1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

những luận điểm cơ bản của bốn tiếp cận lâm sàng cơ bản: phân tâm học, hành vi, nhận thức và nhân văn

4 662 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 20,76 KB

Nội dung

những luận điểm cơ bản của bốn tiếp cận lâm sàng cơ bản: phân tâm học, hành vi, nhận thức và nhân văn. 1. Phân tâm học: Có nguồn gốc từ những nghiên cứu của Sigmund Freud. Sau Freud, phân tâm học kế thừa và phát triển theo những hướng khác nhau, gồm những bác bỏ và xem xét lại các khái niệm của Freud, từ đó hình thành trào lưu phân tâm học mới. Tuy vậy, phân tâm học đều được xây dựng trên 1 số luận điểm giống nhau và có những nguyên tắc chung sau:  Hành vi con người được qui định bởi các xung năng, các ham muốn, các động lực, các xung đột nội tâm và thường nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức.  Các yếu tối nội tâm tạo ra cả hành vi bình thường và hành vi bất thường. vì vậy chỉ những xung đột không thể giải quyết được hay những nhu cầu không thể thỏa mãn mới tạo ra những hành vi bất thường.  Nguồn căn của các rối nhiễu tâm trí thường có gốc rễ từ những nhu cầu và xung năng không được thỏa mãn trong thời kỳ thơ ấu, do vậy những mối quan hệ sớm giữa những đứa trẻ với các thành viên trong gia đình, với bạn bè đều cần được chú ý.  Các rối loạn hành vi chỉ là áo khoác ngoài của rối nhiễu tâm trí bên trong.  Các đánh giá, trị liệu và nghiên cứu lâm sàng cần hướng đến những khía cạnh bị che khuất của hoạt động nội tâm ( thường khó quan sát trực tiếp) nhằm giúp hiểu được hành vi và làm dịu đi những nỗi đau do các rối loạn hành vi gây ra. 2. Hành vi: Khởi nguồn từ chủ nghĩa hành vi, ra đời muộn hơn so với các tiếp cận khác, khoảng những năm 1950, với các quan điểm của Watson (nhấn mạnh vai trò của yếu tố môi trường bên ngoài), quan điểm điều kiện hóa cổ điển của I. Pavlov, điều kiện hóa tạo tác của Skinner (củng cố tích cực – tiêu cực, trừng phạt – kích thích).  Có 3 xu hướng chính trong tâm lý học hành vi: 1.Điều kiện hóa cổ điển: dựa trên quan điểm của Watson về mô hình hành vi S (kích thích) – R (đáp ứng) => mọi hành vi đều là sự đáp lại kích thích từ môi trường => cần làm chủ các kích thích. Nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa kích thích có điều kiện và không điều kiện. 2.Điều kiện hóa tạo tác: xuất phát từ quan điểm của Skinner về hành vi tạo tác. Có ba dạng hành vi tạo tác: không điều kiện (mang tính bẩm sinh), có điều kiện (dựa trên phản xạ có điều kiện) và hành vi tạo tác (dựa trên quá trình điều kiện tạo tác). Nhấn mạnh đến củng cố và trừng phạt (kích thích không mong muốn), và quan tâm đến 3 yếu tố: môi trường, hành vi và hệ quả hành vi. Mô hình hành vi bao gồm S (kích thích) – đáp ứng (R) – củng cố. 3. Học tập xã hội (nhận thức – hành vi): dựa trên lý thuyết của Bandura và Mischel, nhấn mạnh thêm vai trò của các quá trình nhận thức (tư duy) trong sự phát triển, duy trì và biến đổi hành vi. Quan điểm chung của trường phái hành vi: 1.Hành vi con người có thể đo đạc được => quan tâm đến hành vi khách quan và hiển nhiên, hành vi khó thấy và bị che giấu. 2.Cho rằng gen di truyền ảnh hưởng đến xu hướng hành vi, sau đó kinh nghiệm sắp hành vi theo những mô hình cụ thể 3.Hành vi được hình thành theo nguyên tắc học hỏi, bắt chước, củng cố, trừng phạt, rèn luyện => Hành vi bình thường và bất thường được phát sinh và duy trì theo cùng một cách thức 4.Thực nghiệm là phương pháp tốt nhất để hiểu sự đánh giá, phát triển và thay đổi hành vi 5.Sự đánh giá và điều trị lâm sàng có thể được định hướng bởi kết quả thực nghiệm. 6.Trị liệu có mục đích loại bỏ các hành vi kém thích ứngkhông mong muốn và hình thành hành vi thích ứng hơnhành vi mong muốn => phá vỡ các điều kiệnyếu tố duy trì, củng cố hành vi kém thích ứng và tái cấu trúc nhận thức của thân chủ. 3.Nhận thức: 1.Nhấn mạnh tới vai trò của hoạt động xử lý thông tin trong sự đáp ứng và thích nghi với môi trường: phản ứng của con người là tổng hòa phản ứng của một hệ thống gồm các yếu tố nhận thức, cảm xúc, động cơ, hành vi. 2.Giả thuyết nền tảng nhằm vào tính chịu trách nhiệm của cá nhân về hành vi và những trải nghiệm của chính mình trong hoạt động sống; nhấn mạnh đến khả năng cá nhân có thể khám phá, cảm nhận, nhận biết và diễn dịch các vấn đề của bản thân. 3.Mục tiêu chính là kích thích cá nhân chuyển từ môi trường được hỗ trợ sang môi trường tự hỗ trợ, giúp cá nhân tăng cường và làm giàu sự nhận thức của bản thân về những trải nghiệm hiện hành, để từ đó thoát ra khỏi những bế tắc của mình. 4.Mỗi dạng rối loạn tâm lý có một cấu trúc nhận thức đặc trưng, nhưng giống nhau ở chỗ: cá nhân diễn dịch sai lệch, bóp méo thực tế hoặc đánh giá tiêu cực về tình huốnghoàn cảnhvấn đề mà họ đang đối mặt cũng như năng lực ứng phó 5.Nhà trị liệu giúp cá nhân đưa ra giả định mới về tình huống, năng lực ứng phó của cá nhân, phân tích tình huống theo cách mới, tích cực hơn … 4.Nhân văn: 1.Con người là một thực thể xã hội – sinh học => động lực phát triển tâm lý là sự nỗ lực thường xuyên phá vỡ cân bằng để hiện thực hóa bản thân 2.Cá nhân có động lực bẩm sinh là hiện thực hóa bản thân vốn chỉ được xuất hiện trong mối quan hệ liên cá nhân 3.Cấu trúc bản ngã hình thành dựa vào kết quả tương tác cá nhân – xã hội. Cấu thành trung tâm của bản ngã là nhận thức về cái Tôi và các giá trị đi kèm => nhân cách hài hòa do sự thống nhất giữa ý niệm bản ngã cá nhân và trải nghiệm về giá trị của cái tôi trong mối quan hệ với môi trường. 4.Cho rằng mỗi người đều có cách thức duy nhất để nhận thức và hiểu thế giới, mọi hành vi chỉ có ý nghĩa trong cách nhận thức này => tiếp cận khách quan về con người và nhìn con người trong tính chủ thể. 5.Sự quyết định của một cá nhân liên quan đến cách cá nhân đó sống, cư xử với người khác => không cố gắng hàn gắn hoặc chữa trị cảm giác lo lắng mà cố gắng giúp thân chủ tìm ra ý nghĩa của sự lo lắng, nhấn mạnh khả năng của thân chủ trong giải quyết vấn đề của mình. 6.Cá nhân tìm đến nhà tâm lý do họ bất an, không hài lòng, cáu giận vô cớ và thất bại trong cuộc sống, thiếu vắng các mối quan hệ có ý nghĩa, … 7.Sự bất an là những trải nghiệm không được biểu tượng hóa thành một phần của bản ngã do không phù hợp với ý niệm bản ngã cá nhân => Rối loạn tâm lý hoặc sự tha hóa nhân cách cá nhân do cá nhân luôn muốn làm hài lòng người khác, hành động theo ý muốn của người khác, bóp méo hiện thực, tự lừa dối bản thân và người khác: mối đe dọa tới những giá trị cá nhân 8.Nguyên nhân của rối loạn tâm lý: sự thiếu hụt tình cảm và sự quan tâm, không được tôn trọng, không được tự do là chính mình, không được khuyến khích và tạo điều kiện để hiện thực hóa tiềm năng cá nhân. 9.Tâm lý trị liệu tạo sự đánh giá tích cực vô điều kiện, tôn trọng thân chủ, thấu cảm với họ => giảm thiểu rối nhiễu, giảm bóp méo hiện thực và trải nghiệm các giá trị đích thực của bản thân; giúp thân chủ thống hợp được ý niệm bản ngã với trải nghiệm liên cá nhân, nhu cầu, tiềm lực hiện thực hóa bản thân.

Trang 1

những luận điểm cơ bản của bốn tiếp cận lâm sàng cơ bản: phân tâm học, hành vi, nhận thức và nhân văn.

1. Phân tâm học:

Có nguồn gốc từ những nghiên cứu của Sigmund Freud Sau Freud, phân tâm học kế thừa và phát triển theo những hướng khác nhau, gồm những bác bỏ và xem xét lại các khái niệm của Freud, từ đó hình thành trào lưu phân tâm học mới Tuy vậy, phân tâm học đều được xây dựng trên 1 số luận điểm giống nhau và có những nguyên tắc chung sau:

 Hành vi con người được qui định bởi các xung năng, các ham muốn, các động lực, các xung đột nội tâm và thường nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức

 Các yếu tối nội tâm tạo ra cả hành vi bình thường và hành vi bất thường vì vậy chỉ những xung đột không thể giải quyết được hay những nhu cầu không thể thỏa mãn mới tạo ra những hành vi bất thường

 Nguồn căn của các rối nhiễu tâm trí thường có gốc rễ từ những nhu cầu và xung năng không được thỏa mãn trong thời kỳ thơ ấu, do vậy những mối quan hệ sớm giữa những đứa trẻ với các thành viên trong gia đình, với bạn bè đều cần được chú ý

 Các rối loạn hành vi chỉ là áo khoác ngoài của rối nhiễu tâm trí bên trong

 Các đánh giá, trị liệu và nghiên cứu lâm sàng cần hướng đến những khía cạnh bị che khuất của hoạt động nội tâm ( thường khó quan sát trực tiếp) nhằm giúp hiểu được hành vi và làm dịu đi những nỗi đau do các rối loạn hành vi gây ra

2. Hành vi:

Khởi nguồn từ chủ nghĩa hành vi, ra đời muộn hơn so với các tiếp cận khác, khoảng những năm 1950, với các quan điểm của Watson (nhấn mạnh vai trò của yếu tố môi trường bên ngoài), quan điểm điều kiện hóa cổ điển của I Pavlov, điều kiện hóa tạo tác của Skinner (củng cố tích cực – tiêu cực, trừng phạt – kích thích)

Trang 2

 Có 3 xu hướng chính trong tâm lý học hành vi:

1.Điều kiện hóa cổ điển: dựa trên quan điểm của Watson về mô hình hành vi S (kích

thích) – R (đáp ứng) => mọi hành vi đều là sự đáp lại kích thích từ môi trường => cần làm chủ các kích thích Nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa kích thích có điều kiện và không điều kiện

2.Điều kiện hóa tạo tác: xuất phát từ quan điểm của Skinner về hành vi tạo tác Có ba

dạng hành vi tạo tác: không điều kiện (mang tính bẩm sinh), có điều kiện (dựa trên phản

xạ có điều kiện) và hành vi tạo tác (dựa trên quá trình điều kiện tạo tác) Nhấn mạnh đến củng cố và trừng phạt (kích thích không mong muốn), và quan tâm đến 3 yếu tố: môi trường, hành vi và hệ quả hành vi Mô hình hành vi bao gồm S (kích thích) – đáp ứng (R) – củng cố

3 Học tập xã hội (nhận thức – hành vi): dựa trên lý thuyết của Bandura và Mischel,

nhấn mạnh thêm vai trò của các quá trình nhận thức (tư duy) trong sự phát triển, duy trì

và biến đổi hành vi

**Quan điểm chung của trường phái hành vi:

1.Hành vi con người có thể đo đạc được => quan tâm đến hành vi khách quan và hiển nhiên, hành vi khó thấy và bị che giấu

2.Cho rằng gen di truyền ảnh hưởng đến xu hướng hành vi, sau đó kinh nghiệm sắp hành vi theo những mô hình cụ thể

3.Hành vi được hình thành theo nguyên tắc học hỏi, bắt chước, củng cố, trừng phạt, rèn luyện => Hành vi bình thường và bất thường được phát sinh và duy trì theo cùng một cách thức

4.Thực nghiệm là phương pháp tốt nhất để hiểu sự đánh giá, phát triển và thay đổi hành vi

5.Sự đánh giá và điều trị lâm sàng có thể được định hướng bởi kết quả thực nghiệm

Trang 3

6.Trị liệu có mục đích loại bỏ các hành vi kém thích ứng/không mong muốn và hình thành hành vi thích ứng hơn/hành vi mong muốn => phá vỡ các điều kiện/yếu tố duy trì, củng cố hành vi kém thích ứng và tái cấu trúc nhận thức của thân chủ

3.Nhận thức:

1.Nhấn mạnh tới vai trò của hoạt động xử lý thông tin trong sự đáp ứng và thích nghi với môi trường: phản ứng của con người là tổng hòa phản ứng của một hệ thống gồm các yếu tố nhận thức, cảm xúc, động cơ, hành vi

2.Giả thuyết nền tảng nhằm vào tính chịu trách nhiệm của cá nhân về hành vi và những trải nghiệm của chính mình trong hoạt động sống; nhấn mạnh đến khả năng cá nhân có thể khám phá, cảm nhận, nhận biết và diễn dịch các vấn đề của bản thân

3.Mục tiêu chính là kích thích cá nhân chuyển từ môi trường được hỗ trợ sang môi trường tự hỗ trợ, giúp cá nhân tăng cường và làm giàu sự nhận thức của bản thân về những trải nghiệm hiện hành, để từ đó thoát ra khỏi những bế tắc của mình

4.Mỗi dạng rối loạn tâm lý có một cấu trúc nhận thức đặc trưng, nhưng giống nhau ở chỗ: cá nhân diễn dịch sai lệch, bóp méo thực tế hoặc đánh giá tiêu cực về tình huống/hoàn cảnh/vấn đề mà họ đang đối mặt cũng như năng lực ứng phó

5.Nhà trị liệu giúp cá nhân đưa ra giả định mới về tình huống, năng lực ứng phó của cá nhân, phân tích tình huống theo cách mới, tích cực hơn …

4.Nhân văn:

1.Con người là một thực thể xã hội – sinh học => động lực phát triển tâm lý là sự nỗ lực thường xuyên phá vỡ cân bằng để hiện thực hóa bản thân

2.Cá nhân có động lực bẩm sinh là hiện thực hóa bản thân vốn chỉ được xuất hiện trong mối quan hệ liên cá nhân

3.Cấu trúc bản ngã hình thành dựa vào kết quả tương tác cá nhân – xã hội Cấu thành trung tâm của bản ngã là nhận thức về cái Tôi và các giá trị đi kèm => nhân cách hài hòa

Trang 4

do sự thống nhất giữa ý niệm bản ngã cá nhân và trải nghiệm về giá trị của cái tôi trong mối quan hệ với môi trường

4.Cho rằng mỗi người đều có cách thức duy nhất để nhận thức và hiểu thế giới, mọi hành vi chỉ có ý nghĩa trong cách nhận thức này => tiếp cận khách quan về con người và nhìn con người trong tính chủ thể

5.Sự quyết định của một cá nhân liên quan đến cách cá nhân đó sống, cư xử với người khác => không cố gắng hàn gắn hoặc chữa trị cảm giác lo lắng mà cố gắng giúp thân chủ tìm ra ý nghĩa của sự lo lắng, nhấn mạnh khả năng của thân chủ trong giải quyết vấn đề của mình

6.Cá nhân tìm đến nhà tâm lý do họ bất an, không hài lòng, cáu giận vô cớ và thất bại trong cuộc sống, thiếu vắng các mối quan hệ có ý nghĩa, …

7.Sự bất an là những trải nghiệm không được biểu tượng hóa thành một phần của bản ngã do không phù hợp với ý niệm bản ngã cá nhân => Rối loạn tâm lý hoặc sự tha hóa nhân cách cá nhân do cá nhân luôn muốn làm hài lòng người khác, hành động theo ý muốn của người khác, bóp méo hiện thực, tự lừa dối bản thân và người khác: mối đe dọa tới những giá trị cá nhân

8.Nguyên nhân của rối loạn tâm lý: sự thiếu hụt tình cảm và sự quan tâm, không được tôn trọng, không được tự do là chính mình, không được khuyến khích và tạo điều kiện để hiện thực hóa tiềm năng cá nhân

9.Tâm lý trị liệu tạo sự đánh giá tích cực vô điều kiện, tôn trọng thân chủ, thấu cảm với họ => giảm thiểu rối nhiễu, giảm bóp méo hiện thực và trải nghiệm các giá trị đích thực của bản thân; giúp thân chủ thống hợp được ý niệm bản ngã với trải nghiệm liên cá nhân, nhu cầu, tiềm lực hiện thực hóa bản thân

Ngày đăng: 01/03/2019, 21:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w