1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn chất liệu mỹ thuật Đề tài nghiên cứu kỹ thuật sử dụng trong vẽ lụa

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ thuật sử dụng trong vẽ lụa
Tác giả Trần Đình Nhân
Người hướng dẫn Dỗ Minh Nhật, Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chất liệu mỹ thuật
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 30,01 MB

Nội dung

- Căng khô bằng keo sữa:+ Bước 1: quét keo sữa lên trên bốn cạnh của khung + Bước 2: quét thêm một lớp keo sữa nữa lên trên bề mặt tấm lụa vừa dán vô khung.. + Bước 2: quét tiếp một lớp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA MỸ THUẬT

  

TIỂU LUẬN MÔN: CHẤT LIỆU MỸ THUẬT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG VẼ LỤA

GVHD: Dỗ Minh Nhật SVTH: Trần Đình Nhân Lớp: MTĐT20 MSSV: 20511001298

Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 01 năm 2022

Trang 4

+ Cọ nét: giúp vẽ các nét mảnh, giúp kéo dài nét vẽ và đi nét nhanh.

+ Cọ nhấn nét: nhấn tạo độ blur mờ cho nét, ngoài ra có thể dùng để nhấn nét sau

Trang 5

khi biểu lụa.

Trang 6

+ Cọ nhấn màu khô: dùng để tải màu khô vào giai đoạn hoàn thành tranh vẽ.

+ Cọ tẩy màu: dùng để lấy sáng cho các chi tiết, nhưng không nên lạm dụng nó quánhiều

- Màu vẽ: những loại màu có thể dùng được dùng hiện nay

+ Màu nước: màu trong, dễ sử dụng và độ loang màu dễ điều khiển

Trang 7

+ Màu mực: không được dùng phổ biến như màu nước, và một số loại mực như mực tàu, mực acrylic sẽ bị hạn chế về bảng màu.

Trang 8

+ Màu nhuộm vải: dễ thấm màu, hầu như không có cặn nên vẽ thoải mái nhưng bảng màu rất hạn chế.

Trang 9

3 Kỹ thuật vẽ:

* Căng lụa lên khung:

- Căng khô bằng ghim bấm:+ Bước1: đặt tấm lụa dưới khung

Trang 10

+ Bước 2: dùng ghim cầm tay bấm lụa cố định vào khung sao cho thẳng hàng.

+ Bước 3: dùng cọt quét nước lên tấm lụa

+ Bước 4: để phơi tấm lụa cho khô tự nhiên

Trang 11

- Căng khô bằng keo sữa:

+ Bước 1: quét keo sữa lên trên bốn cạnh của khung

+ Bước 2: quét thêm một lớp keo sữa nữa lên trên bề mặt tấm lụa vừa dán vô khung

+ Bước 3: kéo và miết nhẹ nhàng mép lụa, để bề mặt lụa không bị phồng lên

Trang 12

+ Bước 4: đợi keo khô hoàn toàn và quét nước lên (khi quét nước lên bề mặt lụa tránh để nước dính vào cạnh lụa vừa dán).

+ Bước 5: để cho lụa khô tự nhiên

- Căng ướt bằng keo sữa:

+ Bước 1: quét hồ và dán tấm lụa vào từng cạnh của khung (dán tuần tự các cặp đối lập nhau)

Trang 13

+ Bước 2: quét tiếp một lớp hồ lên mép lụa vừa dán để cho phần mép lụa dính chắcvào cạnh khung.

+ Bước 3: quét nước lên bề mặt lụa

+ Bước 4: vừa kéo vừa miết để lụa căng và dính vô khung

Trang 14

+ Bước 5: tiếp tục miết bốn cạnh cho tới khi keo se lại và có thể bâm thêm ghim ở cạnh nếu làm tranh lớn.

+ Bước 6: để phơi khô tự nhiên

- Căng ướt bằng ghim bấm:

+ Bước 1: nhúng đều lụa vô nước để lụa ngấm đều nước và mềm ra

Trang 15

+ Bước 2: căng lụa lên khung

+ Bước 3: vừa căng vừa bấm ghim

+ Bước 4 : phơi cho lụa khô tự nhiên

Trang 16

- Căng lụa bằng đinh tán: cách căng giống như căng bằng ghim bấm nhưng làm bằng đinh tán cần rất nhiều đinh nếu không lụa sẽ không căng được và bị gợn sóng.

- Lục căng đã đạt chuẩn:

+ Mặt lụa căng đều

+ Sợi lụa thẳng

Trang 17

+ Khi vẽ quét nước lụa không bị chùng.

Trang 18

+ Trong trường hợp rửa lụa chủ động là khi đã lên được một lớp màu cơ bản rồi, vàkhông bị bám cặn màu trên lớp lụa ta sẽ làm như sau:

Cầm cọ sao cho cọ hơi nghiêng với bề mặt tranh, đưa cọ theo chiều dọc hoặc ngang của bề mặt tranh Sau khi ta đã quét nước lên bề mặt tranh rồi, ta có thể dùng bông gòn để thấm những phần sáng và cũng có thể dùng bột để loang màu nếu cần khi mà màu còn đang ướt

Trang 20

- Lót màu:

+ Khi muốn vẽ một màu, một mảng đậm lên lụa, vì màu nước khá là trong nên thay vì pha màu rồi mới vẽ thì ta nên dùng cách chồng màu để đạt được tối ưu nhất

VD: nếu muốn vẽ màu nâu đỏ, có thể đi lót một lớp màu đỏ sau đó phủ lên một lớpxanh lá loãng Ta sẽ có được hai lớp màu thay vì chỉ là một lớp màu nâu đỏ Cách

vẽ này còn giúp cho màu có vẻ sâu hơn do mỗi lần chồng lớp lượng xanh hay đỏ khác nhau sẽ tạo nên độ nóng lạnh tự nhiên cho mảng màu

+ Ửng màu: nếu trong một bức tranh ta thấy rắng có rất nhiều màu tương tự nhau, nếu mỗi lần ta muốn vẽ một màu này mà ta phải pha lại màu đó thì rất lâu vậy nên cách nhanh nhất là lót màu

VD: Một bức tranh có màu tím xanh/ tím hồng/ tím đỏ Thì sẽ vẽ trước 1 lớp màu xanh dương/hồng/đỏ tương ứng sau đó phủ lên hết tất cả một lớp màu tím ta sẽ có được rất nhiều màu tím khác nhau mà không cần pha quá nhiều

Trang 21

+ Chú ý rằng khi lót màu không được dùng những màu tương phản để chồng lên nhau ở tỉ lệ độ đậm 50:50 Ví dụ đỏ và xanh lá cây tỉ lệ bằng nhau sẽ bị “chết” màu Nhưng nếu màu xanh loãng hơn đỏ trong khoảng < 30% thì sẽ có được màu nâu

+ Có thể thực hiện việc lót màu ở bất cứ lớp màu nào khi thấy cần thiết nhưng thường sẽ thực hiện ở lớp đầu tiên vì khi đó màu lót đạt được độ tươi và độ bám màu ổn nhất Nếu ở những lớp màu sau khi màu đã đậm, việc lót sẽ không hữu ích bằng

+ Trơ màu: trong trường hợp ta cần một màu gì đó sáng thì ta sẽ sử dụng phương pháp lót màu để làm cho màu bị trơ

VD: nếu chồng nhiều lớp chỉ với một màu đỏ, đến mức độ màu không lên dc nữa

sẽ cảm giác màu bị xỉn xuống Vì vậy có thể trợ sáng cho nó bằng một đến hai lớp màu cam, rồi tiếp tục vẽ đỏ, màu đỏ sẽ cảm giác tươi thắm hơn

Trang 22

+ Việc lót để trợ màu đặc biệt hữu ích với màu đen Thông thường nếu chỉ vẽ đi vẽ lại màu đen trên lụa, màu đen sẽ cảm giác xám và bạc.

Nhưng nếu lót thêm 1,2 lớp màu đỏ hoặc tím ( những màu sắc độ tối) thì màu đen

sẽ đen và sâu hơn

+ Nếu vẽ mà để đọng màu nhiều trên mặt lụa thì cũng sẽ tạo ra cặn màu

+ Chú ý rằng khi tạo ra cặn thì sẽ làm cho việc chồng lớp bị vẩn đục và những lớp màu sau không bám được lên lụa Và khi màu đã đậm ở khoảng lớp thứ 3,4 trở đi,

ta nên vẽ nhẹ nhàng tránh đè ấn để không cày màu lớp dưới lên và vẽ theo 1 chiều

sớ lụa

Trang 23

* Nhấn nhá bằng màu khô và hoàn thiện bài.

Trang 24

4 Biểu lụa:

- Chuẩn bị hồ biểu lụa:

Trang 25

+ Nhét lụa vô trong cốc và lấy thung cố định lụa vô cốc:

+ Đổ 2 phần hồ và 1 phần keo sữa vô trong cốc:

+ Bóp phần lụa chứa hỗn hợp và đổ thêm nước sạch vô:

Trang 26

+ Dùng đũa khuất tan hỗn hợp:

+ Kiểm tra độ loãng:

- Cách biểu lụa trực tiếp lên khung:

+ Bước 1: chuẩn bị một miếng vải nhỏ hơn khung lụa mỗi cạnh khoảng 1cm

+ Bước 2: dùng hồ biểu lụa đã chuẩn bị từ trước quét lên lớp vải, chú ý bắt đầu quét từ giữa ra xung quanh và quét đều hết bề mặt vải

Trang 27

+ Bước 3: kiểm tra lại bụi bẩn, tóc, hay là lông cọ, có bị bám vào bề mặt vải không.

+ Bước 4: đặt vải vô trong khung tranh, sau đó dụng cọ để đẩy vải vô trông cái mép cạnh của khung

+ Bước 5: dùng tay rà lại hồ, và lấy giấy thấm bớt hồ bị dư dính ở mặt sau

Trang 28

+ Bước 6: quét thêm hồ vào những chỗ bị thiếu, đợi một lúc sau đó dùng giấy thấmbớt hồ còn thừa ra.

+ Bước 7 : để cho khô tự nhiên

- Cách biểu lụa tháo lụa khỏi khung:

+ Bước 1: chuẩn bị vải vài căng vải lên trên khung lụa

+ Bước 2: lấy ghim cầm tay ghim vải vào khung

Trang 29

+ Bước 4: lấy dao để lấy lụa ra khỏi khung.

+ Bước 5: đặt miếng lụa lên trên vải đã căng trên khung

+ Bước 6: dùng hồ đã chuẩn bị trước quét lần lượt trên bề mặt vải (làm lần lượt từng nửa một cho hồ được đều)

Trang 30

+ Bước 7: dùng tay vừa kéo vừa miết để cho bề mặt lụa được căng

+ Bước 8: đặt miếng giấy lên trên bề mặt lụa để lấy bớt hồ dư ra

+ Bước 9: để phơi khô tự nhiên

Trang 31

5 Dán vàng vô lụa:

+ Bước 1: chuẩn bị hồ (hồ này pha tỉ lệ 2 hồ + 1 keo sữa, giống như pha hồ để biểulụa) và vàng

+ Bước 2: dùng hồ đã chuẩn bị quét lên chỗ cần dán vàng lên lụa

+ Bước 3: dán vàng lên chỗ vừa quẹt hồ, lấy giấy đè lên nhấn để cố định hơn

Trang 32

+ Bước 4: sau khi vàng dính vô lụa rồi, ta lấy cọ khô phủi những phần vàng thừa

ra Và lấy 1 cây cọ nhúng vô nước sạch rồi điều chỉnh lại lỗi nhỏ

- Sự khác nhau giữa dán vàng vào mặt trước và dán vàng vào mặt sau:

Trang 33

- Sự khác nhau giữa dán vàng và không dán vàng:

Trang 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Facebook: Lụa nè (

Ngày đăng: 10/10/2024, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN