1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những luận điểm cơ bản của học thuyết kinh tế trọng thương ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đè này với việc mở rộng quan hệ kinh tế, quốc tế ở nước ta hiện nay

23 420 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 175,5 KB
File đính kèm Học thuyết Kinh tế trọng thương.rar (31 KB)

Nội dung

LUẬN VĂN CHÍNH CHỦPHẦN I PHẦN MỞ ĐẦULịch sử các học thuyết kinh tế là một bộ môn khoa học cung cấp sự hiểu biết hơn về tiến trình sáng tạo các quan điểm kinh tế từ khi khởi đầu chính thức cách đây hơn 200 năm. Trong hệ thống các tư tưởng kinh tế trong lịch sử, tư tưởng trọng thương đã được coi là hệ thống và trở thành học thuyết kinh tế đầu tiên trong lịch sử. Hệ thống quan điểm của học thuyết kinh tế trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản ra đời trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVI và XVII, và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của các nước châu Âu. Nó đã phản ánh những tiến bộ mới trong đời sống kinh tế châu Âu lúc bấy giờ. Đây cũng là giai đoạn đầu của thời kì tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản, là thời kì tạo ra những tiền đề cho sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Học thuyết kinh tế trọng thương đã thống trị trong thời kì tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản nổi bật với tư tưởng tích luỹ tiền, phát triển ngoại thương và các chính sách của nhà nước đối với nền kinh tế đã trực tiếp đẩy nhanh quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa, mặc dù chưa biết đến quy luật kinh tế và còn hạn chế về tính lí luận, nhưng hệ thống quan điểm kinh tế của trường phái trọng thương đã tạo ra những tiền đề lí luận kinh tế xã hội cho các học thuyết kinh tế sau này. Những quan điểm đó của chủ nghĩa trọng thương cho tới nay vẫn được vận dụng. Do vậy, việc nghiên cứu các tư tưởng, quan điểm cơ bản của học thuyết kinh tế trọng thương có ý nghĩa quan trọng. Nó không những giúp chúng ta hiểu thêm về cách thức và quá trình hình thành của chủ nghĩa tư bản mà còn giúp chúng ta có thể nghiên cứu sâu hơn về các học thuyết kinh tế sau này cũng như các môn kinh tế khác trong đó quan trọng nhất là môn kinh tế chính trị.Đảng ta kiên định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Một mặt chúng ta cần phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin với tư duy đổi mới, sáng tạo, song bên cạnh đó chúng ta cũng cần nghiên cứu các quan điểm, các luồng tư tưởng khác để từ đó phát triển và làm phong phú thêm cho chủ nghĩa Mác, trong đó cần quan tâm tới các tư tưởng kinh tế. Các quan điểm của chủ nghĩa trọng thương còn tạo ra cơ sở lí luận cho Đảng ta lãnh đạo hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Trước xu thế Toàn cầu hoá, việc hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu với mỗi một quốc gia. Phát triển thương mại mà đặc biệt là ngoại thương lại càng có tầm đặc biệt quan trọng. Do vậy, em xin chọn đề tài “ Những luận điểm cơ bản của học thuyết kinh tế trọng thương. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đè này với việc mở rộng quan hệ kinh tế, quốc tế ở nước ta hiện nay”. Do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi sai sót. Rất mong quí thầy, quí cô và các bạn đóng góp thêm nhằm giúp bài viết hoàn chỉnh hơn.

Trang 1

PHẦN I- PHẦN MỞ ĐẦU

Lịch sử các học thuyết kinh tế là một bộ môn khoa học cung cấp sự hiểubiết hơn về tiến trình sáng tạo các quan điểm kinh tế từ khi khởi đầu chính thứccách đây hơn 200 năm Trong hệ thống các tư tưởng kinh tế trong lịch sử, tưtưởng trọng thương đã được coi là hệ thống và trở thành học thuyết kinh tế đầutiên trong lịch sử Hệ thống quan điểm của học thuyết kinh tế trọng thương là

tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản ra đời trước hết ở Anh vào khoảngnhững năm 1450, phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVI và XVII, và chiếm một vịtrí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của các nước châu Âu Nó đã phảnánh những tiến bộ mới trong đời sống kinh tế châu Âu lúc bấy giờ Đây cũng làgiai đoạn đầu của thời kì tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản, là thời kì tạo ranhững tiền đề cho sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Họcthuyết kinh tế trọng thương đã thống trị trong thời kì tích luỹ nguyên thuỷ của

tư bản nổi bật với tư tưởng tích luỹ tiền, phát triển ngoại thương và các chínhsách của nhà nước đối với nền kinh tế đã trực tiếp đẩy nhanh quá trình hìnhthành chủ nghĩa tư bản Hơn nữa, mặc dù chưa biết đến quy luật kinh tế và cònhạn chế về tính lí luận, nhưng hệ thống quan điểm kinh tế của trường phái trọngthương đã tạo ra những tiền đề lí luận kinh tế xã hội cho các học thuyết kinh tếsau này Những quan điểm đó của chủ nghĩa trọng thương cho tới nay vẫn đượcvận dụng Do vậy, việc nghiên cứu các tư tưởng, quan điểm cơ bản của họcthuyết kinh tế trọng thương có ý nghĩa quan trọng Nó không những giúp chúng

ta hiểu thêm về cách thức và quá trình hình thành của chủ nghĩa tư bản mà còngiúp chúng ta có thể nghiên cứu sâu hơn về các học thuyết kinh tế sau này cũng

như các môn kinh tế khác trong đó quan trọng nhất là môn kinh tế chính trị.

Đảng ta kiên định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình Một mặt chúng

ta cần phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin với tư duy đổi mới, sáng tạo, song bêncạnh đó chúng ta cũng cần nghiên cứu các quan điểm, các luồng tư tưởng khác

để từ đó phát triển và làm phong phú thêm cho chủ nghĩa Mác, trong đó cầnquan tâm tới các tư tưởng kinh tế Các quan điểm của chủ nghĩa trọng thươngcòn tạo ra cơ sở lí luận cho Đảng ta lãnh đạo hội nhập kinh tế quốc tế của nước

ta Trước xu thế Toàn cầu hoá, việc hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu vớimỗi một quốc gia Phát triển thương mại mà đặc biệt là ngoại thương lại càng

có tầm đặc biệt quan trọng

Do vậy, em xin chọn đề tài “ Những luận điểm cơ bản của học thuyết kinh tế trọng thương Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đè này với việc mở rộng quan hệ kinh tế, quốc tế ở nước ta hiện nay” Do kiến thức của bản

thân còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi sai sót Rất mongquí thầy, quí cô và các bạn đóng góp thêm nhằm giúp bài viết hoàn chỉnh hơn

Trang 2

PHẦN II - NỘI DUNG I- Học thuyết trọng thương – hoàn cảnh ra đời, đặc điểm và các giai đoạn phát triển của nó

Học thuyết kinh tế trọng thương ra đời trong thời kỳ phương thức sảnxuất phong kiến tan rã Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phong kiến, thiếtlập chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản đã dần dần tạo ra kinh tế chính trị củamình Kinh tế chính trị tư sản đã lật đổ những quan điểm kinh tế của các nhà tưtưởng phong kiến và đã có tác dụng tiến bộ trong thời gian nhất định

Chủ nghĩa tư bản ra đời vào thế kỷ XVI sớm nhất ở Tây Ban Nha, Anh.Ngay từ thời đú đó cú nhứng ý kiến đầu tiên muốn xây dựng một hệ thống cácquan niệm để giải thích nhiều hiện tượng của chủ nghĩa tư bản Chẳng hạn, vàothế kỷ XVI và XVII đã nảy sinh và phát triển một khuynh hướng và chính sáchkinh tế mà người ta gọi là chủ nghĩa trọng thương hay còn gọi là trường pháicoi trọng thương mại

1 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết trọng thương:

Chủ nghĩa trọng thương – tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản –

ra đời trước hết ở Anh, sau đó ở Pháp, Italia và các nước khác, vào khoảngnhững năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ XVII và sau đó bị suy đồi

Chủ nghĩa trọng thương ra đời trong bối cảnh: Phương thức sản xuất phongkiến tan rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra đời, đang chuyển từkinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường

- Về mặt lịch sử

Đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của tư bản ngày càng tăng C.Mác đãchỉ rõ: chủ nghĩa tư bản ra đời cần có hai điều kiện, một là, phải tích lũy đượcmột số tiền lớn vào tay giai cấp tư sản để tổ chức sản xuất, kinh doanh theophương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; hai là, phải có một tầng lớp người laođộng bị mất hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động, trở thành lao độnglàm thuê Vì thế, tích lũy tiền tệ có vai trò quan trọng cho sự ra đời của chủnghĩa tư bản Thời kỳ đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì sảnxuất chưa phát triển, để có tiền tệ tích lũy phải thông qua hoạt động thương mại,mua bán, trao đổi

- Về kinh tế:

Đây là thời kỳ kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển mạnh mẽ Nền sảnxuất hàng hóa vào cuối thời kỳ phong kiến đã phát triển tới trình độ cổ điển, tức

Trang 3

mở ra trang sử cận đại của tư bản” (C.Mác và Ăngghen: toàn tập, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội , 1993, t 23, tr 221)

- Về mặt chính trị:

Giai cấp tư sản lúc này mới ra đời, chưa nắm được chính quyền, chínhquyền vẫn nằm trong tay giai cấp quý tộc, do đó, chủ nghĩa trọng thương ra đờinhằm chống lại chủ nghĩa phong kiến

- Về phương diện khoa học – kỹ thuật:

Điều đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là có những phát hiện lớn về địa

lý Crixtốp Côlông tìm ra châu Mỹ và đường sang châu Á năm 1492; năm 1496

V Gâm đi vòng quanh châu Phi đã tìm ra đường sang Ấn Độ Dương Do đó,trung tâm mậu dịch châu Âu được chuyển từ Địa Trung Hải sang Đại TâyDương, các nước Hà Lan, Pháp, Anh giữ vai trò chính trong sự phát triển mậudịch, du thương để chuyển vàng từ châu Mỹ về châu Âu Điều này chứng tỏ vaitrò quan trọng của tư bản thương nghiệp Nó đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tếchính trị chỉ đạo, hướng dẫn cho hoạt động thương nghiệp đang trên đà pháttriển mạnh mẽ

- Về mặt tư tưởng, triết học

Thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa trọng thương là thời kỳ phục hưng Trong xãhội người ta đề cao tư tưởng tư sản, đề cao cá nhân, đưa cá nhân lên hàng đầu.Các nhà tư tưởng trong thời kỳ này đã tập trung phê phán bóc lột, phê phán sởhữu phong kiến và chống lại chế độ sở hữu phong kiến; tư tưởng chống nhà thờcũng phát triển mạnh Bruno (1548 – 1600) – Nhà triết học và nhà vô thần Italia

đã tiếp tục Học thuyết Nhật tâm về vũ trụ của Copermic (mặt trời là trung tâm

của vũ trụ), đã bị tòa án giáo hội kết tội là tà giáo và bị thiêu sống

Những sự kiện trên làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt phong kiến trung

cổ, nền sản xuất phong kiến bắt đầu nhường chỗ cho chế độ tư bản thương mại.Đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản cũng là thời kỳ thốngtrị của học thuyết kinh tế trọng thương

2 Đặc điểm của học thuyết kinh tế trọng thương

Học thuyết kinh tế trọng thương chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm vềkinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng nêu trên Do đó, nó mang những đặc điểmsau:

a) Học thuyết kinh tế trọng thương xuất hiện một cách độc lập

Khác với các học thuyết kinh tế sau này, học thuyết kinh tế trọng thương

không phải là một học thuyết thuần nhất, mang tính chất phổ biến trong tất cảcác nước mà còn cả ở những nước khác nhau thì có những học thuyết trọngthương cho riêng mình và nó phản ánh những qua trình kinh tế khác nhau, xuất

Trang 4

hiện ở các nước như Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha Trong đó,Học thuyết trọng thương ở Anh là học thuyết trọng thương triệt để nhất, điểnhình nhất, mang đầy đủ các đặc điểm của từng giai đoạn phát triển một cách rõrệt Bởi lẽ, giai cấp phong kiến, quý tộc của Anh mang tính chất tư sản hóa rõrệt nhất - đây là đặc điểm của giai cấp tư sản Anh còn được biểu hiện cho tớingày nay.

Trang 5

b) Học thuyết trọng thương mang tính chất không triệt để

Ở trên chúng ta đã thấy được, học thuyết trọng thương thể hiện tính độclập Bên cạnh đặc điểm đó, học thuyết cũng mang tính chất không triệt để

Như chúng ta đã biết, học thuyết trọng thương là trào lưu kinh tế tư sản,nhưng trong thưc tế nhiều nước, giai cấp quý tộc đã lợi dụng để phục vụ lợi íchcủa mình và để cứu vãn sự suy tàn của xã hội phong kiến Do vậy, cơ sở giaicấp của học thuyết kinh tế trọng thương không phải chỉ là giai cấp tư sản màcòn bao gồm cả giai cấp quý tộc nên nó mang tính chất không triệt để

c) Học thuyết kinh tế trọng thương rất ít tính lý luận, song lại rất thực tiễn

Trong buổi ban đầu của CNTB, nhiệm vụ trọng tâm của giai cấp tư sản làphải tạo ra nguồn vốn ban đầu, tức là phải tích lũy được nhiều tiền Vì muốn cónhiều tiền họ đã dựa vào Nhà nươc để thực hiện các biện pháp phi kinh tế chứkhông phải là dưa trên sự vận động của các quy luật kinh tế Với những hoàncảnh về kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng nêu trên thì sự ra đời của học thuyếtkinh tế trọng thương là tất yếu Nhưng học thuyết kinh tế trọng thương cũng bịgiới hạn bởi hoàn cảnh Quá trình con người nhận thức từ nông đến sâu, từ đơngiản tới phức tạp Quá trình nhận thức các quan hệ kinh tế cũng vậy Ban đầumới chỉ là sơ khai rời rạc như tư tưởng kinh tế của thời kì cổ đại và phong kiến.Học thuyết kinh tế trọng thương đã có bước tiến vượt bậc, đã tách những quan

hệ kinh tế thành những lĩnh vực riêng để nghiên cứu, lần đầu tiên trong hệthống tư tưởng và chính sách kinh tế, hệ thống lý thuyết về kinh tế Nhưng chủnghĩa trọng thương cũng mới chỉ dừng lại ở kinh nghiệm, khái quát những kinhnghiệm mà chưa đi sâu hơn khái quát hơn để phát hiện ra quy luật Chủ nghĩatrọng thương mới chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu của quá trình nhận thức quy luật

- đó là chủ nghĩa kinh nghiệm Đây là điều tất yếu của quá trình nhận thức tìm

ra quy luật Chính những kinh nghiệm của những nhà trọng thương này các nhàkinh tế sau này đã kế thừa và phát triển A.Smith có nhận xét : Quan điểm lýluận của chủ nghĩa trọng thương là ngây thơ

Tuy vậy, học thuyết kinh tế trọng thương lại rất thưc tiễn, nó đã kêu gọithương nhân dùng ngoại thương buôn bán và cướp bóc thuộc địa để làm giàu.Thông qua thực tiễn đó đã khái quát những kinh nghiệm thành những quy tắc,cương lĩnh chính sách Do đó với những lí luận thô sơ trên cơ sở hiện thực lịch

sử học thuyết kinh tế trọng thương đã giải quyết tốt vân đề cấp bách lúc bấy giờ

là tích lũy vốn ban đầu

3 Các giai đoạn phát triển của học thuyết kinh tế trọng thương

Học thuyết trọng thương phát triển qua hai giai đoạn

Trang 6

- Giai đoạn sơ kỳ (Còn gọi là giai đoạn học thuyết tiền tệ - Bảng cân đối tiền tệ”)

Giai đoạn này xuất hiện từ giữa thế kỷ XV kéo dài đến giữa thế kỷ XVI.Đại biểu điển hình cho giai đoạn này là Starford người Anh (1554 – 1612).Trong giai đoạn này nhưng nhà trọng thương đưa ra thuyết tiền tệ hay “Bảngcân đối tiền tệ” Ở giai đoạn này, họ đồng nhất của cải với tiền tệ và tìm mọicách để tăng tiền tệ Nên nội dung chủ yếu của học thuyết kinh tế trọng thươngthời kỳ này là lấy tiền tệ làm cân chính Để thực hiện Bảng cân đối tiền tệ, họđòi hỏi nhà nước phải can thiệp vào đời sống kinh tế, trước hết can thiệp vàolưu thông tiền tệ bằng các biện pháp hành chính như: cấm xuất khẩu tiền tệ ranước ngoài; thu hút tiền về càng nhiều càng tốt; bắt các thương nhân nướcngoài không đươc đem tiền về mà phải mua hết hàng hóa về nước họ

Thông qua các biện pháp trên cho ta thấy, những người trọng thương sơ

kỳ đã có đầu óc thực tiễn, nghĩa là họ biết khái quát hóa những sự kiện có tínhchất kinh nghiệm Nhưng họ cũng có sai lầm về mặt lý luận : họ coi tiền là sảnphẩm duy nhất của xã hội, họ chủ trương tích chữ tiền, ngoài ra họ còn sử dụngcác biện pháp phi kinh tế, hành chính để can thiệp vào quá trình kinh tế

- Học thuyết kinh tế trọng thương - giai đoạn trọng thương chính thống

Trang 7

Giai đoạn này xuất hiện vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVII được gọi là

“Giai đoạn học thuyết về Bảng cân đối thương mại” ra đời thay thế cho chính sách “Bảng cân đối tiền tệ” Đại biểu điển hình của giai đoạn này là Thomas

Mun (1571 – 1644) Trong giai đoạn này những người trọng thương lại khôngdựa vào những biện pháp hành chính, mà lấy các biên pháp kinh tế là chủ yếu.Những đại biểu trọng thương giai đoạn này cho rằng nhà nước phải có số dưtrong bảng cân đối thương mại, đất nước không được nhập khẩu hàng hóa nhiềuhơn xuất khẩu Để đạt mục đích đó, người ta đã khuyến khích phát triển côngnghiệp để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ suất khẩu Mở rộng xuất khẩutrên cở sở nhập khẩu quy mô lớn các nguyên vật liệu để sản xuất sau đó mớiđem suất khẩu với khối lượng và chất lượng lớn hơn, phải bảo đảm cân đối xuấtsiêu Ngoài ra, trong giai đoạn này các nhà trọng thương còn lên án việc tích trữtiền Họ cho rằng đồng tiền phải vận động mới sinh lời, xuất khẩu tiền là thủđoạn tăng thêm của cải Do đó ngoại thương, buôn bán phát triển mạnh Bêncạnh đó, họ còn quan tâm tới việc phát triển sản xuất, đặc biệt là khuyến khíchhàng xuất khẩu với những giải pháp cụ thể như : giúp đỡ vốn cho người sảnxuất, miễn thuế, giảm thuế với hàng xuất khẩu, thu hút thợ giỏi từ nước ngoàivào, lập hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng hóa trong nước Như vậy, giai đoạntrọng thương chính thống đã khẳng định sự phát triển hơn hẳn về tư duy kinh tế

so với giai đoạn đầu Họ đã thấy rõ được vai trò của lưu thông tiền tệ, và quantâm tới phát triển sản xuất với những biện pháp kích thích nền sản xuất cực kìtiến bộ cho đến nay vẫn có nhiều kinh nghiệm cho việc phát triển kinh tế củamỗi quốc gia Chủ nghĩa trọng thương nói về sản xuất, coi công nghiệp là biệnpháp cuối cùng nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nhưng chúng ta không gọi làchủ nghĩa trọng công Bởi họ cho rằng sản xuất chỉ là phương tiện để phục vụcho thương nghiệp, coi thương nghiệp là trọng tâm, là nguồn gốc duy nhất sinh

ra của cải

II- Những luận điểm cơ bản của học thuyết kinh tế trọng thương Như đã trình bày ở trên học thuyết kinh tế trọng thương phát triển theo

hai giai đọan Cả hai giai đoạn đều cùng một mục đích là tích lũy tiền tệ cho sự

ra đời của chủ nghĩa tư bản Nó chỉ khác nhau về thủ đoạn và phương thức màthôi Qua một số đặc điểm của hai giai đoạn đó chúng ta có thể thấy được họcthuyết kinh tế trọng thương có nhiều luận điểm quan trọng

1 Những luận điểm cơ bản của học thuyết kinh tế trọng thương.

a) Tiền là của cải thực sự:

Giống các học thuyết khác, học thuyết trọng thương cũng có một tưtưởng xuất phát và từ tư tưởng xuất phát đó có một loạt các tư tưởng khác được

ra đời Học thuyết trọng thương bắt đầu với tư tưởng coi tiền là của cải, là tiêuchuẩn của của cải

Trang 8

Trước đó người ta coi tư liệu sinh hoạt là của cải Sự giàu hay nghèo đềuđược đánh dấu bằng sự sung túc hay ít ỏi về tư liệu sinh hoạt Chủ nghĩa trọngthương lại cho rằng tiêu chuẩn của sự giàu có không phải là tư liệu sinh hoạtnữa, mà là tiền Sự giàu nghèo được đánh giấu bằng ít tiền hay nhiều tiền Họcthuyết kinh tế trọng thương dựa trên điểm xuất phát này để xây dựng học thuyếtcho mình Họ còn lấy tiền để đánh gía mọi hình thức nghề nghiệp Cho rằnghoạt động nào không tích lũy tiền tệ là những hoạt động tiêu cực Tư tưởng này

có tầm ảnh hưởng rộng lớn, kêu gọi tầng lớp thương nhân tăng cường trao đổibuôn bán, tích trữ tiền, góp phần làm cho quá trình tích lũy nguyên thủy của tưbản diễn ra nhanh hơn Từ quan điểm coi tiền là của cải, người ta đã đi tìmkiếm nguồn gốc của của cải, hay của tiền Tiền tệ được quyết định trực tiếp bởilưu thông tiền tệ Có lẽ vì vậy trong giai đoạn đầu – trọng thương sơ kì, các nhàtrọng thương đã kêu gọi sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực lưu thông tiền

tệ Họ đề nghị cấm xuất khẩu tiền, lập hàng rào thếu quan, cấm nhập khẩu cácloại hàng hóa đặc biệt là hàng xa xỉ Các nhà trọng thương còn đánh giá mộtnước có càng nhiều tiền và vàng thì càng giàu có, còn hàng hóa chỉ là phươngtiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ mà thôi

Sau này, trái với quan điểm của phái trọng thương, W.Petty (1623- 1687)

- nhà kinh tế học phản ánh bước quá độ từ chủ nghĩa trọng thương sang KTCT

cổ điển - đã phê phán học thuyết trọng thương đã đánh giá quá cao tiền tệ Ôngcho rằng tiền tệ không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có Ông cũngphê phán chế độ song vị bản dùng vàng và bạc làm cơ sở tiền tệ và ủng hộ mộtkim loại quý duy nhất làm tiền Theo ông, việc giảm giá trị thực tế của tiền làmột tai họa thật sự của nền kinh tế Petty đã đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ,theo đó số lượng tiền tệ cần thiết được xác định căn cứ vào số lượng hành hóatrao đổi và tốc độ chu chuyển của tiền tệ Đây là điều mà chủ nghĩa trọngthương trong giai đoạn phát triển của nó chưa thể chỉ ra được

Với những lý luận sơ khai về tiền tệ của các nhà trọng thương, nhà kinh

tế tiểu tư sản cũng đã có những nét phát triển mới về lý luận tiền tệ, đó làSismondi (1773 – 1842) Ông coi tiền là một loại hàng hóa, nhưng lại là loạihàng hóa đặc biệt dùng làm thước đo chung cho giá trị Song ông vẫn chưakhám phá ra bản chất bí ẩn bên trong của tiền tệ và nguồn gốc sinh ra nó.Không giống như chủ nghĩa trọng thương, ông thường lên án đồng tiền mộtcách không thương tiếc Và sau này, lý luận tiền tệ phải đến Marx mới đượcxây dựng hoàn chỉnh Mác cũng chỉ ra rằng lao động mới là của cải thực sự củamỗi quốc gia

Trang 9

Khi nghiên cứu quan điểm trên của chủ nghĩa trọng thương và so sánhvới các quan điểm khác về tiền tệ và thực tiễn nền kinh tế Việt Nam hiện nay,tác giả thấy được một số sai lầm trong qua điểm này Trước tiên, của cải củamỗi quốc gia không chỉ có tiền Một quốc gia giàu có không phải chỉ là mộtquốc gia có nhiều tiền mà phải có nguồn lực lao động dồi dào, với trình độ cao.

Đó mới là của cải thực sự của một quốc gia Việc tích lũy nhiều tiền lại là mộtsai lầm Nó là một nguyên nhân làm cho nền kinh tế lâm vào khủng hoảng Tiềnphải được đưa vào sản xuất, để tạo ra hàng hóa, làm giàu cho xã hội Sai lầmtiếp theo của quan điểm này của các nhà trọng thương về tiền tệ là họ coi cáckim loại quý là của cải chủ yếu của xã hội Họ đã đồng nhất tiền với các kimloại quý đó Các kim loại quý lại là những thứ tự nhiên có sẵn Như vậy, vôhình tiền đã là những thứ tự nhiên, sẵn có

Qua nghiên cứu luận điểm này, tác giả thấy rằng, việc xác định đúng củacải thực của mỗi quốc gia có ý nghĩa quan trọng, vì chính thứ của cải đó mới lànguồn gốc tạo ra những của cải khác Tuy vậy, chúng ta cũng có thể thấy đượcvai trò của “những tư tưởng khởi thủy” trong học thuyết trọng thương về tiền tệ.Các nhà kinh tế chính trị học sau này đã dựa trên những tư tưởng đó để xâydựng lý luận cho riêng mình

b) Để có tích lũy tiền tệ, phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương

Mối bận tâm của những người theo thuyết trọng thương đối với vấn đềtiền tệ khụng chỉ đơn thuần là gắn với việc tôn thờ vẽ đẹp quyến rũ của tiền vàvàng Nhìn chung họ cho rằng chính sự gia tăng lượng tiền (lệ thuộc vào xuấtkhẩu vượt mức nhập khẩu) là kích thích đến nền kinh tế không bằng cách nàycũng bằng cách khác Họ cũng cho rằng khối lượng tiền chỉ có thể tạo ra bằngcon đường ngoại thương

Trang 10

Từ quan điểm coi tiền là của cải, người ta đã tìm kiếm nguồn gốc của củacải Do coi trọng tiền, họ đề cao lưu thông tiền tệ và tìm kiếm biện pháp tácđộng của Nhà nước vào lưu thông tiền tệ Mục đích cuối cùng của họ là giữkhối lượng tiền không bị hao hụt Nhưng, lưu thông tiền tệ được quy định bởicái gì? Lưu thông tiền tệ được quy định trực tiếp bởi lưu thông hàng hóa, vì vậytrong hai giai đoạn, chủ nghĩa trọng thương đã xây dựng biện pháp điều tiết lưuthông Hàng- Hàng Việc điều tiết hàng dẫn đến điều tiết tiền tệ nhằm mục đíchthu về lượng tiền lớn hơn Vì vậy, trong giai đoạn phát triển thư hai đích thựcmới là giai đoạn phát triển của chủ nghĩa trọng thương Trong giai đoạn sơ kì,các biện pháp của Nhà nước khi can thiệp sâu vào nền kinh tế như: cấm xuấtkhẩu tiền và vàng bạc ra nước ngoài, phải thu hút tiền về càng nhiều càng tốt,giám sát thương nhân nước ngoài, không cho đem tiền về, mà buộc phải muahàng, và tích trữ tiền lại Khác hẳn giai đoạn sơ kì, giai đoạn trọng thương chínhthống việc mang tiền trao đổi buôn bán đã phát triển hơn trước Họ đã có tư duykinh tế mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị Chẳng hạn, họ cho rằngmuốn có nhiều tiền thì phải đẩy mạnh xuất khẩu Nhưng muốn mở rộng xuấtkhẩu phải có hàng hóa rẻ, do đó phải giảm chi phí sản xuất Giá càng rẻ, khốilượng sản xuất càng lớn.

Học thuyết kinh tế trọng thương khẳng định vai trò của thương nghiệp

Để tích lũy và phát triển thương nghiệp, trước hết là ngoại thương Chỉ có ngoạithương mới là nguồn gốc đích thực của sự giàu có, là phương tiện để tạo ranhiều tiền: “thương mại là hòn đá thử vàng của mỗi quốc gia; không có phép lạnào khác để kiếm tiền trừ thương mại” ( Thomas Mun) Ông cũng cho rằngthương mại càng được mở rộng, thì càng có nhiều cơ hội kiếm tiền, quốc giacàng giàu có Sự phát triển thương mại là thước đo duy nhất cho sự phồn thịnhcủa mỗi quốc gia Trong quan điểm này của Thomas Mun có nhiều luận điểm

có gía trị thực tiễn cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay chúng ta cần đi sâunghiên cứu

Trang 11

Bên cạnh quan điểm của Thomas Mun về thương mại và vai trò củathương mại trong nền kinh tế quốc dân có một quan điểm tiến bộ khác củaMontchretien (1575 – 1692) - Đại biểu cho chủ nghĩa trọng thương ở Pháp : “Nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm Muốn tăng của cảiphải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương” Chủ nghĩa trọng thương coitrọng tiền tệ, họ coi tiền tệ như là thước đo tiêu chuẩn của sự giàu có và mọi sựhùng mạnh của một quốc gia Do đó mục đích kinh tế của mỗi nước đó là phảităng khối lượng tiền tệ Nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu có; và hàng hoáchỉ là phương tiện tăng khối lượng tiền tệ Họ cũng coi nghề nông là một nghềtrung gian những hoạt động tích cực và tích cực vì nghề nông không làm tănghay giam của cải ( trừ chủ nghĩa khai thác vàng bạc) do đó nội thương chỉ cótác dụng di chuyển của cải trong nước chức không thể làm tăng của cải trongnước Trong hoạt động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu( xuấtnhiều, xuất ít) Học thuyết trọng thương cho rằng lợi nhuận tạo ra cho lĩnh vựclưu thông nó là kết quả việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có Ngoạithương là động lực tăng kinh tế chủ yếu của một nước, không có ngoại thươngkhông thể tăng được của cải Ngoại thương được ví như máy bơm đưa lượngtiền nước ngoài vào trong nước Quan điểm này đánh giá cao ngoại thương xemnhẹ nội thương vì ông chỉ chú ý đến lĩnh vực lưu thông (T-H-T) mà chưa hiểuđược toàn bộ quá trình sản xuất và bước chuyển của việc tạo ra lợi nhuận đó là

do quá trình sản xuất Giải pháp số một mà những người trọng thương đưa ra làtăng cả nội thương và ngoại thương với việc tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện đượcdưới sự giúp đỡ của Nhà nước Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương,thông qua việc tạo điều kiện pháp lí cho công ty thương mại độc quyền buônbán với nước ngoài Như vậy, khi nghiên cứu về luận điểm này chúng ta càngnhận thức rõ hơn về vai trò của nội thương và ngoại thương trong việc pháttriển kinh tế của mỗi quốc gia Việc phát triển nền kinh tế hàng hóa, và hộinhập kinh tế quốc tế là tất yếu của mỗi quốc gia mà Việt Nam không phải làmột ngoại lệ Quan điểm này càng chứng tỏ đặc điểm của học thuyết trọngthương tuy ít tính lí luận song lại rất thực tiễn

Tuy nhiên, các nhà kinh tế chính trị học sau này mà tiêu biểu là Mác đãkhẳng định tiền không phải tạo ra bằng con đường ngoại thương (nói cách khác

là trong lưu thông), mà phải được tạo ra trong quá trình sản xuất Trong giaiđoạn trọng thương chính thống, các nhà trọng thương cũng đã chủ chương pháttriển sản xuất trong nước, giảm chi phí sản xuất, tạo ra lợi thế cạnh tranh trênthị trường quốc tế Có lẽ tiền lại được thu về quá mạnh mẽ từ lưu thông đã làmlóa mắt các nhà trọng thương, và sản xuất trong giai đoạn phát triển của chủnghĩa trọng thương chưa đủ để giúp các nhà trọng thương nhận ra được điềunày Do vậy, một quốc gia muốn phát triển điều quan trọng hơn cả là phát triểnsản xuất trong nước, đẩy mạnh nội thương và ngoại thương để thúc đẩy sảnxuất phát triển

Ngày đăng: 01/08/2018, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w