1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu nhu cầu sử dụng ví điện tử củasinh viên uel

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTBÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌCMôn học: THỐNG KÊ ỨNG DỤNGĐề tài:NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦASINH VIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Môn học: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG Đề tài: NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN UEL Mã học phần: 221TK05 Giảng viên: cô Lê Thanh Hoa Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT Tên thành viên MSSV Lớp 1 Chinh Minh Hùng K214060428 K21406C 2 Lâm Hoàng Anh Phương K214060440 K21406C 3 Phạm Thảo Vân K214060447 K21406C 4 Trần Ngọc Vân Anh K214142055 K21404T LỜI GIỚI THIỆU Hòa cùng cơn lốc chuyển đổi số mạnh mẽ trên toàn thế giới, Việt Nam đang có những bước chuyển mình đầy tích cực với tiềm năng phát triển rộng mở hơn bao giờ hết Trong đó, thị trường ví điện tử E-Wallet ngày càng đóng vai trò quan trọng, thay đổi hành vi thanh toán của người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn đúng với thời đại Kỷ nguyên số và nền Công nghiệp 4.0 Không nằm ngoài xu hướng phát triển đó, là đơn vị tiên phong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong khuôn khổ Đại học Quốc gia TP.HCM uy tín hàng đầu cả nước, với lĩnh vực chuyên sâu về Kinh tế - Tài chính và Luật, sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL) ngày càng năng động và thích ứng nhanh với công nghệ số, đặc biệt là Ví điện tử - phương tiện thanh toán nhanh chóng, hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí Do đó, nhu cầu sử dụng Ví điện tử của sinh viên UEL đã trở thành nguồn cảm hứng để nhóm em thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học lần này Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thanh Hoa đã tận tình chỉ bảo, giúp chúng em khắc phục những thiếu sót Tuy đề tài của nhóm vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, những nhóm chúng em tin rằng qua sự cố gắng và học hỏi không ngừng, các thành viên sẽ ngày càng trưởng thành và áp dụng hiệu quả kiến thức môn Thống kê Ứng dụng vào thực tiễn đời sống sau khi hoàn thành dự án này TRÂN TRỌNG! PHẦN I NỘI DUNG 1 Tên đề tài: “Nhu cầu sử dụng ví điện tử của sinh viên UEL” 2 Lý do chọn đề tài: Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thanh toán điện tử cao nhất thế giới với tỷ lệ phát triển đạt tới 30,2% hàng năm trong giai đoạn 2020-2027 và có thể cán mốc 2.732 tỷ USD năm 2027 (theo Allied Market Research) Có thể nói, thị trường này đang phát triển sôi động hơn bao giờ hết, mở ra cơ hội đầu tư và phát triển đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Startups, SMEs hay thậm chí là các Unicorn mới nổi có thể kể đến như MoMo… đặc biệt sau trạng thái “bình thường mới” dưới tác động khủng khiếp của Đại dịch COVID-19 Hơn thế nữa, với cơ cấu dân số trẻ và nhóm nhân khẩu học chiếm 60% là người trẻ tuổi, đặc biệt là GenZ - thế hệ được tiếp xúc với công nghệ hiện đại khiến xu hướng hành vi tiêu dùng phát triển tích cực song song với hệ thống thanh toán điện tử không tiền mặt Đối với sinh viên trong nhóm ngành Kinh tế thì lĩnh vực Fintech này được quan tâm và ứng dụng hơn cả vì tính tiện lợi và hiện đại của nó Từ những lý do trên, nhóm chúng em đã thống nhất lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu sử dụng ví điện tử của sinh viên UEL” trong môn học này 3 Câu hỏi nghiên cứu: - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên UEL? - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố trên - Làm thế nào để thúc đẩy nhu cầu sử dụng ví điện tử hơn nữa? 4 Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ví điện tử của sinh viên UEL - Đo lường mức độ ảnh hưởng của những nhân tố trên - Cách phát triển và mở rộng nhu cầu sử dụng ví điện tử của sinh viên UEL 5 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ví điện tử của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó PHẦN II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Xây dựng bảng hỏi khảo sát: ● Bạn thường sử dụng ví điện tử gì? ● Tần suất bạn sử dụng ví điện tử 1 tuần là? ● Bạn chi bao nhiêu tiền cho mỗi lần giao dịch? ● Vì sao bạn tin tưởng sử dụng ví điện tử? ● Những yếu tố xã hội nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của bạn? ● Bạn sử dụng ví điện tử vì lợi ích gì? ● Đánh giá về độ dễ dàng sử dụng ● Thái độ của bạn đối với ví điện tử là? 2 Phương pháp chọn mẫu: Từ cơ sở lý thuyết, nhóm chúng em đã khái quát bảng hỏi gồm 17 thang đo gồm 1 thang đo thứ bậc và 16 thang đo likert tương ứng với tên các nhân tố ảnh hưởng nhu cầu sử dụng ví điện tử của sinh viên UEL đánh giá theo mức độ từ 1-5 (1: Không đồng ý, 2: Khá không đồng ý, 3: Trung lập, 4: Khá, 5: Hoàn toàn đồng ý) thuộc loại thang đo khoảng STT Nhân tố tác động Thang đo 1 Sự tin tưởng khi sử dụng TINTUONG1, TINTUONG2, TINTUONG3 2 Ảnh hưởng của xã hội ANHHUONG1, ANHHUONG2, 3 Lợi ích của việc sử dụng ANHHUONG3, ANHHUONG4 4 Mức độ dễ dàng thao tác LOIICH1, LOIICH2, LOIICH3 5 Thái độ của người dùng SUDUNG1, SUDUNG2, SUDUNG3, SUDUNG4 THAIDO1, THAIDO2 Tương ứng với nội dung: 1 TINTUONG1: Dịch vụ ví điện tử đáng tin cậy TINTUONG2: Cảm thấy an toàn khi cung cấp thông tin TINTUONG3: Cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch 2 ANHHUONG1: Gia đình, bạn bè có ảnh hưởng tới ý định sử dụng ANHHUONG2: Sẽ sử dụng khi nhiều người sử dụng ANHHUONG3: Phải sử dụng nếu nhiều người xung quanh sử dụng ANHHUONG4: Sự tư vấn của nhân viên ảnh hưởng đến ý định sử dụng 3 LOIICH1: Giúp tiết kiệm thời gian LOIICH2: Giúp tiết kiệm chi phí LOIICH3: Thuận tiện hơn trong quản lý tài chính 4 SUDUNG1: Các hướng dẫn sử dụng dịch vụ dễ hiểu SUDUNG2: Các thao tác sử dụng rất đơn giản SUDUNG3: Có thể nhanh chóng sử dụng thành thạo dịch vụ SUDUNG4: Dịch vụ nhìn chung dễ sử dụng 5 THAIDO1: Sử dụng ví điện tử là xu hướng của hiện tại và tương lai THAIDO2: Sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân sử dụng 3 Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là một nhánh thống kê liên quan đến việc mô tả đối tượng đang nghiên cứu, bao gồm tổ chức, phân tích, trình bày dữ liệu một cách có ý nghĩa và giải thích dữ liệu đã được biết để tóm tắt mẫu Thống kê mô tả là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất định, có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc mẫu của một tổng thể Thống kê mô tả của chúng em bao gồm 21 biến định lượng trong đó 16 biến tương ứng với các nhân tố ảnh hưởng, 5 biến là tần suất sử dụng ví điện tử trong 1 tuần, 4 biến là số tiền giao dịch trong 1 lần; 3 biến định tính gồm giới tính, sinh viên năm bao nhiêu và ví điện tử thường được sử dụng nhất Document continues below Discover more fTrhoốmn:g kê ứng dụng Trường Đại học… 386 documents Go to course TKUD Ma102 Cuoi ky - SV - thong ke ung… 7 96% (27) Hướng dẫn sử dụng phần mềm Stata -… 25 100% (10) TKUD - bài tập nhóm 1 Thống kê 100% (1) ứng dụng Chapter 7 Zvi Bodie Alex Kane Alan J.… 52 Thống kê 100% (1) ứng dụng SƠ ĐỒ ÔN THI MÔN THỐNG KÊ ỨNG… 2 Thống kê 100% (1) ứng dụng Chapter 01&02 Essentials Business… 70 100% (1) Thống kê ứng dụng PHẦN III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1 Thống kê mô tả 1.1 Dữ liệu định tính Bảng tần số, tần suất, tần suất tích lũy (Nguồn: Dữ liệu được chạy trên Stata) Biểu đồ hình tròn biểu thị giới tính sinh viên (Nguồn: Dữ liệu được chạy trên Stata) Biểu đồ hình cột biểu thị tần số niên khoá sinh viên (Nguồn: Dữ liệu được chạy trên Stata) Biểu đồ đường cho tần số tích lũy ví điện tử được sử dụng nhiều nhất (Trong đó: 1: Momo, 2: ShopeePay, 3: VNPay, 4: ViettelPay, 5: ZaloPay) (Nguồn: Dữ liệu được chạy trên Stata) ❖ Nhận xét: Thống kê cho thấy có khoảng 60.4% là sinh viên nữ gồm 81 người, số sinh viên nam còn lại là 39.6% với 53 người Có 27.61% là sinh viên năm nhất với 37 người, 54.48% là sinh viên năm hai với 73 người, 17.91% là sinh viên năm ba với 24 người và 0% là sinh viên năm tư Kết quả cho thấy tần suất sử dụng ví điện tử nhiều nhất là Momo với 44.78% khoảng 60 người và tần suất sử dụng ví điện tử ít nhất là ViettelPay với 1.49% gồm 2 người 1.2 Dữ liệu định lượng Các tham số đặc trưng - Nhóm nhân tố: Sự tin tưởng khi sử dụng ví điện tử (Trong đó, TINTUONG1: Dịch vụ ví điện tử đáng tin cậy, TINTUONG 2: Cảm thấy an toàn khi cung cấp thông tin, TINTUONG3: Cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch) - Nhóm nhân tố: Sự ảnh hưởng của xã hội (Trong đó, ANHHUONG1: Gia đình, bạn bè có ảnh hưởng tới ý định sử dụng, ANHHUONG2: Sẽ sử dụng khi nhiều người sử dụng, ANHHUONG3: Phải sử dụng nếu nhiều người xung quanh sử dụng, ANHHUONG4: Sự tư vấn của nhân viên ảnh hưởng đến ý định sử dụng - Nhóm nhân tố: Sự lợi ích của việc sử dụng (Trong đó, LOIICH1: Giúp tiết kiệm thời gian, LOIICH2: Giúp tiết kiệm chi phí, LOIICH3: Thuận tiện hơn trong quản lý tài chính) - Nhóm nhân tố: Mức độ dễ dàng thao tác của ví điện tử (Trong đó, SUDUNG1: Các hướng dẫn sử dụng dịch vụ dễ hiểu, SUDUNG2: Các thao tác sử dụng rất đơn giản, SUDUNG3: Có thể nhanh chóng sử dụng thành thạo dịch vụ, SUDUNG4: Dịch vụ nhìn chung dễ sử dụng) - Nhóm nhân tố: Thái độ của người dùng (Trong đó, THAIDO1: Sử dụng ví điện tử là xu hướng của hiện tại và tương lai THAIDO2: Sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân sử dụng) (Nguồn: Dữ liệu được chạy trên Stata) ❖ Nhận xét: Nhìn chung, xét trên nhiều khía cạnh, ví điện tử nhận được sự tín nhiệm lớn từ người dùng, nhất là đối với các bạn sinh viên không chỉ vì sự nhanh chóng và tiện lợi của nó, mà còn là sự ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của công cuộc chuyển đổi số làm thanh đổi tích cực hành vi thanh toán không tiền mặt sau trạng thái “Bình thường mới” do dịch COVID-19 gây ra Phân tổ dữ liệu (Nguồn: Dữ liệu được chạy trên Stata) ❖ Nhận xét: Các tổ không trùng nhau và bao quát hết tất cả các giá trị hiện có của tập dữ liệu Tuy nhiên, vì không có sinh viên nào giao dịch với giá trị “Trên 2.000.000 VNĐ” nên tần số, tần suất, tần suất tích lũy là bằng 0, và trở thành tổ rỗng Có thể thấy, hầu hết các giao dịch của sinh viên thông qua ví điện tử là các giao dịch thường ngày với giá trị tương đối nhỏ hầu hết dưới 500.000 VNĐ với tần tương đối từ 6-8 lần/tuần Biểu đồ nhánh, lá ❖ Nhận xét: Vì dữ liệu hiện có chỉ ở hàng đơn vị từ 1 - 5 nên giá trị Min là 1 và giá trị Max là 5 Vậy nhánh là hàng chục và lá là hàng đơn vị, trong đó nhánh có giá trị bằng 0, và lá sẽ có giá trị từ 1 - 5 Biểu đồ Box-plot (Nguồn: Dữ liệu được chạy trên Stata) (Trong đó, ANHHUONG1: Gia đình, bạn bè có ảnh hưởng tới ý định sử dụng ANHHUONG2: Sẽ sử dụng khi nhiều người sử dụng ANHHUONG3: Phải sử dụng nếu nhiều người xung quanh sử dụng ANHHUONG4: Sự tư vấn của nhân viên ảnh hưởng đến ý định sử dụng) ❖ Nhận xét: Nhìn chung đối với ví điện tử Momo, các ảnh hưởng từ gia đình, xã hội đều tác động rất mạnh lên sinh viên, còn ảnh hưởng từ nhân viên thì ít hơn Tương tự như ShopeePay và VNPay, ảnh hưởng từ nhân viên đều không tác động mạnh mẽ tới sinh viên Tuy nhiên đối với ViettelPay, sự ảnh hưởng sẽ sử dụng khi nhiều người sử dụng ở khoảng cao nhất so với các ảnh hưởng khác Điều này sẽ giúp bài nghiên cứu rõ ràng hơn về mức độ ảnh hưởng từ bản thân, xã hội, gia đình và nhân viên Biểu đồ Histogram và Q-Q plot (Nguồn: Dữ liệu được chạy trên Stata) ❖ Nhận xét: Dựa trên biểu đồ Histogram và Q-Q plot, có thể kết luận dữ liệu không tuân theo phân phối chuẩn Vì sử dụng thang đo có khoảng cách lớn và ít giá trị (chỉ từ 1 đến 5) ❖ Kết luận: Thông qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy đối tượng sinh viên chính là nhóm người dùng tiềm năng với thái độ tích cực đón nhận hình thức thanh toán này và có tần suất sử dụng trung bình từ 5-7 lần/1 tuần Điều này mở ra một cơ hội đầy rộng mở về tiềm năng phát triển vượt bậc của thanh toán bằng ví điện tử tại thị trường Việt Nam Để khuyến khích việc sử dụng ví điện tử của sinh viên, nhà trường và các doanh nghiệp nên tạo điều kiện thuận lợi, phát triển cơ sở hạ tầng để thực hiện thanh toán qua ví điện tử trở nên dễ dàng, xây dựng nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ để kích thích việc sử dụng ví điện tử hơn nữa Bên cạnh đó, người dùng cũng cho thấy một số quan ngại về bảo mật Vì thế, vấn đề về an toàn về thông tin và giao dịch cũng cần được quan tâm và nhằm đảm bảo tạo ra môi trường tốt cho các hoạt động thanh toán điện tử diễn ra trên thị trường

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:59

w