1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài động cơ và cảm xúc kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội

20 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Động cơ và cảm xúc kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội
Tác giả Nguyễn Gia Khánh, Lê Trần Diệu Thảo, Trần Thị Bích Ngân, Trần Lê Duy Khoa, Trương Thanh Bình, Lê Thị Thanh Thảo, Trần Thị Thanh Ngân, Đặng Quốc Huy
Người hướng dẫn Trương Minh Tuấn, Giảng viên
Trường học Đại học Kinh tế TP.HCM
Chuyên ngành Nhập môn Tâm lý
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN TIỂU LUẬN MÔN: NHẬP HỌC MÔN TÂM LÝ Đề bài: Động cơ và cảm xúc kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN

MÔN: NHẬP HỌC MÔN TÂM LÝ

Đề bài: Động cơ và cảm xúc kết hợp với việc điều chỉnh

tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong môi trường

học tập và xã hội.

Giảng viên: Trương Minh Tuấn

Mã học phần: 24DIBUS50326468

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA KẾ TOÁN

Thành viên tham gia

Nguyễn Gia Khánh 31231024217

Lê Trần Diệu Thảo 31231024228

Trần Thị Bích Ngân 31231024119

Trần Lê Duy Khoa 31231023245

Trương Thanh Bình 31231024910

Lê Thị Thanh Thảo 31231025405

Trần Thị Thanh Ngân 31231024864

Đặng Quốc Huy 31231024180

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

Phần 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 5

Phần 2: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 6

A ĐỘNG CƠ 6

I Lý thuyết về động cơ 6

II Phân loại động cơ 7

1 Động cơ bên trong 7

2 Động cơ bên ngoài 7

III Các quan điểm về động cơ 7

1 Thuyết tạo động cơ (Abraham Maslow) 7

2 Thuyết động cơ cân bằng 8

3 Thuyết động cơ kích thích 8

B CẢM XÚC 8

1 Cảm xúc là: 8

2 Phân loại 9

C HÀNH VI VÀ ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI 10

1 Hành vi là gì? 10

2 Các loại hành vi 10

4 Điều chỉnh hành vi 11

D MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP 12

E MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI: 12

Phần 3: PHÂN TÍCH 13

I TRONG HỌC TẬP 14

II TRONG XÃ HỘI 17

Phần 4: KẾT LUẬN 18

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài tiểu luận này một cách tốt nhất nhóm chúng em đã

được tạo điều kiện về mọi mặt Vậy nên, chúng em muốn gửi những lời cảm ơn

chân thành nhất đến những người đã giúp đỡ

Đầu tiên, nhóm muốn bày tỏ lòng biết ơn đến với Đại học Kinh tế Thành

phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất hiện đại và tân tiến nhất để

chúng em có được một môi trường học tập tốt nhất và có thể tiếp thu kiến thức từ

các môn học dễ dàng và thuận lợi hơn

Hơn hết, nhóm chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Trương Minh Tuấn –

giảng viên phụ trách giảng dạy bộ môn Nhập môn tâm lý học Trong quá trình học

tập và tìm hiểu về môn Tâm lý học, đây là môn học hoàn toàn mới lạ đối với chúng

em Nhưng nhờ có những bài giảng tận tình và tâm huyết của thầy, thầy đã giúp

chúng em tiến gần hơn tới môn học này và chúng em đã tích lũy được cho chính

bản thân thêm nhiều kiến thức mới và rất hữu ích trong cuộc sống Từ những kiến

thức thầy truyền tải đã giúp nhóm em hiểu hơn về sự thú vị và bổ ích của môn Tâm

lý học Dựa vào đó, chúng em có làm được những bài tập, trả lời được những câu

hỏi mà ban đầu mình cảm thấy lạ lẫm Bằng những kiến thức ấy, chúng em đã vận

dụng vào bài tiểu luận này Mà hơn thế nữa, những tri thức quý báu mà thầy đã

truyền tải sẽ trở thành hành trang để nhóm có thể vững bước trong những chặn

đường kế tiếp trong tương lai

Thông qua bài tiểu luận này, bằng những gì đã học được nhóm sẽ trình bày

về đề bài động cơ và cảm xúc kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn

hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội xin được gửi đến thầy

Trang 5

Kiến thức được ví như sa mạc rộng lớn, là trải dài vô tận Tuy nhiên, những

gì chung em biết chỉ như vài hạt cát nhỏ trong sa mạc ấy Do kiến thức của nhóm

còn tồn tại những hạn chế nhất định Vậy nên, trong quá trình hoàn thành bài tiểu

luận chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Nhóm chúng em rất mong

nhận được những nhận xét, ý kiến đóng góp lẫn những lời phê bình từ thầy Từ đó,

nhóm chúng em có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu để nài tiểu luận ngày

càng hoàn thiện hơn

Lời cuối cùng, nhóm chúng em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành

công và hạnh phúc trong cuộc sống

Trang 6

Phần 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

Trong tâm lý học thì động cơ và cảm xúc đóng một vai trò hết sức quan

trọng trong việc điều chỉnh hành vi cá nhân một cách tích cực và đúng đắn Hiểu rõ

được sự tương tác giữa các yếu tố này có thể giúp chúng ta có những tư duy mới

hơn về cách thức học tập và làm việc trong xã hội Cũng như nhận biết và kiểm

soát hành vi của bạn thân trong môi trường học tập và xã hội

Trong môi trường học tập, việc áp dụng hiểu biết về động cơ và cảm xúc

giúp học sinh, sinh viên có thể tự mình tìm kiếm và nắm bắt được mục tiêu học

tập Họ có thể tự tạo ra những kế hoạch, cách thức học tập hiệu quả và tăng cường

them động lực để đạt được chúng Tuy nhiên, đôi khi cảm xúc sẽ chứa đựng sự lo

lắng, căng thẳng và sự buồn chán cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất học

tập và sự tự tin của họ

Trong môi trường xã hội, việc này sẽ giúp chúng ta tạo ra được nhiều mối

quan hệ sâu sắc hơn, qua việc hiểu và đồng cảm với cảm xúc của người khác Tạo

ra một môi trường hòa bình, lành mạnh Việc này cũng giúp chúng ta xây dựng

mối quan hệ sâu sắc và hỗ trợ, tạo ra một cộng đồng xã hội đa dạng và đồng thuận,

đặc biệt có thể hỗ trợ những người đang đối diện với thách thức trong việc kiểm

soát hành vi của mình Tuy nhiên, sự tức giận, lo lắng xã hội và sự tự ti có thể gây

ra các hành vi tiêu cực hoặc không phù hợp trong giao tiếp và tương tác xã hội

Để có thể hiểu rõ hơn về vai trò của động cơ và cảm xúc trong việc điều

chỉnh hành vi nghiên cứu thì chúng ta cần tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng

của các yếu tố này đối với hành vi trong cả hai môi trường Phương pháp nghiên

cứu có thể sử dụng là phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các

động cơ và cảm xúc đối với hành vi, cũng như phương pháp điều tra để hiểu rõ hơn

về quan điểm và trải nghiệm của các đối tượng nghiên cứu

Cuối cùng, thông qua việc nghiên cứu này, chúng ta có thể đề xuất thêm các

biện pháp và giải pháp để có thể tăng cường tính tích cực và đúng đắn trong hành

vi cá nhân, từ đó sẽ tạo ra môi trường học tập và xã hội tích cực và hỗ trợ cho sự

phát triển cá nhân

Trang 7

Phần 2: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

A ĐỘNG CƠ

I Lý thuyết về động cơ

Động cơ có thể được xem như một lực lượng khởi nguồn, thức đẩy, duy trì

hành vi và quyết định của con người được tạo bởi những nhu cầu chưa được thỏa

mãn để đạt được một giá trị/kết quả nào đó

Động cơ đối với những hành vi khác nhau sẽ khác nhau tùy từng thời điểm,

tình huống và tùy vào từng cá nhân khác nhau Tức là thúc đẩy cá nhân tìm kiếm

thứ này nhiều hơn thứ khác hoặc những thứ khác nhau vào những thời điểm khác

nhau

II Phân loại động cơ

Động cơ bao gồm 2 loại theo lí thuyết động cơ tâm lý của McGuire:

1 Động cơ bên trong

- Xuất phát từ những yếu tố bên trong, không có tính xã hội

- Là những nhu cầu cân bằng bản thân, đánh giá và thiết lập các trật tự, nhu cầu

quan sát, tìm hiểu nguyên nhân của sự việc và vật thể, nhu cầu có sự độc lập tự

kiểm soát bản thân và cuối cùng, chính là nhu cầu kiếm tìm sự đa dạng và khác

biệt, mới lạ trong cuộc sống

2 Động cơ bên ngoài

- Động cơ mang tính xã hội

- Là những nhu cầu tự thể hiện bản thân, nhu cầu nhận được sự quý trọng, nhu cầu

khẳng định cái tôi, nhu cầu hành động theo hướng hoặc phù hợp với các tác động

từ bên ngoài cá nhân như áp lực từ gia đình, nhà trường, xã hội hay sự hỗ trợ, động

viên từ bạn bè, người thân, …

III Các quan điểm về động cơ

1 Thuyết tạo động cơ (Abraham Maslow)

Trang 8

Thuyết tạo động cơ đi sâu vào tìm hiểu những gì thúc đẩy hành vi con người

và làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu đó Giúp nâng cao nhận thức về tầm quan

trọng của việc đáp ứng nhu cầu cơ bản đối với sự phát triển cá nhân và hạnh phúc

Nhu cầu là cái tạo ra động lực thúc đẩy và hành động Nhu cầu là cái tất yếu,

tự nhiên, là thuộc tính tâm lý của con người, là những đòi hỏi cần phải thực hiện

Những nhu cầu → Những mong muốn → Những trạng thái căng thẳng → Những

hành động tạo ra sự thỏa mãn → tồn tại và phát triển

Cấu trúc hierarchi nhu cầu của Maslow gồm 5 tầng:

+ Nhu cầu sinh tồn: Là nhóm nhu cầu bậc thấp nhất, đảm bảo cho con người tồn

tại Bao gồm nhu cầu về thức ăn, nước uống, không gian an toàn

+ Nhu cầu an toàn: Bao gồm nhu cầu về sự bảo vệ, an ninh, ổn định

+ Nhu cầu xã hội: Bao gồm nhu cầu về tình bạn, tình yêu, gia đình

+ Nhu cầu tự công nhận: Bao gồm nhu cầu về sự tự tin, sự tôn trọng từ người

khác

+ Nhu cầu tự thực hiện: là nhu cầu bậc cao nhất, khi bốn nhu cầu bậc thấp đã được

thỏa mãn, thì con người tìm cách vươn tới nhằm thể hiện bản thân ở mức cao nhất,

phát huy hết tiềm năng của nhân loại nói chung và chủ thể nói riêng Bao gồm nhu

cầu tự phát triển, thể hiện bản thân, đạt được tiềm năng tối đa

2 Thuyết động cơ cân bằng

- Duy trì sự cân đối với những thay đổi trong một phạm vi nhất định

- Trong quá trình phát triển, con người không ngừng tiếp nhận thông tin mới từ

môi trường xã hội và văn hóa Khi trải qua các trải nghiệm mới hoặc học hỏi thông

tin mới, con người thường phải điều chỉnh hoặc mở rộng kiến thức của mình để

phản ánh sự hiểu biết mới đó Điều này có thể diễn ra thông qua việc thay đổi quan

điểm, giá trị, hoặc cách nhìn nhận vấn đề

- Động lực có xu hướng duy trì trạng thái cơ thể

3 Thuyết động cơ kích thích

Trang 9

- Mô tả mức độ của sự kích thích hoặc hoạt động cần thiết để duy trì sự tỉnh táo và

hiệu suất của con người Mỗi người có một ngưỡng kích thích cá nhân, và họ cần

một mức độ kích thích tương ứng để cảm thấy tỉnh táo và hoạt động hiệu quả

- Mỗi người đều tìm kiếm một mức độ kích thích tối ưu, nơi họ cảm thấy tỉnh táo,

sẵn sàng và hoạt động hiệu quả nhất

B CẢM XÚC

1 Cảm xúc là:

Cảm xúc được hiểu đơn giản là các trạng thái tinh thần và tâm trạng của

chúng ta trải qua hàng ngày Đây là những trạng thái phản ánh cảm nhận và phản

ứng của chúng ta đối với các sự việc, sự kiện, hoặc suy nghĩ cụ thể của cá nhân

Cảm xúc thường bao gồm một loạt các trạng thái như vui mừng, buồn bã, lo lắng,

tức giận, sợ hãi, yêu thương, và nhiều loại cảm xúc khác

Trong tâm lý học: cảm xúc được định nghĩa là trạng thái tinh thần hoặc tình

trạng tâm trạng của con người, thường được kích hoạt bởi các sự kiện, tác động

hoặc suy nghĩ Cảm xúc thường được biểu hiện thông qua nhiều phản ứng khác

nhau như cười, khóc, tức giận, lo lắng, vui mừng, sợ hãi, và nhiều cảm xúc khác

Cảm xúc cũng thường được xem xét trong ngữ cảnh của tâm lý học để hiểu rõ hơn

về sự phát triển cá nhân, sức khỏe tâm thần, và quan hệ giữa các cá nhân

Cảm xúc của con người có thể được tạo ra bởi nhiều yếu tố khác nhau qua

nhiều khía cạnh trong đơi sống sinh hoạt, học tập, làm việc, Chúng ảnh hưởng

đến cách chúng ta hiểu và phản ứng với thế giới xung quanh, cũng như ảnh hưởng

đến hành vi và quyết định của chúng ta

→ Cảm xúc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người và chúng

đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự kết nối với người khác, quản lý stress

và điều chỉnh hành vi của chúng ta

2 Phân loại

Con người có thể trải qua nhiều loại cảm xúc khác nhau, từ những trạng thái

tinh thần tích cực đến những trạng thái tiêu cực Sau đây là một số loại cảm xúc

tiêu biểu, thường thấy trong đời sống hằng ngày:

Vui mừng: Cảm giác hạnh phúc, niềm vui, sự hứng khởi và sự thỏa mãn.

Trang 10

Buồn bã: Cảm giác chán chường, tiêu cực, đau khổ và mất hy vọng.

Tức giận: Cảm giác tức giận, phẫn nộ, căng thẳng và không bình tĩnh.

Lo lắng: Cảm giác lo lắng, căng thẳng, sợ hãi và không an tâm.

Sợ hãi: Cảm giác sợ, lo lắng, cảm thấy đe dọa và không an toàn.

Yêu thương: Cảm giác tình yêu, quan tâm, lòng trắc ẩn và sự kết nối với người

khác

Ghen tức: Cảm giác ghen tỵ, ganh ghét và sự không hài lòng về bản thân hoặc

người khác

Ngạc nhiên: Cảm giác ngạc nhiên, kinh ngạc và bất ngờ.

Tâm trạng: Cảm giác như là một trạng thái tâm trạng chung mà không dễ dàng đặt

vào một danh mục cụ thể

Và những loại cảm xúc khác……

C HÀNH VI VÀ ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI

1 Hành vi là gì?

Hành vi là một khía cạnh cơ bản của con người và động vật, bao gồm các

kiểu hành vi, hoạt động và phản ứng của mỗi cá thể hoặc nhóm thể hiện trong mối

quan hệ với môi trường của họ Thuật ngữ “hành vi” dùng để chỉ các hoạt động có

thể quan sát và đo lường của con người hoặc động vật, từ những phản xạ đơn giản

đến những hành động phức tạp

Nói một cách đơn giản, nghiên cứu hành vi chính là quá trình tìm hiểu,

khám phá lý do tại sao mà chúng ta làm những việc chúng ta đang làm Từ đó tìm

hiểu các nguyên nhân, cơ chế và hậu quả khác nhau của từng hành vi

Vậy hành vi trong tâm lý học là gì? Hành vi trong tâm lý học là các cử chỉ,

hành động, phản ứng của con người hoặc động vật thể hiện Bao gồm cả các hành

vi thể hiện bên ngoài có thể quan sát được và các hành vi bên trong Các nhà tâm

lý học sẽ nhìn nhận các hành vi qua các dấu hiệu được thể hiện, từ đó phân tích để

hiểu rõ hơn những khía cạnh khác nhau của các hành vi này

2 Các loại hành vi

Trang 11

Có rất nhiều loại hành vi khác nhau, mỗi loại có một ý nghĩa và cách phân

tích riêng Nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như di truyền, cảm xúc, môi trường,

tương tác xã hội hay các vấn đề về sinh lý Bằng cách phân loại các hành vi, các

nhà tâm lý học có thể phân tích và xem xét qua nhiều góc độ khác nhau

Hành vi công khai: Đề cập đến các hành vi mà ta có thể nhìn thấy và quan

sát được bên ngoài Nhóm hành vi này có thể là các cử chỉ, lời nói hay bất kì

các hành vi khác được thể hiện trực tiếp Ví dụ như hành động giơ tay trả lời

câu hỏi, biểu cảm vui cười, khó chịu đều thuộc nhóm hành vi này

Hành vi bí mật: Đề cập đến những hoạt động xảy ra trong tâm trí mà chúng

ta không tự quan sát được Những hành vi này bao gồm suy nghĩ, nhận thức

vấn đề hay giải quyết vấn đề, … Mặc dù không thể xem trực tiếp nhưng

chúng ta có thể nghiên cứu thông qua các biểu hiện, dấu hiệu bên ngoài

Hành vi xã hội: Đề cập đến những tương tác và mối quan hệ giữa các cá

nhân hoặc trong một nhóm Nó bao gồm giao tiếp, hợp tác, gây hấn, quan

tâm, Nghiên cứu các hành vi xã hội nhằm mục đích làm sáng tỏ động cơ

tương tác xã hội, sự hình thành các mối liên kết xã hội và ảnh hưởng của

chúng đến mỗi cá nhân

→ Hiểu hành vi là rất quan trọng để hiểu rõ hơn về cách con người và sinh vật

tương tác với môi trường xung quanh, thích ứng với những thay đổi, đưa ra quyết

định và điều hướng các mối quan hệ xã hội Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể

khám phá các chủ đề như nhận thức, cảm xúc, học tập, phát triển và động lực xã

hội

Tóm lại, hành vi là những hành động, phản ứng và mô hình hoạt động có thể

quan sát và đo lường được của các cá nhân hoặc nhóm Nghiên cứu hành vi khoa

học cố gắng làm sáng tỏ sự phức tạp của hành vi, khám phá nguyên nhân, cơ chế

và hậu quả của nó trên nhiều lĩnh vực khác nhau

Trong nghiên cứu hành vi, việc xem xét các loại hành vi khác nhau này cho

phép hiểu biết toàn diện và đa chiều về các cá nhân và hành động của họ Nó cho

phép các nhà nghiên cứu khám phá sự tương tác phức tạp giữa các quá trình nhận

thức, hành động bên ngoài và động lực xã hội

Trang 12

Bằng cách đi sâu vào các khía cạnh hành vi đa dạng này, các nhà khoa học

có thể khám phá những hiểu biết sâu sắc có giá trị về hành vi của con người và

động vật, cuối cùng góp phần vào những tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau và

nâng cao hiểu biết của chúng ta về sự phức tạp của thế giới xung quanh chúng ta

4 Điều chỉnh hành vi

- Điều chỉnh là quá trình mà con người thay đổi hành vi, suy nghĩ, cảm xúc, hoặc

quan điểm của mình để thích nghi với một tình huống mới

- Điều chỉnh là một phần tự nhiên của cuộc sống và thường được kích thích bởi các

sự kiện ngoại cảnh hoặc nội tại, như sự thay đổi trong môi trường, cảm xúc, hoặc

mục tiêu cá nhân

- Điều chỉnh hướng tới hành động thỏa mãn và cá nhân cho là phù hợp với hoàn

cảnh, môi trường

D MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Là môi trường mà mọi người tiếp xúc, tương tác với các yếu tố học tập Nó

bao gồm tất cả những gì ảnh hưởng đến việc học tập như phòng học, âm thanh, ánh

sáng, phương thức học tập, giảng dạy và cả các yếu tố cảm xúc, xã hội và các mối

quan hệ Môi trường học tập đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quá

trình học tập, tiếp thu kiến thức của mọi người

Các yếu tố tác động đến môi trường học tập:

Yếu tố bên ngoài: các cơ sở vật chất như bàn, ghế, lớp học, phòng thí

nghiệm, khu vực thực hành,

Yếu tố bên trong: động cơ, mục đích, hứng thú, như cầu đối với việc học,

cách giảng dạy, quá trình tiếp thu, những mối quan hệ, liên kết giữa mọi

người

Trong tâm lý học, việc nghiên cứu về môi trường học tập sẽ đưa ra được

những biện pháp cho quá trình học tập của từng người, từ đó lựa chọn cách thức

học để đạt hiệu quả cao nhất Bằng cách trên, chúng ta có thể tạo điều kiện, kích

thích học tập phù hợp với định hướng của mỗi người Xây dựng những mối quan

hệ xã hội và tương tác để giúp tính thần thoải mái, cải thiện tâm trạng và cảm xúc

của người học Một môi trường học tập tốt sẽ giúp mọi người nâng cao sự tự tin,

Ngày đăng: 25/09/2024, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w