Định nghĩaMơ hồ trong tít báo là hiện tượng mà cấu trúc của câu tít không rõ ràng, có thể khiến người đọc hiểu tít báo theo nhiều hướng khác nhau.Trong ngôn ngữ thông thường, mơ hồ có th
TÍT TRONG BÁO CHÍ
Định nghĩa 4 2 Các loại tít thường gặp 5 II CÁC LOẠI LỖI TÍT BÁO THƯỜNG GẶP
Tít (Tiếng Pháp: titre; Tiếng Anh: title), hay còn được gọi là “đầu đề, nhan đề, tiêu đề” là một thuật ngữ báo chí, một từ nghề nghiệp được dùng phổ biến và quen thuộc Tít biểu đạt cô đọng nội dung, thể hiện bản chất, tư tưởng chính trị của tác phẩm và là yếu tố tiếp xúc đầu tiên giữa tác phẩm với công chúng
Theo Ngọc Trân, tít là “món khai vị ngon” Nếu tít không gây được ấn tượng thì phóng viên đã đánh mất cơ hội chinh phục độc giả
Chính vì thế, tít mang tính quyết định đến số phận của báo chí, khiến độc giả đưa ra quyết định có đọc phần nội dung hay không.
“Tít hấp dẫn làm cho ngay cả độc giả lười biếng nhất cũng không cưỡng lại nổi… Số phận bài báo tuỳ thuộc rất nhiều vào tít” - Loic Hervouet, tổng giám đốc đại học báo chí Lille, Pháp
2 Các loại tít thường gặp
Theo Vũ Quang Hào, có 11 loại tít thường gặp bao gồm:
1 Dùng những con số đặc biệt để tạo ấn tượng.
2 Dùng cấu trúc bỏ lửng, mà dấu lửng lại thường hiện diện ở giữa tít.
4 Dùng ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca…
● Sử dụng nguyên dạng như nó vốn có.
● Chỉ sử dụng một vế của câu tục ngữ hoặc của câu ca dao
● Dùng đơn vị ngôn ngữ dân gian đồng thời thêm, bớt, thay đổi thành tố của nó cho phù hợp với nội dung của bài báo.
5 Dựa theo tên các tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi tiếng… hoặc nương theo ý thơ, danh ngôn.
6 Dập lại những mẫu cấu trúc tít có sẵn hoặc câu trúc tít vốn là những chệch chuẩn đã từng nổi tiếng trong làng báo.
7 Tạo ra những cấu trúc mới, lạ, bất thường cho tít.
8 Dùng biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, chơi chữ…)
9 Dùng những từ ngữ đang hoặc vẫn là điều bí ẩn đối với đa số độc giả.
10 Tạo ra một mệnh đề có vẻ ngược đời làm cho độc giả không thể không tìm hiểu.
11 Đưa tên riêng lên đầu tít, dành phần còn lại của tít khái quát về đặc điểm, tính chất… của tên riêng đó.
II CÁC LOẠI LỖI TÍT BÁO THƯỜNG GẶP
Tít có độ dài quá lớn 5 a Định nghĩa
Trong báo chí không có quy định bắt buộc đối với độ dài của tít báo Có nghĩa là, tuỳ vào từng trường hợp mà tác giả có thể đặt tít báo với độ dài mình cảm thấy phù hợp Tuy nhiên, nếu tít có độ dài quá lớn có thể sẽ trở thành lỗi nếu nó gây ra khó khăn cho người đọc Theo Vũ Quang Hào, “những tít có độ dài trên 30 tiếng rất có thể vượt quá ngưỡng độc giả ở trình độ văn hoá trung bình có thể nhớ được rõ ràng phần đầu tít khi đọc đến cuối tít” Hơn nữa, việc sử dụng tít quá dài sẽ không đảm bảo được cấu trúc định danh của bài báo cũng như không có tính khái quát b Nguyên nhân gây ra lỗi
Nguyên nhân chính gây là lỗi về tít có độ dài quá lớn là vì tác giả đã tham lam khi cố mang tính dẫn dắt, tiêu biểu nhất Ngoài ra, có thể tác giả cố ý thêm vào những tình tiết không cần thiết để tăng sự chú ý của độc giả. c Ví dụ
Báo điện tử nguoiduatin.vn: Cô gái Nghệ An bán nhà, bán xe, bỏ showbiz sang Mỹ có cuộc sống trái ngược
Phạm Hương? - (20 tiếng) - Đăng ngày 4/7/2023
Tít của bài báo rất dài dài nhưng lại vô nghĩa và chứa nhiều thông tin không cần thiết, chỉ cố ý gây chú ý với người đọc.
Báo Sài Gòn Giải Phóng: “Phát triển hạ tầng tính toán hiệu năng cao – Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sản xuất công nghiệp” – (21 tiếng) - Đăng ngày 13/7/2023
Tác giả cố gắng đưa hết thông tin lên tít, không chắt lọc để giảm bớt từ ngữ khiến người đọc khó nhớ được thông tin của tít báo.
Tít mơ hồ 7 a Định nghĩa
Mơ hồ trong tít báo là hiện tượng mà cấu trúc của câu tít không rõ ràng, có thể khiến người đọc hiểu tít báo theo nhiều hướng khác nhau.
Trong ngôn ngữ thông thường, mơ hồ có thể được cố ý tạo ra vì mục đích đặc thù mang tính nghệ thuật, có thể là để tạo điểm đặc biệt hoặc điểm nhấn riêng tuỳ mục đích của tác giả Tuy nhiên, đối với báo chí, việc đặt tít mơ hồ là một lỗi nghiêm trọng, bởi nó ảnh hưởng tới nguyên tắc chính xác của báo chí. b Nguyên nhân gây ra lỗi
Một số nguyên nhân dẫn đến tít mắc lỗi mơ hồ có thể kể đến như tít thiếu từ chỉ mối quan hệ thành tố, tít không thể hiện rõ được ý nghĩa quan hệ giữa các thành tố, tít sử dụng các từ đồng âm hay tít có cấu trúc không rõ ràng. c Ví dụ
Báo điện tử Tuổi Trẻ Online: “Va chạm xe tải, 2 mẹ con đi ô tô con chết tại chỗ, 2 người bị thương” - Đăng ngày 15/7/2023
Tác giả đã rút ngắn thông tin tít báo khiến cho người đọc nhầm lẫn và khó hiểu rằng “2 mẹ con đi ô tô, con chết tại chỗ”.
Báo Tuổi Trẻ Online: “Diện mạo đường Võ Nguyên
Giáp mới được đổi tên” – Đăng ngày 12/7/2023
“Đường mới” được đổi tên hay con đường mới được đổi tên Khả năng sử dụng từ ngữ chưa được tốt của tác giả gây cảm giác khó hiểu khi dùng từ “diện mạo” cùng “mới được” Người đọc sẽ hiểu thành 2 nghĩa là: “Đường Võ Nguyên Giáp mới được đổi tên thành…” hay “Đường mới được đổi tên là Võ Nguyên Giáp”.
Tít sai lệch so với nội dung bài báo 8 a Định nghĩa
Tít sai so với nội dung bài báo thường thể hiện ở việc: nội dung thể hiện ở tít rộng hơn hoặc ít hơn so với nội dung được thể hiện trong bài báo; nội dung ở tít không liên quan hoặc ít liên quan tới nội dung bài báo; nội dung tít thể hiện khác hoàn toàn so với nội dung bài báo. b Nguyên nhân gây ra lỗi
Một là, tác giả đặt tít trước khi viết báo và không kiểm soát được nội dung của bài báo khiến nội dung bài báo rộng hơn tít báo hoặc thiếu khả năng khái quát nội dung dẫn đến lỗi tít hẹp hơn bài báo Hai là, tác giả có mục đích cố tình đặt tít sai để “câu view” tạo hiệu ứng thu hút người đọc Ba là, biên tập viên cắt bớt nội dung bài báo nhưng không chỉnh sửa lại tít báo c Ví dụ
Nguoiduatin.vn: “Người phụ nữ mắc chứng dị ứng với bạn trai” - Đăng ngày 2/7/2023
Nội dung bài viết kết luận vẫn chưa xác định được nguyên nhân người phụ nữ này bị dị ứng Tít là một câu khẳng định không đúng sự thật chỉ để thu hút sự chú ý.
Báo Sài Gòn Giải Phóng: “Lễ giỗ 32 dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc-Mậu thân 1968”
Nội dung ở tít rộng hơn trong nội dung bài Cụ thể, bài tập trung việc đoàn Bí thư Trung Ương TPHCM dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ hy sinh nhân sự kiện lịch sử năm xưa Nhưng nội dung tít rộng hơn và không đề cập đoàn đi dâng hương.
Tít khó hiểu hoặc thiếu căn cứ để hiểu 9 a Định nghĩa
Lỗi khó hiểu hoặc thiếu căn cứ để hiểu được xác định trong các trường hợp khác nhau, thường là do tít sử dụng các yếu tố định lượng không có căn cứ để so sánh thông tin nên dẫn đến sự thắc mắc, khó hiểu của độc giả. b Nguyên nhân gây ra lỗi
Nguyên nhân dẫn đến lỗi tít khó hiểu thường là do tác giả bị hạn chế trong khả năng khái quát hoá nội dung hoặc không có khả năng sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt. c Ví dụ
Báo điện tử Vnexpress: “Không có khả năng duy trì các mối quan hệ” - Đăng ngày 6/7/2023
Tít bài báo thiếu đi chủ ngữ, khi đọc sẽ gây ra thắc mắc ai không có khả năng duy trì các mối quan hệ hoặc mối quan hệ của ai
Báo Sài Gòn Giải Phóng: “Korda trả giá đắt” - Đăng ngày 8/7/2023
Tác giả khiến người đọc không hiểu Korda là ai nếu không theo dõi hay vào đọc thông tin trong bài.
Tít sử dụng mẫu có sẵn 10 a Định nghĩa
Lỗi này thể hiện ở việc tác giả tạo tít báo theo các công thức có sẵn thường thấy như Về + Danh ngữ; Nghĩ về + Danh ngữ; Chuyện + Danh ngữ; cần + danh ngữ; thêm một + Danh ngữ hoặc là cụm c – v.
Ngoài ra tác giả còn lặp đi lặp lại một công thức được cho là hay ở thời điểm đó Ví dụ có thời gian các trang báo mạng thường xuyên sử dụng các từ như “đắng lòng", “nhói tim", Theo Ngọc Trân, người mới viết sẽ thường mắc lỗi này khi họ cứ “lặp lại từ ngữ, cách nói năng mà người khác đã dùng đến mòn đi rồi, bất kể chúng còn hữu ích hay không”. b Nguyên nhân gây ra lỗi
Nguyên nhân gây ra lỗi này là do tác giả lười sáng tạo, theo xu hướng hoặc cố tình lựa chọn sự an toàn khi đã có tiền đề thành công từ các công thức có sẵn từ trước c Ví dụ
Báo điện tử nguoiduatin.vn: "Cụ me” ban đầu 40 triệu, chủ cây đã làm điều này khiến đại gia trả 10 tỷ vẫn không bán - Đăng ngày 3/7/2023
Từ hai ví dụ điển hình trên, các tít đặt theo công thức này nhằm muốn kích thích sự tò mò của người đọc nhưng lại được sử dụng quá nhiều lần gây nhàm chán.
Báo điện tử nguoiduatin.vn: “Thường xuyên làm điều này vào buổi trưa có thể giúp trẻ hóa não bộ” - Đăng ngày
TẦN SUẤT LỖI TRÊN CÁC TỜ BÁO LỚN
Thống kê 12 2 Nhận xét 12 IV HỆ LUỴ CỦA VIỆC ĐẶT TÍT SAI
● Sài Gòn Giải Phóng (báo giấy)
Nhìn chung Sài Gòn Giải Phóng sử dụng tít khá nhiều chữ, như trong các thông tin liên quan đến Nghị quyết 98 về cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TPHCM, tương tự trong các bài về Đảng Một số ít nội dung, người viết đặt tít khá ngắn gọn nhưng lại khiến người đọc hoang mang hoặc nội dung chưa thật sự đồng nhất với tít Bởi vì là cơ quan ngôn luận của Đảng, Chính quyền và nhân dân thành phố nên nhiều tít có sự khuôn mẫu, ít sáng tạo.
Báo VN Express khá cẩn trọng và chú ý trong việc đặt tít báo, có lỗi sai cũng sửa nhanh chóng, kịp thời Không có quá nhiều lỗi và chưa thấy bài giật tít, sai sự thật Lỗi sai thường do rút gọn dẫn đến thiếu thông tin, khó hiểu Nhất là chuỗi bài về bóng đá, tuyển nữ Việt Nam thường xuyên bị rút gọn thành nữ Việt Nam.
Các lỗi tít của tạp chí Người đưa tin thường xuất hiện ở mục Đời sống và Xã hội, trong khi các mục khác về Pháp luật, Kinh tế hay các bài viết phân tích vấn đề thì không mắc các lỗi này Nguyên nhân có lẽ là vì đối với các bài báo về giải trí hay chuyện đời sống thì người viết muốn gây được sự tò mò đối với độc giả nên mới cố tình đặt tít mới lạ nhưng lại không phù hợp, dễ gây hiểu nhầm hoặc khó hiểu.
Báo Tuổi Trẻ online có rất ít lỗi tít dù báo cập nhật rất nhiều thông tin Các lỗi tít thường gặp ở báo Tuổi Trẻ Online là tít mơ hồ và tít khó hiểu Tít của báo thường đầy đủ thông tin và không đưa tít sai so với bài, báo cũng thường sử dụng các công thức đặt tít có phần an toàn và chỉnh sửa lỗi tít khá nhanh.
IV HỆ LUỴ CỦA VIỆC ĐẶT TÍT SAI
Báo chí có vai trò định hướng dư luận nên hệ lụy của việc đặt tít sai ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, cách nhìn của độc giả.
Bất kỳ một bài báo nào gặp lỗi tít đều có khả năng làm mất đi sự tôn nghiêm của báo chí cũng như sự uy tín của phóng viên, nhà báo Điều này có thể dẫn đến các hiểu lầm không đáng có dành cho bạn đọc đối với các thông tin được cung cấp trong bài báo.
Một số sự việc đặt tít sai dẫn đến hậu quả
● Ngày 14/7/2017, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã theo yêu cầu từ Bộ TT&TT là kiểm tra, xử lý tất cả những trang tin rút tít phản cảm, nhẫn tâm, vô đạo đức về vụ tai nạn mưa cuốn trôi ô tô ngày 8/7/2017, kể cả những trang đưa tin lại, trong đó có cả Báo Mới.
Nguồn ảnh: https://www.techsignin.com/xu-phat-trang-tin-giat-tit-vo-dao-duc/
● Ngày 23/4/2018, Cục báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tạp chí điện tử Sở hữu trí tuệ và sáng tạo vì đã đăng tải hai bài viết với tít dung tục vào ngày 15/4/2018 có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam Tạp chí đã phải gỡ bỏ 2 bài viết vi phạm và bị phạt hành chính số tiền 12 triệu đồng đồng thời các cá nhân liên quan cũng bị xử phạt.
Các hình thức xử phạt
Trong Nghị định 119/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 07/10/2020, có hiệu lực từ ngày 01/12/2020, quy định khá chi tiết về các mức phạt liên quan đến vi phạm về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san ….
Cụ thể, Điều 8 của Nghị định quy định phạt từ 05 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
● Minh họa, đặt tiêu đề tin bài không phù hợp nội dung thông tin làm người đọc hiểu sai nội dung thông tin;
● Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng;
● Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
Biện pháp khắc phục hậu quả
● Buộc cơ quan báo chí cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định này;
● Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, đối với hành vi vi phạm này.
Như vậy, việc báo chí đặt tiêu đề "giật tít" như các ví dụ trên đã làm người đọc hiểu sai nội dung thông tin trong bài viết có thể bị phạt đến 10 triệu đồng tùy tính chất, mức độ vi phạm So với quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì mức phạt cho hành vi này chỉ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng Mức phạt theo quy định mới đã tăng hơn 3 lần so với quy định hiện hành.
CÁCH VIẾT MỘT TÍT BÁO CHUẨN
Đọc toàn bài
Điều đầu tiên cần làm trong quy trình viết tít báo là đọc toàn bài Tác giả bài báo cần đọc có ý tưởng cho tít bởi vì tít thể hiện cho độc giả “không chỉ về nội dung câu chuyện mà con về thể loại của câu chuyện".
Tóm lược câu chuyện
Sau khi đã đọc bài báo và nắm được nội dung câu chuyện thì tác giả cần cố gắng tóm tắt lại đó bằng một câu Câu này sẽ bao trùm nội dung và “phải cho thấy đặc tính riêng của tin bài này so với các tin bài khác”, đồng thời “bắt buộc phải có chủ ngữ cụ thể và một động từ thể chủ động".
Áp dụng phong cách viết tít
Mỗi tờ báo ở mỗi nơi sẽ có phong cách viết tít khác nhau Một số tờ báo giải trí sẽ thường có phong cách khá giật gân để thu hút sự chú ý, trong khi các tờ báo mang tính chính trị xã hội sẽ có phong cách riêng.
Viết lại cho gọn
Sau cùng là viết lại câu tóm lược đã viết bên trên sao cho gọn nhất Tác giả cần loại bỏ những từ ngữ dư thừa, hoặc thay thế những từ đã viết thành những từ đồng nghĩa nhưng ngắn gọn hơn.
Nội dung tít 16 1 Cho độc giả thấy được tác động đối với họ
2.1 Cho độc giả thấy được tác động đối với họ
Tít sẽ thu hút độc giả hơn nếu nó thể hiện được tác động của sự kiện đối với họ thay vì chỉ tường thuật lại sự kiện Ví dụ, thay vì viết tít là “Xe tải đình công ảnh hưởng cửa hàng thực phẩm” thì có thể viết “Rau héo cải rầu chờ tài xế tăng lương” vì nó cho thấy ngay tác động của việc tài xế đình công đối với độc giả.
2.2 Tuân thủ giọng điệu của tờ báo
Các tờ báo sẽ có quy định và giọng điệu khác nhau Tít được chọn cần phụ thuộc vào giọng điệu của tờ báo mà tác giả đang làm việc Ví dụ “một số nhật báo và kênh tin trực tuyến không cho phép chơi chữ trong các tít thời sự” trong khi có những tờ báo sẽ cho phép phóng viên thoải mái hơn trong việc đặt tít.
2.3 Nắm bắt giọng điệu của tin bài
Có một khó khăn khi đặt tít là “câu chuyện hấp dẫn và lắt léo thì càng khó viết tít” Đối với các câu chuyện không quá đặc biệt và chỉ cần đặt tít trực tiếp, đúng với sự kiện thì không khó nhưng vấn đề là “phải viết được cái tít xứng đáng với câu chuyện” Do vậy, người viết cần hiểu rõ giọng điệu của tin bài và đặt tít phù hợp để có thể trở nên nổi bật giữa vô vàn những thông tin xuất hiện mỗi ngày.
2.4 Tăng cường chất lượng thông tin
Tăng cường chất lượng thông tin nghĩa là cho độc giả biết thông tin được đưa đến từ đâu, là do ai hay tổ chức nào nói và người đọc sẽ tự đánh giá mức độ tin cậy của thông tin đó, nhất là các tin tức thiên về dự báo và nghiên cứu Mức độ uy tín của các cá nhân, tổ chức đưa ra thông tin sẽ làm tăng chất lượng thông tin và dù rằng “dẫn nguồn ngay trong tít có thể làm cho tít nặng nề, và chắc chắn là tốn thêm chỗ, nhưng không thể tránh né.”
Những điều nên làm và không nên làm khi viết tít báo 17 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO
● NÊN dùng các động từ mạnh
● NÊN dùng các tính từ thích đáng
● NÊN cụ thể hóa nội dung tít
● NÊN nhấn mạnh thông điệp chứ không phải người truyền thông điệp
● NÊN thử một góc nhìn khác
● ĐỪNG lặp lại như con vẹt
● ĐỪNG đặt tít theo thông tin nằm gần cuối bài
● ĐỪNG tiết lộ kết thúc bất ngờ
● ĐỪNG đùa giỡn, với tít nếu câu chuyện có nội dung nghiêm túc
● ĐỪNG đưa tít phát hiện khi câu chuyện đã bước qua ngày thứ hai, hoặc ngược lại
● ĐỪNG giả định là độc giả sẽ nhận ra ai là người được nêu danh tính trong tít
● ĐỪNG dùng quá nhiều nghĩa phủ định
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO
● Theo dõi các tờ báo và trang báo liên tục từ ngày 3/6-14/7/2023 o Báo giấy: Sài Gòn Giải Phóng o Tạo chí điện tử: Người Đưa Tin – Link: https://www.nguoiduatin.vn/
● Online T T (2023, July 17) Tin tức sáng 18-7: Đủ 15 tuổi trở lên được đăng ký xe; Giá thép giảm sâu do đâu? TUOI TRE ONLINE Link: https://tuoitre.vn/tin- tuc-sang-18-7-du-15-tuoi-tro-len-duoc-dang-ky-xe-gia-thep-giam-sau-do-dau- 20230717162822257.htm
● 90% người Việt Nam ăn gạo “bẩn”? (n.d.) Báo Phụ Nữ Link: https://www.phunuonline.com.vn/90-nguoi-viet-nam-an-gao-ban-a1417028.html
● Chi, T (2017, July 14) Xử phạt trang tin giật tít vô đạo đức vụ cả gia đình bị mưa lũ cuốn trôi ở Thái Nguyên TechSignin.com Link: https://www.techsignin.com/xu-phat-trang-tin-giat-tit-vo-dao-duc/
● Từ 01/12/2020, báo chí ‘giật tít câu view’ bị phạt nặng - Chi tiết tin tức - Trang
Thông Tin Pháp Luật Bắc Giang (n.d.) http://thongtinphapluat.bacgiang.gov.vn/thong-tin-phap-luat/chi-tiet-tin-tuc/-/ asset_publisher/4yOnqimG9SrA/content/tu-01-12-2020-bao-chi-giat-tit-cau-view- bi-phat-nang
● Cách đặt tít (tiêu đề) một bản tin báo chí - Viết và phát hành một Thông cáo báo chí (n.d.) https://sites.google.com/a/ecolaw.vn/viet-va-phat-hanh-mot-thong-cao- bao-chi/ky-thuat-viet-mot-ban-tin-bao-chi/cach-dat-tit-tieu-de-mot-ban-tin-bao-chi
● Cách đặt tít (tiêu đề) một bản tin báo chí - Viết và phát hành một Thông cáo báo chí (n.d.-b) https://sites.google.com/a/ecolaw.vn/viet-va-phat-hanh-mot-thong- cao-bao-chi/ky-thuat-viet-mot-ban-tin-bao-chi/cach-dat-tit-tieu-de-mot-ban-tin- bao-chi
● https://mic.gov.vn/Daotaonghe/Pages/TinTuc/136969/dang-2-bai-voi-tit-dung- tuc Tap-chi-dien-tu-So-huu-tri-tue-bi-phat-12-trieu-dong.html
● Ngôn ngữ báo chí - Vũ Quang Hào - 2007 - NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN
● Con mắt biên tập - Jane T Harrigan, Karen Brown Dunlap- 2011 - NXB Tổng Hợp 2011
● THUẬT VIẾT LÁCH TỪ A-Z - NGỌC TRÂN