1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thi kết thúc học phần giao tiếp kinh doanh câu nói “mèo khen mèo dài Đuôi” có liên quan như thế nào với cửa sổ johari

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Câu nói “mèo khen mèo dài đuôi” có liên quan như thế nào với cửa sổ Johari?
Tác giả Sinh Viên Thực Hiện
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Chu
Trường học Đại Học UEH
Chuyên ngành Giao Tiếp Kinh Doanh
Thể loại Bài thi kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,44 MB

Nội dung

“Mèo khen mèo” trong câu thành ngữ này ám chỉ những kẻ chỉ biết tâng bốc, dành những lời khen có cánh cho chính mình, thể hiện hành vi tự đề cao bản thân mình to lớn nhưng sự thật thì cũ

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH UEH

KHOA QUẢN TRỊ

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

BỘ MÔN: GIAO TIẾP KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Văn Chu Lớp học phần: 22D1BUS50304401 Sinh viên thực hiện:

MSSV:

TP Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Câu 1: Câu nói “mèo khen mèo dài đuôi” có liên quan như thế nào với cửa sổ Johari? Hãy nêu vai trò của lòng tin (sự tin cậy) trong mối quan hệ với vấn đề tự

bộc lộ bản thân 3

1.1 Mô hình Johari và thành ngữ “mèo khen mèo dài đuôi” 4

1.1.1 Thành ngữ “mèo khen mèo dài đuôi” 4

1.1.2 Giới thiệu chung mô hình cửa sổ Johari 7

1.1.3 Mối liên hệ giữa thành ngữ “Mèo khen mèo dài đuôi” và mô hình Johari 11

1.2 Lòng tin và vấn đề tự bộc lộ bản thân 12

1.2.1 Khái niệm và vai trò lòng tin 12

1.2.2 Vấn đề tự bộc lộ bản thân 13

1.2.3 Mối quan hệ giữa lòng tin và vấn đề tự bộc lộ bản thân 14

Câu 2 Bức thư từ Giám đốc kỹ thuật từ chối bảo hành cho khách hàng 15

Trang 3

Đề bài:

Câu 1: Câu nói “mèo khen mèo dài đuôi” có liên quan như thế nào với cửa sổ Johari? Hãy nêu vai trò của lòng tin (sự tin cậy) trong mối quan hệ với vấn đề tự bộc lộ bản thân

Câu 2: Hãy trình bày hoàn chỉnh bức thư theo tình huống sau đây:

Ông Nguyễn Văn An đã mua một máy vi tính tại một cửa hàng bán lẻ trực thuộc một trung tâm phân phối máy vi tính Ông đã không đọc kỹ những yêu cầu được in đậm của nhà sản xuất trên máy tính: “Không được tự động tháo dỡ máy tính, chỉ có các chuyên viên kỹ thuật của công ty mới được phép tiến hành sửa chữa máy” Sau khi vô tình làm sai các điều quy định về điều hành, máy không hoạt động và ông đã tự tháo máy để sửa Không xong, ông đã gửi máy lại cho cửa hàng nhờ sửa chữa theo luật bảo hành Cửa hàng từ chối vì ông đã tự ý tháo máy ra Ông lại gửi thư yêu cầu sửa chữa đến trung tâm phân phối chính để họ tiến hành công việc bảo hành sản phẩm Giám đốc kỹ thuật đã viết một lá thư từ chối yêu cầu này nhưng sẽ nhận sửa chữa máy với mức tiền công hợp lý Ông Nguyễn Văn An số 8860 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Yêu cầu: Bức thư của GĐ kỹ thuật từ chối bảo hành cho khách hàng.

Trang 4

1.1 Mô hình Johari và thành ngữ “mèo khen mèo dài đuôi”

1.1.1 Thành ngữ “mèo khen mèo dài đuôi”

 Con mèo trong thi ca

Từ hàng ngàn năm nay, từ nông thôn cho đến thành thị, mèo là con vật được thuần dưỡng và nuôi trong nhà, có người nuôi mèo để bắt chuột, làm thú săn mồi nhưng cũng có người nuôi mèo để bầu bạn hay làm con vật kiểng Nhưng cho dù nuôi với mục đích nào thì mèo vẫn là con vật gắn bó, gần gũi với con người Và hiển nhiên, trong cuộc sống, sự gắn bó lâu bền, tình nghĩa đậm sâu đã khiến loài mèo được đi vào trong các câu ca dao, thành ngữ cùng nhiều cung bậc khác nhau, nhiều sắc thái phong phú, đa dạng có liên quan đến đặc điểm, tính cách của những chú mèo tuy nhỏ nhắn, hiền lành nhưng cũng vô cùng dũng mãnh này

Những phác thảo về chân dung con mèo trong kho tàng văn hóa dân gian nhìn chung

về mèo là mất điểm, là những câu ca dao, thành ngữ châm biếm mang ý nghĩa tiêu cực với loài mèo Tuy nhiên, nếu nhìn bao quát hơn nữa, có thể thấy rằng mèo đã và đang làm vật hy sinh nhằm giúp cho con người nhìn thấy rõ những vấn đề của cuộc sống, từ

đó xây dựng cho mình lối sống tích cực, rút được kinh nghiệm quý báu mà ông cha ta

để lại thông qua những câu ca dao tục ngữ, sống có ích hơn cho đời

 “Mèo khen mèo dài đuôi”

Trang 5

Thành ngữ “Mèo khen mèo dài đuôi” hay “Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo” ngụ

ý việc ta tự tôn vinh, tự đề cao mình một cách thái quá dù rằng điều đó chẳng có tài cán gì to tát hay lớn lao, thể hiện ý mỉa mai nhiều hơn là ca ngợi “Cái đuôi” của con mèo có đặc điểm là dài và thon hay “chuột nhỏ” thì tất nhiên dễ di chuyển, leo trèo hơn, nói lên những điều hiển nhiên, nhìn vào ai cũng biết mà không cần mô tả hay giải thích “Mèo khen mèo” trong câu thành ngữ này ám chỉ những kẻ chỉ biết tâng bốc, dành những lời khen có cánh cho chính mình, thể hiện hành vi tự đề cao bản thân mình to lớn nhưng sự thật thì cũng chỉ là sự eo hẹp, hạn chế về tài năng, chỉ giỏi “múa rìu qua mắt thợ”, “khua môi múa mép” mà thôi Diễn tả nên một con người suốt ngày

tự khen, tự khoe ưu điểm của mình, không chịu thua một ai, luôn tin rằng cái gì mình làm ra thì đều khéo đều hay cả

Ở một khía cạnh khác, việc coi trọng và đề cao năng lực bản thân như câu thành ngữ

“Mèo khen mèo dài đuôi” cũng thể hiện những mặt tích cực Từ những ưu điểm của bản thân, ta có thể lấy làm động lực để vươn lên, để tự giúp mình vượt qua khó khăn trong cuộc sống và đối phó với những trở ngại, thách thức Chẳng hạn như khi bạn đạt được một thành tích nào đó trong cuộc thi của trường và bạn được mọi người xung quanh ca ngợi, điều này giúp bạn tự tin hơn vào bản thân, cảm thấy mình sở hữu nhiều giá trị và không ngừng phát trị giá trị đó trong tương lai, thực hiện mục tiêu với tâm thế phấn khởi và nhìn nhận cuộc sống này có ý nghĩa hơn

Tuy nhiên ranh giới giữa việc tận dụng, thể hiện thế mạnh và sự tự mãn, kiêu ngạo khá mong manh bởi nếu ta tự tin thái quá về năng lực của mình sẽ dẫn đến trường hợp

“ngủ quên trên chiến thắng”, cái nhìn của ta về mọi sự vật, sự việc và kể cả con người trở nên nhỏ bé lại và ta luôn cho mình là đúng đắn dẫn đến khả năng nhận định mọi vấn đề một cách phiến diện Những người có đặc tính này cũng thường hay ba hoa, khoe mẽ nhiều về thành tích của mình, tự cho là giỏi ở mọi việc mặc dù có thể chưa thử thực tế như thế nào hay mặc dù giỏi nhưng có thể đến khi làm không như những gì

họ nghĩ Có những người thể hiện tính tự cao bằng cách coi thường những người thấp kém hơn mình dựa trên ưu điểm của họ, một vài người thể hiện thông qua sở thích về những thứ hào quang, ưa tâng bốc, nịnh bợ

Trang 6

Hậu quả của việc tự cao tự đại có thể đi theo ta suốt một thời gian dài và sẽ tiếp diễn nếu không nhìn ra vấn đề Nó như một chất axit ăn dần ăn mòn nhân cách và phá hoại cuộc sống con người Không dừng lại ở đó, thói tự cao sẽ kéo theo nhiều đức tính tiêu cực khác như sự bảo thủ, tính ích kỷ, vị lợi, … Có thể thấy những người kiêu ngạo, tự cao thường là những người cô đơn bởi thói quen xấu này khiến những người xung quanh họ mất đi thiện cảm Mặt khác, nó cũng dẫn đến hậu quả khó lường, việc tự huyễn hoặc vào khả năng của mình mà bỏ ngoài tai những lời góp ý, giúp đỡ từ người khác, đến khi gặp phải khó khăn sẽ không trở tay kịp và trở nên thất bại

Một ví dụ thực tiễn về việc tự cao, kiêu ngạo là khi Nhà bác học Lê Quý Đôn tự cho rằng mình đã đọc hết sách trong thiên hạ, ông đã cho treo ngay trước ngõ tấm biển với nội dung “Ai không hiểu chữ gì thì hãy đến đây mà hỏi” nhưng lại chẳng thấy ai tới, thậm chí không thể đáp lại câu đối từ một ông lão lớn tuổi Sau việc này Lê Quý Đôn

đã nhận ra vấn đề mình đang gặp phải, ông tự hiểu rằng thiên hạ còn lắm người tài mà cũng không thấy ai kiêu căng như mình Thế là ông liền sai người cất tấm bảng đi và dần bỏ đi tính kiêu ngạo của mình, nỗ lực đọc sách nhiều hơn, chăm chỉ nghiên cứu và sau này ông trở thành nhà bác học lẫy lừng, vang danh một thời Gần gũi hơn nữa ta

có thể thấy trong những câu chuyện tuổi thơ, chẳng hạn như câu chuyện “Rùa và Thỏ”, vì sự kiêu căng, tự đắc về khả năng của mình mà Thỏ đã thua cuộc trong một cuộc thi tốc độ với Rùa, tưởng chừng như kết quả có thể dự đoán từ trước nhưng hóa

ra lại trở thành trò cười cho cả khu rừng

Hay chúng ta có thể đến với một ví dụ đề cao sự khiêm tốn ở một người Nhà Bác học

vĩ đại Einstein đã từng nói rằng” Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác, cũng sống và làm việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?” Trước những lời tâng bốc, khen ngợi từ người khác, vị Bác học này đã không xem mình là một con người đặc biệt của xã hội mà chỉ là một người bình thường như bao người khác Sống khiêm tốn, giản dị, sở hữu một phong cách sống đẹp và đúng mực, không khoe khoang Nhờ vậy mà người người đời sau vẫn luôn dành sự ngưỡng mộ và tôn trọng cao đối với nhà Bác học này, lấy làm tấm gương để dẫn dắt họ trên bước đường thành công

Trang 7

Con người chúng ta đều sở hữu những khả năng, những giá trị riêng, những thế mạnh khác nhau và mang tính vượt trội hơn hết, đây được coi là những “con cờ” được ấp ủ, được tích lũy và kiên nhẫn chờ đợi để khi đến thời điểm thích hợp sẽ tung ra nước đi của cờ nhằm thể hiện thế mạnh của mình, thể hiện bản lĩnh và giá trị to lớn Chúng ta

có quyền tự hào về những giá trị sẵn có của bản thân, có người sẽ biết cách sử dụng

ưu điểm để phát huy lợi thế một cách tốt nhất nhằm đạt được ước muốn của riêng mình, có người ấp ủ, nuôi dưỡng âm thầm những thế mạnh cho riêng mình để làm lá chắn và thể hiện lúc cần thiết Người nắm được thế mạnh và biết cách thể hiện đúng lúc, đúng chỗ sẽ mang một nguồn năng lượng tích cực, sở hữu phong thái tự tin, có động lực vươn lên và khẳng định giá trị bản thân một cách thuyết phục nhất Đúc kết lại, nếu con người có thể cân bằng tốt, nắm được giới hạn giữa sự tự tin và giới hạn năng lực bản thân sẽ hiểu rõ tốt chính bản thân mình và luôn tôn trọng mọi người xung quanh Sở hữu nhận thức tốt đẹp này sẽ giúp ta nâng cao, bồi dưỡng năng lượng và hoàn thiện nhân cách Binh pháp Tôn Tử ở thời Chiến Quốc từng đề cập

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” muốn nói lên việc thấu hiểu đồng loại, khi ta

có thể cảm thấu và am hiểu sâu sắc về chính ta và đối phương, ta sẽ có cái nhìn tốt đẹp hơn và dành sự trân trọng với tất cả mọi người Học cách khiêm tốn giúp con người chúng ta sở hữu nhân cách rộng mở, luôn nhìn đời nhìn người với tấm lòng bao dung, đồng cảm Và cuối cùng ta cần luôn tự nhủ với lòng rằng “Khiêm tốn bao nhiêu vẫn thấy thiếu, tự kiêu một chút đã thấy thừa”

1.1.2 Giới thiệu chung mô hình cửa sổ Johari

Trang 8

Cửa sổ Johari được phát triển từ hai nhà tâm lý học người Mỹ là Joseph Luft và Harry Ingham vào năm 1995 Tên “Johari” được ghép lại từ tên của hai tác giả này Sau đó,

mô hình Johari được Joseph Luft nghiên cứu và phát triển chi tiết hơn, được ứng dụng rộng rãi kéo dài cho đến tận ngày nay với công dụng như: phát triển cá nhân, cải thiện

kỹ năng giao tiếp, phát triển nhóm,

Mô hình giao tiếp cửa sổ Johari được thiết lập 4 góc, là một công cụ đơn giản và hữu ích để rèn luyện nhận thức về bản thân, phát triển nhân cách, cải thiện giao tiếp giữa các cá nhân, phát triển nhóm, động lực nhóm và quan hệ giữa các nhóm Ngoài ra cửa

sổ Johari cũng hỗ trợ trong việc phát triển năng lực của một người, chẳng hạn như năng lực giao tiếp dựa trên sự tự bạch, khám phá và đón nhận phản hồi Thông qua nghiên cứu các yếu tố động lực khi học tại Đại học California, mô hình Johari xuất hiện dựa trên 2 tiền đề cốt lõi:

1 Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ những thông tin liên quan đến bản thân

2 Họ có thể tự học và hiểu được những vấn đề của bản thân thông qua phản hồi

mà người khác nhìn nhận về mình

Cửa sổ Johari ra đời là một lý thuyết mang tính cách mạng cung cấp cho con người hiểu biết sâu sắc những phương pháp để cải thiện giao tiếp Nếu áp dụng đúng cách,

Trang 9

không chỉ giúp các nhà quản lý hiểu được tầm quan trọng của các kỹ năng mềm mà còn giúp họ xây dựng môi trường sáng tạo và hợp tác

Mô hình cửa sổ Johari

Mô hình cửa sổ Johari còn được gọi là ‘mô hình tiết lộ / phản hồi về “sự tự nhận

thức” Mô hình đại diện cho hàng loạt thông tin về cảm xúc, quan điểm, thái độ, kinh nghiệm, động lực, kỹ năng, … của một người hay trong một mối quan hệ với nhóm của họ

Cơ sở lý luận đằng sau cửa sổ Johari là mọi người có khả năng áp dụng bốn phương pháp tiếp cận dựa trên mối quan hệ của bản thân họ và giữa các cá nhân:

 Khả năng tiết lộ nhiều thông tin về bản thân

 Khả năng tiết lộ bất kỳ, một vài thông tin nào về bản thân họ

 Khả năng đón nhận phản hồi

 Khả năng chống lại bất kỳ phản hồi nào về bản thân

Bảng dưới đây biểu diễn dạng sơ đồ của Cửa sổ Johari

Trang 10

Góc nhìn của cửa sổ Johari thể hiện thái độ, niềm tin, kỹ năng và kinh nghiệm của một người (hoặc nhóm) liên quan đến những người khác thông qua bốn góc nhìn được gọi

là cửa sổ hoặc góc phần tư Mỗi khu vực chứa thông tin và đại diện cho cảm xúc cũng như động lực về việc người đó đã biết hay chưa biết thông tin và liệu thông tin đó có những người khác trong nhóm đã biết hoặc chưa biết Cụ thể như sau:

 Ô số 1: Ô mở

Vùng này về cơ bản là chúng ta có khả năng tự nhận thức bản thân, bao gồm hành vi, thái độ, động lực, giá trị và cách sống mà chúng ta nhận thức được Vùng đầu tiên, hay còn gọi là vùng mở, chứa thông tin mà ta tự nhận biết được về bản thân và những người khác cũng biết được Điều này được đặc trưng bởi quá trình trao đổi thông tin giữa bản thân của cá nhân và những người khác

Hành vi giao tiếp ở đây nói chung là công khai và mọi dữ liệu thông tin đều có sẵn cho tất cả mọi người Vùng mở với kích thước thông tin càng rộng thì chứng tỏ khả năng giao tiếp càng hiệu quả, khi vùng này càng lớn hơn thì các vùng được dấu bên dưới sẽ nhỏ lại

 Ô số 2: Ô mù

Vùng này là những thông tin người khác biết về bạn nhưng lại không được biết bởi chính bản thân bạn, mô tả sự thiếu hiểu biết cũng như thiếu khả năng tự nhận thức về bản thân Mục tiêu chính là giảm diện tích vùng này để tăng diện tích vùng mở để nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân Vùng mù có thể bao gồm những vấn đề tiềm ẩn mà người khác đang cố tình giấu giếm

Để thu hẹp vùng này, cần phải đưa ra những phản hồi nhạy cảm và khuyến khích cá nhân tiết lộ trong một môi trường an toàn, không phán xét, không phản ứng mạnh trước sự thật

 Ô số 3: Ô ẩn

Trang 11

Vùng này là những thông tin mà người khác không biết trừ khi bản thân bạn tiết lộ nó Đây là một yếu tố ức chế, yếu tố bí mật hoặc yếu tố sợ hãi khiến một người không thể cởi mở hay không muốn tiết lộ trong giao tiếp

Tuy nhiên bên cạnh một số thông tin như cảm xúc, kinh nghiệm dành riêng cho bản thân có thể được giấu kín thì những thông tin liên quan đến công việc, hiệu suất mà không được tiết lộ sẽ kết quả không tốt Vì vậy để thu hẹp vùng này để tăng vùng mở thì cần nắm được lợi ích khi tiết lộ thông tin đó là giảm nguy cơ nhầm lẫn, hiểu lầm, cải thiện kỹ năng giao tiếp,

 Ô số 4: Ô đóng

Vùng này còn được gọi là không xác định, nó bao gồm thông tin, khả năng tiềm ẩn, cảm xúc, năng khiếu, trải nghiệm, mà bản thân bạn và người khác đều không biết Những vấn đề chưa biết này bao gồm khả năng, cảm giác, thái độ, năng khiếu có thể tích cực và hữu ích, hoặc chúng có thể có chiều sâu phân tích những khía cạnh sâu sắc hơn trong tính cách của một người, ảnh hưởng đến hành vi của họ ở nhiều mức độ khác nhau

Có nhiều cách khác nhau để khám phá và tìm ra thông tin ở vùng này, có thể được thúc đẩy qua khả năng tự khám phá hoặc quan sát bởi người khác, hay là sự tìm hiểu lẫn nhau trong một tập thể, thông qua trải nghiệm các khóa học chuyên sâu, Những kiến thức được khám phá di chuyển vào bất kỳ vùng nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào người phát hiện ra nó và mang tính quyết định cá nhân họ

Cửa sổ Johari sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng giao tiếp

và phát triển nhóm một cách sâu sắc và hiệu quả nhất Thông qua vận dụng cửa sổ Johari, ta có thể thấy rằng sự phát triển của mối quan hệ con người với nhau có thể xảy ra tốt nhất với bốn điều kiện quan trọng: 1 tăng hiểu biết về bản thân (thông qua đón nhận phản hồi), 2 tự tiết lộ, 3 quan sát người khác ( cung cấp phản hồi) và 4 tạo điều kiện cho một người tự tiết lộ

Ngày đăng: 09/10/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN