Chủ đề 4 PHÂN TÍCH CÁC NGUY CƠ, THÁCH THỨC ĐE DỌA SỰ TỒN VONG CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM BÀI LÀM 1. Mở đầu Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, qua hơn 76 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ một nước thuộc địa nữa phong kiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu, lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam soi đường, dẫn dắt cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp với thắng lợi Cách mạng Tháng tám năm 1945, miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược với đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Qua 46 năm, kể từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cả nước tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là 35 năm đổi mới (từ năm 1986) đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để chúng ta tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới đất nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cũng đối mặt với không ít khó khăn, nguy cơ và thách thức trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa tư tưởng, cùng với đó là các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá Đảng, chính quyền Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Việc nghiên cứu, tìm hiểu, nhận diện rõ các nguy cơ, thách thức trên là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên, thông qua đó có giải pháp để đấu tranh, phản biện lại các luận điệu sai trái, xuyên tạt của các thế lực thù địch, củng cố niềm tin nhân dân vào con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, thịnh vượng.
Trang 1Chủ đề 4 PHÂN TÍCH CÁC NGUY CƠ, THÁCH THỨC ĐE DỌA SỰ TỒN VONG
CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
BÀI LÀM
1 Mở đầu
Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, qua hơn 76 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ một nước thuộc địa nữa phong kiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu, lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam soi đường, dẫn dắt cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp với thắng lợi Cách mạng Tháng tám năm 1945, miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược với đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước Qua 46 năm, kể từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cả nước tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt
là 35 năm đổi mới (từ năm 1986) đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để chúng ta tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới đất nước
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cũng đối mặt với không ít khó khăn, nguy cơ và thách thức trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa tư tưởng, cùng với đó là các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá Đảng, chính quyền Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta Việc nghiên cứu, tìm hiểu, nhận diện rõ các nguy cơ, thách thức trên là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên, thông qua đó có giải pháp để đấu tranh, phản biện lại các luận điệu sai trái, xuyên
Trang 2tạt của các thế lực thù địch, củng cố niềm tin nhân dân vào con đường xây dựng
xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, thịnh vượng
2 Nội dung
2.1 Những nguy cơ, thách thức đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2.1.1 Những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam
Trong quá trình lãnh đạo, xây dựng và phát triển đất nước, bên cạnh những thuận lợi, Đảng ta luôn xác định bốn nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ
xã hội chủ nghĩa ở nước ta mà tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII (20 - 25/01/1994) xác định đó là: nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa còn tiềm ẩn; tình trạng tham nhũng, lãng phí; những hạn chế trong công tác xây dựng Đảng mà hiện nay vẫn còn tồn tại và có mặt còn gay gắt hơn, cụ thể như sau:
- Một là, nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn:
Hiện nay, kinh tế nước ta đang từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm, lấy lại đà tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đó là: Qua 35 năm đổi mới kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, nước ta đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức cao và ổn định (tốc độ tăng trưởng bình quân 6,63%/năm), GDP năm 2020 là 270 tỷ USD (tăng 10 lần so với năm 1985) Kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế, vì vậy chúng ta cũng chịu tác động, ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế đất nước như sản xuất bị đình truệ, nhiều doanh nghiệp cắt giảm quy mô, ngừng hoạt động, thị trường xuất khẩu khó khăn, năng suất, chất lượng, hiệu
Trang 33 quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp Tăng trưởng kinh tế giảm, tình trạng thất nghiệp có chiều hướng gia tăng; năng suất lao động còn thấp Tốc độ
Trang 4tăng trưởng kinh tế nước ta tuy ở mức cao nhưng giá trị % GDP tăng thêm thực
tế còn thấp so với các nước khác Ví dụ: tăng trưởng 0,1% GDP của Mỹ có thể bằng 10% tăng trưởng GDP của Việt Nam quy về mặt giá trị tiền tệ, do đó dù nền kinh tế chúng ta có mức tăng trưởng cao hơn so với các nước phát triển nhưng chỉ cần một tác động như đại dịch Covid-19 sẽ làm cho chúng ta có nguy
cơ tụt hậu hơn so với các nước có nền kinh tế phát triển hơn (dù nhìn con số tăng trưởng kinh tế nước ta cao hơn)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự cạnh tranh gay gắt về vốn đầu tư, thị trường giữa các quốc gia đòi hỏi các nước phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ vào sản xuất theo chiều sâu Trong khi phát triển kinh tế ở nước ta về cơ bản vẫn phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên và lao động trình độ thấp, lao động phổ thông chưa qua đào tạo, thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao Cùng với đó, là hiện nay nước ta đang trong giai đoạn dân số vàng nhưng đang có chiều hướng già hóa dân số nhanh, nếu không nắm bắt thời cơ này để phát triển thì nguy cơ nước
ta rơi vào bẫy thu nhập trung bình là hiện hữu
Sự phát triển của kinh tế thị trường mang lại hiệu quả tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng vẫn còn một bộ phận nhân dân chưa được hưởng các thành quả của phát triển kinh tế-xã hội, đời sống còn nhiều khó khăn, khoảng cách giàu-nghèo còn lớn, nhất là giữa khu vực thành thị với nông thôn, giữa lĩnh vực lao động nông nghiệp với lao động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, dịch vụ Đây là thách thức không nhỏ đến việc thực hiện mục tiêu, lý tưởng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Bởi vì suy cho cùng kinh tế vẫn
là yếu tố quan trọng quyết định đến chính trị, xã hội chủ nghĩa về bản chất phải
là xã hội mà nơi đó người dân có cuộc sống ấm no, kinh tế phát triển, một xã hội giàu có, văn minh, dân chủ và công bằng
- Hai là, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa còn tiềm ẩn
Nhận định về nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta nhận thấy luôn tiềm ẩn nguy cơ trên các lĩnh vực đó là:
Trang 5- Về chính trị, cảnh giác với nguy cơ sai lầm về đường lối Bởi vì, có đường lối đúng đắn thì chúng ta sẽ có hướng đi đúng để đích đến không bị chệch hướng, đi đường mà nắm rõ đường đi thì thời gian đi sẽ ngắn hơn và ngược lại Trong quá trình tiến lên xã hội chủ nghĩa chúng ta trải qua thời kỳ quá độ, đó là giai đoạn được Lênin ví như cơn đau đẻ kéo dài, thời gian quá độ dài hay ngắn còn tùy thuộc vào con đường chúng ta đi, trong khoảng thời gian ấy có muôn vàng khó khăn, thách thức, nếu không có đường lối đúng đắn, rõ ràng thì quá trình tiến lên xã hội chủ nghĩa còn nhiều chông gai Thực tế, giai đoạn trước đổi mới năm 1986, do nhận thức sai lầm về đường lối, đất nước rơi vào tình trạng trì truệ gần 10 năm đã ảnh hưởng rất nhiều đến công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đã được Đảng ta nhận ra và kịp thời điều chỉnh để đất nước ta
có sự phát triển đúng hướng và đạt được thành tựu như ngày hôm nay
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên cũng là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến chệch hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng đã nhận định tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành thành Nghị quyết đến nay chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện (gọi tắt là Nghị quyết Trung ương tư khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ
- Về văn hóa, Đảng ta nhận thấy trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa rất dễ xảy ra xu hướng coi nhẹ văn hóa, không giữ gìn
và phát huy được bản sắc, truyền thống văn hóa của dân tộc, để đạo đức xã hội
bị suy đồi Đây là một trong những biểu hiện mà chúng ta dễ nhận thấy nhất trong xã hội hiện nay, đó là sự phát triển kinh tế tạo cho người dân có cuộc sống
ấm no, đầy đủ và giàu có hơn Tuy nhiên, có nhiều người vì lợi ích kinh tế mà
họ sẵn sàng từ bỏ, chà đạp lên những giá trị vốn có của người Việt Nam đó là tình yêu thương con người, đoàn kết, hiếu thảo, trung thực, v.v Cụ thể như anh
em ruột thịt có thể chém giết nhau vì một ranh đất, thửa ruộng; xóm làng trở mặt nhau bởi sự ranh đua vì lợi ích kinh tế; vì lợi nhuận người ta có thể bất chấp tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng để sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt
Trang 6và thực phẩm Chính vì vậy, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào ngày 24 tháng
11 năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa đối với dân tộc và đất nước qua câu nói “văn hóa còn thì dân tộc còn” (nguồn báo Người lao động)
- Về kinh tế, kinh tế tư nhân được xác định là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế Điều này cho thấy, Đảng ta đã nhận định được tầm quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của kinh tế nước nhà Trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân không tránh khỏi nguy cơ tự phát đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa và thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước Mặc dù, Đảng ta xác định tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng nền kinh tế của nước ta phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn nhiều trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng chính sách để trục lợi, gây ô nhiễm môi trường, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi như vụ trốn thuế của cocacola hơn 821
tỷ đồng tiền nợ thuế (nguồn báo Thanh niên); xả thảy gây ô nhiễm môi trường của Vedan ở Thành phố Hồ Chí Minh và Formosa Hà Tĩnh gây hệ lụy đối với nền kinh tế và sức khỏe nhân dân
Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể chưa thể hiện được vai trò chủ đạo và nòng cốt trong phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Cụ thể, thời gian qua cho thấy cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng khi doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa thì hiệu quả hoạt động sẽ cao hơn so với trước; hoạt động của các hợp tác xã nhìn chung có nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, nhất là hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp còn nhiều bất cập
- Ba là, tình trạng tham nhũng, lãng phí
Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng tham nhũng, lãng phí có xu hướng phát triển đang là lực cản cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Tham nhũng được xem là một căn bệnh nguy hại của mỗi quốc gia, nơi nào tham nhũng tăng thì ở
đó niềm tin của người dân vào chế độ giảm Tham nhũng chủ yếu tập trung vào
Trang 7đội ngũ cán bộ, đảng viên, dể xảy ra nhất ở những người có chức vụ, quyền hạn nếu họ không biết tu dưỡng, rèn luyện bản thân trước những cám dỗ của đồng tiền cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng là điều kiện để tham nhũng gia tăng ở nước ta Cụ thể như vì lợi ích kinh tế các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân trong nước (làm ăn bất chính) sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để cám dỗ những cán bộ thoái hóa, biến chất cố ý làm sai quy định của pháp luật, gây thất thoát tài sản nhà nước nhằm mục đích trục lợi
Cụ thể một số vụ án thời gian qua như: Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN);
vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô tài sản” xảy
ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC và Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam; vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm phạm tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng – VNCB; vụ án Nguyễn Thành Tài, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong vụ
án hoán đổi tài sản tư nhân 57 Cao Thắng lấy tài sản thuộc sở hữu nhà nước 185 Hai Bà Trưng (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh)
Tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi, liên kết thành các nhóm lợi ích, chúng tận dụng tối đa những kẻ hở của pháp luật, sự lỏng lẽo trong công tác lãnh đạo, quản lý để vơ vét làm giàu bất chính, làm suy giảm niềm tin nhân dân đối với chế độ Tình trạng tham nhũng xảy ra ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức, bên cạnh các vụ án tham nhũng lớn được phanh phui thì tình trạng “tham nhũng vặt” từng lúc, từng nơi vẫn còn xảy ra, khó kiểm soát Ví dụ tình trạng chạy trường, chạy việc, chạy chức vụ, hành vi vòi vỉnh của cán bộ trong giải quyết hồ sơ hành chính nhất là lĩnh vực đất đai, xây dựng, v.v… tạo dư luận không tốt trong xã hội, đánh mất niềm tin của nhân dân vào bộ máy công quyền Tham nhũng là một trong những nguy cơ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta Cuộc đấu
Trang 8tranh phòng, chống tham nhũng đang là một thách thức lớn đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay Bởi vì, tình trạng tham nhũng không chỉ đơn thuần tập trung vào lĩnh vực kinh tế mà nó luôn tiềm ẩn và xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác nhau như trong công tác cán bộ, lĩnh vực y tế, giáo dục, v.v… vẫn có thể tham nhũng; đối tượng tham nhũng cũng rộng rãi từ người có chức vụ đến anh nhân viên cũng có thể tham nhũng nếu như họ thiếu ý thức rèn luyện, tha hóa, biến chất; hình thức tham nhũng rất tinh vi và đa dạng
Vì vậy việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là hết sức quan trọng đối với sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta Chính vì lẽ đó, Đại hội XIII của Đảng đã xác định rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” Tuy công tác đấu tranh chống tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn nhưng tin rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng
và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình trạng tham nhũng sẽ được đẩy lùi trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Bốn là, những hạn chế trong công tác xây dựng Đảng
Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã nhận định hết sức sâu sắc và mạnh mẽ: “sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc” Theo đó, việc tự diễn biến là việc tự diễn ra ngay trong suy nghĩ của mỗi cán bộ, đảng viên, từ việc suy nghĩ lệch lạc,
tư tưởng không vững vàng, mỗi cán bộ, đảng viên có thể tự đánh mất chính mình, từ đó tự chuyển hóa thành lực lượng khác đi ngược lại với lý tưởng và con đường mà Đảng đã chọn Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương tư khóa XII, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng nhận định hiện nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênnin, tư tưởng
Trang 9Hồ Chí Minh và con đường đổi mới của Đảng; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên; vẫn còn tình trạng nói không đi đôi với làm; tự phê bình và phê bình ở một số nơi còn mang tính hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi Những biểu hiện nêu trên nếu không được ngăn chặn và khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy to lớn, làm giảm sức chiến đấu của Đảng, ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta
2.1.2 Những thách thức đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Bên cạnh những nguy cơ tiềm ẩn bên trong, Đảng ta cũng nhận định một số thách thức bên ngoài đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đó là:
- Bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường tác động ảnh hưởng lớn đến con đường phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trên thế giới hiện nay, cạnh tranh chiến lượt giữa các nước lớn, xung đột cục bộ xảy ra dưới nhiều hình thức làm gia tăng rủi ro đối với môi trường chính trị, an ninh quốc tế như việc cạnh tranh giữa Trung Quốc với Mỹ, Trung Quốc với Ấn Độ; Mỹ với Nga làm cho tình hình an ninh chính trị thế giới có nhiều biến động Tình trạng cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại cùng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển của Việt Nam
Tình hình xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra gay gắt, nhất là tại khu vực Biển Đông nơi mà Trung Quốc tìm mọi cách để chiếm các đảo của Việt Nam và tranh chấp với một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Philippin, Malaysia gây bất ổn an ninh khu vực, ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam như vụ Giàn khoan Hải Dương 981 và việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông
- Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Trang 10Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh trên trường quốc tế cả về kinh tế và chính trị, các nước lớn lợi dụng vị thế của mình
để tạo sức ép, gây bất lợi cho các nước nhỏ như tình trạng phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế, cụ thể như việc Mỹ chưa thừa nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, kiện Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa thông qua đó đánh thuế nhập khẩu mặt hàng cá da trơn của Việt Nam khi vào Mỹ nhằm bảo hộ cho ngành nuôi cá da trơn của nông dân nước Mỹ Tình trạng xuất siêu của nền kinh
tế nhưng chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên người dân hưởng lợi chưa nhiều; việc xuất khẩu chủ yếu ở các ngành sản xuất gia công, lắp ráp chưa tạo được giá trị gia tăng đối với sản phẩm nội địa từ đó mặc
dù kinh tế có tăng trưởng nhưng nguy cơ tụt hậu vẫn còn hiện hữu
- Chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
Chiến lược “diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ và sẵn sàng gây chiến tranh khi cần thiết của chủ nghĩa đế quốc vẫn thường trực Các thế lực thù địch lợi dụng các sự kiện chính trị, các kẽ hở của pháp luật hoặc sự thoái hóa, biến chất của một số ít cán bộ, đảng viên, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để chống đối lại Đảng và Nhà nước ta Hoạt động của chúng chủ yếu thông qua mạng internet, các kênh truyền thông không chính thống để xuyên tạc nói xấu Đảng, Nhà nước nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một số tổ chức, phần tử phản động chống đối Đảng, Nhà nước ta thời gian qua như tổ chức Việt Tân, chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời lợi dụng tình hình phòng chống dịch Covid-19 để xuyên tạt gây mất đoàn kết nội bộ (nguồn báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh) hay các thế lực thù dịch lợi dụng vụ án Đồng Tâm để vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền Việc nhận diện rõ âm mưu của các thế lực thù địch là quan trọng để Đảng ta có giải pháp đấu tranh nhằm chủ động ngăn chặn hiệu quả, góp phần xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, thịnh vượng