Chính sách tài khoá* Khái niệm chính sách tài khoá- Chính sách tài khóa là các biện pháp được Chính phủ thi hành tác động đến chitiêu công và hệ thống thuế khóa nhằm đạt được các mục tiê
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
MÔN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ NÂNG CAO
Chủ đề: Phân tích việc thực thi chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ
của Việt Nam giai đoạn 2007-2017
Người thực hiện: Nguyễn Hải Quân
Vũ Thị Thu Thảo Bùi Xuân Quý Nguyễn Quang Khánh
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 2019
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 5
1 Một số vấn đề lý luận cơ bản 5
1.1 Chính sách tài khoá 5
1.2.Chính sách tiền tệ 8
2 Thực trạng chính sách tài khoá Việt Nam, giai đoạn 2007-2017 10
2.1 Thực trạng thu ngân sách nhà nước 10
2.2 Thực trạng chi ngân sách nhà nước 11
2.3 Thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công 12
2.4 Phân tích, đánh giá chính sách tài khoá của Việt Nam 14
2.5 Đánh giá chính sách tài khoá với nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2017 17
3 Chính sách tiền tệ Việt Nam 19
3.1 Giai đoạn 1: chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011 19
3.2 Giai đoạn 2: chính sách tiền tệ giai đoạn từ năm 2011 đến 2017 26
4 Phối hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ ở Việt Nam, giai đoạn 2007-2017 39
4.1 Cơ sở và điều kiện phối hợp chính sách tài khóa - tiền tệ 39
4.2 Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2007-2017 40
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởngkhông nhỏ từ biến động của nền kinh tế toàn cầu, như khủng hoảng kinh tế 2007-
2009 và khủng hoảng nợ Châu Âu 2010 Chính phủ các nước trên thế giới, trong đó
có Việt Nam đã cố gắng sử dụng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và nhiều chínhsách kinh tế khác nhằm chặn đà suy giảm kinh tế thời kỳ 2008 - 2009 và duy trì ổnđịnh kinh tế vĩ mô thời kỳ hậu khủng hoảng
Từ năm 2008 đến nay, kinh tế Việt Nam có sự suy giảm mạnh về tăng trưởng và
sự biến động lớn của lạm phát Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó phải kể tới là sựbiến động của kinh tế toàn cầu, khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 - 2009, khủnghoảng nợ Châu Âu và những yếu kém của nền kinh tế trong một thời gian dài tăngtrưởng theo chiều hướng mở rộng
Để đưa nền kinh tế vượt qua những khó khăn, Chính phủ đã rất nỗ lực trong việcban hành và thực thi nhiều chính sách có hiệu quả, nhằm hạn chế những rào cản, kíchthích tăng trưởng để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong
đó có vai trò của chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ Chính sách tài khóa, chínhsách tiền tệ của Việt Nam nhằm tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Với việcđồng thời cùng thực hiện và phục vụ cho triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng điểmnên quy mô chi ngân sách trong thời gian qua tăng mạnh, trong khi đó nguồn thu chỉ
có hạn và do vậy đã làm cho quy mô thâm hụt ngân sách đang có xu hướng tăng cao.Ngoài ra, chi ngân sách nhà nước hiện nay đang có diễn biến theo hướng giảm chi đầu
tư công và tăng chi thường xuyên Tuy nhiên, với mô hình tăng trưởng kinh tế ở ViệtNam hiện tại vẫn là tăng trưởng theo chiều rộng thì việc thu hẹp đầu tư công sẽ hạnchế đáng kể tới thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh khi mà chi tiêu chínhphủ vẫn rất cần tạo cú huých cho quá trình phát triển nền kinh tế Việc chính phủ đãđiều hành sách tài khoá, chính sách tiền tệ giai đoạn 2007-2017 như thế nào, phối hợp
Trang 4chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ ra sao, tác động của các chính sách đó với sựphát triển kinh tế như thế nào?
Tiểu luận với việc đánh giá khái quát kinh tế vĩ mô Việt Nam trong những nămgần đây; Phân tích việc thực thi chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ của ViệtNam giai đoạn 2007-2017 để làm sáng rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chínhsách tài khoá, chính sách tiền tệ, sự phối hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ,tác động tới phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2017
NỘI DUNG
Trang 51.1 Chính sách tài khoá
* Khái niệm chính sách tài khoá
- Chính sách tài khóa là các biện pháp được Chính phủ thi hành tác động đến chitiêu công và hệ thống thuế khóa nhằm đạt được các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tếnhư: tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát Chínhsách tài khóa có phạm vi tác động lớn tới quản lý và đóng một vai trò quan trọngtrong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua huy động và sử dụng các nguồn lựctài chính của Nhà nước
Căn cứ theo cán cân thu - chi ngân sách, CSTK được chia thành 3 loại chính đólà: CSTK trung lập, CSTK mở rộng và CSTK thu hẹp
- Chính sách tài khóa trung lập là chính sách cân bằng ngân sách tại đó chi tiêuChính phủ bằng với nguồn thu từ thuế (G = T) hay chi tiêu Chính phủ được tài trợhoàn toàn từ nguồn thu của Chính phủ Chính sách này có tác động trung tính đếnmức độ các hoạt động kinh tế
- Chính sách tài khóa mở rộng (G > T) là chính sách tăng cường chi tiêu Chínhphủ thông qua việc mở rộng chi tiêu hoặc giảm bớt nguồn thu thuế hoặc kết hợp cảhai Chính sách này thường được áp dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việclàm
- Chính sách tài khóa thu hẹp (G < T) là chính sách thắt chặt chi tiêu của Chínhphủ thông qua việc giảm bớt chi tiêu hoặc tăng nguồn thu của Chính phủ hoặc kết hợp
cả hai Chính sách này thường được áp dụng kìm hãm sự phát triển quá nóng của nềnkinh tế và kiềm chế lạm phát
Chính sách tài khóa chính là việc chính phủ sử dụng chi tiêu và nguồn thu thuế
để tác động lên nền kinh tế Sự kết hợp và tác động qua lại giữa chi tiêu chính phủ vànguồn thu ngân sách là một sự cân bằng dễ bị phá vỡ và đòi hỏi việc xác định thờiđiểm chính xác và một chút may mắn để đạt hiệu quả Tác động trực tiếp và gián tiếpcủa chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng đến chi tiêu cá nhân, đầu tư của doanh
Trang 6nghiệp, tỷ giá hối đoái, mức thâm hụt ngân sách và thậm chí là cả lãi suất, chỉ sốthường được coi là liên quan đến chính sách tiền tệ nhiều hơn.
Chính sách tài khóa thường gắn liền với trường phái Keynes, theo tên nhà kinh tếhọc người Anh John Maynard Keynes Những nghiên cứu chính của ông như “Lýthuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đã ảnh hưởng đến những tư tưởngmới lý giải về cách thức nền kinh tế hoạt động và vẫn được nghiên cứu cho đến ngàynay Hầu hết lý thuyết của ông được phát triển trong thời kỳ Đại khủng hoảng Đếnnay lý thuyết của Keynes đã được dùng cũng như bị vận dụng sai không ít lần, bởi nókhá phổ biến và chỉ áp dụng đặc thù để giảm ảnh hưởng trong thời kỳ suy thoái
Một cách ngắn gọn, học thuyết kinh tế trường phái Keynes dựa trên tư tưởngrằng sự chủ động từ chính phủ là cách duy nhất để chèo lái nền kinh tế Điều này ngụ
ý rằng chính phủ nên sử dụng quyền hạn của mình để tăng tổng cầu bằng cách tăngchi tiêu và tạo ra môi trường lưu thông tiền tệ dễ dàng, từ đó kích thích nền kinh tế,tạo ra công ăn việc làm và cuối cùng tăng thêm của cải trong xã hội Phong trào dựatrên lý thuyết của Keynes cho rằng chính sách tiền tệ bản thân nó có những hạn chếtrong việc giải quyết khủng hoảng tài chính, vì vậy đã tạo ra cuộc tranh luận giữanhững nhà kinh tế theo trường phải Keynes và những người ủng hộ chính sách tiền tệ.Chính sách tài khóa đã được vận dụng thành công kể cả trong suốt và sau thời kỳĐại khủng hoảng nhưng học thuyết của Keynes đã bị hoài nghi vào những năm 80 saumột thời gian dài được ưa chuộng
Người ủng hộ chính sách tiền tệ như Milton Friedman và người theo trường phái
“trọng cung” cho rằng những động thái đang diễn ra của chính phủ sẽ chẳng thể cứuvãn đất nước thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng khi mà mức GDP dưới trung bìnhngày càng mở rộng, còn lãi suất thì bất ổn
* Các vấn đề cần lưu ý
Chính sách tài khóa có thể được sử dụng để điều chỉnh sự mở rộng hoặc thu hẹp
Trang 7để giảm thuế hay tăng chi tiêu đồng nghĩa chính phủ đang vận dụng chính sách tàikhóa mở rộng Nhìn bên ngoài, những nỗ lực mở rộng của chính phủ có vẻ chỉ manglại hiệu quả tích cực bằng cách kích thích nền kinh tế nhưng hiệu ứng domino kéotheo lại mở rộng hơn thế nhiều Khi tốc độ chi tiêu chính phủ nhanh hơn so với thuthuế, nợ sẽ tích lũy quá nhiều khi phát hành trái phiếu chịu lãi suất để tài trợ cho việcchi tiêu, từ đó dẫn tới gia tăng nợ quốc gia.
Khi chính phủ tăng vay nợ thông qua phát hành trái phiếu khi áp dụng chínhsách tài khóa mở rộng, việc phát hành trái phiếu của chính phủ trên thị trường mở sẽphải cạnh tranh với khu vực kinh tế tư nhân, nhóm đối tượng cũng muốn phát hànhtrái phiếu cùng thời điểm đó Hiệu ứng được biết đến với tên gọi “chen lấn vay nợ”(crowding out) này có thể làm tăng lãi suất gián tiếp vì gia tăng cạnh tranh để giànhnguồn vốn vay Ngay cả nếu kích thích bằng cách tăng chi tiêu chính phủ ban đầu cóthể có một số hiệu quả tích cực trong ngắn hạn, một phần tăng trưởng kinh tế này sẽ
bị mất đi bởi chi phí vay sẽ tăng lên đối với những người đi vay, trong đó có chínhphủ
Một ảnh hưởng gián tiếp khác của chính sách tài khóa thường bị bỏ qua đó làkhả năng các nhà đầu tư nước ngoài nỗ lực mua vào đồng đô la nội địa nhằm đầu tưvào trái phiếu nội địa trên thị trường mở giờ đây có lợi tức cao hơn Đồng nội tệ mạnhlên có vẻ là một dấu hiệu tích cực về bề nổi, tùy thuộc vào mức độ biến động tỷ giá,nhưng nó có thể làm cho hàng hóa củanội địa trở nên đắt đỏ hơn khi xuất khẩu và cácmặt hàng nhập khẩu nước ngoài thì rẻ hơn Vì hầu hết người tiêu dùng thường coi giá
là yếu tố quyết định trong hoạt động mua sắm, sự dịch chuyển từ tiêu dùng hàngngoại thay vì hàng trong nước sẽ dẫn tới sự mất cân bằng tạm thời trong cán cânthương mại Các kịch bản này cần được cân nhắc và dự đoán Không dễ để dự đoánkết quả nào sẽ xảy ra và với mức độ ra sao bởi còn nhiều yếu tố khác như thảm họathiên nhiên, chiến tranh v.v… có thể làm thị trường biến động
Trang 8Các biện pháp chính sách tài khóa cũng chịu tác động của độ trễ tự nhiên hoặc
do phải trải qua nhiều khâu chính sách khác nhau Từ góc độ dự báo, trong một thịtrường hoàn hảo nơi các nhà kinh tế có khả năng dự báo tương lai đúng 100% thìchính sách tài khóa có thể được đưa ra ngay khi cần Không may là với sự bất định vàhay thay đổi vốn có của thị trường, hầu như các nhà kinh tế không thể dự báo chínhxác những thay đổi trong ngắn hạn
1.2.Chính sách tiền tệ
Tiền tệ có thể được sử dụng để kích thích hoặc giảm tốc nền kinh tế nhưng phảidưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương với mục tiêu cuối cùng là giúp tiền lưuthông dễ dàng trên thị trường Ban đầu những người theo thuyết kinh tế của Keynekhông tin rằng chính sách tiền tệ có tác động lâu dài đối với nền kinh tế vì thứ nhấtngân hàng có quyền cho vay hoặc không cho vay số tiền dự trữ vượt mức trong tayvới lãi suất thấp và thứ hai nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụkhông liên quan đến chi phí vốn để đạt được những hàng hóa đó Tại những thời điểmkhác nhau trong chu kỳ kinh tế, điều này có thể đúng hoặc không nhưng chính sáchtiền tệ đã được chứng minh có một số ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế, thị trường
cổ phiếu, trái phiếu
Ví dụ điển hình là ở mỹ, Cục dự trữ liên bang nắm trong tay ba công cụ mạnh vàtích cực sử dụng cả ba Công cụ được sử dụng nhiều nhất là nghiệp vụ thị trường mở(OMO), được điều tiết hàng ngày Nghiệp vụ này mua và bán trái phiếu Mỹ trên thịtrường mở nhằm tăng hoặc giảm lượng tiền dự trữ trong ngân hàng đồng thời gây ảnhhưởng tới cung tiền Ngân hàng trung ương cũng có thể thay đổi quy định về dự trữbắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, và cách này cũng sẽ trực tiếp tăng hoặcgiảm cung về tiền Ngoài ra, ngân hàng trung ương có thể điểu chỉnh lãi suất chiếtkhấu – một công cụ liên tục nhận được sự chú ý từ truyền thông, những nhà dự báo,
Trang 9Lãi suất chiết khấu thường bị hiểu sai, nó không phải là lãi suất chính thức màngười tiêu dùng sẽ phải trả khi đi vay hoặc được nhận khi gửi tiết kiệm Đây là lãisuất ngân hàng phải trả khi ngân vay trực tiếp từ ngân hàng trung ương nếu muốntăng dự trữ Tuy nhiên, quyết định của ngân hàng trưng ương ảnh hưởng đển toán bộ
hệ thống ngân hàng và sau cùng, đến chi phí mà người đi vay phải trả cũng như mứclãi được nhận đối với tài khoản tiền gửi Về lý thuyết, việc giữ tỷ lệ chiết khấu thấp sẽdẫn đến giảm dự trữ vượt mức mặt của ngân hàng và cuối cùng làm tăng cầu về tiền.Điều này đặt ra câu hỏi: Chính sách nào hiệu quả hơn – chính sách tài khóa hay chínhsách tiền tệ?
Cuộc tranh luận này đã diễn ra sôi nổi hàng thập kỷ qua và câu trả lời là cả hai
Ví dụ, để thúc đẩy chính sách tài khóa trong thời gian dài 25 năm, nền kinh tế sẽ trảiqua nhiều chu kỳ kinh tế Ở điểm kết thúc của những chu kỳ đó, các tài sản thuộcnhóm cở sở hạ tầng, chẳng hạn các tòa nhà, cầu đường và những tài sản dài hạn khác
sẽ vẫn tồn tại và hầu hết chúng là kết quả của chính sách tài khóa Trong 25 năm đó,ngân hàng trung ương có thể đã can thiệp tới hàng trăm lần thông qua sử dụng cáccông cụ và có lẽ chỉ thành công trong một vài lần Mặt khác, nếu chỉ sử dụng mộtcông cụ chưa chắc đã là giải pháp tốt nhất bởi độ trễ của chính sách tài khóa Chínhsách tiền tệ cho thấy hiệu quả trong việc làm chậm lại kinh tế đang tăng trưởng nónghơn mong muốn (lo sợ lạm phát) nhưng hiệu ứng tương tự không đạt được khi chínhphủ muốn mở rộng nền kinh tế với chính sách nới lỏng tiền tệ
2 Thực trạng chính sách tài khoá Việt Nam, giai đoạn 2007-2017
2.1 Thực trạng thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Việt Nam đến từ bốn nguồn chính là: (i)Thu nội địa, (ii) Thu từ dầu thô, (iii) Thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu và (iv)Thu viện trợ Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao vớitốc độ bình quân hàng năm trên 6% từ năm 2006 đến nay, đã giúp nâng cao số thu
Trang 10NSNN Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, tốc độ tăng thu (sau khiloại trừ yếu tố tăng giá) đã chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Theo đó, tỷ lệ thu từNSNN so GDP đã giảm từ 26,4% trong giai đoạn 2006-2010 xuống 23,4% trong giaiđoạn 2011-2015, nguyên nhân chủ yếu là do giảm thu từ dầu thô (từ 4,8% xuống 3%),
từ hoạt động xuất nhập khẩu (5,5% xuống 4,2%) và các khoản thu về đất (2,5% xuống
Việ
t Nam đã thành công trong việc chuyển đổi hệ thống chính sách thuế theo hướng ítphụ thuộc hơn vào các nguồn bên ngoài (thu từ dầu thô và xuất khẩu) Trong cơ cấuthu NSNN, tỷ trọng thu nội địa đã tăng cao hơn từ 58,9% (giai đoạn 2006-2010) lênkhoảng 68% (giai đoạn 2011-2015), do nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng dương và duytrì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mức tăng trên phầnnào đã giúp bù đắp cho số giảm thu về xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô Bên cạnh đó,
để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư và tháo gỡ khó khăn cho các doanhnghiệp trong bối cảnh kinh tế suy giảm, Việt Nam đã thực hiện một số chính sách ưu
Trang 11cho người nộp thuế TNCN; (iii) miễn hoặc giảm thuế đất nông nghiệp; và (iv) gia hạnnộp thuế GTGT, TNDN và tiền sử dụng đất v.v.
So sánh số liệu dự toán thu NSNN hàng năm cho thấy, dự toán thu NSNN năm
2017 đã được kỳ vọng khá cao so với thực trạng nền kinh tế (dự toán thu NSNN 2017tăng gần 20% so với dự toán thu NSNN năm 2016 Vì vậy, việc hoàn thành dự toánthu NSNN 2017 (dù chỉ tăng hơn 5% so với dự toán) cũng là thành công lớn Hơnnữa, trong bối cảnh lạm phát năm 2017 được duy trì ở mức thấp thì việc hoàn thành
dự toán thu NSNN 2017 là kết quả đáng khích lệ vì lạm phát luôn là yếu tố có ảnhhưởng mạnh đến tăng thu NSNN
2.2 Thực trạng chi ngân sách nhà nước
Quy mô chi NSNN tăng khá cao (năm 2016 tăng trên 70% so với năm 2010)nhưng cũng chỉ mới đáp ứng nhu cầu chi tối thiểu của nhiều ngành, lĩnh vực Cân đốiNSNN ngày càng khó khăn hơn do nợ công sắp đến giới hạn cho phép; nhu cầu chiđầu tư phát triển (ĐTPT) vẫn còn rất lớn
Chi tiêu của Chính phủ so với GDP vẫn duy trì ở mức cao Cơ cấu chi thay đổitheo hướng chi thường xuyên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn Tổng chi NSNN - baogồm cả chi từ nguồn trái phiếu - bình quân chiếm 29,2% GDP trong giai đoạn 2011-
2015, so với 28,9% trong giai đoạn trước và ở mức cao so với khu vực và các quốcgia có mức phát triển tương đương Tỷ lệ so sánh giữa chi thường xuyên và đầu tư làkhoảng 70:30 trong thời kỳ 2011-2015 so với 63:37 của thời kỳ 2006-2010 Chithường xuyên tăng lên và cao hơn mức tăng thu chủ yếu là do tăng chi để thực hiệncác chính sách mới về an sinh xã hội, chi lương và phụ cấp và chi trả lãi các khoảnvay Chi đầu tư từ NSNN, mặc dù giảm tỷ trọng trong tổng chi tiêu của Chính phủ,nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với khu vực và thế giới Nếu so với tổng đầu tư toàn
xã hội, chi đầu tư từ NSNN chiếm 29,1% trong giai đoạn 2011-2015, tăng nhẹ so vớimức 28,4% của thời kỳ 2006-2010, cho thấy đầu tư của Nhà nước vào hạ tầng công
Trang 12cộng vẫn tiếp tục được duy trì trong thời gian qua, chủ yếu do cơ sở hạ tầng của ViệtNam hiện đang còn ở mức thấp, chưa phát triển.
Đối với chi trả nợ: Nợ trong nước mới bố trí đủ chi trả nợ lãi, chi trả nợ gốc ởmức thấp, khiến phải vay đảo nợ Chính phủ phải huy động các khoản vay ngắn hạnvới lãi suất cao nên nhu cầu chi trả nợ trong giai đoạn 2014 - 2016 tăng cao, tạo áplực lớn trong cân đối NSNN Đối với nợ nước ngoài: Do Việt Nam đã tiệm cận nước
có thu nhập trung bình trên thế giới, việc vay ưu đãi và viện trợ của các tổ chức tàichính quốc tế và Chính phủ các nước ngày càng hạn chế Mặt khác, do nhu cầu ĐTPTngày càng lớn, vốn vay nước ngoài cho ĐTPT cũng gây áp lực lớn đến nợ công vàcân đối NSNN trong những năm vừa qua
Tính đến ngày 31/12/2017, các nhiệm vụ chi thường xuyên đã cơ bản thực hiệnxong theo dự toán, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn
vị sử dụng ngân sách Việc chấp hành chi thường xuyên là khá sát với dự toán Tuynhiên, chi đầu tư phát triển từ NSNN chỉ đạt khoảng 75,9% dự toán và chi đầu tư từvốn trái phiếu chính phủ đạt khoảng 23,5% dự toán (hết 31/12/2016 số liệu tương ứng
là 77% và 45,3% dự toán)
2.3 Thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công
Do bội chi ngân sách kéo dài, nợ công tiếp tục tăng lên trong năm 2016, tiến sátđến hạn mức quy định là 65% GDP Bội chi NSNN thực hiện năm 2017 ước khoảng174,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,48% GDP, thấp hơn dự toán là 3,5% GDP Bội chi ngânsách bình quân trong giai đoạn 2011 - 2016 là 5,8% so với 2,2% GDP giai đoạn 2006
Trang 13Theo các báo cáo của Chính phủ, tổng nợ công của Việt Nam (gồm nợ Chínhphủ, nợ được khu vực công bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) đã lên đến63,7% GDP trong năm 2016 - cao hơn khoảng 15 điểm phần trăm so với
2010
Nợcông vẫn trong giới hạn cho phép (đến nay, nợ công dự kiến khoảng 62,6% GDP, nợChính phủ ước khoảng 51,8% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia ước khoảng 45,2%GDP), nhưng đang tiệm cận tới giới hạn với tốc độ tăng nhanh trong thời gian qua (từ
2006 - 2010 tăng thêm 15% GDP và từ năm 2011 - 2015 tăng thêm khoảng 7% GDP),bình quân mỗi năm tốc độ tăng nợ công khoảng 18,4%, cao gấp gần 3 lần tốc độ tăngtrưởng kinh tế Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (bao gồm cả trả nợ gốc và lãi)
Trang 14ước khoảng 25% tổng thu NSNN, nếu tính cả vay đảo nợ thì nghĩa vụ trả nợ trực tiếpcủa Chính phủ còn cao hơn Bên cạnh đó, bội chi NSNN vẫn ở mức cao và không đạtmục tiêu đề ra, đi đôi với việc tăng trưởng GDP không đạt kế hoạch nhưng khôngđiều chỉnh giảm bội chi tương ứng thì nợ công càng có xu hướng tăng cao, nhất là khi
có phát sinh rủi ro về giá dầu, tỷ giá…
2.4 Phân tích, đánh giá chính sách tài khoá của Việt Nam
So sánh với quốc tế, tỷ lệ thu và chi so với GDP của Việt Nam đang ở mức trêntrung bình so với các quốc gia trong khu vực và các quốc gia có thu nhập tươngđương Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là tỷ lệ huy động thu trên GDP đang có xuhướng giảm dần, trong khi áp lực tăng chi tiêu công cả về đầu tư và thường xuyên vẫncao và các chỉ số an toàn nợ đã gần sát các giới hạn an toàn theo luật định Những vấn
đề này có ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế và đảm bảo bền vững tàikhóa trong dài hạn Do vậy, cần có một lộ trình củng cố tài khóa để đảm bảo sự bềnvững tài khóa song không hoặc ít ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Chính phủ đã cócam kết mạnh mẽ về giảm bội chi và duy trì nợ công trong phạm vi giới hạn chophép, qua đó giúp hạn chế tăng nợ và tái tạo được các lớp đệm chính sách nhằmchống đỡ các “cú sốc” có thể xảy ra, cũng như các nghĩa vụ nợ dự phòng có thể phátsinh
Các phương án củng cố tình hình tài khóa cũng đang được cân nhắc trên cơ sởphối hợp các biện pháp nhằm đẩy mạnh huy động thu, hạn chế tăng chi, tái cơ cấu vànâng cao hiệu suất chi tiêu, tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sảncông, quản lý nợ công và rủi ro tài khóa
2.4.1 Về thu ngân sách
Chính sách thuế cần tiếp tục cải cách theo hướng đẩy mạnh huy động thu nội địa,thông qua một số phương án chính sách cụ thể sau:
Trang 15(i) Mở rộng cơ sở thu thuế GTGT: Việt Nam cần cân nhắc từng bước thu hẹpdanh mục không thuộc diện chịu thuế GTGT, chuyển các mặt hàng chịu thuế 5% sang10%, tiến tới áp dụng thuế suất thuế GTGT duy nhất.
(ii) Mở rộng cơ sở thu thuế TNDN và rà soát các hình thức ưu đãi thuế: Việc ràsoát và điều chỉnh hợp lý các quy định ưu đãi thuế là cần thiết nhằm phát huy đúnghiệu quả của các chính sách ưu đãi, tránh ưu đãi không phù hợp, dàn trải, gây lãng phínguồn lực, đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch và tạo môi trường cạnh tranhbình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng môi trường kinhdoanh chung của Việt Nam
(iii) Tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: Ở Việt Nam, thuế suất thuế tiêu thụ đặcbiệt còn tương đối thấp đối với một số mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng (ví dụnhư thuốc lá, rượu, bia) Từng bước mở rộng phạm vi áp dụng và tăng thuế suất thuếtiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng lựa chọn sẽ đem lại tác động tích cực đối vớingân sách về huy động thu, đồng thời thay đổi thói quen của người tiêu dùng theohướng giảm tiêu dùng các mặt hàng không có lợi cho sức khỏe và môi trường
(iv) Mở rộng cơ sở thu thuế TNCN phù hợp với thông lệ quốc tế: Trong thời giantới, chính sách thuế TNCN cần được điều chỉnh theo hướng mở rộng cơ sở thu thuế,điều chỉnh số lượng thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và đối tượng nộp thuế
để nâng cao tính tuân thủ pháp luật, khuyến khích tổ chức hoạt động theo hình thứcdoanh nghiệp, tăng cường tính minh bạch và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế
2.4.2 Về chi ngân sách
Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu, giảm dần bội chi
(i) Cơ cấu lại các khoản chi ngân sách, cơ cấu lại nguồn vốn và vốn đầu tư, tăng
tỷ lệ chi NSNN theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả quản lý kinh tế Ưu tiêntăng chi NSNN cho các mục tiêu chiến lược, mục tiêu xã hội trọng điểm, cho xâydựng cơ sở hạ tầng, cho phát triển nguồn lực, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh những mặthàng và lĩnh vực trọng điểm Có chính sách đầu tư thích đáng và cơ chế tài chính phù
Trang 16hợp của các vùng kinh tế trọng điểm, làm động lực phát triển của cả nền kinh tế, từ đótạo điều kiện đầu tư tốt hơn cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và các địaphương nghèo, chậm phát triển.
(ii) Chính sách chi NSNN cần tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí và định mứcphân bổ vốn NSNN cho chi thường xuyên, chi ĐTPT đảm bảo hiệu quả, công bằng,tiết kiệm, hạn chế lãng phí và chống thất thoát; Nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từngbước thực hiện bố trí chi theo kết quả đầu ra, theo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ công việc Tiết kiệm chi thường xuyên trên cơ sở quản lý chặt chẽ biên chế, tinhgọn bộ máy, tăng định mức chi sự nghiệp kinh tế, chi duy tu, bảo dưỡng
(iii) Quy mô chi NSNN so với GDP cần được tính toán lại cho phù hợp Cơ cấuchi ĐTPT khoảng 25-26% tổng chi; chi thường xuyên dưới 64%, ưu tiên bảo đảm chitrả nợ, chi dự trữ quốc gia, thực hiện cải cách tiền lương và chi an sinh xã hội.(iv) Bội chi NSNN cần tính toán lại theo quy định của Luật NSNN năm 2015, bảođảm thấp hơn 4% GDP, nhưng từ năm 2021 là 3% GDP tính theo tiêu chí mới (baogồm cả TPCP và không bao gồm trả nợ gốc); phấn đấu bội chi NSNN giảm dần mỗinăm khoảng 0,2% - 0,3% GDP; hướng tới cân bằng thu - chi NSNN; kiểm soát chặtchẽ bội chi và nợ của chính quyền địa phương
Trang 172.5 Đánh giá chính sách tài khoá với nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2017
Đánh giá chung, giai đoạn 2007 - 2017, chính sách tài khoá đã trở thành công cụ
có hiệu quả trong thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,vượt qua suy thoái và những khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính thế giớitác động tới Các điều hành chính sách tài khoá lúc thắt chặt, lúc mở rộng và nhữngchính sách thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề về thiếuvốn, thiếu thị trường, giải quyết công nợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triểnsản xuất kinh doanh
- Thực hiện tích cực những cải cách, đổi mới theo hướng đơn giản hoá các thủtục hành chính (quy chế một cửa, tự kê khai nộp thuế), đơn giản hoá chính sách quản
lý, minh bạch chính sách mở rộng dân chủ tạo điều kiện cho các đối tượng thuộcphạm vi điều chỉnh dễ dàng thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu công tác quản lý
- Không ngừng hiện đại hoá công tác quản lý thu - chi, tiết giảm chi phí và thờigian cho các đối tượng được quản lý thực hiện thuận lới các nghĩa vụ và quyền lợi củamình (đăng ký thuế, kê khai thuế điện tử, tuyên truyền chính sách thuế qua cácphương tiện thông tin đại chúng )
- Chính sách thu - chi NSNN được ban hành, hoàn thiện không ngừng đã đảmbảo và phục vụ tốt cho công tác hợp tác quốc tế về tài chính Việc bổ sung, sửa đổi,hoàn thiện không ngừng chính sách thu - chi, quản lý vay, trả nợ nước ngoài đã thúcđẩy phát triển có hiệu quả các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là hoạt động
tự do hoá đầu tư và thương mại
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nói trên, hệ thống các chính sách tài khoáNSNN cũng còn một số các hạn chế là:
- Hệ thống các chính sách thường xuyên có biến động và chưa thật sự ổn địnhtrong trung và dài hạn, vì thế cho nên các doanh nghiệp thường gặp khó khăn khichính sách thay đổi
Trang 18- Các chính sách chạy theo việc xử lý thực tiễn quá nhiều; tính bền vững thấp vàhiệu lực, hiệu quả không cao
- Chính sách vẫn còn mang đặc thù của việc can thiệp hành chính vào nền kinh
tế mà chưa phải hoàn toàn là dựa trên các cơ sở lý thuyết để gián tiếp điều tiết nềnkinh tế Chính sách tài khóa của Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam vẫn chưa là nền kinh tế thị trường hoàn thiện nên cơ chế dẫntruyền chính sách tài khoá chưa hoàn thiện và làm hiệu quả can thiệp chính sáchkhông cao
CSTK thời gian qua đã góp phần không nhỏ cho việc điều tiết tăng trưởng kinh
tế và lạm phát Hệ thống chính sách thu chi ngân sách nhà nước không ngừng đượchoàn thiện Quy mô thu chi ngân sách ngày càng tăng nhưng tổng chi luôn lớn hơntổng thu làm cho thâm hụt ngân sách tăng Chi NSNN được điều chỉnh theo hướnggiảm chi tiêu đầu tư công và tăng chi thường xuyên Đây là xu hướng điều chỉnh cơcấu chi nhằm làm tăng hiệu quả đầu tư của nền kinh tế và tạo cơ sở để quá trình tái cơcấu đầu tư
Tuy nhiên, xu hướng này nếu tiếp tục mở rộng thì sẽ không tốt cho nền kinh tế
do tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vẫn chủ yếu phụ thuộc vào tăng trưởng theo chiềurộng Tuy nhiên, để CSTK có hiệu quả ngày càng cao trong điều tiết kinh tế vĩ mô thìrất cần phải có một sự minh bạch cao trong thu chi ngân sách và quản lý ngân sách.Chỉ có như vậy, CSTK mới chặt chẽ, hiệu quả và triệt để tiết kiệm như định hướng vềthực hiện CSTK nhằm duy trì môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi và ổn định nhưtrong Đề án tổng thể về tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng màThủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
3 Chính sách tiền tệ Việt Nam
Trang 19Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thếgiới Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, trong bối cảnh kinh tế toàn cầuđầy biến động, các giao dịch kinh tế, tiền tệ ngày càng trở nên phức tạp hơn
Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian qua (giai đoạn trước năm2012) tỏ ra không hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát Từ năm 2007 đến năm
2011, lạm phát cao và diễn biến phức tạp Kinh tế vĩ mô bất ổn Từ năm 2012 đến nay,chính sách tiền tệ đã có những thành công nhất định trong việc kiềm chế lạm phát ởmức một con số, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Để việc điều hành chính sách tiền tệđạt được hiệu quả cao thì nền kinh tế phải có những nền tảng vững chắc trên bình diệnkinh tế vĩ mô cũng như sự ủng hộ của công chúng và thể chế
Tuy nhiên, ở Việt Nam, các thể chế tài chính, tài khóa, tiền tệ chưa thật vữngmạnh, thể hiện ở thực trạng hệ thống ngân hàng, tình hình thu chi ngân sách cũng nhưtính độc lập của Ngân hàng Trung ương
3.1 Giai đoạn 1: chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011
3.1.1 Một số kết quả đạt được của chính sách tiền tệ
Trong thời gian qua, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
đã không ngừng được hoàn thiện Điều hành chính sách tiền tệ được từng bước đổimới trong việc xác định mục tiêu chính sách tiền tệ, việc quản lý, vận hành cơ chếcung ứng tiền, điều tiết tiền tệ thông qua việc lựa chọn sử dụng đồng bộ các công cụchính sách tiền tệ Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ hướng vào việc ổn định tiền
tệ, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường ổn định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảmbảo an toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chuyển dần từ công cụ trựctiếp sang công cụ gián tiếp để nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ, các công cụchính sách tiền tệ đã được thiết lập và đang dần hoàn thiện theo thông lệ quốc tế Công tác huy động vốn của hệ thống Ngân hàng không ngừng được đẩy mạnh,đáp ứng nguồn vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển đất nước Hoạt động kinh doanhcủa các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng trưởng góp phần tích cực thực hiện mục tiêu
Trang 20kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bềnvững
3.1.2 Những hạn chế của chính sách tiền tệ
Trong thời gian qua, điều hành chính sách tiền tệ còn một số tồn tại, hạn chế sau:
- Mục tiêu cuối cùng chưa rõ ràng, chưa có lựa chọn ưu tiên: Từ khi thực hiệnLuật Ngân hàng Nhà nước đến nay, về cơ bản, có thể thấy rằng chính sách tiền tệ luôntheo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và góp phần thúc đẩyphát triển kinh tế Tuy nhiên, Luật Ngân hàng Nhà nước không quy định rõ mục tiêuhàng đầu/mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ Do vậy, trên thực tế, việc điềuhành chính sách tiền tệ có khó khăn nhất định nhất là khi cần có sự đánh đổi giữa cácmục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế Chính vì việc chưa xác định rõcác mục tiêu điều hành, nên trong một số thời điểm đã tác động đến việc hoạch định
và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ đôi khicòn bị động và chậm phản ứng với những thay đổi của thị trường
- Quá nhiều mục tiêu trung gian: Ngân hàng Nhà nước chưa xác định rõ ràngmục tiêu trung gian nên trong thực tế, nên bên cạnh Tổng phương tiện thanh toán(M2) đóng vai trò là mục tiêu trung gian, việc điều hành các công cụ chính sách tiền
tệ nhiều lúc hướng vào kiểm soát tín dụng, lãi suất thị trường và tỷ giá Với việc chínhsách tiền tệ hướng vào nhiều mục tiêu trung gian như vậy nên nhiều khi việc điềuhành CSTT còn bị động, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ chưa cao, điều tiết thịtrường không đạt được mục tiêu mong muốn
- Ngân hàng Nhà nước chưa xác định rõ được cơ chế truyền dẫn các tác động củachính sách tiền tệ: Việc xác định rõ cơ chế truyền dẫn có ý nghĩa quan trọng trong quátrình điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) Cơ chế truyền dẫn rõ ràng cho phép Ngânhàng Trung ương có các quyết sách đúng trong điều hành các công cụ CSTT đểhướng tới mục tiêu mong muốn Trên thực tế, hiện nay Ngân hàng Nhà nước chưa có
Trang 21Ngân hàng Nhà nước đến mục tiêu cuối cùng của CSTT, và sự thay đổi cung tiền này
có tác động ở mức độ nào đến tín dụng nền kinh tế, đến tổng phương tiện thanh toán,đến lãi suất hay tỷ giá Việc chưa xác định được cơ chế truyền dẫn đã hạn chế phầnnào đến các quyết định của Ngân hàng Nhà nước khi thị trường có những biến động
- Hệ thống các tiêu chí tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự rõ ràng đểtruyền tải tác động của các quyết định chính sách đến mục tiêu hoạt động, mục tiêutrung gian và mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ
Cụ thể: (i) Tác động của Tổng phương tiện thanh toán (M2) đến các biến số củanền kinh tế chưa rõ ràng Diễn biến của tổng phương tiện thanh toán M2 với ý nghĩa
là mục tiêu trung gian 64Khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế theo nghĩa rộng (M2),hay tổng phương tiện thanh toán) bao gồm: Tổng lượng tiền mặt ngoài hệ thống ngânhàng + tiền gửi bằng VND và bằng ngoại tệ của dân cư, doanh nghiệp tại các ngân
138 không phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức lạm phát Ngân hàng Nhànước không hoàn toàn chủ động trong việc kiểm soát M265, cũng như tốc độ tăng M2thực tế;
(ii) Tương quan giữa lượng tiền cung ứng và lạm phát ở Việt Nam cũng không rõràng Trên thực tế, chúng ta muốn kiểm soát lạm phát nhưng ngay cả việc kiểm soátđối với lượng tiền cung ứng cũng khó khăn; (iii) Trong dự báo lượng tiền tác độngđến Tổng cung ứng tiền tệ (MS) và tín dụng nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước coiTổng khối lượng tiền cơ bản (MB) là mục tiêu hoạt động, song trong quá trình điềuhành chỉ thực hiện điều tiết một số nhân tố tác động đến MB, chưa điều tiết toàn bộ
MB Thực chất chỉ điều hành khối lượng tiền Chính phủ cho phép cung ứng trongnăm, chưa điều hành mức tăng MB – lượng tiền thực sự cung ứng ra cho nền kinh tế(là lượng tiền tác động đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và ổn định hệ thống)
- Khả năng điều tiết các điều kiện thị trường như cung tiền, lãi suất còn hạn chế,hiệu quả chưa cao, do Ngân hàng Nhà nước chưa kiểm soát được toàn bộ các luồngtiền tệ trong nền kinh tế như luồng ngoại tệ ra/vào đất nước, hoạt động cho vay của
Trang 22các tổ chức tài chính khác, các khoản thu chi ngân sách và hoạt động ngân hàng củacác tổ chức khác
- Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chưa đạt hiệu quả cao do việc lựachọn, sử dụng, xác định chức năng cơ bản của từng công cụ chính sách tiền tệ để điềuhành phù hợp với mục tiêu hoạt động còn hạn chế Điều hành cung ứng tiền còn bịđộng bởi việc cung ứng tiền cho các mục tiêu chỉ định của Chính phủ Việc lựa chọnlãi suất chủ đạo và xây dựng cơ chế điều hành lãi suất còn đang ở giai đoạn tìm tòi,thử nghiệm
- Việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước còn mang dấu ấnhành chính Điều này được minh chứng rõ nhất thông qua các xử lý thắt chặt tiền tệ
để chống lạm phát trong những tháng đầu năm 2008, những tháng cuối năm 2010 và
từ năm 2011 đến nay thông qua việc áp dụng các mức trần lãi suất huy động và chovay Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự kiểm soát hết các nhân tố tác động đến M2,nhất là các nhân tố làm thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng và cho vay chính phủ ròng
- Chính sách tiền tệ chủ yếu còn mang tính ngắn hạn Mặc dù cũng có các Kếhoạch hoạt động ngân hàng 5 năm, Chiến lược phát triển ngân hàng tầm nhìn 10 năm,nhưng các định hướng dài hạn có tính chiến lược thực sự về điều hành chính sách tiền
tệ vẫn chưa được xây dựng một cách rõ ràng, khoa học trên cơ sở các phân tích địnhlượng do hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chưa hoàn thiện
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ
- Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước với vai trò là Ngân hàng Trung ươngcòn hạn chế
- Thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu phát triển ở mức độ thấp, thiếu năngđộng, thiếu tính linh hoạt, chưa phản ánh được cung, cầu vốn, các công cụ thị trườngcòn rất ít và sử dụng không hiệu quả nên hạn chế khả năng điều tiết tiền tệ của Ngânhàng Nhà nước thông qua các công cụ chính sách tiền tệ Thị trường tiền tệ còn có sự
Trang 23khả năng liên kết hệ thống của các TCTD để hỗ trợ nhau đảm bảo an toàn thanh toáncòn yếu, thậm chí một số ngân hàng lợi dụng lúc khó khăn để cạnh tranh không lànhmạnh, đẩy lãi suất lên cao Vì vậy, vào một số thời điểm, vốn khả dụng xét trên toàn
hệ thống dư thừa, về nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước cần thu hút tiền về Nhưng trênthực tế, NHNN vẫn phải hỗ trợ vốn cho một số TCTD để đảm bảo duy trì ổn định tiền
tệ Điều này đã làm cho NHNN gặp khó khăn khi thực hiện vai trò điều tiết cuối cùngtrên thị trường Nói cách khác, thị trường tiền tệ chưa đảm nhiệm có hiệu quả làphương tiện để Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tổng lượng tiền tệ trong nền kinh tế,chưa tạo ra khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp, lãi suất trên thị trường tiền tệchưa thể sử dụng làm lãi suất tham khảo để định giá các tài sản nợ khác
Theo Luật NHNN, có đến 15 nội dung lớn trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đếnđiều hành chính sách tiền tệ do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định Mặtkhác, nghĩa vụ và trách nhiệm về hiệu quả điều hành CSTT của Ngân hàng Trungương chưa được xác lập một cách rõ ràng, nguyên nhân của thực trạng trên là do hệthống thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau, giữa các cơ quan quản lýnhà nước với các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, qua đó ảnh hưởng nhiều đến cácquyết định chính sách, đến điều tiết thị trường tiền tệ Cơ sở pháp lý cho các công cụthị trường hoạt động còn chưa được ban hành đầy đủ Thiếu các quy định để tăngcường tính thanh khoản của các giấy tờ có giá và hạn chế các ngân hàng thương mạiphát hành các công cụ mới Trình độ quản trị của một số ngân hàng thương mại cònhạn chế Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng còn thiếu các công cụ và những công cụhiện có cũng chưa hoàn chỉnh Thị trường trái phiếu Chính phủ chưa tạo được đườngcong lãi suất chuẩn để làm cơ sở xác định các mức lãi suất cho các tài sản tài chínhkhác
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bước vào hội nhập còn hạn chế vềkhả năng quản trị rủi ro, quản lý tài sản có - tài sản nợ Các ngân hàng thương mạiđang trong giai đoạn cơ cấu lại, có sự chênh lệch lớn về qui mô, chất lượng tài sản,
Trang 24năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh; khả năng thích ứng với sự biến động củathị trường còn yếu, đã làm hạn chế hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ Các TCTDchưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý thanh khoản, chưa sở hữu hoặc sở hữukhông nhiều các giấy tờ có giá làm dự trữ thanh khoản, một số TCTD sử dụng vốnngắn hạn thậm chí vay vốn trên thị trường liên ngân hàng để cho vay nền kinh tế Vìvậy, khi thị trường có biến động, các TCTD này dễ gặp khó khăn về thanh khoản.Trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa có sự luân chuyển vốn thông suốt, thực trạngtrên cũng làm hạn chế nhất định đến khả năng điều tiết tiền tệ của NHNN thông quacông cụ CSTT
- Năng lực tài chính của các TCTD còn hạn chế, các TCTD vẫn đang trong quátrình cơ cấu lại và triển khai dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán Việc quản lý vốntập trung trực tuyến trong hệ thống còn khó khăn Nhiều TCTD chưa thực hiện đượcviệc theo dõi, phân tích luồng luân chuyển vốn theo từng kỳ hạn, nên năng lực quản
lý vốn còn 141 hạn chế Quản trị kinh doanh, khả năng thích ứng với sự biến độngcủa thị trường còn nhiều bất cập; mục tiêu kinh doanh quá chú trọng về quy mô và lợinhuận, coi nhẹ và chưa chấp hành nghiêm túc các quy định đảm bảo cho an toànthanh toán Các TCTD cổ phần mới chuyển từ địa bàn nông thôn lên, có quy mô nhỏ,đội ngũ cán bộ chưa chuyên nghiệp, nhưng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh doanh vượtquá khả năng quản trị kinh doanh và chất lượng nguồn nhân lực, có nguy cơ rủi rocao, đặc biệt là rủi ro về thanh khoản, gây biến động trên thị trường tiền tệ
- Nền kinh tế còn tình trạng Đô la hóa, vàng hóa đã hạn chế tính hiệu quả củaviệc can thiệp vô hiệu của Ngân hàng Nhà nước Khi luồng vốn nước ngoài vàonhiều, vượt quá nhu cầu tài trợ thâm hụt cán cân vãng lai, tạo một lượng lớn dư cungngoại tệ trên thị trường, NHNN đã tăng cường mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hốinhà nước, điều này đồng nghĩa với việc đưa đồng nội tệ ra Năm 2007, khi dự trữngoại hối được tích lũy gấp hai lần so với mức dự trữ ngoại hối vào cuối năm 2006,
Trang 25khoảng 90% lượng tiền đưa ra Tuy nhiên, số liệu tiền tệ cho thấy, năm 2007, M2 vẫntăng tới 46% và tín dụng tăng trên 50% so với cuối năm 2006, điều này chứng tỏ khinền kinh tế còn tình trạng Đô la hóa thì khả năng kiểm soát tiền tệ khó khăn hơnnhiều
Hình 1 Tăng trưởng cung tiền, tín dụng và lạm phát, 2007-2012
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước;
- Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác chưa chặtchẽ, còn thiếu một hệ thống thông tin kết nối giữa bộ phận dự báo thị trường và các
Bộ, ngành khác Sự phối hợp với các Bộ, ngành để dự báo về kinh tế vĩ mô, luồngvốn đầu tư nước ngoài làm chưa tốt Hệ thống thông tin phục vụ việc hoạch địnhchính sách còn yếu và chưa kịp thời Trong thời gian gần đây, sự phối hợp giữa các
Bộ, ngành đã được cải thiện hơn nhưng vẫn chưa thực sự đồng bộ Sự hạn chế trongtrao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành quản lý kinh tế vĩ mô như Bộ Tài chính, Bộ Kếhoạch & Đầu tư, Bộ Công thương với Ngân hàng Nhà nước có ảnh hưởng nhất địnhđến tính nhất quán giữa CSTT và các chính sách kinh tế vĩ mô, qua đó làm giảm hiệu
Trang 26quả điều hành chính sách tiền tệ Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tại Việt Nam chưađầy đủ, chất lượng chưa đồng nhất
Tóm lại, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thếgiới, các luồng ngoại tệ chảy vào/ra khỏi Việt Nam từ hoạt động xuất, nhập khẩu, đầu
tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp biến động tương đối mạnh đã làm cho việc điềuhành CSTT trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi việc điều hành CSTT phải ngày càng linhhoạt, phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế,đảm bảo ổn định tiền tệ, góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
3.2 Giai đoạn 2: chính sách tiền tệ giai đoạn từ năm 2011 đến 2017
Các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và kết quả đạt được Trong suốt giaiđoạn từ năm 2011 đến nay, trên cơ sở bám sát chủ trương của Đảng, Quốc hội, chỉ đạocủa Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước đã xácđịnh và kiên định theo mục tiêu xuyên suốt là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, đồng thời thực hiện các giải pháp tháo gỡkhó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp
số TCTD bị thiếu hụt lớn về thanh khoản, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hệ thống, NHNN đãtheo dõi, giám sát chặt chẽ và hỗ trợ kịp thời cho các TCTD, nhất là vào dịp Tết