1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị megamarket vũng tàu

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu
Tác giả Nguyễn Thành Trung
Người hướng dẫn TS. Mai Xuân Thiệu
Trường học Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,53 MB

Cấu trúc

  • 1. GIỚI THIỆU (12)
    • 1.1. Đặt vấn đề (12)
    • 1.2. Tính cấp thiết của đề tài (13)
  • 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (14)
  • 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (14)
  • 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (14)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
  • 5. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI (0)
    • 5.1. Đóng góp về lý thuyết (15)
    • 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn (15)
  • 6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (0)
    • 6.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .................... Error! Bookmark not defined. 8. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN (0)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP, SIÊU THỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (21)
    • 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SIÊU THỊ (21)
      • 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp (21)
      • 1.1.2. Khái niệm về Siêu thị (22)
    • 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH (22)
      • 1.2.1. Khái niệm cạnh tranh (22)
      • 1.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (23)
    • 1.3. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA DOANH NGHIỆP, MÔ HÌNH NĂM ÁP LỰC CẠNH TRANH (0)
      • 1.3.1. Môi trường vĩ mô (23)
      • 1.3.2. Môi trường vĩ mô và mô hình 5 áp lực cạnh tranh (25)
    • 1.5. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (0)
      • 1.5.1. Thiết kế nghiên cứu ................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SIÊU THỊ (0)
    • 2.1. T ỔNG QUAN VỀ S IÊU THỊ MM M EGA M ARKET V ŨNG T ÀU (36)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (36)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của siêu thị MM Mega Vũng Tàu (37)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (42)
      • 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu (42)
      • 2.2.2. Dữ liệu nghiên cứu (45)
    • 2.3. P HÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA S IÊU THỊ MM M EGA M ARKET V ŨNG T ÀU (0)
      • 2.3.1. Môi trường vĩ mô (45)
      • 2.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô (52)
    • 2.4. T HỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SIÊU THỊ MM M EGA M ARKET (58)
      • 2.4.1. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu (58)
    • 2.6. KẾT QUẢ KHẢO SÁT (0)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SIÊU THỊ MM MEGA MARKET VŨNG TÀU (0)
    • 3.1. D Ự BÁO VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ (0)
      • 3.1.1. Dự báo về khách hàng (77)
      • 3.1.2. Dự báo nguồn cung cấp hàng hoá (78)
      • 3.1.3. Dự báo về sự mở rộng của đối thủ cạnh tranh (79)
    • 3.2. Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO S IÊU THỊ MM M EGA M ARKET V ŨNG T ÀU TỚI NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (80)
      • 3.2.1. Mục tiêu chung của MM Mega Market Việt Nam (80)
      • 3.2.1. Mục tiêu của MM Mega Market Vũng Tàu (0)
    • 3.3. M ỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ (0)
    • 3.4. Đ Ề XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA S IÊU THỊ (0)
  • KẾT LUẬN (93)
  • PHỤ LỤC (97)

Nội dung

Trong nghiên cứu, tác giả tập trung phân tích thực trạng của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu và đưa ra các giải pháp khắc phục nhược điểm, phát triển các điểm lợi thế để nâng cao năng l

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào ngày 07/11/2006 và từ đó đến nay Việt Nam đã đàm phán thành công nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với các nước trên thế giới Đây chính là điều kiện tiên quyết, mở đường cho thị trường bán lẻ trên toàn thế giới vào thị trường Việt Nam Chính phủ Việt Nam đã cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chính điều này đã thu hút nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu các nước trong khu vực và trên thế giới đầu tư vào thị trường Việt Nam

Các tập đoàn nổi tiếng với những lợi thế về tài chính, trình độ kĩ thuật với đủ các loại hàng hóa đa dạng với mức giá vô cùng hợp lý và cạnh tranh Sự phát triển không ngừng của công nghệ kĩ thuật và việc ứng dụng số hóa trong lĩnh vực bán hàng đã giúp cho quá trình mua bán, thanh toán thuận tiện và chuyên nghiệp Chúng ta có thể điểm qua các tập đoàn lớn trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi trung tâm thương mại, siêu thị, ngành hàng tiêu dùng nhanh hiện nay như: Tập đoàn Central Retail Việt Nam với hệ thống TTTM Go! (BigC), Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Wincommerce sở hữu hệ thống WinMart, Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), Công ty TNHH Aeon Việt Nam, Công ty cổ phần trung tâm thương mại Lotte Việt Nam và nhiều doanh nghiệp khác Bên cạnh đó, nước ta hiện nay có khoảng 200.000 chợ truyền thông vẫn đang hoạt động Chính vì các yếu tố trên đã tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ nhằm tạo cho doanh nghiệp của mình một vị thế vững chắc và lâu dài trên thị trường Việt Nam

Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam có trụ sở chính tại Khu B, khu đô thị mới phường An Phú, thành phố Thủ Đức, phành phố Hồ Chí Minh Đây là một trong những thành viên thuộc tập đoàn TCC Thái Lan Vào năm 2002, trung tâm mua sắm hiện đại đầy tiên được khánh thành tại TP Hồ Chí Minh Sau hơn 20 năm phát triển và trưởng thành, trài qua nhiều thăng trầm trong hoạt động kinh doah, vận hành, hiện nay Mega Market Việt Nam (tiền thân là Metro Cast & Carry) đã mở rộng được số lượng lớn với 21 Trung tâm và Siêu thị trên toàn quốc, 5 Trạm cung ứng hàng hóa, 2 kho trung chuyển Tạo điều kiện việc làm chp hơn hơn 4.000 Nhân viên và là đầu mối phân phối hợp tác hơn 2000 đối tác cung ứng sản phẩm

Tính đến cuối năm 2023, theo số liệu Sở Công thương, trên địa bàn tỉnh BRVT có 79 chợ, 05 TTTM, 13 ST và hơn 150 cửa hàng bách hóa thuộc chuỗi cửa hàng bán lẻ đang hoạt động Với vai trò là người tiêu dùng, chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi khá rõ nét, đặc biệt là sau dịch Covid-19 Sự ảnh hưởng của cơn đại dịch đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi nhiều thói quen mua sắm truyền thống của khách hàng Trong đó, các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi ngày càng được ưa chuộng bởi người tiêu dùng bên cạnh đó là dịch vụ mua sắm online và chuyển đến tận nhà cho khách hàng ngày càng được doanh nghiệp quan tâm phát triển.

Tính cấp thiết của đề tài

Trên địa bàn tỉnh BRVT, sự cạnh trạnh của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ cũng vô cùng gay gắt, điển hình một số Siêu thị lớn như Siêu thị Lotte Vũng Tàu, Siêu thị Coo.op mart Vũng Tàu, Siêu thị Go! Bà Rịa và bên cạnh đó là nhiều nhiều doanh nghiệp bán lẻ tư nhân mới ra đời với nhiều mô hình hợp tác, đó là những cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, hoặc các chủ cửa hàng tạp hoá truyền thống với mô hình mới

Mặc dù rất nổi bật với một số mặt lợi thế nhưng rõ ràng đây chính một trong những thữ thách đặt ra cho hệ thống hệ thống Mega Market ở Việt Nam nói chung và

MM Mega Market Vũng Tàu nói riêng trong xu hướng phát triển

Và tất nhiên với, các đối thủ cạnh tranh với Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu cũng sẽ không ngừng lại ở tại vị trí của họ, chắc chắn những doanh nghiệp này có nhiều bước đi trước mang lại hiệu quả kinh doanh hơn nữa cho doanh nghiệp của mình Để phù hợp với xu thế phát triển, MM Mega Market Vũng Tàu buộc phải có riêng cho mình những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tiếp tục phát triển trong thị trường bán lẻ tỉnh BRVT

Từ yêu cầu cấp thiết đã nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu ” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu

+ Hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh

+ Đánh giá năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu

+ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ các vấn đề cơ bản sau:

- Hệ thống cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của siêu thị và lựa chọn các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị

- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu, đưa ra các ưu điểm và tồn tại trong quá trình cạnh tranh cũng như các nguyên nhân của tồn tại đó

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu.

ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI

Đóng góp về lý thuyết

Đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu” góp phần hoàn thiện và hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; vận dụng cơ sở lý thuyết vào thực tế để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu.

Đóng góp về mặt thực tiễn

Đề ra được giải pháp cụ thể giúp Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình để có thể đứng vững hơn trên thị trường ngành siêu thị - bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt

6 SƠ LƯỢNG VỀ CÁC NGHIÊN CỨU

Có thể nói năng lực cạnh tranh chính là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trên thương trường Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển bền vững, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay thì doanh nghiệp đó buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Đã có rất nhiều các công trình, sách, báo viết về đề tài này, dưới đây là một số những nghiên cứu đã được thực hiện gần đây:

Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Bài viết “Five essential strategies to enhance competitiveness” của tác giả John Manzella ngày 01/4/2014 “đã chỉ ra năm chiến lược cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế của doanh nghiệp đó là: tập trung vào năng lực cốt lõi (phát huy những gì đang làm tốt nhất); thu hút và giữ chân người tài (vì tập trung vào năng lực cốt lõi để trở thành tốt nhất phải đòi hỏi nhân viên có tay nghề cao nhất với khả năng giải quyết vấn đề phân tích phức tạp, và vận dụng các công nghệ tinh vi); lấy khách hàng làm trung tâm (khách hàng ở mỗi quốc gia được tiếp cận với những sản phẩm dịch vụ đa dạng với giá cả cạnh tranh, nhà sản xuất phải lấy khách hàng làm trung tâm mới có thể nắm bắt những thay đổi trong nhu cầu và mong muốn của họ); giảm chi phí và mở rộng hợp tác quốc tế.”

Công trình nghiên cứu “Using information technologies to raise the competitiveness of smes, Alexandru Nedelea, The USV Annals of Economics and Public Administration, 2012” cho rằng “cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng Nó quyết định, chỉ đạo và kiểm soát chiến lược phát triển của doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng với tình hình và liên tục cải tiến để giữ vững vị trí của mình cũng như để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường Để tăng năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nổi bật là nâng cao năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của nhân viên, ứng dụng công nghệ mới cho sản phẩm và dịch vụ của mình Công nghệ thông tin đem đến cơ hội cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin các doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong tổ chức quá trình kinh doanh, dòng chảy thông tin, cũng như cung cấp cho họ các phương tiện kiểm soát nguồn lực và chi phí quản lý tốt hơn Nghiên cứu này xác định và đánh giá các khía cạnh quan trọng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải tiến, phân tích những lợi ích và hạn chế của các giải pháp công nghệ thông tin ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp.”

Tình hình nghiên cứu trong nước

Luận văn Thạc sĩ (2021) “Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người tiêu dùng đối với chất lượng dịch vụ siêu thị tại Big C Nha Trang” của tác giả Lê Mỹ Thanh Xuân Kết quả của nghiên cứu này giúp xác định được sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ, thông qua đó đề xuất những hàm ý quản lý góp phần cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh không chỉ riêng tại siêu thị Big C Nha Trang, mở rộng ra là các đơn vị kinh doanh dịch vụ bán lẻ trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay

Bài viết “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị bán lẻ Việt Nam trên thị trường bán lẻ của tác giả PGS.TS Đặng Văn Mỹ, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại KonTum đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Trong bài viết, tác giả đã “đánh giá năng lực cạnh tranh của các siêu thị thị bán lẻ Việt nam so với các siêu thị bán lẻ nước ngoài và các loại hình kinh doanh bán lẻ khác trên thị trường quốc gia Thông qua điều tra và đánh giá theo hệ thống các tiêu thức phản ánh năng lực cạnh tranh, nghiên cứu đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển hệ thống các siêu thị bán lẻ Việt Nam đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và hiện đại hóa, là lực lượng bán lẻ hàng đầu trong thị trường bán lẻ quốc gia.”

Bài viết Kết quả nghiên cứu Khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả ThS Kiều Thị Tuấn (Khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân hàng) đăng trên tạp chí Công thương ngày 02/07/2019 “Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra Việt Nam hiện là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế giúp các doanh nghiệp mở rộng các ngành nghề, các sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, như sản phẩm có đáp ứng được quy tắc xuất xứ hàng hóa… Chính phủ đang hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, song có nắm bắt được cơ hội hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân các doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần có những chiến lược phát triển cụ thể, trong đó nâng cao năng lực cạnh tranh để thích ứng với môi trường kinh doanh mới là yếu tố quyết định sự “sống còn” của doanh nghiệp Trong nội dung bài viết này, tác giả đề cập đến một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.”

Bài viết Kết quả nghiên cứu khoa học “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của tác giả TS Lê Mạnh Hùng (Trường Đại học Công đoàn) đăng trên tạp chí Công thương ngày 14/07/2022 Bài viết chỉ ra rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Thực tế cho thấy, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thực sự còn có nhiều hạn chế, do nhiều nguyên nhân khác nhau Bài viết tập trung phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực doanh nghiệp này

Như vậy, có thể thất được rằng năng lực cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp bỏi nó quyết định chiến lược phát triển của doanh nghiệp Trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cũng khá đa dạng, các công trình nghiên cứu đã đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, từ đó phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ của các hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Siêu thị Mega Market Vũng Tàu Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp Nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị MegaMarket Vũng Tàu” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình

7 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Để đánh giá khách quan về thực trạng năng lực cạnh tranh của siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu, sau khi tham khảo các đề xuất giải pháp và kiến nghị, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu như sau: (Xem hình 2.1)

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Siêu thị

MM Mega market Vũng Tàu

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu

Khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh

Thực trạng năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM

- Số liệu thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước

- Báo cáo nội bộ Siêu thị MMVT

- Báo cáo bên ngoài Siêu thị MMVT

- Bài báo, tạp chí, bài phỏng vấn

- Hiệp hội thương mại tỉnh BRVT

- Sử dụng số liệu từ bảng câu hỏi các chuyên gia và khách hàng

- Phỏng vấn các chuyên gia trong ngành hàng Siêu thị tỉnh BRVT

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất)

- Theo sơ đồ quy trình nghiên cứu trên, đầu tiên tác giả xác định vấn đề nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu Từ đó tìm hiểu các khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh, phương pháp nghiên cứu và thực trạng năng lực cạnh tranh của siêu thị MMVT

8 BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Doanh nghiệp, Siêu thị và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP, SIÊU THỊ VÀ

NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SIÊU THỊ

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm

2020 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [1] quy định tại Điều 4 mục 10,

11, 12 giải thích một số cụm từ: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh; Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.”

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP, SIÊU THỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SIÊU THỊ

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm

2020 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [1] quy định tại Điều 4 mục 10,

11, 12 giải thích một số cụm từ: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh; Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.”

Tại Điều 46 của Luật này cũng quy định về “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau: (1) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều

51, 52 và 53 của Luật này (2) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (3) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần (4) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”

1.1.2 Khái niệm về Siêu thị

Theo “Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại được ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09 năm 2004 của Bộ Trưởng Bộ Thương mại” [2] quy định như sau: “Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”

Tại Điều 3 của Quy chế này cũng quy định rõ điều kiện đối với “Siêu thị hạng

I Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

+ Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m 2 trở lên;

+ Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;

+ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

+ Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;

+ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh tóan thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng mạng, qua bưu điện, điện thoại.”

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH

Về mặt ngôn ngữ, theo tiếng Việt, chúng ta có thể hiểu “cạnh tranh” là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức Trong tiếng

MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA DOANH NGHIỆP, MÔ HÌNH NĂM ÁP LỰC CẠNH TRANH

Theo quan điểm của K.Marx thì “Cạnh tranh là sự đấu tranh, ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.”

Michael Porter thì cho rằng “Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả là giá cả có thể giảm đi.”

1.2.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

NLCT được nêu ra ở các nước phát triển vào đầu những năm 1980 tại Mỹ Theo Porter (1980) về lý thuyết thường dựa vào tiền đề là các DN cùng chung một ngành, có tính đồng nhất cao về chiến lược kinh doanh cũng như các nguồn lực mà họ sử dụng Hơn nữa yếu tố khác biệt dễ dàng bị các đối thủ bắt chước, nên lý thuyết cạnh tranh dựa vào sự khác biệt nhận định LTCT của các DN cùng chung một ngành thường không thể tồn tại lâu dài [09]

LTCT của một DN cốt yếu là hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực với một kết cấu bao gồm nhiều nguồn lực giá trị có thể là hữu hình và/hoặc vô hình Sự khác biệt giữa những DN trên thị trường nguyên do sở hữu được các nguồn lực khác nhau RBV chủ yếu mổ xẻ các nguồn lực nội tại của DN, cũng như liên kết các nguồn lực nội tại này với môi trường bên ngoài [10]

1.3 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA DOANH NGHIỆP, MÔ HÌNH NĂM ÁP LỰC CẠNH TRANH

(Theo https://vi.wikipedia.org/wiki)

“Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của Doanh nghiệp

Các điều kiện tự nhiên luôn luôn ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và siêu thị nói riêng Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, môi trường sinh thái, tài nguyên khoáng sản… Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các siêu thị phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản thân siêu thị và đánh giá của các cơ quan chuyên môn

Môi trường kinh tế có vai trò hàng đầu và có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi siêu thị Nếu nền kinh tế trong nước và kinh tế quốc tế tăng trưởng cao sẽ làm tăng thu nhập của hộ gia đình và doanh nghiệp, dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đầu tư Thị trường của siêu thị sẽ được mở rộng, áp lực cạnh tranh giảm, siêu thị sẽ có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận hơn Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, nó sẽ tác động đến khả năng cạnh tranh của siêu thị theo hướng ngược lại, làm cho thị trường bị thu hẹp và áp lực cạnh tranh lớn hơn, siêu thị có nguy cơ bị giảm lợi nhuận, thua lỗ

- Môi trường chính trị, pháp luật

Chính trị, luật pháp bao gồm các yếu tố chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật, hệ thống quản lý hành chính, cấu trúc chính trị các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của siêu thị Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách, rõ ràng về thể chế, luật là cơ sở để đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng trong cạnh tranh giữa các siêu thị Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế

- Môi trường văn hóa – xã hội

Bao gồm dân số, tôn giáo, phong tục tập quán, văn hóa… có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu của nhu cầu thị trường Siêu thị phải nắm bắt được các yếu tố văn hóa – xã hội mới có thể đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh

- Môi trường khoa học công nghệ

Là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của siêu thị Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, các bí quyết, các phát minh, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, phần mềm ứng dụng Khi công nghệ phát triển, các siêu thị có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh doanh Tuy nhiên, nó cũng có thể đem đến cho siêu thị nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu siêu thị không đổi mới, bắt kịp công nghệ.”

1.3.2 Môi trường vĩ mô và mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Năm 1979, Michael E Porter xây dựng và công bố Mô hình năm áp lực cạnh tranh trong tác phẩm “Các áp lực cạnh tranh định hình chiến lược như thế nào – How Competitive Forces Shape Strategy” trên tạp chí Harvard Business Review Theo đó, năm áp lực gồm:

“Đối thủ tiềm tàng (new entrants), sản phẩm và dịch vụ thay thế (substitute products or services), khách hàng (customers/buyers), nhà cung cấp (suppliers) và cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành (competitive rivalry) Kể từ đó mô hình này trở thành một công cụ phân tích cấu trúc ngành công nghiệp quan trọng trong quá trình quản trị chiến lược

Hình 1.1: Mô hình cạnh tranh của Michael Porter

- Đối thủ cạnh tranh trong ngành:

Là cạnh tranh giữa các đối thủ đang hoạt động trong cùng một ngành nghề trên cùng khu vực thị trường Mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ trở nên khốc liệt trong các điều kiện:

+ Các đối thủ cạnh tranh có quy mô và sức cạnh tranh cân bằng nhau

+ Quy mô thị trường nhỏ và thị trường tăng trưởng thấp

+ Rào cản rút lui khỏi ngành kinh doanh cao

+ Sự khác biệt về sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong ngành thấp

+ Chi phí cố định cao

Mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Nguy cơ này phụ thuộc vào các rào cản gia nhập ngành thể hiện qua phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện có Siêu thị phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ở mức độ cao trong các điều kiện:

+ Chi phí gia nhập ngành kinh doanh thấp

+ Chi phí sản xuất không giảm theo quy mô và theo kinh nghiệm sản xuất

+ Các kênh phân phối hiện tại và các kênh mới xây dựng dễ thâm nhập + Khác biệt hóa giữa các siêu thị thấp

+ Còn nhiều lỗ hổng hay những khoảng trống trên thị trường cho các loại hình phân phối bán lẻ mới

+ Các rào cản có thể thay đổi khi điều kiện thực tế thay đổi

Trên góc độ cạnh tranh, khách hàng thường gây sức ép đối với các siêu thị cung ứng sản phẩm cho mình khi có điều kiện Họ thường đòi giảm giá hay nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều dịch vụ và nhiều dịch vụ miễn phí hơn Siêu thị sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh trên thị trường trong trường hợp:

+ Các nguồn cung cấp thay thế rất sẵn có

+ Chi phí chuyển đổi khách hàng cao hay chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng thấp

+ Các khách hàng có khả năng liên kết với nhau

T ỔNG QUAN VỀ S IÊU THỊ MM M EGA M ARKET V ŨNG T ÀU

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

“Công ty MM Mega Market Việt Nam, thành viên thuộc tập đoàn BJC/TCC Thái Lan, đã khánh thành Trung tâm Bán sỉ Hiện đại đầu tiên vào năm 2002 tại TP

Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, MM Mega Market Việt Nam đã mở rộng thành 21 trung tâm Bán sỉ và Siêu Thị trên toàn quốc, cùng với 5 Trạm Cung ứng Hàng hóa, 2 Kho trung chuyển với hơn 4.000 Nhân viên và 2000 Đối tác Cung Ứng Sản Phẩm

MM Mega Market Việt Nam (MMVN) xây dựng chiến lược hướng đến việc xây dựng Chuỗi cung ứng Hiện đại, giúp Kết nối trực tiếp từ Trang trại và Nhà sản xuất Địa phương với đa dạng Kênh phân phối, đảm bảo Nguồn gốc Hàng Hóa với trên 90% Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam

Là Đối tác Hàng đầu, MMVN cung cấp Giải pháp Phù hợp cho các nhóm Khách hàng Chuyên nghiệp, đáp ứng các yêu cầu Chất lượng ngày càng cao với Đa dạng chủng loại hàng hóa đi cùng Chính sách Giá cả cạnh tranh

Hiện nay, MM Mega Market đang là Đối tác Cung cấp Hàng hóa đến hàng trăm ngàn Khách hàng Chuyên nghiệp, là các Khách sạn Cao cấp, Nhà hàng, Suất Ăn Công Nghiệp, Căn tin nhà máy, Văn phòng… trên khắp cả nước.” (Theo trang chủ của MMVN tại mmpro.vn)

Giới thiệu về Siêu thị Mega Market Vũng Tàu

- Tên đầy đủ: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MEGAMARKET (VIỆT NAM) TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

- Trụ sở chính: Đường 3/2, phường 11, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Đại diện pháp luật, giám đốc công ty: ông NGÔ THANH HƯỞNG

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của siêu thị MM Mega Vũng Tàu

Với phương châm xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động vận hành kinh doạnh gọn, nhẹ, tiết kiệm với năng lực tự chủ động trong kinh doanh Ban giám đốc và cán bộ, nhân viên của Siêu thị MM Mega market Vũng Tàu phải đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe của thị trường ngành siêu thị với các đối thủ cạnh tranh khốc liệt về mọi mặt Yêu cầu cao nhất đặt ra đó là phải luôn bám sát khách hàng, xử lý nhanh chóng và thích ứng kịp thời với biến động của thị trường, năng động và tự chủ trong quá trình kinh doanh và sử dụng tối đa năng lực, nguồn lực của từng cá nhân tạo nên một hệ thống làm việc nhóm có hiệu quả

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Siêu thị MM Mega market Vũng Tàu

Nguồn: Siêu thị MM Mega market

- Giám đốc chi nhánh MM Mega market Việt Nam tại Vũng Tàu là ông Ngô Thanh Hưởng- người đứng đầu siêu thị MM Mega market tại TP Vũng Tàu Giám đốc Ngô Thanh Hưởng có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của siêu thị MM Mega market Vũng Tàu, là người đưa ra các quyết định cuối cùng và có giá trị cao nhất giúp các hoạt động của chi nhánh được thông suốt đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của siêu thị MM Mega market Vũng Tàu

* Quản lý (Manager): Hỗ trợ cử giám đốc trong các công việc quản lý hoạt động của siêu thị, giải quyết các vấn đề phát sinh tại siêu thị Sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên, quản lý P&L (doanh số và lợi nhuận, chiến lược kinh doanh, quản lý chi phí hoạt động của siêu thị), lập báo cáo hàng tuần và báo cáo cho giám đốc, đảm bảo việc thanh toán các chi phí của siêu thị theo đúng quy trình Ghi nhận các phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sự thân thiện, cách giao tiếp của nhân viên Chịu trách nhiệm cuối cùng cho mọi sự phàn nàn và yêu cầu đặc biệt từ khách hàng và các sự cố phát sinh tại siêu thị Xử lý các loại chứng từ, văn bản (sắp xếp, lưu, .) Báo cáo xuất nhập hàng hóa, thu chi Tiếp nhận và bàn giao thông tin giữa các bộ phận, ngành hàng Kiểm tra tác phong và ghi nhận giờ công của nhân viên đồng thời thay mặt quản lý giải quyết các vấn đề phát sinh có sẵn theo quy trình của công ty

Các quản lý tại siêu thị MM Mega market Vũng Tàu gồm:

1 Quản lý sàn ngành hàng thực phẩm (Floor manager – Food)

2 Quản lý sàn ngành hàng phi thực phẩm (Floor manager – Non food)

3 Điều hành thị trường (Field Operations – Sales force manager)

4 Quản lý dịch vụ khách hàng (Customer Services – Operation suport manager)

* Các ngành hàng: Tại siêu thị MMVT có 05 ngành hàng chính là Fresh Food (Hàng tươi sống); Dry Food (Hàng đồ khô); Hard Line (Đồ gia dụng); Home Line; (Đồ nhà bếp), Soft Line (Quẩn áo, trẻ em ) Đứng đầu các ngành hàng tại siêu thị MMVT là các Giám sát bán hàng hay còn gọi là Sales Supervisor Modern Trade Channel (SUP) hay giám sát bán hàng siêu thị Sales Supervisor MT có nhiệm vụ chính là đảm bảo độ phủ, sự phân phối, chỉ tiêu KPI, thông qua đội ngũ kinh doanh Giám sát bán hàng kênh siêu thị phải quản lý danh sách khách hàng, thị trường, xây dựng tuyến bán hàng tại thị trường đảm nhiệm Sales Supervisor phải giám sát, kiểm soát các hoạt động bán hàng trong siêu thị Cùng với đó họ phải thu thập, nắm bắt các thông tin thị trường trên địa bàn thành phố Vũng Tàu như: Các chương trình khuyến mãi cạnh tranh với các siêu thị đối thủ; Các hoạt động bán hàng của đối thủ Xây dựng và triển khai các kế hoạch bán hàng và thay đổi theo từng tuần hoặc tháng.Giám sát bán hàng kênh thương mại hiện đại có nhiệm vụ tối đa hóa số bán và thị phần tại địa bàn thị trường đảm nhiệm Thu thập và phân tích lại kế hoạch kinh doanh, cập nhật tình hình thực tế tại siêu thị, quản lý nhân viên bán hàng Duy trì và phát triển hệ hoạt động hiệu quả và cho doanh số đạt mục tiêu ban đầu Sales Supervisor có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra những sản phẩm, hàng hóa được xuất – nhập về siêu thị

Quản lý hàng tồn kho để đưa ra những phương thức xử lý và điều chỉnh phù hợp tránh thiếu hoặc tồn động hàng khóa quá nhiều trong kho Sales Supervisor Modern Trade Channel chịu trách nhiệm đảm bảo hiệu quả công việc kinh doanh của cửa hàng về: Chiến lược kinh doanh, doanh số, doanh thu, số lượng hàng tồn kho,… Giám sát còn có trách nhiệm đốc thúc nhân viên bán hàng hoàn thành chỉ tiêu doanh số đặt ra Đào tạo đội ngũ nhân viên tại các cửa hàng, siêu thị, cơ sở thuộc quyền quản lý để nâng cao hiệu suất công việc Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới các kỹ năng bán hàng, trưng bày hàng hóa, chăm sóc khách hàng,… Tổ chức các cuộc họp nhằm trao đổi chiến lược, tình hình kinh doanh cho nhân viên Đưa ra chỉ tiêu KPI đối với từng nhân viên Các giám sát bán hàng siêu thị có nhiệm vụ thường xuyên thăm khách hàng, thị trường và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng Tạo dựng mối quan với khách hàng, tiếp thu đánh giá từ khách hàng về chất lượng dịch vụ và sản phẩm kênh siêu thị Xây dựng mối quan hệ với các đối tác cung cấp sản phẩm

* Bộ phận kinh doanh, bán hàng (Sale force)

Bộ phận kinh doanh, bán hàng của siêu thị MM Mega market Vũng Tàu có chức năng tham mưu và đề xuất các ý kiến liên quan đến việc phân phối thị trường, hàng hóa cũng như sản phẩm của siêu thị cũng như các vấn đề liên quan phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường Ngoài chức năng tham mưu, bộ phận kinh doanh bán hàng sẽ có chức năng hướng dẫn cho các bộ phận khác có liên quan đến phát triển các dịch vụ hoặc sản phẩm mới Bộ phận kinh doanh bán hàng cần đưa ra những biện pháp, phương án, kế hoạch cụ thể để có thể giúp xây dựng, phát triển và mở rộng được nguồn – cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng Ngoài ra, bộ phận cần thực hiện chức năng duy trì, phát triển mối quan hệ tốt đẹp để biến khách hàng thường thành khách hàng trung thành của siêu thị MMVT

Công việc chính là theo dõi hoạt động kinh doanh, bán hàng là một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng của bộ phận kinh doanh, bán hàng siêu thị MMVT, đây là công việc quan trọng Bởi sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, hoạt động của siêu thị MMVT, cần phải thực hiện giám sát và báo cáo các thông tin liên quan đến kinh doanh của doanh nghiệp Chịu trách nhiệm chính, hỗ trợ cho các bộ phận khác ban khác cũng như Giám Đốc về quy trình của sản phẩm Bao gồm sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ như thanh toán, cho vay, bảo lãnh, liên doanh, liên kết

Một nhiệm vụ quan trọng khác của bộ phận kinh doanh của siêu thị MMVT đó chính là hoạt động bán hàng, tìm kiếm và tư vấn tiếp nhận, xử lý thông tin và đơn hàng của khách hàng Thực hiện nghiên cứu, phân tích thị trường thành phố Vũng Tàu, thị trường khách hàng tiềm năng của siêu thị trên địa bàn tỉnh Ngoài ra, theo cơ chế của MMVT còn nhiều nhiệm vụ khác nhưng trong khuôn khổ luận văn tác giả xin không đề cập đến

* Bộ phận hỗ trợ bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng (Support Sale):

Nhận cuộc gọi từ khách hàng để tư vấn sản phẩm hoặc xử lý các yêu cầu mà khách hàng gặp phải Hỗ trợ xử lý đơn hàng, cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm cho nhân viên bán hàng Nhập chính xác các thông tin đơn hàng vào hệ thống của công ty, tránh sai sót, thất lạc thông tin Theo dõi, cập nhật tình hình khách hàng có hài lòng về sản phẩm không, có khiếu nại gì không, Tiếp nhận, xử lý các khiếu nại của khách hàng Trường hợp, phát sinh những vấn đề không thể tự giải quyết, cần thông báo nhanh chóng và chính xác cho nhân viên kinh doanh liên quan hoặc cấp trên Giữ liên lạc với khách hàng để thông báo các thông tin như thời gian, địa điểm giao hàng, tình hình xử lý đơn khiếu nại, Làm báo cáo và soạn thảo các văn bản, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu được giao Tổng hợp, theo dõi các khoản chi tiêu, hoa hồng cho khách hàng và nhân viên kinh doanh Gồm các tổ:

- Tổ tiếp nhận đơn và chuẩn bị hàng

- Tổ chăm sóc khách hàng

* Bộ phận an ninh, bảo vệ: có nhiệm vụ chính là bảo vệ tài sản của đơn vị và khách hàng khi đi mua sắm, kết hợp với các bộ phận khác thực hiện các chương trình khuyến mãi Những nhiệm vụ chính của bộ phận bảo vệ siêu thị bao gồm: Giám sát khách ra vào và đảm bảo an ninh khu vực cổng chính Tuân thủ tác phong làm việc, đồng phục gọn gàng và thái độ niềm nở, luôn hỗ trợ khách hàng khi cần thiết Duy trì an ninh trật tự trong khu vực phía trước và xung quanh cửa ra vào siêu thị Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp đối tượng mang các vũ khí gây nguy hiểm, hóa chất không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vào bên trong siêu thị Đảm bảo khách ra vào tuân thủ đúng nội quy của siêu thị, nghiêm cấm hành vi phát tờ rơi hay mang thú cưng, vật nuôi vào siêu thị Nắm thông tin của những người đến làm việc tại siêu thị và hướng dẫn họ thực hiện theo quy định Ngoài những khách hàng đến mua sắm tại siêu thị, còn có các nhân viên tiếp thị, các nhà thầu cung cấp dịch vụ cho siêu thị hay các đối tác đến gặp gỡ Nhân viên bảo vệ siêu thị cần nắm được thông tin của họ và báo cáo lại cho Ban quản lý siêu thị hoặc người có trách nhiệm liên quan Đồng thời hướng dẫn họ thực hiện đúng tác phong và nội quy của siêu thị Luôn giữ vị trí quan sát tốt nhất để liên tục giám sát khu vực đang phụ trách Giám sát và phát hiện kịp thời các đối tượng có hành vi trộm cắp hàng hóa của siêu thị và tài sản của khách hàng Đảm bảo các hàng hóa được trưng bày trên kệ một cách an toàn theo đúng quy định của siêu thị Giám sát khách hàng và nhân viên siêu thị để đảm bảo họ thực hiện đúng nội quy mua sắm tại siêu thị, nghiêm cấm các hành vi bóc phá, tráo đổi hàng hóa Duy trì an ninh khu vực quầy thu ngân Kiểm soát cửa thu ngân để tránh khách hàng đi vào siêu thị qua cửa này Giám sát nhân viên thu ngân và khách hàng khi thực hiện quy trình thanh toán Kiểm soát hàng hóa của siêu thị qua cửa thu ngân Đảm bảo toàn bộ hàng hóa được thanh toán, tránh thất thoát hàng hóa của siêu thị.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu a Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Tác giả sử dụng các câu hỏi để phỏng vấn chuyên gia trong ngành nội bộ MMVT về các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị, làm rõ hơn và thu thập thông tin sâu hơn cũng như những ưa, khuyết điểm nhằm mang đến cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về năng lực cạnh tranh MMVT hiện nay

Việc phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia bắt đầu bằng việc lập danh sách là các chuyên gia nội bộ MMVT có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của MMVT Bao gồm 10 chuyên gia nội bộ của MMVT là: Giám đốc, Quản lý ngành hàng thực phẩm, Quản lý ngành hàng phi thực phẩm, Quản lý marketing, tổ trưởng thu ngân, tổ trưởng kế toán và nhân viên chất lượng và 06 trợ lý của các ngành hàng

Câu hỏi phỏng vấn các chuyên gia tập trung vào các vấn đề sau:

(1) Các yếu tố và các tiêu chí về đánh giá năng lực cạnh tranh của Siêu thị có phù hợp hay không

(2) Đánh giá ưa điểm, nhược điểm của các tiêu chí và nguyên nhân các nhược điểm

(3) Đề xuất giải pháp nâng cao NLCT của doanh nghiệp

Câu hỏi khảo sát ý kiến các chuyên gia (Phụ lục 1) lấy ý kiến các chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp (Tác giả muốn làm thêm để tăng tính thống nhất và hiệu quả của khảo sát)

Câu hỏi khảo sát ý kiến (Phụ lục 2) khảo sát đánh giá của các chuyên về năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu Phần khảo sát này tác giả chỉ tập trung khảo sát các chuyên gia về một số chỉ tiêu năng lực cạnh tranh liên quan công tác nội bộ Siêu thị và chỉ các chuyên gia trong ngành mới nắm cụ thể các chỉ tiêu này

Câu hỏi khảo sát ý kiến (Phụ lục 3) khảo sát đánh giá của các chuyên so sánh năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu và Siêu thị Lotteria Vũng Tàu Phần khảo sát này tác giả tập trung khảo sát các chuyên gia về các chỉ tiêu năng lực cạnh tranh liên quan phần kinh doanh, khách hàng Tác giả tách riêng phiếu khảo sát chuyên gia và phiếu khảo sát khách hàng vì chuyên gia trong ngành thường đưa ra mức điểm cao hơn về doanh nghiệp của mình b Khảo sát khách hàng

Sau khi các chuyên gia đưa ra nhận định về tầm quan trọng của các tiêu chí từ đó xác định và lập bảng câu hỏi đánh giá năng lực cạnh tranh của Siêu thị MMVT Tác giả tiến hành khảo sách 50 khách hàng bất kì đến mua sắm tại Siêu thị MMVT Các bước thực hiện cụ thể như sau:

- Bước 1: Thiết kế Phụ lục bảng câu hỏi khảo sát dành cho kháck hàng (Phụ Lục 4) Khách hàng chỉ tập trung đánh giá 07 tiêu chí liên quan và phù hợp với mình để việc đánh giá mức độ được khách quan và trung thực nhất

- Bước 2: Khảo sát ý kiến 50 khách hàng Các khách hàng được đề nghị xác định số điểm theo mức độ hài lòng từ thấp đến cao (từ 1 đến 5) của các chỉ tiêu để so sánh một số tiêu chí chính về năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu và đối thủ cạnh tranh là Siêu thị Lotteria Vũng Tàu (Phụ lục 4) c Hình thức và kết quả phỏng vấn và khảo sát ban đầu:

- Hình thức khảo sát: phỏng vấn chuyên gia, khách hàng trực tiếp và qua điện thoại, email

- Thời gian khảo sát: tháng 1 năm 2024

- Cách thức đo lường: Áp dụng loại thang đo Likert 5

+ Số lượng phỏng vấn các chuyên gia là 10 chuyên gia

+ Số lượng phiếu gửi đến khách hàng là 50 phiếu

- Tổng số phiếu thu về hợp lệ: 10 biên bản phỏng vấn chuyên gia và 50 phiếu khách hàng khảo sát của khách hàng

- Xử lý số liệu: Nhập liệu và xử lý bằng EXCEL và dùng các phép tính để tính toán sau đó thống kê, đối chiếu và so sánh kết quả d Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

- Đối với kết quả phỏng vấn của 10 chuyên gia trong ngành, tác giả tổng hợp, thống nhất và tìm ra sự khác nhau giữa công ty và các đối thủ cạnh tranh về các tiêu chí, các yếu tố làm cơ sở phân tích, đánh giá các số liệu, tổng hợp những mặt yếu, mạnh, cơ hội, nguy cơ làm căn cứ đề xuất giải pháp năng lực cạnh tranh của MMVT

- Đối với 50 kết quả khảo sát của 50 khách hàng:

+ Tính điểm số trung bình của các tiêu chí năng lực cạnh tranh theo công thức:

Xi =(Fi)/n (Fi là tổng điểm số phân loại của tiêu chí i; n là tổng số phiếu: chuyên gia n, khách hàng nP)

+ Đưa kết quả ở bước tính trên vào ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh năng lực cạnh tranh của MegaMarket Vũng Tàu với đối thủ cạnh tranh là Lotte Vũng Tàu

+ Kết quả tính toán (phụ lục 6,7) Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp

P HÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA S IÊU THỊ MM M EGA M ARKET V ŨNG T ÀU

- Kết quả phỏng vấn 10 chuyên gia đầu ngành Siêu thị MMVT

- Kết quả khảo sát 50 khách hàng đến mua sắm tại Siêu thị MMVT b Dữ liệu thứ cấp

- Dữ liệu kế toán doanh nghiệp, các báo cáo tài chính, báo cáo nhân sự, báo cáo marketing, báo cáo nghiên cứu, điều tra thị trường của Siêu thị MMVT

- Dữ liệu được thu thập từ bên ngoài như từ các bài báo tạp chí chuyên ngành như Báo Bà Rịa Vũng Tàu, báo Công Thương; từ internet trang web của Tập đoàn MMVN

- Dự liệu từ các cơ quan quản lý hành chính nhà nước: Sở Công thương tỉnh BRVT, Cục Thống kê, Chi cục Thuế tỉnh BRVT, UBND tỉnh BRVT…

2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu

Theo số liệu Cục thống kê “Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Có đường địa giới chung dài 16,33 km với Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây; 116,51 km với Đồng Nai ở phía Bắc; 29,26 km với Bình Thuận ở phía Đông; Tỉnh tiếp giáp biển Đông với bờ biển dài 305,4 km và trên 100.000 km2 thềm lục địa BR-VT có vị trí là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực, đồng thời là địa phương duy nhất của vùng Đông Nam Bộ hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí, cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển Bà Rịa-Vũng Tàu hội tụ đủ tiềm năng phát triển tất cả các loại hình giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới Về cơ cấu tổ chức hành chính BR-VT gồm 05 huyện, 01 thị xã, 02 thành phố, trong đó thành phố Bà Rịa là Trung tâm Hành chính–Chính trị của tỉnh

- Dân số (2021): 1.176.078 người, mật độ dân số 593 người/ km2

- GRDP đầu người (2021): 12.154,2 USD/người, mật độ dân số 593 người/ km2

- Lao động (2021): Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 589.192 nghìn người

Khí hậu: Bà Rịa–Vũng Tàu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 27°C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, lượng mưa trung bình 1.500mm, đặc biệt Bà Rịa–Vũng Tàu là một tỉnh nằm trong vùng ít có bão.”

- Môi trường kinh tế, cơ sở hạ tầng

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2022 (GRDP) ước đạt 390.293 tỷ đồng, tăng 7,15% so cùng kỳ; trong đó GRDP trừ dầu ước tăng 10,97% so cùng kỳ Tổng thu ngân sách trên địa bàn là 109.800 tỷ đồng, tăng 25,2% so cùng kỳ Các ngành kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng Trong đó, một số hoạt động kinh tế đạt kết quả nổi bật như: Giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí tăng 10,47% so cùng kỳ; doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 6,32% so cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 127,94% so cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 137,37% so cùng kỳ

Thu hút đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký quy đổi khoảng 2,07 tỷ USD Phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc với 1.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 596 doanh nghiệp hoạt động trở lại Các dự án hạ tầng giao thông kết nối liên vùng của tỉnh đang được thực hiện theo đúng tiến độ yêu cầu như: Đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An, đường 991B, đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh, đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận, dự án nâng cấp Cảng hàng không Côn Đảo,… được tập trung triển khai thực hiện theo đúng tiến độ yêu cầu

* Cơ sở hạ tầng: Đường bộ: “Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong khu vực thông qua Quốc lộ 51, Quốc lộ 55, Quốc lộ 56 Trong thời gian tới sau khi đầu tư hoàn thành các tuyến cao tốc Bến Lức - TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, cầu Phước An sẽ kết nối đồng bộ với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Tây Nam bộ

Ngoài ra, tỉnh cũng đang đầu tư xây dựng một số tuyến đường trọng điểm khác như đường 991B, đường Phước Hoà – Cái Mép, đường vào Khu công nghiệp (KCN) Dầu khí Long Sơn, đường Long Sơn – Cái Mép, đường sau cảng Mỹ Xuân, đường ĐT991 nối dài, đường ĐT992 đoạn từ Quốc lộ 51 đến đường Vành đai 4 TP.HCM, đường ven biển (tỉnh lộ 994) Vũng Tàu đi Bình Châu, đường kết nối với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu từ quốc lộ 56 đoạn tránh thành phố Bà Rịa đến vòng xoay đường 3/2 thành phố Vũng Tàu sẽ kết nối các khu vực kinh tế quan trọng của tỉnh với các tuyến cao tốc, đường quốc lộ và kết nối với mạng lưới giao thông đường bộ quốc gia Đường thủy: Hệ thống luồng hàng hải trên địa bàn tỉnh kết nối với các tuyến hàng hải quốc tế đến tất cả các nước có cảng biển trên thế giới Hệ thống luồng tuyến đường thủy nội địa kết nối đồng bộ với các tuyến luồng hàng hải Vũng Tàu – Thị Vải, luồng sông Dinh và dễ dàng kết nối với các tỉnh thành khác trong khu vực như Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Tây Nam bộ Tuyến luồng đi Côn Đảo đã được kết nối khai thác các tuyến từ Vũng Tàu, Cần Thơ, Sóc Trăng (bến Trần Đề) ra Côn Đảo bằng tàu cao tốc

Cảng: Cảng biển BR-VT là hệ thống cảng biển đặc biệt, đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2022 Hiện tại, BR-VT đã quy hoạch 69 dự án, có 50 dự án cảng đang hoạt động Tổng chiều dài cầu bến là 16.958 m, với tổng công suất thiết kế 150 triệu tấn/năm, trong đó có 08 dự án cảng container lớn với công suất 8,3 triệu TEUs/năm Cụm cảng Cái Mép là một trong 19 cảng lớn của thế giới đón được siêu tàu lớn nhất hiện nay Hệ thống cảng biển nước sâu tạo ưu thế cho phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp và thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Cảng hàng không: BR-VT có 2 sân bay đang khai thác, gồm: Cảng hàng không Côn Đảo với đường bay thẳng đến các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, Vinh, Hải Phòng; Sân bay Vũng Tàu phục vụ dầu khí và phục vụ một số chuyến ra Côn Đảo vào các ngày cuối tuần Trong thời gian tới Tỉnh sẽ thực hiện di dời sân bay Vũng Tàu sang khu vực Gò Găng và đầu tư xây mới sân bay Đất Đỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Khu công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 15 khu công nghiệp, với tổng diện tích 8.492 ha; trong đó, có 13 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 7.242 ha và 2 khu công nghiệp đã thành lập nhưng chưa hoạt động đó là khu công nghiệp Long Hương, khu công nghiệp Vạn Thượng với tổng diện tích 1.250 ha Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 57,07% trên tổng số khu công nghiệp

(15 khu công nghiệp) và 67,84% trên số khu công nghiệp đã hoàn thiện xây dựng hạ tầng (13 khu công nghiệp)

Cụm công nghiệp: Toàn tỉnh quy hoạch phát triển 17 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 552,65 ha Trong đó, 08 cụm do doanh nghiệp đầu tư, 6 cụm do nhà nước đầu tư, 01 cụm do cả nhà nước và doanh nghiệp đầu tư, 02 cụm đang kêu gọi đầu tư Hiện tại đã có 6 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, với tỉ lệ lấp đầy 65,36%

Nông nghiệp công nghệ cao: Tính đến tháng 10 năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 352 cơ sở sản xuất, trồng, với diện tích 5.648 ha; 127 trang trại nuôi heo, gia cầm với tổng diện tích 515 ha; 19 cơ sở nuôi hải sản thương phẩm và sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao.” (Theo số liệu Cục Thống kê VN)

- Môi trường chính trị pháp luật

Là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, với lợi thế về cảng biển nước sâu, về phát triển công nghiệp, du lịch, có hạ tầng giao thông thuận lợi,… đây là những điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư, huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội Trong những năm gần đây, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện công tác quy hoạch theo ngành, lĩnh vực và địa bàn nhằm góp phần định hướng thu hút đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển và bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững Tỉnh luôn chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, đầu tư cơ sở tầng, triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực, tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước hằng năm Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh việc triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư theo quy định; tập trung vào những giải pháp mang tính hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư Đáng chú ý là, tỉnh chủ động gắn thu hút đầu tư với cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ, liên thông” trong thực hiện các thủ tục đầu tư nhằm từng bước cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, thân thiện và minh bạch Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh thường xuyên tổ chức gặp mặt, đối thoại với nhà đầu tư nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Với việc thu hút những nhà đầu tư khá chất lượng trong thời gian gần đây, Bà Rịa - Vũng Tàu tạo nên sức bật mạnh mẽ trên năm lĩnh vực kinh tế vốn là thế mạnh của địa phương là công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

T HỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SIÊU THỊ MM M EGA M ARKET

2.4.1 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu a Năng lực tài chính của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu

Là chi nhánh của Công ty MM Mega Market Việt Nam, thành viên thuộc tập đoàn BJC/TCC Thái Lan, Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu được đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất của một đại siêu thị hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng trên địa bàn tỉnh bà Rịa Vũng Tàu

Toạ lạc tại vị trí mặt tiền đường Ql 51B, phường 11, thành phố Vũng Tàu, MM Mega Market Vũng Tàu sở hữu diện tích lớn với hơn 20.000 m2 MM Mega Market Vũng Tàu được trang bị bãi đậu xe có mái che rộng rãi, thoáng mát Hệ thống xe đầy, hướng dẫn điện tử, dịch vụ chăm sóc khách hàng tự động và nhiều tiện ích khác giúp cho khách hàng yên tâm và thoải mái khi đến mua sắm tại siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu

Năng lực tài chính của Mega Market Vũng Tàu giai đoạn 2019 – 2023 thể hiện qua một số chỉ tiêu chính (xem bảng 2.2)

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2019 – 2023 STT Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022 2023

1 Khả năng thanh toán hiện hành (Rc)

(Nguồn: Bộ phận Kế toán)

Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành: Có thể thấy tỷ số thanh toán hiện hành của Mega Market Vũng Tàu giai đoạn 2019 – 2023 tăng dần và đều lớn hơn 1 Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đáo hạn khá tốt hay nói cách khác siêu thị có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn

Hệ số nợ (Tổng nợ/Tổng tài sản): Tỷ số nợ giai đoạn 2019 - 2023 giao động từ 0,2 đến 0,25 Ta thấy, tỷ số nợ của siêu thị là khá thấp, chứng tỏ hoạt động của siêu thị mang tính ít rủi ro Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA: tăng dần qua các năm từ

2019 – 2023 Chứng tỏ siêu thị Mega Market Vũng Tàu đang sử dụng tài sản có hiệu quả Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE: chiều hướng gia tăng và ổn định từ

Qua phân tích cho thấy sức mạnh tài chính của Mega Market Vũng Tàu ở mức ổn định Nhìn chung năng lực tài chính của siêu thị là khá mạnh, ở mức an toàn, có khả năng thanh toán các khoản nợ cao Năm 2023, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng MM Mega Market đạt kết quả kinh doanh ấn tượng: chiếm 18% tổng thị phần, tăng 2,3% so với năm 2019; tăng trưởng tổng doanh thu trung bình 3,2%/năm; tăng trưởng doanh thu bán lẻ 30% so với năm 2019 và tăng trưởng giao dịch 11,1% (Nguồn Bộ phận Kế toán MMVN) Cùng điểm lại một số kết quả hoạt động kinh doanh của MMVT trong 04 năm từ 2019 đến 2023

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh một số loại mặt hàng tại Siêu thị

Mega Market Vũng Tàu từ 2019 – 2023 Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Bộ phận Kế toán) Qua bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2020 đến 2022 của Siêu thị Mega Market Vũng Tàu ta có thể thấy mặc dù phải đối mặt với dịch Covid 19 năm

2021 nhưng tổng mức bản lẻ và tiêu dùng đều có những tăng trưởng so với 2020 tăng 18,9 tỷ đồng Trong năm 2022, tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái nghiêm trọng do ảnh hưởng cuộc chiến tranh Nga – Ucraina nhưng MMVT vẫn giữ mức bán hàng mức tương đối ổn định Ở số loại mặt hàng chủ lực của MMVT như hàng tươi sống, hàng đồ khô có biến động tương đối rõ ràng Năm 2021, do nhu cầu thực phẩm trong đại dịch nên nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao so với 2020 nên tỉ lệ tăng trưởng tăng 15% ở ngành hàng tươi sống, ngoài ra MMVT còn có thế mạnh khi phân phối hàng hoá cho khách hàng HORECA (Hotel – Restauran – Canteen) MMVT cũng chú trọng phát triển khách hàng tiềm năng như B2B và cũng duy trì những chính sách khuyến mãi

“siêu giảm giá” cho khách hàng B2C của mình b Năng lực quản trị Để quản lý và vận hành bộ máy Siêu thị vận hành hoạt động mang lại hiệu quả lợi nhuận không phải là một vấn đề đơn giản Việc quản trị đòi hỏi ban giám đốc – những người vị trí cao nhất trong doanh nghiệp phải có những biện pháp chiến lược trong quản trị, phải biết tối ưu hoá các lợi thế, vận dụng tối đa những gì doanh nghiệp mình có và hạn chế thấp nhất những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất và lâu dài cho doanh nghiệp

Giám đốc hiện tại của MM Megamarket – ông Nguyễn Thanh Hưởng là người có hơn 15 năm kinh nghiệm trong công tác quản lý siêu thị Các vấn đề về chuyên môn cho vị trí giám đốc siêu thị bao gồm: quản trị nhân lực, kế toán, logistics, sales giúp cho ban giám đốc có thể quản lý, theo dõi dễ dàng đội ngũ quản lý nhân viên bán hàng, số lượng hàng hóa, hoạch toán doanh số của MMVT một cách cẩn thận và khoa học Ngoài các kiến thức về chuyên môn, yêu cầu đối với một giám đốc siêu thị cần hội tụ nhiều kỹ năng mềm cần thiết khác như: kỹ năng lãnh đạo, khả năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, là các kĩ năng không thể thiếu để quản lý nhân sự, giải quyết vấn đề từ hàng hóa tới nhu cầu khách hàng

Không chỉ riêng bạn giám đốc, các quản lý, sub ngành hàng cũng rất cần thiết các kĩ năng trên, đặc biệt là kĩ năng marketing và bán hàng để có thể phục vụ tối đa cho việc kinh doanh của siêu thị Đa số quản lý các ngành hàng trong MMVT đều là những người cú thõm niờn kinh nghiệm từ 3 năm trở lờn, thậm chớ hơn ẵ anh chị quản lý các ngành hàng có thâm niên từ 10 – 15 năm làm việc trong ngàng hàng mình quản lý c Chất lượng nguồn nhân lực

MMVT đã phát triển và nâng cao kỹ năng của đội ngũ nhân viên của mình một cách linh hoạt, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên của mình cũng như thực hiện đầy đủ các chế độ đãi ngộ đối với nhân viên của mình

Bảng 2.4 Thống kê lao động của siêu thị Mega Market Vũng Tàu từ 2019 – 2023

SL % SL % SL % SL % SL %

2.Trình độ ĐH và trên ĐH

Dựa vào bảng thống kê công tác nhân sự 2019 đến 2023 có thể thấy được tổng thể công tác nhân sự của MNVT từ 2019 đến 2023 Tổng số người lao động, làm việc tại MMVT dao động từ trên 110 đến dưới 140 người lao động tuỳ tính chất công việc và thời điểm, vào những dịp Tết thường tuyển thêm nhân viên thời vụ để hỗ trợ mua cao điểm Tỉ lệ lao động nữ cao hơn lao động nam giới, điều này thường thấy trong các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị do đặc trưng nghề nghiệp Đối với các vị trí quản lý, hành chính văn phòng và kế toán yêu cầu trình độ từ cao đẳng và trung cấp trở lên (chiếm 70% người lao động), đối với những vị trí nhân viên có thể không yêu cầu phải có trình độ nhưng vẫn phải tốt nghiệp THPT và có kinh nghiệm bán hàng, làm việc từ trước đó Sự phân bố tỉ lệ ở các vị trí việc làm như vậy là tương đối ổn định và phù hợp với MMVT

Toàn bộ nhân sự tham gia vào hoạt động của MMVT đều xác định mục đích chung đó là cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, từ đó tạo nên giá trị về thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp của MMVT Mỗi cá nhân nhân viên từ bảo vệ đến bán hàng, vận chuyển, ban giám đốc đều là một “mắt xích”, một “bánh răng” trong quy trình vận hành của MMVT Và để MMVT có thể tăng trưởng bền vững ổn định thì việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực là điều mà ban điều hành MMVT luôn phải quan tâm

Những sự việc thiếu ổn định trong tổ chức nhân sự của MMVT (ví dụ như tỷ lệ nhân sự không hài lòng cao dẫn đến nghỉ việc, báo cáo của nhân viên không tốt, thiếu sự hòa hợp giữa các ngành hàng,…) không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc bán hàng mà còn làm ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ của MMVT Vì vậy các vấn đề như trên luôn được BGĐ MMVT quan tâm giải quyết nhanh chóng, kịp thời không gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong quá trình vận hành hoạt động bán hàng của siêu thị e Phát triển thương hiệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SIÊU THỊ MM MEGA MARKET VŨNG TÀU

Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO S IÊU THỊ MM M EGA M ARKET V ŨNG T ÀU TỚI NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2025 và tầm nhìn đến năm 2030

3.2.1 Mục tiêu chung của MM Mega Market Việt Nam

- Chiến lược đến 2025 và tầm nhìn đến 2030:

Trong chiến lược mở rộng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 20230, hệ thống

MM Mega Market Việt Nam dự kiến đưa vào hoạt động 56 trung tâm phân phối trên toàn quốc, tập trung vào mô hình đại siêu thị và siêu thị thực phẩm

Trong năm 2024, MMVN đang thực hiện các bước chuẩn bị cho dự án đầu tư ra mắt trung tâm phức hợp đầu tiên tại Đà Nẵng với tổng diện tích 19 nghìn mét vuông với giá trị đầu tư lên đến 20 triệu USD

- Phát triển chuỗi hệ thống bán lẻ Đối với chuỗi hệ thống của mình, MMVN đã có chiến lược phát triển rộng rãi chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu đến tay người tiêu dùng cuối, để bắt kịp sự mở rộng của các đô thị vệ tinh mới, dự án "Giá tốt" được MMVN triển khai từ tháng 3.2022 đã chạm mốc 1.000 cửa hàng trên toàn quốc vào tháng 12.2023 và dự kiến còn tiếp tục phát triển vào những năm tiếp theo Dự án cũng đã hỗ trợ các hộ kinh doanh xây dựng và chuyển đổi từ mô hình tạp hóa truyền thống sang mô hình bán lẻ hiện đại của MMVN

- Phát triển mua sắm bằng các ứng dụng công nghệ thông tin

Trong thời đại ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là mua bán hàng trực tuyến đã trở thành xu hướng của thời đại Đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến gia tăng của người tiêu dùng, MMVN đã cho ra mắt các sàn thương mại điện tử như: MMPro cho khách hàng B2B, MM Click&Get cho khách hàng hộ gia đình, và phần mềm tích điểm Mcard Đây có thể được xem là chiến lược trọng điểm của

MM Mega Market trong cuộc đua số hóa và phát triển mô hình bán hàng đa kênh trong thời gian qua và kể cả trong thời gian sắp tới Đáng chú ý, sự đột phá của sàn marketplace MM Mall trên nền tảng MMPro với mục tiêu đem đến một 'khu chợ online' kết nối minh bạch chủ động giữa nhà cung cấp và khách hàng B2B được nhà bán lẻ MMVN triển khai trong năm 2023 đã đem lại những kết quả khả quan Mục tiêu của MMVN trong thời gian tới chính là phát triển các nền tảng này để phục vụ đắc lực cho viên bán hàng của mình

3.2.2 Mục tiêu của MM Mega Market Vũng Tàu

Dựa vào mục tiêu chung của hệ thống MMVN, Siêu thị Mega Market cũng đã có phương án lên kế hoạch cho các hoạt động của mình trong những năm tới

Mega market đặt mục tiêu mở rộng thị phần khách hàng của mình đến các khách hàng cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp nhà máy trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Đây là khách hàng tiềm năng và nằm trong tầm phát triển của MMVT từ nhiều năm trở lại đây Nắm bắt xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng cùng phát triển kinh tế tại các khu dân cư, khu công nghiệp mới, MMVT cần có những bước đi chủ động và sẵn sàng tiếp nhận khách hàng mới nhằm tăng thị phần cũng như doanh thu của mình Đối với chuỗi hệ thống phân phối của mình trên địa bàn tỉnh, MMVT buộc chiến lược phát triển rộng rãi hơn nữa khả năng phát triển các hệ thống tiếp thị, đặt mục tiêu Mega market phải là Siêu thị đầu tiên khi khách hàng nghĩ đến cho sự lựa chọn của mình Muốn làm được điều này buộc MMVT phải có điểm nhấn và bước đột phát trong quản lý điều hành kinh doanh của mình

Các hộ kinh doanh xây dựng và chuyển đổi từ mô hình tạp hóa truyền thống sang mô hình bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh BRVT định hướng để được trở thành một trong những mô hình bán lẻ truyền thống hiện đại trong cuộc dua giành lại thị phần của mình

Tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là thích nghi với hình thức mua bán hàng trực tuyến đã trở thành xu hướng buộc MMVT phải nghiên cứu đáp ứng nhu cầu khách hàng MMVT phải đưa các sàn thương mại điện tử như: MMPro cho khách hàng B2B, MM Click&Get cho khách hàng hộ gia đình, và phần mềm tích điểm Mcard, marketplace MM Mall trên nền tảng MMPro đến với mọi khách hàng của mình trong cuộc đua giành thị phần bán lẻ trên không gian mạng

3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu Trước hết tác giả đề xuất một số giải pháp tập trung vào các yếu tố cạnh tranh Siêu thị MM Mega Market Vũng Tàu còn hạn chế: Cách thức trưng bày sản phẩm, Quảng cáo và xúc tiến bán hàng, Chính sách chăm sóc và phát triển khách hàng và Cạnh tranh về giá cho MM Mega Market Vũng Tàu

- Cải thiện việc trưng bày và sắp xếp hàng hoá của Siêu thị Mega Market Vũng Tàu

Trước hết phải nhận định rằng trưng bày hàng hóa là một khâu có vai trò rất quan trọng trong ngành bán lẻ, nhất đối với siêu thị MMVT Một quầy sản phẩm trưng bày đẹp mắt mang lại vẻ đẹp ngoại quan ấn tượng cho khu vực mua sắm, giúp thu hút khách hàng đến mua sắm tại MMVT Từ đó nâng cao cảm nhận tích cực về chất lượng, hình ảnh và uy tín của siêu thị MMVT

Thực tế, cách trưng bày hàng hóa trong các siêu thị đối thủ cạnh tranh như: Lotte Mart, Big C, CoopMart, Vinmart,… đang thu hút rất nhiều khách hàng với nguyên tắc trưng bày hàng hóa khoa học, rất gọn gàng, hợp lý Theo đó, những siêu thị này đang được đánh giá cao hơn về khâu trưng bày và ngày càng thâu tóm được lượng khách hàng thân thiết lớn

Việc sắp xếp hàng hóa trong siêu thị MMVT đẹp mắt và ấn tượng sẽ mang lại hai lợi ích:

+ Mang lại sự tiện lợi cho khách hàng khi đến mua sắm tại MMVT: Khi hàng hóa được sắp xếp và phân loại hợp lý, khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm yêu thích

+ Kéo dài thời gian mua sắm: Thời gian khách hàng bị giữ chân tăng sự kích thích tìm hiểu và thời gian mua sắm sẽ tăng lên Vì vậy mỗi khu vực trưng bày nên chọn một phong cách khác nhau để tạo ấn tượng và lôi cuốn khách muốn khám phá nhiều hơn, tiếp xúc với nhiều mặt hàng khác nhau, làm tăng khả năng mua hàng cao hơn so với nhu cầu ban đầu của khách hàng Để trưng bày sản phẩm đẹp và hợp lý phải kết hợp rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: thiết kế, trang trí của siêu thị hoặc các yếu tố khác trong cửa hàng như: ánh sáng, nhạc, mùi hương,… và các thiết bị hỗ trợ việc trưng bày sản phẩm như kệ trưng bày siêu thị, tủ, móc,…

Do đặc trưng của hệ thống Siêu thị MMVN là có hệ thống quầy kệ cao Hàng hoá lớn, nhiều với các size khổng lồ Thế nhưng việc trưng bày quá nhiều hàng hóa sẽ là một lầm tưởng rằng bày thật nhiều hàng hóa ra sẽ khiến khách hàng tìm kiếm và mua nhiều mặt hàng hơn Nhưng điều đó chỉ đúng một phần, nhiều khách hàng cho rằng ban đầu họ không hề có ý định mua sản phẩm đó, sau khi tham quan thấy việc trưng bày hiệu quả, bắt mắt kết hợp ánh sáng, hình ảnh trực quan sinh động kết hợp các hướng dẫn về hiệu quả sử dụng sản phẩm Đây là yếu tố giúp khách hàng quyết định về việc mua sắm thêm những sản phẩm, hàng hoá của siêu thị Không nên để bày lẫn lộn chồng chéo lên nhau gây cảm giác không gọn gàng, khoa học, hệ thống ánh sáng thiếu làm cho khách hàng không thể quan sát thấy hình ảnh nổi bật của sản phẩm là ảnh hưởng khả năng mua sắm của khách hàng Giải pháp cho vấn đề này chính là phân loại hàng hóa và sắp xếp khoa học hơn, sẽ không có một cách thức hay một chiến lược cụ thể chung để trung bày tất cả mọi loại hàng hoá, phải tuỳ vào loại hàng hoá để có thể có sự sắp xếp hợp lý phù hợp với tính năng của sản phẩm và nhu cầu của khách hàng

Đ Ề XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA S IÊU THỊ

Qua những nội dung nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây:

(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của siêu thị Vận dụng khung đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị, bao gồm 7 yếu tố trong đó bao gồm

(2) Phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong của siêu thị, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Siêu thị Mega Market Vũng Tàu, thông qua các yếu tố môi trường vĩ mô và các yếu tố thuộc môi trường vi mô Từ đó, nhận diện được các cơ hội và nguy cơ; xác định đâu là điểm mạnh, điểm yếu của siêu thị

(3) Đánh giá năng lực cạnh tranh của Siêu thị Mega Market Vũng Tàu so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thông qua ý kiến chuyên gia và ý kiến của khách hàng trên nền tảng lý thuyết ma trận hình ảnh cạnh tranh

(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị Mega Market Vũng Tàu

(5) Đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước và Hệ thống Mega Market VN nhằm mục đích tạo ra thị trường kinh doanh bình đẳng, giúp Siêu thị Mega Market Vũng Tàu có một hành lang pháp lý để thực hiện chiến lược của mình

Tuy nhiên, do giới hạn về trình độ và khả năng nghiên cứu nên luận văn còn tồn tại một số hạn chế sau:

(1) Số liệu điều tra khách hàng để đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị Siêu thị Mega Market Vũng Tàu so với đối thủ cạnh tranh tại thành phố Vũng Tàu nhưng số mẫu còn tương đối ít Với việc chọn mẫu thuận tiện và còn nhiều yếu tố khách quan tác động nên kết quả đánh giá chưa được chính xác hoàn toàn

(2) Các chuyên gia được lấy ý kiến về mức quan trọng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh bao gồm 10 chuyên gia bên trong siêu thị, không có chuyên gia

Ngày đăng: 15/10/2024, 16:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1  Hình 1.1  Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị megamarket vũng tàu
1 Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (Trang 11)
Hình 1.2:  Sơ đồ quy trình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Siêu thị - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị megamarket vũng tàu
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Siêu thị (Trang 19)
Bảng 1.1: Khung các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị megamarket vũng tàu
Bảng 1.1 Khung các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị (Trang 34)
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Siêu thị MM Mega market  Vũng Tàu - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị megamarket vũng tàu
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Siêu thị MM Mega market Vũng Tàu (Trang 37)
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2019 – 2023  STT  Chỉ tiêu  2019  2020  2021  2022  2023 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị megamarket vũng tàu
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2019 – 2023 STT Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022 2023 (Trang 59)
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát của nhóm chuyên gia nội bộ - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị megamarket vũng tàu
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát của nhóm chuyên gia nội bộ (Trang 69)
Hình 2.1 Thống kê 10 Doanh nghiệp bán lẻ uy tín năm 2023 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị megamarket vũng tàu
Hình 2.1 Thống kê 10 Doanh nghiệp bán lẻ uy tín năm 2023 (Trang 70)
Hình 2.2 Một số gian hàng tươi sống trong Siêu thị Mega Market Vũng Tàu - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị megamarket vũng tàu
Hình 2.2 Một số gian hàng tươi sống trong Siêu thị Mega Market Vũng Tàu (Trang 71)
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát của nhóm chuyên gia nội bộ - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị megamarket vũng tàu
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát của nhóm chuyên gia nội bộ (Trang 72)
Bảng 2.7 Kết quả khảo sát của khách hàng - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị megamarket vũng tàu
Bảng 2.7 Kết quả khảo sát của khách hàng (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w