1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn kinh tế họcvĩ môphân tích tăng trưởng kinh tếcủa việt nam

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tăng Trưởng Kinh Tế Của Việt Nam
Tác giả Lý Gia Nghi, Lê Thái Bảo Quỳnh, Lê Thanh Trúc Quỳnh, Nguyễn Thị Ngọc Hân
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hồng Vinh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Học Vĩ Mô
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 489,07 KB

Nội dung

Tuy nhiên hiện nay, xét trên nhiều phương diện và các chỉ tiêu đánhgiá, Việt Nam được nhận định có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng không cao vàmuốn phát triển bền vững Việt Nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Lớp: MES303_2321_11_L02 GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng Vinh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Trang 2

STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành công việc

Trang 3

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 1

I Giới thiệu về lý do chọn đề tài: 1

II Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam 1

B NỘI DUNG 2

I Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 2

1.1 Tăng trưởng kinh tế: 2

1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế: 2

II Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn 3

2.1 Giai đoạn 1986 – 1990 và các thành tựu: 3

2.2 Giai đoạn 1991-2000 và các thành tựu: 3

2.3 Giai đoạn 2001 đến nay: 4

III Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023: 5

3.1 GDP: 6

3.2 Kiểm soát lạm phát 7

3.3 Tình hình hoạt động doanh nghiệp: 7

3.4 Tình hình xuất – nhập khẩu: 8

3.5 Đầu tư phát triển ở Việt Nam 8

IV Giải pháp chính sách trong thời gian tới 9

4.1 Những thuận lợi và khó khăn trong nền kinh tế nước ta 9

4.2 Những chính sách tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới 10

C KẾT LUẬN 13

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

3.1 Đóng góp của FDI trong nền kinh tế

Nguồn: Tổng cục thống kê (2023)

11

DANH MỤC HÌNH

2.1 GDP của Việt Nam qua 35 năm đổi mới

Nguồn: Inforgraphics.vn (2024)

4

2.2 Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế

Nguồn: Inforgraphics.vn (2024)

5

3.1 Tốc độ tăng GDP và VA theo các khu vực theo quý

năm 2023 (2024) Nguồn: consosukien.cn

6

3.2 Tốc độ tăng CPI các tháng năm 2023 so với cùng kỳ

năm trước Nguồn: Tổng cục thống kê

7

4.1 Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Việt Nam (2024)

Nguồn: Danso.org

12

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

APEC Asia – Pacific Economy Cooporation forum ASEAN Asscociation of South East Asian Nations

Trang 6

A LỜI MỞ ĐẦU

I Giới thiệu về lý do chọn đề tài:

Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có

ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng Đồng thời, tăng trưởng kinh tế góp phần làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cài thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hóa phát triển

II Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam

Trong thời gian qua, khi công cuộc đổi mới về kinh tế và chính trị diễn ra, Việt Nam

đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng Đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng được yêu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp Tuy nhiên hiện nay, xét trên nhiều phương diện và các chỉ tiêu đánh giá, Việt Nam được nhận định có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng không cao và muốn phát triển bền vững Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng

Vì vậy nhóm 2 chúng em tìm hiểu đề tài tiểu luận “Phân tích tình hình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam” để cùng nhau đưa ra những nhận xét khách quan và tích cực nhất

về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vùng đất hình chữ S

Trang 7

B NỘI DUNG

I Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế

1.1 Tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng vốn và tiện ích hoạt động kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định Nó bao gồm sự tăng trưởng trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, tăng trưởng về số lượng và phân bổ lao động Tăng trưởng kinh tế thường được đo bằng chỉ số GDP hoặc GNP

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tiền tệ của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất và tạo ra bởi một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị tiền tệ của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bởi công dân của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định GNP bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng

Tăng trưởng kinh tế còn có thể được đo lường bằng nhiều chỉ số khác (GDP bình quân đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số PCE…), tùy theo góc nhìn và cách sử dụng từng chỉ

số cho mỗi người hay mỗi tổ chức khác nhau

1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế:

Là cách thức gia tăng sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế Bao gồm

có 2 hình thức:

Bảng 1.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế Đặc điểm Mô hình tăng trưởng kinh tế

theo chiều rộng Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu

Chiến

lược

Tăng cường đầu từ lao động,

tài nguyên

Nâng cao năng suất lao động, ứng dụng khoa

học kĩ thuật, đổi mới sáng tạo

Ưu điểm Dễ thực hiện, tạo việc làm Bền vững, hiệu quả, tạo ra giá trị tăng cao Nhược

điểm

Không bền vững, gây ô nhiễm

môi trường

Khó thực hiện, đòi hỏi nguồn nhân lực cao

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Trang 8

II Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn

2.1 Giai đoạn 1986 – 1990 và các thành tựu:

Giai đoạn 1986-1990 được xem là giai đoạn quan trọng trong lịch sử kinh tế của Việt Nam, thường được gọi là "Đổi mới” Dưới đây là một số thành tựu quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn này:

 Cải cách hệ thống tài chính và ngân hàng: Chính phủ đã tiến hành cải cách và tái cấu trúc hệ thống tài chính và ngân hàng

 Cải cách nền hành chính và pháp luật: Đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế

 Tăng trưởng kinh tế ổn định và cao: Từ giai đoạn 1986-1990, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là từ năm 1989 khi đất nước mở cửa với nền kinh tế thị trường

 Đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế: Việt Nam thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế và tham gia vào các tổ chức quốc tế

 Tăng trưởng xuất khẩu và nội địa: Tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi sự gia tăng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

 Giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống của người dân: Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng giai đoạn này đã ghi nhận được sự cải thiện đáng kể

Tóm lại, giai đoạn 1986-1990 là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử kinh tế của Việt Nam, đánh dấu sự chuyển đổi và mở cửa của nền kinh tế, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống của người dân

2.2 Giai đoạn 1991-2000 và các thành tựu:

Trong giai đoạn 1991-2000, Việt Nam đã trải qua một số biến động kinh tế đáng chú

ý và đạt được một số thành tựu quan trọng:

 Giai đoạn này chứng kiến việc triển khai chính sách Đổi mới và Cải cách, mở cửa thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài Việc này đã mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam

 GDP của Việt Nam trong giai đoạn này đã tăng đáng kể, đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm

Trang 9

 Việt Nam đã tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thủy sản, gỗ, và may mặc

 Việt Nam đã thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp như dệt may, điện tử, và sản xuất ô tô, tạo ra nhiều việc làm mới và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Những thành tựu này đã đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2000

2.3 Giai đoạn 2001 đến nay:

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ giai đoạn 2001 đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể, với một số điểm nổi bật như sau:

 GDP của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng với mức độ ổn định trong suốt thập kỷ qua

Từ năm 2001 đến 2020, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đã đạt khoảng 6-7%

 Tăng trưởng theo mô hình chủ đạo xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Xuất khẩu và FDI đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ qua Sự mở cửa thị trường, các biện pháp cải cách kinh doanh và hạ tầng

đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp chủ chốt như sản xuất điện tử, dệt may, và chế biến nông sản

Hình 2.1 GDP của Việt Nam qua 35 năm đổi mới

Trang 10

Nguồn: Inforgraphics.vn (2024)

 Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách kinh doanh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp

 Phát triển kinh tế đa ngành: Việt Nam đã chuyển dịch từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế đa ngành, với sự đóng góp ngày càng lớn của các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ thông tin

 Từ năm 2001 đến nay, tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm đáng kể Các chính sách chính phủ như chính sách an sinh xã hội, chính sách giáo dục và y tế đã đóng góp vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân

Hình 2.2 Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế

Nguồn: Inforgraphics.vn (2024)

III Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023:

 Với mức tăng đạt được 6,72% đạt được trong quý 4/2023 , tăng trưởng GDP cả năm

2023 của Việt Nam theo ước tính của Tổng cục Thống kê đạt 5,05%

Trang 11

Hình 3.1 Tốc độ tăng GDP và VA theo các khu vực theo quý năm 2023 (2024)

Nguồn: consosukien.cn

 Chính phủ Việt Nam thường xuyên áp dụng các biện pháp cải cách kinh tế nhằm tăng cường sự cạnh tranh và thu hút đầu tư Các biện pháp như cải cách thuế, cải cách hành chính và cải cách thị trường lao động có thể có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

 Việt Nam không thể cách ly hoàn toàn khỏi tình hình kinh tế toàn cầu Sự biến động trên thị trường toàn cầu, bao gồm chiến tranh thương mại, biến động giá cả hàng hóa,

và dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

3.1 GDP:

 Nếu tính riêng 25 năm, từ 1989 đến 2014, quy mô GDP của Việt Nam tăng gấp 30 lần

so với trước Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người tăng gấp 21 lần; chênh lệch GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước cũng dần được rút ngắn

 GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành đạt 4.282USD/người đồng/người, tăng 393 USD so với năm 2021 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 -2022

 Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế

o Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3.83% Đóng góp 8,84%

o Công nghiệp và xây dựng tăng 3,74% Đóng góp 28,87%

o Dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29% Ảnh hưởng lớn nhất đến với quy mô GDP

Trang 12

3.2 Kiểm soát lạm phát

 Lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm dần sau thời gian các nước đồng loạt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cùng với giá năng lượng giảm

 Trong nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai các giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế Nhiều giải pháp được tích cực triển khai

 Do đó, lạm phát được kiểm soát dưới mức mục tiêu khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 3,58% so với năm trước, mức tăng thấp nhất trong 3 năm

Qua đó, giúp ổn định và hỗ trợ các hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp tục phục hồi và phát triển; sự biến động về giá cả lương thực, thực phẩm không biến động nhiều, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Hình 3.2 Tốc độ tăng CPI của các tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước

Nguồn: Tổng cục thống kê

3.3 Tình hình hoạt động doanh nghiệp:

 Nền kinh tế nước ta tuy có nền tảng phát triển qua hơn 35 năm đổi mới nhưng vẫn đang trong quá trình chuyển đổi; quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, sức cạnh tranh chưa cao, nguồn lực còn bị hạn chế, độ mở nền kinh tế lớn nên bị tác động nhiều bởi các diễn biến tình hình kinh tế bên ngoài Dù vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước năm 2023 tiếp tục có tín hiệu phục hồi Tuy nhiên, phải

Trang 13

thẳng thắn thừa nhận các doanh nghiệp hiện nay gặp không ít khó khăn, vướng mắc như nhận định “phải gồng mình trong tình cảnh đầy khốc liệt”

 Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái), lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gần 160 nghìn doanh nghiệp Song, số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường có số lượng lớn (172.600 doanh nghiệp)

3.4 Tình hình xuất – nhập khẩu:

 Sang năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, nhu cầu hàng hóa thế giới và một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục thu hẹp; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng

đã khiến nhiều quốc gia tăng trưởng chậm lại

 Mặc dù, xuất khẩu sang các thị trường lớn là cơ hội cho Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro và thách thức khi nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; nhu cầu hàng hóa thế giới và một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sụt giảm

Việt Nam còn phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác về chất lượng và sự đa dạng của các sản phẩm để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của quốc tế hay yêu cầu của thị trường

3.5 Đầu tư phát triển ở Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn đang có rất nhiều dự án được đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ như: cao tốc Bắc - Nam, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Mũi Né Không những vậy, cũng có nhiều dự án đang được triển khai như sân bay quốc tế Long Thành, sân bay quốc tế Phan Thiết Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư công được giải ngân rất lớn với 730,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2022, tỷ lệ giải ngân đạt 85,3% kế hoạch, thấp hơn chỉ số Thủ tướng giao (858,9 nghìn tỷ đồng) và chưa đạt kỳ vọng Tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, lãng phí nguồn lực, hạ tầng không được cải thiện, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân Nguyên nhân là các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho các chủ đầu

tư trong quá trình triển khai dự án

Trang 14

IV Giải pháp chính sách trong thời gian tới

4.1 Những thuận lợi và khó khăn trong nền kinh tế nước ta

4.1.1 Thuận lợi

 Việt Nam sở hữu vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam

Á, trên tuyến hàng hải quốc tế Nhờ vậy, Việt Nam có điều kiện giao thương quốc tế thuận lợi, dễ dàng tiếp cận các thị trường lớn trong khu vực và trên thế giới

 Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực dồi dào với nhiều ưu điểm nổi trội Dân số Việt Nam trẻ và năng động, chiếm hơn 65% dân số Nhờ vậy, đất nước có nguồn cung lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế Chi phí lao động Việt Nam cạnh tranh so với các nước trong khu vực, mức lương trung bình thấp hơn các nước như Thái Lan, Singapore, tạo lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài và gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

 Người Việt Nam có nhu cầu học hỏi rất cao, ý thức nâng cao trình độ chuyên môn ngày càng được chú trọng Hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển, cung cấp nguồn cung lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề ngày càng gia tăng, đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề công nghệ cao và hội nhập quốc tế

 Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho tiềm năng du lịch vô cùng phong phú

và đa dạng Ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng lớn vào GDP của đất nước Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam liên tục tăng trưởng, năm 2023 đạt hơn 12,6 triệu lượt khách gấp 3,4 năm 2022 Tuy nhiên con số này chỉ bằng 70% lượng khách quốc tế của năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19

 Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm như các chính sách hỗ trợ về tài chính, về cơ sở hạ tầng, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực

4.1.2 Khó khăn

Nền kinh tế Việt Nam đối mặt với những khó khăn và thách thức đan xen từ bên trong lẫn bên ngoài

 Kinh tế thế giới rơi vào suy thoái Không phải là lạm phát mà là suy thoái kinh tế, thất nghiệp tăng cao và thu nhập giảm sút Điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt

Ngày đăng: 07/06/2024, 09:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w