Vì vậy, các quốc gia trên thế giới phải gia tăng tham gia và hợptác với nhau trong quá trình phân công lao động, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữacác nền kinh tế; đồng thời tận dụng nhữn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Đề tài: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Nhóm 1 Giảng viên hướng dẫn: Cô Phạm Mỹ Duyên
Mã lớp học phần: 225EC03
Trang 2Mục lục
I Khái niệm và nội dung của Hội nhập Kinh tế Quốc tế: 1
1 Khái niệm: 1
2 Tính tất yếu khách quan của Hội nhập Kinh tế Quốc tế: 1
3 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế: 2
4 Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: 3
II Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam: 5
1 Tích cực: 5
2 Tiêu cực: 8
III Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam: 9
1 Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại: 9
2 Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp: 10
3 Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực: 12
4 Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp: 13
5 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế: 13
6 Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam: 14
IV Ứng dụng thực tế của hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam: 17
1 Những hoạt động và thành tựu Việt Nam đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: 18
1.1 Những hoạt động đã được thực hiện trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:.18 1.2 Kết quả, thành tựu Việt Nam đã đạt được: 19
2 Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: 20
3 Một số giải pháp để chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế: 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 3I Khái niệm và nội dung của Hội nhập Kinh tế Quốc tế:
1 Khái niệm:
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình thực hiện gắn kết nềnkinh tế của quốc gia đó với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích và tuânthủ các chuẩn mực quốc tế chung
2 Tính tất yếu khách quan của Hội nhập Kinh tế Quốc tế:
Về tính tất yếu khách quan của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có hai khíacạnh:
Thứ nhất, do xu thế khách quan của bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Thực tế, toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhaungày càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu Toàn cầu hóa diễn ra trênnhiều lĩnh vực, phương tiện như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…; trong đó, cóthể nói toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng nổi trội nhất và có sức ảnh hưởng đáng kểđến thế giới – nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàncầu hóa các lĩnh vực khác
Toàn cầu hóa kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tếvượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cácnền kinh tế Chính toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thốngphân công lao động quốc tế, khiến nền kinh tế các nước trở thành một bộ phận hữu
cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu Đây cũng là điều kiện khiến quátrình toàn cầu hóa kinh tế trở thành một tất yếu khách quan
Trước diễn biến này, nếu không tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các nước
sẽ tự “cô lập” với thế giới, không thể tự đảm bảo các điều kiện cần thiết cho sảnxuất trong nước Vì vậy, các quốc gia trên thế giới phải gia tăng tham gia và hợptác với nhau trong quá trình phân công lao động, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữacác nền kinh tế; đồng thời tận dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệpxuất hiện trong quá trình toàn cầu hóa – tạo thành động lực để phát triển trong tìnhhình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các
nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
Trang 4Đối với các nước đang và kém phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội
để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực bên ngoài (tài chính, khoa học công nghệ, kinhnghiệm…) và những năng lực về nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnhcủa các nước tư bản giàu có trên thế giới nhằm mục đích phát triển bản thân Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường giúp các nước đang và kém phát triểntận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến,khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt
Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế còn giúp mở cửa thị trường, thu hútvốn, thúc đẩy công nghiệp hóa, tăng tích lũy; đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việclàm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư
3 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế:
Trước tiên, các quốc gia cần chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhậpthành công
Bởi mỗi quốc gia có mức độ phát triển khác nhau, các tình hình tài chính,kinh tế hay chính trị đều có đặc điểm riêng biệt; vậy nên – hội nhập là tất yếu,nhưng cần được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu nhất với mỗi quốc gia.Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội
bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp
Các điều kiện yêu cầu sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sựhoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốctế; nền kinh tế có năng lực sản xuất thực… là những điều kiện chủ yếu để thựchiện việc hội nhập hiệu quả và thành công
Tiếp theo, cần thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ khác nhau trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra theo nhiều mức độ - được coi là nông, sâutùy theo mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổchức kinh tế quốc tế hoặc khu vực Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tếđược chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao, bao gồm: Thoả thuận thươngmại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thịtrường chung, Liên minh kinh tế - tiền tệ…
Trang 5Một vài ví dụ như, Hiệp định về thoả thuận thương mại ưu đãi ASEAN năm1977; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU; Cộng đồng các quốc gia vùngAndes (CAN) - một liên minh thuế quan gồm các thành viên Bolivia, Colombia,Ecuador và Peru; Thị trường chung Đông và Nam Phi năm 1994 hoặc Liên minhchâu Âu (EU)…
Về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đốingoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc
tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…
4 Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:
Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từng bướcxây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác, đồng thời gia tăng cơ hội hợp táckinh tế và đầu tư – góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nướcngoài và củng cố vị thế quốc gia trên trường quốc tế Thông qua các cấp độ hộinhập kinh tế khác nhau – đơn phương, song phương và đa phương – nền kinh tếcủa nước ta đã đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể trong thương mại vàđầu tư, từng bước đánh dấu sự góp mặt mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu
Thứ nhất, hội nhập kinh tế đơn phương là giai đoạn đầu tiên tạo cơ hội cho
Việt Nam tiếp cận các thị trường mới và nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóacủa mình Đây chính là bước đầu quan trọng trong việc mở cửa thị trường và tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.Hội nhập kinh tế quốc tế đơn phương được hiểu là quá trình Việt Nam tham giavào các thỏa thuận và hiệp định kinh tế với một quốc gia hoặc khu vực mà khôngcần sự đồng thuận của bên thứ ba Cấp độ này có thể bao gồm các biện pháp thựchiện như giảm thuế, tháo gỡ rào cản thương mại và mở cửa thị trường một mình –nhằm mở rộng khả năng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế song phương là tiến trình Việt Nam ký kết
các hiệp định với một quốc gia hoặc khu vực để thúc đẩy hợp tác hai chiều, nhằmmục đích tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên trong việc thúc đẩy phát triển kinh
tế, thương mại và đầu tư, mở rộng cơ hội hợp tác với các quốc gia trên trường quốc
tế Hội nhập kinh tế song phương có thể tồn tại dưới dạng một thoả thuận, một hiệpđịnh kinh tế, thương mại, đầu tư hay hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thoảthuận thương mại tự do (FTAs) song phương
Trang 6Cụ thể, hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA) – được kýkết vào ngày 11/11/2011 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 – là mộtdẫn chứng về cấp độ hội nhập kinh tế song phương của Việt Nam Hiệp định này làmột bước đột phá đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Chile
và là cửa ngõ để thâm nhập thì trường Nam Mỹ rộng lớn VCFTA đã tạo điều kiệncho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam mở rộng hoạt động kinhdoanh sang một thị trường tiềm năng mới – với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu lànhững mặt hàng thiết yếu như giày dép các loại, hàng may mặc, gạo, sản phẩm nộithất từ chất liệu khác gỗ… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có cơ hội tận dụng cáccam kết tự do hóa thương mại nhằm nâng cao năng lực sản xuất, gia tăng sảnlượng hàng hóa và xúc tiến hoạt động xuất khẩu dễ dàng; đồng thời đa dạng nhiềumặt hàng khác mà trước kia chịu ảnh hưởng từ rào cản thương mại ở thị trườngChile Ngoài ra, Việt Nam có cơ hội tăng cường phát triển ngành ông nghiệp khai c
khoáng khi Chile là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên – đặc biệt là trữ lượng
khai thác và chế biến đồng, cũng như các khoáng sản quý hiếm khác Đồng thời,nước ta còn có điều kiện tiếp cận nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt với giá cảphù hợp, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu sang các thị trường tiềmnăng
Thứ ba, hội nhập kinh tế đa phương là mức độ hội nhập được phát triển rộng
hơn về phạm vi thông qua việc ký kết các hiệp định kinh tế đa phương và tham giavào những tổ chức kinh tế lớn, mang tính khu vực Trong quá trình hội nhập đaphương, Việt Nam đã được thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư trong nhiều lĩnh vực,tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững – nhờ vào tiếp cận các thịtrường lớn, tăng cường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài cũng như tiếp cận kỹthuật và công nghệ tiên tiến
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một ví dụ điển hình chomức độ hội nhập kinh tế đa phương ASEAN được thành lập ngày 08/8/1967 vớinăm thành viên ban đầu, phát triển dần thành một tổ chức khu vực hợp tác toàndiện, chặt chẽ và trở thành “mái nhà chung” của mười thành viên quốc gia ĐôngNam Á Việc gia nhập ASEAN mang lại cho Việt Nam những lợi ích quan trọng
và thiết thực – tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho an ninh và phát triển, nâng cao
vị thế của đất nước và hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai chính sách đối ngoại; đồngthời cũng tạo điều kiện giúp Việt Nam đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế sâurộng Nước ta có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn cho xuất khẩu, tăng sức hấp
4
Trang 7dẫn với đầu tư và kinh doanh nước ngoài, tăng cường năng lực sản xuất và tạo cơhội để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh Bên cạnh đó cũng có cơ hộitiếp cận các nguồn lực hỗ trợ về khoa học – công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiêntiến, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ cũng như đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển với các nướctiên tiến.
Việt Nam đã và đang chủ động tham gia vào các cấp độ hội nhập kinh tếquốc tế đa dạng, từ đơn phương, song phương đến đa phương, nhằm tận dụng tối
đa cơ hội cũng như thách thức của toàn cầu hóa Thông qua việc xây dựng mốiquan hệ chặt chẽ với các quốc gia trên thế giới và tham gia vào những hiệp định, tổchức quốc tế, Việt Nam đã nắm bắt được những lợi ích vượt trội để phát triển kinh
tế và thúc đẩy hội nhập quốc tế; đồng thời đem lại nhiều lợi ích to lớn cho cácdoanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và đảm bảo phát triểnbền vững, thịnh vượng trong tương lai
II Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam:
1 Tích cực:
Hội nhập kinh tế không chỉ tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn trong
sự phát triển của các nước cũng như các lợi ích kinh tế khác cho cả người sản xuất
Về cơ bản, Việt Nam đã hình thành một hệ thống pháp luật tương đối đầy
đủ, đồng bộ và tương thích với quy định của WTO, tạo ra môi trường kinh doanhngày càng bình đẳng, minh bạch và dễ dự đoán Nước ta đã bước đầu tận dụng cơhội của việc gia nhập WTO mang lại để khai thác, huy động được nhiều nguồn vốn
Trang 8trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ,lao động và đầu tư ra nước ngoài
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, từ đó hình thành các lĩnh vực kinh
tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của cácsản phẩm và doanh nghiệp trong nước; cũng như góp phần cải thiện môi trườngđầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu
tư bên ngoài vào nền kinh tế
Năm 2011, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng côngngiệp hóa, hiện đại hóa – giảm tỷ trọng khu vực I và tăng tỷ trọng khu vực II, III.Việt Nam xây dựng được một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa với công nghệcao, gắn kết chặt chẽ giữa áp dụng khoa học – công nghệ với tổ chức sản xuất;giữa sản xuất, chế biến với phân phối trong một chuỗi giá trị, nhằm bảo đảm hàihòa lợi ích giữa các khâu trong chuỗi giá trị đó; cũng như giữa quá trình phát triểnnông nghiệp với xây dựng nông thôn mới
Bên cạnh đó, tỷ trọng khu vực II trong GDP quốc gia hiện đứng thứ 5/9nước trong khu vực, đứng thứ 15/37 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á, và đứng thứ30/164 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Tỷ trọng ngành dịch vụ có sự gia tăngsau nhiều năm bị suy giảm; tuy nhiên, tỷ trọng của những ngành dịch vụ động lựcnhư tài chính – tín dụng, khoa học – công nghệ vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ Vì lẽ
đó, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta tất yếu phảităng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân Khinhắc về tái cấu trúc các ngành trong hai khu vực này, Thủ tướng Chính phủ cũngchỉ ra rằng, “trọng tâm là phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành dịch vụ chấtlượng cao, có giá trị gia tăng lớn, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnhtranh để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu”
Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệptrong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế đểthay đổi công nghệ sản xuất; đồng thời giúp tiếp cận với phương thức quản trị pháttriển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế
Điển hình như tập đoàn FPT đã đạt mốc doanh số ký xấp xỉ 1 tỷ USD từ thịtrường quốc tế vào năm 2022, đây cũng là lần đầu tiên FPT đạt được con số này
6
Trang 9sau 23 năm có bước tiến ra nước ngoài – trong đó, tính tới tháng 11/2022, thịtrường châu Mỹ có sự tăng trưởng nhanh nhất với mức tăng hơn 48%, thị trườngchâu Á – Thái Bình Dương tăng hơn 47% và thị trường Nhật tăng 27% Đặc biệt,doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số chiếm khoảng 40% tổng doanh thu từ thịtrường nước ngoài – con số này khẳng định FPT đã đi đúng hướng trong hiện thựchóa chiến lược chuyển dịch sang cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin tổngthể và toàn diện dựa trên các công nghệ lõi như AI, IoT, Cloud, Big Data,Automation… cho các tập đoạn hàng đầu trên toàn cầu
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trongnước, người dân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng vềchủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưunhiều hơn với thế giới bên ngoài – qua đó nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm cả ởtrong lẫn ngoài nước
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện để các nhà hoạch định chínhsách nắm bắt tốt tình hình và xu thế phát triển của thế giới nhằm xây dựng và điềuchỉnh chiến lược phát triển hợp lí, đề ra chính sách phù hợp cho sự phát triển củađất nước
Tiếp theo, hội nhập kinh tế quốc tế còn là cơ hội để nâng cao trình độ, chấtlượng của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia Thông quaviệc đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học, đất nước đượcnâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mớinhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chấtlượng nền kinh tế
Có thể kể đến, tập đoàn FPT đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng triển khai cácchương trình đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là các chương trìnhđào tạo liên quan đến các công nghệ cốt lõi như AI, Cloud, Big Data, IoT…; ngoài
ra, có thể khẳng định cán bộ nhân viên FPT cũng là đội ngũ lao động với trình độ,chất lượng cao khi trong năm 2022, đội ngũ nhân sự đã đạt thêm hơn 13.000 chứngchỉ quốc tế, bao gồm các chứng chỉ của Microsoft, Google, Amazon, các chứng chỉngoại ngữ và kỹ năng mềm về quản trị dự án…
Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập củacác lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng
Trang 10Đây được coi là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thunhũng giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa –văn minh thế giới nhằm mục đích làm giàu văn hóa dân tộc cũng như thúc đẩy tiến
bộ xã hội
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạođiều kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa - một xã hội mở, dân chủ, văn minh
Hội nhập đồng thời giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định
ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở rakhả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn
đề chung, như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậuquốc tế
Khối ASEAN – một trong những tổ chức khu vực lớn mạnh Việt Nam đãtham gia – cũng tuyên bố hình thành cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột làCộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội.Đặc biệt, đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN, mục tiêu chính là hình thành một khuvực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đóhàng hoá, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự dohơn, góp phần giúp kinh tế phát triển đồng đều…
bị tác động trước những biến động về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế cũng dẫn đến việc lợi ích và rủi ro không đượcphân phối một cách công bằng cho các nước và các nhóm xã hội khác nhau, tạo ranguy cơ gia tăng khoảng cách giàu – nghèo và bất bình đẳng xã hội
8
Trang 11Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang pháttriển như Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiênbất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiềusức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp; dẫn đến việc có vị trí bất lợi và thuathiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu Vì lẽ đó, dễ trở thành bãi thải công nghiệp vàcông nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường ởmức độ cao.
Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn có khả năng gia tăng nguy
cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn trước sự “xâmlăng” của văn hóa nước ngoài Hội nhập cũng đồng thời tạo ra một số thách thứcđối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phứctạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự – an toàn xã hội, như làm tăngnguy cơ của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịchbệnh, nhập cư bất hợp pháp
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa mang lại những cơ hội thuậnlợi cho sự phát triển kinh tế, vừa có khả năng dẫn đến những nguy cơ to lớn vớihậu quả khó lường Vì thế, để phát triển một cách toàn diện và hiệu quả trong côngcuộc hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta cần đặc biệt coi trọng việc tranh thủ, tậndụng những thời cơ cũng như vượt qua các thách thức tác động mạnh mẽ đến sựhội nhập thành công của quốc gia
III Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam:
Với những tác động đa chiều của hội nhập kinh tế quốc tế cùng những tácđộng liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện định hướng và mục tiêu phát triểnđất nước, xuất phát từ thực tiễn – Việt Nam cần tính toán một cách thức phù hợp
để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công
1 Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại:
Nhận thức về hội nhập kinh tế có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn đếnnhững vấn đề cốt lõi của hội nhập, đó là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng đểxây dựng chủ trương và chính sách phát triển thích ứng
Trang 12Trong nhận thức, trước hết cần nắm bắt rằng hội nhập kinh tế là một thựctiễn khách quan, là xu thế khách quan của thời đại – không một quốc gia nào có thể
né tránh hay quay lưng với hội nhập Và Việt Nam cũng chẳng thể đứng ngoàidòng chảy phát triển của lịch sử, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là “khẩu hiệuthời thượng” mà phải trở thành “phương thức tồn tại và phát triển” của nước ta thờiđiểm hiện tại
Nhận thức về hội nhập kinh tế cần thấy rõ cả mặt tích cực và tiêu cực vì tácđộng của nó là đa chiều – đa phương diện Trong đó, mặt thuận lợi và tích cực cầnđược coi là cơ bản, như những tác động thúc đẩy của hội nhập kinh tế quốc tế tớităng trưởng, tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận khoa học công nghệ, mở rộng thị trường…Mặt khác, đồng thời cần nhận thức rõ những tác động trái chiều của hội nhập kinh
tế - như những thách thức về sức ép cạnh tranh gay gắt; những biến động khólường trên thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc tế và cả thách thức
về chính trị, an ninh, văn hóa Những nhận thức này là cơ sở để đề ra đối sách thíchhợp nhằm tận dụng ưu thế và khắc chế các tác động tiêu cực của hội nhập kinh tếquốc tế, đồng thời để phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta
Về chủ thể tham gia hội nhập, nhà nước là một chủ thể quan trọng – để dẫndắt tiến trình hội nhập và hỗ trợ các chủ thể khác ở khu vực và cả quy mô toàn cầu– nhưng nó không phải là duy nhất Thay vào đó, trong tiến trình hội nhập, ngườidân sẽ được đặt vào vị trí trung tâm; doanh nghiệp, doanh nhân và đội ngũ tri thức
là những lực lượng đi đầu, nhà nước không thể làm thay các chủ thể khác trong xãhội – do đó, hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện cần được coi là sự nghiệp của toàndân, là sự hội nhập của toàn xã hội vào cộng đồng quốc tế
2 Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp:
Thực chất, chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế là một kế hoạch tổng thể vềphương hướng, mục tiêu và các giải pháp phù hợp với tiềm lực cũng như điều kiệnthực tế của quốc gia
Trước tiên, cần đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế,chính trị thế giới cũng như tác động của toàn cầu hóa, của cách mạng công nghiệpvới nước ta Trong đó, cần chú trọng đến sự dịch chuyển tương quan sức mạnhkinh tế giữa các trung tâm – khi nền tảng kinh tế thế giới có những chuyển dịchcăn bản do tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển vượt bậc củacông nghệ thông tin
10
Trang 13Bên cạnh đó, trong thời điểm hội nhập hiện nay, xu hướng liên kết kinh tế đatầng nấc gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do (FTA), haycác hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định Đối tác toàn diện
và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP)… Thực tế, Châu Á – Thái BìnhDương đang đóng vai trò quan trọng, là đầu tàu trong tăng trưởng và liên kết toàncầu Vai trò của tổ chức kinh tế quốc tế, các công ty xuyên quốc gia và của cáccường quốc (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, EU) cũng như những điều chỉnhchính sách của họ trong việc dẫn dắt các xu hướng liên kết quốc tế cũng cần đượcđánh giá một cách chính xác
Tiếp đó, để xác định khả năng và điều kiện để Việt Nam có thể hội nhập cầnlàm rõ vị trí của đất nước thông qua việc đánh giá được những điều kiện kháchquan và chủ quan có ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế quốc gia
Trong đó, dù hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã và đang được đẩynhanh về tốc độ và phạm vi, nhưng việc chuẩn bị bên trong lại không được tiếnhành song song với quá trình này Những vấn đề vĩ mô như khuôn khổ pháp lý,năng lực thể chế, chất lượng nguồn nhân lực trở thành nút thắt của nền kinh tế, gâycản trở cạnh tranh ở nhiều cấp độ; bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cònnhận thức khá mơ hồ, thiếu thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế - dẫn đến chưa có
sự chủ động trong hoạch định chiến lược khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.Tất cả những vấn đề này trở thành rào cản của quá trình hội nhập của quốc gia, do
đó cần được tính toán cụ thể và khắc phục kịp thời để từng bước nâng cao năng lựccạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế
Ngoài ra, trong xây dựng chiến lược hội nhập, nước ta cần nghiên cứu kinhnghiệm và bài học của các nước nhằm rút ra phương hướng giải quyết phù hợp vàhiệu quả, tránh đi vào những sai lầm không đáng có Việc xây dựng phươnghướng, mục tiêu và giải pháp cũng phải đề cao tính hiệu quả, phù hợp với thực tiễn
về năng lực kinh tế, khả năng cạnh tranh, tiềm lực khoa học công nghệ cũng nhưlao động theo hướng tích cực, chủ động
Hơn nữa, chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế phải được gắn liền với tiếntrình hội nhập toàn diện, đồng thời cần có tính mở, điều chỉnh linh hoạt để ứng phókip thời với sự biến đổi của thế giới và các tác động tiêu cực phát sinh trong quátrình hội nhập