1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn ngôn ngữ báo chí đề tài ngôn ngữ của bình luận viên bóng đá

30 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ngôn ngữ của bình luận viên bóng đá
Tác giả Nhóm Con Mực
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TP.HCM
Chuyên ngành Báo chí và Truyền thông
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 738,62 KB

Nội dung

Định nghĩa về bình luận viên bóng đá:Bình luận viên bóng đá được hiểu là dùng giọng nói để tường thuật lại nhữngdiễn biến, chi tiết đặc sắc, những gì đang diễn ra của một trận thi đấu ha

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐHQG TP.HCM

KHOA: BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

LỚP: BCK20-CQTT



TIỂU LUẬNMÔN: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

NHÓM CON MỰCNăm học: 2021-2022

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, (nhất là trên các tờ báo, kể

cả báo in và báo điện tử), đề tài bình luận bóng đá đặc biệt nở rộ Hiếm có môn thểthao nào lại làm tốn nhiều giấy mực như môn bóng đá Cũng hiếm có loại bài bìnhluận nào giành được số lượng độc giả nhiều như thể tài bình luận bóng đá Cứ 10người lại có đến 7 người yêu thích bộ môn này Bóng đá là một thứ "tôn giáo" vàngười hâm mộ là những "tín đồ" cuồng nhiệt với một "đức tin" không dễ gì thay đổi

Từ cách mạng công nghiệp 1.0 trải qua hơn 300 năm không ngừng phát triển thế giớibây giờ đã là cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển vượt bậc của mạng internet.Con người không cần đến xem trực tiếp các trận đấu mà cũng có thể ngồi ở nhà đónchờ những trận đấu kịch tính, lôi cuốn nhất Và cũng chính vì sự phát triển khôngngừng này mà nhu cầu về mãn nhãn âm thanh, sự thú vị của các trận bóng đá của họcũng ngày một càng cao Thấu hiểu được mong muốn của những người yêu thích bộmôn này, từ đó bình luận viên bóng đá đã ra đời, họ dùng chuyên môn, cảm xúc, từngữ của mình để làm hấp dẫn, hâm nóng trận đấu Cũng chính vì lẽ đó mà ngôn ngữcủa các bình luận viên đá bóng rất phong phú, đa dạng, có nhiều khía cạnh để chúng takhai thác Dĩ nhiên, báo chí trong vai trò truyền thông của mình, với mục đích cungcấp những thông tin đặc sắc mới lạ đến với khán giả, giúp họ hiểu hơn về ngôn ngữcủa bình luyện viên đá bóng và làm rõ được sự đặc sắc trong ngôn từ của họ thì nhómtụi em đã lựa chọn đề tài này để phân tích, khai thác sâu các khía cạnh về ngôn ngữcủa bình luyện viên đá bóng - người đứng sau làm nên hào quang mỗi trận đấu

2 Lịch sử phát triển:

Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng nhất hành tinh Nguồn gốc của bóng

đá hiện đang vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi Nhưng quan điểm được hầu hết các nhànghiên cứu thống nhất đó là bóng đá được khai sinh ở nước Anh

Bóng đá là môn thể thao lâu đời

Trang 3

Trên lĩnh vực phát thanh, những năm 1920 các trận đấu bóng đá mới đượctường thuật trực tiếp Buổi tường thuật lại một trận đấu đầu tiên được phát sóng trênsóng phát thanh của Italia ngày 6 tháng 10 năm 1921 Nghề bình luận viên bóng đácũng bắt đầu xuất hiện với những tên tuổi lớn như Georges Briquet, người được mệnhdanh là “vua bình luận” trên đài Phát thanh Pháp Ngay cả sau khi truyền hình ra đời,việc tường thuật trận đấu trên sóng phát thanh không vì thế mà lụi tàn vì nhiều ngườikhông có điều kiện xem truyền hình có thể theo dõi trận đấu qua tường thuật trực tiếptrên sóng phát thanh.

Ngày 16 tháng 9 năm 1937, buổi phát hình đầu tiên một trận đấu bóng đá đượcđài BBC thực hiện với trận đấu giữa Arsenal và đội dự bị của họ Arsenal được chọncho buổi phát hình này với lý do đơn giản là sân đấu của câu lạc bộ gần với trụ sở đàiBBC trên Alexandra Palace Ở cấp độ quốc tế, World Cup 1954 là giải đấu lớn đầutiên được truyền hình Ngay từ giai đoạn đầu mối quan hệ giữa truyền hình và bóng đá

đã có nhiều xung đột Matt Busby, huấn luyện viên của Manchester United đã tuyên

bố vào năm 1957: "Các cầu thủ bóng đá phải được trả tiền cho giá trị của họ Không

có thù lao, không có phát sóng." Mâu thuẫn về quyền lợi đã dẫn đến việc các sân bóngkhông cho phép đài truyền hình mang máy quay vào tường thuật trận đấu Mãi đếnthập niên 1980 khi các đài truyền hình chấp nhận chia sẻ lợi nhuận với các câu lạc bộ,những trận đấu cấp câu lạc bộ mới bắt đầu được tường thuật thường xuyên hơn trênmàn ảnh nhỏ

Sự phát triển của BLV bóng đá gắn liền với sự phát triển của truyền thông

Trên lĩnh vực truyền hình, các chương trình tường thuật và bình luận trực tiếpcác trận bóng đá luôn thu hút sự theo dõi từ phía khán giả Tại World Cup 2006, giải

Trang 4

đấu này đã được tổng cộng 367 kênh truyền hình phát sóng trực tiếp trên khắp thế giớivới tổng lượng khán giả lên tới hơn 26 tỷ lượt, tức là trung bình mỗi trận có khoảng

506 triệu người trên trái đất theo dõi

Ở Việt Nam, chưa có trường lớp chính quy đào tạo nghề bình luận viên Phầnlớn các vận động viên chuyên nghiệp đều xuất phát từ vận động viên hoặc phóng viênthể thao Trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên các tờ báo hiện nay,những bài bình luận bóng đá cực kỳ phong phú và đa dạng Hiếm có môn thể thao nàolại nhận được sự ưu ái của hầu hết các tờ báo, các trang web như bóng đá Hàng loạt

tờ báo chuyên về thể thao nói chung và bóng đá nói riêng trở nên hết sức quen thuộc.Thể thao và Văn hóa, Thể thao hàng ngày, Thể thao 24h, Bóng đá… là những tờ đượcphát hành khắp cả nước

Và bình luận viên bóng đá từ đó ngày càng có vai trò quan trọng hơn Đượckhán giả yêu mến và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong mỗi trận đấu

3 Định nghĩa về bình luận viên bóng đá:

Bình luận viên bóng đá được hiểu là dùng giọng nói để tường thuật lại nhữngdiễn biến, chi tiết đặc sắc, những gì đang diễn ra của một trận thi đấu hay một sự kiệntrong thời gian thực, thường khi là phát sóng trực tiếp bằng những ngôn ngữ đòi hỏi

độ chính xác, giàu chuyên môn và cảm xúc Bình luận viên là người truyền lửa thầmlặng đằng sau những sự kiện, họ là những người truyền tải những thông tin và đưangười xem những cảm xúc thăng hoa hay trầm lặng trong từng pha bóng

Đài phát thanh là phương tiện đầu tiên cho các chương trình phát sóng thể thao, và cácnhà bình luận trên đài phát thanh phải mô tả tất cả các khía cạnh của hành động chonhững thính giả không thể tận mắt chứng kiến Trong trường hợp đưa tin thể thao quatruyền hình, các bình luận viên thường được trình bày dưới dạng thuyết minh, vớihình ảnh của cuộc thi được chiếu trên màn hình của người xem và âm thanh của hànhđộng và khán giả nghe được ở chế độ nền Các nhà bình luận trên truyền hình hiếmkhi được chiếu trên màn hình trong một sự kiện, mặc dù một số mạng chọn để giớithiệu những người thông báo của họ trên máy ảnh trước hoặc sau cuộc thi hoặc một

thời gian ngắn trong thời gian giải lao trong hành động

4 Cấu trúc tiểu luận:

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận tiểu luận bao gồm, 4 phần:

Phần 1: Đặc điểm ngôn ngữ bình luận viên bóng đá

Phần 2: Phong cách ngôn ngữ bình luận viên bóng đá

Phần 3: Phân biệt: Tường thuật bóng đá và Bình luận bóng đá

Phần 4: Các lỗi thường gặp trong ngôn ngữ của bình luận viên bóng đá

Sau cùng là phần tài liệu tham khảo và danh sách thành viên của nhóm.

Trang 5

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA BÌNH LUẬN VIÊN BÓNG ĐÁ

Cũng giống như nhiều lĩnh vực truyền thông khác, nghề bình luận viên bóng đácũng sở hữu cho mình ngôn ngữ mang màu sắc rất riêng Đó là sự kết hợp giữachuyên môn, câu từ giọng điệu của người làm bình luận sao cho có thể truyền tải hếtthông điệp về trận đấu đến khán thính giả Ngôn ngữ của bình luận viên bóng đá cónhững đặc điểm hết sức đặc thù không giống với bất kỳ phong cách ngôn ngữ nàokhác

1 Đặc điểm về từ ngữ

Ngôn ngữ bình luận bóng đá mang tính chọn lọc, mỗi bình luận viên có vốn từriêng mang sắc thái của mỗi người nhưng về chuyên môn, từ ngữ mang yếu tố kĩthuật, tiêu chuẩn thì phải tuân thủ Những tình huống của trận đấu có các từ ngữ, thuậtngữ khác nhau, việc vận dụng vào tình huống thực tế sao cho hợp lý thu hút phụ thuộcvào quá trình xử lý thông tin, sáng tạo của bình luận viên

Từ ngữ của bình luận viên bóng đá mang tính cố định khi những trường hợptrong trận đấu khi những sự kiện nhất định, để lại một thuật ngữ cho tình huống đó.Những từ ngữ không liên quan đến bóng đá nhưng áp dụng nhiều vào bình luận dầnđược mọi người chấp nhận Tổng hợp tình huống xây dựng thành hệ thống thuật ngữcho ngôn ngữ bình luận bóng đá, để tăng sự hấp dẫn bình luận viên chọn các từ ngữđộc đáo, sáng tạo bằng vốn từ vựng phong phú có thể kết hợp với sự nhạy bén củamình, đối với ngôn ngữ nói đây là sân khấu cho bình luận viên thể hiện tài năng,chuyên môn của mình

1.1 Hệ thống thuật ngữ bình luận viên bóng đá

1.1.1 Lớp từ ngữ chuyên môn

Bóng đá là một môn thể thao đặc biệt, như bất cứ môn thể thao nào cũng có hệthống luật chơi và thuật ngữ riêng Thuật ngữ bóng đá mang tính ngắn gọn, chính xác

và đại chúng được thể hiện trên các phương diện:

 Từ, thuật ngữ chỉ vị trí trên sân như: thủ môn, tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ, hậu vệcánh, vòng cấm, khung thành, xà ngang, xà dọc, biên dọc,…

 Từ, thuật ngữ kỹ thuật: rê bóng, chuyền bóng, dẫn bóng, đi bóng, đoạt bóng,đánh đầu, lừa bóng, bấm bóng,…

Trang 6

 Từ, thuật ngữ chỉ luật chơi, chiến thuật: việt vị, ném biên, thẻ đỏ, thẻ vàng, phạtgóc, phạt đền, khu vực 11 mét, sơ đồ chiến thuật 4-4-1-1, đội hình 5-3-2, độihình 4-2-3-1,…

Ngoài ra còn một số từ, thuật ngữ như: chuyển nhượng, mùa giải, thầy trò HLV,danh thủ, giải nghệ, giao hữu, cầu thủ nhập tịch, VAR(Video Assistant Referee, côngnghệ hỗ trợ trọng tài bằng video)…

Phần lớn các từ, các thuật ngữ trong bình luận bóng đá xuất phát từ các tìnhhuống thực tế, nên nếu không am hiểu về bóng đá người xem vẫn có thể hiểu đượcđiều gì xảy ra trong trận đấu với ngôn ngữ bình luận Ngôn ngữ bình luận bóng đáxuất hiện nhiều từ chuyên môn, ngoài những từ thuần Việt còn xuất hiện thêm từ Hán

- Việt, từ ngữ dùng để xây dựng các thuật ngữ chuyên ngành như: văn học, triếthọc,chính trị…vận dụng từ Hán Việt vào phong cách bình luận bóng đá làm ngắn gọn,chính xác, khái quát, chặt chẽ hơn Các từ Hán - Việt với trật tự chính - phụ cùng lốighép linh hoạt phù hợp với thuật ngữ chuyên môn bóng đá nên đảm bảo tính chínhxác, chặt chẽ Hệ thống các thuật ngữ Hán - Việt được xây dựng phù hợp với thể loạichính luận, đạt sự biểu đạt cao, hạn chế các thành phần không cần thiết trong ngônngữ bình luận bóng đá như: thủ môn, tiền vệ, hậu vệ, tiền đạo, luân lưu…

Từ ngữ, thuật ngữ bóng đá mượn từ tiếng Anh, với hệ thống từ, thuật ngữ bóng

đá phong phú hay trong các lĩnh vực khác việc mượn từ là điều không thể tránh khỏikhi hệ thống tiếng Việt không thể diễn đạt hết những khái niệm khổng lồ như vậy

Tiếng Anh trong thuật ngữ bóng đá vẫn giữ nguyên bản do có phần như: penalty, hattrick, fair-play, highlight, hooligan,… khi bóng đá mang tính quốc tế thì việc sử

dụng các thuật ngữ đó vẫn chấp nhận được và mọi người cũng đã quen thuộc với cáchgọi như thế Trong ngôn ngữ bình luận viên bóng đá từ vựng tiếng Anh đã làm giàuhơn những khái niệm mới trong bóng đá, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin Cần biếtphải giữ gìn, sự phát triển của tiếng Việt song cũng cần thời gian để tiếng Việt hoànthiện hơn

Trong ngôn ngữ bình luận báo đá cụm từ được sử dụng nhiều hơn từ nhưnhững cụm từ mang ý nghĩa định danh: sân vận động người hâm mộ, vòng cấm địa,khu vực giữa sân, đội hình thi đấu, trọng tài chính, huấn luyện viên,…ngoài ra còn có

sự kết hợp với danh từ với từ chỉ số thứ tự: sơ đồ chiến thuật 5-3-2, phút 90+2, hiệp 1,hạng 12,…

Hệ thống ngôn ngữ bình luận bóng đá không cứng nhắc trong một từ chuyênmôn nhất định, có thể thay thế những từ đó bằng nhiều từ khác với sự khái quát vềhành động, hình ảnh, liên tưởng,…trên nhiều lĩnh vực khác Ví dụ như: thủ môn cóthể gọi là thủ thành, người canh giữ khung thành, người gác đền,…huấn luyện viên có

Trang 7

thể gọi là thầy, người dẫn dắt, chiến lược gia,…khung thành được gọi là cầu môn, lướinhà, gôn,… sử dụng linh hoạt các từ đồng nghĩa làm cho câu văn trở nên thu hút, chặtchẽ hơn Lớp từ ngữ chuyên môn là trọng tâm trong ngôn ngữ bình luận bình luậnbóng đá, có thể thể hiện được vấn đề xảy ra, đáp ứng về mặt thông tin, là thành phầnkhông thể thiếu làm nên đặc trưng riêng của bình luận bóng đá.

1.1.2 Lớp từ mượn lĩnh vực khác

Một điểm đáng chú ý của bài bình luận bóng đá, có các từ, thuật ngữ quenthuộc khi chúng không mang ý nghĩa về bóng đá nhưng lại được sử dụng như mộtphần của ngôn ngữ bóng đá Tổng hợp các từ đó lại, có thể nhóm chúng vào các lĩnhvực như: quân sự, nghệ thuật, xã hội, chính trị, võ thuật, kinh tế, âm nhạc, hội họa,lịch sử,… hay những từ mang tính xu hướng cũng được vận trong bóng đá

VD : -Trong cuộc gặp nhau trước đó, Việt Nam chủ động cầm bóng, tổ chức nhiều đợt

tấn công Còn trong trận chung kết, HLV Park Hang Seo đã thay đổi khi chỉ đạo các học trò chơi thiên về sức mạnh hơn.(Báo Indonesia: Còn Evan Dimas, U22 Indonesia

vẫn tấn công không hay, Tuổi trẻ, 11/12/2019)

- Thắng Olympiakos với tỷ số khá chật vật (2-1) nhưng cũng đủ cho thấy "Pháo thủ" đang dần tìm lại chính mình sau những màn khởi động nghèo nàn ở mùa giải này.

(Ibra trở lại, Milan ca khúc khải hoàn, Thanh niên, 29/9/2011)

Từ ngữ quân sự được sử dụng trong ngôn ngữ bình luận viên bóng đá cho những tìnhhuống quyết liệt, gây cấn trên sân cỏ

 Các từ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, chính trị, lịch sử, kinh tế:

Nghệ thuật dùng để thưởng thức, các từ ngữ dùng trong bình luận bóng đá chỉnhững kĩ thuật của một đội bóng hay cầu thủ sự khéo, tài năng nâng tầm nghệ thuậtmang lại sức hút cho người hâm mộ Từ thuộc lĩnh vực nghệ thuật liên quan đến độibóng, kỹ thuật cá nhân với việc định hình phong cách như: trường phái tấn công, lối

Trang 8

chơi chậm rãi, lối đá lăn xả, lối đá phòng ngự, lối đá cá nhân, với sự xuất hiện củacác tên gọi đậm chất nghệ thuật Các từ quen thuộc xuất hiện như: sân khấu, khiêu vũ,nhạc trưởng, vũ điệu,…

VD: - Đại khái, Hamann cho rằng kỹ thuật tuyệt luân trong lối chơi chậm rãi

của Thiago sẽ làm trì hoãn nhịp độ của một Liverpool mà ai cũng biết là luôn tấn công ào ạt Với ý tương tự,giới cầm bút bàn "mỹ miều" hơn: thứ bóng đá "heavy metal" của Liverpool sẽ bị Thiago biến thành "điệu slow rock! (Thiago Alcantara sẽ

làm thế công của Liverpool lỗi nhịp: Nghe cho vui!, Thanh niên, 21/01/2021) mangtính cảm thán của ngôn ngữ bình luận viên bóng đá Từ, thuật ngữ chính trị lại mangtính thời cuộc như: cuộc cách mạng, cuộc viễn chinh, địa vị thống trị,…

- Trên lý thuyết, Brazil sẽ là điểm dừng chân tuyệt vời để Honda hoàn tất hành trình

viễn chinh của mình (Keisuke Honda và cuộc 'viễn chinh' đến Brazil, Thanh

niên,11/02/2020) Sử dụng từ ngữ chính trị mang sắc thái trang trọng cho ngôn ngữbình luận viên bóng đá Trên lĩnh vực kinh tế, yếu tố thị trường xuất hiện trên bóng đá

vì bóng đá là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận, không lạ khi ngôn ngữ bìnhluận bóng đá xuất hiện các từ: kì chuyển nhượng, định giá, hợp đồng,cổ đông, tàichính, thương vụ,…

- Dù đã sa sút phong độ rất nhiều, Honda vẫn được Transfermarkt định giá khoảng 1

triệu euro Chỉ có 2 cầu thủ ở Botafogo được định giá cao hơn Honda và họ đều đang

ở độ tuổi đỉnh cao phong độ

- Khi Miura lần đầu tiên đến Ý thi đấu (khoác áo Genoa), anh phải chịu sức ép lớn vì tính chất thương mại của vụ chuyển nhượng (Keisuke Honda và cuộc 'viễn chinh' đến

Brazil, Thanh niên,11/02/2020) Từ, thuật ngữ kinh tế dùng chỉ những hoạt động liênquan đến bóng đá làm phong phú thêm ngôn ngữ bình luận, góc nhìn khác về vấn đềthể thao Từ, thuật ngữ bình luận viên bóng đá còn có yếu tố lịch sử, được sử dụngnhư tên gọi: nhà vua, triều đại, lên ngôi, vương miện, thịnh trị, đế chế…

2.1 Biệt danh trong ngôn ngữ bình luận bóng đá

Biệt danh là tên gọi cụ thể, phân biệt với tên gọi khác Trong bình luận bóng

đá, biệt danh được đặt cho đội bóng, cầu thủ, huấn luyện viên, khi họ có những điểmđặc biệt Các điểm khác biệt làm nên biệt danh như: tài năng cá nhân, phong cách độibóng, về quốc gia, địa lý, lịch sử, văn hóa…việc sử dụng biệt danh song song với tên

Trang 9

chính thức mang tính cảm xúc, không nhàm chán so với việc gọi tên chính của mộtđội bóng nhiều lần trong bài bình luận.

Biệt danh đặt theo con vật như: bầy sói (CLB Wolfsburg), quỷ đỏ (CLB Manchester United), chim ưng xanh (tuyển Saudi Arabia), những chú gà trống Gô-loa (tuyển Pháp), kền kền trắng (CLB Real Madrid), những chú chim hoàng yến (CLB Norwich), cáo sa mạc (tuyển quốc gia Algérie),…

Biệt danh theo văn hóa, địa lý: đội bóng xứ Wales (đội tuyển Wales), đội bóng

xứ Catalan (CLB Barcelona), đội bóng đến từ đất nước hình chiếc ủng (đội tuyển Ý) Liên qua đến văn hóa như: đội bóng xứ bò tót (đội bóng Tây Ban Nha, vũ điệu Samba (đội bóng Brazil), đội kỵ binh hoàng gia (CLB Chelsea),…

Biệt danh liên quan đến màu sắc: Chelsea có biệt danh là The Blues thể hiện

cho màu áo của họ và biểu tượng cho những thành công của mình, Barcelona

biệt danh chính thức của câu lạc bộ này là El Blaugrana Blaugrana đơn giản là màu

xanh và màu đỏ trong tiếng Catalunya chính là màu áo của họ, AS Roma biệt danh

Giallorossi (đội bóng màu bã trầu), được hiểu là màu vàng và đỏ,…

Biệt danh về tài năng , đặc điểm nhận diện của cầu thủ, huấn luyện viên: gã mặt sẹo (Tiền vệ người Pháp Franck Ribery), Trường híp (tiền vệ tuyển Việt Nam Lương Xuân Trường), người 3 phổi (Tiền vệ người Hàn Quốc Park Ji-sung), đứa con của thần gió ( tiền đạo người Pháp Thierry Henry), thiên thần (Ricardo Kaka

tiền vệ tài hoa Ricardo Kaka của ĐT Brazil)…Đối với các huấn luyện viên cũng có

nhiều biệt danh như: người đặc biệt (HLV Jose Mourinho), giáo sư (HLV Arsene Wenger), phù thủy (HLV Guus Hiddink), máy sấy tóc (HLV Ferguson), tulip thép (HLV Louis Van Gaal), cáo già (HLV Capello)…

Sử dụng dụng biệt danh làm đơn giản hóa các từ nước ngoài khó nắm bắt, tạodấu ấn trong bài bình luận bóng đá, tránh nhàm chán, thể hiện sự tôn vinh đối với độibóng, cầu thủ, HLV Ngôn ngữ bình luận bóng đá sử dụng tiếng lóng nhưng rất hạnchế, tiếng lóng là ngôn ngữ không chính thức, thường được hiểu theo nghĩa bóng.Tiếng lóng được sử dụng như một nhu cầu giao tiếp khi tránh nói từ chuẩn xác hơnnhưng nó có dấu hiệu để nhận biết, có thể được dùng trong một cộng đồng nào đó.Bình luận bóng đá, người hâm mộ sử dụng tiếng lóng đặc trưng cho cộng đồng họ làmcho từ ngữ bóng đá trở nên đời thường

VD : - Nếu phải nhận thêm 1 thẻ vàng nữa trong trận đấu này, 3 cầu thủ này sẽ bị

treo giò giống như Quang Hải ở trận gặp Indonesia (‘Án treo giò’ lơ lửng trên đầu 3

cầu thủ Việt Nam, nhưng UAE lo gấp đôi, Thanh niên, 11/06/2021)

Trang 10

- Khi đó Đinh Thanh Bình chỉ mới 18 tuổi Đúng “trẻ trâu” giữa rừng sao trẻ HAGL.

Khuôn mặt non với quả đầu cạo sát trông lạc tông hẳn các đàn anh sớm nổi danh gần

xa với hàng chục lần khoác áo các đội tuyển quốc gia. (Tuyển thủ Việt Nam ĐinhThanh Bình: ‘Bò húc trẻ trâu’ đang dần trưởng thành, Thanh niên, 21/12/2018)

- Những đội đá phóng khoáng, hay đẩy cao như Man City là “mồi ngon” cho cách chơi này của Solskjaer (M.U 'buồn ngủ' thường xuyên ngáng đường Man City,Thanh

niên,10/03/2021)

Ngôn ngữ bình luận bóng đá gồm từ, thuật ngữ chuyên ngành kết hợp với từ ngữ củacác lĩnh vực khác làm phong phú thêm vốn từ của ngôn ngữ bình luận bóng đá Trongquá trình đó còn mượn thêm từ nước ngoài bổ sung vào hệ thống thuật ngữ bóng đá.Biệt danh được đặc ra cho một đối tượng nhằm định danh thường xuyên cho sau nay.Tiếng lóng thể trong bình luận bóng đá thể hiện sự gần gũi với đời sống tuy nhiên lạmdụng sẽ gây phản cảm, gây khó chịu với người tiếp nhận Từ ngữ trong bình luận đábóng được sử dụng linh hoạt với vốn từ đa dạng của các lĩnh vực quân sự, nghệ thuật,chính trị,… bằng phương thức chuyển nghĩa Về mặt từ ngữ các yếu tố trên đã đápứng yêu cầu trong ngôn ngữ bình luận bóng đá

2.2 Giọng điệu

Trong quá trình theo dõi trận cầu, đam mê với bóng đá cháy thành cảm xúc.Người bình luận bóng đá không chỉ đơn thuần là tường thuật lại những gì đang diễn ratrên mặt sân, họ còn truyền tải đến khán giả sự hồi hộp, vui sướng, tiếc nuối, tức giận,

… Tất cả những yếu tố cảm xúc ấy được biểu hiện một cách trực quan thông quagiọng điệu

Giọng nói chính là một trong những điều kiện tiên quyết để trở thành mộtngười bình luận bóng đá bên cạnh những yếu tố như chuyên môn, kinh nghiệm, đam

mê Bởi tính chất đặc thù của nghề nghiệp, giọng nói của bình luận viên phải tuân theomột quy chuẩn nhất định: giọng phổ thông, dễ nghe, dễ hiểu, không mắc những tật vềphát âm, giọng nói của bạn còn phải thật sự truyền cảm, lôi cuốn, hoạt ngôn để truyềntải cảm xúc đến khán giả Một trận đấu bóng đá vốn dĩ không có kịch bản trước nênphải biết linh hoạt trong mỗi pha bóng

Giọng điệu của một bình luận viên được xem như cái tôi cá nhân của riêng họ,

là yếu tố để phân biệt họ giữa muôn vàn những anh em khác trong nghề Chất giọngcòn ảnh hưởng đến cả cảm xúc của người xem bởi dù trận đấu có hấp dẫn, kịch tính vàhay đến mấy mà giọng không phù hợp sẽ khiến khán giả tụt hứng khi theo dõi trậnđấu

Người ta yêu mến bình luận viên Vũ Quang Huy chính là sự trầm ấm, đưa cảmxúc cá nhân ở mức vừa phải, những lời bình sâu sắc mà chí lý Quang Tùng có chấtgiọng bình luận đặc trưng và tầm hiểu biết sâu rộng về bóng đá, là một trong nhữngbình luận viên hàng đầu và già cội nhất của Việt Nam Anh Ngọc có giọng điệu bìnhluận khí thế hào hoa như các cầu thủ Italia xung trận Bình luận viên Long Vũ thì

Trang 11

được biết đến với giọng bình luận rất phiêu từ những câu nói hóm hỉnh, phá pháchkhiến người hâm mộ phải phì cười.

Khi những cầu thủ đang thi đấu, ngọn lửa nhiệt huyết cháy trên sân cỏ Bìnhluận viên đóng vai trò là người truyền lửa Giọng điệu bình luận không chỉ là màu sắcriêng của mỗi người, mà trong lúc trận cầu đang diễn ra, giọng điệu của bình luận viêncũng phải thay đổi để phù hợp với những tình huống bóng nhất định

Lúc bắt đầu trận, bình luận viên khởi đầu bằng một giọng chào mừng đầy hàosảng Lúc các cầu thủ đang di chuyển bóng, bình luận viên thường duy trì giọng điệuchậm rãi, ngắt quãng theo nhịp bóng lăn, xen lẫn bàn luận về những yếu tố chuyênmôn thuộc về đội bóng, cầu thủ Khi cầu thủ có bóng và đang tiến về khung thành,người bình luận cất cao giọng, bình luận nhanh, cuốn hút Khi bóng bay vào lưới,

người bình luận viên hô vang “Vào…” như một khán giả thực thụ

Một sự kiện thể thao thường thu hút rất đông đảo người theo dõi Do vậy, giọngđiệu khi bình luận đôi khi cũng nên được tiết chế để phù hợp với tính chất quầnchúng Giọng điệu có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng ngôn ngữ BLV Bóng đá

3 Kiểu câu và phép tu từ trong ngôn ngữ BLV bóng đá:

3.1 Các kiểu câu:

3.1.1 Câu tường thuật

Với mục đích chính là tái hiện cho người đọc, người xem những gì đang và đãdiễn ra tại các trận cầu, câu tường thuật là loại câu được sử dụng với tần suất cao Câutường thuật thường được dùng để kể, nhận xét, xác nhận, mô tả các cầu thủ hoặc diễnbiến, hoạt động chi tiết trong trận đấu Nếu là bài bình luận trên báo in, báo điện tử,các pha cướp bóng điêu luyện, những cú đánh đầu đến những màn cản phá bóng thầnsầu đều như hiện lên trước mắt độc giả

Câu tường thuật không có những dấu hiệu, hình thức riêng Trong các bài bìnhluận bóng đá, câu tường thuật có được cấu trúc đơn giản, điều này giúp khán giả xemđài dễ dàng nắm bắt thông tin Các câu thường đi theo mạch diễn biến của trận đấuhoặc đi từ kết quả trở về tìm nguyên nhân, ngọn nguồn của sự việc, sự kiện Cấu trúcnày tương đối ổn định đối với hầu hết các bài bình luận Câu tường thuật thường đượcdùng với mục đích sau:

Câu tường thuật với mục đích kể, tả:

Trong các bài bình luận bóng đá, câu tường thuật kể, tả chiếm số lượng rất lớntrong tổng số câu Phần lớn là câu tường thuật kể về diễn biến trận đấu Loại câu nàythường dùng để kể lại sự việc, hoạt động được nhận định là có tồn tại

VD: - Cú sút xa cháy lưới Yan Yunling ở phút 15, cùng pha băng cắt ghi bàn ở cuối

hiệp một của Al Naji giúp Saudi Arabia bước vào giờ nghỉ với lợi thế dẫn 2-0 - kết quả xứng đáng sau khi họ lấn lướt đối thủ trong 45 phút đầu.

Trang 12

Câu tường thuật với mục đích khẳng định hoặc phủ định:

Khi nhận xét, đánh giá một vấn đề trong trận đấu, bình luận viên luôn tồn tạihai loại thái độ: khẳng định hoặc phủ định một điều gì đó từ những đối tượng đượcnêu ra để bình luận Ứng với mỗi loại biểu hiện đó thường cho ta hai kiểu câu: câutường thuật với mục đích khẳng định và câu tường thuật với mục đích phủ định Trongbình luận bóng đá, câu tường thuật khẳng định chiếm một lượng rất lớn, nó tạo ra 2thế đối lập: khẳng định cái này – phủ định cái kia, giúp người đọc nắm bắt được bảnchất của đối tượng sự việc được bình luận là gì Câu tường thuật phủ định là loại câunhằm tường thuật lại sự việc nhưng theo chiều phủ định Câu tường thuật với mụcđích phủ định thường được xác nhận sự vắng mặt hay không tồn tại của sự vật hiệntượng

VD: - Ít phút sau, Elkeson suýt gỡ hòa sau khi tận dụng sai lầm mất bóng trong vòng

cấm của hậu vệ Saudi Arabia.

- Việt Nam không sở hữu chất lượng những tình huống uy hiếp khung thành tốt như hai đối thủ này.

Đối với những bài bình luận trước trận đấu, biên tập viên thường có những dựđoán dựa vào sự phân tích, mổ xẻ tương quan lực lượng, ưu thế Tuy nhiên, bóng đáluôn tồn tại những điều bất ngờ, khó đoán, thế nên sự xuất hiện của câu nghi vấn là rấtcần thiết Những vấn đề nếu ra trong câu hỏi có khi là sự khẳng định cho một tínhchất, quan hệ nào đó và có khi đặt ra để đi tìm những luận giải khách quan, chân thực.Loại câu hỏi này còn có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo ra sức lôi cuốn, dẫn dắtngười đọc nắm bắt sâu hơn về sự việc, hiện tượng, tạo ra tính có vấn đề cho bài bìnhluận Bên cạnh đó, có những trường hợp đặt nhiều câu nghi vấn cạnh nhau nhằm tăngthêm tính quan trọng cho vấn đề

VD: - Tại sao UEFA (Liên đoàn bóng đá châu Âu) phải duy trì quy định "bàn thắng

trên sân đối phương" một cách quá máy móc - nhất là ở những trận đấu hoàn toàn không có "sân đối phương" hay "sân nhà"?

- Thách thức cho đại gia mới nổi Newcastle? Hay đơn giản đó là nước đi để Barca nhanh chóng thoát nợ?

3.1.3 Câu cầu khiến

Trang 13

Trong bình luận bóng đá, câu cầu khiến thường xuất hiện với tần suất rất thấp,chủ yếu được dùng với mục đích thục giục, dặn dò hay động viên Câu cầu khiếnthường có phương tiện biểu thị riêng chủ yếu là phụ từ mệnh lệnh Phụ từ rất có ýnghĩa về mặt ngữ pháp, nó thường đi kèm động từ, tính từ để để bổ sung ý nghĩa chođộng từ, tính từ Các phụ từ biểu thị ý nghĩa cầu khiến đa phần đứng ở giữa câu hoặccuối câu, phụ từ không đứng cuối câu trong bài bình luận bóng đá Các phụ từ thường

gặp: hãy, chớ, đừng, Tuy xuất hiện với tần suất thấp, câu cầu khiến vẫn có ý nghĩa

trong việc tạo ra sắc thái biểu cảm, tình thái chủ quan của người cầm bút, câu cầukhiến mang đậm thái độ, cách nhìn nhận của bình luận viên

VD: - Do vậy, đừng tin lời HLV Mourinho về việc sẽ giải phóng Rooney khỏi vị trí

tiền vệ.

3.1.4 Câu cảm thán

Câu cảm thán là loại câu thể hiện thái độ, cảm xúc của người đối diện với hiệnthực Các câu cảm thán thường được dùng để chỉ mức độ tình cảm nhất định, thái độđánh giá, trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với sự vật, sự kiện đượcnhắc đến trong câu Trong bình luận, thái độ của bình luận viên đóng vai trò quantrọng trong việc lựa chọn các sắc thái biểu cảm để đi kèm với phương tiện ngôn ngữ,tạo nên giá trị cho câu

Cùng một sự kiện, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, bình luận viên có thể tinh

tế đồng tình hoặc mềm dẻo phản đối Thái độ của bình luận viên sẽ được thể hiệntrong phương thức diễn đạt, trong sử dụng các phương tiện cú pháp Ở mỗi trận đấu, tađều thấy đa dạng cung bậc cảm xúc được đan xen nhau Có thể là thất vọng khi bóngkhông vào lưới, vỡ òa khi giành được chức vô địch hay đau xót khi một cầu thủ gặpphải chấn thương Trong các bài bình luận bóng đá, đây là loại hình phản ánh có tínhđặc thù thế nên chỉ tồn tại một vai giao tiếp

3.2.2 Xét về hình thức

Trang 14

Biện pháp so sánh tu từ trong các bài bình luận bóng đá đều bao gồm 2 vế đượchiển thị trên câu hay trên phát ngôn Mỗi vế gồm 1 hay nhiều đối tượng mà đối tượng

có thể là người, sự vật, hành động, tính chất Dựa vào các đặc điểm, hành động, trạngthái, tương đồng nhau hoặc khác nhau các bình luận viên sẽ xem đây là cơ sở đểhình thành phép so sánh trong lời bình luận Các vế gắn với nhau và lập thành cáchình thức so sánh:

 A như (tựa như, chừng như,…B):

VD: - Nói cách khác, Lukaku có phẩm chất để đá như một trung phong cổ điển,

nhưng sở trường của anh không giống.

 A là B:

Ở công thức này, phép so sánh tạo ra được sắc thái khẳng định trong ý nghĩacâu Giữa A (đối tượng được so sánh) và B (về so sánh) có sự tương đồng nhau về tínhchất, hành động hay trạng thái Trong bình luận bóng đá, A thường là đối tượng cụ thểtrong khi B lại mang tính biểu trưng cao, tăng khả năng liên tưởng, đối chiếu cho độcgiả với A để có nhận thức, cảm nhận sâu hơn về A

VD: - Nằm cùng bảng đấu với 2 “ông kẹ” của bóng đá châu Âu (PSG, Man City), và

một thế lực đáng gờm của bóng đá Đức (RB Leipzig), Brugge được dự đoán là kẻ lót đường.

3.2.3 Xét về nội dung

Các đối tượng nằm trong 2 vế so sánh tu từ thường khác loại nhau nhưngchúng sở hữu những điểm chung, những nét giống nhau, tạo thành cơ sở cho so sánh

tu từ Những nét giống nhau của 2 vế có thể được biểu hiện thông qua thông qua các

từ ngữ cụ thể, những hình ảnh dùng để so sánh phong phú, đa dạng, phô diễn được sựsáng tạo, phá cách, độc đáo của tác giả Khi ấy, ta có so sánh tu từ nổi

VD: - Sự lì lợm, khả năng đánh chặn cùng một lối chơi không ngại va chạm như một

chiếc máy quét giúp Essien luôn chiến thắng.

Khi những khía cạnh tương đồng của 2 vế không được phơi bày bằng từ ngữ

mà ẩn sâu vào bên trong, khiến người đọc phải tự tìm ra, tạo điều kiện cho sự liêntưởng rộng rãi hơn, khi ấy ta có phép tu từ so sánh chìm

VD: - Tuyển Anh ra sân hầu như chỉ vắng duy nhất R.Sterling (chấn thương nhẹ) Có

vẻ Anh chỉ là "sư tử giấy" khi đối đầu các đội mạnh thay vì gầm vang như CĐV chờ đợi.

3.2.4 Biện pháp ẩn dụ

Mối quan hệ gần nhau của các đối tượng ở nhiều khía cạnh cũng là cơ sở đểhình thành nên các biện pháp ẩn dụ trong bình luận bóng đá Nếu không có chung,

Trang 15

ngôn ngữ trong các bài bình luận bóng đá sẽ tựa như một miếng vải sờn rách, thôcứng Tương tự như so sánh ngầm, ẩn dụ cũng có cơ sở cấu tạo là dựa trên sự liêntưởng về những nét tương đồng của 2 đối tượng khác loại Biện pháp ẩn dụ mang tínhhàm ý cao, gợi liên tưởng ý nhị, sâu sắc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật,hiện tượng được diễn đạt Phép ẩn dụ thường được lồng ghép chằng chịt vào tấm thảmngôn ngữ dựa vào sự tương đối về hành động, trạng thái, tính chất,.…

 Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về trạng thái

VD:- Xe tăng tuột xích bỗng trở nên vô dụng trước dàn “hậu duệ mặt trời” đỏ chói:

“Xe tăng tuột xích” ẩn dụ cho trạng thái đánh mất phong độ của đội tuyển Đức khi bị

dẫn trước 2-0 bởi đội tuyển Hàn Quốc Đây cũng là hình ảnh ẩn dụ thường thấy saunhững trận cầu đội tuyển Đức ngậm ngùi trắng tay ra về

VD: “Hùm xám” chỉ thật sự là chính mình khi Ribery chơi tốt, bằng không tất cả chỉ

là một guồng máy không có dầu nhớt, cũng chẳng có xăng : Đây là hình ảnh ẩn dụ cho

trạng thái mệt mỏi, rệu rã, rất cần được tiếp năng lượng của “hùm xám” Ribery Nănglượng chính là xăng, là nhớt, là nguồn nhiên liệu giúp Ribery có thể là chính mình vàmang đến những pha rung lưới đối thủ, ghi điểm cho đội nhà

 Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hành động

VD: “Tarzan” Leverkusen đã nhốt “Hùm xám” vào tủ kính để thiên hạ chiêm

ngưỡng: Động từ “nhốt” mang hàm ý loại bỏ khả năng tiến sâu vào vòng sau của

“Hùm xám” Ribery do Leverkusen thực hiện

 Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về tính chất

VD: - Không còn bóng dáng một "tam sư" với nanh vuốt dũng mãnh từng khuấy động

cả đấu trường World Cup, tuyển Anh lần đầu tiên sau 30 năm phải nhận 3 thất bại liên tiếp (trước Croatia, Bỉ, Tây Ban Nha), sau 11 năm mới phải nhận thất bại đầu tiên trên sân nhà Wembley.

3.2.5 Biện pháp hoán dụ

Nếu logic trong ẩn dụ tu từ mang tính chủ quan do con người tạo ra dựa vào sựliên tưởng thì hoán dụ tu từ lại là logic có thật, mang tính khách quan, do con ngườinhận thức và phản ánh lại Chính vì thế, biện pháp hoán dụ mang tính chân thực,khách quan, có khả năng nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng cụ thể Hoán

dụ là phương thức chuyển đổi tên gọi, sử dụng tên gọi của sự vật này thành sự vậtkhác theo quan hệ tiếp cận giữa 2 sự vật Các quan hệ đó có thể là quan hệ giữa sự vật,quá trình, con người, vị trí, thời gian, sự kiện,…Hoán dụ tu từ cũng tồn tại 2 vế: vếbiểu hiện và vế được biểu hiện dựa trên sự liên tưởng về nét tương đồng giữa 2 vế Ở

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w