1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ KẾT HỢP VỚI VIỆC ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC VÀ ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ NHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ XÃ HỘI

18 522 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Học Tập Và Trí Nhớ Kết Hợp Với Việc Điều Chỉnh Tích Cực Và Đúng Đắn Hành Vi Cá Nhân Trong Môi Trường Học Tập Và Xã Hội
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Dương Băng Băng, Nguyễn Huỳnh Quý Hòa, Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Tuyết Minh, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Trần Thị Thanh, Mai Thị Trúc Vy
Người hướng dẫn Thầy Trương Minh Tuấn
Trường học Đại Học Kinh Tế Tp.Hcm Phân Hiệu Vĩnh Long
Chuyên ngành Nhập Môn Tâm Lý Học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 231,95 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÂN HIỆU VĨNH LONG TIỂU LUẬN MÔN HỌC: NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CHỦ ĐỀ: HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ KẾT HỢP VỚI VIỆC ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC VÀ ĐÚNG ĐẮN HÀNH V

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÂN HIỆU VĨNH LONG

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC

CHỦ ĐỀ: HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ KẾT HỢP VỚI VIỆC ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC VÀ ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ NHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ XÃ HỘI.

Mã học phần: 24D9BUS50326406 Giảng viên hướng dẫn: thầy Trương Minh Tuấn

Khóa-lớp: K49-IB0001

K49-TI0001 Nhóm thực hiện: TIB

Trang 2

Vĩnh long, ngày 22 tháng 2 năm 2024

Trang 4

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1 31231570385 Nguyễn Thị Quỳnh Anh TI0001

2 31231570386 Dương Băng Băng TI0001

3 31231570130 Nguyễn Huỳnh Quý Hòa IB0001

4 31231570135 Nguyễn Đăng Khoa IB0001

5 31231570389 Nguyễn Tuyết Minh TI0001

6 31231570390 Nguyễn Thị Huỳnh Như TI0001

7 31231570157 Trần Thị Thanh TI0001

8 31231570392 Mai Thị Trúc Vy TI0001

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Tổng quan 1

A MỤC TIÊU 1

B ĐỐI TƯỢNG: 2

C PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2

CHƯƠNG 2: 2

A HỌC TẬP 2

1 Khái niệm học tập 2

B TRÍ NHỚ 5

1 Khái niệm chung về trí nhớ 5

2 Một số quan điểm tâm lý học về sự hình thành trí nhớ 7

3 Các phân loại trí nhớ 8

CHƯƠNG 3: TRÍ NHỚ VÀ ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CÁ NHÂN TRONG HỌC TẬP 10

GIỚI THIỆU 10

A CÁC KHÓ KHĂN CHUNG VỀ VIỆC GHI NHỚ TRONG HỌC TẬP 10

B GIẢI PHÁP 11

1 Giải pháp cho việc học tập và trí nhớ 11

3 Giải pháp cho môi trường học tập và xã hội 12

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 12

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Môi trường học tập là nơi diễn ra quá trình học tập, trao đổi tri thức với những gì xung quanh chúng ta, để có một môi trường học tập tốt là một điều quan trọng và phụ thuộc rất nhiều bản thân của người học Để được môi trường học tập tốt đẹp, nơi chứa đựng những kiến thức, cũng như một môi trường người học có thể ghi nhớ lại những gì mà đã học, đã được trao dồi Thì người học cần phải có những điều chỉnh tích cực và hành vi đúng đắn cá nhân, có thể hiểu như sau môi trường học tập

và xã hội là những môi trường luôn có hai mặt tốt và xấu, tuy nhiên không phải do

cả hai hoặc một trong hai tạo ra mà là do chính con người của chúng ta điều khiển

và hoạt động chúng

Nếu người học có những điều chỉnh tích cực và hành vi đúng đắn thì môi trường học tập và xã hội là những môi trường tốt đẹp, là nơi để người học đến học tập, và ghi nhớ những kiến thức bổ ích, và ngược lại Nhưng làm thế nào để có những điều chỉnh tích cực và hành vi đúng đắn cá nhân khi kết hợp với học tập và trí nhớ, và những phương pháp có thể kết hợp học tập và trí nhớ với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội một cách hiệu quả nhất

Từ đó có thể thấy học tập và trí nhớ kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và hành vi đúng đắn cá nhân quan trọng đối với môi trường học tập và xã hội như thế nào Và

để có thể hiểu rõ được sự quan trọng này, nên chúng em đã chọn chủ đề học tập và trí nhớ kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và hành vi đúng đắn cá nhân quan trọng đối với môi trường học tập và xã hội Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của thầy cô về bài tiểu luận của chúng em để có hoàn thiện bài một cách hoàn thiện nhất

có thể

Chương 1: Tổng quan

A MỤC TIÊU

Giúp các bạn sinh viên dễ dàng lên kế hoạch, định hướng tốt cho quá trình trau dồi kiến thức, bổ sung kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân

Sinh viên biết vận dụng việc học tập và trí nhớ để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với môi trường học tập và xã hội, tập trung tốt cho việc học, nâng cao tinh thần tự chủ, phát triển tối đa tiềm lực của bản thân

Học tập để phát triển tư duy lô gíc, khả năng giải quyết vấn đề, sáng tạo và phân tích

Trang 7

Việc kết hợp trí nhớ trong quá trình học tập giúp tăng cường khả năng lưu giữ thông tin, đồng thời giúp cải thiện khả năng tư duy và ứng dụng kiến thức vào thực tế

Điều chỉnh hành vi cá nhân giúp người học phát triển phẩm chất như trung thực, kỷ luật, tự giác và trách nhiệm Điều chỉnh hành vi tích cực và đúng đắn giúp xây dựng mối quan hệ tốt với người khác, phát triển kỹ năng và phẩm chất cá nhân, tạo ra một môi trường học tập và xã hội tích cực

B ĐỐI TƯỢNG:

Sinh viên UEH phân hiệu Vĩnh Long

C PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

- Xác định mục tiêu: định hướng mục tiêu tiểu luận theo chủ đề

- Tìm kiếm thông tin và tổng hợp tài liệu: nghiên cứu và thu thập dữ liệu liên quan đến chủ đề từ các sách ([1] James W Kalat (2022) Introduction to Psychology (12 edition) Cengage.), báo, trang web để có cơ sở lý luận

- Phân tích và bàn luận thông tin: Đánh giá các thông tin đã thu thập, xác định các vấn đề chính cần phải nêu ra trong tiểu luận và đưa ra các quan điểm để bàn luận

CHƯƠNG 2:

A HỌC TẬP

1 Khái niệm học tập

Học tập trong tâm lý học là quá trình thay đổi hành vi của chủ thể dựa vào những tác động từ bên ngoài

Các loại hình của học tập:

1.1 Điều hòa cổ điển

Là quá trình học tập trong đó hình thành một liên kết giữa hai kích thích tạo ra một phản ứng nhất định

Kích thích vô điều kiện (KTVĐK) : Là kích thích tự nó tạo ra phản ứng vô điều kiện

Phản ứng vô điều kiện (PƯVĐK) : Là hành động kích thích vô điều kiện gây ra Kích thích có điều kiện (KTCĐK): Là kích thích không tự gây ra phản ứng mà phụ thuộc vào các điều kiện đi trước

Phản ứng có điều kiện (PƯCĐK): Được gây ra bởi kích thích có điều kiện

2

Trang 8

Quá trình điều hòa cổ điển được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trước xuất hiện phản ứng

Trong giai đoạn này, Chỉ KTVĐK gây ra phản ứng

Giai đoạn 2: Khi xuất hiện điều kiện

Trong giai đoạn này, tạo KTCĐK trước KTVĐK để gây ra PƯVĐK, để tạo ra mối liên kết giữa hai kích thích này

Giai đoạn 3: Sau xuất hiện điều kiện

Liên kết giữa 2 kích thích được hình thành, kết quả: chỉ KTCĐK cũng có thể gây ra PƯCĐK (là PƯVĐK trong giai đoạn 2)

VD: tiếng chuông trường giờ ra chơi

Tiếng chuông trường báo hiệu giờ ra chơi bắt đầu Khi được lặp lại, tiếng chuông này có thể gây ra cảm giác nhẹ nhõm và yên bình đối với học sinh vì họ đã liên kết tiếng chuông với cảm giác ấy trong giờ ra chơi

1.2 Điều hòa hoạt động:

Là quá trình học tập trong đó hành vi của một chủ thể dẫn đến một hậu quả tích cực hoặc tiêu cực, làm thay đổi khả năng xuất hiện của hành vi này trong tương lai Hậu quả tích cực làm hành vi này xảy ra nhiều hơn trong tương lai

Hậu quả tích cực có thể là được một phần thưởng hoặc tránh được hình phạt hay hậu quả tiêu cực

VD: Tiền hoa hồng khi nhân viên bán được sản phẩm nhằm tạo động lực bán hàng cho nhân viên và tăng số lượng hàng bán được

Hậu quả tiêu cực làm hành vi này ít xảy ra hơn trong tương lai

Hậu quả tiêu cực có thể là bị một hình phạt hay mất đi một phần thưởng/hậu quả tích cực

VD: Thầy cô khẽ tay học sinh không thuộc bài, thúc đẩy học sinh học bài về nhà để tránh bị khẽ tay

1.3 Học tập trong việc điều chỉnh hành vi

Liên kết những hoạt động mong muốn với những củng cố tích cực để điều chỉnh hành vi cá nhân (phần thưởng, củng cố hành vi đúng); Liên kết những hoạt động không mong muốn với củng cố tiêu cực (hình phạt, tước đi phần thưởng)

3

Trang 9

- Áp dụng học tập trong điều chỉnh hành vi trong môi trường học tập:

+ Đưa ra các phần thưởng đặc biệt dành cho học sinh khi đạt thành tích tốt giúp học sinh tích hơn trong các hoạt động trường lớp Tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định Ví dụ như: giấy khen, tuyên dương trước tập thể

+ Đề cử học sinh cho các cuộc thi: Giúp học sinh nâng cao bản thân thông qua các thử thách ở một nơi có vốn kiến thức to lớn hơn những gì được giảng dạy tại trường

+ Hỗ trợ học tập cho các học sinh như học bổng, dụng cụ học tập, Giúp học sinh không đủ khả năng trở nên tích cực hơn về việc học

+ Tạo sự liên kết giữa trường và nhà: thường xuyên trao đổi về việc học tập của học sinh với quý phụ huynh để có thể đưa ra phương hướng tích cực cũng như hạn chế các tiêu cực không đáng có

- Áp dụng học tập trong điều chỉnh hành vi trong xã hội:

+ Khen thưởng: dựa vào thành tích mà bản thân cố gắng hoàn thành và đạt được mà mỗi người sẽ được thưởng khác nhau Nếu bạn làm tốt việc với tối đa khả năng thì phần thưởng có thể sẽ là tăng lương hoặc hình thức tâm lý là những ngày nghỉ phép được công ty ban hành để giải tỏa căng thẳng

+ Đề cử với vai trò lớn hơn: Khi bạn hoàn thành tốt việc của mình thông qua những kiến thức bản thân bạn có thể được người khác đánh giá cao và đề cử bạn với một chức vụ lớn hơn

+ Chính sách hỗ trợ của công ty: đưa ra giờ làm việc linh hoạt, hỗ trợ việc học tập nâng cao về chuyên ngành cho nhân viên, chi trả cho việc đào tạo của nhân viên, đánh giá nỗ lực,

VD: Trong một lớp , các sinh viên đã được học một kiến thức mới, và khi đi ra bên ngoài vô tình gặp được tình huống mà bạn có thể áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn Dưới đây là cách việc kết hợp học tập, trí nhớ, và điều chỉnh hành vi cá nhân có thể ảnh hưởng đến học tập và trí nhớ của anh ấy trong cả môi trường học tập và xã hội:

Học Tập và Trí Nhớ

- Bạn được học về việc đổi mới trong hình thức kinh doanh của doanh nghiệp để tăng tính cạnh tranh cũng như đáp ứng nhu cầu của người dùng

- Bạn được dạy và ghi nhớ những kiến thức trên lớp

4

Trang 10

Điều Chỉnh Hành Vi Cá Nhân

- Bản thân có thể áp dụng trong công việc buôn bán của gia đình

- Đổi mới phương thức kinh doanh, làm mới sản phẩm, nâng cấp bao bì để trong bắt mắt hơn, tăng tính cạnh tranh với nơi buôn bán mặt hàng cùng loại Từ đó giúp cải thiện được tình hình công việc buôn bán của chính gia đình mình

Như vậy, việc kết hợp học tập, trí nhớ, và điều chỉnh hành vi cá nhân đã giúp cải thiện, hỗ trợ cho cuộc sống của bản thân và gia đình, giúp trở thành một học sinh thành công và tự tin hơn trong việc khám phá và hiểu biết

B TRÍ NHỚ

1 Khái niệm chung về trí nhớ

1.1 Khái niệm trí nhớ?

Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của bản thân dưới hình thức biểu tượng, bằng cách ghi nhận, lưu trữ và tái hiện ký ức sau đó ở trong đầu về những cái con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay là suy nghĩ trước đó

Sản phẩm của trí nhớ chính là biểu tượng - những hình ảnh, sự vật hiện tượng nảy sinh ra trong đầu chúng ta khi không có sự tác động trực tiếp vào giác quan ta Nó khác với cảm giác và tri giác - nơi chỉ phản ánh sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan

Vd: khi miêu tả hình ảnh của quả táo, mặc dù không được thấy, cầm nhưng những điểm đặc trưng như: hình dạng, kích cỡ, màu sắc… được lưu lại trong đầu của chúng ta

1.2 Vai trò của trí nhớ

+Tích lũy vốn kinh nghiệm

+Sử dụng vốn kinh nghiệm đó vào cuộc sống

+Công cụ lưu giữ kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác

+Là điều kiện của quá trình nhận thức lý tính

+Là thành phần tạo nên nhân cách con người

Nhà sinh lý học người Nga - Ivan Sechenov cho rằng: “Nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh” ( Ivan Sechenov)

Ngày nay người ta xem trí nhớ không chỉ giới hạn trong hoạt động nhận thức mà còn là một thành phần tạo nên nhân cách con người Bởi vì đặc trưng tâm lý nhân

5

Trang 11

cách mỗi người được hình thành trên cơ sở vốn kinh nghiệm cá thể về mọi mặt của

họ, mà kinh nghiệm do trí nhớ đem lại Vì vậy V.I Lênin đã nói “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất

cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”

VD: chúng ta thường gặp ở những người không có trí nhớ hoặc mắc bệnh ảnh hưởng đến trí nhớ, cuộc sống hằng ngày của họ sẽ bị rối loạn, không bình thường: tâm lý thay đổi thất thường, lãng quên các việc hằng ngày, khó có thể tiếp nhận, tiếp thu những kiến thức, ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xung quanh

1.3 Cơ sở sinh lý của trí nhớ

Nền tảng lý luận sinh học của trí nhớ là những quy luật hoạt động thần kinh cao cấp, trong học thuyết Pavlov cho rằng: phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của sự ghi nhớ Sự củng cố, bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời, là cơ sở sinh lý của sự giữ lưu trữ và tái hiện ký ức Tất cả các quá trình này gắn chặt và phụ thuộc vào mục đích của hành động

Bên cạnh đó, những kích thích để lại những dấu vết mang tính chất vật lí như : (những thay đổi về điện và về cơ trên các xinap - nơi nối liền giữa hai nơron thần kinh) Do đó, sự diễn biến có tính chất lặp lại của kích thích được thực hiện dễ dàng trên con đường đã vạch ra

Tóm lại, trí nhớ là một quá trình phức tạp Cho đến nay chưa có một lý thuyết thống nhất về cơ chế của trí nhớ Mỗi lý thuyết tượng trưng cho một góc độ (tâm lý, sinh lí thần kinh, sinh hóa) của cơ chế trí nhớ

1.4 Các quá trình cơ bản của trí nhớ

Các nhà tâm lý học phân biệt ba giai đoạn cần thiết trong quá trình học tập và ghi nhớ: ghi nhận, lưu trữ và tái hiện (Melton, 1963)

- Quá trình ghi nhận

+ Là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhớ

+ Là quá trình tạo nên dấu vết, khắc ghi thông tin và gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có Quá trình này rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích luỹ kinh nghiệm + Hiệu quả của việc ghi nhận phụ thuộc vào nội dung, tính chất của tài liệu cần nhớ, động cơ, mục đích, phương thức hành động của cá nhân người học

Có hai hình thức ghi nhận:

- Ghi nhận thụ động (không chủ định): là sự ghi nhận không có mục đích đặt ra từ trước, nó không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí, mà dường như được thực hiện một cách

6

Trang 12

tự nhiên Hình thức ghi nhận này phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh hoặc một chi tiết đặc biệt của thông tin

VD: Khi đang đi trên đường ta rất ít khi nhớ được hình ảnh của một cái cây nào, nhưng nếu một ngày bạn gặp một cái cây được cắt tỉa hình ngôi sao thì bạn sẽ rất ấn tượng và nhớ về nó nhiều hơn

- Ghi nhận chủ động (có chủ định): là loại ghi nhận dựa theo mục đích đã đặt ra từ trước; nó đòi hỏi một nỗ lực, ý chí nhất định, cũng như những thủ thuật và các biện pháp ghi nhớ

Quá trình lưu trữ: là quá trình củng cố vững chắc thông tin đã ghi nhận để đảm bảo

độ lưu trữ lâu dài của ký ức

VD: Chiều ngày thứ sáu bạn sẽ kiểm tra môn âm nhạc nên bắt đầu từ ngày thứ năm, bạn cố gắng lặp lại giai điệu và lời bài hát để đảm bảo sẽ đạt điểm cao

- Quá trình tái hiện: là quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi lại như

đã nhắc đến phía trên Gồm 3 loại:

+ Nhận ra: là hình thức tái hiện ký ức của tri giác, nhận ra (hay chợt nhớ, sực nhớ) rất có ý nghĩa trong đời sống mỗi con người, nó giúp ta định hướng trong hiện thực tốt hơn và đúng hơn theo thời gian

VD: Bạn chạy xe đến một ngã tư thì chợt nhớ ra là lần trước bạn vô tình chạy vượt đèn đỏ, bạn giảm tốc độ và quan sát tín hiệu đèn kỹ hơn để đảm bảo an toàn cho bản thân và không mắc lại sai lầm

+ Nhớ lại: là hình thức tái hiện mà không cần sự trợ giúp của tri giác Nhớ lại không diễn ra tự nó mà bao giờ cũng có nguyên nhân, theo quy luật liên tưởng mang tính chất lô gíc chặt chẽ và có hệ thống

VD: Bạn đang làm kiểm tra toán nên phải tái hiện, nhớ lại công thức toán mà bạn học tối hôm qua để không làm sai

+ Hồi tưởng: là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ Khi hồi tưởng thường những ấn tượng trước đây không phải chỉ tái hiện một cách máy móc,

mà thường được sắp xếp khác đi, gắn với những sự kiện mới

2 Một số quan điểm tâm lý học về sự hình thành trí nhớ

Tâm lý học cũng có nhiều quan điểm khác nhau về trí nhớ như: quan điểm của Thuyết liên tưởng, quan điểm của Tâm lý học Gestalt, quan điểm của tâm lý học hiện đại

2.1 Thuyết liên tưởng về trí nhớ

7

Ngày đăng: 21/03/2024, 13:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w