văn học già và văn học trẻ

3.1 Văn học già.

- Nền văn học ra đời và phát triển một cách tự nhiên, tự thân Về cơ bản, không những chúng không chịu sự chi phối của các nền văn học khác mà còn chi phối mạnh

mẽ, có khi quyết định đến văn học của các quốc gia khác ra đời muộn hơn Vì vậy, nó

được gọi là nền văn học kiến tạo vùng hoặc nền văn học trung tâm, văn học hạt

nhân.

- Qui luật phát triển của các nền văn học già: (Xem sơ đồ)

VHCN VHNT

Hiện tượng Văn – sử - triết bất phân

3.2 Văn học trẻ.

- Ra đời sau các nền văn học già và tùy thuộc vào thời điểm xuất hiện của các quốc gia có nền văn học đó

- Chịu sự tác động, chi phối dường như toàn diện và quyết định của nền văn học già

→ Quá trình phát triển của văn học trẻ phụ thuộc vào thời điểm chúng ra đời

và trình độ của nền văn học “trung tâm kiến tạo vùng” ở thời điểm bấy giờ.

- Các nền văn học trẻ ra đời sớm hơn sẽ phần nào tác động đến nền văn học trẻ

ra đời sau chúng

4 Văn học trung đại

Văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX tồn tại và phát triển tương ứng với thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ xã hội phong kiến (thời trung đại) Việt Nam

2/ Trình bày bốn đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam.

1 Lấy văn học dân gian làm nền tảng.

- Văn học dân gian là cơ sở để xây dựng truyền thống cho văn học viết khi nền văn học này mới ra đời

+ Các tác phẩm văn xuôi tự sự được hình thành trên cơ sở những câu chuyện, truyền thuyết, giai thọai dân gian Ví dụ: Các truyện lưu hành trong dân gian về cá vị thành hoàng, về Bà Trưng, Trương Hống – Trương Hát, Bố Cái Đại Vương,…là cơ

sở để Lý Tế Xuyên viết “Việt điện u linh tập” gồm 27 truyện; Các truyện cổ tích

Trầu cau, Bánh chưng bánh giầy, Dưa hấu,…giúp Trần Thế Pháp hoàn thành tập

sách “Lĩnh Nam chích quái lục” với 22 truyện,…

Trang 3

+ Văn học dân gian giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành thơ ca tiếng Việt Cụ thể nhờ kết hợp các yếu tố thi pháp thơ ca dân gian (cách gieo vần, ngắt nhịp,…) với mô hình thơ Đường loại thất ngôn tứ tuyệt mà tạo ra thể thơ song thất lục bát và lục bát;

- Không chỉ là cơ sở hình thành, văn học dân gian còn luôn hỗ trợ, thúc đẩy văn học viết phát triển, nâng cao

2 Tiếp thu có chọn lọc và sang tạo tinh hoa từ nền văn học Trung Hoa, Ấn Độ

và các nước lân cận.

- Trong buổi đầu xây dựng nền văn học Viết, ta đã mượn chữ Hán văn ngôn, đọc theo âm Hán – Việt làm phương tiện sang tác văn học Và trên cơ sở đó, ta đã sáng chế loại văn tự dân tộc dùng để ghi âm tiếng Việt Đó là chữ Nôm;

- Cùng với việc tiếp thu, vay mượn văn tự Hán là việc tiếp thu các thể loại văn học Trung Hoa như cáo, tế, chiếu biểu, thơ ca, từ khúc, phú, truyện,…để phản ánh tư tưởng, tinh thần, tình cảm của người Việt

- Bước đầu, ta đã Việt hóa thành công thể phú và thơ Đường Các thể loại văn xuôi tự sự được tiếp thu và biến đổi về nội dung và cách diễn đạt Từ gợi ý của mô hình thơ Đường luậtloại thất ngôn tứ tuyệt, kết hợp với lối gieo vần, ngắt nhịp của

thơ ca dân gian, người Việt đã sang tạo ra các thể thơ mới như lục bát, song thất lục

bát và hát nói

- Ngoài việc tiếp nhận các thể loại, văn học trung đại Việt Nam cũng tiếp thu

có chọn lọc cách biểu hiện, hệ thống điển tích, điển cố, thi văn liệu, các hệ tư tưởng Nho giáo, Lão Trang, Mặc gia, Pháp gia… của văn học Trung Hoa để làm giàu kho tang văn học nghệ thuật của mình

- Người Việt còn tiếp nhận tinh hoa từ nền văn học Ấn Độ, đặc biệt là hệ tư tưởng Phật giáo, các loại hình văn học Phật giáo Ngoài ra, chúng ta còn tiếp thu cái hay, cái đẹp từ nên văn hiến của các dân tộc lân cận như Chăm-pa, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan…

3 Gắn bó với vận mệnh của đất nước, với những số phận của con người Việt Nam.

- Từng bước đi lịch sử của dân tộc, từng niềm vui, nỗi buồn của đất nước đều được văn học trung đại Việt Nam quan tâm phản ánh

+ Trong buổi đầu dựng nước, văn học tập trung khẳng định sự trường tồn và tất thắng của người Việt;

+ Trong quá trình chống giặc ngoại xâm giữ vững nền độc lập dân tộc, văn học phản ánh chân thực những chiến công oanh liệt và hào hùng của dân tộc;

+ Khi đất nước sạch bóng ngoại xâm, văn học phát ánh khát vọng dựng xây đất nước thái bình, thịnh vượng; khi xã hội rối ren, các tập đoàn phong kiến tranh quyền, đoạt lợi, gây ra nội chiến, văn học là tiếng nói phê phán, phản đối…

- Không chỉ quan tâm đến những vấn đề lớn của vận mệnh đất nước, dân tộc ; từng giọt nước mắt hay nụ cười của những số phận con người Việt Nam, những cảm xúc tinh tế trước cảnh đẹp thiên nhiên, làng quê, đất nước; , từng giọt nước mắt hay

nụ cười của những số phận con người Việt Nam…cũng được phản ánh hết tinh tế trong văn học

4 Không ngừng tự đổi mới để đảm nhiệm ngày càng tốt hơn trọng trách mà lịch sử giao phó.

- Nhìn chung, văn học trung đại Việt Nam chịu sự tác động khá mạnh mẽ của thủ pháp sáng tác trung đại:

Trang 4

+ Các tác giả trung đại thường vay mượn đề tài trong văn học dân gian và văn học viết để tái tạo thành tác phẩm mới, phản ánh thời đại mình;

+ Hầu hết các tác phẩm văn học đều sử dụng thi văn liệu, điển tích, điển cố; tính ước lệ, tượng trưng… của văn học Trung Hoa Tập cổ được xem như một phẩm chất tài hoa của nghệ sĩ trung đại

- Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, văn học trung đại Việt Nam luôn không ngừng tự đổi mới theo khuynh hướng dân tộc và bám sát hiện thực, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc các yếu tố văn hóa, văn học vay mượn

+ Về nội dung, do gắn bó mật thiết với vận mệnh đất nước, với số phận con người Việt Nam nên văn học thường xuyên biến đổi cách viết phù hợp với việc phản ánh hiện thực của dân tộc Chẳng hạn, trong buổi đầu dựng nước, do nhu cầu khẳng định sự tồn tại của dân tộc nên mọi thứ, từ con người đến ngọn núi, dòng sông v.v… đều được thần thánh hóa, dân tộc hóa, con người cá nhân hầu như thiếu bong dáng trong văn học Nhưng từ giữa thế kỷ XV trở về sau, cuộc sống với những ván đề về tình yêu, hạnh phúc gia đình, con người trần tục với những nhu cầu cá nhân, đời thường trở thành mối quan tâm của văn học

+ Cùng với sự đổi mới, phát triển về nội dung phản ánh, các hình thức thể loại mới cũng ra đời;

+ Nội dung đổi mới, qui mô sáng tác cũng đòi hỏi phải được mở rộng Chẳng hạn, ở các thể loại thơ, ban đầu, qui mô sáng tác chỉ gói gọn ở các thể thơ Trung Hoa với 4 dòng, 8 dòng thơ Về sau đã phát triển sang các thể loại thơ lục bát, song thất lục bát với hang trăm, hang ngàn dòng thơ

3/ Văn học thế khỷ X – XIV bao gồm những thể loại nào? Hãy nêu một số tác phẩm tiêu biểu.

- Văn học thế khỷ X – XIV là giai đoạn mở đầu nền văn học dân tộc Xét về mặt thể loại, tuy chưa hình thành một cách đầy đủ nhưng gia đoạn này đã xây dựng được hệ thống thể loại văn học, tiêu biểu như: Chiếu, hịch, văn bia, truyện văn xuôi, Văn chép sử, phú, thơ…

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

+ Chiếu: Thiên đô chiếu (chiếu dời đô) của Lý Công Uẩn, Chiếu nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng…

+ Hịch: Hịch tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo

+ Văn bia: Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn, Chùa Báo Ân, Chùa Hương Nghiêm núi Càn Ni…

+ Truyện văn xuôi: Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam tổ thực lục (khuyết danh), Việt điện u linh tâp (Lý Tế Xuyên), Nam ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng)…

+ Văn chép sử: Ngoại sử ký (Đỗ Thiện), Đại Việt sử ký toàn thư (Lê Văn Hưu), Đại Việt sử lược (khuyết danh)…

+ Phú: Ngọc tỉnh liên phú (Mạc Đỉnh Chi), Trảm xà kiếm phú (Sử Hi Nhan), Bach Đằng giang phú (Trương Hán Siêu), Thiên Hưng trấn phú (Nguyễn Bá Thông)

+Thơ: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Thái Tông ngự tập (Trần Thái Tônng), Thánh Tông thi tập (Trần Thánh Tông), Nhân Tông thi tập (Trần Nhân Tông), Lạc đạo (Trần Quang Khải), Nhị Khê thi tập (Nguyễn Phi Khanh)…

4/ Sự thể hiện cảm hứng yêu nhước trong sáng tác văn chương thời Trần? Phâm tích một số tác phẩm tiêu biểu.

4.1 Sự thể hiện cảm hứng yêu nước trong sáng tác văn chương thời Trần

Trang 5

Chiến công oanh liệt chống Nguyên Mông của triều Trần là nguồn đề tài vô cùng rộng lớn, vừa hiện thực, vừa thi vị cho văn học Mọi góc độ khác nhau của cuộc chiến tranh cứu nước kéo dài ngót 30 năm đã được phản ánh trong nhiều thể loại tạo thành

hệ thống văn thơ yêu nước thời Trần với nhiều âm sắc, cung bậc, giọng điệu

4.2 Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu

- “Hịch tướng sĩ văn” là bài tựa cho cuốn “Binh thư yếu lược” do Trần Quốc

Tuấn soạn thảo để huấn luyện binh sĩ Bài hịch là lời kêu gọi thiêng liêng, biểu hiện tập trung cao độ nhất nội dung yêu nước của văn học thời Trần Trong bài hịch, sau khi nêu ra hàng loạt gương hy sinh của trung thần nghĩa sĩ vì đạo thần chủ trong sử sách, nhằm khích lệ lòng trung nghĩa của tướng sĩ, tác giả đã chỉ ra thực trạng đất nước trước tham vọng ngông cuồng của giặc Nguyên Mông

+ Trước dã tâm và hành động ngông cuồng của giặc Mông Nguyên, tác giả thể

hiện sự căm phẫn, uất ức thông qua những hình ảnh ẩn dụ “uốn lưỡi cú diều…”,

“Đem thân dê chó…” Tâm trạng căm phẫn, đau đớn, quên ăn, quên ngủ trước thực

trạng đất nước đang bị ngoại xâm đe dọa được thể hiện hết sức chân thực, thống thiết:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa,

…nuốt gan, uống máu quân thù” Từ niềm đau đớn, căm phẫn, tác giả thể hiện quyết

tâm tiêu diệt kẻ thù với ước nguyện hy sinh cao cả: “Dẫu trăm thân ta có phơi ngoài

nội cỏ…cũng nguyễn cam lòng”.

+ Trước thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm và tâm lý lo hưởng lạc của một số tướng

sĩ, tác giả vừa thể hiện thái độ tức giận, vừa nghiêm khắc phê phán lại vừa chân tình khuyên bảo, kêu gọi, kích thích tinh thần chiến đấu, ý thức trách nhiệm của họ bằng việc phân tích mọi lẽ vinh nhuc, được mất, thiệt hơn

Với lời văn thấu tình, đạt lý, thấm sâu vào đường gân thớ thịt của người nghe, bài hịch đã tác động mạnh mẽ đến tướng sĩ, khơi dậy khí thế bừng bừng ở họ Tác phẩm được xem là tiếng kèn xung trận, giục giã mọi người xông lên đem thân đền nợ nước Đây cũng là tác phẩm chính luận sục sôi nhiệt huyết và tràn đầy cảm xúc làm nên thành công, mẫu mực về văn chương hùng biện trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại

- “Thuật hoài” ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng của quân dân

nhà Trần trước cuộc xâm lăng lần thứ hai của giặc Nguyên Mông Với bài thơ, ý chí

và khí thế hùng mạnh đã tạc vào không gian và thời gian hình tượng lớn lao, lẫm liệt của người chiến sĩ, của đội quân yêu nước cầm ngang ngọn giáo đi bảo vệ non sông Khát vọng công danh ở đây đã vượt qua nỗi niềm riêng của một người, trở thành niềm chung của đấng nam nhi thời loạn mang lý tưởng phò vua, giúp nước

- “Tụng giá hoàn kinh sư” được viết trong không khí hào hùng của chiến thắng

năm 1285 Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng đã dựng nên một bức tranh hoành tráng, tràn đầy khí thế chiến thắng Nội dung vừa tổng kết một chặng đường kháng chiến chống quân Nguyên với những chiến công oanh liệt, vừa xác định ý thức trách nhiệm lớn lao của mỗi người trong việc bảo vệ, xây dựng đất nước thanh bình, bền vững Cảm hứng nổi bật trong bài thơ là niềm vui, niềm tự hào về sự nghiệp bảo

vệ quốc gia độc lập tự chủ và niềm lạc quan về tương lai của đất nước

- “Bạch Đằng Giang phú” là một kiệt tác trong văn chương trung đại Việt

Nam Về mặt nghệ thuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú Về

nội dung tư tưởng, “Bạch Đằng Giang phú” là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng

chí chất ngất, cùng tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ

Trang 6

nước: Sức mạnh chiến thắng không phải chỉ do địa thế hiểm trở mà trươc hết ở con người tài năng, đức độ, chính nghĩa

Cảm hứng tự hào về chiến công của dân tộc, về Bạch Đằng giang không chỉ

thể hiện qua nhiều cung bậc cảm xúc, giọng điệu trong kiệt tác “Bạch Đằng giang

phú” của Trương Hán Siêu mà còn được tiếp tục thể hiện qua nhiều tác phẩm văn

học khác của các tác giả thời Trần Hình ảnh Bạc Đằng giang vẫn hoành tráng trong thơ vua Trần Minh Tông mấy mươi năm sau chiến thắng

5/ Văn học cuối Trần và Hồ có nội dung cảm thán thời thế Hãy giải thích

cơ sở xã hội và trình bày những biểu hiện cụ thể

5.1 Cơ sở xã hội

Cuối thế kỷ XIV, giai cấp quí tộc nhà Trần suy thoái, nhà Hồ lên thay rồi các cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thất bại Điều kiện lịch sử - xã hội ấy đem đến cho thơ ca một nỗi trăn trở Đó là nỗi đau, nỗi cảm thán vì sự bất lực của con người trước thời cuộc, trước vận mệnh của đất nước

5.2 Những biể hiện cụ thể

- Trần Nguyên Đán (1320 – 1390) là cháu bốn đời của Thượng tướng Trần Quang Khải Cuối Trần, xã hội rối loạn, ông từng cùng nhiều tướng lĩnh dẹp loạn Dương Nhật Lễ, lập vua Trần Nghệ Tông, được phong chức Tư đồ phụ chính kiêm

Tể tướng Ông có tập thơ “Băng Hồ ngọc hác” với nhiều bài thơ mang tâm tư lo đời,

thương dân, thể hiện nỗi buồn da diết cùng những dằn vặt thẳm sâu

- Một số bài thơ tiêu biểu:

+“Nhâm Dần lục nguyệt tác” là nỗi niềm đau xót của tác giả trước thiên tai,

tổn hại mùa màng và nỗi khổ của dân chúng mà bản thân không làm được gì để giúp dân:

“Niên lai hạ hạn hữu thu lâm

Hòa cảo miêu thương hại chuyển thâm

Tam vạn quyển thư vô dụng xứ

Bạch đầu không phụ ái dân tâm”.

+ Bài “Bất mị” là cả một tâm trạng đau đớn, nặng nề bao trùm cả không gian

và thời gian vì ý thức sự bất lực của bản thân trước cuộc đơi đang đầy biến động

- Nguyễn Phi Khanh (1356 – 1429), là thân phụ của Nguyễn Trãi, con rễ của Trần Nguyên Đán Năm 1374, ông đỗ Tiến sĩ nhưng không được bổ dụng làm quan Khi Hồ Quí Ly lên ngôi, ông mới được trọng dụng Khi giặc Minh sang xâm lược, ông cùng nhiều quan lại triều Hồ bị bắt đưa sang Trung Quốc Tác phẩm của ông có

“Nhị Khê thi tập”, “Nguyễn Phi Khanh thi văn tập”, “Thanh Hư đọng kí”…nay thất

truyền, chỉ còn lại một số bài được chép rải rác trong các sách đời sau

- Thơ Nguyễn Phi Khanh luôn xuất hiện hình ảnh con người cô đơn, độc ẩm quên sầu Có những bài viết về mùa xuân lạnh, mùa thu sầu với nỗi buồn da diết Đó

là nỗi xót xa cho dân chúng chịu rét buốt và mong được làm bể lò rèn để thổi hơi ấm cho lòng người Đó còn là ước nguyện được làm ánh sáng trên trời soi thấu mọi nỗi khổ nhân gian Thơ Nguyễn Phi Khanh là thơ mang nỗi buồn của một tấm long vời vợi thương dân

- Giặc Minh xâm lược, cuộc kháng chiến của nhà Hồ và nhà Hậu Trần thất bại

làm xuất hiện nhiều thơ ca cảm khái trước tình cảnh đất nước bị xâm lăng “Cảm

hoài” của Đặng Dung là một tác phẩm nổi tiếng viết về đề tài ấy.

- Chí lớn chưa thành, thù nước chưa trả mà đầu đã bạc Bài thơ mang nỗi niềm đau xót của người anh hùng lỡ vận Có bi phẫn, uất hận nhưng không tuyệt vọng,

Trang 7

buông xuôi Câu kết bài thơ sừng sững một con người nuốt hận, hằng đêm mài gươm dưới trăng, chiến đấu anh dũng và đã chiến bại nhưng không sờn lòng Tuy là dòng tâm tư của Đặng Dung nhưng nó cũng là ý chí, nỗi niềm của một thế hệ trong giai đoạn lịch sử đau thương của đất nước

6/ Những đặc điểm lớn của văn học thế kỷ XV – XVII.

6.1 Về nội dung:

a/ Khuynh hướng yêu nước.

Nội dung yêu nước biểu hiện tập trung nhất ở thơ viết về đề tài lịch sử, thơ đi

sứ, và thơ nói lên lòng yêu cảnh vật thiên nhiên của đất nước

b/ Khuynh hướng thù tạc, ca tụng chế độ phong kiến, khẳng định Nho giáo.

- Khuynh hướng ca tụng chế độ phong kiến biểu hiện tập trung ở nửa sau thế

kỷ XV với Lê Thánh Tông và các tác giả thuộc hội Tao đàn như Trình Thanh, Nguyễn Trực, Thái Thuận, Lê Đức Mao v.v…

- Nội dung chủ yếu của khuynh hướng này là nói lên sự thỏa mãn trước hiện thực phong kiến, trực tiếp ca tụng vua và triều đại

- Sang thế kỷ XVI – XVII, khi chế độ phong kiến có những biểu hiện khủng hoảng, khuynh hướng ca tụng có phần sáo rỗng, phô trương, công thức

- Trong thế kỷ XVI – XVII, các tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này phần lớn là quí tộc, quan lại

+ Đàng ngoài: Nguyễn Giản Thanh (1482 - ?), Bùi Vịnh (1508 – 1545), Hoàng

Sĩ Khải (? - ?), Trịnh Can (1682 – 1709)

+ Đàng trong: Đào Duy Từ (1572 – 1634)…

c/ Khuynh hướng bất mãn với thời thế, phê phán hiện thực xã hội, phê phán những gì phi Nho giáo.

- Trong thế kỷ XV, giai cấp phong kiến về cơ bản đang ở giai đoạn đi lên, có tác tác dụng tích cực đối với lịch sử, khuynh hướng cảm thán, bất mãn thời thế đôi lúc trở nên lạc điệu Cần phân biệt hai mức độ, hai thái độ cảm thán trong văn học ở thế kỷ này:

+ Thơ văn cảm thán thời thế cho ta thấy sâu sắc hơn bản chất của chế độ phong kiến, thấy rõ phẩm chất, khí tiết của người trí thức tiến bộ như Vũ Mộng Nguyên, Lê Thiếu Dĩnh, Nguyễn Tiên Tích…

+ Thơ văn cảm thán thời thế cho thấy những tâm hồn ủy mị, cô đơn hoặc đề cao cá nhân, lạc lõng trước thời đại anh hùng, trước truyền thống bất khuất của dân tộc như Lý Tử Cấu, Nguyễn Húc…

- Sang thế kỷ XVI – XVII, khuynh hướng bất mãn thời thế, phê phán hiện thực

xã hội, phê phán những gì phi Nho giáo trở thành khuynh hướng lớn trong văn học Nội dung chủ yếu của khuynh hướng này trong văn học là tiếng nói phê phán chế độ phong kiến, thể hiện qua một số khía cạnh: ca tụng cuộc sống ẩn dật, ca tụng tiết tháo nhà nho, miêu tả hiện thực cuộc sống đau khổ của nhân dân, tố cáo giai cấp thống trị, lên án thói đời…

- Tác giả của khuynh hướng này chủ yếu là nhà Nho ẩn dật, Nho sĩ bình dân: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hãng, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Hoan, Nguyễn Cư Trinh,…

6.2 Về nghệ thuật:

a/ Thơ chữ Nôm – bước phát triển mới của nghệ thuật thơ ca tiếng Việt.

- Thế kỷ XV được gọi là thế kỷ của thơ Nôm Đường luật, với sự xuất hiện của

hai tập thơ lớn là “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi ở nửa đầu thế kỷ và “Hồng

Trang 8

Đức quốc âm thi tập” ở nửa sau thế kỷ Với “Quốc âm thi tập”, lịch sử văn học Việt

Nam đã có thêm một thể thơ mới: thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi là người thể hiện mạnh mẽ xu hướng phá cách trong sáng tác thơ Nôm Đường luật:

+ Những câu thơ lục ngôn xen lẫn thất ngôn có tác dụng dồn nén cảm xúc, suy tư; cô đọng tư tưởng chủ đề;

+ Tiết tấu câu thơ với cách ngắt nhịp linh động khác hẳn với thơ Đường luật (4/ 3 hoặc 2/2/3)

Với “Quốc âm thi tập” và “Hồng Đức quốc âm thi tập”, ngôn ngữ tiếng Việt

đã trở thành ngôn ngữ văn học, không chỉ có giá trị biểu đạt, biểu cảm mà còn có giá trị thẩm mỹ

- Sang thế kỷ XVI, với “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”, tầm khái quát nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật được nâng lên một bước “Tư duy thế sự” ở Nguyễn

Bỉnh Khiêm đã đưa thơ Nôm Đường luật tiếp cận với cuộc sống vừa cụ thể, sinh động, vừa có tầm khái quát xã hội rộng lớn

- Từ thế kỷ XVII trở đi, hai thể thơ dân tộc là lục bát và song thất lục bát được

sử dụng phổ biến Chữ Nôm trong hai thể thơ nói trên không chỉ có khả năng phản ánh hiện thực lịch sử, hiện thực xã hội với qui mô rộng lớn mà còn có khả năng đi sâu phản ánh thế giới nội tâm của con người một cách phong phú và tinh tế

→ Thành tựu nghệ thuật của văn học Nôm giai đoạn này đặt nền móng cho sự

nở rộ của văn học Nôm ở những thế kỷ sau

b/ Văn xuôi tự sự.

- Văn xuôi tự sự thế kỷ XV đi từ những áng văn ghi chép lịch sử (“Đại Việt sử

ký toàn thư”, “Lam Sơn thực lục”) đến những tác phẩm ghi chép ít nhiều mang tính

sáng tác (“Lĩnh Nam chích quái”).

- Ở nửa cuối thế kỷ XV, văn xuôi tự sự đã trở thành một thể loại văn học hình tượng với đầy đủ ý nghĩa thể loại của nó Nhiều tác phầm đã được xây dựng theo yêu

cầu sáng tác và hư cấu của tác giả như “Hương miết hành”, “Thánh Tông di thảo

v.v…

- Sang thế kỷ XVI, văn xuôi tự sự đã vượt ra ngoài khuôn khổ của lối văn ghi chép những câu chuyện có sẵn để chuyển sang lối văn sáng tác tự sự nghệ thuật

“Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một tác phẩm như vậy Trong thiên cổ kỳ bút

náy, tác giả xây dựng được những cốt truyện hấp dẫn, những nhân vật có tính cách bằng một bút pháp nghệ thuật đa dạng

→ Thành tựu của văn xuôi tự sự ở giai đoạn này là cơ sở cho sự phát triển thể loại này ở những thế kỷ sau cả về chữ Hán lẫn chữ Nôm

6.3 Đánh giá chung.

- Văn học thế kỷ XV – XVII là sự tiếp tục truyền thống của văn học các thế kỷ trước, đồng thời phản ánh một cách sâu sắc, đầy đủ những đặc trưng cơ bản nhất của dân tộc trong giai đoạn này: Văn học đi từ âm hưởng ngợi ca sang âm hưởng phê phán hiện thực trên bình diện đạo đức

- Văn học có sự chuyển biến mạnh từ văn học chức năng sang văn học nghệ thuật Tư duy văn học, tư duy nghệ thuật tách khỏi tư duy triết học, sử học và ngày càng đậm nét hơn trong sáng tác văn học

- Sự xuất hiện nhiều loại hình văn học, thành tựu nghệ thuật có ở nhiều thể loại văn học

→ Văn học thế kỷ XV – XVII có sự phát triển toàn diện

Trang 9

7/ Nội dung yêu nước, tinh thần nhân bản trong sáng tác văn chương của Nguyễn Trãi? Sự phát triển ý thức dân tộc và tư tưởng thân dân qua thơ văn Nguyễn Trãi?

7.1 Nội dung yêu nước, tinh thần nhân bản trong sáng tác văn chương của Nguyễn Trãi?

7.1.1 Văn Chính luận.

a/ Quân trung từ mệnh tập.

- Là tập văn chiến đấu “có sức mạnh của mười vạn quân” (Bùi Huy Bích) bởi

sự kết hợp tuyệt vời giữa lập trường nhân nghĩa, chính nghĩa sáng ngời của dân tộc với nghệ thuật luận chiến bậc thầy của Nguyễn Trãi

- Sức mạnh chiến đấu to lớn của “Quân trung từ mệnh tập” trước hết thể hiện

ở nội dung của tác phẩm qua sự kết hợp tài tình, xuyên suốt và chủ đạo giữa tư tưởng nhân ngĩa vô địch của Nho giáo với sức mạnh của lòng yêu nước

b/ Bình Ngô đại cáo.

- Là áng văn yêu nước lớn của dân tộc, chói ngời tư tưởng nhân văn, là tác phẩm có sự kết hợp tuyệt diệu giữa mục đích chính trị và nghệ thuật văn chương trong loại hình văn chính luận

- Tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước là tư tưởng chủ đạo, quán xuyến trong toàn

bộ tác phẩm Sự sáng tạo và kết hợp tuyệt vời giữa hai tư tưởng ấy đã tạo nên những giá trị to lớn về phương diện nội dung của tác phẩm

+ Trước hết, tác phẩm là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập của dân tộc Bản tuyên ngôn ấy vừa dựa trên nguyên lý nhân nghĩa, vừa căn cứ vào chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của Đại Việt

Trong việc nêu lên nguyên lý nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã tiếp thu có chọn lọc

tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo kết hợp với tư tưởng nhân đạo của dân tộc được

thể hiện qua hai luận điểm hết sức tiến bộ: “Yên dân – trừ bạo” Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là phải “yên dân”, mà muốn vậy thì phải “trừ

bạo” Suy rộng ra, nhân nghĩa chính là chống xâm lược, bảo vệ đất nước, bảo vệ

nhân dân Tư tưởng lấy dân làm gốc đã có từ thời Lý, thời Trần, đến Nguyễn Trãi lại càng được khẳng định

Nếu nhân nghĩa là tiền đề có tính chất tiên nghiệm thì chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt lại có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền dân tộc: cương vực, lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, truyền thống lịch sử với

những triều đại riêng, với “hào kiệt không bao giờ thiếu” để khẳng đị địa vị độc lập,

ngang hàng với Trung Quốc của Đại Việt Mặt khác, tá giả cũng đưa ra những chứng

cứ lịch sử không thể chối cãi để khẳng định sự bại vong tất yếu của kẻ thù xâm lược Với bản tuyên ngôn độc lập này, có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Nguyễn Trãi đã đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc

+ “Bình Ngô đại cáo” là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của kẻ thù xâm

lược Từ cảm hứng về chính nghĩa tất yếu sẽ dẫn đến cảm hứng căm thù kẻ xâm lược

vì hành động tàn bạo của chúng là phi nhân nghĩa Trong bản cáo trạng đanh thép này, Nguyễn Trãi đã vạch ra và lên án tội ác tày trời của giặc Minh về nhiều phương diện: Hành động lừa dối, phi nhân nghĩa; tội ác hủy diệt tàn sát sự sống của con người và môi trường, chính sách thuế khóa, phu phen, tạp dịch tàn ác, hành động cướp bóc dã man…

Trang 10

Điều đáng lưu ý là khi vạch rõ âm mưu xâm lược của kẻ thù, Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc nhưng khi tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tàn ác của chúng, tác giả lại đứng trên lập trường nhân bản, vì quyền sống của con người

Do đó, có thể nói bản cáo trạng của Nguyễn Trãi còn chứa đựng những yếu tố cơ bản của một bản tuyên ngôn nhân quyền

+ “Bình Ngô đại cáo” là bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Với

nguồn cảm hứng dồi dào, phong phú, Nguyễn Trãi đã dành phần lớn số trang để tổng kết lại quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu khó khăn, gian khổ đến những ngày thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến Trong bản anh hùng ca ấy, hình ảnh nghĩa quân Lam Sơn, đặc biệt là hình ảnh chủ tướng Lê Lợi được khắc họa vô cùng chân thực và sinh động

7.1.2 Thơ ca.

a/ Ức Trai thi tập.

- So với thơ chữ Nôm, thơ chữ Hán “Ức Trait thi tập” ít có những bài thể hiện trực tiếp, mãnh liệt sự thôi thúc của lý tưởng như “nước triều đông” đêm ngày cuồn

cuộn chảy trong trái tim đầy nhiệt huyết của nhà thơ Tâm hồn Ức Trai trong thơ chữ Hán vẫn lớn lao như biển cả mà lý tưởng vì nước, vì dân cô đọng, kết tinh như hạt châu nơi đáy bể

Để nói lên tấm lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Trãi cũng như nhiều nhà

Nho thường dùng khái niệm “ái ưu” Tuy nhiên, điểm riêng của Nguyễn Trãi là ở chỗ “ái ưu” không chỉ là vấn đề nhận thức mà đã trở thành tâm trạng và “tiên ưu

niêm”, “tiên ưu chí” ở Ức Trai cao hơn nhiều so với lý tưởng “tiên ưu hậu lạc”

thông thường

- Sự cao cả và sâu sắc của hồn thơ Nguyễn Trãi còn đặc biệt được thể hiện qua tấm lòng của thi sĩ đối với thiên nhiên, đất nước Mảng thơ viết về thiên nhiên, đất

nước là một trong những mảng thơ đặc sắc nhất của “Ức Trai thi tập” Nhiều bài thơ

chữ Hán viết về thiên nhiên gắn liền với những địa danh của đất nước như Côn Sơn, Thần Phù, Long Đại, Dục Thúy, Vọng Doanh, Vân Đồn, Bạch Đằng, Tiên Du, Yên Tử…cho thấy cảm hứng của Nguyễn Trãi trước vẻ đẹp thiên nhiên gắn liền với cảm hứng về đất nước tạo nên những rung động mãnh liệt mà tinh tế Thiên nhiên hiện lên trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi vừa hoành trán, kỳ vĩ vừa tinh tế, mượt mà; tràn đầy chất trẻ, chất phong tình Chính điều đó tạo nên vẻ đẹp độc đáo, đầy tính nhân văn của hồn thơ Nguyễn Trãi, làm nên các tính sáng tạo của ông

- “Ức Trai thi tập” còn là tấm lòng của người con đối với quê hương Nỗi

thương nhớ quê hương trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi được thể hiện trực tiếp,

cụ thể mà sâu sắc

b/ Quốc âm thi tập

- “Quốc âm thi tập” đem đến cho người đọc cảm xúc thẩm mỹ trước vẻ đẹp

bức chân dung một người anh hùng yêu nước vĩ đại và một con người “trần thế nhất

trần gian”.

+ Bức chân dung về người anh hùng yêu nước vĩ đại được thể hiện qua lý tưởng và phẩm chất ngời sáng của chủ thể trữ tình trong tập thơ

Nguyễn Trãi đau nỗi đau của con người, đặc biệt là nỗi đau khi con người chưa hoàn thiện Viết về điều này, thơ Nguyễn Trãi bộc lộ cảm xúc đớn đau, xót xa và có lúc chua chát Nhà thơ luôn khao khát sự hoàn thiện ở con người Ngay từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã ý thức tài năng thường đi liền khổ đau, bất hạnh – một nhận thức

Ngày đăng: 17/10/2024, 16:50

w