Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, nó tạo ra lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự đổi mới đối với các chủ thể doanh nghiệp và tạo động lực cho người lao động tích cực làm việc.. Nguồn: Int
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH KHOA DU LỊCH
TIỂU LUẬN
Môn học: Kinh tế chính trị Mác-LêNin
1 Chủ đề: Phân tích các quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị
trường? Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Tuấn
Mã lớp học phần: 24D1POL51002447 Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hải Đăng Khôi (31231024896) Bùi Mai Anh Thư (31231020146) Đoàn Lê Huy Hoàng (31231020627)
Lớp: TSP001
1
Trang 2Phân tích các quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường? Ý nghĩa lý luận
và thực tiễn
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG………3
1.1 Kinh tế thị trường……….3
1.1.1 Khái niệm……… 3
1.1.2 Sự hình thành nền kinh tế thị trường……….4
1.1.3 Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường……… 5
1.1.4 Ưu điểm và khuyết điểm của nền kinh tế thị trường……….5
CHƯƠNG 2: CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG……… ……… 6
2.1 Các quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường…… 6
2.1.1 Quy luật giá trị……… 6
2.1.2 Quy luật cung cầu……….7
2.1.3 Quy luật lưu thông tiền tệ……….8
2.1.4 Quy luật cạnh tranh………….……….10
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN……… 10
3.1 Ý nghĩa lý luận……….10
3.2 Ý nghĩa thực tiễn……… 11
CÁC NGUỒN THAM KHẢO TRÍCH DẪN THÔNG TIN CHO BÀI TIỂU LUẬN……… 12
Trang 3CHƯƠNG 1: NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm
Kể từ khi kinh tế thị trường ra đời, nền văn minh nhân loại đã bước sang một trang mới Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, có nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động phát triển trong một cơ chế cạnh tranh công bằng
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, nó tạo ra lực lượng sản xuất, thúc đẩy
sự đổi mới đối với các chủ thể doanh nghiệp và tạo động lực cho người lao động tích cực làm việc
(Nguồn: Internet)
Một số ví dụ về nền kinh tế thị trường
Hoa Kỳ: Mô hình kinh tế thị trường hoạt động trên nguyên tắc tự do cạnh tranh, giá cả hàng hóa lên xuống theo quy luật cung cầu
(Nguồn: Internet)
Nhật Bản: Mô hình kinh tế thị trường có sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ trong việc quản lý và điều hướng
3
Trang 4(Nguồn: Internet)
Việt Nam: Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - nền kinh tế nhiều thành phần trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo
(Nguồn: Internet)
1.1.2 Sự hình thành nền kinh tế thị trường
Sự ra đời của nền kinh tế thị trường xuất phát từ quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa Xuyên suốt quá trình này, các yếu tố như cung, cầu, giá cả,
sẽ tác động theo cách điều tiết nền kinh tế và đồng thời phân bổ các nguồn lực
Nhìn lại dòng chảy lịch sử, nền kinh tế thị trường đã phải trải qua 3 bước chuyển biến lớn mới có thể hoàn thiện như ngày hôm nay, bao gồm: Bước chuyển biến thứ nhất: Chuyển đổi từ mô hình kinh tế tự nhiên
tự cung tự cấp lên mô hình kinh tế hàng hóa giản đơn
Bước chuyển biến thứ hai: Từ mô hình kinh tế hàng hóa đơn giản lên
mô hình kinh tế thị trường tự do
Bước chuyển biến thứ ba: Từ mô hình kinh tế thị trường tự do lên
mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp - nền kinh tế được điều chỉnh bởi cả chính phủ và thị trường
1.1.3 Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường
Sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường so với các loại hình nền kinh tế khác như nền kinh tế tự cung tự cấp, nền kinh tế hàng hóa đơn giản, nền
Trang 5kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế thị trường hỗn hợp được thể hiện
Thứ nhất, kinh tế thị trường yêu cầu sự đa dạng của các chủ thể kinh tế và các hình thức sở hữu
Ví dụ đối với lĩnh vực ngân hàng:
Ngân hàng nhà nước: Agribank, Vietcombank, BIDV
Ngân hàng liên doanh: Sacombank, ACB, Techcombank
Ngân hàng tư nhân: VPbank, MBbank
Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài: Citibank, HSBC
Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường thì thị trường có vai trò quyết định phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua các thị trường bộ phận đó
Ví dụ đối với nguồn lực vốn:
Hậu Covid 19, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thị trường lao động khủng hoảng, số người thất nghiệp tăng lên, sức mua giảm Các yếu tố này dẫn đến thị trường suy thoái, khi đó các nhà đầu
tư phải dịch chuyển vốn đầu tư từ thị trường bất động sản, tài chính sang thị trường vàng hoặc thị trường hàng hóa
Thứ ba, giá cả trong nền kinh tế thị trường được hình thành theo quy luật thị trường Điển hình nhất là quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu Các quy luật này góp phần hình thành giá
cả thị trường, thúc đẩy thị trường phát triển
Thứ tư, động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế - xã hội Nếu chủ thể là doanh nghiệp tư nhân hoặc
hộ kinh doanh cá thể thì phải đặt mục tiêu lợi nhuận hàng đầu, còn nếu chủ thể là nhà nước thì vừa phải đảm bảo lợi ích kinh tế song song cùng lợi ishc xã hội
Thứ năm, Nhà nước là chủ thể thực hiện khắc phục những nhược điểm của thị trường, đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế
Thứ sáu, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước qua lại mật thiết với thị trường quốc tế
1.1.4 Ưu điểm và khuyết điểm của nền kinh tế thị trường
a.Ưu điểm
Tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh doanh
Luôn thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người
Là nguồn cung việc làm, ngăn chặn tình trạng thất nghiệp
b Nhược điểm
Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, dẫn đến bất bình đẳng xã hội
Không chú trọng vấn đề môi trường, chỉ theo đuổi lợi nhuận dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên
Trang 6 Luôn tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng
5
CHƯƠNG 2: CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN CỦA NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
2.1.1.QUY LUẬT GIÁ TRỊ
Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị
Yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Thứ nhất, theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa
+ Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết, chứ không phải bất
kỳ chi phí cá biệt nào) và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng
Tác động của quy luật giá trị
Sự tác động, hay biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị
Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung – cầu, sức mua của đồng tiền Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó hình là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng
Trang 7Nguồn:(https://hanghoa24.com/quy-luat-gia-tri-la-gi)
Nguồn:(https://hanghoa24.com/quy-luat-gia-tri-la-gi)
2.1.2.QUY LUẬT CUNG-CẦU
Cung cầu là gì?
Cung và cầu là những yếu tố quyết định của bất kỳ giao dịch nào, phản ánh bản chất của thị trường và thể hiện qua giá
Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định
Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định
Quy luật cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường với một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định Khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng, cầu nhỏ hơn cung thì giá giảm, cầu bằng cung thì giá về trạng thái công bằng
Trang 8Nguồn internet
2 Tác động của quy luật cung cầu tới hàng hóa và giá cả thị trường
Như vậy thì dưới tác động của nhiều yếu tố thì quy luật cung cầu được thể hiện ở các trường hợp như là sau:
- Cung = cầu: Khi mà hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường bằng với nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng thì hoạt động cung và cầu sẽ bằng nhau Theo đó thì giá cả hàng hóa ở mức ổn định, thuận mua vừa bán giữa bên bán và bên mua với nhau Thị trường ở trạng thái cân bằng và ổn định
- Cung > cầu: Khi mà hoạt động sản xuất hàng hóa lớn, một cách tràn lan
ra thị trường dẫn đến số lượng hàng hóa vượt mức so với nhu cầu của người tiêu dùng thì dẫn đến là nhiều nhà sản xuất đã chấp nhận bán với mức giá thấp hơn giá trị hàng hóa sản phẩm để có thể đưa sản phẩm ra cạnh tranh trên thị trường Bởi vậy mà khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ giảm
- Cung < cầu: Ngược lại với cung tăng hơn cầu thì trong trường hợp mà cung bé hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ tăng Nói cách khác là hoạt động sản xuất kinh doanh cung ứng hàng hóa đang không đủ để đáp ứng được nhu cầu của những người tiêu dùng Khi mà số lượng hàng hóa không đủ
để cung cấp cho người tiêu dùng thì việc mà những nhà sản xuất họ thực hiện tăng giá là một điều dễ hiểu Khi đó thì người tiêu dùng họ sẽ phải chấp nhận chi một mức giá cao hơn so với bình thường để mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó
2.1.3 Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật được xây dựng và thực hiện trong
quá trình tiền tệ được lưu thông trên thị trường Phản ánh quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông sản phẩm trong một thời kỳ nhất định Tính chất cân đối hay điều tiết này được thực hiện trong hoạt động quản lý của
Trang 9nhà nước Đảm bảo cho những nhu cầu trong tìm kiếm lợi nhuận của từng
Trong khi mang đến hiệu quả phát triển tích cực cho nền kinh tế Đặc biệt
là giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát
Nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ chỉ ra rằng số lượng tiền cần thiết để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá
cả sản phẩm trong lưu thông và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ trong thời kỳ đó Cụ thể, Lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hoá trong một thời kỳ nhất định được xác định bằng tổng giá
cả của sản phẩm lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền
Trong đó:
- Tốc độ lưu thông của đồng tiền chính là số vòng quay trung bình của một đơn vị tiền tệ Nó cũng phản ánh cán cân cung cầu thực tế trên thị trường Khi nhìn thấy tiềm năng của giao dịch hay lợi nhuận qua đầu tư Tiền tệ được tham gia và luân chuyển thường xuyên với những chủ sở hữu khác nhau Phản ánh những tính chất quay vòng hay làm nên giá trị mới cho nền kinh tế
- Tổng giá cả của mỗi loại sản phẩm bằng giá cả nhân với khối lượng đưa vào lưu thông của sản phẩm ấy Phản ánh những giá trị quy đổi ra tiền tệ của tất cả sản phẩm trong giai đoạn cụ thể Tổng giá cả của sản phẩm lưu thông bằng tổng giá cả của tất cả những loại sản phẩm lưu thông Khi đó, giá trị này phản ánh nhu cầu được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định
Căn cứ vào hai tính chất này để nhà nước tính toán và cân đối lượng tiền
sẽ thực hiện cho lưu thông trên thị trường và mang đến hiệu quả nhất định đối với kinh tế
Quy luật lưu thông tiền tệ giúp ta tìm nguồn để cải cách tiền lương bằng cách phát hành tiền theo mức tăng của tổng giá cả hàng hóa đưa ra lưu thông
Trang 10Nguồn: internet 9
2.1.4 Quy luật cạnh tranh
Quy luật cạnh tranh (Competition Law) là sự điều tiết mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa chủ thể sản xuất, trao đổi hàng hóa một cách khách quan Khi tham gia vào thị trường, các chủ thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hóa ngoài hoạt động hợp tác thì cũng cần chấp nhận quy luật cạnh tranh
VAI TRÒ
Thứ nhất, quy luật cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường
Thứ hai, quy luật cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thứ ba, quy luật cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh
tế một cách hiệu quả nhất
Thứ tư, quy luật cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh
Thứ năm, quy luật cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế – xã hội
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Lý luận:
Mọi hệ thống kinh tế đều được tạo nên theo nhiều cách khác nhau để huy động tối đa các nguồn lực của xã hội nhằm sản xuất ra hàng hoá để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của con ngừoi Vì vậy, vấn đề cơ bản của hoạt động kinh tế là làm thế nào để áp dụng các nguồn lực và tổ chức sản xuất tốt nhất, phù hợp nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội Theo quy luật chung thì kinh tế luôn đòi hỏi các nhà hoạt động kinh tế phải tuân theo nguyên tắc toàn diện phát triển và lịch sử cụ thể trong vấn đề sản suất như
Trang 11sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào Vậy làm thế nào
để đáp ứng được yêu cầu đó Từ khi triết học Mác-Lênin ra đời, các quan điểm đúng đắn của nó đã trở thành cơ sở lý luận cho lĩnh vực hoạt đông kinh tế Các nhà hoạt động kinh tế trên thế giới đã áp dụng phép duy vật biện chứng vào hoạt động của mình Từ đó, họ đã nắm bắt được các quy luật khách quan của giới tự nhiên và làm chủ được các quy luật và biến các quy luật đó từ chỗ chi phối các hoạt động kinh tế đến chỗ bị các hoạt động kinh tế chi phối Việc vận dụng vào tổ chức quản lý kinh tế gồm một số nguyên lý sau 1: trong nền kinh tế không có một sự kiện nào ở trạng thái
cô lập với sự kiện khác 2: Các thị trường hàng hoá cụ thể không tồn tại ở trạng thái cô lập Do đó cần phân loại, đánh giá các mối liên hệ có thể điều chỉnh cho nền kinh tế 3: Bản thân nền kinh tế cũng không tồn tại trong trạng thái cô lập mà trong mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các lĩnh vực Vì vậy sự hình thành, phát triển kinh tế là tất yếu đối với sự phát triển của xã hội
Thực tiễn:
Ý nghĩa thực tiễn của nền kinh tế thị trường là sự áp dụng lý luận và nguyên tắc của hệ thống kinh tế này trong thực tế, có thể được thấy qua một số khía cạnh quan trọng:
Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế thị trường thường tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thúc đẩy sự sáng tạo, tăng năng suất, và tạo ra cơ hội kinh doanh mới
Hiệu suất và linh hoạt: Hệ thống kinh tế thị trường giúp cải thiện hiệu suất
và linh hoạt trong cách quản lý nguồn lực và sản xuất hàng hóa và dịch vụ Doanh nghiệp cần linh hoạt để thích ứng với biến động thị trường và nhu cầu của khách hàng
Tạo việc làm: Sự phát triển của doanh nghiệp và ngành công nghiệp trong môi trường thị trường thường đi kèm với việc tạo ra việc làm cho người lao động Điều này góp phần vào giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện mức sống của cộng đồng
Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thường dẫn đến đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ Người tiêu dùng có
Trang 12nhiều lựa chọn hơn, điều này không chỉ tạo ra sự đa dạng mà còn thúc đẩy
sự cải thiện chất lượng và hiệu suất của sản phẩm và dịch vụ
Kích thích đầu tư và sáng tạo: Môi trường thị trường thường tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư và sáng tạo Doanh nghiệp có khả năng hấp thụ vốn và nguồn lực từ thị trường, và điều này thường dẫn đến sự phát triển và tiến
bộ trong các lĩnh vực công nghiệp
11 Quốc tế hóa và thương mại tự do: Nền kinh tế thị trường thường đi kèm với quốc tế hóa và thương mại tự do Điều này có thể tạo ra cơ hội xuất khẩu và nhập khẩu, mở rộng thị trường và tăng cơ hội kinh doanh quốc tế Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nền kinh tế thị trường không phải là hoàn hảo và có thể gặp phải những thách thức như bất bình đẳng, sự thiếu minh bạch, và khả năng xuất hiện các tình trạng thị trường không cạnh tranh Sự can thiệp của chính phủ có thể là cần thiết để giải quyết những vấn đề này
và đảm bảo rằng lợi ích của nền kinh tế thị trường được phân phối một cách công bằng và bền vững
CÁC NGUỒN TRÍCH DẪN THAM KHẢO CHO BÀI TIỂU LUẬN https://topi.vn/kinh-te-thi-truong.html
https://www.academia.edu/57498316/
Sự_hình_thành_và_phát_triển_của_nền_kinh_tế_thị_trường_Luận_Văn_2 S
https://lsx.vn/noi-dung-yeu-cau-cua-quy-luat-gia-tri/
(https://hanghoa24.com/quy-luat-gia-tri-la-gi)
Cung cầu là gì? Ví dụ và Tác dụng của quy luật cung cầu
(luatminhkhue.vn)
(https://accgroup.vn/quy-luat-luu-thong-tien-te)
(Quy luật cạnh tranh là gì? Ví dụ và ý nghĩa quy luật cạnh tranh
(luatminhkhue.vn)