VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1 I/ LÝ THUYẾT: 1/ Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học là gì ? Nêu những đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. 2/ Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam xuất hiện khi nào ? Nêu những đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam. 3/ Nêu những vẻ đẹp nổi bật của các nhân vật trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam. Trong đó, anh/chị rung động trước vẻ đẹp nào nhất ? Vì sao ? II. LÀM VĂN: 1/ Phân tích bài thơ “Giải đi sớm” để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh của chủ tịch Hồ Chí Minh. 2/ Phân tích bài thơ “Chiều tối” để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh của chủ tịch Hồ Chí Minh. 3/ Phân tích truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm nổi bật niềm tin yêu, thái độ trân trọng con người ở nhà văn này. 4/ Chọn và phân tích nhân vật tài hoa nghệ sĩ trong một sáng tác của Nguyễn Tuân
Trang 1VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1
I/ LÝ THUYẾT:
1/ Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học là gì ? Nêu những đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
- Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học là 1 khuynh hướng cảm hứng thẩm mĩ giàu nhiệt
tình và mộng mơ, thích những điều mới lạ, độc đáo, khác thường
- Những đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945:
+ Về nội dung cảm hứng, chủ nghĩa lãng mạn dễ có cảm hứng với 3 loại đề tài ưa chuộng, quen thuộc: thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo với nhưng biểu hiện đặc thù
+ Về hình thức thể hiện, chủ nghĩa lãng mạn thường tìm đến thể loại tương ứng: văn trữ tình, tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, đặc biệt là thơ trữ tình
+ Chủ nghĩa lãng mạn có xu hướng sáng tạo, hình tượng kì dị và ưa chuộng bút pháp đối lập, tương phản
2/ Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam xuất hiện khi nào ?
Nêu những đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam.
- Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam xuất hiện ở những năm 30
của thế kỉ XX, một mặt được nảy sinh từ hoàn cảnh xã hội văn hóa Việt Nam, một mặt tiếp thu những thành tựu vĩ đại của trào lưu chủ nghĩa hiện thực trong văn học thế giới
- Những đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam:
+ Về cơ bản, mang tính dân chủ và nhân dân sâu săc, có nhiều yếu tố tiến bộ, yêu nước và cách mạng
+ Giàu tính thời sự và tính chiến đấu cao
+ Cảm hứng yêu thương, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động và cảm hứng trào phúng là những cảm hứng nổi bật, là những nét riêng
+ Là 1 dòng văn học không thuần nhất, chịu nhiều ảnh hưởng phức tạp
3/ Nêu những vẻ đẹp nổi bật của các nhân vật trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam Trong đó, anh/chị rung động trước vẻ đẹp nào nhất ? Vì sao ?
- Những vẻ đẹp nổi bật của các nhân vật trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam:
+ Vẻ đẹp của lòng thương yêu, đức hy sinh
+ Vẻ đẹp của sự đùm bọc, chia sẻ
+ Vẻ đẹp của sự ăn năn, ý thức làm người và khao khát hoàn lương
- Trong đó, tôi rung động trước vẻ đẹp của lòng thương yêu, đức hy sinh nhất, bởi lẽ
nó là nét đặc trưng, cao quý của nhiều nhân vật nữ trong các tác phẩm của Thạch Lam Họ bao giờ cũng sống, cũng nghĩ vì người khác, cho người khác Họ đẹp ngay trong sự nhẫn nhịn, nhẫn nhục có phần đáng trách ấy
4/ Giải thích tiêu đề “Tắt đèn” Nêu giá trị hiện thực của tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố
Trang 2- Tác phẩm “Tắt đèn” có cách đặt tiêu đề gián tiếp đòi hỏi phải đọc văn bản mới nhận
ra được nội dung của đầu đề theo kiểu 1 khía cạnh của chủ đề: cuộc sống cơ cực, khốn cùng, đen tối như không có đường ra của người nông dân Việt Nam
- Giá trị hiện thực của tiểu thuyết “Tắt đèn”:
+ Phản ánh hiện thực nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng tám, bộc lộ rõ xung đột giai cấp gay gắt giữa người nông dân lao động nghèo khổ với các thế lực thống trị
+ Phơi bày tính chất dã man, tàn bạo của chế độ thực dân phong kiến, vạch trần bộ mặt xấu xa, bỉ ổi, bất nhân của bọn địa chủ, cường hào, quan lại
+ Sưu thuế làm điêu đứng người nông dân lao động nghèo khổ
II LÀM VĂN:
1/ Phân tích bài thơ “Giải đi sớm” để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gà gáy một lần đêm chửa tan, Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn Người đi cất bước trên đường thẳm, Rát mặt đêm thu trận gió hàn
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng, Bóng tối đêm tàn quét sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ Người đi thi hứng bỗng thêm nồng
a/ Dàn ý:
* MB:
- Nhật ký trong tù là một tập thơ ra đời trong hoàn cảnh tác giả Hồ Chí Minh đang bị bắt giam tại Trung Quốc
- Bài thơ “Giải đi sớm” hay nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” khi tác giả bị giải từ nhà
tù này tới nhà tù khác của Tưởng Giới Thạch
* TB:
- “Gà gáy 1 lần đêm chửa tan,”
+ Tiếng gà gáy một lần, đêm chuyển canh, trời chưa sáng nhưng cuộc giải tù đã bắt đầu + Tối tăm, lạnh lẽo, vắng lặng của đêm khuya
+ Trong lòng người tù bị giải đi bao nỗi niềm
- “Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn”
+ Một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên
+ Khi người tù cất bước, thì trên trời trăng sao cũng khởi hành
- “Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt đêm thu trận gió hàn.”
+ Miêu tả cảnh người đi đày
+ Tư thế hiên ngang, bất khuất, bản lĩnh ngạo nghễ chủ động
- “Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng”
+ Sắc màu của bình minh
+ Bóng đêm sẽ qua mau, ánh ngày sẽ tới
Trang 3- “Bóng tối đêm tàn sớm sạch không”
+ Màu hồng của bình minh đã quét sạch bóng tối của đêm tàn lạnh lẽo
+ Tối sang sáng ấy có ý nghĩa tượng trưng cho tương lai tốt đẹp của cách mạng
+ Một tâm hồn yêu thiên nhiên, một tâm thế lạc quan yêu đời của người chiến sĩ vĩ đại
- “Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.”
+ Vũ trụ đã ấm áp nhờ sức ấm của rạng đông nhưng nhiều hơn có lẽ là nhờ sức ấm của một trái tim lãng mạng
+ Cảm xúc dạt dào trong tâm hồn Bác, Bác không còn là một tù nhân mà đã là một thi nhân
+ Sự vận động của cảm xúc, của tâm hồn, của tư tưởng nhà thơ song song với sự vận động của thiên nhiên, của vũ trụ bao la
* KB:
- Hầu như chỉ nói tới thiên nhiên mà bỏ qua cái chuyện "giải đi” rất đời thường
- Sự tương phản giữa thực tế khổ ải và tự do nội tâm toát lên tư thế hiên ngang, bất khuất, một tinh thần lạc quan, một niềm tin yêu cuộc sống
- Thi hứng bất tận của hồn thơ Hồ Chí Minh:
" Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay , cánh hạc ung dung!"
(Tố Hữu)
b/ Bài mẫu:
Nhật ký trong tù là một tập thơ ra đời trong hoàn cảnh tác giả Hồ Chí Minh đang bị bắt giam tại Trung Quốc Nó phản ánh tâm tư tình cảm của tác giả trong những
ngày tháng bị mất tự do Đồng thời qua tập thơ cũng thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí
kiên cường của tác giả với sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc Bài thơ “Giải đi sớm” nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” khi tác giả bị giải từ nhà tù này tới nhà
tù khác của Tưởng Giới Thạch.
Mở đầu bài thơ là một tín hiệu thời gian – tiếng gà gáy:
“Gà gáy 1 lần đêm chửa tan,”
Tiếng gà gáy một lần, đêm chuyển canh, trời chưa sáng nhưng cuộc giải tù đã bắt đầu Tiếng gà gáy ấy còn gợi lên cái tối tăm, lạnh lẽo, vắng lặng của đêm khuya
Trong đêm khuya khoắt, tiếng gà gáy - cái âm thanh dân dã thân thuộc ấy đêm nay lại
vang lên nơi đất khách quê người và dường như cũng vang xa hơn gợi lên trong lòng người tù bị giải đi bao nỗi niềm Nhưng câu thứ hai bỗng toả sáng đột ngột trên bầu trời
thơ:
“Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn,”
Chòm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu Một nét vẽ tạo hình trong
trạng thái động của thiên nhiên, làm cho cảnh trăng sao càng trở nên hữu tình Điều đáng
nói là chúng ta gặp ở đây một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên Dù bị bọn lính
giải đi sớm, thiên nhiên khắc nghiệt: trời tối, gió rét mà vẫn cảm nhận được cái chất thơ,
cái thi vị nơi một vầng trăng, một chòm sao, một đỉnh núi mùa thu Khi người tù cất bước, thì trên trời trăng sao cũng khởi hành Đấy là một điều đột ngột trong tứ thơ:
Trang 4trong hoàn cảnh đơn độc, tâm hồn nhà cách mạng vẫn không hề đơn độc Thật là bất
ngờ một cách thú vị biết bao khi có được những người bạn đồng hành không hẹn trước
Mà không phải ai xa lạ: vẫn là những người bạn thiên nhiên rất quen thuộc, thậm chí là tri
kỷ với nhà thơ
Sau hai câu tả cảnh sống động đó là hai câu khắc họa hình tượng trung tâm: người tù trong tư thế chủ động vượt lên trên mọi khắc nghiệt của thiên nhiên:
“Người đi cất bước trên đường thẳm, Rát mặt đêm thu trận gió hàn.”
Hai câu 3, 4 miêu tả cảnh người đi đày - người đi xa đang bước đi trên con đường
khổ ải Đi trong đêm khuya, giữa những trận gió lạnh thấu xương liên tiếp thổi tới, Bác cũng thấy lạnh như mọi người nhưng khác ở chỗ là Bác không để cho cái lạnh áp đảo
mình Tư thế hiên ngang, bất khuất, bản lĩnh ngạo nghễ chủ động mà vẫn khiêm tốn, kín đáo phản ánh rất đúng cốt lõi con người Bác Khí lạnh dường như bị át đi bởi tâm
hồn Bác đang hướng tới và chia sẻ với khung cảnh thiên nhiên ấm áp, quần tụ mà Bác đã miêu tả ở trên
Nếu khổ I nhà thơ miêu tả cảnh chuyển lao trong đêm tối thì ở khổ II là cảnh chuyển lao lúc bình minh Tại thời điểm này, bức tranh thiên nhiên rất rực rỡ, ấm áp, thi
vị, tráng lệ, chan hòa ánh sáng:
“Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng,”
Hình tượng thơ vận động từ phía bóng tối ra phía ánh sáng Do vậy hình ảnh
“màu trắng chuyển thành hồng” không chỉ diễn tả sắc màu của bình minh, mà còn gợi lên sự thay đổi cùa hoàn cảnh: Bóng đêm sẽ qua mau, ánh ngày sẽ tới Vì vậy mà câu
thơ thứ hai là một lời khẳng định với một niềm tin:
“Bóng tối đêm tàn sớm sạch không;”
Bình minh lên, đêm ắt phải lùi dần Dường như trong đất trời cũng có cuộc đấu
tranh màu hồng của bình minh đã quét sạch bóng tối của đêm tàn lạnh lẽo Sự đối lập
giữa màu hồng tươi tắn với bóng đêm u ám, lạnh lẽo là sự chuyển biến nhanh chóng, đột
ngột từ tối sang sáng ấy có ý nghĩa tượng trưng cho tương lai tốt đẹp của cách mạng
Chính ánh sáng bừng bừng của lí tưởng cách mạng đã xua tan đi đêm tối leo lét, mông mênh của những cuộc đời nô lệ, lầm than ở xã hội cũ Một đằng là cảnh rạng đông khi bị lưu đày, một đằng là cảnh rạng đông trên chiến khu thời kháng chiến, cảnh ngộ tuy khác
nhau nhưng đều biểu hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, một tâm thế lạc quan yêu đời của người chiến sĩ vĩ đại.
Cùng với ánh sáng mặt trời, đó là hơi ấm bao phủ lên cảnh vật Dấu hiệu của sự sống với sinh khí mới tràn ngập khiến cho con người được tăng thêm sức mạnh:
“Hơi ấm bao la trùm vũ trụ, Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.”
Lúc này, thiên nhiên đã tươi sáng, vũ trụ đã ấm áp nhờ sức ấm của rạng đông nhưng nhiều hơn có lẽ là nhờ sức ấm của một trái tim lãng mạng Trước cảnh đẹp của buổi bình minh, người tù đã vượt xa thực tại Cảm xúc dạt dào trong tâm hồn Bác, Bác không còn là một tù nhân mà đã là một thi nhân Tâm hồn Bác rung động mãnh liệt trước sự chuyển hóa kì diệu của thiên nhiên buổi sớm mùa thu Cả một vừng hồng bát
ngát trước mắt, không gian như rộng đến vô cùng và người đi thi hứng bỗng dạt dào tỏa
Trang 5sáng Có thể nói, sự vận động của cảm xúc, của tâm hồn, của tư tưởng nhà thơ song song với sự vận động của thiên nhiên, của vũ trụ bao la
Bài thơ nhan đề là “Giải đi sớm” mà toàn bài hầu như chỉ nói tới thiên nhiên, tới cảm hứng trời sớm mà bỏ qua cái chuyện "giải đi” rất đời thường Sự tương phản giữa thực tế khổ ải và tự do nội tâm toát lên tư thế hiên ngang, bất khuất, một tinh thần lạc quan, một niềm tin yêu cuộc sống và trên hết là thi hứng bất tận của hồn thơ Hồ Chí Minh:
" Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay cánh hạc ung dung!".
(Tố Hữu)
2/ Phân tích bài thơ “Chiều tối” để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chim mỏi về rừng tìm chỗ ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng
a/ Dàn ý:
* MB:
- Tập thơ “Nhật kí trong tù” được viết trong thời gian lao tù tại Trung Quốc
- Rung động trước cái cảnh chiều tà để viết ra những vần thơ bồi hồi, xao xuyến, điển hình như bài thơ “Chiều tối”
* TB:
- “Chim mỏi về rừng tìm chỗ ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
+ Thiên nhiên hiện lên với hai nét chấm phá: cánh chim và áng mây mang màu sắc cổ thi
rõ nét
+ Cánh chim mỏi sau một ngày kiếm ăn cũng đã bay về tổ của mình
+ Trên không trung chỉ còn lững lờ một chòm mây
+ Cánh chim bay về tổ gợi niềm ước mong sum họp, chòm mây đơn độc lơ lửng trên không trung gợi thân phận lênh đênh trôi dạt nơi đất khách quê người
+ Bản lĩnh kiên cường của người tù thi sĩ
- “Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.”
+ Gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực
+ Hình ảnh cô gái xay ngô (ở gần) nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên + Hình ảnh cô gái xay ngô hiện lên như một điểm sáng, gợi lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động
+ Một thứ hạnh phúc bình dị
+ Liên hệ hình ảnh người thiếu nữ xưa
+ Hình ảnh cô gái và bếp lửa tượng trưng cho cảnh gia đình sum họp
+ Ước mơ thầm kín về một mái ấm gia đình
Trang 6+ Tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui đời thường
* KB:
- Bài thơ đã vận động từ ánh chiều hiu quạnh đến ánh lửa hồng ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui
- Cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân dân
- Tinh thần thép, một bản lĩnh thép
- Vẻ đẹp của ý chí, nghị lực, là tinh thần thép của người Cộng sản Hồ Chí Minh
b/ Bài mẫu:
Khoảnh khắc cuối ngày luôn là thời gian khiến con người có những rung động, cảm
xúc mãnh liệt nhất Trong tập thơ “Nhật kí trong tù” được viết trong thời gian lao tù tại Trung Quốc, trái tim của Hồ Chí Minh cũng nhiều lần rung động trước cái cảnh chiều tà để viết ra những vần thơ bồi hồi, xao xuyến, điển hình như bài thơ “Chiều tối”.
“Chim mỏi về rừng tìm chỗ ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Thiên nhiên hiện lên với hai nét chấm phá: cánh chim và áng mây mang màu sắc cổ thi rõ nét Hai hình ảnh ấy tạo nên bầu không gian khoáng đãng, cao rộng, thể hiện
điểm nhìn lên của tác giả "luôn ngẩng cao đầu trong hoàn cảnh tù đày" Buổi chiều ấy
dường như ta đã bắt gặp đâu đó trong thơ xưa: "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà" (Bà
Huyện Thanh Quan) Dường như không gian được tạo ra từ sự đối lập như vậy cũng đã gợi sẵn một mỗi buồn trong cảnh, và ngay trong cách nhìn cảnh ta cảm thấy tâm hồn Hồ
Chí Minh đã thực sự hài hòa với thiên nhiên Cánh chim mỏi sau một ngày kiếm ăn cũng đã bay về tổ của mình Trên không trung chỉ còn lững lờ một chòm mây Giữa
thiên nhiên bao la hùng vĩ, con người và cảnh vật đều như dừng lại, chỉ có chòm mây ấy vẫn nhẹ nhàng trôi, càng làm nổi bật lên sự yên ắng, êm ả của buổi chiều tối nơi rừng núi
Hai câu thơ thấm thía nỗi buồn vì cảnh buồn và người buồn, vì cánh chim bay về
tổ gợi niềm ước mong sum họp, chòm mây đơn độc lơ lửng trên không trung gợi thân phận lênh đênh trôi dạt nơi đất khách quê người, vì không biết tới bao giờ người
tù mới được tự do như cánh chim và chòm mây kia?! Tuy vậy, hai câu thơ trên cũng thể
hiện bản lĩnh kiên cường củạ người tù thi sĩ, bởi vì nếu không có ý chí, nghị lực, không
có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể viết những câu thơ về thiên nhiên sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt
của thân phận tù đày
Song hình tượng thơ không dừng lại ở đó mà có sự vận động rất độc đáo Từ một
bức tranh thiên nhiên, lời thơ đã chuyển sang một bức tranh sinh hoạt bình dị.
“Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng.”
Nếu trong hai câu thơ đầu, cảnh vật hiện ra qua những nét vẽ phần nào mang tính
chất ước lệ thì ở hai câu thơ sau gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực Trong sự hình dung về nỗi chia ly khoảnh khắc với cánh chim và chòm mây (ở xa) thì hình ảnh cô gái xay ngô (ở gần) nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, hình ảnh cô gái xay ngô
Trang 7hiện lên như một điểm sáng, gợi lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động Đó chỉ là một thứ hạnh phúc bình dị, vậy mà Bác vẫn gạt bỏ hết những đau đớn, mệt mỏi về thân xác
để cảm nhận được
Nếu khi xưa hình ảnh người thiếu nữ thường gắn liền với chốn khuê phòng, trướng
rủ màn che, là phận liễu yếu đào tơ, thì trong thơ Bác hình ảnh thiếu nữ lại hiện lên thật khác thật mới, cô gái bên cối xay ngô, làm một công việc lao động tay chân khỏe khoắn, bừng lên vẻ đẹp của sức mạnh tuổi trẻ, chạy đua với thời gian, xay cho kịp trước khi trời tối
Hình ảnh cô gái và bếp lửa tượng trưng cho cảnh gia đình Ngô xay xong, bếp lửa
đỏ hồng gợi tả sự nghỉ ngơi, cảnh gia đình sum họp Một thoáng ước mơ thầm kín về một mái ấm gia đình đã đến với nhà thơ trên con đường đi đày xa xứ trong màn đêm
buông xuống Cảm hứng thơ dào dạt chất nhân bản Cái bình dị mà đầy chất thơ Chất thơ
ấy là hồn người và tình người Trước ngọn lửa hồng, Bác quên đi việc mình vẫn đang phải bước đi trên con đường đầy ải mà để lòng mình reo vui cùng ngọn lửa, để hình ảnh tỏa ấm
trang thơ xua tan cái lạnh lẽo của lòng người và cảnh vật Đấy là tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui đời thường
Bài thơ đã vận động từ ánh chiều hiu quạnh đến ánh lửa hồng ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân dân của một con người vĩ đại Thử hỏi, nếu không có một tinh thần thép, một bản lĩnh thép, thơ của người làm sao có thể “bay cánh hạc ung dung” như vậy Đó thực sự là một cuộc vượt ngục tinh thần của Bác, Người đã hoàn toàn chủ động trước mọi hoàn cảnh, đó chính là vẻ đẹp của ý chí, nghị lực, là tinh thần thép của người
Cộng sản Hồ Chí Minh
3/ Phân tích truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm nổi bật niềm tin yêu, thái độ trân trọng con người ở nhà văn này.
a/ Dàn ý:
*MB: Trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, có nhiều tác phẩm thể hiện niềm tin yêu, thái độ trân trọng con người, trong số ấy không thể không kể đến tác phẩm
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
* TB:
- Cảnh chợ chiều:
+ Cảnh chiều hiện lên qua tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng trống thu không văng vẳng vang lên, tiếng muỗi vo ve khắp nơi
+ Mùi vị của quê hương trong phiên chợ đã tàn: “một mùi ẩm mốc bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá…”
+ Đó là một bức tranh chiều êm ả nhưng thấm đượm nỗi buồn man mác
- Cảnh phố huyện đêm khuya:
+ Cuộc sống ở đây không chỉ buồn mà còn nghèo nàn, xơ xác được miêu tả qua những kiếp người mòn mỏi, quẩn quanh và bế tắc
+ Mẹ con chị Tí, ngày mò cua bắt ốc, tối đến lại dọn hàng nước ven đường “chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm”
Trang 8+ Bác phở Siêu với gánh hàng
+ vợ chồng bác xẩm với tiếng đàn bầu thê lương
+ bà cụ Thi điên nghiện rượu
+ những đứa trẻ con nhà nghèo và chính cả hai chị em Liên
+ Cuộc sống ấy cứ đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ
+ Bức tranh ấy gợi lên bao nỗi xót xa, buồn thương sâu sắc cho người đọc
- Hình ảnh tàu:
+ người dân phố huyện vẫn gắng gượng sống qua ngày, họ sống cuộc đời mòn mỏi, mà chưa thể tìm ra lối thoát cho chính mình nhưng họ không tắt niềm hi vọng
+ Chị em Liên đêm nào cũng cố thức đợi chuyến tàu đi qua bởi chuyến tàu đêm mang hương vị và kỉ niệm
+ Âm thanh và ánh sáng của tàu gợi nhớ một thời tuổi thơ đẹp, sang giàu nơi đô thành hoa
lệ lấp đầy những khoảng trống mênh mông trong tâm hồn của chị em Liên bằng những ước mơ, hoài niệm, thắp lại ánh lửa hồng khát khao trong tâm hồn hai đứa trẻ
- Qua tâm trang của 2 chị em:
+ Khẳng định sự bền bỉ của khát vọng ước mơ
+ Lay tỉnh những người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn
+ Hình ảnh con tàu vụt qua đã làm giảm bớt sự bế tắc tù túng của một cuộc sống để lại ước mơ - một ước mơ hết sức tội nghiệp cho mỗi con người
- Cốt truyện
+ Không có cốt truyện rõ ràng
+ Tập trung miêu tả được những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh, mơ hồ trong tâm hồn trẻ thơ non nớt, bỡ ngỡ của hai chị em Liên
+ Khả năng khai thác, tái hiện nội tâm nhân vật đó khơi dậy sự đồng cảm, sẻ chia của người đọc
- Nghệ thuật đối lặp
+ Một thành công của Thạch Lam trong quá trình kể chuyện
+ Sự nhạt nhòa buồn tẻ và bên kia là những “toa đèn sáng trưng” là sự ồn ào náo nhiệt khiến cho khung cảnh phố huyện càng thêm nghèo nàn, vắng lặng
+ Nhấn mạnh, tô đậm cuộc sống tăm tối, tù túng, vô vọng của những cư dân nơi phố huyện
*KB:
- Viết về những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh, đơn điệu, mỏi mòn
- Thể hiện tấm lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với con người
- Niềm trân trọng đối với từng mong ước nhỏ bé mà bình dị, thiết tha của những con người bất hạnh bị bỏ quên nơi ga xép của những chuyến tàu thời gian vô định
b/ Bài mẫu:
Văn chương là món ăn tinh thần của nhân loại Chính vì vậy, văn chương luôn phải phản ánh chính xác cuộc sống con người, luôn phải hướng về con người và đồng cảm với
con người Trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, có nhiều tác phẩm thể hiện niềm tin yêu, thái độ trân trọng con người, trong số ấy không thể không kể đến tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Trang 9Truyện miêu tả một phố huyện nghèo từ chiều tàn đến đêm khuya Cảnh chiều hiện lên qua tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng trống thu không văng vẳng vang lên, tiếng muỗi vo ve khắp nơi Nếu có âm thanh cất lên cũng không mang lại sự
tươi vui, rộn rã, ngược lại chỉ gợi lên sự tĩnh mịch của cảnh và sự ảm đạm của không gian
Trên nền chợ chỉ còn lại vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn,… những thứ người ta bỏ đi sau một buổi chợ phiên Những đứa trẻ con nhà nghèo vẫn cố tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại trên mặt đất Mùi vị của quê hương trong phiên chợ đã tàn: “một mùi ẩm mốc bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá…” Đó là một bức tranh chiều êm ả nhưng thấm đượm nỗi buồn man mác.
Bức tranh sinh hoạt của con người hiện lên cũng chẳng mấy sáng sủa hơn Cuộc sống ở đây không chỉ buồn mà còn nghèo nàn, xơ xác được miêu tả qua những kiếp người mòn mỏi, quẩn quanh và bế tắc Đó là mẹ con chị Tí, ngày mò cua bắt ốc, tối
đến lại dọn hàng nước ven đường “chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng
dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm” Đó là bác phở Siêu với gánh hàng vốn là thứ quà xa
xỉ đối với người dân phố huyện Đó là vợ chồng bác xẩm với tiếng đàn bầu thê lương,
là bà cụ Thi điên nghiện rượu trong cơn say triền miên như để lãng quên thực tại cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt, để quên đi những nỗi đau của thực tế, là những đứa trẻ con nhà nghèo và chính cả hai chị em Liên… Thân phận tàn tạ đang héo mòn, con người hoà lẫn
cùng bóng tối như những cái bóng vật vờ lay lắt, mong manh đang trôi theo thời gian
Cuộc sống ấy cứ đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, nhàm chán đối với người dân phố huyện Không gian bị uất nghẹn của kiếp người Bức tranh ấy gợi lên bao nỗi xót
xa, buồn thương sâu sắc cho người đọc.
Những người dân phố huyện vẫn gắng gượng sống qua ngày, họ sống cuộc đời mòn mỏi, mà chưa thể tìm ra lối thoát cho chính mình nhưng họ không tắt niềm hi vọng.
“Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì đó tươi sáng hơn…” Đám cư dân huyện nhỏ chờ tàu như là chờ đợi một sự thay đổi để trong giây lát thoát khỏi màn đêm
tăm tối Chị em Liên đêm nào cũng cố thức đợi chuyến tàu đi qua bởi chuyến tàu đêm mang hương vị và kỉ niệm Hình ảnh chuyến tàu được Thạch Lam tập trung miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng qua tâm trạng chờ mong và cảm nhận của hai chị em Liên
Âm thanh và ánh sáng của tàu gợi nhớ một thời tuổi thơ đẹp, sang giàu nơi đô thành
hoa lệ lấp đầy những khoảng trống mênh mông trong tâm hồn của chị em Liên bằng
những ước mơ, hoài niệm, thắp lại ánh lửa hồng khát khao trong tâm hồn hai đứa trẻ
Tâm hồn nhỏ bé của chúng luôn mong ngóng có một tia sáng chiếu qua, nó làm dịu mát tâm hồn của những đứa trẻ thơ, một cuộc sống lam lũ vất vả nơi phố huyện tiêu điều luôn
là một động lực để họ mong ngóng một điều gì tươi đẹp sẽ đến trong cuộc đời của họ, những tia sáng niềm tin mạnh mẽ vào cuộc sống đã làm cho cuộc đời của họ có giá trị và tươi đẹp hơn, những giá trị niềm tin mang sức sống mạnh mẽ và nó dịu mát trong cuộc đời của mỗi người
Qua tâm trạng đợi tàu, tác giả muốn khẳng định sự bền bỉ của khát vọng ước
mơ, lay tỉnh những người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn Bên cạnh đó, chuyến tàu cũng là biểu tượng cho một cuộc sống sôi động, nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại Hình ảnh con tàu vụt qua đã làm giảm
Trang 10bớt sự bế tắc tù túng của một cuộc sống để lại ước mơ - một ước mơ hết sức tội nghiệp cho mỗi con người.
Dù truyện không có cốt truyện rõ ràng nhưng đã tập trung miêu tả được những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh, mơ hồ trong tâm hồn trẻ thơ non nớt, bỡ ngỡ của hai chị em Liên Truyện hấp dẫn người đọc bởi khả năng khai thác, tái hiện nội tâm nhân vật của nhà văn, từ đó khơi dậy sự đồng cảm, sẻ chia
của người đọc
Bút pháp tương phản đối lập cũng được xem là một thành công của Thạch Lam trong quá trình kể chuyện Đó là sự đối lập giữa một bên là sự nhạt nhòa buồn tẻ và bên kia là những “toa đèn sáng trưng” là sự ồn ào náo nhiệt khiến cho khung cảnh phố huyện càng thêm nghèo nàn, vắng lặng Với sự đối lập này, Thạch Lam hướng đến
nhấn mạnh, tô đậm cuộc sống tăm tối, tù túng, vô vọng của những cư dân nơi phố huyện
“Hai đứa trẻ” tiêu biểu cho đoạn truyện ngắn tâm tình của Thạch Lam viết về
những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh, đơn điệu, mỏi mòn và thể hiện tấm lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với con người Đó cũng là niềm trân trọng đối với từng mong ước nhỏ bé mà bình dị, thiết tha của những con người bất hạnh
bị bỏ quên nơi ga xép của những chuyến tàu thời gian vô định
4/ Chọn và phân tích nhân vật tài hoa nghệ sĩ trong một sáng tác của Nguyễn Tuân a/ Dàn ý:
*MB:
- “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa”
- Cả cuộc đời ông là hành trình tìm kiếm, phát hiện và ngợi ca cái đẹp
- Hình ảnh “người nghệ sĩ tài hoa” trong “Chữ người tử tù” là một minh chứng sinh động cho ngòi bút điêu luyện
* TB:
- Tài viết chữ:
+ Chữ Huấn Cao thể hiện nhân cách cao khiết, phi thường mà
+ Nó quý giá không chỉ vì nét chữ “đẹp lắm, vuông lắm”
+ Quan trọng hơn là “những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời người”
+“Có được chữ ông Huấn mà treo là như có một báu vật trên đời”
+ Chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường có một không hai,
là kết tinh mọi tinh hoa
- Khí phách hiên ngang:
+ Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu
+ Ông là người có khí phách hiên ngang, bất khuất
+ Ông bình tĩnh đón sự đòa đày của ngục tù, coi thường cái chết và khinh bỉ những kẻ cam tâm phục vụ chế độ thống trị
+ Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường, không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải
+ Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”
+ Mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”