HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC CHỦ ĐỀ 3: Động cơ và cảm xúc kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội... - Bên cạnh đó, cả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC
CHỦ ĐỀ 3: Động cơ và cảm xúc kết hợp với việc điều chỉnh tích cực
và đúng đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội.
Giảng viên giảng dạy: Trương Minh Tuấn
Mã học phần: 24D1BUS50326468
Khoá - lớp: K49 – KN0007
Nhóm thực hiện: Great Mates
Số thứ tự thành viên trong nhóm: 9,14,22,31,35,41,45,46
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CHỦ ĐỀ 3
SINH VIÊN TRÌNH BÀY:
NGUYỄN THỊ TÚ HẢO
NGUYỄN NGỌC HUYỀN
VÕ NGỌC DIỄM MY
VÕ THỊ NGỌC PHƯƠNG
ĐỖ PHƯƠNG THẢO
NGUYỄN BẢO PHƯƠNG TRÂM
NGÔ THỊ BẢO TRÂN
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1: Tổng quan đề tài 3
Phần 2: Các vấn đề lý luận 4
A – ĐỘNG CƠ 4
1 Lý thuyết về động cơ: 4
2 Phân loại động cơ: 4
B – CẢM XÚC 4
Cảm xúc 4
Mối liên hệ cảm xúc và hành vi 5
Quản lý cảm xúc hiệu quả 6
C – HÀNH VI 7
1/ Khái niệm hành vi 7
2/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi 7
3/ Phân loại các loại hành vi 7
4/ Hành vi chuẩn và hành vi lệch chuẩn 7
5/ Lý thuyết hành vi 7
D Phân tích và vận dụng 8
Mối quan hệ giữa động cơ, cảm xúc và điều chỉnh hành vi 8
Phần 3: Phân tích và vận dụng 9
A – Trong học tập 9
B – Trong xã hội 10
Phần 4: Kết luận 10
Tài liệu kham khảo 11
LỜI KẾT 11
Trang 4Phần 1: Tổng quan đề tài
- Đến với bộ môn “Nhập môn tâm lí học”, có vài vấn đề cốt lõi mà từ đó ta có thể nhìn một
cách tổng quát về cách con người tác động qua lại đối với môi trường xung quanh, một
trong số đó chính là động cơ, cảm xúc Tiếp nhận những khái niệm này sẽ giúp thế giới
quan của mọi người mở rộng và sự tư duy trong môi trường học tập lẫn xã hội cũng phát
triển theo một chiều hướng tích cực và đúng đắn hơn
- Ở môi trường nào cũng vậy dù là học tập hay xã hội, động cơ là những yếu tố nội tại hoặc
bên ngoài thúc đẩy hành vi và mục tiêu hướng đến sự tri thức của đại đa số học sinh Họ
có thể được thúc đẩy bởi mong muốn đạt được mục tiêu học tập cá nhân như đạt điểm
cao, hiểu biết sâu sắc về một chủ đề, hoặc chuẩn bị cho tương lai Ở một chiều hướng
khác, một số học sinh có động cơ bên ngoài là do sự áp lực từ gia đình hoặc xã hội tác
động đến Hơn thế, động cơ của việc tạo ra và duy trì mối quan hệ xã hội, cảm giác thuộc
về một nhóm và được quan tâm và chấp nhận có thể tạo ra động lực mạnh mẽ
- Bên cạnh đó, cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến trải nghiệm học
tập và hành vi của học sinh; hay tinh thần làm việc, hiệu suất và sự hài lòng của nhân
viên Việc có một tâm trạng không tốt thường do sự thất vọng từ kết quả học tập từ đó
dẫn đến ý chí của mỗi cá nhân ngày càng giảm dần Mặt khác, cảm giác không ổn định
hoặc không an toàn trong môi trường xã hội có thể tạo ra sự căng thẳng và lo lắng, ảnh
hưởng đến tinh thần và hành vi của người tham gia
Dù thế nào đi chăng nữa, khi động cơ và cảm xúc tương tác trong môi trường xã hội, chúng có
thể tạo ra một phản ứng phức tạp đối với hành vi và quan hệ Việc hiểu và quản lý cảm xúc và
động cơ của bản thân và của người khác là quan trọng để xây dựng và duy trì một môi trường xã
hội lành mạnh và tích cực Và để đi sâu hơn và hiểu rõ hơn về xác vấn đề trên, nhóm chúng em
sẽ cùng nhau bàn luận về đề tài: Động cơ và cảm xúc kết hợp với việc điều chỉnh tích cực
và
đúng đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội
Trang 5Phần 2: Các vấn đề lý luận
A – ĐỘNG CƠ
1 Lý thuyết về động cơ:
- Động cơ là một trạng thái tâm lý tạo thành một lực lượng tinh thần thúc đẩy con người
định hướng, rồi hành động tiến tới một mục đích
- Động cơ được tạo bởi những nhu cầu chưa được thỏa mãn khi chúng ta trở nên căng
thẳng Động cơ là lý do tại sao chúng ta muốn làm một việc nào đó, nó cần đến sức
mạnh, năng lượng hay tác động ngoại vi
2 Phân loại động cơ:
CÓ 3 LOẠI
- Động cơ bên ngoài: gắn với việc thực hiện một hành động nhằm đạt được một kết quả
không liên quan đến hành động Ví dụ: học sinh cố gắng học tập thật giỏi để được mọi
người yêu quý, hành động học tập đó hướng đến mục tiêu không liên quan đến việc đi
học
- Động cơ bên trong: gắn với việc thực hiện hành vi bởi những hứng thú liên quan trực tiếp
đến hành động chứ không phải bởi một kết quả không có liên quan Ví dụ: một bạn có
hứng thú với những con số nên cố gắng học tập và tích cực với chuyên ngành kế toán bạn
đã chọn
- Trường hợp không có động cơ: là trạng thái không có mong muốn và không có ý định
thực hiện hành động Hành động không bắt nguồn từ yếu tố chủ quan nên không cảm
thấy mình có năng lực và vì thế mà không đạt được kết quả như mong đợi Ví dụ: chẳng
hiểu tại sao phải làm bài tập về nhà
B – CẢM XÚC
Cảm xúc
1 Cảm xúc là gì?
- Cảm xúc là những trạng thái tâm lý tích cực hoặc tiêu cực liên quan đến tâm lý, chịu sự
tác động của bên ngoài, tạo sự thay đổi về sinh lý, hành vi và suy nghĩ của con người
- Cảm xúc xảy ra trong tâm trí và có ý thức, phản ứng những gì con người đang cảm thấy
2 Các yếu tố cấu thành cảm xúc?
Theo hai nhà tâm lí học Don Hockenbury và Sandra E Hockenbury, cảm xúc được cấu
thành bởi ba yếu tố: kinh nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý, phản ứng hành vi
2.1 Kinh nghiệm chủ quan
- Người ta nghiên cứu thấy cảm xúc mang tính chủ quan cao Các cảm xúc của con người
rất đa dạng như vui vẻ, đau buồn hay thất vọng, nhưng từng trải nghiệm khác nhau trong
những tình huống khác nhau khiến cảm xúc đa dạng hơn, vì từng người có những mức độ
thể hiện cảm xúc khác nhau
- Những cảm xúc này có thể xảy ra đồng thời hoặc cùng xảy ra Ví dụ khi phát một bài
kiểm tra điểm cao, ta đi từ lo lắng đến vui vẻ; hoặc khi ta có một bài kiểm tra đột xuất, ta
sẽ vừa lo lắng vừa sợ
Trang 62.2 Phản ứng sinh lý
- Chúng ta đôi khi gặp tình trạng tim đập nhanh, tay ra mồ hôi, khó thở, đó là phản ứng
sinh lý khi xuất hiện cảm xúc Các phản ứng này được điều chỉnh bởi hệ thần kinh giao
cảm
- Hệ thống thần kinh tự chủ sẽ kiểm soát các phản ứng của cơ thể khi chúng ta không tự
chủ Khi đối mặt với nguy hiểm, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng căng thẳng, để cơ thể chạy
trốn hoặc đối mặt với đe dọa
2.3 Phản ứng hành vi
- Phản ứng hành vi mang tính phổ biến, ví dụ khi ta cười biểu thị niềm vui hay khóc để
biểu thị nỗi buồn Những biểu hiện cảm xúc gắn liền với trí tuệ cảm xúc và có mối liên hệ
chặt chẽ với ngôn ngữ cơ thể
3 Những loại cảm xúc cơ bản
Cảm xúc con người dù có phong phú ra sao cũng phân thành 8 loại cảm xúc cơ bản: buồn bã,
sợ hãi, vui vẻ, giận dữ, ngạc nhiên, khinh bỉ, ghê tởm, đau khổ
* Buồn bã: con người cảm thấy chán nản, u sầu, mệt mỏi, cảm giác không thể làm gì Nỗi
buồn biểu hiện qua các hình thức như gương mặt buồn khổ, khóc lóc, hay tự nhốt bản thân
trong không gian kín, cách xa mọi người
* Sợ hãi: đây là cảm xúc tiêu cực khi ta gặp mối đe dọa; là cơ chế của bản thân phản ứng với
một kích thích
* Vui vẻ: là cảm xúc tích cực, trải nghiệm ngắn hạn Đặc trưng là gương mặt nở nụ cười, tâm
trạng thư giãn
* Giận dữ: là cảm xúc mạnh mẽ phản ứng trước các nỗi đau về tinh thần hoặc thể chất, đặc
trưng của cảm xúc này là biểu hiện gương mặt, giọng nói, hay cách hành xử thô lỗ,
* Ngạc nhiên: là trạng thái sinh lý ngắn khi ta đối mặt với một điều bất ngờ xảy ra Biểu hiện
cảm xúc này lông mày sẽ cong lên hơn bình thường
* Khinh bỉ: thể hiện sự khinh thường, coi thường người khác một cách tiêu cực Biểu hiện rõ
nhất ở ánh mắt và một bên môi nhếch lên
* Ghê tởm: cảm xúc này xuất hiện khi ta gặp thứ không thích hay ghét mà ta muốn tránh xa
chúng
Mối liên hệ cảm xúc và hành vi
- Cảm xúc và hành vi có mối liên hệ hai chiều, cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi và hành vi
cũng ảnh hưởng cảm xúc Cảm xúc giúp tạo ra những phản ứng vật lý trong tâm trí bạn
nên tác động đến hành vi
- Ngoài ra còn bởi vì hành động cho phép bạn bộc lộ những cảm xúc Ví dụ khi đi dường
ban đêm, ta cảm thấy có người đang theo dõi mình, cảm xúc đem đến là lo lắng và sợ hãi,
từ đó dẫn đến hành vi chạy trốn hoặc bước đi thật nhanh hay gọi người khác trợ giúp
- Cảm xúc hành vi có mối quan hệ chặt chẽ, nó giúp nhận biết và thể hiện hành vi Nó
không đủ khả năng gây ra những hành vi cụ thể nhưng nó tác động đến nhận thức
Trang 7- Trình tự cảm xúc rất quan trọng thể hiện hành vi và bối cảnh mà cảm xúc trải nghiệm ảnh
hưởng đến hành vi Nó có tác động trực tiếp đến hành vi của chúng ta, quyết định một
phần hành vi của chúng ta trong nhiều tình huống Chẳng hạn cảm giác phấn khích giúp
ta mạo hiểm hơn hoặc ngược lại lo lắng khiến ta sợ rủi ro nhiều hơn
- Rất khó để làm chủ cảm xúc, cảm xúc thuộc về bản năng nhiều hơn Mỗi ngày con người
trải qua nhiều tình huống khác nhau, cảm xúc có thể tích cực, hạnh phúc, nhưng cũng
có lúc buồn bã, tồi tệ Việc không làm chủ cảm xúc dễ dẫn đến hành vi tiêu cực Con
người không thể loại bỏ cảm xúc tiêu cực thay vào đó chỉ toàn cảm xúc tích cực, cố gắng
làm những việc này còn gây phản tác dụng
- Cảm xúc tiêu cực dễ dẫn đến quyết định sai lầm, ngược lại, khi cảm thấy vui vẻ con
người sẽ ra quyết định tích cực và ít sai lầm hơn Ví dụ trong cơn nóng giận người ta có
xu hướng nóng nảy, có người sẽ đập đồ đạc dể nguôi giận hoặc có người sẽ đạp xe, tập
boxing, Những hành vi này đều giải tỏa những cảm xúc tích cực ra ngoài nhưng đạp xe
là hành vi tích cực, còn đập đồ lại là hành vi tiêu cực Tất cả hành vi và cảm xúc trên đều
do sự lo âu, tức giận đẩy bạn vào tình trạng không lối thoát, làm lu mờ khả năng phán
đoán của chúng ta
* Tác hại của việc bị cảm xúc kiểm soát
- Khi đối mặt với một tình huống, cảm xúc con người chia làm ba loại: phản ứng lành
mạnh, phản ứng tiêu cực, không phản ứng Nêu như cảm xúc kiểm soát hành vi, chúng ta
dễ ra quyết định sai lầm, bởi vì cảm xúc ra quyết định dựa trên nhận thức của bạn với sự
kiện hiện tại
- Cảm xúc có thể đặt sai chỗ hoặc quá tập trung vào suy nghĩ Vì thế bạn có thể nhận thức
một tình huống trái ngược với thực tế, dẫn đến cảm xúc không đúng Việc xem xét kỹ
tình huống rồi mới đưa ra hành động rất quan trọng
Quản lý cảm xúc hiệu quả
Cảm xúc và hành vi tác động lẫn nhau, để cảm xúc không lấn át lí trí, chúng ta cần nhận biết,
quản lý và sử dụng hiệu quả cảm xúc của chính mình
- Tự nhận thức: Hiểu được cảm xúc của mình để quản lý chúng một cách hiệu quả Khi
nhận ra cảm xúc đang quá tiêu cực, chúng ta cần bình tĩnh, điều chỉnh cảm xúc dể không
gây hành động sai lầm
- Tự điều chỉnh: Người có trí tuệ cảm xúc có thể kiểm soát được cảm xúc của mình Thay
vì hành động không màng lý trí, họ lại bình tĩnh, suy xét dưa ra quyết định
- Sự đồng cảm: Đó là hiểu được cảm xúc và quan điểm của người khác Từ đó chúng ta kết
nối được người khác, suy nghĩ sâu sắc hơn
- Kỹ năng xã hội: Người có kỹ năng này sẽ tích cực lắng nghe, giải quyết, giải quyết xung
đột
- Động lực: Cảm xúc có thể thúc đẩy chúng ta hướng tới mục tiêu Người có EQ cao sẽ
kiên cường hơn khi đối mặt với thất bại
C – HÀNH VI
1/ Khái niệm hành vi
- Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một người
trong một hoàn cảnh cụ thể
Trang 8- Hành vi chính là sự biểu hiện của ý chí của chủ thể ra bên ngoài, biến các suy nghĩ trở
thành hành vi diễn ra trên thực tế
2/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
- Hành vi của con người chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng rất đa dạng và phức tạp Chúng ta có
thể chia chúng thành hai nhóm chính: yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong
o Yếu tố bên ngoài bao gồm môi trường sống, môi trường làm việc và học tập, cũng như
áp lực xã hội Những yếu tố này có thể tác động mạnh mẽ đến hành vi của con người
o Yếu tố bên trong tác động đến hành vi bao gồm khả năng nhận thức và kiểm soát hành
vi của bản thân, cũng như mức độ nhận thức cá nhân của từng người
3/ Phân loại các loại hành vi
Hành vi bẩm sinh: là những hành vi tự nhiên và bẩm sinh, tồn tại ngay từ khi ra đời mà
không cần sự can thiệp hoặc ảnh hưởng từ bên ngoài
Hành vi kỹ xảo: là những hành vi tự động hóa được hình thành một cách có ý thức thông
qua quá trình học tập, rèn luyện của mỗi người, cố gắng luyện tập để biến những hành
động ban đầu thành thói quen tự động
Hành vi trí tuệ: là những hành vi phát triển từ hoạt động trí tuệ, tiếp thu kiến thức ở mức
độ khó và trừu tượng Đây là kết quả của việc suy nghĩ, học hỏi và áp dụng kiến thức để
thực hiện các hành động phức tạp và logic
Hành vi đáp ứng: là những hành vi xuất phát để đương đầu với tình huống cụ thể, với
mục tiêu tồn tại và phát triển, thường không do ý thức tự nguyện mà là do hoàn cảnh và
sự thực tế
Hành vi chủ động: là những hành vi đã được dự đoán trước của bản thân và không chịu
các tác động bên ngoài
4/ Hành vi chuẩn và hành vi lệch chuẩn
a Hành vi chuẩn
- Các hành vi được lặp lại nhiều lần trong cộng đồng trong 1 tình huống cụ thể
- Được xem là phù hợp với quy ước của cộng đồng và có đặc trưng là tương ứng với những
chuẩn mực pháp luật
b Hành vi lệch chuẩn
- Là hành vi lệch khỏi các quy tắc chuẩn mực của nhóm hay xã hội
- Là hành vi đi trái với các chuẩn mực được chấp nhận một cách chung
- Trong đó, bao gồm hành vi lệch chuẩn cá nhân và hành vi lệch chuẩn xã hội
5/ Lý thuyết hành vi
Quan điểm của trường phái học tập hành vi
Trường phái này tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các lý thuyết liên quan đến quá trình
học hỏi và ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với hành vi của con người Các nhà nghiên cứu
trong lĩnh vực này cho rằng mọi hành vi có thể được giải thích chủ yếu thông qua các yếu tố môi
trường hơn là do các yếu tố nội tại của cá nhân Điều này có nghĩa là mọi hành vi của con người
đều có nguồn gốc từ việc học hỏi từ môi trường xã hội xung quanh Các hành vi này được hình
Trang 9thành thông qua quá trình tương tác với môi trường xã hội, nơi mà cá nhân tiếp xúc và tương tác
với các yếu tố bên ngoài như gia đình, bạn bè, xã hội và văn hóa
Tuy nhiên, nếu quá trình học bị sai, bị lỗi do những điều kiện hóa có thể dẫn đến những hành vi
bất thường, lệch chuẩn
Do đó để điều chỉnh hành vi, cá nhân cần phải học cách cư xử và thực hiện những hành vi tích
cực Điều này đòi hỏi sự rèn luyện, thay đổi môi trường xã hội hoặc thực hành những hành vi
mới và tích cực Qua việc này, mỗi cá nhân có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp
với các chuẩn mực xã hội và cá nhân, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân
Quan điểm của trường phái nhận thức hành vi
Hành vi con người không phải là kết quả của một sự kiện hay biến cố nhưng là kết quả của nhận
thức hay góc nhìn vào sự kiện ấy thế nào Nếu chúng ta tiếp cận một tình huống với tư duy tiêu
cực, khả năng cao chúng ta sẽ phản ứng bằng những hành động tiêu cực tương ứng Ngược lại,
khi chúng ta có cái nhìn tích cực, khả năng thay đổi hành vi của chúng ta theo hướng tích cực
cũng sẽ cao hơn Do đó, để thay đổi và điều chỉnh hành vi của bản thân, chúng ta cần phải rèn
luyện cho mình những cách nhìn tích cực, nhận thức sâu sắc hơn về các tình huống xung quanh
Bằng cách này, chúng ta có thể đạt được sự tự chủ và kiểm soát hành vi của mình một cách hiệu
quả hơn, từ đó tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống và môi trường xung quanh
D Phân tích và vận dụng
Mối quan hệ giữa động cơ, cảm xúc và điều chỉnh hành vi
Động cơ và điều chỉnh hành vi: Động cơ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hoặc
kiểm soát hành vi của chúng ta Các động cơ có thể là nhu cầu cơ bản như thức ăn, nước uống,
và ngủ, cũng như nhu cầu cao cấp như sự tự thể hiện và mục tiêu cá nhân Khi động cơ được
kích thích, chúng ta thường tìm kiếm cách để đạt được mục tiêu hoặc thỏa mãn nhu cầu, điều này
có thể dẫn đến việc điều chỉnh hành vi để đạt được mục tiêu đó
Cảm xúc và điều chỉnh hành vi: Cảm xúc cũng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc điều chỉnh
hành vi Cảm xúc tích cực như hạnh phúc, niềm vui có thể kích thích hành vi tích cực, trong khi
cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi có thể dẫn đến hành vi tránh né hoặc tự bảo vệ Thậm chí
cảm xúc có thể ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta và cách chúng ta xử lý thông tin
Tương tác giữa động cơ và cảm xúc: Động cơ và cảm xúc thường tương tác với nhau, tạo ra
một trạng thái tinh thần phức tạp Ví dụ, một người có thể cảm thấy hứng thú (cảm xúc) đến việc
đạt được một mục tiêu quan trọng (động cơ), và cảm xúc này có thể kích thích họ hành động
hướng đến mục tiêu đó
Điều chỉnh hành vi thông qua điều kiện học hỏi: Trong quá trình học hỏi, cảm xúc và động cơ
thường được điều chỉnh thông qua các hậu quả của hành vi Nếu một hành vi dẫn đến kết quả
tích cực, động cơ và cảm xúc có thể được tăng cường, khuyến khích hành vi tiếp theo Ngược lại,
nếu một hành vi dẫn đến kết quả tiêu cực, động cơ và cảm xúc có thể bị giảm, làm giảm khả
năng lặp lại hành vi đó trong tương lai
Trang 10Phần 3: Phân tích và vận dụng
A – Trong học tập
Trong môi trường học tập, việc điều tiết tích cực và quản lý cảm xúc đóng một vai trò quan trọng
đến mức chúng có thể trở thành đòn bẩy hoặc ngược lại, là trở thành một lực cản to lớn Những
cảm xúc tích cực có lợi cho quá trình học tập bao gồm vui vẻ, sự nhiệt tình, hứng thú, sáng tạo
hoặc cũng có thể là niềm tự hào về thành tích đạt được Những điều này kích hoạt hệ thống khen
thưởng của não, tạo ra trải nghiệm đáng mơ ước và hỗ trợ sự tập trung và chú ý Trạng thái cảm
xúc tích cực có thể giúp học sinh mở rộng quan điểm, đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau cho
một vấn đề cụ thể, kiên trì vượt qua thử thách và đối phó, xử lí tình huống một cách hiệu quả,
tỉnh táo trước những lời chỉ trích và thất bại Tuy nhiên, điều này không nhất thiết phải đúng với
mọi cảm xúc tích cực Cụ thể, những cảm xúc tích cực liên quan đến việc học, chẳng hạn như sự
thích thú trong học tập, giúp học sinh tập trung chú ý vào việc học, thúc đẩy động lực học tập và
tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các chiến lược học sâu và khả năng tự điều chỉnh việc
học Ngược lại, những cảm xúc tích cực không liên quan đến việc học có thể làm mất tập trung
và làm giảm kết quả học tập Những cảm xúc tích cực và trạng thái học tập mà chúng thúc đẩy
có ảnh hưởng tương hỗ đến động cơ của người học Động cơ có thể điều hướng, định hình hành
vi, hành động liên quan đến học tập như làm cho người học quan tâm đến một chủ đề cụ thể hoặc
dẫn đến một mục tiêu học tập nhất định Đồng thời, nó còn cung cấp nguồn năng lượng để học
sinh đối mặt và vượt qua khó khăn trong học tập, giữ vững tinh thần và nỗ lực để đạt được mục
tiêu học tập của họ Người học có thể được kích thích bởi động cơ học tập bên trong lẫn bên
ngoài Nhờ có động cơ mà người học hiểu rõ hơn mục đích học tập và sau đó vận dụng một cách
sáng tạo vào công việc thực tế, nâng cao khả năng lãnh đạo, quản lý và các kỹ năng khác Với
động cơ học tập đúng đắn, người học sẽ nhận thức rõ ràng những sai lầm, hành vi vi phạm pháp
luật, từ đó đấu tranh với những động cơ sai trái, biết chăm chỉ, cống hiến hết mình cho mục tiêu
học tập đã đặt ra Từ đó, người học hiểu được cách tự chủ, chủ động điều chỉnh hành vi cá nhân,
giúp học sinh có mục tiêu phát triển và sự tập trung rõ ràng, tập trung vào công việc, chủ động
tìm tòi, giữ vững tinh thần lạc quan, tích cực trong suốt quá trình học tập để đạt được năng suất
tối đa trong học tập Người học có thể kết hợp được các yếu tố trên thường có khuynh hướng học
tập hiệu quả hơn, đem đến nhiều thành công Ở phương diện ngược lại, các trạng thái cảm xúc
tiêu cực như lo lắng, căng thẳng, buồn bã, không hứng thú, thảnh thơi, lo lắng và sợ hãi có thể
cản trở quá trình học tập và động lực học tập, đồng thời cản trở, làm trì hoãn sự phát triển của
các thái độ học tập hiệu quả Cảm xúc tiêu cực là yếu tố chính giải thích tại sao nhiều học sinh
không phát huy hết tiềm năng và không theo đuổi được sự nghiệp giáo dục phù hợp với khả năng
và sở thích của mình Hơn nữa, những cảm xúc này còn gây nguy hiểm cho sự phát triển nhân
cách và sức khỏe của học sinh, đồng thời góp phần gây ra số vụ tự tử cao trong giới trẻ ở nhiều
quốc gia (kể cả không thành công và thành công) Theo thống kê từ ActionAid International của
Việt Nam, tính đến cuối năm 2022, có khoảng 31,66% học sinh trung học cơ sở và trung học phổ
thông có ý định tự tử Vì thế cần ngăn ngừa hoặc giảm bớt sự xuất hiện của những cảm xúc tiêu
cực Song, cảm xúc tiêu cực không có nghĩa là nó luôn gây trở ngại cho người học Cụ thể, lo
lắng và xấu hổ có thể làm giảm sự quan tâm và động lực nội tại nhưng lại có thể thể kích thích
một loại động lực khác, đó là loại động lực khiến cho người học làm việc chăm chỉ, cố gắng hơn
để đảm bảo rằng họ không thất bại