1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương hoạt Động dạy học

1 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề cương hoạt động dạy học
Chuyên ngành Phương Pháp Dạy Học
Thể loại Đề cương
Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 15,65 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Nguyên tắc dạy học là gì? Trình bày nội dung nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục. Cho ví dụ ? 2. Phân tích phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học ở trường THCS và rút ra các kết luận sư phạm cần thiết. 3. Trình bày khái niệm, ưu điểm, hạn chế, yêu cầu của phương pháp thuyết trình trong quá trình dạy học ở trường THCS và rút ra các kết luận sư phạm cần thiết. 4. Tại sao trong quá trình dạy học, người giáo viên phải phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau ? Ví dụ ? . Phân tích cách thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính lí luận và tính thực tiễn trong dạy học ?

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Nguyên tắc dạy học là gì? Trình bày nội dung nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất

giữa tính khoa học và tính giáo dục Cho ví dụ ?

Nguyên tắc dạy học là những luận điểm xuất phát cơ bản có tính quy

luật, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục

tiêu dạy học nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra.

Nội dung nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính

giáo dục: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải võ trang cho học sinh

những tri thức khoa học chính xác, chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học hiện dại của khoa học, kĩ thuật, văn hóa Mặt khác, phải giúp cho học sinh dần dần làm quen với phương pháp nghiên cứu, có thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học Thông qua đó hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất và tình cảm cao quý của con người mới.

2 Phân tích phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học ở trường THCS và rút ra

các kết luận sư phạm cần thiết.

Khái niệm: Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt

ra hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề

mới; tự khai phá tri thức mới bằng cách tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những

kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống; nhằm củng cố, mở rộng, đào sâu,

tổng kết, hệ thống hóa những tri thức đã tiếp thu được và nhằm kiểm tra, đánh giá,

giúp họ tự kiểm tra, tự đánh giá việc lãnh hội tri thức.

Ưu điểm: Nếu vận dụng khéo léo, phương pháp vấn đáp sẽ có tác dụng

quan trọng sau:

- Là cách để điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính

tích cực hoạt động nhận thức của họ.

- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách

chính xác, đầy đủ, súc tích.

- Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gọn, kịp thời

để điều chỉnh hoạt động của mình và của học sinh Đồng thời qua đó học sinh cũng

thu được tín hiệu ngược để kịp thời để điều chỉnh hoạt động nhận thức – học tập của

mình Ngoài ra, thông qua giáo viên cũng có khả năng chỉ đạo hoạt động nhận thức

của cả lớp và từng học sinh.

Hạn chế: Nếu vận dụng thiếu khéo léo, phương pháp vấn đáp sẽ gây ra

những hạn chế sau:

- Mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp.

- Biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một vài học sinh, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung.

- Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy lôgic, tư duy sáng tạo của học sinh.

Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp vấn đáp:

- Cần phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới gọi học sinh trả lời.

- Khi học sinh trả lời, giáo viên cần lắng nghe Nếu thấy cần thiết thì đặt thêm câu hỏi phụ, câu hỏi gợi mở.

- Khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, cần có thái độ bình tĩnh, chú ý uốn nắn, bổ sung câu trả lời của học sinh.

- Không chỉ chú ý kết quả câu trả lời của học sinh mà cả cách diễn đạt câu trả lời của học sinh.

- Cần khéo léo sử dụng thắc mắc của học sinh thành tình huống học tập cho cả lớp.

Kết luận sư phạm:

- Để phương pháp vấn đáp phát huy hết ưu điểm trong quá trình dạy học, cần phải kết hợp phương pháp vấn đáp với một số phương pháp khác.

- Khi sử dụng phương pháp vấn đáp phải khéo léo, tránh biến vấn đáp thành cuộc đối thoại tay đôi, không ngắt ngang lời học sinh khi học sinh đang trả lời.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi trước khi tiến hành hoạt động dạy học

3 Trình bày khái niệm, ưu điểm, hạn chế, yêu cầu của phương pháp thuyết trình

trong quá trình dạy học ở trường THCS và rút ra các kết luận sư phạm cần thiết.

Khái niệm: Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học giáo viên

dùng lời nói sinh động để trình bày tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học

sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống.

Ưu điểm:

- Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lí thuyết tương đối khó, phức tạp,

chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không tìm hiểu được.

- Tạo cho học sinh nắm được cách tư suy lôgic, cách đặt và giải quyết vấn đề khoa

học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách rõ ràng

chính xác, súc tích thông qua cách trình bày của giáo viên.

- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động đến tư tưởng, tình cảm của học sinh

qua việc trình bày tài liệu với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,

- Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy của học

sinh.

- Giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng thông tin lớn cho nhiều học sinh trong

cùng một lúc.

Hạn chế:

- Làm cho học sinh thụ động, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùng với tư duy tái hiện,

do đó dễ làm cho họ chóng mệt mỏi.

- Làm cho học sinh thiếu tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ nói.

- Thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức cũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh.

Yêu cầu:

- Trình bày chính xác các sự kiện, hiện tượng, khái niệm, định luật, vạch ra được bản chất của vấn đề, ý nghĩa tư tưởng chính trị và thực tiễn của tài liệu học tập.

- Trình bày phải đảm bảo tính tuần tự lôgic, rõ ràng, dễ hiểu với lời nói rõ, gọn, sáng sủa, giàu hình tượng, chuẩn xác, súc tích.

- Trình bày phải thu hút và duy trì sự chú ý, gây đc hứng thú, hướng dẫn tư duy của học sinh thông qua giọng nói, tốc độ nói, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, điệu

bộ, nét mặt,

KLSP:

- Khi thuyết trình một vấn đề nào đó cho học sinh, giáo viên cần chú ý đến kĩ thuật

và lời nói.

- Không nên lựa chọn những nội dung quá dài để thuyết trình.

- Kết hợp phương pháp thuyết trình với một số phương pháp dạy học khác để phát huy hết ưu điểm của nó

4 Tại sao trong quá trình dạy học, người giáo viên phải phối hợp các phương pháp

dạy học khác nhau ? Ví dụ ?

Vì mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng nên phải phối hợp các

phương pháp để ưu điểm của phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương

pháp kia, bởi vì không có phương pháp dạy học nào là vạn năng tránh làm cho nhược điểm của phương pháp đó bộc lộ.

5 Phân tích cách thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính lí luận và

tính thực tiễn trong dạy học ?

Cách thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính lí luận và tính

thực tiễn trong dạy học:

- Khi xây dựng kế hoạch và chương trình dạy học cần lựa chọn những môn học và

những tri thức phổ thông cơ bản phù hợp với điều kiện thiên nhiên.

- Về nội dung dạy học, cần cho học sinh thấy được nguồn gốc thực tiễn của các tri

thức khoa học, xem thực tiễn là tiêu chuẩn xác nhận tính chân thật, đúng đắn.

- Về phương pháp dạy học, phải thực hiện đầy đủ các bài thí nghiệm, các bài luyện

tập, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng tri thức vào nhiều loại tình huống khác

nhau.

- Về hình thức tổ chức dạy học, cần thực hiện các hình thức dạy học vườn trường,

xưởng trường, liên hệ kiến thức với thực tiễn, học kết hợp với hành.

Ngày đăng: 17/10/2024, 16:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w