TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNGNghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng NCKHSPƯD là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TIỂU LUẬN
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Họ và tên: Cao Thị Hà My
Ngày tháng năm sinh: 10/07/2001
Nơi sinh : Thanh Hóa
Số báo danh: 21
Lớp: NVSP tiếng anh cấp THCS K01.2024 NEC
ĐỀ TIỂU LUẬN
Trang 2Học phần: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Phân tích quy trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở
trường trung học Từ đó, anh/ chị hãy xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho một đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình (tự chọn đề tài)
Lưu ý: Bài tiểu luận có dung lượng tối thiểu 8-10 trang
Font chữ: Times New Roman cỡ chữ 14, khi in căn lề chuẩn đẹp, in 1 mặt ko được in hai mặt Khi in bìa, in bìa màu xanh da trời
Khi nào in bài để nộp thì mọi người giữ nguyên lại bìa tiểu luận như mẫu bên trên , không thay đổi bìa viết thêm vào bất kì cái gì, và điền đầy đủ thông tin cá nhân: họ tên, ngày sinh, các bạn điền cấp của mình ai học THCS thì điền THCS , ai học THPT thì điền THPT , ai học
cả hai cấp thì ghi THCS/THPT Tên đề tài thì viết trong phần nội dung ko viết vào bìa tiểu luận Tất cả phần lưu ý này mình báo để mọi người hiểu cách làm thôi, còn khi in bài ra mọi người nhớ xóa đi nhé
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4MỤC LỤC
Phần thứ nhất: Lí thuyết và phương pháp nghiên cứu cơ bản 5
A1 Tìm hiểu về NCKHSPƯD
A2 Phương pháp NCKHSPƯD
6 10
B2 Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
B3 Đo lường - Thu thập dữ liệu
18 26
75 77 Phần thứ hai: Thực trạng việc học từ vựng tiếng Anh ở trường THCS
Quảng Thọ
83
Phần thứ ba:Phụ lục
Phụ lục 1 Hướng dẫn cách sử dụng công thức tính toán trong phần
mềm Excel
Phụ lục 2 Mẫu báo cáo
Phụ lục 3 Mẫu lập kế hoạch NC
95 96
105 106
Trang 5Phụ lục 4 Mẫu phiếu đánh giá đề tài NCKHSPƯD
Phụ lục 5 Tên một số đề tài NCKHSPƯD của GV Việt Nam và GV các nước trong khu vực
Phụ lục 6 Một số đề tài minh hoạ
107 109
111
Trang 6PHẦN THỨ NHẤT
LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ BẢN
Trang 7A TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng PPDH, sách giáo khoa, PP quản lý, chính sách mới… của GV, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục Người nghiên cứu (GV, CBQL) đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPƯD là tác động và nghiên cứu
Khi lựa chọn biện pháp tác động (là một giải pháp thay thế cho giải pháp đang dùng) giáo viên cần tham khảo nhiều nguồn thông tin đồng thời phải sáng tạo để tìm kiếm và xây dựng giải pháp mới thay thế Để thực hiện nghiên cứu, người làm công tác giáo dục (giáo viên – CBQL giáo dục) cần biết các phương pháp chuẩn mực để đánh giá tác động một cách hiệu quả
Hoạt động NCKHSPƯD là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên – CBQLGD trong thế kỷ 21 Với NCKHSPƯD, giáo viên – CBQL giáo dục sẽ lĩnh hội các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp tác
“Trong quá trình NCKHSPƯD nhà giáo dục nghiên cứu khả năng học tập của học sinh trong mối liên hệ với phương pháp dạy học Quá trình này cho phép những người làm giáo dục hiểu
rõ hơn về phương pháp sư phạm của mình và tiếp tục giám sát quá trình tiến bộ của học sinh” (Rawlinson, D., & Little, M (2004) Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong lớp học Tallahassee, FL: Sở Giáo dục bang Florida) “Ý tưởng về NCKHSPƯD là cách tốt nhất để xác định và điều tra những vấn đề giáo dục tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học và trường học Thông qua việc thực hiện NCKHSPƯD vào các bối cảnh này và để những người đang hoạt động trong môi trường đó tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn” (Guskey, T R (2000) Đánh giá phát triển chuyên môn Thousand Oaks, CA: NXB Corwin)
II Vì sao cần phải nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng?
NCKHSPƯD, khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, vì nó:
- Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học
- Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác
- Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá
- Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục (lớp học, trường học)
Trang 8- Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên Giáo viên tiến hành
NCKHSPƯD sẽ tiếp nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo
có sự phê phán một cách tích cực (Soh, K C & Tan, C (2008) Hội thảo về
NCKHSPƯD Hong Kong: EL21)
III Chu trình NCKHƯD
Chu trình nghiên cứu tác động bao gồm: Suy nghĩ, Thử nghiệm và Kiểm chứng
- Suy nghĩ: Quan sát thấy có vấn đề và nghĩ tới giải pháp thay thế
- Thử nghiệm: Thử nghiệm giải pháp thay thế trong lớp học/trường học
- Kiểm chứng: Tìm xem giải pháp thay thế có hiệu quả hay không
Hiểu sâu hơn về NCKHSPƯD giúp chúng ta biết rằng NCKHSPƯD là một chu trình liên tục tiến triển Chu trình này bắt đầu bằng việc giáo viên quan sát thấy có các vấn đề trong lớp học hoặc trường học Những vấn đề đó khiến họ nghĩ đến các giải pháp thay thế nhằm cải thiện hiện trạng Sau đó, giáo viên thử nghiệm những giải pháp thay thế này trong lớp học hoặc trường học Sau khi thử nghiệm, giáo viên tiến hành kiểm chứng để xem những giải pháp thay thế này có hiệu quả hay không Đây chính là bước cuối cùng của chu trình suy nghĩ - thử nghiệm - kiểm chứng Việc hoàn thiện một chu trình suy nghĩ - thử nghiệm - kiểm chứng trong NCKHSPƯD giúp giáo viên phát hiện được những vấn đề mới như:
Các kết quả tốt tới mức nào?
Chuyện gì xảy ra nếu tiến hành thay đổi nhỏ ở chỗ này hay chỗ khác?
Liệu có cách giảng dạy thú vị hay hiệu quả hơn không?
Tóm lại, NCKHSPƯD tiếp diễn không ngừng và dường như không có kết thúc Điều này làm cho nó trở nên thú vị Giáo viên tham gia NCKHSPƯD có thể liên tục làm cho bài giảng của mình cuốn hút và hiệu quả hơn Kết thúc một NCKHSPƯD này là khởi đầu một NCKHSPƯD mới
Chu trình suy nghĩ, thử nghiệm, kiểm chứng là những điều giáo viên cần ghi nhớ khi nói về NCKHSPƯD
IV Khung NCKHSPƯD
Để giáo viên có thể tiến hành NCKHSPƯD có hiệu quả trong các tình huống thực tế, chúng tôi đã mô tả quy trình nghiên cứu dưới dạng một khung gồm 7 bước như sau:
Bảng A1.1 Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Trang 91 Hiện trạng Phát hiện ra những hạn chế của hiện trạng trong việc dạy học, quản
lý GD và các hoạt động khác của nhà trường/lĩnh vực khác GD ở địa phương
Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế
Lựa chọn 01 nguyên nhân để tác động
2 Giải pháp
thay thế
Suy nghĩ tìm các giải pháp thay thế, cải thiện hiện trạng
Tham khảo các kết quả NC đã triển khai thành công
Lựa chọn giải pháp phủ hợp
Đề xuất giải pháp thay thế
3 Vấn đề
nghiên cứu
Xác định các vấn đề cần nghiên cứu (dưới dạng câu hỏi)
Nêu các giả thuyết NC
4 Thiết kế Lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá
trị Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu
5 Đo lường Xây dựng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế NC (các
dữ liệu thô: kết quả kiểm tra, kết quả phiểu hỏi, kết quả phiếu quan sát )
6 Phân tích Sử dụng thống kê để phân tích các dữ liệu thô thu được và giải thích
để trả lời các câu hỏi NC: Mô tả dữ liệu, so sánh dữ liệu và liên hệ dữ liệu
7 Kết quả Đưa ra câu trả lời cho câu hỏi NC, khẳng định giả thuyết NC Đưa ra
các kết luận và khuyến nghị
Khung NCKHSPƯD này là cơ sở để lập kế hoạch nghiên cứu Áp dụng theo khung
NCKHSPƯD, trong quá trình triển khai đề tài, người nghiên cứu sẽ không bỏ qua những khía cạnh quan trọng của nghiên cứu
V Phương pháp NCKHƯD
Trong NCKHSPƯD có nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: cả hai cách tiếp cận nghiên cứu này đều có điểm mạnh và điểm yếu nhưng đều nhấn mạnh việc nhìn lại quá trình
Trang 10của giáo viên về việc dạy và học, năng lực phân tích để đánh giá các hoạt động một cách hệ thống, năng lực truyền đạt kết quả nghiên cứu đến những người ra quyết định hoặc những nhà giáo dục quan tâm tới vấn đề này
Tài liệu này nhấn mạnh đến nghiên cứu định lượng trong NCKHSPƯD vì nó có một số lợi ích sau:
Trong nhiều tình huống, kết quả nghiên cứu định lượng dưới dạng các số liệu (ví dụ: điểm số của học sinh) có thể được giải nghĩa một cách rõ ràng Điều này giúp người đọc hiểu rõ hơn
về nội dung và kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng đem đến cho giáo viên cơ hội được đào tạo một cách hệ thống về kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích và đánh giá Đó là những nền tảng quan trọng khi tiến hành nghiên cứu định lượng
Thống kê được sử dụng theo các chuẩn quốc tế Đối với người nghiên cứu, thống kê giống như một ngôn ngữ thứ hai và kết quả NCKHSPƯD của họ được công bố trở nên dễ hiểu
B CÁCH TIẾN HÀNH NCKHƯD
Cách tiến hành NCKHSPƯD:
B1 Xác định đề tài nghiên cứu
1 Tìm hiểu hiện trạng – tìm hiểu nguyên nhân
2 Đưa ra các giải pháp thay thế
3 Xác định vấn đề nghiên cứu
4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
B2 Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
Có 4 dạng thiết kế phổ biến trong NCKHSPƯD và Vận dụng lựa chọn dạng thiết kế phù hợp cho một đề tài cụ thể
Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm
duy nhất
Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các
nhóm tương đương
Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các
Trang 11nhóm ngẫu nhiên.
Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm
ngẫu nhiên
B3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu
1 Thu thập dữ liệu
2 Độ tin cậy và độ giá trị
3 Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu
4 Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu
B4 Phân tích dữ liệu
Thống kê được sử dụng để phân tích các dữ liệu đã thu thập nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu đúng đắn
Thống kê cho phép những người nghiên cứu đưa ra các kết luận có giá trị
Trong NCKHSPƯD, vai trò của thống kê thể hiện qua: mô tả, so sánh và liên hệ dữ liệu
VD mô tả: như điểm số tốt như thế nào? Điểm số phân bố rộng hay hẹp?
VD so sánh: Các nhóm có khác nhau về điểm số hay không? Sự
khác đấy có ý nghĩa không? Mức độ ảnh hưởng như thế nào?
B5 Báo cáo đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày và có thể viết
dưới dạng một báo cáo theo tiêu chuẩn quốc tế
Cấu trúc của báo cáo:
Tên đề tài Tên tác giả và tổ chức Mục lục
Tóm tắt Giới thiệu Phương pháp Khách thể nghiên cứu Thiết kế
Quy trình
Đo lường và thu nhập dữ liệu
Phân tích dữ liệu và kết quả
Kết luận và khuyến khích Tài liệu tham khảo Phụ lục
Trang 12PHẦN THỨ HAI: ÁP DỤNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài:
Thực trạng học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THCS Quảng Thọ
Trang 13Lí do chọn đề tài :
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ, nhu cầu học tập, sử dụng ngoại ngữ ngày càng cao đã có những ảnh hưởng nhất định đến chúng ta, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn một số những mặt tiêu cực, cần có
sự nhìn nhận, đánh giá và đưa ra giải pháp
Ở Việt Nam, những năm gần đây, việc học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh đã trở nên bắt buộc trong các ngôi trường THPT Tiếng Anh đã tạo ra một môi trường để cho các em học sinh có cơ hội lĩnh hội, tiếp xúc và trải nghiệm trên nhiều khía cạnh, trong đó có từ vựng
Từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và sử dụng tiếng Anh Trong học tập và rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc và viết, từ vựng giúp người học hiểu được hầu hết các thông tin được truyền đạt qua các bài đọc, các bài nghe cũng như qua giao tiếp với người khác bằng tiếng Anh Việc sử dụng thành thạo và lưu loát chủ yếu phụ thuộc vào việc tập luyện, yếu tố căn bản vẫn là các đơn vị nghĩa như từ, cụm từ và câu, mà yếu tố từ vựng là thành phần quan trọng trong các đơn vị nghĩa
Việc học và nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, vô cùng cần thiết đối với học sinh, vì môn học này được đưa vào trong tất cả các chương trình học Mục tiêu nghiên cứu:
Chỉ ra thực trạng học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THCS Quảng Thọ
Từ thực trạng đưa ra những hệ quả của việc sử dụng mạng xã hội, từ đó đưa ra nguyên nhân
Đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 14Nghiên cứu vấn đề lí luận về thực trạng học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THCS Quảng Thọ hiện nay
Tổng hợp, thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua các phương pháp thu thập và phân tích tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu nhằm nêu rõ thực trạng học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THCS Quảng Thọ hiện nay
Phân tích hệ quả thực trạng học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THCS Quảng Thọ hiện nay Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả
Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THCS Quảng Thọ
diễn ra như thế nào?
Hệ quả Thực trạng học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THCS Quảng Thọ hiện nay là gì?
Những nhân tố nào ảnh hưởng tới Thực trạng học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THCS Quảng Thọ?
Cần đưa ra những giải pháp gì để nâng cao việc học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THCS Quảng Thọ?
Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THCS Quảng Thọ 5.2 Khách thể nghiên cứu:
Học sinh trường THCS Quảng Thọ
5.3 Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu:
Trang 15Thực trạng học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THPT Chu Văn An cho thấy đa số các học sinh đều có mong muốn học tập tốt môn tiếng Anh Nhưng phần lớn là chưa biết cách học tiếng Anh sao cho hiệu quả, đặc biệt là mảng từ vựng Với đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu về thực trạng học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THPT Chu Văn An trên ba khía cạnh là : mặt tích cực, mặt hạn chế của việc học từ vựng và hướng khắc phục vấn đề
Không gian nghiên cứu:
Trường THPT Chu Văn An, phường Quảng Thọ, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Thời gian nghiên cứu:
Từ ngày 20/5/2024 đến ngày 24/5/2024
Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp phân tích tài liệu:
Nhiệm vụ cụ thể của phương pháp phân tích tài liệu: đọc sách và tài liệu, phân tích
và tổng hợp lí thuyết, phân loại hệ thống hoá lí thuyết Đề tài sử dụng những tài liệu đó là các công trình khoa học, những đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước
để phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình Các tài liệu đa phần là những công trình nghiên cứu xã hội học về gia đình Đồng thời, đề tài còn sử dụng các thông tin trong các giáo trình, sách báo, tư liệu, tạp chí chuyên ngành, các thống kê
xã hội, các thông tin trên Internet,… trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo và phát triển về thực trạng việc học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THCS Quảng Thọ hiện nay
6.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó Phương pháp này được thực hiện với 120 bảng hỏi với đại diện là các bạn học sinh của trường THCS Quảng Thọ Tôi sử dụng phương pháp này với mục đích khảo sát ý kiến của các bạn sinh viên về thực trạng học từ vựng tiếng Anh của học sinh trường THCS Quảng Thọ đang diễn ra như thế nào