1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn sử dụng phương pháp liên hệ thực tế Để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn ngữ văn thpt chương trình giáo dục 2018

36 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn sử dụng phương pháp liên hệ thực tế Để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn ngữ văn thpt chương trình giáo dục 2018
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 187 KB

Cấu trúc

  • 1.1 Sự chỉ đạo trong đổi mới giáo dục của các cấp quản lí (4)
  • 1.2 Đặc trưng và tình hình thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở cấp THPT (5)
  • 1.3 Tâm huyết của một nhà giáo (6)
  • II. Mục đích của biện pháp (7)
  • III. Đối tượng áp dụng (7)
  • B. NỘI DUNG I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu (8)
    • 1.1 Một số khái niệm liên quan tới đề tài: Phương pháp, phương pháp dạy học, phương pháp liên hệ thực tế (8)
    • 1.2 Mối quan hệ giữa văn học với thực tiễn đời sống (8)
    • II. Thực trạng việc sử dụng phương pháp liên hệ thực tế trong môn Ngữ văn THPT (9)
      • 2.1 Một số thuận lợi và ưu điểm của quá trình tổ chức thực hiện (9)
    • III. Mô tả, phân tích các giải pháp (11)
      • 3.1 Chia sẻ để học sinh thấy được mối quan hệ giữa văn học với thực tiễn đời sống….8 (11)
      • 3.2 Xây dựng các nguyên tắc và các bước vận dụng phương pháp liên hệ thực tế….…9 (11)
        • 3.2.1 Nguyên tắc liên hệ thực tế (11)
        • 3.2.2 Các bước liên hệ thực tế (13)
      • 3.3 Sáng tạo trong cách thức vận dụng phương pháp liên hệ thực tế (13)
        • 3.3.1 Liên hệ thực tế thông qua phương pháp trực quan khoa học (13)
        • 3.3.2 Sử dụng yếu tố âm nhạc, hội hoạ khi liên hệ thực tiễn (14)
        • 3.3.3 Sử dụng hình thức sân khấu hoá để văn học đi vào thực tiễn cuộc sống (14)
        • 3.3.4 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế để tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa văn học với thưc tiễn cuộc sống (15)
      • 3.4 Sử dụng phương pháp liên hệ thực tế thông qua các phương pháp dạy học tích cực (16)
        • 3.4.1 Liên hệ thực tế thông qua dạy học dự án theo hướng mở (16)
        • 3.4.3 Tích cực xây dựng môi trường học tập mang tính tương tác khi vận dụng phương pháp liên hệ thực tế (17)
      • 3.5 Sử dụng phương pháp liên hệ thực tế trong các bài kiểm ta, đánh giá (18)
    • IV. Thiết kế giáo án thực nghiệm trong văn bản Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) (18)
  • C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (34)
    • I. Kết quả (34)
      • 1.1 Với giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn (34)
      • 1.2 Với học sinh (34)
    • II. Kết luận (35)

Nội dung

Cụ thể, trong Công văn3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giámôn Ngữ văn ở trường phổ thôn

Sự chỉ đạo trong đổi mới giáo dục của các cấp quản lí

Dạy học gắn liền với thực tiễn cuộc sống đã trở thành quan điểm chỉ đạo quan trọng xuyên suốt quá trình dạy học bộ môn Cụ thể, trong Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông đã nêu:

Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học ở trong và ngoài lớp học.

Thứ 2: Đối với dạy viết, chú trọng yêu cầu học sinh hình thành ý tưởng, biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo, có sức thuyết phục để qua đó rèn luyện tư duy và cách viết các kiểu văn bản Tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tạo lập văn bản Ở mỗi bước, giáo viên có thể sử dụng, khai thác ngữ liệu minh họa một cách hợp lý giúp học sinh hiểu được đặc điểm hình thức, ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của từng kiểu văn bản; từ đó, giúp học sinh hình thành kĩ năng viết Xây dựng và tăng cường sử dụng các bài tập dạy viết gắn với các tình huống thực tiễn và giả định để học sinh nhận thức được mối quan hệ giữa yêu cầu học viết trong nhà trường với nhu cầu tạo lập các sản phẩm viết trong đời sống.

Thứ 3: Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

Như vậy , có thể thấy việc dạy học gắn liền với thực tiễn cuộc sống đã trở thành quan điểm chỉ đạo xuyên suốt các cấp, trong hệ thống bộ môn Ngữ văn ở các khối, lớp.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/20218.Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 bao gồm Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Riêng ở khối trung học phổ thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập; với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Đặc trưng và tình hình thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở cấp THPT

Đặc trưng của văn học là một môn nghệ thuật phản ánh đời sống bằng hình tượng Dạy văn là cả một quá trình phức tạp đan kết các quá trình tâm lí, ngôn ngữ văn học sư phạm Dạy văn là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi nhiều sự tìm tòi của người giáo viên khi lên lớp Từ đời sống trong tác phẩm văn học làm sao có thể làm đẹp và phong phú thêm tâm hồn các em Đó là kết quả thẩm thấu, chuyển hóa vào từng cá nhân học sinh, có khi bất ngờ, có khi ngẫu nhiên Giờ dạy Văn sắc nét là một giờ giảng sinh động, gắn liền với cuộc sống hiện hành, ngay cả lúc thầy và trò đang cùng dạy dỗ, học tập Thầy trò cùng ở trong lớp, đang cùng làm một công việc do xã hội giao phó chứ không phải ngồi trong tháp ngà Chính nơi đây các học sinh gắn liền với đời sống xã hội, với lao động sản xuất, khác với lối học của các nhà nho, các nhà tư sản ngày xưa Liên hệ thực tế là đặt bài hoc vào hoàn cảnh lúc bấy giờ để giáo dục tư tưởng một cách nhanh chóng, có hiệu quả, bất ngờ Hơn thế, mỗi tác phẩm văn học ra đời chính là sự kết tinh, chắt lọc từ hiện thực cuộc sống, gắn liền với cuộc sống xung quanh, gắn với cuộc đời, số phận của từng số phận,gắn liền với cảm xúc của người viết Văn học chính là tái hiện lại cuộc sống qua một quá trình chọn lọc, tích luỹ lâu dài Việc dạy học môn Ngữ văn gắn liền với thực tiễn cuộc sống không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn tăng thêm niềm đam mê, hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, giúp các em chạm tới cái gọi là Chân, Thiện, Mỹ của cuộc đời Tuy nhiên, ở cấp THPT, học sinh được học tập theo định hướng nghề nghiệp Trong thời đại mà các khối ngành kinh tế kĩ thuật lên ngôi nên mặc dù Ngữ văn là môn học bắt buộc nhưng trong lựa nghề nghiệp, học sinh cả nước nói chung và học sinh trường THPTPhạm Văn Đồng nói riêng thường ít gắn với môn học này Vì vậy, hứng thú của học sinh với môn này là rất ít.

Tâm huyết của một nhà giáo

Gắn bó với nghề từ khi tốt nghiệp Đại học năm 2006 đến nay, tôi luôn trăn trở về việc tại sao số lượng học sinh thực sự đam mê, yêu thích, sáng tạo trong môn Ngữ văn không còn nhiều? Các em đã biết vận dụng tri thức môn học từ sách vở trong quá trình học tập bộ môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống chưa? Làm như thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết đa chiều giữa văn học với thực tiễn đời sống cho học sinh? … Tôi tin đây không chỉ là nỗi trăn trở của riêng bản thân mà còn là của không ít thầy cô trong quá trình dạy học Giải quyết được những câu hỏi trên là người giáo viên đã tìm ra được con đường đi đúng đắn khi tham gia dạy học

Chính vì những lí do trên bản thân tôi đã không ngừng sáng tạo trong việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn, trong đó có phương pháp liên hệ thực tế Trong giải pháp này, tôi xin chia sẻ với quý đồng nghiệp giải pháp: “Sử dụng phương pháp liên hệ thực tế để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Ngữ văn THPT chương trình giáo dục 2018”.

Mục đích của biện pháp

- Thông qua sáng kiến này, đề xuất một số phương pháp liên hệ thực tế để giúp học sinh thấy được mối quan hệ gắn bó giữa văn học và thực tiễn cuộc sống, học Ngữ văn là học tập những gì gần gũi với thực tế của cuộc sống, học là để phục vụ cho cuộc sống.

- Góp phần thực hiện mục tiêu bài học, tiết học (làm sáng tỏ thêm nội dung của bài học), môn học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Mở rộng, làm giàu thêm vốn tri thức cho học sinh, giúp các em có được hệ thống tri thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Giáo dục cho các em những phẩm chất tốt đẹp.

- Học sinh có quyền được nói, được phát biểu tự do suy nghĩ, quan điểm, cảm nhận của các em về các vấn đề trong bài học Phát huy vai trò trung tâm, tính tự chủ của học sinh.

Như vậy, việc gắn kết giữa môn Văn với thực tế cuộc sống, các em sẽ đam mê, yêu thích môn học hơn.

Đối tượng áp dụng

Học sinh ở các lớp 10 A6,7,8 năm học 2022-2023 và lớp 11A6,7,8 năm học 2023-2024 trường THPT Phạm Văn Đồng.

NỘI DUNG I Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu

Một số khái niệm liên quan tới đề tài: Phương pháp, phương pháp dạy học, phương pháp liên hệ thực tế

- Phương pháp là quá trình để hoàn thành một nhiệm vụ, với tập hợp bao gồm các lý thuyết và các cách thức có tính hệ thống, được sử dụng để tiến hành một hoạt động cụ thể Phương pháp thường được xác định sau chủ trương và đường lối, tức sự xác định mục tiêu và hướng đi chung cho hành động.

- Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực

Xuất phát từ mục tiêu Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương 4 khóa XII là đào tạo học sinh trở thành con người có năng lực, năng động, sáng tạo, tiếp thu tri thức, công nghệ hiện đại vận dụng vào thực tiễn, vào cuộc sống, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy, các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng cần phải thực hiện đổi mới chương trình nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Trong môn Ngữ văn, Phương pháp liên hệ thực tế là dạy học văn gắn với cuộc sống, qua đó giáo dục học sinh về đời sống thực tiễn Đây có thể xem là một phương pháp dạy học trực quan sinh động, lồng ghép, gắn lý luận với thực tiễn,giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn giá trị của tác phẩm văn học Thực chất, mục đích của phương pháp này là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trước khi các em bước ra cuộc sống bên ngoài.

Mối quan hệ giữa văn học với thực tiễn đời sống

- Văn học là một hình thái ý thức xã hội, một loại hình nghệ thuật dùng ngôn tư để thể hiện chức năng phản ánh và tái tạo cuộc sống trên quan điểm thẩm mĩ qua lăng kính mang tính chủ quan của tác giả

- Thực tiễn đời sống là đời sống tâm hồn, tâm tư, tình cảm của học sinh, rộng hơn thực tiễn là những gì xảy ra xung quanh các em Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông qua các tác phẩm văn học tức là từ cuộc sống, con người trong tác phẩm làm cho học sinh hiểu rõ hơn con người và thực tế bên ngoài, trong quá khứ, hiện tại, tương lai, lấy cái mới soi cái cũ, lấy cái cũ soi cái mới, từ góc nhìn nhỏ soi chiếu vào cuộc đời lớn Đồng thời, người học có thể vận dụng những hiểu biết bên ngoài xã hội để cảm thụ, lý giải đời sống trong tác phẩm văn học nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thực tiễn Từ đó học sinh có thể hiểu nhân vật, hiểu con người, hiểu chính mình để hình thành kỹ năng sống trong cộng đồng

- Văn học và đời sống luôn có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời:

“Cuộc đời chính là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu) Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, thông qua từ ngữ, hình ảnh, bút pháp nghệ thuật mà tác giả đã tài tình vận dụng để phản ánh Thực tiễn đời sống là chất liệu vô giá, phong phú, trở thành nơi xuất phát cho văn học bởi thực chất “văn học là chuyện đời” (Tố Hữu)

Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật Do đó, nhà văn khi sáng tác phải xây dựng những hình tượng điển hình để khái quát bản chất của hiện thực, phản ánh những vấn đề cơ bản của đời sống Vì vậy, khi dạy văn, chúng ta nên đưa văn học về với đời, gắn với lý luận thực tiễn đời sống để học sinh dễ dàng tiếp nhận tư tưởng của tác phẩm.

Thực trạng việc sử dụng phương pháp liên hệ thực tế trong môn Ngữ văn THPT

2.1 Một số thuận lợi và ưu điểm của quá trình tổ chức thực hiện

- Thứ nhất: Yêu cầu dạy học gắn liền với thực tiễn là yêu cầu bắt buộc trong quá trình tổ chức dạy học bộ môn Ngữ văn

- Thứ 2: Phương pháp liên hệ thực tế nằm trong hệ thống các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và đã được tổ chức tập huấn ở các cấp, có nhiều tài liệu tham khảo về vấn đề này.

- Thứ 3: Giáo viên và học sinh đã phần nào thấy được vai trò, tầm quan trọng của dạy học gắn liền với thực tiễn đời sống Giáo viên đã chú trọng tới việc tạo lập mối quan hệ giữa văn học và thực tiễn cuộc sống trong quá trình tổ chức dạy học.

2.2 Tồn tại, khó khăn, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện

- Tâm lý dạy học Ngữ văn mà bình giảng ít sẽ khiến học sinh không cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều giáo viên Vì vậy, các tiết học, bài học được cảm nhận qua lăng kính của riêng giáo viên.

- Việc vận dụng phương pháp liên hệ thực tế có tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao Phương pháp và cách thức vận dụng chưa sáng tạo, chưa thu hút được học sinh Giáo viên mới chỉ gieo vấn đề mà chưa kiểm tra, đánh giá hiệu quả của quá trình tổ chức, vận dụng, mới chỉ lại ở hình thức đặt câu hỏi, nêu vấn đề để học sinh giải quyết.

- Kiến thức, kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh chưa nhiều Cách liên hệ còn hời hợt, chưa gắn liền với nội dung bài học Học sinh chưa ý thức được hệ thống tri thức bài học trong bộ môn phục vụ rất hữu ích cho cuộc sống của các em nên việc vận dụng tri thức môn học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn chưa thực sự hiệu quả.

- Trường THPT Phạm Văn Đồng, học sinh chú trọng hơn đối với các môn khoa học tự nhiên mà ít hứng thú với môn Ngữ văn Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp nhận môn học của các em Các lớp 11A6,7 (năm ngoái là 10A6,7) học sinh học tốt nhưng đặc biệt với 11A8 (năm ngoái là10A8) học rất chậm, nhiều em không có hứng thú học tập Vì vậy, khi giảng dạy, giáo viên bắt buộc phải lựa chọn cho mình phương pháp dạy học tối ưu nhất Trong một tiết dạy, giáo viên phải vừa dạy kiến thức trong sách vở vừa lồng ghép bài học vào thực tiễn đời sống để tạo hứng thú cho học sinh.

Mô tả, phân tích các giải pháp

3.1 Chia sẻ để học sinh thấy được mối quan hệ giữa văn học với thực tiễn đời sống Đối với học sinh, trước khi xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện, việc học sinh thay đổi nhận thức, quan điểm rồi mới đi tới việc thay đổi hành động là thực sự quan trọng Vì vậy, muốn tạo lập tốt cho học sinh mối quan hệ giữa văn học với thực tiễn cuộc sống cần để học sinh thấy được rõ mối quan hệ này.

Ngay từ tiết học đầu tiên của năm học, tôi đã dành thời gian để chia sẻ với học sinh và cho các em bàn bạc, thảo luận về tác dụng của việc học tập bộ môn, các cách thức học tập bộ môn hiệu quả và làm như thế nào để có thể tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa văn học với thực tiễn cuộc sống Tôi đã lấy ví dụ cụ thể cho học sinh về mối quan hệ gắn bó đa chiều giữa văn học với thực tiễn cuộc sống.

Ví dụ: Khi dạy văn bản Vợ nhặt (lớp 11), ở hoạt động mở đầu, tôi cho học sinh quan sát ảnh tư liệu về nạn đói năm 1945 và cho học sinh chia sẻ ý kiến với câu hỏi: Vì sao trong lịch sử dân tộc lại có nạn đói thảm khốc như thế? Em biết những tác phẩm văn học nào phản ánh đề tài này? Nhà văn Kim Lân viết truyện ngắn này với mục đích gì? Từ chia sẻ của học sinh, tôi để các em thấy được: Các tác phẩm văn học đều tập trung vào khai thác, khám phá các đề tài của cuộc sống Vì vậy, học hệ thống tri thức trong các tác phẩm văn học là để tăng thêm vốn hiểu biết về đời sống xung quanh chúng ta và vận dụng tri thức đời sống xung quanh chúng ta để khám phá nội dung của bài học.

3.2 Xây dựng các nguyên tắc và các bước vận dụng phương pháp liên hệ thực tế

3.2.1 Nguyên tắc liên hệ thực tế Để việc vận dụng phương pháp liên hệ thực tế thực sự có hiệu quả trong việc tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa văn học với thực tiễn đời sống, tôi đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong quá trình tổ chức vận dụng.

- Nguyên tắc 1: Bám sát mục tiêu tiết học, bài học Nội dung liên hệ thực tiễn cần phù hợp với mục tiêu tiết học, bài học, mục tiêu giáo dục Với nguyên tắc này, giáo viên cần biết chọn lọc nội dung liên hệ đảm bảo làm nổi bật trọng tâm của tiết học, bài học, phù hợp với năng lực của học sinh.

- Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính gần gũi, thiết thực Nội dung liên hệ thực tế cần gần gũi với học sinh cấp trung học cơ sở, gần gũi với tâm lý lứa tuổi của các em và phải phục vụ cho cuộc sống và học tập của học sinh Tránh sử dụng liên hệ thực tế xa rời, thiếu tính thực tế.

- Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự phù hợp về mức độ Việc vận dụng phương pháp liên hệ thực tế có nhiều cách thức: Liên hệ thực tế toàn phần, liên hệ thực tế một phần Không liên hệ thực tế tràn lan khiến mất thời gian, học sinh phân tán.

- Nguyên tắc 4: Đảm bảo đặc trưng các dạng bài, các phân môn Ngữ văn THPT chương trình giáo dục 2018 được chia làm 4 dạng bài: đọc, thực hành tiếng Việt, viết, nói và nghe Việc vận dụng phương pháp liên hệ thực tế phải được áp dụng trong tất cả 4 dạng bài này.

- Nguyên tắc 5: Lựa chọn thời điểm, cách thức liên hệ thích hợp Chỉ liên hệ thực tế khi học sinh thực sự chú ý, học sinh tích cực tham gia hoạt động Cách thức liên hệ cần đa dạng, tránh trùng lặp khiến học sinh cảm thấy nhàm chán, thiếu tính tư duy, tích cực, thiếu sự sáng tạo.

- Nguyên tắc 6: Thái độ liên hệ thực tế chân thành với ngôn từ dễ hiểu, chính xác.

Ví dụ: Khi dạy văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (lớp 10), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh liên hệ thực tế thông qua nhiệm vụ: viết tự do: Trong cuộc sống, nếu gặp phải những trường hợp kẻ khác cậy sức khỏe, quan hệ gia đình, xã hội để bắt nạt người yếu thế hơn, em có dám bênh vực, bảo vệ cho người bị nạn không? Hãy chia sẻ một câu chuyện cụ thể mà em từng gặp, từng chứng kiến? (Với nhiệm vụ trên, giáo viên đã tổ chức cho học sinh liên hệ thực tế thông qua kỹ thuật đặt câu hỏi Phần liên hệ thực tế này đã đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trên)

3.2.2 Các bước liên hệ thực tế

- Bước 1: Nghiên cứu kỹ lưỡng mục tiêu tiết học, bài học, mục tiêu giáo dục Nghiên cứu và lựa chọn nội dung phù hợp trong bài học cần liên hệ thực tế.

- Bước 2: Lựa chọn thông tin liên hệ thực tế và sắp xếp theo các mức độ liên hệ, theo trình tự bài học.

- Bước 3: Xây dựng kế hoạch, phương pháp liên hệ thực tế phù hợp.

- Bước 4: Tổ chức thực nghiệm sư phạm trong các tiết học, bài học và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng.

- Bước 5: Điều chỉnh phương pháp, cách thức vận dụng trong các lần áp dụng tiếp theo.

Ví dụ: Khi dạy văn bản Vợ nhặt (lớp 11), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động luyện tập bằng cách cho học sinh tham gia Chia sẻ ý kiến: Thông điệp từ văn bản? Em nghĩ mình sẽ làm gì để hiện thực hóa thông điệp đó? Khi vận dụng phương pháp liên hệ thực tế này, giáo viên cần bám sát các bước tổ chức hoạt động trên.

3.3 Sáng tạo trong cách thức vận dụng phương pháp liên hệ thực tế 3.3.1 Liên hệ thực tế thông qua phương pháp trực quan khoa học

Phương pháp trực quan khoa học được coi là phương pháp dạy học thực sự có hiệu quả bởi sự tác động tới học sinh ở hầu hết tất cả các giác quan như: Thị giác, thính giác, khứu giác, tri giác, xúc giác, thậm chí là vị giác.Khi sử dụng phương pháp trực quan khoa học, giáo viên cần xác định được:Mục tiêu của việc sử dụng phương pháp trực quan khoa học là gì? Sử dụng phương pháp trực quan khoa học nào để vận dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tế Khi liên hệ thực tế thông qua phương pháp trực quan khoa học, tôi thường hướng dẫn học sinh khai thác tối đa các phương tiện trực quan khoa học Phương tiện trực quan khoa học có thể sử dụng trong phương pháp liên hệ thực tế được kể đến như: Tranh, ảnh, video, đồ dùng trực quan…

- Ví dụ: Khi dạy văn bản Xúy Vân giả dại (lớp 10), giáo viên sử dụng phương pháp liên hệ thực tế kết hợp phương pháp trực quan khoa học bằng việc cho học sinh xem đoạn diễn của NSƯT Thúy Ngần rồi yêu cầu các em chia sẻ nhận xét của mình về nhân vật Xúy Vân và diễn xuất của nghệ sĩ cũng như hiểu biết của mình về nghệ thuật chèo

3.3.2 Sử dụng yếu tố âm nhạc, hội hoạ khi liên hệ thực tiễn Âm nhạc, hội hoạ kích thích tư duy, sự sáng tạo trong học trò, cũng chính là cách thức biểu hiện, thể hiện tâm lý, cảm xúc của con người Vì vậy, khi sử dụng phương pháp liên hệ thực tế, tôi đã kết hợp với hai yếu tố này để làm phong phú thêm hình thức liên hệ thực tế và giúp các em được thoả thích sáng tạo, thể hiện tính cá nhân trong các sản phẩm của mình Bên cạnh đó, đây cũng là cách ghi nhớ, làm chủ hệ thống tri thức thực sự có hiệu quả.

Thiết kế giáo án thực nghiệm trong văn bản Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

TIẾT 23,24 CẦU HIỀN CHIẾU (NGÔ THÌ NHẬM)

1 Về năng lực đặc thù

 Nhận biết đặc điểm của chiếu như là một thể loại văn bản nghị luận đặc thù của thời trung đại

 Nhận ra được vị thế của người viết, mục đích viết, đối tượng tác động; luận đề của văn bản; các luận điểm triển khai từ luận để; lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tô các luận điểm, các thành tố bổ trợ nhằm tăng sức thuyết phục cho văn bản.

 Hiểu được tài năng nghị luận xuất sắc của Ngô Thì Nhậm thể hiện qua Cầu hiền chiếu - văn bản được vua Quang Trung uỷ nhiệm cho ông viết.

2 Về năng lực chung: phát triển tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,

3 Về phẩm chất: ý thức trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1 Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2 Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM

1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b Nội dung thực hiện:

GV đặt câu hỏi gợi dẫn: “ Có không ít câu chuyện thú vị về vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết ”

Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi gợi dẫn

Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh theo dõi và chia sẻ

*GV có thể kể ngắn gọn một vài câu chuyện, chẳng hạn: Vua Lê ThánhTông sai dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu(liên hệ bài Hiền tài là nguyên khí

Bước 3 Báo cáo, thảo luận

Bước 4 Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài học. quốc gia ở lớp 10), câu chuyện tam cố thảo lư của Lưu Bị để mời Gia Cát Lượng làm quân sư (Tam quốc diễn nghĩa); Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông mời ra giúp nước dù ông đã về ở ẩn

*GV dẫn sang bài học: Ở bất cứ thời đại nào, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng quốc gia Bởi vì, có những việc hết sức trọng đại, khó khăn, chỉ những người tài năng, có tri thức, tầm suy nghĩ sâu rộng mới gánh vác được.

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản, mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, quan hệ giữa chúng với luận đề; nhận biết và giải thích được sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản

- Học sinh phân tích được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn bản nghị luận. b Nội dung thực hiện:

❖ GV triển khai tìm hiểu văn bản qua các hình thức: phát vấn, thực hiện phiếu học tập, thảo luận nhóm

Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập Đọc văn bản và suy ngẫm, GV phát vấn, tập trung vào câu hỏi số 1,2,3 trong SGK

- Ông là người học rộng tài cao, đỗTiến sĩ triều Lê-Trịnh

1 Em biết gì về tác giả Ngô Thì Nhậm?

2 Văn bản được viết theo thể loại nào?

Hiểu biết của em về thể loại đó?

3 “Chiếu cầu hiền” được ban bố trong hoàn cảnh nào, để làm gì?

4 Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua soạn chiếu này, Ngô Thì

Nhậm đối diện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?

Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ

HS suy ngẫm các câu hỏi

Bước 3 Báo cáo kết quả

Học sinh chia sẻ câu trả lời cá nhân

- Là một trong số các sĩ phu Bắc Hà đầu tiên ra cộng tác với triều Tây Sơn và có nhiều đóng góp lớn lao cho triều đại này

- Thể loại: chiếu - một thể văn nghị luận trung đại được tiếp thu từ văn học Trung Quốc

- Hoàn cảnh, mục đích sáng tác: Sau khi vua Quang Trung thiết lập triều đại mới, các sĩ phu Bắc Hà - những người vốn gắn bó với triều đại cũ (Lê - Trịnh) - chưa thực sự đồng lòng ủng hộ Có nhiều người còn tỏ thái độ bất hợp tác

Trước tình hình đó, Quang Trung đã đưa ra chính sách thu phục nhân tâm, chiêu mộ hiền tài giúp vua xây dựng đất nước, Vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm thay mình viết

“Cầu hiền chiếu” nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức là các trí thức của triều đại cũ ra làm việc cho triều đại Tây Sơn.

- Đối tượng: “Cầu hiền chiếu” hướng tới những sĩ phu Bắc Hà từng gắn bó với triều đại nhà Lê ở những cương vị khác nhau

Khó khăn: + Nếp nghĩ “tôi trung

Bước 4 Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản, kể về tài năng, cống hiến của

Ngô Thì Nhậm với hai triều Lê-Trịnh và Tây Sơn cũng như cái chết của ông để tạo hứng thú cho hs vào bài không thờ hai chủ” đã ăn sâu vào ý thức của những người sĩ phu Mặc khác, họ còn nơm nớp sợ hãi khi biết mình thuộc lực lượng của triều vua cũ (sử sách từng ghi lại nhiều cuộc thanh toán đẫm máu của triều đại mới đối với bề tôi của triều đại cũ, vì sợ đó là mầm mống của phản loạn Ví dụ: việc Trần Thủ Độ tàn sát họ Lý hoặc cuộc trả thù tàn khốc sau này của Gia Long với triều Tây Sơn như với Ngô Thì Nhậm hay gia đình nữ tướng Bùi Thị Xuân)

+ Trong ý thức của nhiều vị sĩ phu, triều đại mới của vua Quang Trung chưa được xem là chính thống, họ chưa có thiện cảm

2.2 Nghệ thuật lập luận của văn bản

Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập

- GV gọi 1 HS đọc văn bản

- GV phát vấn hs về cấu trúc của văn bản nghị luận (luận đề, luận điểm, luận cứ), HS dựa vào phần tri thức ngữ văn trong sgk để trả lời

- Nội dung chính của văn bản?

II Đọc hiểu văn bản

1 Nghệ thuật lập luận thể hiện qua cấu trúc văn bản a) Luận đề: Kêu gọi sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại mới để giúp vua xây dựng đất nước b) Hệ thống luận điểm

-GV chia lớp thành các nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm) để thảo luận

Nhóm 1: Văn bản có mấy phần? Chỉ ra mối quan hệ giữa nội dung các phần?

Nhóm 2: Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng ở luận điểm 1,2

Nhóm 3: Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng ở luận điểm 3,4

Nhóm 4: Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc sử dụng các yếu tố bổ trợ (biểu cảm, thuyết minh)

*Lưu ý: Học sinh có thể không cần liệt kê hết tất cả lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản, nhưng cần phân tích các lí lẽ và dẫn chứng đó, đồng thời đưa ra nhận xét

Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc kĩ văn bản

- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ

Bước 3 Báo cáo, thảo luận

Bước 4 Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ

+ Phần 1: Theo lẽ phải xưa nay, người hiền tài phải phát huy tài năng, thể hiện vai trò của mình trong cuộc sống. + Phần 2: Nhiều kẻ sĩ đang lánh đời, trong khi nhà vua mong gặp được người hiền tài

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Kết quả

1.1 Với giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn

- Bản thân tôi đã nhận rõ vai trò của việc vận dụng phương pháp liên hệ thực tế vào giảng dạy bộ môn đã góp phần không nhỏ để văn học đi vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống

- Giáo viên mở rộng hệ thống tri thức thực tế, phương pháp và cách thức vận dụng linh hoạt và hiệu quả hơn.

- Đã tổ chức được cho học sinh nhiều hoạt động trải nghiệm, các hoạt động liên hệ thực tế hiệu quả

- Các giáo viên tham gia vận dụng các giải pháp khi liên hệ thực tế đều nhận xét: Các giải pháp đưa ra rất hiệu quả, dễ thực hiện, phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh lớp giảng dạy.

- Học sinh thấy được rõ mối quan hệ giữa văn học với thực tiễn cuộc sống Học sinh đã biết cách vận dụng phương pháp liên hệ thực tế để giải quyết các tình huống nảy sinh trong tiết học, bài học và ngược lại.

- Kiến thức thực tế của học sinh được mở rộng hơn Chất lượng học tập bộ môn được nâng cao rõ rệt.

- Các giờ học trở nên sôi nổi, tích cực, sáng tạo hơn

Ví dụ như ở tiết học gần đây nhất, tiết Nói và nghe Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội (lớp 11), tôi đã giao nhiệm vụ cho các lớp làm việc theo nhóm đơn vị tổ, tự chọn một vấn đề xã hội để trình bày. Các em đã chọn được những vấn đề gắn liền với thực tiễn cuộc sống, và đưa ra quan điểm, đánh giá của mình rất thẳng thắn,tranh luận sôi nổi nên tiết học vô cùng hứng thú, sau mỗi phần trình bày các bạn đều nhận được những tràng pháo tay giòn giã, nhất là các đề tài về mê tín dị đoan, định kiến của xã hội đối với cộng đồng LGBT của 11A6, bạo lực gia đình, bạo lực học đường của11A7, bảo vệ môi trường của 11A8.

Kết luận

Văn học và cuộc sống luôn có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau không thể tách ròi Việc vận dụng phương pháp liên hệ thực tế vào trong quá trình tổ chức dạy học bộ môn thực sự rất quan trọng Nó giúp cho việc tổ chức dạy học bộ môn trở nên gần gũi hơn với học sinh, đặc biệt để học sinh thấy được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa văn học với thực tiễn đời sống.

Cả học sinh và giáo viên đều thấy được rõ vai trò của văn học với thực tiễn cuộc sống, đưa ra được nhiều phương pháp và cách thức vận dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tế vào quá trình học tập bộ môn.

Giải pháp có thể áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh, là kênh tham khảo hữu ích với tất cả giáo viên đang tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn cấp THPT Những vấn đề mà giải pháp đưa ra hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục Hơn thế, cách thức thực hiện giải pháp khá đơn giản, có thể áp dụng trong mọi điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường Vì vậy giải pháp là khả thi với tất cả giáo viên, học sinh, đơn vị trường học. Để giải pháp áp dụng vào giảng dạy bộ môn có hiệu quả, người tham gia vận dụng giải pháp cần:

- Thứ nhất: Đọc kỹ giải pháp, áp dụng linh hoạt giải pháp vào trong quá trình giảng dạy của bản thân, phù hợp với năng lực bản thân, phù hợp với đối tượng học sinh nơi mình tham gia công tác.

Ngày đăng: 10/10/2024, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w