1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương môn tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề cương Môn Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm
Chuyên ngành Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm
Thể loại Đề cương
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 31,61 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG MÔN TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÍ HỌC SƯ PHẠM Câu 1: So sánh đặc điểm hoạt động học của học sinh trung học cơ sở và học sinh tiểu học. Câu 2: Phân tích sự hình thành ý thức và tự ý thức của học sinh trung học cơ sở. Câu 3: Sự phát triển trí tuệ là gì ? Phân tích các chỉ số của sự phát triển trí tuệ. Câu 4: Phân tích một số phẩm chất nhân cách của người thầy giáo. Câu 5: Phân tích một số năng lực chuyên biệt của người thầy giáo. Câu 6: Con đường hình thành phẩm chất và năng lực của người thầy giáo. Câu 7: Đạo đức là gì ? Hành vi đạo đức là gì ? Phân tích các tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÍ HỌC SƯ PHẠM

Câu 1: So sánh đặc điểm hoạt động học của học sinh trung học cơ sở và học sinh tiểu học.

* Giống nhau: điểm hoạt động học của học sinh trung học cơ sở và học sinh

tiểu học đều là quá trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng bằng cách thức,

phương pháp với đối tượng là tri thức và chủ thể là học sinh

* Khác nhau:

Đặc điểm hoạt động học Học sinh TH Học sinh THCS Mức độ tiếp thu kiến

thức

Đơn giản, cụ thể Phức tạp

Vị thế của hs trong

trường

Phụ thuộc vào giáo viên

(GV)

Một GV dạy nhiều môn

Ít phụ thuốc vào GV Mỗi GV dạy 1 môn => đòi hỏi hs phải thích ứng những yêu cầu GV đặt ra Động cơ học Học để hiểu biết kiến thức

Tập luyện để có kĩ năng

Hướng vào việc nhận thức, lĩnh hội tri thức Học phải hành, qua hành

sẽ học được điều cần học Thái độ học Phụ thuộc vào giáo viên và

điểm số nhận được

Hình thành thái độ tự giác, say sưa, hứng thú học Thái độ đối với môn học đã được phân hoá (môn “hay”, môn “dở”) Các môn học Cơ bản Phong phú, đa dạng Các hoạt động khác

trong trường

Vui chơi là chính Lao động, học tập ngoại

khoá, văn nghệ, thể thao nhiều hơn ở TH Mục tiêu giáo dục Hoạt động học lần đầu tiên

được hình thành kiến thức

và kĩ năng nhưng không nhiều như ở hs THCS và khi được chuyển thành kĩ năng và hình thành phẩm

Mục tiêu giáo dục của hs THCS là “Mục tiêu kép”, học hết THCS hs có thể phát triển theo nhiều con đường khác nhau (học lên THPT, học nghề, đi vào

Trang 2

chất tư duy sẽ theo trẻ suốt quá trình học tập và cuộc

sống về sau

cuộc sống lao động, )

Câu 2: Phân tích sự hình thành ý thức và tự ý thức của học sinh trung học cơ sở.

Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lí của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành mối quan hệ qua lại với mọi người Tự ý thức không có nghĩa là tách rời khỏi thực tế, khỏi thế giới cảm xúc bên trong, không phải là sự thể hiện độc nhất nguyện vọng tự nhận thức, tự mổ xẻ, tự phân tích triền miên, vô bổ

- Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mỗi quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu câu tự đánh giá nhu cầu so sánh mình với người khác Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muôn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình

Mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau:

- Về nội dung, không phải tất cả những phẩm chất của nhân cách đều ý thức được hết Ban đầu các em chỉ nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức, tính cách và nẵng lực của mình trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt của nhân cách (tình cảm trách nhiệm, lòng tự trọng )

- Về cách thức, ban đầu các em còn dựa vào đánh giá của những người gần gũi và có uy tín với mình Dần dần các em hình thành khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá bản thân Nhưng khả năng tự đánh giá của thiểu niên còn hạn chế, chưa đủ khách quan Do đó, nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn giữa mức độ kì vọng của các em với địa vị thực tế của chúng trong tập thể; mâu thuẫn giữa thái độ của các em đổi với bản thân, đổi với những phẩm chất nhân cách của mình và thái

độ của các em đối với người lớn, đôi với bạn bè cùng lứa tuổi

Ý nghĩa quyết định nhất đề phát triển tự ý thức ở lứa tuôi này cuộc sông tập thể của các em, nơi mà nhiều mỗi quan hệ giá trị đúng đắn, mỗi quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình, là những yêu câu ngày càng cao đổi với hành vi, hoạt động của các em cũng đồng thời giúp cho sự phát triển về mặc tự ý thức của các em Việc nhận thức về mình còn thông qua việc đổi chiếu so sánh mình với người khác Nhưng khi đánh giá người khác, các em

Trang 3

còn chủ quan, nông cạn, nhiều khi chỉ dựa vào một vài hình tượng không rõ ràng các em đã vội kết luận hoặc chỉ chú ý vào một vài phẩm chất nào đó mà quy kết toàn bộ Vì thế, người lớn rất để mà cũng rất khó gây uy tín với thiểu niên Và khi

đã có kết luận đánh giá về một người nào đó, các em thường có ấn tượng dai dẳng, sâu sắc

- Sự phát triển tự ý thức của thiếu niên có ý nghĩa lớn lao ở chỗ nó thúc đẩy các em bước vào một giai đoạn mới Kể từ tuổi thiểu niên trở đi, khả năng tự giáo dục của các em được phát triển, các em không chỉ là khách thể của quá trình giáo dục mà còn đồng thời là chủ thể của quá trình này Ở nhiều em, tự giáo dục còn chưa có hệ thống, chưa có kế hoạch, các em còn lúng túng trong việc lựa chọn biện pháp tự giáo dục Vì vậy, nhà giáo dục cần tổ chức cuộc sống và hoạt động tập thể phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn các em vào hoạt động chung của tập thể, tổ chức tốt môi quan hệ giữa người lớn và các em

Câu 3: Sự phát triển trí tuệ là gì ? Phân tích các chỉ số của sự phát triển trí tuệ.

* Sự phát triển trí tuệ là sự biến đổi về chất trong hoạt động nhận thức về cái

phản ánh và con đường được phản ánh

* Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ:

- Một là, tốc độ của sự định hướng trí tuệ (nói nôm na là sự nhanh trí) khi giải quyết các nhiệm vụ, bài tập, tình huống không giống với bài tập mẫu, nhiệm vụ, tình huống quen thuộc

- Hai là, tốc độ khái quát (nói nôm na là chóng hiểu, chóng biết được xác định bởi tần số lần luyện tập cần thiết theo cùng một kiểu để hình thành một hành động khái quát

Ví dụ: hình thành cách giải một loại bài tập tùy thuộc vào số lần luyện tập các bài tập cùng loại, hoặc dạy học sinh xướng theo một âm chuẩn, tuy từng em số lần luyện tập có khác nhau

- Ba là, tính tiết kiệm của tư duy Nó được xác định bởi số lần các lập luận cần

và đủ để đi đến kết quả, đáp số, mục đích

Ví dụ, như cách giải của trẻ khi lên 6 tuổi về bài toán

- Bốn là, tính mềm dẻo của trí tuệ, thể hiện ở sự dễ dàng hay khó khăn trong việc xây dựng lại hoạt động lại cho thích hợp với những biến đổi của điều kiện Tính mềm dẻo của trí tuệ thường bộc lộ ở các kĩ năng như:

Trang 4

+ Kĩ năng biến thiên cách giải quyết vấn đề phù hợp với biến thiên của điều kiện

+ Kĩ năng xác lập sự phụ thuộc những kiến thức đã có (dấu hiệu, thuộc tính, quan hệ của một loại sự vật hay hiện tượng nào đó) sang một trật tự khác ngược với hướng và trật tự đã tiếp thu

Ví dụ: chuyển từ định lí thuận sang định lí đảo trong toán

+ Kĩ năng đề cập cùng một hiện tượng theo những quan điểm khác nhau

Ví dụ, xem xét một phản ứng hóa học dưới quan điểm của lí thuyết nguyên tử,

lí thuyết năng lượng hoặc lí thuyết cấu trúc

- Năm là, tính phê phán của trí tuệ thể hiện ở chỗ không dễ dàng chấp, không

có khuynh hướng kết luận một cách không có căn cứ, không đi theo đường mòn nếp cũ, hay lật ngược vấn đề, hay đặt mình trước câu hỏi “vì sao”, hay nghi ngờ (đây là nghi ngờ khoa học), không hay cả tin, không vừa lòng với kết quả đạt được

và thúc đẩy vươn lên những thành công mới

- Sáu là, ở sự thấm sâu vào tài liệu, sự vật, hiện tượng nghiên cứu thể hiện rõ

ở sự phân biệt giữa cái bản chất và không bản chất, cái cơ bản và cái chủ yếu, cái tổng quát và cái bộ phận

Câu 4: Phân tích một số phẩm chất nhân cách của người thầy giáo.

* Thế giới quan khoa học:

- Thế giới quan khoa học không phải là bản tính tự nhiên của nhà giáo, mà nó được hình thành trong quá trình học tập của họ và dưới nhiều ảnh hưởng khác nhau Đó là quá trình học tập trong trường phổ thông, trường sư phạm và tự học suốt đời; học trong trường học và học trong trường đời; trong quá trình học các môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là triết học

- Thế giới quan khoa học của người thầy giáo chi phối hoạt động và thái độ của họ trong quá trình hành nghề

* Lí tưởng nghề nghiệp:

- Lí tưởng của người thầy giáo là lí tưởng về sự nghiệp “quốc sách hàng đầu”,

là lí tưởng về sự nghiệp “trồng người”, là hạt nhân trong nhân cách người thầy giáo

- Lí tưởng nghề nghiệp là cái hồn của nhà giáo, là “sao sáng” dẫn đường cho mỗi người giáo viên

- Lí tưởng nhà giáo là sự phản ánh, sự thể hiện triết lí giáo dục của nhà giáo

Trang 5

- Triết lí giáo dục là tư tưởng, linh hồn, là lẽ sống của nhà giáo được hình thành trong quá trình từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm cho đến suốt quá trình hành nghề của mỗi giáo viên

* Lòng tin yêu học sinh, yêu nghề:

- Lòng tin yêu học sinh, yêu nghề là phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của nghề thầy giáo

- Lòng tin yêu học sinh và lòng yêu nghề luôn gắn với nhau và tạo thành động lực của nhà giáo

- Lòng tin yêu học sinh, yêu nghề thôi thúc người thầy giáo hành động vì mục tiêu giáo dục học sinh, vì học sinh thân yêu, vì nghề “trồng người”, nhà giáo sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức cho hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh

- Người thầy giáo không màng đến lợi ích cá nhân mà đặt lợi ích của học sinh, của sự nghiệp giáo dục lên đầu, luôn hướng tới sự phát triển nhân cách học sinh

* Đạo đức – lối sống:

- Nghề giáo có công cụ hành nghề là nhân cách nhà giáo, đó là đạo đức – lối sống của người thầy giáo

- Người thầy giáo phải mẫu mực, thái độ và hành vi cư xử đúng mực với thế giới xung quanh

- Những phẩm chất đạo đức và ý chí của người thầy giáo:

+ Tinh thần nghĩa vụ

+ Tinh thần “mình vì mọi người”

+ Tinh thần nhân đạo

+ Lòng tôn trọng con người

+ Thái độ công bằng, chính trực

+ Tính ngay thẳng, giản dị và khiêm tốn

+ Tính mục đích, tính nguyên tắc, tính kiên nhẫn tự kiềm chế, biết tự chiến thắng những thói hư tật xấu

+ Kĩ năng điều khiển tình cảm, tâm trạng của bản thân cho phù hợp với tình huống sư phạm

Câu 5: Phân tích một số năng lực chuyên biệt của người thầy giáo.

Một số năng lực chuyên biệt của người thầy giáo:

* Năng lực dạy học:

- Năng lực hiểu trình độ học sinh trong dạy học và giáo dục: là khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong của trẻ, sự hiểu biết tường tận về nhân cách của

Trang 6

chúng, cũng như năng lực quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lý của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục

- Năng lực khoa học: nắm vững môn khoa học mà mình dạy cho học sinh

- Năng lực tổ chức hoạt động học cho học sinh: tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo phương pháp thích hợp

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ và kĩ thuật dạy học: hai năng lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ, tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ Năng lực kĩ thuật là khả năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật và công nghệ vào dạy học

- Năng lực xử lí tình huống: là khả năng xử lí, giải quyết các hình huống trong quá trình dạy học và hoạt động giáo dục

* Năng lực giáo dục:

- Năng lực cụ thể hoá mục tiêu hình ảnh nhân cách học sinh: trong hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục, giáo viên luôn hướng tới việc hình thành nên những “chất liệu” cấu thành nhân cách học sinh

- Năng lực giao tiếp sư phạm và cảm hoá học sinh:

+ Năng lực giao tiếp sư phạm: là khả năng nhận thức nhanh những hành vi bên ngoài, những biểu hiện tâm lí bên trong của học sinh và của chính bản thân người giáo viên, đồng thời biết sử dụng thích hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ Biết tổ chức và điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích, yêu cầu giáo dục

+ Năng lực cảm hoá học sinh: là khả năng làm cho học sinh nghe, tin và theo mình bằng tình cảm, bằng niềm tin, bằng phong cách riêng và sự tác động riêng của mình

- Năng lực ứng xử sư phạm: ứng xử sư phạm là cách ứng xử, giải quyết các tình huống sư phạm mà người thầy giáo gặp trong quá trình giáo dục học sinh với mục đích giải quyết tốt tình huống và đạt hiệu quả giáo dục

- Năng lực huy động các lực lượng giáo dục cùng tham gia giáo dục học sinh: giáo dục thế hệ trẻ không phải nhiệm vụ riêng của nhà trường, của người thầy giáo

mà là nhiệm vụ của toàn xã hội Ngoài tác động trực tiếp đến học sinh, người thầy giáo còn phải hợp tác với các lực lượng khác (cha mẹ, các tổ chức đoàn thể, ) để tác động gián tiếp tới các em

* Nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm: là khả năng tổ chức và cổ vũ

học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác của công tác dạy học và giáo dục trong mọi hoạt động của học sinh; Biết tổ chức lớp thành một tập thể đoàn kết, thân ái và có

Trang 7

kỷ luật chặt chẽ, đồng thời còn biết tổ chức và vận động nhân dân, cha mẹ học sinh

và các tổ chức xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục theo một mục tiêu xác định

Câu 6: Con đường hình thành phẩm chất và năng lực của người thầy giáo.

Các con đường hình thành phẩm chất và năng lực của người thầy giáo:

* Hình thành trong trường sư phạm: có nhiều quan niệm khác nhau về đào tạo

giáo viên nhưng tượng trưng có 2 quan niệm chính:

- Đào tạo ở trường sư phạm theo phương thức đào tạo truyền thống, nghĩa là đào tạo với hệ thống các môn học, chuyên đề thuộc:

+ Những môn học cơ sở

+ Những môn học cơ bản

+ Những môn học chuyên ngành

- Đào tạo chuyên sâu về môn học mà giáo viên sẽ dạy (vd: học sư phạm Ngữ văn thì đầu tư các môn chuyên ngành như Ngữ pháp Tiếng Việt, các môn như thể dục cũng học nhưng không đầu tư quá nhiều thời gian0

Tuy nhiên, khi còn ở trong trường sư phạm, tôi nghĩ mình phải tận dụng cơ hội để học tập, tu dưỡng, lĩnh hội toàn bộ kiến thức, rèn luyện sức khoẻ, không ngừng nghiên cứu các thiết bị công nghệ để vận dụng vào quá trình dạy học sau này

* Hình thành trong quá trình hành nghề: sau khi tốt nghiệp CĐSP, các giáo

sinh trở thành nhà giáo nhưng phải cam đoan sẽ bổ sung bằng đại học trong thời gian 1-2 năm theo suy định Để có được việc làm thì phải học liên thông, để quá trình học thuận lợi thì phải có nền tảng Muốn như vậy, thì ngay từ bây giờ phải chăm chỉ trau dồi kiến thức Bên cạnh đó, nếu không yêu nghề thì chảng thể chăm học được Yêu người là cơ sở nguồn gốc của lòng yêu nghề, yêu người và yêu nghề gắn bó chặt chẽ, hòa quyện vào nhau Để tăng lòng yêu ngghề, tôi bắt đầu nhẫn nhịn hơn, cười nhiều hơn và hạn chế tối đa cáu gắt với những người xung quanh, đặc biệt là với em trai tôi (đang là học sinh THCS) để từ đó kích thích niềm say mê giảng dạy hơn trong tôi Sau này, khi đã hành nghề, cần vui sướng khi được tiếp xúc với người khác, đặc biệt là với trẻ, luôn đặt niềm tin nơi các em, gần gũi, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ các em, có sự quan tâm thiện ý tới học sinh, đặc biệt là những em cá biệt, có hoàn cảnh khó khăn,…, vừa ân cần, khoan dung; vừa nghiêm nghị, công bằng đối với học sinh, say mê công việc, làm việc hết mình, khi cần sẵn sàng hy sinh cả lợi ích cá nhân, có tinh thần trách nhiệm cao trong công

Trang 8

việc, có biện pháp khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện kế hoạch giáo giục của trường, không ngừng học tập, tu dưỡng, nâng cao trình độ nghề nghiệp, giúp đỡ, hợp tác với đồng nghiệp

* Hình thành bằng con đường tự học:

Học trên lớp thôi vẫn chưa đủ Thầy cô chỉ cung cấp 1 phần, còn những thứ khác thầy cô không định hướng trên lớp thì mình phải tự dành thời gian ở nhà để nghiên cứu Như cách sử dụng phương pháp để dạy chẳng hạn Tôi hơn các bạn kỹ năng thuyết trình và tạo các slide trình chiếu bởi lẽ thay vì tôi dùng thời gian lướt

fb xem các idol như họ thì tôi xem các video trình chiếu, tự nhờ anh google chỉ bảo, bắt đầu làm từ những thao tác cơ bản nhất đến những cái phức tạp, từ đó hình thành kỹ năng tạo dựng các slide trò chơi, hiệu ứng chữ

Tất cả cũng đều nhờ tính tự giác, chăm khám phá những cái mới lạ, nhờ vậy

mà trình độ “tay nghề” của tôi được nâng cao và ngày càng hoàn thiện nhân cách nhà giáo

Ai cùng có thể tự học được vì bây giờ thời đại 5.0 rồi, khoa học kĩ thuật càng ngày càng phát triển, giáo viên vùng sâu vùng xa cũng có thể tự học được, miễn là

có quan tâm và có nhu cầu học Và dĩ nhiên, học phải vừa sức với bản thân, khả năng và thời gian của mình

Câu 7: Đạo đức là gì ? Hành vi đạo đức là gì ? Phân tích các tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức.

* Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai

trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù họp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”

* Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ

có ý nghĩa về mặt đạo đức” Cụ thể hơn, hành vi đạo đức là những cử chỉ, những việc làm của con người trong các mối quan hệ xã hội phù hợp với ý thức đạo đức, với các chuẩn mực và các giá trị đạo đức

* Các tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức:

Giá trị đạo đức của một hành vi được xét theo những tiêu chuẩn sau:

+ Tính tự giác của hành vi: Một hành vi được xem là hành vi đạo đức khi hành vi đó được chủ thể hành động, ý thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của hành

vi Chủ thể tự giác hành động dưới sự thúc đẩy của những động cơ của chính chủ

Trang 9

thể Hay nói cách khác là chủ thể hành vi phải có hiểu biết, có thái độ, có ý thức đạo đức

+ Tính có ích của hành vi: Đây là một đặc điểm nổi bật của hành vi đạo đức,

nó phụ thuộc vào thế giới quan và nhân sinh quan của chủ thể hành vi Trong xã hội hiện đại, một hành vi được coi là có đạo đức hay không tuỳ thuộc ở chỗ nó có thúc đẩy cho xã hội đi lên theo hướng có lợi cho công việc đổi mới hay không + Tính không vụ lợi của hành vi đạo đức: Hành vi đạo đức phải là hành vi có mục đích vì tập thể vì lợi ích chung, vì cộng đồng xã hội

Ngày đăng: 17/10/2024, 16:50

w