LÍ LUẬN VĂN HỌC 3 Câu 1: Tiến trình văn học là gì ? Nó có gì khác so với phương pháp sáng tác và lịch sử văn học? Câu 2: So sánh nguyên tắc điển hình hóa của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX. Câu 3: Nhân vật lí tưởng là gì ? So sánh nhân vật điển hình của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên. Câu 4: Trình bày các quy luật vận động nội tại của tiến trình văn học
Trang 1LÍ LUẬN VĂN HỌC 3
Câu 1: Tiến trình văn học là gì ? Nó có gì khác so với phương pháp sáng tác và lịch
sử văn học?
Cũng như nhiều sự vật, hiện tượng khác, sự tồn tại, vận động của văn học bao giờ cũng như những hệ thống chỉnh thể, không ngừng phát triển, không ngừng tiến hóa với các mối quan hệ đa dạng, phức tạp, nghĩa là tồn tại, vận động theo một dòng chảy, một tiến trình nhất định Từ đó hình thành tiến trình văn học của một quốc gia, một vùng đất, một khu vực và cao hơn là toàn thế giới, nhất là sau thế kỉ XVIII Bản thân văn học mỗi quốc gia, mỗi khu vực của cả toàn thế giới có tiến trình văn học từng giai đoạn, từng thời kì lịch sử, từng khuynh hướng, từng trường phái khác nhau nhưng nó lại có sự thống nhất với nhau về bản chất và cấu trúc Đó là tiến trình văn học nào cũng thông qua chữ viết, ấn loát, truyền bá giao lưu
Trong khi phương pháp sáng tác là hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ những nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật được xác định bởi một thế giới quan nhất định trong những điều kiện lịch
sử - xã hội nhất định dùng để phản ánh cuộc sống bằng hình tượng thì tiến trình văn học còn
sự vận động của văn học có tính đặc thù theo quy luật nội tại của nó, bao gồm nhiều giai đoạn, diễn ra theo một trật tự nhất định không thể đảo ngược có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc Ví dụ văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là một tiến trình văn học đặc sắc, đậm nét riêng, do hoàn cảnh lịch sử nên hình thức tồn tại văn học thời kì này có sự phân hóa rất rõ rệt: thời kì 1930 – 1936 là văn học lãng mạn, 1936 – 1940 là văn học hiện thực phê phán,
1940 – 1945 là văn học cách mạng
Văn học không phải là một hiện tượng nhất thành bất biến mà là một phạm trù lịch sử,
nó là một tiến trình vận động tự nhiên nhưng không phải trật tự biên niên cũng không phải là
sự thay đổi dễ dàng, thay thế giản đơn các sự kiện văn học Tiến trình văn học bao giờ cũng gắn liền với lịch sử xã hội Tiến trình văn học không phải là lịch sử văn học, hai khái niệm này có sự thống nhất nhưng không đồng nhất Lịch sử văn học là một bộ môn rộng lớn trong khoa học về văn học nhằm khám phá những hiện tượng, những chỉnh thể, những tác giả, tác phẩm trong quá trình phát triển mang tính liên tục của một giai đoạn, một thời kì văn học Vì vậy, tiến trình văn học cũng là một đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học Lịch sử văn học còn là bản thân tiến trình vận động, phát triển của các hiện tượng văn học, do vậy, có thể nói lịch sử văn học là lịch sử thể loại, lịch sử ngôn ngữ, lịch sử phong cách, Khái niệm tiến trình văn học khác với lịch sử văn học ở chỗ nó nhằm chỉ sự vận động của văn học trong tổng thể đời sống văn học, nó bao gồm tất cả các tác phẩm văn học, tất cả các tác giả, các đọc giả, các hình thức tồn tại của văn học (truyền miệng, chép tay, in ấn, ), ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn học với các hình thái ý thức xã hội khác
Tiến trình văn học là khái niệm của mĩ học và lí luận văn học hiện đại Với sự ra đời và phát triển duy học biện chứng và duy vật lịch sử, khái niệm tiến trình văn học ngày càng được
mở rộng, bổ sung: tiến trình văn học vừa là một bộ phận của tiến trình lịch sử, vừa là một hiện tượng có tính đặc thù, nó luôn ở trạng thái động chứ không nhất thành bất biến
Khái niệm tiến trình văn học cứ như một phông nền giúp ta nhận ra biểu hiện của từng hiện tượng văn học lớn cũng như ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển của văn học
Trang 2Câu 2: So sánh nguyên tắc điển hình hóa của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX.
Theo nghĩa rộng, điển hình hóa được hiểu là con đường sáng tạo nghệ thuật tới chất lượng cao
Nguyên tắc điển hình hóa của chủ nghĩa lãng mạn là khắc họa những tính cách phi thường trong những hoàn cảnh đặc biệt Những nhân vật có lý tưởng đẹp đẽ và tình cảm mạnh mẽ thường bị đặt trong hoàn cảnh đối lập với hoàn cảnh thực tế nghèo nàn và thù địch
Nguyên tắc điển hình hóa của chủ nghĩa lãng mạn là không tái hiện được tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình Lý tưởng của họ cũng bắt nguồn từ hiện thực, nhưng sự nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc các điều kiện khách quan lịch sử dưới con mắt của nghệ sĩ lãng mạn chịu sự chi phối của các nguyên lý muôn thuở về chân lý, tiến bộ, thiện ác… Vậy là, tính cách trong chủ nghĩa lãng mạn không có logic nội tại khách quan, mà phát triển theo ảo tưởng và mong muốn chủ quan của tác giả, thể hiện đúng nguyên tắc điển hình hóa tâm trạng
Tuy có nhiều ảo tưởng phi thực tế, nhưng những tính cách của chủ nghĩa lãng mạn vẫn
có ý nghĩa điển hình nhất định, là sản phẩm của phương pháp điển hình hóa tâm trạng Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học phương Đông, về nguyên tắc điển hìng hóa trong tính cách cũng chủ yếu tập trung vào cái riêng, cái cá biệt, độc đáo, xây dựng những nhân vật phi phàm, cao ngạo, đối lập với cái thấp hèn, phàm tục chung quanh
Nguyên tắc điển hình hóa trong chủ nghĩa hiện thực khác với chủ nghĩa lãng mạn Ở chủ nghĩa lãng mạn, khi miêu tả hình tượng nhân vật, nhà văn thường không chú trọng đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể Trong khi đó, chủ nghĩa hiện thực đi xây dựng hình tượng nhân vật, nhà văn thường chăm chút hiện thực và miêu tả nhân vật đó gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội Từ đó tính cách nhau còn được hình thành và gắn chặt với hoàn cảnh
Với cảm hứng chủ đạo là phê phán và tố cáo của nghĩa hiện thực, khó tìm ra nhân vật lí tưởng Với chủ nghĩa hiện thực thời phục hưng (chủ nghĩa nhân văn), nhân vật lý tưởng và nhân vật trung tâm hầu như trùng nhau
Đằng sau cảm hứng chủ đạo là sự phê phán gay gắt, vạch trần tất cả các bộ mặt thật, không trừ một gương mặt nào, ta vẫn thấy được tư tưởng - nghệ thuật của tác giả là sự hằn nổi lên giữa trang sách sự thương tiếc, tôn vinh tình thương con người, sự lương thiện của bản chất người của con người, cảm xúc của con người trước nỗi đau nhân thế, dưới áp lực và sức mạnh của đồng tiền
Nhân vật lí tưởng trong văn học hiện thực phương Đông rõ nét hơn Chủ yếu là những nghịch đồ, nghịch tử, những người nông dân khởi nghĩa hoặc là sự chống đối trong ý thức, chứ không phải là anh hùng đấu tranh bằng quyền cước, đó và tự đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến, đòi giải phóng cá nhân
Tính cách điển hình là sự hài hòa thống nhất cao độ giữa cái chung và cái riêng, giữa khái quát và cụ thể Phương thức điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực là sự xuyên thấm thật nhuần nhuyễn giữa hai quá trình cá thể hóa và khái quát hóa Cá thể hóa là quá trình đi tìm những nét riêng tiêu biểu chỉ có sự vật ấy, con người ấy mới có, không trộn lẫn với bất kỳ sự vật, con người nào khác Khái quát hóa là quá trình đi tìm những nét chung tiêu biểu, có thể đại diện tiêu biểu cho một lớp người, một loại người, một loại sự vật, hiện tượng, Cá thể hóa trong chủ nghĩa hiện thực không để cho nhân vật làm những việc độc đáo, kỳ lạ như chủ nghĩa lãng mạn mà nhân vật vẫn có thể bộc lộ cá tính qua cách làm độc đáo của nó đối với những sự việc thông thường
Trang 3Tính cách điển hình chỉ có thể có được hình thành trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể Chủ nghĩa lãng mạn quan niệm con người là sản phẩm của lý tưởng, của đạo đức nên tuy có chú ý đến hoàn cảnh nhưng lại ảo tưởng theo quan niệm chủ quan Chủ nghĩa hiện thực coi con người là sản phẩm của xã hội, nên chú trọng xây dựng những hoàn cảnh điển hình
Chính nhờ có hoàn cảnh điển hình tạo điều kiện và cơ hội cho tính cách điển hình trở nên phong phú và đa dạng cả về số lượng và chất lượng
Ở phương Đông, việc khắc họa tính cách nhân vật trong văn học hiện thực cũng đặc biệt chú trọng đến cá tính sinh động Sự đa dạng về tính cách, đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học phương Đông cũng xây dựng được nhiều nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình
Câu 3: Nhân vật lí tưởng là gì ? So sánh nhân vật điển hình của chủ nghĩa hiện thực
và chủ nghĩa tự nhiên.
Văn học không thể thiếu nhân vật, vì nó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lý tưởng xã hội của nhà văn, có thể nói tới nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Nhân vật chính diện thường được tác giả đề cao và khẳng định, đó là nhân vật mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại; khi nhân vật này có ý nghĩa mẫu mực cao độ cho lối sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc thì nó được gọi là nhân vật lý tưởng
Chủ nghĩa hiện thực nhìn thẳng vào thực tại bằng tinh thần phản ánh chân thực cuộc sống với những gì bản chất nhất của nó nên nhân vật của chủ nghĩa hiện thực vì thế không chạy trốn thực tại, không mơ mộng một xã hội tốt đẹp đầy ảo tưởng, cũng không mang những
vẻ đẹp ở mức lí tưởng, nhân vật của chủ nghĩa hiện thực là “con người xã hội”, con người thực tại, là những nhân vật điển hình của thời đại Đó có thể là những nhân vật chính diện được miêu tả với cảm hứng khẳng định, ngợi ca Họ dù bị đẩy vào hoàn cảnh đau đớn, khổ sở vẫn luôn cố gắng giữ lấy phẩm chất trong sạch của mình trước bùn lầy cám dỗ, dám vật lộn, đấu tranh với cuộc sống để bảo vệ sự công bằng, lẽ phải, bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình, của mọi người Đó là chị Dậu, lão Hạc, trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Bên cạnh nhân vật chính diện, chủ nghĩa hiện thực còn khắc họa thành công những nhân vật phản diện, những kẻ điển hình cho những thói hư, tật xấu, những tội ác đang hoành hành trong xã hội đương thời Đó là những tên cường hào ác bá như Bá Kiến, Nghị Quế, của Nam Cao, Ngô Tất Tố,
Nhân vật của chủ nghĩa hiện thực như đã nói ở trên là những nhân vật điển hình, nhân vật có sự thống nhất hài hòa cao độ giữa tính riêng sắc nét và tính chung có ý nghĩa khái quát cao Cái riêng sắc nét và cái chung khái quát cao ấy phải thống nhất với nhau, phải hài hòa cao độ Cá tính cao độ của nhân vật sẽ làm cho nó trở nên sinh động Tác phẩm của Ngô Tất
Tố, Nam Cao, có những người nông dân cùng khổ như chị Dậu, Chí Phèo, những tên địa chủ như Bá Kiến, Nghị Quế, nhưng mỗi người mỗi vẻ, không ai giống ai Họ đều hiện ra với những cá tính sinh động từ dáng vẻ, tác phong, tâm tư, tình cảm, hành động, ngôn ngữ, làm cho người đọc như đang tiếp xúc với con người cụ thể ở ngoài đời
Ra đời trong giai đoạn mà chủ nghĩa hiện thực không còn đủ sức đáp ứng cho nhu cầu nghệ thuật trong thời đại mới có nhiều biến chuyển sâu sắc về xã hội cũng như văn hóa tinh thần, khoa học kỹ thuật và khoa học tự nhiên, chủ nghĩa tự nhiên là một tìm tòi của các nhà lý luận, nhà văn đương thời với ý hướng tìm ra một phương thức mới hữu hiệu hơn để mô tả
Trang 4cuộc sống của con người Nhân vật của chủ nghĩa tự nhiên không phải là con người, mà chỉ là những tính khí, hiểu theo nghĩa sinh vật học, nó cá biệt, ngẫu nhiên, không có tâm hồn, không
có lý tưởng, tình cảm thông thường mà là cảm nghĩ và hành động theo sự chi phối của sinh lý,
di truyền, bệnh hoạn Các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa tự đặt nhiệm vụ nghiên cứu xã hội hoàn toàn như cung cấp của các nhà khoa học nghiên cứu tự nhiên Đối với họ, nhận thức bằng văn học cũng như nhận thức bằng khoa học, tác phẩm nghệ thuật như là tư liệu về con người lấy
đi sự thể hiện đầy đủ hành vi nhận thức làm tiêu chuẩn căn bản về thẩm mỹ Họ từ bỏ việc thể hiện đạo đức, mà cho rằng thực tại được miêu tả một cách lãnh đạm khoa học, tự nó đã đủ sức biểu hiện
Rõ ràng, nhân vật điển hình của chủ nghĩa hiện thực trái ngược với nhân vật điển hình của chủ nghĩa tự nhiên
Câu 4: Trình bày các quy luật vận động nội tại của tiến trình văn học
Tiến trình văn học có tính đặc thù theo 3 quy luật nội tại của nó
Tiến trình văn học với tư cách là một bộ phận của lịch sử xã hội, nó không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ phổ biến với các hình thái ý thức xã hội khác, các loại hình nghệ thuật khác và chịu sự chi phối của cơ sở kinh tế Đồng thời, nó có mục đích tự thân của nó nên có tính độc lập tương đối thể hiện sự đặc thù của hình thái nghệ thuật Một thời đại văn học có thể ảnh hưởng đến sáng tác của các nhà văn ở nhiều thời đại khác nhau Truyện Kiều của Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng từ Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đã tạo ra một quan niệm nghệ thuật về con người hoàn toàn mới mẻ
Quy luật vận động của văn học luôn có sự kế thừa và cách tân, đồng thời có sự lặp lại của những hình tượng văn học không cùng nguồn cội phát sinh Có kế thừa, có cách tân thì mới có sự phát triển của tiến trình văn học Sự cách tân, sáng tạo của tác giả là sản phẩm của một quá trình tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống đời thường để từ đó đi sâu vào tư duy của tác giả tạo nên vô thức, tiềm thức khi sáng tạo Sáng tác văn học và một hoạt động có ý thức, nhằm thể hiện thái độ nhân sinh Người viết phải nối lời, tiếp lời, đối thoại, Do vậy mà kế thừa không chỉ là quá trình lặp đi lặp lại mà con bao hàm cả sự sáng tạo Văn học dân gian Việt Nam là cội nguồn gần gũi nhất ảnh hưởng đến văn học trung đại Việt Nam Chính văn học dân gian đã trở thành nguồn mạch mát lành nuôi dưỡng cho nền văn học viết Việt Nam ngày càng khởi sắc Do đó trong nền văn học trung đại Việt Nam có nhiều tác giả tên tuổi lại chính là những người ảnh hưởng sâu đậm sáng tác dân gian trên cơ sở kế thừa và cách tân như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Do cùng điều kiện lịch sử, cũng không ít hiện tượng tương đồng, trùng lặp như “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng với “Lôi Vũ” của Tào Ngu trong khi nhà văn họ Vũ trước khi viết Giông tố chẳng hề xem “Lôi vũ” Điều đó chứng
tỏ không chỉ có quy luật kế thừa và cách tân mà còn có sự lặp lại các hiện tượng của văn học không cùng nguồn cội phát sinh
Trong khoa học, cái mới ra đời bằng sự ưu việt của mình đã xóa sổ cái cũ, còn trong văn học thì cái cũ nằm tồn tại trong cái mới, cái mới kế thừa, cách tân cái cũ nhưng không làm mất đi giá trị và ý nghĩa cái cũ Tiến bộ nghệ thuật và tính vĩnh hằng của các giá trị thẩm
mỹ thể hiện quy luật không lặp đi lặp lại của nghệ thuật Tiến bộ nghệ thuật là sự nâng cao, hoàn thiện loại hình và trình độ tư duy trừu tượng giúp nghệ thuật tiến tới những khả năng cao hơn, đồng thời đáp ứng được khát vọng thẩm mĩ của con người
Nhìn chung, các quy luật vận động nội tại của tiến trình văn học làm cho văn học ngày càng phát triển hơn, đa dạng hơn