Bảng tần số, tần suất thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên tham gia khảo sát vớinhận định “ Kết quả học tập trên LMS của bạn đánh giá đúng trình độ học tập của bạn như khihọc tại giảng đ
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát hành vi sử dụng LMS của sinh viên có thời gian học trên 1 năm tại UEH
Đánh giá về mức độ hài lòng của sinh viên đối với LMS
Đánh giá hiệu quả của ứng dụng LMS trong việc hỗ trợ sinh viên học tập
Đề ra giải pháp cải thiện ứng dụng LMS
Bên cạnh đó, chúng em cũng đặt ra các mục tiêu riêng cho nhóm:
Rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc nhóm.
Trau dồi kiến thức môn học.
Phát triển kĩ năng thu thập, xử lí, phân tích dữ liệu.
Câu hỏi khảo sát
Câu 1: Bạn là sinh viên năm mấy?
Câu 2: Bạn thuộc trường, phân hiệu nào tại UEH?
Câu 3: GPA học kì trước của bạn?
Trải nghiệm sử dụng LMS:
Câu 4: Số lần bạn truy cập LMS?
Câu 5: Bạn thích sử dụng LMS qua app hay website hơn?
Câu 6: Các hoạt động trên LMS bạn thường sử dụng khi học trực tuyến?
Câu 7: Tài nguyên học tập trên LMS có đáp ứng đủ nhu cầu học tập của bạn?
Câu 8.1: Bạn đã bao giờ gặp trục trặc với tài khoản LMS của mình hay chưa?
Câu 8.2: Nếu có, đơn vị phụ trách thường phản hồi trong bao nhiêu ngày?
Câu 9: Đánh giá độ thân thiện về giao diện người dùng của LMS?
Câu 10: Đánh giá khả năng tương tác với giáo viên khi thắc mắc trong khoá học?
Câu 11: Đánh giá “Kết quả học tập của bạn trên LMS phản ánh đúng trình độ học tập của bạn như khi học tại giảng đường”
Câu 12: Đánh giá “ Bạn cảm thấy hài lòng khi sử dụng LMS trong học tập”
Câu 13: Đánh giá “Cho điểm LMS theo thang 10”
Câu 14: Những kỳ vọng của bạn về LMS?
Ý nghĩa của dự án nghiên cứu
Việc khảo sát hành vi sử dụng ứng dụng LMS UEH (Hệ thống quản lý học tập) đối với người có trải nghiệm học tập tại UEH (Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh) từ 1 năm trở lên (bao gồm cả sinh viên, người đã ra trường, người học hệ thạc sĩ, …) Lựa chọn khảo sát người dùng LMS từ 1 năm trở lên có thể mang lại nhiều thông tin quan trọng về sự hiệu quả và độ hài lòng của họ đối với hệ thống này Đề tài nghiên cứu này không chỉ đơn thuần là một bài tập dự án cuối kì mà còn đem lại một số ý nghĩa nhất định như sau:
1 Đánh giá hiệu quả hệ thống: Đo lường sự hài lòng: Khảo sát giúp đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với ứng dụng LMS Điều này có thể giúp xác định xem hệ thống có đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của sinh viên hay không. Đánh giá hiệu suất: Cung cấp thông tin về hiệu suất của hệ thống, bao gồm khả năng truy cập, tốc độ tải, và các vấn đề kỹ thuật khác mà sinh viên có thể gặp phải.
2 Cải thiện chất lượng dịch vụ:
Hiểu rõ nhu cầu người dùng: Phản hồi từ sinh viên giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, và thách thức cụ thể mà họ gặp khi sử dụng ứng dụng LMS. Đề xuất cải tiến: Sinh viên có thể đưa ra đề xuất để cải thiện chất lượng dịch vụ, từ đó giúp hệ thống ngày càng hoàn thiện và phản ánh đúng nhu cầu của người dùng.
3 Tạo Điểm Đánh Giá Nội Dung Học Tập:
Phản hồi về nội dung: Nhận xét về nội dung học tập có thể được đưa ra, giúp cải thiện chất lượng các khóa học và tài liệu học tập.
Xác định mô hình học tốt nhất: Thông tin từ sinh viên về cách họ sử dụng ứng dụng
LMS có thể giúp trường đại học hiểu rõ hơn về mô hình học tập phù hợp với họ nhất.
4 Đảm bảo Tuân thủ và Bảo mật:
Kiểm tra tuân thủ: Kiểm tra mức độ tuân thủ các quy định về bảo mật và quyền riêng tư trong quá trình sử dụng ứng dụng LMS.
Phát hiện rủi ro: Tìm hiểu về bất kỳ vấn đề bảo mật nào mà sinh viên có thể đã gặp phải và đề xuất biện pháp khắc phục.
5 Phát triển Chiến lược Học tập Trực tuyến:
Xác định xu hướng: Phản hồi từ sinh viên có thể giúp xác định xu hướng trong học tập trực tuyến, từ đó giúp trường đại học điều chỉnh chiến lược phát triển và đổi mới.
Dự báo tương lai: Dựa trên thông tin thu thập được, trường có thể dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến sự sử dụng ứng dụng LMS trong tương lai và chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai.
Tóm lại, việc khảo sát hành vi sử dụng ứng dụng LMS của sinh viên là một công cụ mạnh mẽ để đảm bảo sự hài lòng và hiệu quả của hệ thống, cũng như để phát triển và cải thiện chất lượng dịch vụ học tập trực tuyến.
PHẦN B: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Lý thuyết trải nghiệm người dùng
1 Khái niệm trải nghiệm người dùng
Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO, trải nghiệm người dùng (user experience) được định nghĩa: “quá trình trải nghiệm của một người gồm sự nhận thức và phản hồi từ việc sử dụng một phần mềm, dịch vụ hoặc hệ thống” Trải nghiệm người dùng bao gồm cảm xúc, sở thích, nhận thức và sự phản ứng trước, trong và sau khi sử dụng Có thể nói, trải nghiệm người dùng luôn xuất hiện trong đời sống thường nhật của mỗi con người khi chúng ta lái xe, xếp hàng tính tiền tại siêu thị, sử dụng trang web để đặt hàng, hay đọc tin tức trên trang web báo điện tử, mua chiếc bàn để làm việc…
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
Tính hữu dụng: Đây là yếu tố nền tảng và là mục đích để tạo nên sản phẩm Sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì mới có thể duy trì và đồng hành lâu dài trong tương lai.
Tính dễ sử dụng: Sản phẩm dễ sử dụng sẽ giúp người dùng có được trải nghiệm một cách mượt mà và dễ chịu, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của họ một cách nhanh gọn. Trái ngược lại, một sản phẩm khó dùng khiến cho người dùng khó chịu, mất kiên nhẫn và từ bỏ trải nghiệm sản phẩm trong những lần đầu tiên.
Tính dễ tìm thấy: Các thông tin trong sản phẩm phải được sắp xếp một cách khoa học và nghệ thuật mà người dùng có thể dễ dàng truy cập Nếu sản phẩm có những tính năng tuyệt vời nhưng người dùng không phát hiện và khám phá được do tính năng dễ tìm thấy bị hạn chế thì đó là một sự lãng phí và thất bại trong quá trình xây dựng và thiết kế sản phẩm
Tính đáng tin cậy: Sự uy tín là yếu tố quan trọng để người dùng có thể trao niềm tin và tiếp tục đồng hành cùng với sản phẩm lâu dài Nếu người dùng không còn tin tưởng vào sản phẩm, họ sẽ chẳng còn dám cho một cơ hội để trải nghiệm sản phẩm trong những lần sau.
Tính hấp dẫn: Khi sản phẩm được thiết kế một cách khoa học và nghệ thuật, nó có thể dễ dàng thu hút người dùng.
Tính dễ tiếp cận: Một sản phẩm phải được thiết kế sao cho tất cả mọi đối tượng bao gồm người khiếm khuyết có thể dễ dàng sử dụng đầy đủ các tính năng của sản phẩm đó.
Cơ sở thực tiễn - khoa học
1 Tìm hiểu về người học tại UEH từ 1 năm trở lên.
Người học tại UEH từ 1 năm trở lên bao gồm sinh viên hệ đại học chính quy, hệ vừa học vừa làm, hệ thạc sĩ và tiến sĩ…Những đối tượng này sẽ học tập và trau dồi các kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để phục vụ cho mục đích công việc sau này Có thể nói, đại đa số những người học tại UEH sẽ là bộ phận trí tuệ và ưu tú, là nguồn lao động có học vấn cao, và sẽ trở thành những người đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong tương lai.
2 Tìm hiểu về LMS UEH
LMS UEH - tên đầy đủ là Learning Management System of UEH, hay còn gọi là hệ thống học trực tuyến của UEH Hệ thống là phần mềm công nghệ hỗ trợ giảng viên và sinh viên trong quá trình nghiên cứu và học tập một cách tối ưu nhất Ngoài việc tham gia lớp học ở giảng đường, sinh viên còn có thể học tập trực tuyến tại LMS UEH không phụ thuộc vào thời gian lẫn không gian với những tính năng hữu dụng và cần thiết.
LMS UEH được xây dựng và phát triển từ tháng 10/2015, và vào ngày 24/02/2016, phòng Công nghệ thông tin đã có buổi họp báo triển khai Hệ thống đào tạo trực tuyến trong năm nay Hiện tại, người học có thể truy cập trên website ở máy tính hoặc ứng dụng ở điện thoại ở trên hệ điều hành Android hoặc iOS.
3 Đặc điểm của LMS UEH
LMS UEH cung cấp những tính năng cần thiết và thuận lợi cho người học như sau:
Nhóm công cụ kỹ năng học tập: UEH LMS cho phép người dạy sáng tạo nội dung giảng dạy dưới đa dạng hình thức như văn bản, trình chiếu, hình ảnh, âm thanh, đường dẫn để chia sẻ với người học Nhờ vậy, LMS UEH như một thư viện thu nhỏ được phân loại và sắp xếp rõ ràng nên người học dễ dàng tìm kiếm tài liệu liên quan một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Nhóm công cụ giao tiếp: người học và người dạy có thể dễ dàng giao tiếp và tương tác với nhau thông qua các công cụ nhắn tin, trò chuyện hoặc người dạy có thể tự tạo diễn đàn để cả hai bên có thể dễ dàng trao đổi thông tin cần thiết.
Nhóm công cụ kiểm tra, đánh giá người học: LMS UEH cung cấp công cụ để tạo, phân phối và quản lý các bài kiểm tra đến người học với hình thức khác nhau Cụ thể, kiểm tra kiến thức của học sinh dưới dạng trắc nghiệm hoặc tự luận, đồng thời thiết lập thời gian làm bài và sau khi kiểm tra sẽ hiện thị kết quả ngay lập tức Bên cạnh đó, hệ thống học trực tuyến còn phát triển các tính năng để người học có thể nộp bài cho giảng viên dưới nhiều định dạng, và người học có thể nắm rõ thời hạn nộp bài, đề bài và yêu cầu của giảng viên đối với bài tập đã được hiển thị ở LMS UEH.
Nhóm công cụ quản lí: cho phép giáo viên quản lý các khóa học do mình tạo ra bằng cách mở/đóng các nội dung đã chuẩn bị để người học có thể xem, tùy chỉnh giao diện của khóa học và quản lý các tệp tin được tải lên hệ thống Các nhà quản lý cũng có thể thực hiện các chức năng như tạo tài khoản cho người dùng, ghi danh khóa học và theo dõi hoạt động của người dạy và người học trên hệ thống.
PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu dữ liệu
Nhóm chúng em tiến hành khảo sát và phân tích dữ liệu từ 100 sinh viên của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) để hiểu rõ hơn về những trải nghiệm của sinh viên sau
1 năm sử dụng trang web hỗ trợ học tập LMS do Đại học UEH quản lý Bên cạnh đó, nhóm cũng khảo sát về mức độ hài lòng cũng như những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi sử dụngLMS Dựa vào các kết quả thu thập được thông qua biểu mẫu khảo sát, nhóm sẽ đi đến những kết luận nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên khi sử dụng LMS và đề ra những giải pháp để giải quyết những khó khăn còn tồn đọng.
Cách tiếp cận dữ liệu
Dạng dữ liệu sơ cấp: Là những số liệu thu thập thực tế thông qua biểu mẫu khảo sát trực tuyến mà nhóm tạo trên Google Forms và gửi cho 100 bạn sinh viên UEH.
Nội dung khảo sát như sau:
Tên biến Loại thang đo
1 Bạn là sinh viên năm mấy? Thứ bậc
2 Bạn thuộc trường, phân hiệu nào tại UEH? Danh nghĩa
3 GPA học kì trước của bạn? Tỉ lệ
4 Số lần bạn truy cập LMS Tỉ lệ
5 Bạn thích sử dụng LMS qua app hay website hơn? Danh nghĩa
6 Các hoạt động trên LMS bạn thường sử dụng khi học trực tuyến? Danh nghĩa
7 Tài nguyên học tập trên LMS có đáp ứng đủ nhu cầu học tập của bạn? Danh nghĩa
8 8.1 Bạn đã bao giờ gặp trục trặc với tài khoản LMS của mình hay chưa?
8.2 Nếu có, đơn vị phụ trách thường phản hồi trong bao nhiêu ngày?
9 Đánh giá độ thân thiện về giao diện người dùng của LMS? Khoảng
10 Đánh giá khả năng tương tác với giáo viên khi thắc mắc trong khoá học? Thứ bậc
11 Đánh giá “Kết quả học tập của bạn trên LMS phản ánh đúng trình độ học tập của bạn như khi học tại giảng đường”
12 Đánh giá độ hài lòng khi sử dụng LMS trong học tập Khoảng
13 Cho điểm LMS dựa trên thang điểm 10 Tỉ lệ
14 Những kỳ vọng về LMS Danh nghĩa
Phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập từ 100 sinh viên sẽ được xử lý thông qua các bước sau:
- Sử dụng Microsoft Excel để tổng hợp, phân tích dữ liệu và vẽ các biểu đồ.
- Sử dụng Microsoft Word để các thành viên trong nhóm đưa ra nhận xét, kết luận, giải pháp và báo cáo dự án.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy diễn để phân tích các dữ liệu: ã Phương phỏp thống kờ mụ tả: Là phương phỏp sử dụng để túm tắt dữ liệu và giỳp hiểu rừ hơn về dữ liệu để đưa ra những kết luận có ý nghĩa. ã Phương phỏp thống kờ suy diễn: Là quỏ trỡnh sử dụng cỏc dữ liệu mẫu để đưa ra kết luận về tổng thể
PHẦN D: BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH
Phân tích những dữ liệu về thông tin cá nhân
Câu 1: Bạn là sinh viên năm mấy?
Các đối tượng sinh viên
Phân phối tần số (sinh viên)
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Bảng 1 Bảng tần số, tần suất thể hiện các đối tượng sinh viên cụ thể tham gia khảo sát.
Hình 1 Biểu đồ tròn thể hiện các đối tượng sinh viên cụ thể tham gia khảo sát.
Trong tổng số 100 đối tượng được khảo sát, sinh viên năm 2 chiếm nhiều nhất, 59%,năm 3 chiếm 23%, năm 4 chiếm 8% và các đối tượng khác có thời gian học tại UEH trên 1 năm chiếm 10% Chúng em không khảo sát đối tượng sinh viên năm nhất vì các bạn chưa trải nghiệm đủ về LMS, từ đó chưa thể đánh giá một cách tổng quan ứng dụng học tập trực tuyến này Trong số các sinh viên được khảo sát, phần trăm sinh viên năm 2 và năm 3 chiếm đa số vì đây là những đối tượng chúng em dễ tiếp cận hơn qua các hoạt động clb/đoàn/hội của trường.
Câu 2: Bạn thuộc trường, phân hiệu nào tại ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh?
Trường, phân hiệu Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm(%)
Trường Công Nghệ và Thiết
Trường Kinh Tế, Luật và
Bảng 2 Bảng tần số, tần suất thể hiện trường, phân hiệu của sinh viên tham gia khảo sát
Hình 2 Biểu đồ thanh thể hiện trường, phân hiệu của người tham gia khảo sát
Qua khảo sát cho thấy, sinh viên trường Kinh doanh chiếm nhiều nhất (45%), kế đó là sinh viên trường Công nghệ và thiết kế (31%), sinh viên trường Kinh tế, luật và quản lí nhà nước (20%) và sinh viên phân hiệu Vĩnh Long chiếm 4%.
Phân tích những dữ liệu về trải nghiệm LMS của người tham gia khảo sát
Câu 3: GPA học kì trước của bạn là bao nhiêu? (tính trên thang điểm 4)
GPA (điểm) Phân phối tần số (sinh viên) Phân phối tần suất Tần suất phần trăm (%)
Bảng 3.1 Bảng tần số, tần suất thể hiện GPA học kì trước của sinh viên tham gia khảo sát
Số lớn nhất 3.9 Trung bình 3.39
Q3 3.60 Khoảng biến thiên 1.2 Độ trải giữa 0.45 Phương sai 0.08 Độ lệch chuẩn 0.29
Bảng 3.2 Bảng phân tích GPA học kì trước của sinh viên tham gia khảo sát (tính trên thang điểm 4) (đơn vị: điểm)
Hình 3 Biểu đồ nhánh lá thể hiện GPA học kì trước của người tham gia khảo sát (tính trên thang điểm 4)
Qua khảo sát 100 sinh viên của các trường Đại học Hồ chí Minh, phần đông sinh viên có GPA đạt loại Giỏi và chiếm khoảng 46%, số sinh viên đạt loại xuất sắc và khá chiếm lần lượt là 29% và 25% GPA thấp nhất trong dữ liệu thu thập được là 2.7 và GPA cao nhất trong dữ liệu thu thập được là 3.9, không có sự xuất hiện của GPA xếp loại yếu, kém Thông qua tính toán, ta có GPA trung bình của các đối tượng được khảo sát là 3.39 Bên cạnh đó, trung vị là 3.45 Ta có thể thấy, trung bình và trung vị có giá trị không chênh lệch nhiều Từ đó, ta có thể nhận xét không có sự xuất hiện của ngoại lệ trong tính toán này Ngoài ra, với độ lệch chuẩn là 0.29, ta có thể thấy mức độ dao động này chỉ ở phạm vi hẹp Từ những điều trên, ta có thể kết luận, kết quả học tập của các bạn sinh viên được khảo sát nằm ở mức tốt Từ điều này, ta có thể phần nào đánh giá được sự hiệu quả của LMS trong việc hỗ trợ học tập người dùng.
Câu 4: Số lần bạn truy cập LMS trong 1 tuần? (chỉ điền số)
Phân phối tần số (sinh viên) Phân phối tần suất Phân phối tần suất phần trăm (%)
Bảng 4.1 Bảng tần số, tần suất số lần truy cập LMS trong 1 tuần của sinh viên tham gia khảo sát
Khoảng biến 18 thiên Độ trải giữa 3.75 Phương sai 11.29 Độ lệch chuẩn 3.36
Bảng 4.2 Bảng phân tích số lần truy cập LMS trong 1 tuần của sinh viên tham gia khảo sát
Hình 4.1 Biểu đồ hộp thể hiện số lần người tham gia khảo sát truy cập vào LMS mỗi tuần
Qua biểu đồ và bảng phân tích trên, ta có thể thấy số lần truy cập LMS của sinh viên tập trung ở mức độ trung bình, dao động ở phạm vi hẹp Dữ liệu cho thấy số lần truy cập của sinh viên có xu hướng tập trung chủ yếu về phía dưới giá trị trung bình (6.94) Trong đó, số sinh viên truy cập từ 1-7 lần chiếm 65% Nhận thấy giá trị ngoại lệ chiếm 6%, là 15 và 20
* Từ dữ liệu về điểm GPA kì gần nhất (câu 3) và số lần truy cập LMS trong 1 tuần (câu
4), ta tiến hành phân tích để đánh mức độ hiệu quả của LMS đến chất lượng sinh viên học tại UEH:
Ta sẽ tính hệ số tương quan giữa GPA và số lần truy cập LMS trong 1 tuần của sinh viên tham gia khảo sát:
GPA (điểm) Số lần truy cập (lần) Độ lệch chuẩn mẫu 0.29 3.36
Hiệp phương sai mẫu ( s xy ) 0.69
Hệ số tương quan mẫu ( r xy ) 0.71
Bảng 4.3 Bảng tính hệ số tương quan giữa GPA kì gần nhất và số lần truy cập LMS trong 1 tuần của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 4.2 Đồ thị phân tán thể hiện mối quan hệ giữa GPA kì gần nhất và số lần truy cập LMS trong 1 tuần của người tham gia khảo sát.
Dựa vào hệ số tương quan, ta nhận thấy điểm GPA và số lần truy cập LMS có tương quan tuyến tính thuận (0.7142 > 0) Việc sinh viên truy cập vào LMS càng nhiều dường như chứng minh được độ hiệu quả mà LMS mang lại cho quá trình học tập là càng lớn.
Câu 5: Bạn thích sử dụng LMS qua app hay website hơn?
Thị hiếu về hình thức sử dụng LMS.
Phân phối tần số (sinh viên)
Phân phối tần suất phần trăm(%)
Bảng 5 Bảng tần số, tần suất thể hiện thị hiếu về hình thức sử dụng LMS của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 5 Biểu đồ tròn thể hiện thị hiếu về hình thức sử dụng LMS của người tham gia khảo sát.
Qua khảo sát từ 100 sinh viên UEH, 84% có xu hướng thích sử dụng LMS qua website, 16% số sinh viên còn lại thích sử dụng LMS qua app Đa phần các sinh viên đều thích sử dụng LMS trên website có thể vì giao diện, các tính năng được tối ưu hơn so với trên app.
Câu 6: Các hoạt động trên LMS mà bạn thường sử dụng trong quá trình học trực tuyến (Có thể chọn nhiều phương án)
Các hoạt động trên LMS thường sử dụng trong quá trình học trực tuyến
Phân phối tần số (lựa chọn)
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Download tài liệu học tập
Xem thông báo của giảng viên 66 0.14 14%
Sử dụng công cụ nhắn tin/ trò chuyện để trao đổi với nhau
Xem các nội dung bài giảng video
Bảng 6 Bảng tần số, tần suất thể hiện các hoạt động trên LMS mà sinh viên tham gia khảo sát thường sử dụng trong quá trình học trực tuyến
Hình 6 Biểu đồ thanh thể hiện các hoạt động trên LMS mà người tham gia khảo sát thường sử dụng trong quá trình học trực tuyến.
Qua quá trình khảo sát, ta sẽ thấy được các hoạt động mà các bạn sinh viên thường làm khi sử dụng LMS Các bạn sử dụng LMS để làm bài tập là nhiều nhất (21%) Ngược lại, các bạn rất ít khi sử dụng các công cụ tin nhắn/ trò chuyện để trao đổi với nhau (2%) Các hoạt động khác như nộp bài lấy điểm (18%); làm bài kiểm tra tra (17%); Download tài liệu học tập (16%); xem thông báo của giảng viên (14%); xem các video bài giảng (12%) được các bạn thực hiện tương đối đồng bộ Tất cả những hoạt động mà các bạn thực hiện trên LMS đều có ích và hỗ trợ cho quá trình học tập của các bạn Tuy nhiên, các công cụ nhắn tin/ trò chuyện trên LMS chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là do các bạn đã sử dụng nhiều công cụ trò chuyện khác để trò chuyện, trao đổi với nhau, nhưng cũng có thể là vì công cụ nhắn tin/ trò chuyện tại LMS chưa thực sự hiệu quả để hỗ trợ các bạn Đây là vấn đề cần xem xét, thay đổi để hỗ trợ hiệu quả hơn cho người dùng
Câu 7: Tài nguyên học tập trên LMS có đủ đáp ứng nhu cầu học tập của bạn?
Câu trả lời Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Bảng 7 Bảng tần số, tần suất thể hiện khả năng đáp ứng cầu về mặt tài nguyên học tập của
Hình 7 Biểu đồ tròn thể hiện khả năng đáp ứng cầu về mặt tài nguyên học tập của LMS
Qua phân tích từ bảng và biểu đồ ta nhận thấy 79% các sinh viên cho rằng tài nguyên học tập trên LMS có đáp ứng đủ nhu cầu của họ, 21% còn lại không Tuy không chiếm đa số, nhưng với 21% sinh viên cho rằng tài nguyên học tập LMS không đủ cho nhu cầu của họ thì không phải con số nhỏ Có lẽ LMS cần đa dạng hóa các nguồn tài nguyên học tập hơn
Câu 8: Vấn đề với tài khoản LMS.
8.1 Bạn đã bao giờ gặp trục trặc với tài khoản LMS của mình hay chưa?
Câu trả lời Phân phối tần số
(sinh viên) Phân phối tần suất Phân phối tần suất phần trăm (%)
Bảng 8.1 Bảng tần số, tần suất thể hiện việc sinh viên có vấn đề với tài khoản LMS của mình hay chưa
Hình 8.1 Biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ người tham gia khảo sát đã hoặc chưa gặp trục trặc với
Kết quả khảo sát cho thấy 87% các bạn sinh viên chưa từng gặp các vấn đề với LMS. Điều này góp phần phản ánh hệ thống của ứng dụng học tập này hoạt động ở mức tương đối ổn Tuy nhiên, vẫn có 13% trong số các bạn được khảo sát gặp phải trục trặc với LMS Đây là số liệu phản ánh mặt hạn chế của hệ thống LMS và cần được cải thiện để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
8.2 Khi bạn gặp trục trặc, bạn thường nhận phản hồi từ LMS trong bao nhiêu ngày?
Thời gian nhận được phản hồi từ
Phân phối tần số (sinh viên) Phân phối tần suất Phân phối tần suất phần trăm (%)
Bảng 8.2 Bảng tần số, tần suất thể hiện thời gian nhận được phản hồi từ LMS nếu gặp trục trặc của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 8.2 Biểu đồ histogram thể hiện thời gian nhận được phản hồi từ LMS nếu gặp trục trặc của người tham gia khảo sát.
Nhận xét : Đa số những người được khảo sát gặp trục trặc với LMS sẽ được phản hồi trong 0-3 ngày, chiếm 77% Những người nhận được sự hỗ trợ trong thời gian 4-7 ngày chiếm 15% Và những người nhận được sự hỗ trợ sau 7 ngày chiếm 8% Từ đó, có thể thấy, các bạn sinh viên khi gặp những vấn đề với LMS đều nhận sự phản hồi Tuy nhiên, sự phản hồi này đối với một số người một khảo sát vẫn còn khá chậm trễ Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của các bạn, đặc biệt là trong mùa thi Điều này cũng ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm của các bạn trên ứng dụng học tập LMS
Câu 9: Đánh giá độ thân thiện về giao diện với người dùng với LMS của UEH
Mức độ đánh giá Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Bảng 9 Bảng tần số, tần suất thể hiện đánh giá của sinh viên tham gia khảo sát đối với độ thân thiện về giao diện của LMS
Hình 9 Biểu đồ histogram thể hiện đánh giá của sinh viên tham gia khảo sát đối với độ thân thiện về giao diện của LMS.
Theo bài khảo sát các sinh viên , tỷ lệ sinh viện đánh giá độ thân thiện về giao diện của LMS ở mức độ bình thường chiếm phần lớn, 43% ( 43 người), dễ dùng chiếm 37%, hoàn toàn dễ dùng chiếm 17% , khó dùng chiếm 3% Biểu đồ histogram lệch trái, qua đó ta nhận thấy độ thân thiện về giao diện LMS phần lớn được đánh giá từ mức trung bình trở lên, không ai đánh giá là hoàn toàn khó dùng và số sinh viên đánh giá khó dùng là không đáng kể
Câu 10: Đánh giá khả năng tương tác với giáo viên khi có thắc mắc ngay trong khóa học
Mức độ đánh giá Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Bảng 10 Bảng tần số, tần suất thể hiện mức độ đánh giá của sinh viên về khả năng tương tác với giáo viên khi có thắc mắc ngay trong khóa học
Hình 10 Biểu đồ thanh thể hiện mức độ đánh giá của người tham gia khảo sát về khả năng tương tác với giáo viên trong khóa học.
Ngay từ đầu khi bắt đầu khảo sát, chúng em đã xác định kiểu thang đo cho câu hỏi này là thứ bậc nên đã dùng biểu đồ thanh để mô tả dữ liệu thu thập được
Qua khảo sát và tóm tắt dữ liệu bằng bảng biểu, chúng em nhận thấy, số sinh viên đánh giá phần lớn ở mức độ bình thường trở lên (Bình thường chiếm 50%, tốt chiếm 26% và rất tốt chiếm 8%), số sinh viên đánh giá kém và rất kém lần lượt chiếm 15% và 1% Tuy vậy, số sinh viên đánh giá kém có 15 sinh viên là con số đáng kể, hơn gần gấp đôi số lượng sinh viên đánh giá rất tốt (8 sinh viên).
Câu 11: “Kết quả học tập của bạn trên LMS đánh giá đúng trình độ học tập của bạn như khi học tại giảng đường”
Mức độ đồng ý Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm(%)
Bảng 11 Bảng tần số, tần suất thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên tham gia khảo sát với nhận định “ Kết quả học tập trên LMS của bạn đánh giá đúng trình độ học tập của bạn như khi học tại giảng đường”
Hình 11 Biểu đồ histogram thể hiện mức độ đồng ý của người tham gia khảo sát với nhận định
“Kết quả học tập trên LMS của bạn đánh giá đúng trình độ học tập của bạn như khi học tại giảng đường”
Trong tổng cộng 100 câu trả lời, ta có thể nhận thấy mức độ đồng tình của sinh viên nằm trong khoảng “Bình thường” là nhiều nhất (39%), tiếp theo đó là mức “Đồng ý” (35%) và
“Hoàn toàn đồng ý” (22%) Bên cạnh đó, vẫn còn một số số bạn thể hiện mức độ đồng ý ở khoảng “Phản đối” và “Hoàn toàn phản đối” chiếm lần lượt là 3% và 1% Từ đó ta nhận thấy, phần lớn sinh viên tham gia khảo sát cho rằng kết quả học tập trên LMS đã đánh giá đúng trình độ của họ như khi học trên giảng đường Qua số liệu thu thập được, chúng em tiến hành kiểm định tuyên bố “Kết quả học tập của sinh viên trên LMS đánh giá đúng trình độ học tập của họ như khi học tại giảng đường.”
Phân tích những dữ liệu về kỳ vọng của người tham gia khảo sát đối với LMS
14 Bạn kì vọng gì về LMS?
Kỳ vọng Phân phối tần số (sinh viên)
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Cải thiện trình bày giao diện một cách thẩm mỹ và khoa học hơn 54 0,2967 29,67
LMS nên tích hợp thêm tính năng feedback cho giảng viên 56 0,3077 30,77
Tạo thêm nhiều nguồn tài liệu tham khảo cho các môn học 70 0,3846 38,46
Gia tăng tốc độ sử dụng LMS 1 0,0055 0,55
LMS nên có thêm thanh tiến độ và đề xuất phương pháp phù hợp dựa trên điểm số của sinh viên
Bảng 14.1 Bảng tần số, tần suất thể hiện sự kì vọng về LMS của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 14 Biểu đồ thanh thể hiện sự kì vọng về LMS của người tham gia khảo sát.
Theo đánh giá rút ra từ 182 phiếu trên 100 sinh viên, nhìn chung, phần lớn sinh viên mong muốn UEH LMS tạo thêm nhiều nguồn tài liệu tham khảo cho các môn học với tỷ lệ chiếm 38,46% ; Bên cạnh đó, việc LMS nên tích hợp thêm tính năng feedback cho giảng viên cũng chiếm sự quan tâm trong số sinh viên khảo sát khi chiếm 30,77% số phiếu bầu chọn Xếp thứ ba, có 29.67% sinh viên mong muốn LMS cải thiện thẩm mỹ và khoa học hơn về mặt giao diện
Hai đề xuất “gia tăng tốc độ sử dụng LMS” và “LMS nên có thêm thanh tiến độ và đề xuất phương pháp phù hợp dựa trên điểm số của sinh viên” không phù hợp với mong muốn của đại đa số sinh viên khảo sát khi chỉ có 0.55% số sinh viên ở mỗi đề xuất quan tâm đến các kỳ vọng này.
Qua đó, ta nhận thấy, các sinh viên quan tâm phần lớn đến giao diện và các yếu tố chi phối trực tiếp đến kết quả học tập của họ trên trường nhằm giúp họ có thể tự chủ động hơn trong việc học tại Đại học Kinh tế TPHCM Các yếu tố phụ: đường truyền, thanh tiến độ, có ảnh hưởng nhưng không quá lớn đến kết quả học tập và hầu như có thể tự khắc phục được nên các sinh viên thuộc phạm vi khảo sát không quá kỳ vọng vào sự thay đổi của các yếu tố phụ nói trên.
Mức độ đánh giá LMS theo thang điểm 10
Tính năng kỳ vọng 2 - 4 5 – 7 8 – 10 Tổng số lượt kỳ vọng theo tính năng
Cải thiện trình bày giao diện thẩm mỹ và khoa học hơn 4 20 30 54
LMS nên tích hợp thêm tính năng Feedback cho giáo viên 2 10 44 56
Tạo thêm nhiều nguồn tài liệu tham khảo cho các môn học 4 32 34 70
Gia tăng tốc độ sử dụng LMS 1 0 0 1
LMS nên có thêm thanh tiến độ và đề xuất phương pháp phù hợp dựa trên điểm số của sinh viên
Tổng số lượt kỳ vọng theo khung điểm
Tổng số đánh giá từ người tham gia khảo sát theo khung điểm 0 -10
Bảng 14.2 Bảng chéo phân loại đánh giá UEH LMS theo khung điểm từ 0 – 10 và các kỳ vọng về tính năng UEH LMS của 100 sinh viên Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) có thời gian học tại UEH một năm trở lên Để thực hiện quan sát này, chúng em đã yêu cầu sinh viên chọn số lượng tính năng mà họ kỳ vọng UEH LMS sẽ cải thiện trong tương lai Từ quan sát trên, ta có thể nhận thấy được rằng số lượng sinh viên đánh giá UEH LMS ở mức thấp (2-4) rất ít, số lượng sinh viên đánh giáUEH LMS ở mức trung bình (5-7) có số lượng vừa phải với 33 sinh viên, đa phần sinh viên vẫn đánh giá rất cao UEH LMS ở mức 8 – 10 Tuy nhiên, nhìn vào cột dọc, ta thấy rằng số lượng sinh viên đánh giá UEH LMS càng thấp, số lượng kỳ vọng họ mong muốn về tính năng mà
UEH LMS cần cải thiện ra càng cao so với số người tham gia đánh giá theo từng khung điểm, và ngược lại với những người đánh giá UEH LMS càng cao, kỳ vọng của họ về tính năng UEH LMS cần cải thiện càng thấp so với số người tham gia đánh giá theo từng khung điểm, và có sự ưu tiên nhất định cho một tính năng bất kỳ Để hình dung rõ hơn cho điều đó, chúng em đã chuyển đổi các con số trong bảng chéo thành tỷ lệ phần trăm theo cột bao gồm theo số lượt kỳ vọng trên khung điểm 0 – 10 và theo số người tham gia khảo sát trên từng khung điểm:
Mức độ đánh giá LMS theo thang điểm 10
Cải thiện trình bày giao diện thẩm mỹ và khoa học hơn 0.33 33,0 0.32 32,0 0.28 28,0
LMS nên tích hợp thêm tính năng
Tạo thêm nhiều nguồn tài liệu tham khảo cho các môn học 0.33 33,0 0.52 52,0 0.31 31,0
Gia tăng tốc độ sử dụng LMS 0.08 8,0 0 0,0 0 0,0
LMS nên có thêm thanh tiến độ và đề xuất phương pháp phù hợp dựa trên điểm số của sinh viên
Số lượt kỳ vọng theo khung điểm 0
Bảng 14.2.a Phân phối tần suất và phần trăm theo số lượt kỳ vọng trên từng khung điểm
Mức độ đánh giá LMS theo thang điểm 10
Cải thiện trình bày giao diện thẩm mỹ và khoa học hơn 1 100,0 0.61 61,0 0.47 47,0
LMS nên tích hợp thêm tính năng
Tạo thêm nhiều nguồn tài liệu tham khảo cho các môn học 1 100,0 0.97 97,0 0.54 54,0
Gia tăng tốc độ sử dụng LMS 0.25 25,0 0 0,0 0 0,0
LMS nên có thêm thanh tiến độ và đề xuất phương pháp phù hợp dựa trên điểm số của sinh viên
Số lượt kỳ vọng theo khung điểm
Bảng 14.2.b Phân phối tần suất và phần trăm theo số người tham gia khảo sát trên từng khung điểm Ở cột đầu tiên của cả 2 bảng, khi đánh giá độ kỳ vọng của các sinh viên đánh giá UEH LMS trong khoảng 2 – 4, cả 4 sinh viên đều đồng nhất với quan điểm cải thiện trình bày giao diện thẩm mỹ và khoa học hơn cùng tạo thêm nhiều nguồn tài liệu tham khảo phong phú, với tỷ lệ quan tâm dựa trên 13 số phiếu ở bảng 14.2a đều cùng bằng 33% (cao hơn hẳn các kỳ vọng còn lại khi chúng chỉ lần lượt chiếm 17%, 8% và 8%) và tỷ lệ đồng thuận ở bảng 14.2b đều cùng bằng 100% Ngoài ra, các sinh viên đánh giá UEH LMS trong khoảng 2 – 4 còn cho rằng phải cải thiện thêm tính năng Feedback (17% số phiếu của sinh viên đánh giá khoảng 2-4 quan tâm đến điều này với tỷ lệ đồng thuận 2/4 sinh viên, tức 50%) Một sinh viên khác trong khoảng này còn thêm rằng cần phải cải thiện về mặt tốc độ sử dụng và đề xuất LMS nên có thêm thanh tiến độ và gợi ý phương pháp phù hợp dựa trên điểm số của sinh viên Ta có thể kết luận rằng, các sinh viên đánh giá UEH LMS trong khoảng này tỏ thái độ không hài lòng về tất cả các mặt chúng em đưa ra và còn có thêm đề xuất khác, đặc biệt là hai mặt giao diện và tài liệu tham khảo cho sinh viên với tỷ lệ đồng thuận tuyệt đối – đây có thể là hai nguyên nhân chính làm cho LMS mất điểm trầm trọng đối với các sinh viên đánh giá UEH LMS khoảng 2-4. Đến với cột thứ hai, 33 sinh viên trong mẫu quan sát 100 sinh viên đã đánh giá UEH LMS trên khoảng điểm từ 5 đến 7 Nhìn chung, các sinh viên đánh giá trong khoảng này cảm thấy hài lòng hơn với giao diện so với cột đánh giá từ 2 đến 4 nhưng vẫn là một khía cạnh đáng phải cân nhắc nâng cấp (tỷ lệ quan tâm giảm đi 1% và tỷ lệ đồng thuận cần cải thiện trong các sinh viên đánh giá khoảng này cũng chỉ còn 61%) Bên cạnh đó, tỷ lệ quan tâm và tỷ lệ đồng thuận cần được thêm vào của tính năng Feedback cũng giảm đi đáng kể (chỉ còn 16% phiếu chọn trong khoảng này bày tỏ sự quan tâm và 30% sinh viên đánh giá khoảng 5-7 đồng thuận phải có thêm tính năng Feedback) Hai tính năng về tốc độ và thanh tiến độ không được các sinh viên đánh giá thuộc khoảng này đề cập tới và cũng không có đề xuất cải thiện nào khác ngoài bốn ý được nhóm chúng em đề cập Dẫu vậy, các sinh viên đánh giá khoảng từ 5 -7 hầu hết đều nghiêng về kỳ vọng cải thiện tính năng về học liệu, tài liệu tham khảo (với độ đồng thuận 97%), dù tỷ lệ có ít đi so với cột trước nhưng so với các kỳ vọng khác trong cùng bảng, tỷ lệ này là không đáng kể thậm chí cách rất xa Qua đó, ta có thể kết luận rằng điểm số đánh giá UEH LMS tăng đồng nghĩa với việc nguyên nhân làm LMS mất điểm trong các bạn sinh viên đánh giá khoảng này cũng giảm đi hẳn so với cột đánh giá từ 2-4 điểm, và để có thể nâng mức điểm cao hơn, nhà quản trị vẫn cần cải thiện tính năng về tài liệu tham khảo cho sinh viên (ưu tiên số 1, lý lẽ chính cho số điểm của sinh viên trong khoảng này) và quan tâm hơn về mặt giao diện của LMS
Quan sát cột cuối cùng – cột đánh giá 8 đến 10 điểm, hầu hết các sinh viên trong mẫu quan sát đều hài lòng với UEH LMS với 63 sinh viên trong mẫu đồng thuận đánh giá UEH LMS khoảng điểm này Lúc này, độ kỳ vọng cần phải cải thiện ở hai tính năng đáng quan tâm ở các cột trước: giao diện và học liệu đều giảm đáng kể (với giao diện, tỷ lệ phiếu chọn ở bảng 14.2a chỉ còn 28% đối với các sinh viên đánh giá từ 8 đến 10, và ở bảng 14.2b, chỉ 48% sinh viên quan tâm đến việc phải cải thiện tinh năng này), cho thấy các sinh viên ở khoảng này đa số đều hài lòng tương đối với hai tính năng hiện tại này của LMS Đặc biệt nhất, chỉ có 54% sinh viên trong khoảng này kỳ vọng cải thiện về mặt học liệu, giảm hẳn so với cột trước gần một nửa Sinh viên đánh giá khoảng này không cho thấy bất cứ phàn nàn gì về tốc độ sử dụng LMS, thanh tiến độ, cũng như không có bất kỳ kỳ vọng nào khác Đáng chú ý, điều mà sinh viên đánh giá trong khoảng này quan tâm là việc thêm vào tính năng Feedback cho giáo viên, sau hai lần mức độ quan tâm trong hai cột trước dường như khá thấp, khi tính năng này chiếm đến 70% mức độ quan tâm của sinh viên đánh giá khoảng từ 8 đến 10 với tỷ lệ phiếu chọn là 41% trong các sinh viên này Liệu rằng đây là nguyên nhân mà các sinh viên muốn được cải thiện hơn nữa để UEH LMS có thể trở nên hoàn hảo tuyệt đối trong mắt người học UEH, và cũng bởi vì ở những khoảng đánh giá trước, các sinh viên khác quá bận tâm về việc cải thiện các yếu tố về giao diện, tài liệu, tốc độ, nên hoàn toàn cho rằng tính năng Feedback chưa đến lúc cần đến?
Và hai tính năng đáng chú ý của hai cột trước cũng khá đồng đều với nhau về tỷ lệ đồng thuận cần cải thiện đối với sinh viên khoảng này
Tổng kết lại, nhìn vào bảng 14.2a và 14.2b, ta dễ dàng nhận thấy rằng hai tính năng về mặt giao diện và tài liệu được quan tâm bởi đại đa số sinh viên dẫu cho họ có đánh giá UEH LMS ở mức điểm nào, điều đó có thể khẳng định phần nào rằng giao diện kém thẩm mỹ, khoa học và sự hạn chế trong nguồn tài liệu tham khảo là hai nguyên nhân chính dẫn đến việc UEH LMS bị mất điểm và tạo hiệu ứng tiêu cực trong cộng đồng sinh viên Đại học Kinh tế TPHCM. Đồng thời, để có thể nâng mức điểm của sinh viên từ mức thấp lên trung bình, các nhà quản trị cần quan tâm thêm đến việc gia tăng tốc độ sử dụng LMS, cân nhắc yếu tố thang tiến độ Sau khi hoàn chỉnh các yếu tố kể trên, để nâng hiệu suất tích cực trong sinh viên UEH LMS từ tốt lên hoàn hảo, các nhà quản trị mới cần quan tâm đến yếu tố tích hợp thêm tính năng Feedback cho giảng viên Bảng chéo và hai bảng phần trăm trên là hai minh chứng đáng xem xét để tìm ra giải pháp tối ưu nhất mang lại trải nghiệm sử dụng UEH LMS tuyệt vời nhất cho người học Đa ngành, Đa lĩnh vực của UEH
PHẦN E: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.