1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Luật Kinh Tế 3 Phân Tích Các Yếu Tố Pháp Lý Của Dự Án Xe Buýt Nhanh Brt Theo Quy Định Pháp Luật..pdf

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các yếu tố pháp lý của dự án xe buýt nhanh BRT theo quy định pháp luật
Tác giả Dương Thành Nam, Nguyễn Thanh Phương, La Tuấn Anh, Đỗ Văn Cao, Đặng Văn Phong, Nguyễn Xuân Tú, Nguyễn Văn Minh, Trương Minh Quân, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đỗ Thị Xuân Hương, Phạm Nhật Thảo, Nguyễn Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 569,59 KB

Nội dung

Quy định pháp luật căn bản về hình thức đầu tư của dự án là: - Sở Giao thông Vận tải thẩm định và UBND thành phố phê duyệt Danh mục, thông số kỹ thuật và dự toán các tuyến xe buýt tổ chứ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ 3

Chủ đề : Phân tích các yếu tố pháp lý của dự án xe buýt nhanh

BRT theo quy định pháp luật.

Giáo viên hướng dẫn:

Lớp: QL 25.16

HÀ NỘI

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trang 2

1 Dương Thành Nam

2 Nguyễn Thanh Phương

3 La Tuấn Anh

4 Đỗ Văn Cao

5 Đặng Văn Phong

6 Nguyễn Xuân Tú

7 Nguyễn Văn Minh

8 Trương Minh Quân

9 Nguyễn Thu Trang

10 Nguyễn Thị Phương Thảo

11 Đỗ Thị Xuân Hương

12 Phạm Nhật Thảo

13 Nguyễn Thanh Huyền

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

Trong những năm qua, sự gia tăng đột biến của phương tiện giao thông đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức quản lý giao thông đô thị Do hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa phát triển kịp tốc độ đô thị hóa để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và

đi lại trong đô thị nên tắc nghẽn giao thông đã trở thành vấn nạn của thành phố Hà Nội Nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông như: cơ cấu quy hoạch không hợp lý, quỹ đất dành cho giao thông là thấp, mặt cắt đường đa phần là hẹp với nhiều nút giao thông giao cắt gần nhau, ý thức tham gia giao thông kém… Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là thành phố Hà Nội chưa có sự phát triển về hệ thống VTHKCC Để khắc phục tình trạng đó thành phố Hà Nội đó đầu tư vào hệ thống xe buýt như; mở nhiều tuyến mới, tăng lưu lượng xe buýt trong các giờ cao điểm… Nhưng hệ thống xe buýt sẽ không thể đáp ứng được hết nhu cầu đi lại của người dân Vì vậy thành phố Hà Nội cần chuyển hướng sang các loại phương tiện khác có sức chở lớn hơn, tốc độ cao Trong phát triển VTHKCC khối lượng lớn ở các đô thị Việt Nam, loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhanh - khối lượng lớn (Bus Rapid Transit – BRT) cũng đang được chú trọng Theo “BRT là hệ thống VTHKCC khối lượng lớn bằng xe buýt chất lượng cao đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại trong đô thị nhanh, tiện nghi và hiệu quả thông qua việc cung ứng cơ sở hạ tầng dành riêng, dịch vụ có tần suất và tốc độ cao, và sự hoàn hảo về marketing cũng như dịch vụ cho hành khách

Xe buýt nhanh BRT thuộc dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội, do Sở Giao thông vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư là loại hình phương tiện GTCC sử dụng xe buýt khối lượng lớn, tốc độ di chuyển nhanh do có làn đường riêng, suất đầu tư và chi phí bảo trì thấp, thời gian đầu tư xây dựng nhanh và phù hợp với điều kiện kinh

tế ở Hà Nội Để dự án được đưa vào hoạt động thì tính pháp lý là điều không thể thiếu, vậy cùng phân tích xem liệu dự án BRT có đủ các yếu tố pháp lý theo quy định của nhà nước hay không

NỘI DUNG

1 GIỚI THIỆU DỰ ÁN BRT

Trang 4

Dự án xe buýt nhanh Hà Nội là một trong những hợp phấn của Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội (HUTDP) do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 1837/QĐ-UBND Ngày 10 tháng 5 năm 2007 và được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới HUTDP ban đầu được Ngân hàng thế giới phê duyệt vào ngày 3 tháng 7 năm 2007 với thời hạn đóng tài khóa vào Ngày 31 tháng 12 Năm 2013 Tuy nhiên, dự án này đã được gia hạn đến Ngày 31 tháng 12 năm 2016 HUTDP gồm 3 hợp phần chính, Dự án xe buýt nhanh Hà Nội, Hạ tầng đường bộ và quy hoạch đô thị bền vững và phát triển thể chế HUTDP chủ yếu được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới qua vốn vay của Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) và viện trợ từ chương trình Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) để ứng phó với các vấn đề môi trường Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng tài trợ một phần dự án Nội dung và chi phí ban đầu từ năm 2007 Ban đầu, giả định có 2 tuyến BRT trong Dự án xe buýt nhanh Hà Nội nhưng đã được giảm xuống còn 1 tuyến do sự chậm trễ trong toàn bộ dự án Chi phí ban đầu của hợp phần BRT là 97.88 triệu US$ nhưng đã giảm xuống còn 49 triệu USD sau khi giảm quy mô hợp phần BRT Theo thông tin từ một nguồn trong ban quản lý dự án HUTDP, nguyên nhân chính khiến toàn bộ dự án chậm trễ trong 3 năm như sau: thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong ban quản lý dự án của dự

án BRT dẫn đến việc các phần chính của dự án phải thuê bên ngoài làm Đặc biệt, phải ký hợp đồng với tư vấn bên ngoài như cho gói kỹ thuật về đoàn xe buýt, hệ thống giá, …

2 HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CĂN BẢN VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

- Hình thức đầu tư của dự án là đầu tư dịch vụ vận tải công cộng

Quy định pháp luật căn bản về hình thức đầu tư của dự án là:

- Sở Giao thông Vận tải thẩm định và UBND thành phố phê duyệt Danh mục, thông số kỹ thuật và dự toán các tuyến xe buýt tổ chức đấu thầu do bên mời thầu lập và trình Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình và thời gian phê duyệt tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt

- Sở Tài chính thẩm định và UBND phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu do bên mời thầu lập và trình Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình và thời gian phê duyệt là 05 ngày làm việc, kể

từ ngày nhận được báo cáo thẩm định Sở Tài chính thẩm định và UBND thành phố phê duyệt Hồ sơ mời thầu do bên mời thầu lập và trình Thời gian

Trang 5

thẩm định tối đa là 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình và thời gian phê duyệt tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định Sở Tài chính thẩm định và UBND thành phố phê duyệt Kết quả lựa chọn nhà thầu do bên mời thầu trình Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình và thời gian phê duyệt tối đa là

10 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định

- Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đã được UBND thành phố giao để thực hiện đấu thầu cung cấp dịch vụ VTCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Xây dựng các quy định và tổ chức lực lượng để kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán và xử lý vi phạm trong hoạt động VTCC bằng xe buýt Trung tâm Điều hành đèn tín hiệu giao thông và Vận tải công cộng quản lý việc thực hiện hợp đồng và phạt vi phạm theo các điều khoản thỏa thuận tại hợp đồng; lập kế hoạch sử dụng phần kinh phí thu được cho hoạt động quản lý chất lượng dịch vụ VTCC trình Sở Giao thông Vận tải xem xét và trình UBND thành phố phê duyệt

- Nhà thầu cung cấp dịch vụ được lựa chọn trúng thầu cung cấp dịch vụ có quyền và nghĩa vụ đối với các chính sách ưu đãi hiện hành của chính phủ và thành phố đối với lĩnh vực VTCC trong đô thị, được sử dụng chung hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt của thành phố; được thành phố tạo điều kiện cho thuê đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng văn phòng, nhà xưởng, bãi đỗ xe theo đúng các quy định về quản lý đất đai, quản lý đầu tư và xây dựng cũng như được hưởng các chính sách ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành; được tạo điều kiện để tham gia nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các đề tài nghiên cứu có liên quan đến VTCC bằng xe buýt Được hỗ trợ và chuyển giao công nghệ tiên tiến liên quan đến VTCC bằng xe buýt thuộc các chương trình tài trợ cho thành phố của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; thực hiện đúng, đầy đủ hợp đồng giao nhận và cung cấp dịch vụ VTCC bằng xe buýt đã ký kết

- Nhà thầu phải đảm bảo thực hiện đúng các cam kết đã ghi trong hợp đồng về

số lượng, chất lượng, thời gian cung ứng dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về dịch vụ do mình cung cấp; có trách nhiệm tham gia thực hiện các chương trình, đề án, dự án về VTCC của thành phố trong thời gian thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ Tổ chức hạch toán kinh tế, quản lý và sử dụng lao động theo đúng quy định của pháp luật Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, của cơ quan quản lý thực hiện hợp

Trang 6

đồng và phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực VTCC bằng xe buýt

Và căn cứ vào Khoản 4 Điều 20 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định Thời hạn của giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định như sau:

“Điều 20 Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

4 Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó”.

Theo đó, giấy phép kinh doanh có giá trị trong vòng 07 năm Tuy nhiên, hiện nay Nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP không còn quy định

về thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải và không có quy định cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải do hết hạn

3 LĨNH VỰC ĐẦU TƯ

3.1 Lĩnh vực đầu tư của BRT

* Khái niệm: Ngành nghề (hay còn gọi là lĩnh vực) đầu tư kinh doanh có điều kiện được hiểu là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh đó phải đáp ứng được các điều kiện vì lý do an ninh quốc phòng, quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng Để có thể đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có điều kiện, nhà đầu tư cần phải thực hiện theo các yêu cầu nhằm đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề cụ thể đó BRT là dự án đầu tư vào ngành nghề kinh doanh vận tải xe bus Vận tải hành khách bằng xe buýt là ngành nghề kinh doanh được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam Theo đó ngành này gồm Nhóm này gồm:

- Vận tải hành khách bằng xe buýt các tuyến nội thành và ngoại thành hoặc với các tỉnh lân cận;

- Hoạt động của xe đưa đón học sinh theo hợp đồng với các trường học và xe chở nhân viên, người lao động theo hợp đồng với nơi làm việc của họ

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng

xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly,

Trang 7

phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh Trong đó:

- Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Xét theo các căn cứ phía trên, BRT không thuộc ngành nghề cấm mà thuộc ngành nghề có điều kiện

3.2 Điều kiện ngành nghề vận tải hành khách bằng xe Bus

Theo quy định của pháp luật hiện nay, kinh doanh Vận tải hành khách bằng đường

bộ thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu

tư 2020 Do đó, đối với việc kinh doanh vận tải bằng xe buýt thì ngoài việc phải chuẩn bị hồ sơ hợp lệ để đăng ký thành lập doanh nghiệp (Theo quy định chung) thì Quý công ty còn phải đáp ứng các điều kiện của luật chuyên ngành về vận tải hành khách bằng xe buýt sau khi đi vào hoạt động kinh doanh Cụ thể như:

a Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô( Điều 67 luật giao thông đường bộ 2008 )

- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

- Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

- Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

- Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường

- Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;

Trang 8

- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai

b Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách ( Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP )

- Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất)

c Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định ( Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP )

- Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định thì được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến đã công bố

- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

+ Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai; + Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;

+ Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng

xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được

sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ

- Nội dung quản lý tuyến

Trang 9

+ Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến, biểu đồ chạy xe trên các tuyến, giá vé (đối với tuyến có trợ giá) và các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn địa phương;

+ Quy định và tổ chức đấu thầu, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến;

+ Xây dựng, bảo trì và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt; quyết định tiêu chí kỹ thuật, vị trí điểm đầu, điểm cuối và điểm dừng của tuyến xe buýt trên địa bàn địa phương;

+ Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách

- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2022, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải cung cấp thông tin (gồm: tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến) trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe thông qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải

- Xe buýt được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan

du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại, đầu mối giao thông và các địa điểm kết nối với các phương thức vận tải khác; được ưu tiên hoạt động khi

tổ chức giao thông tại đô thị

4 CÁC ƯU ĐÃI CỦA DỰ ÁN BRT

Là dự án phát triển lớn, thuộc một trong những hợp phấn của Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội nên đã được ngân hàng thế giới tài trợ: Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội (HUTDP) do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 1837/QĐ-UBND Ngày 10 tháng 5 năm 2007 và được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới HUTDP ban đầu được Ngân hàng thế giới phê duyệt vào ngày 3 tháng 7 năm 2007 với thời hạn đóng tài khóa vào Ngày 31 tháng 12 Năm 2013 Tuy nhiên, dự án này đã được gia hạn đến Ngày 31 tháng 12 năm 2016

- Vốn là vấn đề hết sức bất cập đối với các công trình về giao thông công cộng hiện nay ở nước ta Do vậy để thực hiện được tuyến BRT này nên thực hiện theo hình thức BOT để huy động vốn ở các doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước

Trang 10

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ: Ưu tiên cho thuê đất theo giá ưu đãi cho các đơn

vị làm nhiệm vụ vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt để xây dựng trạm bảo dưỡng sửa chữa, bãi đỗ xe qua đêm trên cơ sở các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

-Về đầu tư phương tiện: Ủy ban Nhân dân cần có chính sách về hỗ trợ đầu tư, cụ thể là hỗ trợ một phần lãi suất vay ngân hàng đối với dự án đầu tư phương tiện trong thời gian từ 7-10 năm

- Các ưu đãi về thuế và lệ phí : Miễn thuế sử dụng đất đối với các diện tích đất phục

vụ trực tiếp hoạt động VTHKCC của các doanh nghiệp như: Trạm bảo dưỡng sửa chữa phương tiện, văn phòng,…

- Cho phép kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ Ví dụ là các quảng cáo trên xe Bus Tóm lại, BRT là một dự án lớn, được bảo hộ của nhà nước nên có được những ưu đãi lớn và được đặt nhiều kỳ vọng lớn

5 NHÀ ĐẦU TƯ

5.1 Nhà đầu tư dự án xe buýt nhanh -BRT

Vào ngày 5/11/2014, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục ra Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu cũng gói 04/BRT-TB (BRTCP08): đoàn xe BRT, giai đoạn 1 Liên danh Công

ty CP Thiên Thành An và Công ty CP ô tô Trường Hải (THACO) trúng thầu

5.2 Chủ thể

Hiện nay có ba loại nhà đầu tư là: Một là: Nhà đầu tư trong nước; Hai là: Nhà đầu tư nước ngoài; Ba là: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài BRT thuộc loại là nhà đầu tư trong nước nên có đầy đủ tư cách pháp lý

6 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỂ ĐƯỢC CẤP PHÉP ĐẦU TƯ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ Điều 36 của Nghị định số 31/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các tài liệu như sau:

• Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, bao gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi

ro nếu dự án không được chấp thuận;

Ngày đăng: 16/07/2024, 17:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w