Địa tô: Là một phần lợi nhuận của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tạo ra phải trả cho người sở hữu đất đai sản phẩm thặng dự do những người sản xuất trong nông nghiệp tạo ra và nộp cho
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRƯỜNG KINH DOANH
TIỂU LUẬN NHÓM KINH TẾ CHÍNH TRỊ
THỨC ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA LIÊN HỆ
THỰC TIỄN VIỆT NAM
MÃ LỚP: 24D1POL51002406
Lưu Ngọc Diệp (312310272
Thái Lê Thảo Vân (312310272
Hồ Chí Minh City – 2024
Trang 2MỤC LỤC
I BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH 2
II LỜI MỞ ĐẦU 3
III MỤC LỤC 1
IV NỘI DUNG 16
1 Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa 16
1.1 Khái niệm địa tô tư bản chủ nghĩa 16
1.2 Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa 17
1.3 So sánh địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô phong kiến 17
2 Hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa 17
1.1 Địa tô chênh lệch 17
1.2 Địa tô tuyệt đối 18
1.3 Địa tô độc quyền 18
3 Liên hệ thực tiễn Việt Nam: 23
4.1 Vận dụng trong việc đất đai 23
4.2 Vận dụng trong việc thuế đất và thuế đất nông nghiệp 24
V TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH THÀNH VIÊN
Hoàng Trần Quỳnh Như 100%
Thái Lê Thảo Vân 100%
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Minh Tuấn - Giảng viên bộ môn Kinh tế chính trị Trong suốt quá trình học tập, thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền thụ những kiến thức quý báu nhất cho chúng em Nhờ vậy, chúng em đã vận dụng được những kiến thức bổ ích ấy vào đời sống và giải quyết công việc hiệu quả hơn Những kiến thức ấy sẽ là hành trang giúp chúng em vững bước hơn trong tương lai Nhóm chúng em xin gửi đến thầy kết quả của bài tiểu luận nhóm mà chúng em
đã làm trong suốt thời gian qua, thông qua đó cũng cho thấy cách mà chúng em
đã hiểu và áp dụng kiến thức vào thực tiễn như thế nào Mặc dù trong quá trình làm việc chúng em luôn cố gắng cẩn thận rà soát, tìm hiểu nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót Chúng em rất mong nhận được những nhận xét và đánh giá quý báu từ thấy để bài tiểu luận nhóm này có thể hoàn thiện hơn Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!
Trang 5CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT VÀ HÌNH THỨC CỦA ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
I BẢN CHẤT CỦA ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1 Địa tô:
Là một phần lợi nhuận của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tạo ra phải trả cho người sở hữu đất đai (sản phẩm thặng dự do những người sản xuất trong nông nghiệp tạo ra và nộp cho người chủ sở hữu ruộng đất)
Trong đó có : địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch
+ Địa tô tuyệt đối: Là địa tô mà tất cả những người sử dụng đất đều phải nộp cho người sở hữu ruộng đất dù ruộng đất đó tốt hay xấu (loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp nhất thiết phải nộp cho địa chủ, do chế
độ độc quyền tư hữu về ruộng đất trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa) + Địa tô chênh lệch: phần lợi nhuận dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những điều kiện sản xuất thuận lợi hơn
Vậy địa tô tư bản chủ nghĩa: là một bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra (tức là bộ phận giá trị thặng dư sau khi trừ đi lợi nhuận bình quân của nhà tư bản đầu tư vào nông nghiệp) và do nhà tư bản thuê đất nộp cho người sở hữu ruộng đất
2 Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa:
* Phần giá trị thặng dư vượt quá mức lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản trong lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ
*Tiền thuê đất xảy ra khi độc quyền sở hữu đất đai
* Ngoài xã hội tư bản chủ nghĩa, nhà tư bản nông nghiệp phải thuê đất của địa chủ
* Các nhà tư bản phải kiếm được lợi nhuận vượt mức ngoài lợi nhuận trung bình hạn ngạch
* Trong nông nghiệp, nhà tư bản có lợi nhuận vượt mức ổn định lâu dài Doanh nghiệp nông nghiệp phải trả tiền cho địa chủ
Bản chất: Nó phản ánh mối quan hệ bóc lột giữa giai cấp tư sản và địa chủ
đối với người làm thuê, nhưng mối quan hệ bóc lột này bị hình thức kinh tế che đậy Để làm rõ hơn bản chất của địa tô tư bản, Mác đã so sánh địa tô tư bản với địa tô phong kiến
Để làm rõ được bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa hơn, Mác đã so sánh giữa địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến
Trang 63 So sánh địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến.
a) Điểm giống nhau: Đều là sự thực hiện về mặt kinh tế của quyền sở hữu về ruộng đất Cả hai loại địa tô đều là kết quả của sự bóc lột đối với người lao động nông nghiệp
b) Điểm khác nhau:
* Về mặt lượng:
- Địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra, có khi còn lấn sang cả phần sản phẩm cần thiết
- Địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư, đó là phần sản phẩm tương ứng với phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp
* Về mặt chất:
- Địa tô phong kiến chỉ phản ánh quan hệ sản xuất giữa hai giai cấp: + Địa chủ
+ Nông dân
- Trong đó địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân
- Địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh quan hệ sản xuất giữa ba giai cấp: + Địa chủ
+ Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp
+ Công nhân nông nghiệp làm thuê
- Trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê thông qua nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp
* Về nguồn gốc:
- Địa tô tư bản chủ nghĩa: Do công nhân nông nghiệp làm ra, là một phần giá trị thặng dư bị nhà tư bản và địa chủ chiếm đoạt
- Địa tô phong kiến: Do nông dân lĩnh canh tạo ra, là toàn bộ sản phẩm thặng
dư hoặc một phần sản phẩm cần thiết
* Về hình thức:
- Địa tô tư bản chủ nghĩa: Thuê đất là hình thức phổ biến, có thể trả bằng tiền, nông sản hoặc một phần sản phẩm
- Địa tô phong kiến: Tô thu (nông sản, tiền, vải, ) là hình thức phổ biến
Trang 7* Về bản chất:
- Địa tô tư bản chủ nghĩa: Bóc lột giá trị thặng dư, nhưng được che đậy bởi hình thức kinh tế
- Địa tô phong kiến: Bóc lột bằng tô thu, dựa trên quan hệ cưỡng bức siêu kinh tế
* Về mối quan hệ:
- Địa tô tư bản chủ nghĩa: Quan hệ kinh tế giữa nhà tư bản thuê đất và địa chủ
- Địa tô phong kiến: Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh
* Về vai trò của ruộng đất:
- Địa tô tư bản chủ nghĩa: Điều kiện sản xuất và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà tư bản
- Địa tô phong kiến: Phương tiện bóc lột chính của giai cấp địa chủ
II HÌNH THỨC CỦA ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Địa tô TBCN có các hình thức là địa tô chênh lệch, địa tô tuyệt đối, địa tô độc quyền
1 Địa tô chênh lệch :
1.1 Khái niệm: Là phần lợi nhuận vượt ra ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện sản xuất Địa tô chênh lệch được tính bằng giá cả sản xuất chung trừ đi giá cả sản xuất cá biệt Địa tô chênh lệch gắn với chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối
tư bản chủ nghĩa Sản xuất trên 1 ruộng đất màu mỡ hơn thì chi phí cho 1 đơn vị nông sản thấp hơn, giá bán trên thị trường giống nhau thì lợi nhuận nhiều hơn Thực chất cũng là lợi nhuận siêu ngạch (Đỉnh, 2023)
1.2 Nguồn gốc: của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra
1.3 Nguyên nhân hình thành địa tô chênh lệch:
+ Do chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất gây ra: ngăn chặn sự tự do chuyển dịch tư bản trong nông nghiệp, do đó lợi nhuận siêu ngạch không
bị san bằng và bị chuyển đổi thành địa tô
+ Giá cả sản xuất trong nông nghiệp do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định chứ không phải điều kiện sản xuất trung bình
+ Điều kiện sản xuất trên các mảnh đất là khác nhau và tương đối ổn định
1.4 Công thức: Địa tô chênh lệch= giá cả sản xuất trên ruộng xấu - giá cả sản xuất trên ruộng tốt
Trong nông nghiệp và trong công nghiệp đều phải có lợi nhuận siêu ngạch Trong công nghiệp lợi nhuận siêu ngạch chỉ là một hiện tượng tạm
Trang 8thời đối với nhà tư bản nào có điều kiện sản xuất tốt hơn Còn trong nông nghiệp thì có sự khác biệt vì lợi nhuận siêu ngạch hình thành và tồn tại một cách tương đối dài Vì một mặt không thể tự tạo thêm ruộng đất tốt hơn gần nơi tiêu thụ nhưng có thể xây dựng được thêm nhiều nhà máy tối tân hơn trong công nghiệp Trong khi đó diện tích ruộng đất có hạn và toàn bộ đất đai trồng trọt được đã bị tư nhân chiếm đoạt hết, và cũng có nghĩa là đã có độc quyền kinh doanh những thửa ruộng màu mỡ, có vị trí thuận lợi thì thu được lợi nhuận siêu ngạch một cách lâu dài
Nhưng nông nghiệp có mặt khác công nghiệp khi công nghiệp, giá trị hay giá cả sản xuất hàng hóa là do những điều kiện sản xuất trung bình quyết định Còn trong nông nghiệp, giá cả hay giá trị sản xuất của nông phẩm lại do những điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định Đó là vì nếu canh tác những ruộng đất tốt và trung bình mà thôi thì không đủ nông phẩm để thỏa mãn nhu cầu của xã hội nên phải canh tác cả những ruộng đất xấu Đồng thời cũng phải đảm bảo cho những nhà tư bản đầu tư trên những ruộng đất này có được lợi nhuận bình quân
Như vậy, giá cả sản xuất của nông phẩm trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất xấu là giá cả sản xuất chung của xã hội nên nhà tư bản kinh doanh trên những ruộng đất trung bình cũng thu được lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân, Thực chất thì địa tô chênh lệch cũng chính là lợi nhuận siêu ngạch, hay giá trị thặng siêu ngạch
Vậy địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận bên ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những điều kiện sản xuất thuận lợi hơn Nó là số chênh lệch giữa giá cả chung của nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất trung bình
và tốt Nó sinh ra là do có đọc quyền kinh doanh ruộng đất nhưng bên cạnh đó lại có độc quyền chiếm hữu ruộng đất, nên cuối cùng nó vẫn lọt vào tay chủ ruộng đất
Xét trên cơ sở và điều kiện hình thành địa tô, địa tô chênh lệch bao gồm 2 loại: địa tô chênh lệch I, địa tô chênh lệch II
o + Địa tô chênh lệch I: là địa tô thu được trên vùng đất đai có điều kiện tự nhiên thuận lợi như độ màu mỡ thuận lợi: trung bình và tốt,
vị trí địa lí gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông
o + Địa tô chênh lệch II: là địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn
vị diện tích
Khi còn trong thời hạn hợp đồng thì đầu tư thâm canh thuộc nhà tư bản kinh doanh ruộng đất đem lại lợi nhuận siêu ngạch Khi hết hạn hợp đồng, địa chủ mới tìm cách để giá thuê ruộng đất được nâng lên đẫn đến một lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại, nghĩa là địa tô chênh lệch
II trở thành địa tô chênh lệch I Tình trạng này đem lại một mâu thuẫn là việc nhà tư bản thuê đất thì muốn kéo dài thời hạn thuê, còm địa chủ lại muốn rút ngắn thời hạn cho thuê Vì vậy, trong thời gian thuê đất, nhà tư bản tìm mọi cách đẻ tận dụng, vắt kiệt hết mức độ màu mỡ của đất đai
Trang 9(Nhi, 2019) Như vậy trong điều kiện canh tác theo lối tư bản chủ nghĩa thì độ màu mỡ của đất dai ngày càng giảm
2 Địa tô tuyệt đối :
2.1 Khái niệm: Là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp.Bất cứ nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp nào khi thuê ruộng đều phải nộp cho địa chủ loại địa tô này, dù ruộng đất
đó là tốt hay xấu (Ánh, 2023)
Ta đã giả định ở địa tô chênh lệch rằng người thuê đất xấu chỉ thu về chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân mà không tính đến việc nộp địa
tô Tuy nhiên, người thuê đất dù tốt hay xấu đều phải nộp địa tô cho người chủ sở hữu đất
Với cùng một trình độ bốc lột ngang nhau, thì một tư bản ngang nhau sẽ sinh ra trong nông nghiệp một mức thặng dư cao hơn trong công nghiệp
Lý do là vì có sự độc quyền tư hữu ruộng đất trong xã hội chủ nghĩa tư bản nên đã cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp Nền kinh tế, kỹ thuật của nông nghiệp thường lạc hậu hơn so với công nghiệp Chính độc quyền tư hữu ruộng đất làm cho lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp không bị đem chia đi và chuyển hóa thành địa tô (Ánh, 2023)
Trong nông nghiệp thì nông sản được bán ra theo giá trị thay vì bán theo giá cả sản xuất chung Chính phần chênh lệch giữa hai giá trị này là phần chênh lệch giữa giá trị thặng dư được tạo ra trong nông nghiệp và lợi nhuận bình quân sẽ được giữ lại để nộp địa tô cho địa chủ
3 Địa tô độc quyền :
3.1 Khái niệm: Là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị (Nhi, Vietnambiz, 2019) Địa tô luôn gắn với độc quyền sỏ hữu ruộng đất, độc chiếm các điều kiện tự nhiên thuận lợi, cản trở sự cạnh tranh tư bản, Từ đó đã tạo ra giá cả độc quyền của nông sản, những khoáng sản có giá trị khiến địa tô của những đất đai đó rất cao và được xem là địa tô độc quyền
Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền ở các khu đất có tính chất đặc biệt, cho phép các loại cây đặc sản được trồng trọt và các sản phẩm đặc biệt
Còn trong ngành công nghiệp khai thác, địa tô độc quyền ở các vùng khai thác kim loại, khoáng vật quý hiếm, hoặc những khoáng sản có nhu cầu vượt ngoài khả năng khai thác
Trong thành thị thì đại tô độc quyền ở các khu đất được cho phép xây dựng ở vị trí thuận lợi như các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhà cho thuê có khả năng thu lợi nhuận cao
Khi nói về nguồn gốc, địa tô độc quyền cũng là một loại lợi nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ, do giá cả độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy (Nhi, Vietnambiz, 2019)
Trang 10 Có thể nói địa tô thu được trên những loại đất có điều kiện đặc biệt
và có khả năng tạo ra những sản phẩm có giá trị lớn có thể được định giá đặc biệt để thu những lợi nhuận độc quyền cao Địa tô độc quyền cũng là một kiểu địa tô chênh lệch I, là kết quả của việc chiếm hữu những loại ruộng đất có điều kiện đặc biệt thuận lợi
Marx đã dùng lý luận địa tô cơ bản để chỉ rõ không chỉ bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn chỉ ra
cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách kinh tế về thuế, cách điều tiết địa tô và giải quyết các quan hệ đất đai
III Liên hệ Việt Nam
Lí luận về địa tô được đề xuất bởi Karl Marx đã trở thành cơ sở lý luận của Đảng và Nhà nước trong việc ban hành chính sách giá đất đối với kinh doanh và dịch vụ trong thực tế đời sống Ngoài ra, nó cũng đã hình thành cơ sở khoa học cho việc xác định các chính sách thuế đối với ngành nông nghiệp và các ngành liên quan khác, nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp và các ngành trong nền kinh tế
Các chính sách này liên quan đến việc áp dụng thuế đất nông nghiệp, định giá đất và quản lý sử dụng đất theo quy định của địa tô Mục tiêu của chúng là tăng cường hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi trường và tài nguyên, đồng thời tạo nguồn tài chính để phục vụ cho phát triển kinh tế và nông thôn
1 Vận dụng trong luật đất đai
Đất đai vốn có nguồn gốc từ tự nhiên, là tài nguyên của mỗi quốc gia có được qua quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày nay ở mỗi quốc gia, đất đai luôn có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng được khẳng định vị trí, vai trò của đất đai Việt Nam qua Điều 4 Luật Đất đai 1993
Lý thuyết địa tô tư bản chủ nghĩa của Karl Marx đã cung cấp cơ sở khoa học để hiểu về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai Marx đã kết luận rằng
"mỗi tiến bộ trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa không chỉ là một tiến bộ trong việc khai thác lao động, mà còn là một tiến bộ trong việc làm cho đất đai bị kiệt quệ, và sự khai thác này được thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó có địa tô"
Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người dân, Nhà nước đã ban hành Luật Đất Đai năm 2013 để quy định một cách rõ ràng Các điều khoản như Điều
1, Điều 4, Điều 5, Điều 12, Điều 22 và Điều 79 trong Luật Đất Đai 2013 được
sử dụng để xác định quyền và nghĩa vụ của người dân đối với đất đai
2 Vận dụng trong việc thuê đất và thuế đất nông nghiệp
Hiện nay, trong pháp luật về đất đai của Việt Nam, cũng có các quy định
để người dân phải trả tiền thuê đất (một hình thức của địa tô) khi sử dụng đất theo ý nguyện của mình Với vai trò là chủ sở hữu đất đai, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý và tổ chức sử dụng đất đai trên toàn quốc thông qua việc ban hành các pháp luật về đất đai, từ đó tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông