1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương lý luận văn học 2

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề cương lý luận văn học 2
Chuyên ngành Lý luận văn học
Thể loại Đề cương
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 33,98 KB

Nội dung

CÂU HỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC 1/ Các quan niệm về tác phẩm văn học từ truyền thống đến nay có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào? 2. Đặc trưng về ngữ âm của văn bản văn học là gì? Nó có những biểu hiện như thế nào? Ý nghĩa của ngữ âm đối với vẻ đẹp của văn học? 3/ Ngữ cảnh là gì? Ngữ cảnh có ý nghĩa gì đối với ý nghĩa văn bản văn học? 4/ Khái niệm các biện pháp nghệ thuật của văn học? Nêu các biện pháp nghệ thuật thường gặp. 5/ Thế nào là tính đa nghĩa trong văn học? Hãy chỉ ra các loại hàm nghĩa thường thấy trong văn học. 6/ Sự kiện trong tác phẩm văn học có đặc điểm gì? 7/ Mối qua hệ giữa truyện và trần thuật như thế nào? 8/ Giải thich luận điểm: Nhân vật văn học không phải là “bản dập” của con người ngoài đời. 9/ Tại sao nhân vật là nơi nhà văn có thể biểu hiện tốt nhất, tập trung nhất quan niệm nghệ thuật của mình về thế giới, con người? 10/ Tâm lý nhân vật đã được chú ý miêu tả như thế nào trong lịch sử văn học? 11/ Kết cấu là gì? Quan niệm kết cấu truyền thống và quan niệm kết cấu hiện đại có gì chung và khác biệt? 12/ Thế nào là nội dung và ý nghĩa của tác phẩm văn học? 13/ Tư tưởng tác phẩm biểu hiện qua những phương diện nào? 14/ Thể loại văn học có những tính chất gì? Vì sao có thể nói thể loại là “nhâ vật chính” của lịch sử văn học? 15/ Thể loại văn học có ý nghĩa gì trong đời sống văn học? 16/ Thơ nói chung là một loại hình văn học như thế nào? Nó có cội nguòn từ đâu? 17/ Thơ có đặc trưng nội dung như thế nào? 18/ Thơ có đặc trưng về hình thức như thế nào? 19/ Vì sao nói tiểu thuyết là thể loại chủ đạo của văn học hiện nay?

Trang 1

CÂU HỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC

1/ Các quan niệm về tác phẩm văn học từ truyền thống đến nay có những

ưu điểm và nhược điểm như thế nào?

1 Quan niệm truyền thống

- Sự thống nhất hữu cơ, không tách rời giữa nội dung (Ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm) và hình thức (Tổ chức biểu hiện của nội dung) Nội dung quyết định hình thức

- Quan niệm này tuy có cơ sở đúng đắn nhưng chưa đi sâu vào thực chất đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm văn học:

+ Xem tác phẩm như một khách thể rắn chắc, đã hoàn thành và bất biến;

+ Xem tác giả là người duy nhất đem lại nội dung, tư tưởng cho tác phẩm → chỉ có một cách hiểu duy nhất đúng là phù hợp với nguyên ý của tác giả;

+ Chưa chú ý đến vai trò đồng sáng tạo của người đọc

2 Quan niệm hình thức chủ nghĩa và cấu trúc chủ nghĩa về tác phẩm văn học

2.1 Chủ nghĩa hình thức.

- Tác phẩm là sự kết hợp chất liệu (hiện tượng đời sống, kinh nghiệm sống) và hình thức (sự gia công, cải tạo chất liệu bằng thủ pháp nghệ thuật) → để hiểu tác phẩm chỉ cần phân tích thủ pháp

- Quan niệm này có phần giản đơn, rút gọn nghệ thuật vào thủ pháp, nhưng đã cho thấy tầm quan trọng quyết định của hình thức, hình thức góp phần định hình cho nội dung, khẳng định hình thức tồn tại của văn bản văn học

2.2 Chủ nghĩa cấu trúc.

- Đi sâu hơn một bước, đem “văn bản” thay cho “tác phẩm”, chủ trương không nghiên cứu tác phẩm văn học cụ thể mà chỉ nghiên cứu cấu trúc trừu tượng của văn học;

- Xem văn học như một ngôn ngữ, phân biệt tác phẩm cụ thể với cấu trúc → chỉ nghiên cứu cấu trúc mà thôi

- Do khép kín trong ngôn ngữ, quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc chẳng những xem nhẹ vai trò sáng tạo của tác giả mà cũng không thấy vai trò đòng sáng tạo của người đọc Tuy nhiên chủ nghĩa cấu trúc đã sáng tạo một bộ máy công cụ rất có giá trị để đi sâu phân tích tác phẩ văn học

3 Quan niệm tác phẩm văn học của mỹ học tiếp nhận và hậu cấu trúc

3.1 Mỹ học tiếp nhận.

- Chú ý phân biệt “văn bản” với “tác phẩm:

+ Văn bản là một cấu trúc có tính lược đồ, một tổ chức ký hiệu được tạo ra cho người đọc, tồn tại trước khi có hoạt động đọc

+ Tác phẩm là sản phẩm tiếp nhận văn bản, tồn tại trong ý thức của người đọc

- Tác phẩm do hai yếu tố tạo thành: Văn bản (trong chất liệu) và khách thể thẩm mỹ (trong tâm trí)

- Văn bản có thể tồn tại qua mọi thời đại còn tác phẩm do người đọc cụ thể hóa, sáng tạo hóa nên luôn mang tính lịch sử

Từ qua niệm trên, mỹ học tiếp nhận đã đem lại những nhân thức mới như sau:

- Xem người đọc là một nhân tố tích cực tạo thành tác phẩm văn học;

- Xem văn bản tác phẩm là một cấu trúc mở, tác phẩm là một quá trình;

- Xem tác giả chỉ như một yếu tố trong văn bản, là đối tượng tìm kiếm của người đọc, do người đọc phát hiện

Trang 2

3.2 Quan niệm hậu cấu trúc.

- Văn bản có tính liên văn bản (mọi văn bản đều có quan hệ chằng chịt với các văn bản khác,…)

- Đọc hiểu văn bản có nghĩa là sáng tạo → khẳng định vai trò của người đọc không kém tác giả

- Cùng với lý thuyết tiếp nhận đã xuất hiện một số quan niệm cực đoan khác, xem văn bản chỉ là cái khung trống rỗng, chỉ khi người đọc “rót” nội dung cụ thể vào thì mới thành tác phẩm Hoá ra người đọc là kẻ duy nhất sángs tạo tác phẩm, tác giả hầu như chẳng có vai trò gì

2 Đặc trưng về ngữ âm của văn bản văn học là gì? Nó có những biểu hiện như thế nào? Ý nghĩa của ngữ âm đối với vẻ đẹp của văn học?

1 Ngôn từ văn học là một sáng tao thẩm mỹ, nó đòi hỏi sự hoà điệu và nhạc tính Phương diện ngữ âm của văn học bao gồm âm, thanh và điêu

2 Các phương diện của ngữ âm:

- Âm gồm nguyên âm, phụ âm, vần;

- Thanh gồm thanh điệu bằng, trắc, trầm, bổng;

- Điệu là sự phối hợp âm, thanh, tiết tấu tạo ra sự nhịp nhàng, khoan thai hay gấp gáp, thể hiện điệu tình cảm của văn bản

3 Ngữ ân có vị trí đặc biệt trong việc tạo nên vẻ đẹp của văn học đặc biệt là thơ ca

- Vần không chỉ có thể là yếu tố đánh dấu câu thơ (đơn vị nhịp điệu), tạo liên kết giữa các câu thơ (vần lưng – yêu vận) hoặc các từ trong câu, mà còn có tác dụng gợi tả, biểu cảm

Ví dụ: “Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca”

(Ta đi tới – Tố Hữu)

- Thanh điệu bằng, trắc, tầm, bổng lại càng là một yếu tố quan trọng của nhịp điệu

Ví dụ: “Tài cao phận thấp chí khí uất

Giang hồ mê chơi quên quê hương”

(Thăm mả cũ bên đường – Tản Đà)

“Sương nương theo tăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi)

(Nhị hồ - Xuân Diệu)

- Những biện pháp song hành, điệp vận, những từ đồng âm khác nghĩa, những

từ láy, những phép láy đầu, cách gieo vần liền, vần ôm, vần cách…đều có giá trị tạo nhạc cảm cho câu thơ

- Tiết tấu là qui tắc ngắt nhị lặp đi lặp lại , làm cho câu văn nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ, dài hay ngắn Tiết tấu không những là yếu tố đặc biệt quan trọng trong thơ, mà trong văn xuôi cũng không thể thiếu

3/ Ngữ cảnh là gì? Ngữ cảnh có ý nghĩa gì đối với ý nghĩa văn bản văn học?

- Ngữ cảnh là môi trường giao tiếp trong đó từ ngữ, câu văn, đoạn văn, bài văn xuất hiện và có ý nghĩa

- Có ba loại ngữ cảnh:

+ Ngữ cảnh ngôn từ: Câu văn, đoạn văn, bài văn;

Trang 3

+ Ngữ cảnh tình huống: Bao gồm con người, tính cách, cảnh vật, sự kiện, thời đại mà giao tiếp diễn ra trong đó;

+ Ngữ cảnh văn hoá: Do phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tạo nên

- Phải có tri thức về ngữ cảnh thì mới hiểu được những từ ngữ trong văn học, nhất là văn học cổ điển

4/ Khái niệm các biện pháp nghệ thuật của văn học? Nêu các biện pháp nghệ thuật thường gặp.

- Các biện pháp nghệ thuật thường gặp: Miêu tả, trần thuật, trữ tình, nghị luận

- Nêu khái niệm các biện pháp nghệ thuật:

+ Miêu tả:

* Miêu tả là biện pháp cơ bản nhằm tái hiện con người, sự vật, sự kiện, đồ vật,

…một cách cụ thể, cảm tính Miêu tả đối lập với trần thuật ở chỗ nhằm mục đích khêu gợi trí tưởng tượng, tình cảm làm cho người đọc rung động

* Miêu tả có ba chức năng chính:

Tái hiện thay thế, vẽ ra sự vật, hiện tượng với đường nét cụ thể, gợi cảm;

Trang trí cho sự vật, con người những đường nét vui mắt;

Giải thích, phân tích và tạo biểu tượng

*Trong miêu tả nổi lên vai trò của tính từ, các chi tiết của sự vật, con người, đặc biệt là vai trò của các giác quan con người trong việc cảm nhận sự vật: Âm thanh, màu sắc, không gian, đường nét…

+ Trần thuật:

* Trần thuật là kể, thuyết minh, giới thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh trong truyện;

* Trần thuật chiếm vị trí quan trọng, là cái khung của sự kiện;

* Các biện pháp trần thuật thường gặp:

Kể xuôi: Kể theo trình tự và logique tự nhiên của sự kiện;

Kể ngược: Kể ngược lại với trình tự, từ kết quả, hậu quả lần ngược lại đi tìm nguyên nhân;

Kể chêm xen: Trong quá trình kể chuyện dừng lại nửa chừng để kể chêm vào một chuyện khác có tác dụng bổ sung thông tin

+ Trữ tình:

* Là biện pháp cơ bản nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm của tác giả

* Trữ tình trực tiếp thường dùng ngôi thứ nhất để trút xả dòng cảm xúc

* Trữ tình gián tiếp là mượ cảnh, mượn người, mượn sự tích hay câu chuyện

để bộc lộ tình cảm

+ Nghị luận:

* Là sự nhận định, đánh giá đối với sự vật khách quan, thường dùng các biện pháp suy lý, thuyết lý;

* Nghị luận trong văn học cần gắm với tư tưởng, tình cảm, với nhân vật thì mới hay

5/ Thế nào là tính đa nghĩa trong văn học? Hãy chỉ ra các loại hàm nghĩa thường thấy trong văn học.

- Tính đa nghĩa trong văn học thể hiện ở chỗ khác với ngôn từ khoa học chủ yếu sở dụng các thuật ngữ có nội dung khái niệm chặc chẽ; ngôn từ thực dụng sử dụng các ý nghĩa hàng ngày đã quen, chỉ các sự vật của đời thực bên ngoài, văn học

có nhiều nghĩa, có tính chất mơ hồ (mờ) Bên cạnh nghĩa bề mặt, là nghĩa đen, rõ

Trang 4

ràng, khá xác định, còn có nghĩa bề sâu, nghĩa ngoài lời hoặc bị che giấu, không xác định

- Các loại hàm nghĩa thường thấy trong văn học:

+ Nghĩa song quan (hai cửa): Có nghĩa bề sâu ngược hẳn với nghĩa bề mặt

Ví dụ: Bài thơ “Cái quạt”, “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương; “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến…

+ Nghĩa ví von, hoán dụ, ẩn dụ: Lợ dụng chỗ giống nhau của hai sự vật khác nhau, mượn một sự vật này để làm nảy sinh ý nghĩa về sự vật khác

Ví dụ câu thơ Nguyễn Trãi: “Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc

Nước chảy âu khôn xiết bóng non”

+ Nghĩa tượng trưng: Lấy sự vật mà ngĩa mặt chữ biểu đạt làm kí hiện để biểu hiện một quan niệm hay sự vật nào đó Chẳng hạn “con chim xanh” trong vở kịch tượng trưng của nhà viết kịch Bỉ M Macterlinck, vừa tượng trưng hạnh phúc, vừa tượng trưng cho bí ẩn thiên nhiên, vừa tượng trưng cho tương lai có thể bắt gặp và đánh mất…

+ Nghĩa lấp lửng như câu thơ Nguyễn Du: “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay” Dây nhỏ máu hay ngón tay nhỏ máu? Thực ra là cõi lòng chảy máu, đớn đau đến đứt ruột

+ Nghĩa ngoài lời: xuất hiện tại chỗ trống của nghĩa mặt chữ, nghĩa mặt chữ không khêu gợi, chỉ do người đọc thể nghiệm mà cảm thấy Ví dụ câu thơ “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu Ý nghĩa mặt chữ ai cũng hiểu, nhưng ý nghĩa ngoài lời thì mỗi người giải thíc một khác

6/ Sự kiện trong tác phẩm văn học có đặc điểm gì?

- Sự kiện nói chung là những hành vi (việc làm) của nhân vật hay sự việc xảy

ra đối với nhân vật dẫn đén hậu quả, làm biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩa nào đó

- Trong thơ cũng có các sự kiện làm nền, thường nằm ở tầng chìm, không thuộc vào đối tượng biểu hiện của nhà thơ

- Trong văn học các sự kiện nổi tiếng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc

- Mỗi sự kiện tự nó có nguyên nhân và hậu quả, do đó nó có thể được mở rộng thành cả một cốt truyện

- Sự kiện trong tác phẩm mang ý nghĩa nhân sinh, xã hội và thể hiện phạm vi quan tâm của nhà văn, nhà thơ

7/ Mối qua hệ giữa truyện và trần thuật như thế nào?

- Trần thật trong văn học là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện, nhân vật theo một thứ tự nhất định

- Trần thuật có thể được thực hiện bằng các phương tiện phi ngôn ngữ: Diễn viên biểu diễn trên sân khấu, phim ảnh dùng hình ảnh, âm nhạc dùng âm thanh, hội hoạ dùng đường nét

- Trần thuật có mặt trong tất cả các thể loại văn học

- Các yếu tố của trần thuật

+ Người kể chuyện, ngôi trần thật và vai trần thuật

Người kể chuyện là một người do nhà văn tạo ra để thực hiện hành vi trần thuật

Người kể chuyện có thể được kể bằng ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba Tuy nhiên về căn bản ta có thể xem mọi người kể chuyện đều kể theo ngôi thứ nhất

Vai kể là một người kể mang nội dung

Trang 5

Ngôi và vai có ý nghĩa trong việc hình thành giọng điệu của văn bản.

+ Điểm nhìn trần thuật

Là vị trí để từ đó người kể chuyện nhìn và kể, miêu tả các sự vật, hiện tượng, hành vi của đời sống Trong văn học, có điểm nhìn bên trong, bên ngoài; điểm nhìn không gian, thời gian

-Các loại điểm nhìn tiêu biểu:

* Điểm nhìn bên ngoài: Người trần thuật, miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật, kể những điều nhân vật không biết;

* Điểm nhìn bên trong: Kể qua cảm nhận của nhân vật;

* Điểm nhìn di động: Kể, miêu tả từ đối tượng này sang đối tượng khác;

* Điểm nhìn thời gian: Nhìn từ thời điểm hiện tại như sự vật đang xảy ra, hay nhìn lại quá khứ, qua màn sương của ký ức

Điểm nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngôi kể, nhưng rộng hơn ngôi kể

+ Lược thuật

Là phần trình bày, giới thiệu về nhân vật, bối cảnh, tình huống cung cấp những thông tin bước đầu về nhân vật chuẩn bị cho các biến cố hoặc thông tin dự báo trong quá trình hoạt động của nhân vật

+ Dựng cảnh và miêu tả chân dung

Là phần tái hiện trực tiếp chân dung, hành động, biến cố, đối thoại của nhân vật

Miêu tả cảnh tượng có tác dụng tái hiện sự vật, hiện tượng trong không gian, thời gian cụ thể, với những biểu hiện, đặc điểm cụ thể

Dựng cảnh không chỉ là chuẩn bị môi trường cho nhân vật hoạt động mà còn gián tiếp miêu tả tâm lý, cung cấp thông tin về đổi thay, tạo không khí, dự báo biến

cố mới

+ Giọng điệu

Giọng điệu trong văn bản thể hiện cái giọng điệu riêng mang thái độ, tình cảm

và cách đánh giá của tác giả Đây là một hiện tượng nghệ thuật, không nên đồng nhất với giọng điệu tác giả vốn có ngoài đời

Giọng điệu thể hiện ở cách xưng hô, cách dùng từ ngữ nhằm biểu hiện tình cảm thành kính, thân mật hay xa lạ, khinh bỉ, châm biếm, giễu nhại

Giọng điệu phối hợp với chi tiết, tình tiết, motif, nhịp điệu làm thành cái không khí riêng của từng tác phẩm

8/ Giải thich luận điểm: Nhân vật văn học không phải là “bản dập” của con người ngoài đời.

- Nhân vật văn học không phải là “bản dập” ngoài đời Nó là một hiện tượng, một đơn vị nghệ thuật, được sáng tạo theo những ước lệ của văn học Ngay cả khi nhà văn xây dựng nhân vật dựa khá sát vào nguyên mẫu, thậm chí giữ lại cả danh tính của nguyên mẫu thì ta cũng không thể đồng nhất hai hiện tượng đó với nhau

- Mỗi nhân vật văn học thường có một chùm dấu hiệu khu biệt để người đọc có thể nhận biết dễ dàng:

+ Tên đúng nghĩa hay ước định mà tác giả hoặc người đọc tạm đặt

+ Diện mạo, tiểu sử, tính cách, lời nói, hành động và số phận

- Nhân vật văn học có tính “phi vật thể”, là loại “nhân vật quá trình”

- Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học:

+ Miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội;

Trang 6

+ Tương tự chiếc một chiếc chìa khoá, giúp nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới mẻ;

+ Biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới, con người;

+ Tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm và cái vẫn thường được gọi là cốt truyện

- Tên của nhân vật:

+ Phần lớn là danh từ riêng và ít khi mang tính ngẫu nhiên, thậm chí, trong nhiều trường hợp, nó còn bị ràng buộc bởi nhiều qui ước văn hoá;

+ Tên của nhân vật không chỉ hé lộ cho ta thấy dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong một tác phẩm cụ thể mà còn có thể biểu thị cảm hứng sáng tạo chung của cả một trào lưu hay mọt dòng văn học nào đó

- Ngôn ngữ của nhân vật:

Ngôn ngữ của nhân vật chiếm vị trí quan trọng Trong sử thi, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, những lời đối thoại và độc thoại của nhân vật thường chiếm mọt độ dài đáng kể Còn riêng trong kịch, chúng chiếm ưu thế tuyệt đối

+ Lời nói mỗi nhân vật không chỉ phản ánh đầy đủ đặc điểm nhân cách của nó

mà còn tiết lộ khá ngọn ngành về thành phần xuất thân, về nét độc đáo của tầng lớp

xã hội mà nó đại diện cùng toàn bộ cách nhìn nhận, cảm thụ thế giới của tầng lớp ấy

- Tâm lý của nhân vật văn học:

+ Tâm lý nhân vật là các có khả năng thể hiện rõ sự đọc lập về nhân cách của một cá thể người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm

+ Càng về sau, mối quan tâm đối với tâm lý nhân vật càng mạnh lên

- Hành động của nhân vật:

+ Là một trong những yếu tố cơ bản của nhân vật được nhân biết và quan tâm thể hiện từ rất sớm trong văn học Nó chính là những việc là cụ thể của nhân vật trong các tình huống đời sống và trong các quan hệ ứng xử

+ Thông qua hành động, tính cách của nhân vật được thể hiện rõ nét; tiến trình câu chuyện được đẩy tới, cốt truyện có sự hoàn chỉnh theo ý muốn của nhà văn

+ Hàn dộng của nhân vật có khi trùng khớp với ý nghĩ hay mong muốn của nó, nhưng cũng có khi đi chệch khỏi tầm kiểm soát của chủ thể hành động

9/ Tại sao nhân vật là nơi nhà văn có thể biểu hiện tốt nhất, tập trung nhất quan niệm nghệ thuật của mình về thế giới, con người?

- Với các nhân vật cụ thể, thái độ đánh giá về các tính cách, về các vấn đề xã hội của nhà văn có được điều kiện bộc lộ tốt hơn, tập trung hơn Cần khẳng định thêm là dù nhân vật được xây dựng theo “mô hình xác thực” (như nhân vật trong thể loại kí) hayy theo “mô hình hư cấu” (như nhân vật trong tiểu thuyết), phần chủ quan của người viết luôn chiếm tỉ trọng lớn, và nó phải là yếu tố có tính thứ nhất mà ta cần quan tâm tới khi phân tích một nhân vật văn học Như vậy khi bước vào thế giới của tác phẩm văn học, ta sẽ mắc sai lầm nếu xem nhân vật như con người có thật, rồi đem tiêu chuẩn “giống như thật” ra để xét đoán giá trị của nó

- Ví dụ khi tìm hiểu nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, nếu chỉ nhìn thấy ở đó hình ảnh một con người khí phách, tài hoa, có

“thiên lương” trong sáng thì toàn chưa đủ Huấn Cao là Huấn Cao mà cũng là Nguyễn Tuân – một kẻ “ngông” ở thái độ tự tôn, ở sự tôn sùng cái đẹp tuyệt đối, ở việc sẳn sàng đưa ra bảng giá trị riêng để đánh giá con người

10/ Tâm lý nhân vật đã được chú ý miêu tả như thế nào trong lịch sử văn học?

Trang 7

- Trong những tác phẩm tự sự dân gian, yếu tố tâm lý nhân vật hoàn toàn vắng mặt Ngay cả trong nhiều tiểu thuêts trung đại, trừ trường hợ đột xuất, nhà văn cũng chưa có hứng thú (hay chưa có ý thức) làm rõ những trạng thái tinh thần của nhân vật không gắn trực tiếp với hành động bên ngoài của nó Ví dụ, đọc “Tam quóc diễn nghĩa” của La Quán Trung, ta không thấy nhà văn miêu tả tâm trang của nhân vật Lưu Bị sau trận hỗn chiến Đương Dương bằng một đoạn độc thoại nội tâm chẳng hạn

- Văn học Tây Âu thế kỷ XVIII, với sáng tác của các nhà văn cảm thương chủ nghĩa, đã tạo được một bước tiến lớn trên vấn đề soi tỏ, mổ xẻ nội tâm con người Ở nước ta, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận định rằng trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã có được những thành tựu xuất sắc trong nghệ thuật tự sự khi đi sâu khám phá thế giới tâm hồn của các nhân vật, trước hết là nhân vật Thuý Kiều

- Những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Âu – Mỹ thế

kỷ XIX hay đầu thế kỷ XX như L Tolstoi, F Dostoievski, A Tchékhovs…còn đưa việc thể hiện tâm ls nhân vật phát triển lên đến mức cao hơn khi họ phát hiện ra cái gọi là “phép biện chứng của tâm hồn”

- Trong văn học Việt Nam hiện đại, nhiều trang viết của Nam Cao, Tô Hoài, Nguyến Thi…dã chứng tỏ được sức hút của yếu tố tâm lý cũng như tài năng các nhà văn khi đi sâu khám phá những điều vi tế diễn ra tâm hồn con người

11/ Kết cấu là gì? Quan niệm kết cấu truyền thống và quan niệm kết cấu hiện đại có gì chung và khác biệt?

1 Kết cấu là gì?

- Kết cấu là một phương diện cơ bản của hình thức tác phẩm văn học, là sự tổ chức, sắp xếp, biểu hiện của nội dung văn học

- Kết cấu là một khái niệm có ý nghĩa kép:

+ Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật;

+ Kết cấu là phương tiện biểu đạt ý nghĩa

- Kết cấu tác phẩm trong phần sâu sắc nhất của nó không phải là sự liên kết theo những công thức, biện pháp có sẵn, mà là liên kết theo sự phát hiện đời sống và suy nghĩ của nhà văn, tạo thành một hệ thống liên kết tạo ra hiệu quả tư tưởng – thẫm

mỹ

- Là phương tiện khái quát, kết cấu ra đời cùng một lúc với ý đồ nghệ thuật của tác phẩm, cụ thể hoá cùng với sự phát tiển của hình tượng

2 Quan niệm kết cấu truyền thống và quan niệm kết cấu hiện đại có gì chung

và khác biệt?

- Điểm chung: Vấn đề kết cấu không những đã được các nhà văn từ xưa mà cả những nhà văn hiện đại xem trọng

- Điểm khác biệt:

+ Các nhà lý luận cổ điển khi nói về kết cấu, thiên về xét đến cách sắp xếp, tổ chức để tạo ra hình tượng nhân vật hay cốt truyện biểu hiện nhân vật đó

+ Ngày nay chúng ta sẽ còn xem xét kết cấu như một phương tiện biểu hiện và biểu đạt Sự sắp xếp, tổ chức hình tượng không phải chỉ nhằm tái hiện các sự vật, mà còn nhằm làm cho sự vật nói lên, tức là xem kết cấu như một phương tiện tổ chức tạo nghĩa

12/ Thế nào là nội dung và ý nghĩa của tác phẩm văn học?

Trang 8

- Nội dung của tác phẩm văn học: Các yếu tố bên trong làm nên thực chất của tác phẩm Nội dung bao gồm đề tài, chủ đề, tư tưởng thẩm mỹ thể hiện trong hình tượng nghệ thuật

- Ý nghĩa của tác phẩm văn học: Khái niệm ý nghĩa có chỗ rộng hơn nội dung,

nó bao hàm cả ý nghĩa nội dung và ý nghĩa hình thức Ý nghĩa hình thức là ý nghĩa của các phương tiện nghệ thuật

13/ Tư tưởng tác phẩm biểu hiện qua những phương diện nào?

2.1 tư tưởng tác phẩm là tư tưởng thẩm mỹ, thể hiện trong hình tượng nghệ thuật, gồm ba khía cạnh: Quan niệm về đời sống (sự lý giải chủ đề), cảm hứng tư tưởng, tính chất thẩm mỹ

2.2 Tư tưởng tác phẩm biểu hiện qua những phương diện nào?

- Sự lý giải chủ đề:

+ Chủ đề và sự lý giải không tách rời nhau nhưng không phải là một;

+ Sự lý giải chủ đề trong tác phẩm văn học thường được thể hiện ở hai mặt: Những lời thuyết minh trực tiếp của tác giả, của nhân vật và logique của sự miêu tả Hai mặt này thống nhất với nhau nhưng logique miêu tả đáng chú ý hơn.;

+ Sự lý giải chủ đề trong tác phẩm thường mang lại một quan niệm nhiều mặt

về con người, chứ không bó hẹp trong việc cắt nghĩa sự kiện, số phận, phẩm chất nhân vật

- Cảm hứng tư tưởng

+ Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động

+ Cảm hứng trong tác phẩm không phải là cái tình cảm được xướng lên, mà phải là tình cảm được toát ra từ tình huống, từ tính cách và sự miêu tả

+ Cảm hứng trong tác phẩm phải phục tùng qui luật tình cảm là phải khêu gợi, khơi mở chứ không phải biểu hiện thẳng đuột, một chiều

- Tính chất thẩm mỹ của tác phẩm văn học

+ Tính chất thẩm mỹ là hệ thống những giá trị thẩm mỹ được khái quát và biểu hiện trong tác phẩm Nó không tách rời đề tài, chủ đề, sự lý giải, cảm hứng nhưng không đồng nhất với chúng

+ Tính chất thẩm mỹ rất đa dạng Sau đây là một số tính chất:

* Cái cao cả;

* Cái bi;

* Cái hài hước (hoạt kê);

* Cái hài;

* Cái cảm thương;

14/ Thể loại văn học có những tính chất gì? Vì sao có thể nói thể loại là

“nhâ vật chính” của lịch sử văn học?

1 Tính chất của thể loại văn học

- Tính ổn định của thể loại văn học

+ Thể loại một khi đã hình thành thì tạo thành một hệ thống các phép tắc, chuẩn mực nhất định, có những đòi hỏi đặc thù về các phương diện ngôn từ, kết cấu, dung lượng nhân vật…nhất định

+ Tính ổn định của thể loại gắn liền với tính kế thừa lịch sử

+ Tính ổn định của thể loại không phải là bảo thủ, mà gắn liền với sự đổi mới

- Tính biến đổi của thể loại văn học

Trang 9

Tính ổn định của thể loại văn học tồn tại trong trạng thái động Nếu nhìn theo con mắt lịch đại thì sẽ thấy thể loại văn học đang không ngừng vận động, biến hoá:

+ Thể loại văn học bao giờ cúng là sản phẩm của một đời sống xã hội nhất định, phản ánh đặc điểm văn hoá xã hội đương thời và nhu cầu tình cảm của con người

+ Xét về mặt chủ thể sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn khi sáng tạo đều đem lại một chút gì đóng góp cho thể loại truyền thống

2 Thể loại là “nhân vật chính” của lịch sử văn học

- Thể loại văn học hình thành trong quá trình lịch sử cụ thể Lúc đầu còn thô

sơ, chưa trọn vẹn, qua quá trình vận dụng lại, các thể loại mới định hình và hoàn thiện, trở thành mẫu mực nhất định Các mẫu mực đó một khi đã hình thành thì có tính ổn định và khuôn mẫu, được người sau vận dụng sáng tác

- Mỗi thể loại tiê biểu cho một hình thức giao tiếp với người đọc Giao tiếp bằng thơ, bằng truện, bằng kịch…là hoàn toàn khác nhau Không phải ngẫu nhiên mà sau khi sáng tác xong một tác phẩm, tác giả trân trọng ghi tên thể loại vào tác phẩm Ghi như vậy nhằm thông báo cho người đọc nội dung và hình thức giao tiếp đặc trưng của tác phẩm, giúp cho người đọc lựa chọn

- Thể loại văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác văn học và giao tiếp văn học, hình thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm

- Muốn nhân thức đặc điểm thể loại của một tác phẩm có giá trị, người ta phải

có tri thức về các quy luật lặp đi lặp lại của thể loại

15/ Thể loại văn học có ý nghĩa gì trong đời sống văn học?

1 Ý nghĩa của thể loại văn học đối với sáng tác

- Thể loại là cơ sở để nhà văn lựa chọn khi sáng tác

- Thể loại không phải là yếu tố nằm ngoài nhà văn, mà nằm tromg ý thức nghệ thuật, trong cơ cấu cảm xúc của nghệ sĩ, làm thành cái gọi là “tư duy thể loại”

2 Ý nghĩa của thể loại văn học đối với phê bình, thưởng thức văn học

- Trước hết, dù thưởng thức hay phê bình, người đọc đều phải tuân thủ các qui tắc của thể loại;

- Thứ hai, người đọc càng hiểu rõ đặc điểm thể loại bao nhiêu thì mức độ lý giải, cảm thụ càng sâu sắc bấy nhiêu;

- Thứ ba, quan niệm về thể loai của ngườ đọc ảnh hưởng lớn tới năng lực thưởng thức, phê bình thơ;

- Người đọc có sở trường riêng của mình trong việc thưởng thức, đánh giá

16/ Thơ nói chung là một loại hình văn học như thế nào? Nó có cội nguòn

từ đâu?

1 Thơ nói chung là một loại hình văn học như thế nào?

- Thơ là hình thức văn học đầu tiên của nhân loại, có trước cả ngôn ngữ (xét về mặt lịch sử), có nguồn gốc từ hoạt động tế lễ, ma thuật thời nguyên thuỷ, gắn liền với nhảy múa, âm nhạc, hội hoạ

- Thơ có nghĩa rộng, chỉ toàn bộ văn học; có nghĩa hẹp, chỉ riêng một loại hình sáng tác cụ thể: Thơ trữ tình, thơ tự sự, trường ca…

2 Cội nguồn thơ

- Theo khảo chứng của các nhà khoa học Trung Quốc mới đây, thì chữ “thi” trong Kinh thi nguên là đồng âm với chữ “tự” (nghĩa là chùa), nhà thơ ban đầu gọi là

“tự nhân”, tức người trông coi việc thờ cúng, tế lễ, và các bài “Tụng”, “Nhã” chủ yếu

là sáng tác của loại người này, sau cộng thêm “Phong” là sáng tác của dân chúng

Trang 10

- Ở phương Tây, cội nguồn của từ “thơ” (poet) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là sản xuất, sáng tạo, chuyển vào thơ, có nghĩa là “sáng tạo trên lĩnh vực từ ngữ”

- Nhưng xét về mặt lịch sử thì thơ ca còn xuất hiện trước cả ngôn ngữ Nhà khoa hoc Ý Vico từng nói: “Ngôn ngữ bắt nguồn từ thơ ca”, còn Hegel trong “Mỹ học” viết: “Lời của thơ nảy sinh vào thời xa xưa của mỗi dân tộc, lúc đó ngôn ngữ còn chưa hình thành, phải nhờ có thơ ca ngôn ngữ mới được phát triển”

Như vậy thơ ca là sản phẩm của nhận thức, tưởng tượng và sáng tạo, nhờ đó mà ngôn

từ được phát triển

17/ Thơ có đặc trưng nội dung như thế nào?

1 Đặc trưng về nội dung của thơ

- Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức

+ Thơ chỉ biểu hiện các xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự việc, giúp ta hiểu con người chủ thể ở bên trong

+ Tình cảm trong thơ là tình cảm được ý thức, được siêu thăng, tình cảm được lắng đọng qua cảm xúc thẫm mỹ, gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về mình và đời

+ Tình cảm trong thơ phải là tình cảm lớn, tình cảm đẹp, cao thượng thấm nhuần bản chất nhân văn, chính nghĩa

- Tính cá thể hoá của tình cảm trong thơ

+ Thơ bao giờ cũng tự biểu hiện cái tôi tác giả của nó, nhưng đó là cái tôi thứ hai

+ Nội dung của thơ phải mang ý nghĩa nhân loại

- Chất thơ của thơ: Điểm đặc biệt trong nội dung thơ là chất thơ Chấ thơ là cái không thể nói bằng lời, là ý nghĩa ngoài lời, ngoài hình ảnh, do chính lời và hình ảnh gợị lên

18/ Thơ có đặc trưng về hình thức như thế nào?

- Thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng

+ Thơ biểu hiện bằng biểu tượng mang ý nghĩa, các ý tượng, hình ảnh có ngụ ý

+ Mỗi loại thơ có những biểu tượng riêng; mỗi nhà thơ cũng có những biểu tượng không lặp lại

- Ví dụ các biểu tượng trong bài thơ “Đây thôn Ví Dạ” từ khổ một sang khổ thứ hai, từ khổ hai sang khổ ba đều có những khoảng lặng đầy dư vị Khổ một là biểu tượng của lời mời tha thiết, khổ hai là biểu tượng của sự chia lìa, khổ ba là biểu tượng cỉa sự mong đợi và hoài nghi

- Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt

+ Trước hết, đó là ngôn từ có nhịp điệu;

+ Thứ hai, ngôn từ thơ không có tính liên tục và tính phân tích như ngôn từ văn xuôi, ngược lại nó có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng lặng giàu ý ngĩa;

Ví dụ:

“Đêm khuya văng vẳng tróng canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vừng trăng bóng xế khuyết chưa tròn Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạt chân mây đá mấy hòn

Ngày đăng: 17/10/2024, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w