1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận bộ môn nhập môn tâm lí học chủ Đề giác quan và nhận thức kết hợp với việc Điều chỉnh tích cực và Đúng Đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giác quan và nhận thức kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội
Tác giả Trần Phạm Thục Đoan, Bùi Phương Dung, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Lê Ngọc Linh, Lương Kim Nga, Lê Thị Thiên Ngân, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Lê Thị Thuỳ Trân
Người hướng dẫn Trương Minh Tuấn, Giáo viên hướng dẫn
Trường học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhập môn tâm lí học
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

 Tác động của môi trường: Xúc giác làm cho chúng ta nhận thức được môi trường xungquanh, giúp chúng ta tránh những vật cản và tương tác với đối tượng.. - Trực giác không phải là một khả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TIỂU LUẬN

BỘ MÔN NHẬP MÔN TÂM LÍ HỌC

Chủ đề: Giác quan và nhận thức kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong môi

trường học tập và xã hội

Giáo viên hướng dẫn: Trương Minh Tuấn

Nhóm: Thao túng tâm lí Lớp: 24D1BUS50326468

Thành viên: Trần Phạm Thục Đoan

Bùi Phương Dung Nguyễn Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Thu Hiền Phạm Lê Ngọc Linh Lương Kim Nga

Lê Thị Thiên Ngân Nguyễn Thị Thanh Tâm

Trang 2

Lê Thị Thuỳ Trân

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 GIỚI THIỆU VỀ GIÁC QUAN 2

1.1 Giác quan là gì? 2

1.2 Phân loại giác quan và đặc điểm 2

2 PHI GIÁC QUAN 3

2.1 Giác quan thứ 6 là gì? 3

2.1.1 Khái niệm về giác quan thứ 6 3

2.1.2 Giác quan thứ 6 đến từ đâu: 3

2.2 So sánh sự khác nhau giữa phi giác quan với 5 giác quan còn lại: 4

2.3 Lợi ích của giác quan thứ 6 4

2.3.1 Lợi ích của giác quan thứ 6 4

2.3.2 Ví dụ: 5

3 NHẬN THỨC LÀ GÌ? 5

3.1 Các giác quan có liên quan gì đến nhận thức? 5

3.2 Nhận thức là gì? 7

4 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC 7

4.1 Giai đoạn nhận thức cảm tính 7

4.1.1 Cảm giác 7

4.1.2 Tri giác 11

4.1.3 Biểu tượng: 13

4.2 Giai đoạn nhận thức lý tính 13

4.3 Giai đoạn nhận thức trở về thực tiễn 14

5 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN NHẬN THỨC 15

5.1 Các yếu tố tác động lên nhận thức 15

5.2 Vai trò của Nhận thức 15

5.3 Những kỹ năng để phát triển nhận thức 17

LỜI KẾT 19

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 5

1 GIỚI THIỆU VỀ GIÁC QUAN

1.1 Giác quan là gì?

Giác quan là những năng lực sinh lí của các sinh vật nhằm cung cấp thông tin nhận thức vềthế giới Hệ thần kinh có hệ giác quan hoặc các cơ quan chuyên biệt để cảm nhận từng giácquan như nhìn, nghe, nếm, ngửi, tiếp xúc sự thăng bằng, sự chuyển động, nhiệt độ, đau, phươnghướng

1.Thị giác (Sight/Vision): Giác quan này cho phép chúng ta nhìn thấy và nhận biết màu sắc,hình dạng, kích thước và chi tiết của các đối tượng xung quanh

2.Thính giác (Hearing/Audition): Thính giác giúp chúng ta cảm nhận âm thanh và nhận biết cáctần số, âm lượng, và hướng của nguồn âm

3.Xúc giác (Touch/Tactile): Xúc giác giúp chúng ta cảm nhận và phản ứng với các cảm giácnhư nhiệt độ, áp suất, chạm, và đau

4.Vị giác (Taste/Gustation): Vị giác liên quan đến khả năng cảm nhận vị trí và hương vị củathức ăn thông qua lưỡi và các cơ quan liên quan

5.Khứu giác (Smell/Olfaction): Khứu giác giúp chúng ta nhận biết mùi, phát hiện hương thơm

và phản ứng với các phần tử hóa học trong không khí

1.2 Phân loại giác quan và đặc điểm

- Mỗi giác quan đều đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm hàng ngày của chúng ta và đónggóp vào việc xây dựng sự hiểu biết và tương tác với môi trường xung quanh Sự hoạt động hàihòa giữa các giác quan giúp cung cấp một cái nhìn toàn diện và đa chiều về thế giới xung quanhchúng ta

 Thị giác (Sight/Vision):

 Bộ cảm nhận chính: Mắt, võng mạc, thể thủy tinh, não thị giác

 Khả năng nhận biết: Nhìn thấy màu sắc, hình dạng, kích thước, chi tiết và khoảng cáchgiữa các đối tượng

 Tác động của môi trường: Ánh sáng là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến thị giác, và môitrường có thể làm thay đổi cảm nhận về màu sắc và độ rõ nét

 Thính giác (Hearing/Audition):

 Bộ cảm nhận chính: Tai, bộ xương nhỏ trong tai giữa và ngoài tai, và não thính giác

 Khả năng nhận biết: Phản ứng với các tần số âm thanh, đo lường âm lượng, và nhận biếthướng của nguồn âm

Trang 6

 Tác động của môi trường: Âm thanh có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như khoảngcách, tốc độ truyền sóng, và các vật cản trong môi trường.

 Xúc giác (Touch/Tactile):

 Bộ cảm nhận chính: Da, tay, ngón tay, các cơ và thụ cảm dưới da

 Khả năng nhận biết: Cảm nhận áp suất, nhiệt độ, chạm, và đau

 Tác động của môi trường: Xúc giác làm cho chúng ta nhận thức được môi trường xungquanh, giúp chúng ta tránh những vật cản và tương tác với đối tượng

 Vị giác (Taste/Gustation):

 Bộ cảm nhận chính: Lưỡi, nướu, họng, và các tuyến nước miệng

 Khả năng nhận biết: Nhận biết vị trí và hương vị của thức ăn thông qua các tế bào thụquan ở lưỡi

 Tác động của môi trường: Thức ăn cần phải hoà quyện với nước miệng để tạo ra hương

vị và vị giác

 Khứu giác (Smell/Olfaction):

 Bộ cảm nhận chính: Mũi, màng nhầy, và nhiều nang mũi chứa tế bào thụ quan mùi

 Khả năng nhận biết: Nhận biết mùi và hương thơm, có thể phân biệt giữa các hương vịkhác nhau

 Tác động của môi trường: Môi trường xung quanh cung cấp các phân tử mùi, và khứugiác giúp chúng ta nhận biết và phản ứng với các mùi khác nhau

2 PHI GIÁC QUAN

2.1 Giác quan thứ 6 là gì?

2.1.1 Khái niệm về giác quan thứ 6

- Phi giác quan (giác quan thứ 6) hay còn gọi là trực giác hoặc linh cảm Theo Tâm lý học, giácquan thứ 6 được hiểu là khi não bộ của chúng ta dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ và cácyếu tố từ môi trường bên ngoài để đưa ra quyết định Chúng diễn ra rất nhanh chóng đến mức conngười có thể xử lý một lượng thông tin khổng lồ trong vô thức để đưa ra những phán đoán và phảnhồi chính xác trong thời gian ngắn

- Hiểu một cách đơn giản, giác quan thứ 6 là kết quả của quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin trongnão bộ con người Não bộ tự động so sánh các yếu tố được nhận thức từ trải nghiệm hiện tại vớikinh nghiệm và kiến thức đã có trong quá khứ, sau đó chuyển đến nhận thức với sự chắc chắn vềmặt cảm xúc Không chỉ thế, trực giác còn xuất hiện ở nhiều loài động vật thông qua khả năng cảmnhận sự thay đổi bất thường của thời tiết như bão, động đất, lũ lụt,… và từ đó chúng có cách đểphòng tránh

2.1.2 Giác quan thứ 6 đến từ đâu:

Trang 7

- Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, phi giác quan đến từ việc não bộ của chúng ta so sánhnhững điểm tương đồng giữa một sự kiện đang diễn ra trong hiện tại với những trải nghiệm đượcđúc kết ra từ quá khứ Từ đó, đưa ra những phán đoán và quyết định dựa trên những trải nghiệm đã

có, nhưng chưa kịp chạm tới nhận thức có ý thức

- Trực giác không phải là một khả năng diệu kì, chúng có thể được cải thiện bằng kinh nghiệm vàchịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan, trong đó có hiệu ứng cảm xúc, trạng thái tinh thần vàphản ứng vật lý Một thí nghiệm của nhà tâm lý học người Mỹ John Bargh đã chỉ ra rằng, cảm xúc

và trạng thái tinh thần của mỗi người có thể ảnh hưởng đến cách họ suy nghĩ và dự đoán Điều nàytác động đến trực giác và các phán đoán đưa ra

2.2 So sánh sự khác nhau giữa phi giác quan với 5 giác quan còn lại:

- Mỗi khi nhắc đến các giác quan, ngay lập tức chúng ta có thể liên tưởng tới những bộ phận trên cơthể gắn liền với giác quan đó Như khi nhắc đến thị giác ta ta có thể nghĩ ngay đến đôi mắt, khứugiác ta sẽ liên tưởng ngay đến mũi, thính giác là đôi tai, vị giác là lưỡi, còn với xúc giác là làn da.Nhưng riêng với trực giác thì ta không thể liên tưởng được giác quan thứ 6 nay liên quan đến bộphận nào của cơ thể Vì giác quan này là cảm nhận hay linh cảm của một người đối với những sựvật, sự việc đang sắp diễn ra từ những trải nghiệm được đúc kết từ trong quá khứ và bộc lộ ra mộtcách vô thức

- Sự khác biệt tiếp theo giữa trực giác với 5 giác quan còn lại là về chức năng mà mỗi giác quanđảm nhận Ở thị giác, giác quan này cho phép ta nhận biết một cách chi tiết mọi thứ xung quanh(như màu sắc, hình dạng, kích thước,…) Thính giác giúp ta cảm nhận được âm thanh Với xúcgiác, nó giúp ta cảm nhận được về trạng thái, cấu tạo, nhiệt độ,…trong môi trường sống Khứu giácgiúp ta nhận biết đc các mùi hương và khả năng phân biệt và ghi nhớ chúng Và vị giác cho phépcảm nhận được vị ngọt, mặn, đắng, cay, chua của những món ăn, đồ uống Đặc biệt, với trực giáccho phép chúng ta thấy được những điều mà năm giác quan còn lại không thể thấy được, giác quanthứ 6 đại diện cho những linh cảm, cảm nhận và cả sự tưởng tượng

2.3 Lợi ích của giác quan thứ 6.

2.3.1 Lợi ích của giác quan thứ 6

- Khi có trực giác, bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn với những thứ xung quanh Do đó, bạn sẽ tránhđược việc phạm phải những sai lầm, từ đấy giúp bạn rèn luyện được khả năng đưa ra quyết địnhtrong suốt cả quá trình Tương tự như vậy, điều chỉnh trực giác có thể giúp tăng cường khả năngtưởng tượng và giải quyết vấn đề, do đó có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian

- Tất cả điều này là có thể bởi vì bạn đang khai thác vào một kho chứa ký ức về những kinh nghiệmtrong quá khứ Chẳng hạn, bạn có thể đang trong quá trình giải quyết một vấn đề Và não bộ của

Trang 8

bạn tiến hành so sánh những điểm tương đồng của vấn đề hiện tại với một sự kiện đã diễn ra trongquá khứ Mặc dù, đã trải qua một khoảng thời gian dài, bạn cũng không thể nhớ rõ toàn bộ những gibạn đã làm Hơn nữa, bạn không thể nhận ra rằng não bộ của bạn đang tìm kiếm mối liên kết giữavấn đề hiện tại với những kí ức trong quá khứ Tuy nhiên, trực giác của bạn tìm thấy mối liên hệnày thông qua sự liên kết, và nó sẽ phát huy tác dụng mang lại nhận thức có ý thức về các giải pháp

và câu trả lời khả thi có thể giúp bạn trong thời điểm hiện tại

- Những biện pháp này đến với bạn như một tia sáng lóe lên một cách bất chợt Bạn không biếtchúng đến từ đâu và bằng cách nào Tuy nhiên, chính bạn không phải là người cung cấp cho bảnthân nguồn cảm hứng này Chính trực giác của bạn, hay cụ thể hơn là những kinh nghiệm, trảinghiệm mà bạn tích lũy được não bộ lưu giữ vào trong tiềm thức để giúp bạn mang lại những giảipháp tối ưu nhất Nói cách khác, tiềm thức tìm ra những điểm tương đồng từ những trải nghiệmtrong quá khứ và và sử dụng chúng vào hiện tại

2.3.2 Ví dụ:

Trong trò chơi cờ vua cho ta thấy 1 minh họa về lợi ích của trực giác Khi đang trong trận đấu cả 2người chơi cờ đều hết sức tập trung vào đối thủ của mình để xem rằng tiếp theo họ sẽ đi nhưngnước cờ nào Bằng việc sử dụng trực giác – cái được đúc kết từ những kinh nghiệm thi đấu trongkhoảng thời gian dài, họ có thể phán đoán được nhiều trường hợp về nước đi sắp tới của đốiphương Cũng thông qua trực giác, những người chơi sẽ tưởng tượng ra các phương án ngăn cản đốithủ, rồi từ đó quyết định phương án tốt nhất Quá trình trên được cả 2 người chơi thực hiện rất nhiềulần trong trận đấu, nhưng chúng chỉ diễn ra một cách vô cùng nhanh chóng trong não bộ của họ màchính họ cũng không nhận thức được Những kinh nghiệm, trải nghiệm mà họ tích lũy được não bộlưu giữ trong tiềm thức sẽ được bộc lộ thông qua trực giác giúp họ có khả năng phán đoán, tưởngtượng và ra quyết định tránh phạm phải sai lầm và tiết kiệm thời gian

3 NHẬN THỨC LÀ GÌ?

3.1.Các giác quan có liên quan gì đến nhận thức?

- Lịch sử tiến hóa của loài người gắn liền với sự phát triển và hoàn thiện các cơ quan cảm giác, haycác giác quan Con người có năm giác quan cơ bản: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúcgiác Ngoài ra, còn có một giác quan thứ sáu là trực giác Năm giác quan cơ bản của con ngườiđược coi là cánh cửa để tiếp cận và tiếp nhận thông tin từ thế giới khách quan, từ đó hình thành vàlàm giàu thế giới nội tâm, nhận thức của con người

Thị giác cho phép con người thu nhận và xử lý thông tin từ môi trường Quan sát, nhận dạngmột đối tượng bao gồm các quá trình sau:

Trang 9

Ánh sáng tác động vào đối tượng thị giác (vật thể), phản chiếu vào võng mạc làm ta nhận rahình ảnh của vật thể (quá trình quang học).

Thông tin về vật thể do mắt tiếp nhận được truyền tới não bộ (quá trình sinh học)

Não phân tích, phán đoán lượng thông tin (quá trình tâm lý) Đây là quá trình bao gồm cả haiyếu tố khách quan và chủ quan về nhận thức thị giác

Thính giác: tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua một cơ quan ví dụ nhưtai Các dao động được tai phát hiện và chuyển thành các xung thần kinh mà bộ não thunhận Thính giác đòi hỏi sự nhạy cảm đối với chuyển động của các phân tử trong thế giới bênngoài cơ thể Đây là loại cảm giác cơ học

Khứu giác: cảm nhận mùi thông qua việc hít thở thông thường hay bằng hành vi đánh hơi Ởngười cơ quan này là mũi Con người có thể ngửi được là nhờ vào những tế bào đặc biệt, gọi

là tế bào thần kinh khứu giác

Vị giác: là một hình thức cảm nhận hóa học trực tiếp, có khả năng phát hiện mùi vị của cácchất như thực phẩm, một số chất khoáng và các độc tố Sự cảm nhận vị kết hợp với một phầncảm nhận mùi trong nhận thức của não về mùi vị Vị giác là một chức năng cảm giác của hệthần kinh trung ương

 Xúc giác: là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da (qua tay, chân ).Những nhận thức này được coi là một trong năm giác quan của động vật có thể nhận biết hayước lượng cấu tạo bề mặt, trọng lượng, độ lớn, độ nóng của vật chất hay đối tượng qua tiếpxúc bằng da, qua các động tác như rờ, nắn, nâng, cọ xát, ôm Những nhận thức này đượcchuyển thẳng lên não và cho phép não đánh giá và xác định nhiệt độ, sự nguy hiểm (tạo cảmgiác đau đớn, nóng lạnh và tạo bỏng, bị thương)

 Sự phát triển và chức năng của 5 giác quan có vai trò quan trọng trong việc tác động tới nhậnthức của con người:

 Khi chúng ta tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh thông qua các giác quan, các tínhiệu này sẽ được truyền đến não bộ để xử lý Các giác quan này giúp chúng ta nhận biết vàhiểu về thế giới xung quanh, từ đó tạo ra trải nghiệm và kiến thức

 Nắm bắt thông tin từ môi trường

 Nhận diện tình huống và đưa ra phản ứng phù hợp

 Cung cấp thông tin cảm xúc

 Tái tạo ký ức và trải nghiệm

 Kết quả sự phản ánh thông tin qua của giác quan qua tri thức là những tín hiệu trực tiếp Khidùng nó để đại diện cho một loại sự vật, nó sẽ có chức năng như một tín hiệu Tín hiệu thôngtin được sàng lọc qua các giác quan là những tín hiệu mang tính triết lý Nhận thức chủ quan

và nhận thức khách quan là hai yếu tố gắn bó, tương tác với nhau, tác động mạnh mẽ đến nhận

Trang 10

thức của con người Ví dụ, trong quá trình học ngôn ngữ, giác quan thính giác giúp chúng tanghe và nhận biết âm thanh, giác quan thị giác giúp chúng ta nhận biết chữ cái và từ vựng,giác quan xúc giác giúp chúng ta hiểu về ngữ nghĩa và cảm xúc trong ngôn ngữ.

3.2.Nhận thức là gì?

 Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suynghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ,

sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định,

sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ

 Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thếgiới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đếngần khách thể

 Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biệnchứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sángtạo, trên cơ sở thực tiễn

4 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

4.1 Giai đoạn nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức có được là nhờ hoạt động củacác giác quan nhận biết của con người như thính giác, thị giác, khứu giác,…giai đoạn này đượctiến hành trong ba hình thức như: cảm giác, tri giác và biểu tượng Trong đó cảm giác là hìnhthức phản ánh tâm lý khởi đầu, định hướng đầu tiên của cơ thể Trên cơ sở đó nảy sinh nhữngcảm giác ban đầu mà có tri giác nên có thể nói tri giác là hình thức phản ánh cao hơn trong cùngmột nấc thang nhận thức cảm tính

4.1.1.Cảm giác

4.1.1.1 Định nghĩa cảm giác

Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượngkhi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta

4.1.1.2.Đặc điểm của cảm giác

- Cảm giác là một quá trình tâm lí, nghĩa là có mở đầu, diễn biến và kết thúc trong khoảng thờigian xác định Kích thích gây ra cảm giác chính là sự vật, hiện tượng trong hiện thực kháchquan và các trạng thái tâm lý của chính bản thân ta

VD: Khi bạn bị đánh đòn thì cái cảm giác đau đớn sẽ xảy ra trong quá trình đòn roi, các vết bầmtrên cơ thể cũng sẽ mang lại các cảm giác đau đớn Sau khi sự việc qua, vết bầm hết thì cảmgiác đau ấy cũng sẽ biến mất

Trang 11

- Cảm giác phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng như là màu sắc, hình dạng,mùi vị, thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ chứ chưa phản ánh trọn vẹn các thuộctính của sự vật, hiện tượng Con người có thể phản ánh được một hoặc một vài thuộc tính nhấtđịnh, những thuộc tính căn bản nhất Nghĩa là cảm giác mới chỉ cho ta biết từng cảm giác cụthể, một kích thích tác động sẽ cho một cảm giác tương ứng

VD: Khi ta chạm tay vào nước nóng, nó tác động đến gây cho ta một cảm giác nóng thông quaxúc giác ta chưa thể phân biệt được hết các thuộc tính của sự việc ấy và bản chất của nó

- Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, tức là sự vật, hiện tượng phảiđang trực tiếp tác động vào giác quan của ta thì mới tạo ra được cảm giác

VD: Khi chạm tay vào nước nóng, tay ta trực tiếp cảm giác được là tay ta đang bị nóng thôngqua mạc giác của mình

- Ví dụ trên cho thấy phản ánh trực tiếp đến tác động các giác quan của cơ thể truyền đến não để

ta phân biệt với phản ánh gián tiếp rằng : Khi sự vật, hiện tượng tác động không thông qua cácgiác quan một cách trực tiếp nhưng vẫn cho ta cảm giác ấy Một ví dụ điển hình khi ta nhìn thấyngười khác đang ăn chanh thì lúc đó ta có cảm giác mình đang nuốt nước bọt và cũng cảm thấychua giống người đang trực tiếp ăn vậy Cảm giác ấy đã được con người hình thành qua một quátrình tâm lý, khi đó tác động đến đối tượng khác thì cũng kích thích đến bản thân cảm giác ấy

- Cảm giác ở người chỉ là mức độ định hướng đầu tiên đơn sơ nhất, không phải ở mức độ caonhất, duy nhất như ở một số loài động vật, nó khác xa về chất so với cảm giác của con vật Cảmgiác ở con người chịu ảnh hưởng của các hiện tượng tâm lý cao cấp khác của con người Cảmgiác của con người phát triển mạnh và phong phú dưới tác động của giáo dục và hoạt động, tức

là cảm giác của con người được tạo ra mang đặc thù của xã hội, do đó mang đậm tính của xãhội

VD: Nhờ hoạt động nghề nghiệp mà có người thợ dệt phân biệt được 60 màu đèn khác nhau, cónhững người đầu bếp nếm được bằng mũi hoặc có những người đọc được bằng tay

- Các đặc điểm trên của cảm giác chứng tỏ mức độ phản ánh tâm lý thấp và tính chất hạn chếcủa cảm giác Trong thực tế, để tồn tại và phát triển con người cần phải nhận thức cả những sựvật hiện tượng không trực tiếp tác động vào các giác quan của mình

4.1.1.3.Các loại cảm giác

Dựa vào vị trí của nguồn kích thích gây ra cảm giác, cảm giác được chia thành 2 loại:

A Cảm giác bên ngoài : do kích thích ngoài cơ thể gây ra (Gồm 5 giác quan : thị giác, thính

giac, khứu giác, vị giác, mạc giác)

Ngày đăng: 15/10/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w