1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn sáo trúc nhạc cụ dân tộc truyền thống của việt nam

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Môn Sáo Trúc Nhạc Cụ Dân Tộc Truyền Thống Của Việt Nam
Tác giả Lê Bá Khánh Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Quyết
Trường học Trường Đại Học FPT Cần Thơ
Chuyên ngành Sáo Trúc
Thể loại tiểu luận
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Ngày nay, rất nhiều nghệ sĩ còn sử dụng đàn tranhViệt Nam để diễn tấu các bản nhạc trẻ, các thể loại nhạc mới như nhạc Pop hoặcEDM.2.2.Cấu tạoĐàn tranh có thân làm bằng gỗ xốp nhẹ, có dạ

Trang 1

Trường Đại Học FPT Cần Thơ

(Hovilo Campus)

****

TIỂU LUẬN MÔN SÁO TRÚC

Nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam

-LỚP

ĐSA.102.1.H2 -Giáo viên bộ môn: Nguyễn Văn Quyết

Sinh viên thực hiện: Lê Bá Khánh Linh

Mã số sinh viên: CS181257

Trang 2

MỤC

LỤC A GIỚI THIỆU CÁC LOẠI NHẠC CỤ DÂN TỘC 3

1 Sáo trúc 3

1.1.Sơ lược về sáo trúc 3

1.2.Cấu tạo: 3

1.3.Cách chơi: 4

2 Đàn tranh 5

2.1.Sơ lược về đàn tranh: 5

2.2.Cấu tạo 5

2.3.Cách chơi 6

2.4.Tư thế 7

3 Đàn bầu 7

3.1.Sơ lược về đàn bầu: 7

3.2.Cấu tạo: 7

3.3.Cách chơi và tư thế diễn tấu 8

4 Đàn Nguyệt 10

4.1.Sơ lược về đàn nguyệt 10

4.2.Cách chơi 11

4.3.Tư thế 12

4.4.Kỹ thuật 13

Đàn Nhị 14

5.1.Sơ lược về đàn nhị 14

5.2.Cấu tạo 14

5.3.Cách chơi và các kỹ thuật 15

5.4.Tư thế 16

B CẢM NHẬN CỦA BẢN THÂN 17

Trang 3

A GIỚI THIỆU CÁC LOẠI NHẠC CỤ DÂN TỘC

1 Sáo trúc

1.1.Sơ lược về sáo trúc

Sáo trúc Việt Nam là một loại nhạc khí có âm thanh thánh thót, ngân vang và

là một loại nhạc cụ truyền thống tiêu biểu của dân tộc Sáo trúc gắn liền vùng quê với những giai điệu dân gian đồng thời cũng là loại nhạc cụ phổ biến trong các lễ hội truyền thống.

1.2.Cấu tạo:

Có 2 dạng: sáo ngang và sáo dọc nhưng sáo ngang là loại phổ biến tại Việt Nam

- Sáo ngang: Gồm 1 lỗ thổi ở khoảng 1 phân 3 từ đầu đến thân, 6 lỗ thổi

và 1 lỗ âm cơ bản, là lỗ khoét cuối cùng dùng để quyết định âm trầm nhất khi ta bịt kín tất cả các lỗ bấm cũng là âm để quyết định tên sáo.

Nguồn: https://saotrucbuigia.com/nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-hoc-sao-truc/

Trang 4

Nguồn: tieusao.net

1.3.Cách chơi:

* Cách thổi:

 Làm ướt môi

 Đặt lỗ sáo ngay đầu vào khe giữa môi trên và môi dưới Điểm tựa là môi dưới, rồi xoay ra ngoài một góc khoảng 90 độ.

 Mím môi và thổi.

 Thổi ra những âm trầm thì môi cần mím lại, thổi nhẹ tạo một tia hơi gọn.

 Môi ép chặt hơn để thổi những nốt cao Nốt càng cao thì càng cần ép thật chặt và thổi mạnh hơn để đạt được tia hơi thật nhỏ gọn.

 Lưu ý: Lực hơi thổi âm trầm nhất thì nhẹ vừa có xu hướng lực hơi mạnh dần khi thổi âm cao Âm càng cao thì môi lại càng phải ép chặt hơn và lực hơi mạnh hơn và ngược lại

* Các kỹ thuật cơ bản và nâng cao:

- Các kỹ thuật cơ bản: đánh lưỡi đơn, kép, rung,

Trang 5

- Các kỹ thuật nâng cao: reo lưỡi, chạy ngón,

* Tư thế:

- Do sự linh hoạt đặc thù của nhạc cụ này nên có thể chơi với nhiều tư thế khác nhau nhưng đứng và ngồi là 2 tư thế phổ biến nhất.

Nguồn ảnh: Nghệ sĩ sáo Nguyễn Quyết

2 Đàn tranh

2.1.Sơ lược về đàn tranh:

Đàn tranh hay còn được gọi là đàn thập lục là nhạc cụ phương Đông có xuất xứ từ Trung Quốc.Trải qua nhiều thập kỷ các nghệ nhân làm đàn sáng tạo thêm 17, 19, 21, 22 dây Khác với đàn tranh của Trung Quốc, đàn tranh Việt Nam có âm thanh vô cùng trong trẻo, ngân vang, giàu tình cảm Ngày nay, rất nhiều nghệ sĩ còn sử dụng đàn tranh Việt Nam để diễn tấu các bản nhạc trẻ, các thể loại nhạc mới như nhạc Pop hoặc EDM.

2.2.Cấu tạo

Đàn tranh có thân làm bằng gỗ xốp nhẹ, có dạng hình hộp dài 110-120cm, đầu hẹp khoảng 13cm, đầu lớn cuồi đàn khoảng 20cm Bên tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn tranh khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn

Trang 6

Nguồn ảnh: https://dayhocnhac.vn/cau-tao-va-su-phat-trien-cua-dan-tranh/

2.3.Cách chơi

- Cách chơi truyền thống là dùng 2 ngón gẩy Ngày nay người chơi thường dùng 3 ngón, một số trường hợp khác dùng 4 – 5 ngón.

- Cách dùng 3 ngón gẩy gồm ngón cái, trỏ và giữa là phổ biến nhất Các cách gẩy cơ bản gồm: Liền bậc, cách bậc, gẩy đi xuống và đi lên liền bậc hoặc cách bậc Thường dùng móng gẩy để gẩy nhưng riêng đàn sắt thì không dùng mà gẩy bằng đầu bụng ngón tay.

* Các kỹ thuật diễn tấu đàn tranh:

Ngón Á: Lối gảy phổ biến của đàn tranh, cũng như cổ tranh Trung Quốc Kỹ thuật gảy

ngón á là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc Ngón Á hay vào ở phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh ở đầu hoặc cuối câu nhạc.

Á lên: Kỹ thuật lướt qua hàng dây Kỹ thuật này vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ 1 âm

thấp lên những âm cao.

Á xuống: Đây là lối gảy cổ truyền, gảy liền những âm liền bậc, từ 1 âm cao xuống

những âm thấp Có nghĩa dùng ngón cái tay phải lướt nhanh và đều qua các hàng dây,

từ cao xuống thấp.

Trang 7

Á vòng: Là kỹ thuật kết hợp từ Á lên và Á xuống Kỹ thuật này thường dùng để mở

đầu hoặc kết thúc một câu nhạc Vài trường hợp, Á vòng thường dùng để tả cảnh gió thổi, mưa rơi, sóng nước hoặc dùng ngón Á vòng liên tiếp với nhiều âm.

2.4 Tư thế

Ta có thể ngồi hoặc đứng khi chơi đàn tranh Các nghệ sĩ thường ngồi khi diễn tấu Đàn tranh Vị trí ngồi cũng là một điều rất quan trọng trong chơi Đàn tranh Ngồi trên ghế cao vừa phải, hai chân phải chạm đất, hai cánh tay mở ra vừa phải

từ vai xuốn khủy tay đến bày tay.

Nguồn ảnh: https://adammuzic.vn/dan-tranh-cay-dan-hoa-lai-hon-que-huong/

3 Đàn bầu

3.1.Sơ lược về đàn bầu:

Đàn bầu Việt Nam , độc huyền cầm , là loại đàn một dây của người Việt và dân tộc Kinh ở đảo Hải Nam – Trung Quốc Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam Các nhạc sĩ Việt Nam đã biên soạn và chuyển soạn một số tác phẩm dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu trình tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới mến mộ.

3.2.Cấu tạo:

Đàn bầu Việt Nam gồm 8 bộ phận:

1 Thành đàn: được làm bằng gỗ mun hoặc gỗ cẩm lai, các loại gỗ cứng.

2 Mặt đàn: thường được làm bằng gỗ ngô đồng.

Trang 8

3 Đáy đàn: Được làm bằng gỗ ngô đồng.

4 Cần đàn (vòi đàn): Làm bằng gỗ hoặc sừng

5 Bầu đàn: Được làm bằng gỗ chắc để bắt vít được.

6 Trục lên dây: được thiết kế xuyên qua thành đàn chắc chắn

7 Dây đàn: được làm bằng mây và tơ sau này dược làm bằng thép

8 Cầu âm (Hay gọi là cầu dây)

Nguồn ảnh: https://nhaccutienmanh.vn/nhac-cu-dan-bau-viet-nam/

3.3.Cách chơi và tư thế diễn tấu

* Định âm:

- 1 phần 2 dây có nốt do 1 cao hơn dây buông một quãng 8,

- 1 phần 3 dây sẽ là nốt sol 1

- 1 phần 4 ta sẽ có nốt do 2

- 1 phần 5 dây sẽ có mi 2

- 1 phần 6 dây sẽ có nốt sol 2

- 1 phần 7 dây sẽ là nốt si giáng

* Cách dùng que gảy đàn:

Trang 9

Để có thể gảy đàn cần chú ý kỹ thuật này, tránh đánh sai nốt Nên cầm que bằng tay phải và đặc que trong lòng bàn tay hơi chếch hướng 35 độ so với chiều ngang cây đàn Đốt thứ nhất ngón cái giữ que đàn và khi đánh hất nhẹ que đàn cùng nhấc bàn tay lên

* Tư thế diễn tấu gồm 3 kiểu ngồi:

- Kiểu thứ nhất: Kiểu ngồi chống gối

- Kiểu thứ hai:Kiểu ngồi xếp bằng

- Kiểu thứ ba:Kiểu ngồi ghế (đàn sẽ được đặt trên giá nhỏ cao 70cm vừa đủ tầm để chơi đàn)

Nguồn ảnh: https://xuongdancuong.com/tin-tuc/hoc-danh-dan-bau-sach-su-dung-dan-bau

* Cách sử dụng tay trái trên cần và dây đàn:

Các ngón tay trên cần và dây đàn chia làm 7 ngón như ngón rung, ngón vỗ, ngón vuốt, luyến và tạo tiếng chuông:

- Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang âm và dừng lại ở thang âm qui định trong bản nhạc.

- Ngón luyến: kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm qui định

Trang 10

- Ngón tạo tiếng chuông: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạo ra

âm bội trên âm chính có sẵn.

- Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ ngón trỏ tạo ra âm thanh hãm và thăng giáng liên tục, ngắt quãng do dao động âm tắt nhanh.

4 Đàn Nguyệt

4.1 Sơ lược về đàn nguyệt

Đàn nguyệt là nhạc cụ dây gẩy xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, trong Nam còn gọi là đờn kìm Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt" Đặc điểm của đàn nguyệt là có cái cần dài và những phím cao nên nghệ nhân với thể tạo ra những âm thanh mềm mại, uyển chuyển Vì vậy, đàn nguyệt thường không thiếu vắng trong những cuộc hoà tấu nhạc lễ trang nghiêm, các buổi tang lễ, các cuộc hoà tấu thính phòng mang chức năng như đệm nhạc bài hát, ca trù, hát chầu văn ca Huế , , đờn ca tài tử, cải lương, hoà tấu hoặc độc tấu.

Cấu tạo gồm 4 bộ phận:

Bầu vang: là bộ phận lớn nhất của đàn, chúng mang hình ống dẹt, đường kính 30cm,

thành bầu 6cm Nền mặt bầu vang sở hữu bộ phận phía dưới gọi là ngựa đàn sử dụng

để mắc dây.

Cần Đàn: làm bằng gỗ, gắn trên phần bầu tương đối dài, trên sở hữu 8 – 11 phím đàn,

các phím gắn không bắt buộc đều, dùng để chỉnh dây và tạo âm.

Đầu đàn: mang hình dáng lá đề, được gắn trên phần cần, có 4 hóc luồn dây và 4 trục

dây, mỗi bên hai trục.

Dây Đàn: gồm 2 dây một dây to và một dây nhỏ, trước kia khiến cho bằng sợi tơ, ngày

nay chuyển sang dây nilon Đôi khi 2 dây cách nhau quãng 4 đúng, có lúc quãng 5 đúng hoặc quãng 7 hay quãng 8 đúng Các lên dây thường được sử dụng nhất là quãng

5 đúng.

Trang 11

Nguồn ảnh: https://www.vmef.vn/chuyen-de-chinh/am-nhac-dan-toc/nhac-cu-dan-toc/dan-nguyet-nguyet-cam.html

4.2.Cách chơi

- Cách cầm móng gẩy : Khi đánh đàn, ngón cái và ngón trỏ của tay phải cầm móng

gảy, các ngón khác khum lại tự nhiên, nên tránh ngón út duỗi thẳng và tì vào mặt đàn Khi gẩy không nên đặt móng hờ trên dây vì như vậy tiếng đàn sẽ yếu, tuy vậy cũng không nên để móng quá sâu xuống dây vì tiếng đàn sẽ thô, không gọn và làm mất sự linh hoạt của cổ tay.

- Cách cầm đàn và bấm dây trên cung đàn : Cây đàn được giữ chắc nhờ kẹp đàn

bằng cánh tay phải, tay trái đỡ cần chỉ giúp cho đàn được thăng bằng khi gẩy.

- Đốt thứ nhất của ngón cái dựa vào sống cần đàn, tránh để cần đàn dựa sát vào kẽ tay (giữa ngón cái và ngón trỏ) vì như vậy làm việc di chuyển lên xuống của tay trái gặp trở ngại, không linh hoạt.

- Cánh tay trái để tự nhiên, không áp sát vào cạnh sườn nhưng cũng không để khửu tay khuỳnh ra phía ngoài.

- Ngón tay bấm trên cung đàn phải để khum tự nhiên Các đầu ngón tay bấm dây xuống cung đàn với mức độ vừa phải Nếu bầm quá nặng sẽ làm dây căng, tiếng đàn bị chênh cao Nếu bấm hờ, dây đàn vừa chạm vào vào phím chưa đủ mức, tiếng đàn sẽ rè

và yếu.

Trang 12

- Các ngón bấm móng tay phải được cắt ngắn, khi bấm luôn khum tròn và chụm, không

để kẽ tay doãng hở làm yếu gân ngón bấm, nhất là khi cần rung và nhấn Khi gẩy từng tiếng trên dây, ngón bấm không duỗi thẳng vì vậy dễ chạm dây bên cạnh làm trở ngại lúc đánh với tốc độ nhanh Khi cần chặn hai dây trên cung đàn mới được phép duỗi thẳng ngón để bấm.

4.3.Tư thế

Có 3 kiểu :

- Ngồi xếp chân trên chiếu

- Ngồi vắt chéo chân trên ghế

- Ngồi tì gót chân phải vào thang ghế

Cả ba tư thế ngồi trên đều phải tự nhiên, thoải mái, thành đàn phía dưới tì lên đùi phải Lưng đàn áp sát vào cạnh sườn, nách tì nhẹ lên thành đàn trên Tay trái đỡ cần đàn, đầu đàn chếch lên phía trên sao cho cao hơn vai một chút.

- Tư thế đứng : Tư thế đứng ít dùng hơn tư thế ngồi, thường dùng để vừa đi vừa đàn Nếu đánh đàn ở tư thế này phải đeo đàn bằng một sợi dây Cánh tay phải đè vào mặt đàn giữ cho mặt đàn áp sát vào người, tay trái nâng cần đàn chếch lên phía trên.

Nguồn ảnh: https://giasuhanoigioi.edu.vn/gia-su-day-dan-nguyet-tai-nha-bang-gia-gia-su-2019.html

4.4.Kỹ thuật

Trang 13

- Ngón phi: lối đánh cổ truyền, không dùng miếng khảy mà sử dụng những ngón tay

vẩy liên tiếp nhanh trên dây đàn, hiện quả âm thanh gần giống như ngón vê Ngón phi

có hai cách diễn:

- Phi lên: thường sử dụng trên một dây đàn, bắt đầu từ ngón út rồi lần lượt những ngón

khác hất vào dây đàn.

- Phi xuống: sử dụng trên cả 1 dây đàn hoặc trên cả 2 dây Phi xuống là vẫy nhanh các

ngón tay vào dây đàn, bắt đầu từ ngón út (có khi bắt đầu từ ngón trỏ) rồi lần lượt những ngón khác khảy dây đàn.

- Khi biểu diễn ngón phi người ta dùng 4 ngón tay (không sử dụng ngón tay cái) Nếu đánh bằng miếng khảy đàn họ chỉ sử dụng 3 ngón vì ngón cái và ngón trỏ phải giữ miếng khảy.

- Ngón vê: khảy liên tiếp trên dây đàn Kỹ thuật này thường dùng trong nhạc hát văn.

Cách vê có thể bằng móng tay hay miếng khảy, vê 1 dây hoặc 2 dây đều được.

- Ngón gõ: dùng những ngón tay phải gõ vào mặt đàn, mục đích để báo hiệu cho hát,

cho các nhạc khí khác hòa tấu hoặc điểm giữa những nhạc cụ, đoạn nhạc hay những lúc các nhạc cụ khác ngưng hoạt động.

- Bịt: làm âm thanh vừa vang lên liền tắt đột ngột Kỹ thuật sử dụng tay trái trong đàn

nguyệt gồm có 12 cách: ngón rung, ngón nhấn, ngón nhấn luyến, nhấn luyến, ngón láy, ngón láy rền và ngón láy giật Ngày nay ngón vuốt có thể xem nó là kỹ thuật số 9 của tay trái Kế tiếp là ngón bật dây, âm bội và đánh chồng âm (hợp âm).

Nguồn:

vietthuong.edu.vn

Trang 14

Đàn Nhị

5.1.Sơ lược về đàn nhị

Đàn nhị còn được gọi là đàn cò, là một nhạc cụ thuộc bộ dây Đàn có 2 dây nên có tên gọi là đàn nhị Xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỷ X Được người Mường gọi là Cò

Ke, người Kinh gọi là đàn líu còn người miền Nam gọi là đàn Cò.5.

5.2.Cấu tạo

Gồm 6 bộ phận:

- Ống nhị (bát nhị): Là một bầu cộng hưởng nhằm khuếch đại âm thanh của đàn Ống

nhị có hình dạng giống như một bông hoa rau muống Một đầu được bịt bằng da rắn hay da kỳ đà, còn đầu kia thì xòe ra như hoa rau muống đang nở và không bịt gì Ống nhị thường làm bằng gỗ cứng, dài 13,8 cm.

- Cần nhị (cán nhị): Đây cũng chính là bộ phận làm nên tên gọi gần gũi Đàn Cò vì nó

có dáng thẳng, đến gần đầu cán thì uốn mềm mại như ngã về phía ngược hướng với ống nhị, trong bóng dáng uyển chuyển như cổ một chú cò lã Cần nhị sẽ được cắm xuyên qua ống nhị, dài khoảng 75,5 cm.

- Trục dây: Có hai trục nhị, gắn xuyên qua cần nhị và nằm cùng hướng với ống nhị.

Vặn trục làm dây căng hay chùn mà cho ra âm thanh cao hay trầm.

- Dây nhị: Chính là hai dây đàn, thường làm bằng tơ, nilông hoặc kim loại Dây bằng

kim loại cho ra âm thanh rõ ràng nhưng dây tơ và dây nilong lại cho ra âm thanh mềm mại, dịu dàng hơn Trong hai dây đàn, có một dây nhỏ (nằm ngoài) và một dây lớn (nằm trong).

- Cử nhị (hay Khuyết nhị, cái suốt): là một vòng bằng đồng hoặc bằng tơ, đặt giữ cần

đàn, có thể trượt lên xuống Hai dây đàn sẽ xuyên qua vòng này trước khi buộc vào ngựa đàn trên bát nhị Hai dây đàn không chạy song song, thẳng từ trục nhị tới ngựa đàn mà sẽ bị cử nhị này bóp lại gần sát nhau Bạn tưởng tượng như hai sợi chỉ song song mà bạn dùng tay bóp lại ngay giữa cho hai dây gần nhau Mục đích để thay đổi cao độ của dây đàn Cửa đàn càng kéo lên phía đầu cần nhị, thì âm thanh càng trầm và ngược lại, càng kéo về phía bát nhị âm thanh càng cao.

- Cung vĩ: Nhìn như một cái cung của các vận động viên bắn cung Phần cứng uốn

cong làm từ tre, gỗ Phần dây dùng để cọ xát với dây đàn tạo ra âm thanh làm bằng tơ, lông đuôi ngựa Vì hai dây đàn khá sát sau nên phải luồn cung vĩ vào giữa hai dây đàn.

Trang 15

Tức là không thể tách rời cung vĩ và đàn (trừ khi bạn phải tháo ráp các bộ phận) Như vậy, có 2 bộ phận làm thay đổi cao độ của tiếng đàn cò là trục dây và cử nhị.

Nguồn:https://adammuzic.vn/dan-nhi-dan-co-xung-danh-violin-cua-phuong-nam/

5.3.Cách chơi và các kỹ thuật

Tay trái giữ dọc nhị và bấm vào dây đàn bằng lòng ngón tay hoặc đầu ngón tay Tay phải cầm cung vĩ kéo đẩy để tạo ra âm thanh.

Có nhiều kỹ thuật đàn như ngón vuốt, ngón láy, ngón nhấn, ngón chuyền để cung vĩ ngắt, cung vĩ rung, cung vĩ rời, cung vĩ liền…

5.4.Tư thế

Tư thế ngồi giường ván: Ngồi xếp bàn tròn, bàn chân bên phải để ngửa, ống chân

bên trái đè lên giữa bầu cộng hưởng, cần đàn để thẳng, bầu cộng hưởng để ngang, mặt bịt da của đàn để lên bàn chân về phía ngón chân, ngón chân cái để sát dưới con ngựa để điều khiển tiếng: bằng cách ấn nhẹ ngón chân vào con ngựa.

Tư thế đứng: Bầu cộng hưởng đàn được tì ngang thắt lưng.

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w