Bài viết Dạy học theo chuẩn đầu ra và một số vấn đề thực tế khi triển khai hoạt động dạy học theo chuẩn đầu ra đối với học phần Pháp luật đại cương tại Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh phân tích một số vấn đề khi dạy và học theo chuẩn đầu ra, chia sẻ kinh nghiệm thực tế nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1Dạy Học Theo Chuẩn Đầu Ra Và Một Số Vấn Đề Thực Tế
Khi Triển Khai Hoạt Động Dạy Học Theo Chuẩn Đầu Ra
Đối Với Học Phần Pháp Luật Đại Cương Tại Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngô Thùy Dung
Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Giao thông vận tải
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
dung.ngo@ut.edu.vn
Lê Thị Cẩm Tú
Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam camtu.le@ut.edu.vn
Tóm tắt-Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo hay học
phần là những cam kết của cơ sở giáo dục và người dạy
về chất lượng đào tạo Hoạt động giảng dạy của giảng
viên và học tập của sinh viên trong thực tế nhằm hiện
thực hóa những cam kết đó và chứng minh chất lượng
đào tạo Chuẩn đầu ra được xem là kim chỉ nam cho
việc thiết kế các hoạt động dạy và học trong chương
trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần Hoạt
động dạy và học trong thực tế phải bám sát vào chuẩn
đầu ra, đồng thời lấy chuẩn đầu ra để đánh giá chính
hoạt động đó Bài báo phân tích một số vấn đề khi dạy
và học theo chuẩn đầu ra, chia sẻ kinh nghiệm thực tế
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
Từ khóa-Hoạt động dạy và học, chuẩn đầu ra, chuẩn
đầu ra chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra học phần, dạy
học đạt chuẩn đầu ra, kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
I GIỚITHIỆU
Hiện nay các trường đại học trên khắp cả nước đã
và đang tích cực triển khai xây dựng, rà soát và phát
triển các chương trình đào tạo (CTĐT) theo các tiêu
chuẩn khác nhau Khi đã xây dựng CTĐT theo hướng
tiếp cận chuẩn đầu ra (CĐR), các hoạt động triển khai
phải tuân theo CĐR Khi đó CTĐT được ví như công
cụ chuyển tải, dạy học là hoạt động chuyển tải, kiểm
tra đánh giá (KTĐG) là hoạt động đo lường mức độ
đạt CĐR CĐR là một trong những yếu tố cốt lõi quyết
định chất lượng CTĐT và hoạt động thực tế Để có thể
đo lường mức độ đạt CĐR của người học, CĐR CTĐT
được quy định cụ thể thành các yêu cầu liên quan đến
kiến thức, kĩ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm Trên
cơ sở thang đo năng lực Bloom, khoa/viện và giảng
viên đã xây dựng mục tiêu CTĐT và CĐR của ngành
và từng học phần
triển khai hoạt động giảng dạy – học tập, kiểm tra – đánh giá trong thực tế nhằm đạt được CĐR Tuy nhiên, dạy và học đạt CĐR không phải là công việc
dễ dàng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan Như vậy, giảng viên phải dành nhiều thời gian và công sức
để thiết lập một chu trình toàn diện nhằm đảm bảo nội dung giảng dạy – học tập, từ tiến trình giảng dạy và kết quả đánh giá cần phân tích và chứng minh để đảm bảo đạt CĐR
Pháp luật đại cương là học phần bắt buộc trong các CTĐT trình độ đại học tại Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (UTH) Học phần này trang bị cho người học những hiểu biết chung về Nhà nước, pháp luật và các ngành luật; giúp người học hình thành kỹ năng tư duy logic, giải quyết các vấn thực tế dựa trên quy định của pháp luật; có thái độ chuẩn mực trong xử sự
Trên cơ sở CĐR CTĐT đã được phê duyệt, Khoa Lý luận chính trị đã xây dựng CĐR HP, thiết kế hoạt động dạy - học, lựa chọn hình thức và phương pháp đánh giá phù hợp, xây dựng ngân hàng câu hỏi, biên soạn tài liệu giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy - học để nâng cao chất lượng giảng dạy, đảm bảo đạt CĐR Tuy nhiên, hầu hết các lớp học phần có số lượng sinh viên cao nên việc triển khai hoạt động dạy- học, đánh giá trong thực tế gặp nhiều khó khăn Trong bài báo, nhóm tác giả đưa ra một số vấn đề thường gặp trong quá trình thực hiện, đồng thời chia sẻ một số kinh nghiệm triển khai từ học phần Pháp luật đại cương
II MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC ĐỀ CẬP
A Chuẩn đầu ra
Trang 2hướng tiếp cận từ các tác giả trong và ngoài nước:
“CĐR thể hiện những gì sinh viên nên biết, hiểu
và có năng lực thực hiện trên cơ sở trình độ văn bằng
yêu cầu CĐR là khẳng định những điều mà chúng ta
muốn sinh viên có khả năng biết, hiểu, làm nhờ hoàn
thành một khóa đào tạo”[1]
“CĐR có thể được xem như lời cam kết, lời khẳng
định của nhà trường đối với xã hội, với người sử dụng
lao động, với người học về những công việc cụ thể mà
sinh viên sẽ làm được; về những kiến thức, kỹ năng,
thái độ … mà sinh viên sẽ đạt được sau khi được đào
tạo tại nhà trường” [2]
“CĐR của mỗi khóa học hay CTĐT bao gồm một
hệ thống các giá trị, tiêu chí “chuẩn” về kiến thức, kĩ
năng và thái độ mà người học sẽ đạt được sau khi
hoàn thành một khóa học hay CTĐT” [3]
Theo Hướng dẫn xây dựng và công bố CĐR ngành
đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo định nghĩa: “CĐR
là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ
năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và
giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm
nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác
đối với từng trình độ, ngành đào tạo” [4]
Về mặt pháp lý, CĐR là thuật ngữ được đề cập lần
đầu tiên trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
của Việt Nam tại khoản 4, Điều 3, Thông tư số
07/2015 TT-BGDĐT theo đó: “CĐR là yêu cầu tối
thiểu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, trách nhiệm nghề
nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành
CTĐT, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã
hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm
bảo thực hiện” [5]
Theo khoản 4, Điều 2, Thông tư số
17/2021/TT-BGDĐT cho rằng “CĐR là yêu cầu cần đạt về phẩm
chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành
một CTĐT, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ
năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học
khi tốt nghiệp” [6]
B Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
“CTĐT là một hệ thống các hoạt động giáo dục,
đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt
được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn
bằng giáo dục đại học cho người học” [6]
Ở bậc đại học, đối với mỗi trình, CĐR CTĐT là
những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả CTĐT
của các ngành cùng trình độ; bao gồm yêu cầu về mục tiêu CTĐT, CĐR, chuẩn đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, cấu trúc chương trình và nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, các điều kiện thực hiện để bảo đảm chất lượng đào tạo Từ đó chúng ta có thể hiểu, CĐR CTĐT là những yêu cầu chi tiết về kiến thức, kỹ năng, thái độ
mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT
đã được thiết kế
C Chuẩn đầu ra học phần
“HP là một tập hợp hoạt động giảng dạy và học tập được thiết kế nhằm thực hiện một số mục tiêu học tập cụ thể, trang bị cho người học những kiến thức,
kỹ năng thuộc một phạm vi chuyên môn hẹp trong CTĐT” [6] Một học phần thường được triển khai dạy
- học trong thời gian một học kỳ
CĐR HP có thể hiểu là những yêu cầu tối thiểu người học cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi hoàn thành học phần đó, bao gồm yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm
III.NHỮNGYÊUCẦUKHIDẠYVÀHỌC THEOCĐRĐỐIVỚIHỌCPHẦN PHÁPLUẬTĐẠICƯƠNGTẠIUTH
A Mọi hoạt động triển khai trong thực tế cần được thiết kế trên cơ sở CĐR
Trên cơ sở CĐR CTĐT, xác định vị trí của học phần trong CTĐT và mức độ đóng góp vào CĐR chung của CTĐT các học phần, xây dựng mục tiêu và CĐR HP từ đó vạch ra những hoạt động dạy - học cụ thể Về lý thuyết, khi xây dựng ĐCCT HP người biên soạn phải căn cứ vào CĐR để thiết kế nội dung và lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng như phương thức đánh giá Khi triển khai trong thực tế, nếu ĐCCT là cẩm nang để giảng viên hoạt động, CĐR chính là thước đo giá trị thực tế của hoạt động dạy - học
Đối với người dạy, dựa trên CĐR giảng viên nhận
thấy cần dạy vấn đề nào, cách KTĐG và tổ chức dạy
– học – kiểm tra để sinh viên đạt CĐR Đối với người học, dựa trên CĐR HP sinh viên nắm bắt được nội
dung cần học và năng lực đạt được sau khi hoàn thành
HP Vì vậy, việc thiết kế các hoạt động dạy - học,
KTĐG trong ĐCCT phải bám sát vào CĐR CTĐT và CĐR HP, được thể hiện tại hình 1
Trang 3Hình 1 CĐR CTĐT và hoạt động dạy - học Theo ma trận năng lực giữa CĐR HP và CĐR CTĐT ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (KTXD CTGT), HP Pháp luật đại cương đóng góp vào 03 CĐR CTĐT với hai mức 3 và 4 theo thang năng lực Bloom
Hình 2 Ma trận năng lực giữa CĐR HP và CĐR CTĐT ngành KTXD CTGT - Năm 2020
Khi xây dựng ĐCCT học phần người biên soạn phải nghiên cứu kỹ 03 CĐR CTĐT (PLO) để thiết kế 05 CĐR học phần (CLO) và các hoạt động dạy - học tương ứng để sinh viên có thể đạt năng lực mức 3 và 4
Trang 4Lưu ý, khi thiết kế hoạt động dạy - học cần xác
định rõ người dạy và người học về hoạt động, cách
thức tiến hành, tiến độ thực hiện Chẳng hạn như
giảng viên trình bày - sinh viên ghi chép, sinh viên
thảo luận – giảng viên dẫn dắt, giảng viên thao tác,
hướng dẫn - sinh viên thực hành Hoạt động KTĐG
nhằm xác định sinh viên đạt kết quả sau quá trình giảng dạy và học tập theo đề cương Khi thiết kế hoạt động KTĐG, giảng viên phải lựa chọn các hình thức
và phương pháp tương thích với từng nội dung giảng dạy và xác định mức độ phù hợp với quy định của CĐR đã đề ra
Hình 4 CĐR HP – nội dung hoạt động dạy và học – dạng bài đánh giá ở ĐCCT HP Pháp luật đại cương,
ngành KTXD CTGT - Năm 2020
B Mọi hoạt động thực tế phải bám sát ĐCCT HP đã
được phê duyệt
ĐCCT HP là tài liệu vô cùng quan trọng để đảm
bảo tính thống nhất trong công tác giảng dạy của
giảng viên và đảm bảo đạt CĐR Vì vậy, giảng viên
cần phải:
Đảm bảo nội dung, phương pháp giảng dạy và
phân bổ thời lượng theo ĐCCT HP: Nội dung các bài
học đã được thiết kế với thời lượng, phương pháp
giảng dạy (PPGD) và các hoạt động học tập phù hợp
Các PPGD rất đa dạng và phong phú, các bài học cũng
có thể truyền tải đến người học bằng nhiều cách thức
khác nhau Cho nên, PPGD được trình bày trong
ĐCCT HP không phải là phương pháp duy nhất mà là
phương pháp cơ bản nhất để có thể đạt CĐR Với học
phần Pháp luật đại cương, giảng viên áp dụng cách
thuyết giảng, triển khai hỏi - đáp, thảo luận, dạy học
tình huống, phân vai… Thời gian dạy – học đối với
từng bài học/nội dung thậm chí là từng mục cần được
tính toán, cân nhắc để đảm bảo sinh viên có thể học
hiểu và đạt CĐR Các bài đánh giá nên xuyên suốt
quá trình học, phong phú về hình thức, loại hình đảm
bảo mỗi CĐR được đánh giá ít nhất hai lần
Xác lập tiến độ dạy – học, lịch trình đánh giá và công bố công khai để người học chủ động xây dựng
kế hoạch học tập cá nhân, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao và tham gia KTĐG đầy đủ Đây cũng là một trong những biện pháp để rèn luyện khả năng tự học cho sinh viên Thông thường, các thông tin này được giảng viên phổ biến tại buổi học đầu tiên, các mốc thời gian quan trọng được nhắc nhở và thông báo trên hệ thống đào tạo trực tuyến https://courses ut.edu.vn), thể hiện như hình 6
Xây dựng, giới thiệu nguồn học liệu để người học có thể chủ động học tập và hoàn thành nhiệm vụ Ngoài bài giảng, sách, giáo trình, tạp chí … giảng viên có thể cung cấp cho sinh viên những loại hình tài liệu khác như video bài giảng, video tình huống, trang web, văn bản quy phạm pháp luật,… Với học phần Pháp luật đại cương, tài liệu cơ bản đều được giảng viên đăng tải trên trang đào tạo trực tuyến https://courses.ut.edu.vn/, từ đó sinh viên chủ động trong việc sử dụng và nghiên cứu (hình 7)
Xây dựng ngân hàng câu hỏi đa dạng về chủng loại, số lượng nhiều gắn với CĐR HP nhằm đánh giá toàn diện Khi xây dựng đề cương, giảng viên đã
Trang 5chuẩn bị ngân hàng câu hỏi, tuy nhiên trong quá trình
giảng dạy, có thể trực tiếp làm giàu ngân hàng câu
hỏi Ngân hàng càng phong phú, khả năng kiểm soát
gian lận trong KTĐG càng cao Khi ngân hàng câu
hỏi đủ lớn, có thể công bố rộng rãi và trở thành học
liệu cho người học Tuy nhiên, khi xây dựng ngân hàng câu hỏi, người biên soạn phải chủ động phân tích
để xác định CĐR và mức năng lực đánh giá tương ứng với mỗi câu hỏi để phục vụ cho việc phân tích kết quả đánh giá
Hình 5 Nội dung, PPGD và phân bổ thời gian– học phần Pháp luật đại cương, ngành KTXD CTGT - Năm 2020
Hình 6 Tiến độ giảng dạy - học tập phân bổ theo tuần công bố trên hệ thống đào tạo trực tuyến UTH
Trang 6Hình 7 Tài liệu học tập đăng tải trên hệ thống đào tạo trực tuyến UTH
Hình 8 Phân tích CĐR đối với câu hỏi trắc nghiệm
C Đảm bảo giá trị, độ tin cậy khi KTĐG
Để đảm bảo giá trị, độ tin cậy trong hoạt động
KTĐG cần:
Đa dạng hình thức và phương pháp đánh giá
nhưng vẫn đảm bảo tính phù hợp Về cơ bản, hình
thức đánh giá bao gồm quá trình và cuối kỳ; phương
pháp đánh giá bao gồm vấn đáp, viết và thực hành
Tại học phần này, đánh giá quá trình, nhóm tác giả sử
dụng các bài tập tự học (BTTH) có thể đánh giá mức
độ chuyên cần, bài thảo luận nhằm đánh giá mức độ
tích cực tương tác và các bài kiểm tra trắc nghiệm để
kiểm tra kiến thức và kỹ năng Đánh giá cuối kỳ,
nhóm thiết kế các câu hỏi nhận định đúng sai và bài
tập tình huống
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kiểm tra – đánh giá: Hoạt động KTĐG ngày càng hiệu quả và đơn giản nếu giảng viên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin Từ năm 2016, Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết
kế và đưa vào vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến
Hệ thống này đã giúp ích rất nhiều cho giảng viên trong quá trình giảng dạy từ việc phổ biến thông tin đến người học, cung cấp tài liệu, giao nhiệm vụ, thực hiện KTĐG và phản hồi, phân tích kết quả KTĐG Triển khai các hoạt động trên hệ thống đào tạo trực tuyến không chỉ tiết kiệm thời gian trong tổ chức lớp
Trang 7học còn thuận tiện cho việc phản hồi sau mỗi bài đánh
giá để sinh viên điều chỉnh hoạt động học tập
Đặc biệt, kết quả đánh giá dễ trích xuất để phân
tích, chứng minh việc dạy - học đạt CĐR Dưới đây
là bảng điểm chi tiết đối với mỗi lớp học phần được xuất ra từ hệ thống
Hình 9 Kết quả KTĐG một lớp học phần Pháp luật đại cương
Với 05 CĐR HP, nhóm đã thiết kế 13 cột KTĐG,
quy thành 03 cột điểm Mỗi cột KTĐG tương ứng với
một hoặc một số CĐR học phần Trong các bài kiểm
tra trắc nghiệm, mỗi bài có 50 câu hỏi đánh giá 04
CĐR HP (CLO1.1, CLO1.2, CLO2.1 và CLO2.2)
Với kết quả chi tiết từng câu hỏi, nhóm tiến hành phân tích để xác định số lượng sinh viên đạt tương ứng với từng CĐR qua mỗi bài kiểm tra, thậm chí với từng câu hỏi (hình 10)
Hình 10 Thống kê kết quả KTĐT theo từng câu hỏi trong bài kiểm tra tương ứng với CĐR HP.
Trang 8chỉnh kế hoạch và thái độ học tập của mình nhằm cải
thiện kết quả Đối với các bài tự học hàng tuần, hệ
thống sẽ thống kê theo dõi số lượng sinh viên nộp bài,
tình trạng nộp, giảng viên chấm bài và phản hồi trực
tiếp tại tuần học kế tiếp Đối với các bài kiểm tra trắc nghiệm người học có thể nhận được phản hồi và kết quả ngay sau khi hoàn thành bài kiểm tra
Hình 11 Chấm điểm và phản hồi bài tập tự học trên hệ thống đào tạo trực tuyến UTH
D Tạo thói quen và duy trì sự chủ động, tích cực của
người học
Để rèn luyện tinh thần tự giác tích cực trong học
tập, nâng cao khả năng tự học và tinh thần học tập
suốt đời cho sinh viên, nhóm xây dựng hệ thống
BTTH theo các tuần tương ứng với mức độ khó dễ
khác nhau Các nhiệm vụ tự học có thể là: Đọc trước
tài liệu – trích xuất thông tin để trả lời câu hỏi; tự
nghiên cứu một vấn đề diễn ra trong thực tế; ôn tập
nội dung đã học và trả lời các câu hỏi nhận định, viết
bài thu hoạch Tuy nhiên, mục đích của các BTTH chỉ
để đánh giá thái độ học tập, do vậy tiêu chí chấm điểm cho các BTTH bao gồm 03 mức: 10 điểm – cho những bài nộp đúng hoặc trước hạn, 8 điểm – cho những sinh viên nộp bài trễ hạn, 0 điểm - không nộp bài
Ngoài ra, để sinh viên thêm tự tin, tích cực tương tác và tạo môi trường học tập vui vẻ, mỗi bài học nhóm đều thiết kế phần thảo luận hoặc trắc nghiệm nhanh để sinh viên làm việc theo nhóm hoặc cả lớp
có thể trình bày ý kiến và cộng điểm tương tác cho những câu trả lời tốt
Hình 12 Hướng dẫn sinh viên tự học trên trang đào tạo trực tuyến UTH
Ngoài giao nhiệm vụ tự học, lịch và nội dung
KTĐG cũng được giảng viên công bố từ đầu học kỳ
Do vậy, người học có thể chủ động sắp xếp kế hoạch
học tập, ôn tập để đạt kết quả cao Trong quá trình
học, người học cũng được khuyến khích trao đổi, bày
tỏ quan điểm để lấy điểm thưởng cho những câu trả
lời đúng
IV KẾTLUẬN Các hoạt động giảng dạy, KTĐG đều được người biên soạn đề cương hoạch định trước nhằm đạt CĐR, tuy nhiên, không phải lúc nào điều kiện thực tế và kế hoạch cũng giống nhau nên khi giảng dạy, giảng viên cần chủ động, linh hoạt ứng phó với những vấn đề phát sinh để triển khai hoạt động dạy và học Ở góc
Trang 9độ quản lý, nhằm đảm bảo hoạt động dạy và học đạt
CĐR, nhà trường cần cải tiến công tác quản lý đào
tạo; tăng cường việc kiểm soát, đánh giá hoạt động
giảng dạy theo CĐR; tập huấn triển khai các hoạt
động giảng dạy theo hướng tích cực; tổng kết, chia sẻ
kinh nghiệm giảng dạy để tạo môi trường dạy và học
năng động – sáng tạo – chất lượng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] M E Huba, J E Freed, “Learning Centered
Assessement on College Campuses: Shifting the
focus,” 1st edition , Boston, USA: Allyn and Bacon,
2000
[2] N H Lộc, P C Bằng, L N Q Lam, “Chương trình
đào tạo tích hợp – Từ thiết kế đến vận hành,” Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: NXB ĐHQG TP.HCM,
2014
[3] H T Hương, “Nâng cao chất lượng xây dựng chuẩn
đầu ra chương trình đào tạo ở một số cơ sở giáo dục đại
học ở nước ta,” Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng
5, tr 86-89, 2018
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Công văn về Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo,” 2196/BGDĐT-GDĐH, Hà Nội, Việt Nam, ngày ban hành và có hiệu lực: 22/04/2010
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Thông tư về Ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo,” 07/2015/TT-BGDĐT, Hà Nội, Việt Nam, ngày ban hành 16/04/2015, ngày có hiệu lực 01/06/2015
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Thông tư về Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học,” 17/2021/TT-BGDĐT, Hà Nội, Việt Nam, ngày ban hành 23/06/2021, ngày có hiệu lực 07/08/2021