Tính cấp thiết của đề tài: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường dẫn đến sự canh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp không chỉ trong mà còn là
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ CÁC HÌNH THỨC SÁP NHẬP, HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thùy Dung
Họ và tên: Trần Thiện Thảo
Lớp: FN0002
MSSV: 31231026257
Mã lớp học phần: 23C1LAW51100104
TP Hồ Chí Minh, ngày…… tháng… năm…
Trang 2Mục Lục
A Phần mở đầu: 2
1 Lời mở đầu 2
2 Mục đích nghiên cứu: 2
3 Tính cấp thiết của đề tài: 3
B.Nội dung chính: 4
1 Tổng quan về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Phân biệt giữa sáp nhập và hợp nhất 4
1.3 Những tác động mà hoạt động sáp nhập và hợp nhất mang lại cho doanh nghiệp 5
2.Hình thức sáp nhập 6
2.1 Căn cứ vào chức năng các công ty 6
2.2 Căn cứ vào các chủ thể tham gia 7
2.3 Căn cứ vào mục đích hoạt động 7
2.4 Căn cứ vào cơ cấu tài chính 7
2.5 Căn cứ vào góc độ tài chính 8
2.6 Căn cứ vào tính chất 8
3 Điều kiện và thủ tục để sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp 8
3.1 Sáp nhập 8
3.2 Hợp nhất 9
4 Hiện trạng 10
5 Một số đề xuất nhằm thực hiện hiệu quả sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp 15
C KẾT LUẬN 17
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3A Phần mở đầu:
1 Lời mở đầu
Nghiên cứu luật không chỉ giúp chúng ta hiểu và tuân theo luật mà còn giúp chúng ta hiểu được bản chất luật là gì, dành cho ai và có phù hợp hay không Mọi thứ trong xã hội này đều được vận hành bởi luật Vì vậy, bản thân pháp luật phải là thước đo cho sự công bằng, chính đáng và không thể vi phạm giá trị, chức năng vốn có của nó Dưới góc độ của sinh viên chuyên ngành tài chính -những người sẽ tiếp xúc trực tiếp với pháp luật - mặt khác chúng ta cũng phải có khả năng phân tích và đánh giá về pháp luật từ đó có những đề xuất hoàn thiện pháp luật, biến nó thành kênh pháp lý để đảm bảo môi trường kinh doanh phát triển lành mạnh Vì thế, em viết bài tiểu luận “TÌM HIỂU VỀ CÁC HÌNH THỨC
SÁP NHẬP, HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT” để trình bày những hiểu biết, kiến thức em đã học và tìm hiểu về vấn đề
này
Để hoàn thiện bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thùy Dung- giảng viên môn luật kinh doanh, người đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ em trong qua trình học tập Nhờ có sự tận tâm của cô cùng với đó là những bài học mang tính thực tiễn cao, em đã có thể tiếp thu được những kiến thức bổ ích và hiểu rõ hơn về môn học Luật Kinh Doanh và những khía cạnh khác của luật Việt Nam nói chung
Mặc dù, em đã sự nỗ lực trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận nhưng chắc chắn rằng em không thể tránh khỏi việc sai sót, em kính mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 42 Mục đích nghiên cứu:
- Hiểu được khái niệm sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
- Phân biệt được hình thức giữa sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
- Tìm hiểu được các hình thức sáp nhập
- Tìm hiểu các điều kiện và thủ tục để sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
- Biết được hiện trạng và từ đó đưa ra những kiến nghị để sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp một cách hiệu quả
3 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường dẫn đến sự canh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp không chỉ trong mà còn là ngoài nước, chính dấu hiệu trên đã thúc đẩy sự sát nhập và hợp nhất doanh nghiệp phát triển Đặc biệt là Việt Nam, sau khi trải qua một đại dịch mang tính toàn cầu thì nhiều vấn đề, áp lực đã ảnh hưởng ít nhiều đến các công ty và doanh nghiệp Chính vì thế nhiều công ty hay doanh nghiệp đã và đang có các chính sách
và kế hoạch nhằm tái cơ cấu lại doanh nghiệp của mình nhằm bắt kịp xu hướng của thị trường Vì vậy, hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp lại càng trở nên quan trọng và cũng là một công cụ đắc lực dành cho các công ty và doanh nghiệp Việc sát nhập và hợp nhất giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả cạnh tranh, mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí hơn và bộ môn “Luật Kinh Doanh” đã giúp em có cơ hội tiếp cận và hiểu biết sâu hơn về việc sát nhập và hợp nhất doanh nghiệp
Trang 5B.Nội dung chính:
1 Tổng quan về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
1.1 Khái niệm
1.1.1 Sáp nhập
Theo Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh Nghiệp 2020: Hoạt động sáp nhập có
thể hiểu là việc một hay một số công ty (bị sáp nhập) sẽ chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một công ty khác (nhận sáp nhập) Điều
này đồng nghĩa công ty bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt sự tồn tại
1.1.2 Hợp nhất
Theo Khoản 1 Điều 200 Luật Doanh Nghiệp 2020:Hoạt động hợp nhất có
thể hiểu là việc các công ty (từ 2 công ty trở lên) hợp nhất thành một công ty mới
và sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất sẽ chấm dứt
1.2 Phân biệt giữa sáp nhập và hợp nhất
1.2.1 Giống nhau
Đều là hình thức tái cơ cấu lại doanh nghiệp
Các công ty hay doanh nghiệp bị sáp nhập hay hợp nhất đều bị chấm dứt sự tồn tại
Đều có thể nhận được các quyền, lợi ích hợp pháp song cũng phải chịu những trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ khác của bên bị sáp nhập hay hợp nhất
1.2.2 Khác nhau
Chủ thể
tham gia Công ty bị sát nhậpCông ty nhận sát nhập Công ty bị hợp nhấtCông ty được hợp nhất
Bản chất Mọi thứ liên quan đến công ty
bị sáp nhập đều được chuyển
sang công ty nhận sáp nhập
Góp chung mọi thứ liên quan của bên bị hợp nhất để tạo nên một công ty hay doanh nghiệp mới
Hệ quả
pháp lý Công ty nhận sát nhập vẫn tồntồn tại Tạo thành một công ty mới Thủ tục
sau khi
thay đổi
Bên nhận sáp nhập phải thay
đổi thủ tục đăng ký kinh doanh Bên nhận hợp nhất phải thực hiệnđăng kí kinh doanh
Trang 61.3 Những tác động mà hoạt động sáp nhập và hợp nhất mang lại cho doanh nghiệp
1.3.1 Tích cực
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động sáp nhập và hợp nhất được xem như là phương tiện khá tối ưu để nâng cao hay tái cơ cấu lại doanh nghiệp
vì sau khi thực hiện sát nhập hoặc hợp nhất thì các bên liên quan đều có thể hưởng được những lợi ích rất lớn Những lợi ích mà ta không thể không kể đến
đó là mở rộng thị phần, giảm chi phí và tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới
1.3.1.1 Mở rộng thị phần
Sau khi sáp nhập hay hợp nhất, nhờ vào các tiềm lực sẵn có như nguồn lực lao động, mối quan hệ,… mà doanh nghiệp mới sẽ được mở rộng, hạn chế rủi
ro và giảm đi sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
1.3.1.2 Giảm chi phí và tránh thua lỗ
Về phía các công ty hay doanh nghiệp đã và đang trong thời kì mà nền kinh tế của công ty gặp những khó khăn hay sức cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường bị giảm sút, việc thực hiện hoạt động sáp nhập và hợp nhất
sẽ giúp cho công ty hay doanh nghiệp có cơ hội thoát khỏi các tình trạng bất lợi
về kinh tế như thua lỗ hay phá sản cũng như là nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng với nhu cầu của thị trường kinh doanh
1.3.2 Hạn chế
Ngoài những tác động tích cực thì hoạt động sát nhập và hợp nhất doanh nghiệp vẫn còn tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực như sau
1.3.2.1 Khó khăn trong việc định giá
Việc xác định, đánh giá thị trường của một doanh nghiệp bị sáp nhập rất khó khăn Nếu trong quá trình ấy xảy ra sai sót thì doanh nghiệp mới thành lập
sẽ kinh doanh không hiệu quả, không tạo ra giá trị, từ đó sẽ bị thị trường bỏ lại phía sau
1.3.2.2 Khó khăn trong việc quản lí doanh nghiệp mới
Lúc mới bắt đầu, hoạt động sáp nhập hay hợp nhất chắc chắn sẽ không diễn
ra sôn sẻ mà nó sẽ xuất hiện những mâu thuẫn đặc biệt là nội bộ trong công ty hay doanh nghiệp Phải kể đến đó là từ việc đưa ra ý kiến, nắm bắt tình hình hay phân chia quyền hành vẫn chưa có sự thống nhất, từ đó gây ra sự bất đồng trong việc vận hành và phát triển công ty hay doanh nghiệp
Trang 7Một lượng lớn cổ đông gắn bó trước đây sẽ bắt đầu ngờ vực về tính khả thi sinh lời của các công ty mới và nếu các công ty không thể đứa ra những lí do thuyết phục được họ thì khả năng cao các cổ đông này sẽ rời bỏ công ty Tiếp theo phải kể đến đó là sự không đồng bộ về đặc điểm, cách thức sản xuất cũng như là định hướng phát triển, các yếu tố này sẽ là rào cản đối với các doanh nghiệp khi thức các hình thức tái cơ cấu doanh nghiệp trên Vì vậy, sự hợp tác và nhượng bộ nhau trong công việc là điều không thể thiếu
1.3.2.3 Khả năng đánh mất khách hàng
Các công ty hay doanh nghiệp sau khi tổ chức lại thì thường sẽ thay đổi cơ cấu cũng sản phẩm họ kinh doanh Việc đổi mới có thể sẽ đem lại lợi ích tích cực cho doanh nghiệp song doanh nghiệp cũng có thể mất đi một lượng khách hàng hiện có và tiềm năng, do những gì mà họ sản xuất ra không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, từ đó các công ty sẽ dễ dàng bị thị trường bỏ lại
1.3.2.4 Không đạt được hiệu quả như mong muốn
Không phải dự định nào cũng sẽ phát triển giống những gì chúng ta đã vạch sẵn và việc kinh doanh cũng giống vậy Nếu dự án kinh doanh mới không mang lại hiệu suất cao như mong đợi, điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp mất thời gian, tổn thất chi phí và buộc các doanh nghiệp sẽ phải tìm các phương án khác
để đầu tư, thu thêm lợi nhuận
2.Hình thức sáp nhập
Cho đến nay, Pháp luật nước ta vẫn chưa có những quy định cụ thể nào về việc phân loại các hình thức sáp nhập doanh nghiệp, nhưng ta có thể dựa vào các đặc điểm, tính chất để phân loại hoạt động sáp nhập thành các loại :
2.1 Căn cứ vào chức năng các công ty
Căn cứ vào tiêu chí này, ta có thể phân thành 3 hình thức:
Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều ngang được hiểu là sự sáp nhập giữa các doanh nghiệp cùng chung một ngành, có chung các sản phẩm, dịch vụ cũng như đều là đối thủ cạnh tranh trên cùng chung một thị trường.
Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều dọc là sự sáp nhập của các doanh nghiệp hoạt động trong các giai đoạn hay chức năng khác nhau và đều hướng đến một lợi ích chung.
Sáp nhập doanh nghiệp hỗn hợp sự sáp nhập của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hoàn toàn khác biệt nhau.
Trang 82.2 Căn cứ vào các chủ thể tham gia
Căn cứ vào tiêu chí chủ thể tham gia ta có chia thành:
Sáp nhập doanh nghiệp trong nước là sự sáp nhập giữa các công ty hay doanh nghiệp trong cùng một quốc gia hay trong cùng một vùng lãnh thổ
Sáp nhập doanh nghiệp quốc tế - hình thức ngày càng phổ biến trong tình hình kinh tế hiện nay - được thực hiện bởi các doanh nghiệp đa quốc gia.
2.3 Căn cứ vào mục đích hoạt động
Căn cứ vào mục đích của hoạt động sát nhập ta có phân thành 5 loại:
Sáp nhập doanh nghiệp ngang là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các doanh nghiệp là vừa đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau nhưng đồng thời cũng cùng chia sẻ thị trường và phân khúc khách hàng.
Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều dọc là hình thức được diễn ra giữa các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong cùng chung trong một chuỗi cung ứng sản phẩm và dịch vụ.
Sáp nhập doanh nghiệp mở rộng thị trường là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh cùng loại sản phẩm, dịch vụ nhưng các thị trường kinh doanh của doanh nghiệp thì khác biệt nhau.
Sáp nhập doanh nghiệp mở rộng sản phẩm là hình thức sáp nhập công ty diễn ra đối với các doanh nghiệp bán những sản phẩm khác nhau trên cùng một thị trường.
Sáp nhập kiểu tập đoàn có thể hiểu là các doanh nghiệp tuy không cùng hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh nhưng lại có ý định đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sẽ sáp nhập vào nhau để tạo thành một tập đoàn lớn.
2.4 Căn cứ vào cơ cấu tài chính
Dựa vào cơ cấu tài chính ta có thể phân loại thành:
Sáp nhập mua doanh nghiệp là hình thức mà các doanh nghiệp sẽ bỏ tiền hoặc các công cụ tài chính để mua lại donh nghiệp khác( không tạo ra pháp nhân mới)
Sáp nhập hợp nhất doanh nghiệp là hình thức các công ty bị sáp nhập sẽ nhập chung mọi thứ liên quan kể cả khoản nợ vào công ty nhận sáp nhập (tạo ra pháp nhân mới).
Trang 92.5 Căn cứ vào góc độ tài chính
Căn cứ vào tiêu chí này ta có thể phân thành:
Thâu tóm cổ phiếu là việc các công ty sẽ thực hiện mua lại phần lớn hay toàn bộ cổ phiếu của công ty khác nhằm trở thành cổ đông lớn nhất của công ty
Thâu tóm tài sản là việc một số công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của công ty khác để chuyển quyền sở hữu của doanh nghiệp
2.6 Căn cứ vào tính chất
Căn cứ vào tiêu chí này ta có thể phân thành hai hình thức sau:
Sáp nhập doanh nghiệp thân thiện có thể hiểu vì lợi ích và mục đích chung của hai bên mà bên bị sáp nhập sẽ đồng ý và ủng hộ việc thực hiện hoạt động sáp nhập đó.
Sáp nhập doanh nghiệp thù nghịch được hiểu là các công ty bị sáp nhập
sẽ thực hiện những biện pháp để phản đối và chống lại lại sự thâu tóm của các công ty nhận sáp nhập.
3 Điều kiện và thủ tục để sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
3.1 Sáp nhập
3.1.1 Điều kiện
- Đại diện hợp pháp của công ty sáp nhận phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiên hành hoạt động sáp nhập nếu công ty đó có thị phần trên thị trường liên quan từ 30% đến 50%
- Còn nếu công ty sáp nhập có thị phần trên 50% thì các trường hợp này bị nghiêm cấm thực hiện hoạt động sáp nhập, trừ những trường hợp được quy định tại Điều 19 Luật Cạnh Tranh 2004.
3.1.2 Thủ tục
Theo Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh Nghiệp 2020 các thủ tục về việc thực
hiện sáp nhập công ty được quy định trong các điều sau:
Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập
Trong hợp đồng sáp nhập phải bao gồm các nội dung như:
Trang 101 Cả công ty bị sáp nhập và nhận sáp nhập phải ghi rõ tên, địa chỉ trụ sở chính
2 Các thủ tục và điều kiện để sáp nhập
3 Phương án sử dụng lao động
4 Phía bên công ty bị sáp nhập cần phải nêu rõ cách thức, thủ tục, thời hạn
và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu sang công ty nhận sáp nhập
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua
Công ty bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt sự tồn tại ngay sau khi phía công ty nhận sáp nhập; đồng thời các công ty nhận sáp nhập sẽ kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp (như những gì được ghi hợp đồng sáp nhập) và chịu trách nhiệm các khoản nợ thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập
3.2 Hợp nhất
3.2.1.Điều kiện
Để thực hiện một hoạt động hợp nhất thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng được một số tiêu chí sau:
Cả hai bên phải cùng nhau thống nhất với nhau trong hợp đồng hợp nhất
về các vấn đề cơ bản như thủ tục, điều kiện, thời hạn,…
Phía bên công ty bị hợp nhất sẽ thông qua hợp đồng và Điểu lệ hợp nhất
để tiến hành bầu hoặc bổ nhiệm các chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quan trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc Hợp đồng phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong 15 ngày kể từ ngày thông qua
Thực hiện khai báo đến Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trước khi thực hiên hợp nhất nếu: hoạt động hợp nhất ấy diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam hay giá trị giao dịch trên 1.000 tỷ đồng…
3.2.2 Thủ tục