1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai

105 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tác giả Nguyễn Tuấn Vũ
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Hương
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Trong thời gian thực tập tại Công ty, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú phòng kế toán em đã tìm hiểu về công tác kế toán tiền lương tại Công ty và quyết định chọn đề tài: “Hoàn

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Hương

Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các đóng góp đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung cam đoan trên

Hà Nội, ngày 6 tháng 09 năm 2020

Tác giả

Nguyễn Tuấn Vũ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp: 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VẾ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 4

1.1.Cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp 4

1.1.1 Bản chất và vai trò của tiền lương 4

1.1.2 Các hình thức trả lương trong DN 5

1.1.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian 5

1.1.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm 7

1.1.2.3 Hình thức trả lương kết hợp 9

1.1.3 Các chế độ phụ cấp, thưởng, trợ cấp áp dụng tại các doanh nghiệp 10

1.1.3.1.Chế độ trả lương phép, ngừng việc, làm ra sản phẩm hỏng, sản phẩm xấu 10

1.1.3.2 Chế độ phụ cấp theo lương 11

1.1.3.3 Chế độ trả lương khi làm thêm giờ 15

1.1.3.4 Chế độ tiền thưởng 16

1.1.4 Qũy tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 17

1.1.4.1 Qũy tiền lương 17

Trang 3

1.1.4.2 Qũy BHXH 18

1.1.4.3 Qũy BHYT 19

1.1.4.4 Qũy BHTN 19

1.1.4.5 Kinh phí công đoàn 20

1.1.5 Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 20

1.2 Nội dung tổ chức kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại các DN 21

1.2.1 Hạch toán chi tiết tiền lương 21

1.2.1.1 Hạch toán số lượng lao động 21

1.2.1.2 Hạch toán thời gian lao động 21

1.2.1.3 Hạch toán kết quả lao động 22

1.2.2 Hạch toán tổng hợp tiền lương 23

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng 23

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng 23

1.2.2.3 Phương pháp hạch toán 24

Sơ đồ 1.1 Quy trình hạch toán tiền lương 26

1.2.3 Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương 27

1.2.3.1 Chứng từ sử dụng 27

1.2.3.2 Tài khoản sử dụng 27

1.2.3.3 Phương pháp hạch toán 28

Sơ đồ 1.2.Hạch toán các khoản trích theo lương 29

1.3 Các hình thức sổ KT 29

1.3.1 Hình thức Nhật ký chung 29

1.3.2 Hình thức chứng từ ghi sổ 32

1.3.3 Hình thức nhật ký sổ cái 33

1.3.4 Hình thức nhật ký chứng từ 36

1.3.5 Hình thức kế toán máy 37

Trang 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐÁ

CHÀM 39

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Đá Chàm 39

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 39

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 40

2.1.2.1 Chức năng 40

2.1.2.2 Nhiệm vụ 40

2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 41

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 41

2.1.4 Tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2018-2019 và định hướng phát triển trong tương lai 43

2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Đá Chàm 46

2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 46

2.2.2 Đặc điểm hình thức sổ kế toán vận dụng tại công ty 48

2.3: Sơ đồtrình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Đá Chàm 49

2.2.3 Chế độ và chính sách kế toán vận dụng tại công ty 50

2.2.3.1 Vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 50

2.2.3.2 Tổ chức vận dụng TK kế toán 51

2.2.3.4 Tổ chức vận dụng báo cáo kế toán 53

2.3 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty TNHH Đá Chàm 53

2.3.1 Đặc điểm lao động tại công ty 53

2.3.2 Đặc điểm kế toán tiền lương tại công ty 55

2.3.2.1 Các hình thức tiền lương 55

2.3.2.2 Quy chế quản lý, sử dụng lao động, sử dụng quỹ lương của Công ty 57 2.3.3 Hạch toán lao động 57

2.3.3.1 Hạch toán thời gian lao động 57

Trang 5

2.3.3.2 Hạch toán kết quả lao động 61

2.3.4 Cách tính lương và các khoản trích theo lương 61

2.3.4.1 Cách tính lương và các khoản khấu trừ vào lương 61

2.3.4.2 Đối với BHXH phải trả cho người lao động 68

2.3.5 Kế toán tiền lương tại công ty 70

2.3.6 Kế toán các khoản trích theo lương tại công ty 76

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐÁ CHÀM 85

3.1 Đánh giá về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đá Chàm 85

3.1.1 Những kết quả đạt được 85

3.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 86

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1:Tình hình tài sản của công ty năm 2018 – 2019 43

Bảng 2.2: Tình hình doanh thu, chi phí của công ty trong giai đoạn 2018 – 2019 45

Bảng 2.3 Cơ cấu lao động tại Công ty tại T7/2019 54

Biểu 2.1.Bảng chấm công 59

Biểu 2.2 Bảng tính và thanh toán tiền lương 62

Biểu 2.3: Bảng tổng hợp các khoản trích theo lương 66

Biểu 2.4: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 67

Biểu 2.5: Phiếu nghỉ hưởng BHXH 68

Biểu 2.6: Thanh toán BHXH 69

Biểu 2.7 Phiếu thu 70

Biểu 2.8 Sổ Nhật ký chung 72

Biểu 2.9: Sổ chi tiết TK 3341 74

Biểu 2.10: Sổ cái TK 334 75

Biểu 2.11 Phiếu chi 78

Biểu 2.12: Sổ chi tiết TK 3382 79

Biểu 2.13: Sổ chi tiết TK 3383 80

Biểu 2.14: Sổ chi tiết TK 3384 81

Biểu 2.15: Sổ chi tiết TK 3386 82

Biểu 2.16: Sổ cái TK 338 83

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quy trình hạch toán tiền lương 26

Sơ đồ 1.2.Hạch toán các khoản trích theo lương 29

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 31

Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ – ghi sổ 33

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái 35

Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật kí chứng từ 37

Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy 38

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 41

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán 46

Trang 8

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài:

Lao động của con người cùng với đối tượng sản xuất và tư liệu sản xuất là

ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất Trong đó lao động của con người là yếu tố quan trọng nhất, vì không có lao động thì đối tượng lao động và tư liệu lao động chỉ là vật vô dụng

Trong quá trình lao động con người hoạt động chân tay và trí óc để tiến hành sản xuất kinh doanh Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên linh hoạt, lao động cần phải tái sản xuất sức lao động, bù đắp những hao phí đã bỏ ra Nói cách khác ta phải trả thù lao cho người lao động, hay còn gọi là tiền lương

Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động, để đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản than và gia đình họ Vị vậy, khi trả tiền lương xứng đánh cho người lao động, không những đảm bảo cuộc sồng mà còn kích thích họ làm việc tạo năng suất cao Ngược lại, khiến họ chán nản, giảm năng suất lao động, thậm chí là nghỉ việc

Tiền lương còn là một bộ phận chi phí cấu thành lên giá thành của doanh nghiệp, doanh nghiệp luân tối thiểu hóa chi phí, để đạt lợi nhuận cao Điều này đòi hỏi người quản lý lao động có những chính sách và chế độ tiền lương phù hợp Vừa đảm bảo đời sống người lao động, kích thích họ nâng cao năng suất lao động, vừa đảm bảo chi phí hợp lý cho doanh nghiệp, đạt lợi nhuận mong muốn

Trong thời gian thực tập tại Công ty, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các

cô chú phòng kế toán em đã tìm hiểu về công tác kế toán tiền lương tại Công ty

và quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đá Chàm tại Lào Cai” để làm khóa luận tốt

nghiệp tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp này được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu hiện có trong thực tế nhằm đưa ra các biện pháp xử lý, các dữ liệu phát sinh chính xác, kịp thời hợp lý và đầy đủ và đưa ra những số liệu thực tế phục vụ cho

Trang 9

công tác quản lý, lãnh đạo của Công ty từ đó đẩy mạnh hiệu quả trong kinh doanh

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của doanh nghiệp xây lắp, trong đó đi sâu nghiên cứu về hình thức trả lương, các khoản trích theo lương của Công ty TNHH Đá Chàm tại Lào Cai

- Mục đích nghiên cứu của đề tài:

+ Trình bày một cách có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản áp dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại các doanh nghiệp nói chung

+ Nghiên cứu thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đá Chàm tại Lào Cai

+ Dựa trên cơ sở lý luận và thực tế khảo sát tại Công ty để đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đá Chàm tại Lào Cai

- Thời gian được chọn đề tài nghiên cứu là tháng 7 năm 2019

- Nơi nghiên cứu: Chi nhánh Công ty TNHH Đá Chàm tại Lào Cai Địa chỉ: Tầng trệt Trung tâm thương mại của dự án M.Gallery, số 06 Fansipan, As

Pa, Lào Cai

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài của em được nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích các vấn

đề lý luận và thực tiễn một cách khoa học và logic, kết hợp giữa diễn giải với quy nạp, giữa lời văn và bảng biểu, sơ đồ minh hoạ

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:

Nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương :

Trang 10

Chương 1: Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đá Chàm tại Lào Cai

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đá Chàm tại Lào Cai

Do thời gian thực tập tại Công ty ngắn, nhận thức về thực tế còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các anh chị trong Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty TNHH Đá Chàm tại Lào Cai để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các anh chị Phòng Tài chính - Kế toán, Ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng khác trong Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu cần thiết giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kế toán Đại học Hòa Bình đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thiện bài khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Lào Cai, Tháng 9 năm 2020

Sinh viên Nguyễn Tuấn Vũ

Trang 11

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VẾ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1.Cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp

1.1.1 Bản chất và vai trò của tiền lương

Tiền lương là một bộ phận dung để bù đắp hao phí lao động cần thiết của người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhà nước hay chủ các doanh nghiệp trả cho người lao dộng dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật mà người lao động dược hưởng tương ứng với vật chất lao động và số lượng lao

động mà họ tạo ra

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời tiêu hao các yếu tố cơ bản ( lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động).Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con

người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động

Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tao mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của

họ Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động

Vai trò của tiền lương

Tiền lương duy trì thúc đẩy và tái sản xuất sức lao động Trong mỗi doanh nghiệp hiện nay muốn tồn tại, duy trì, hay phát triển thì tiền lương cũng là vấn

đề đáng được quan tâm Nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay nếu doanh nghiệp nào có chế độ lương hợp lý thì sẽ thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng tốt

Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất định tuỳ theo quy mô, yêu cầu sản xuất cụ thể Chi phí về tiền lương là một

Trang 12

trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Vì vậy, sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao động sống (lương), do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp

Tiền lương không phải là vấn đề chi phí trong nội bộ từng doanh nghiệp thu nhập đối với người lao động mà còn là một vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội

mà Chính phủ của mỗi quốc gia cần phải quan tâm

1.1.2 Các hình thức trả lương trong DN

1.1.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian

Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp Trong mỗi tháng lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuận chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định.Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian có thưởng

• Trả lương theo thời gian giản đơn = Lương cơ bản + Phụ cấp theo chế

độ khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu

• Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức

✓ Tiền lương phải trả trong tháng đối với DNNN:

Mức Lương tháng = Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ số lương + tổng hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định)

✓ Tiền lương phải trả trong tháng đối với các đơn vị khác:

Trang 13

Lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hs lương + hs các khoản phụ cấp đc hưởng theo qđ)/ số ngày làm việc trong tháng theo qđ ] * số ngày làm việc thực tế trong tháng

• Lương tuần là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc:

Lương tuần = (Lương tháng *12) /52

• Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được

áp dụng cho lao động trực tiếp hương lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn

• Lương ngày = Mức lương tháng / số ngày làm việc trong tháng theo quy định (22 hoặc 24 hoặc 26)

• Lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm

Lương giờ = Mức lương ngày / Số giờ làm việc theo quy định

Ưu điểm:Trả lương theo thời gian rất dễ tính toán và bảo đảm cho nhân viên một khoản tiền thu nhập nhất định trong thời gian làm việc Ngày nay tiền lương trả theo thời gian được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới vì yếu tố chất lượng và độ chính xác ngày càng được chú trọng cũng như mức độ cơ giới hóa

và tự động hóa ngày càng cao

Nhược điểm: Tiền lương trả theo thời gian chưa thực sự gắn chặt giữa thu nhập với kết quả lao động Nó làm nảy sinh các yếu tố bình quân chủ nghĩa trong trả lương.Để khắc phục hạn chế trên người ta áp dụng hình thức tiền lương

có thưởng Tiền thưởng đóng vai trò khuyến khích người nhân viên nâng cao hiệu năng làm việc Bên cạnh đó cần tăng cường công tác quản lý thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công việc của nhân viên

+ Trả lương theo thời gian có thưởng:

Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiềnlương trong sản xuất kinh doanh như : thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng

Trang 14

năng suất lao động, tiết kiệm NVL, … nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt các công việc được giao

Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn + các khoản tiền thưởng

Nhận xét : Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho người lao động dựa trên 2 căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay nghiệp vụ của họ

Ưu điểm : đơn giản, dễ tính toán

Nhược điểm : Chưa chú ý đến chất lương lao động, chưa gắn với kết quả lao độn cuối cùng do đó không có khả năngkích thích ngườilao động tăng năng suất lao động

1.1.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm

Ưu điểm:Hình thức này làm cho người lao động không những chú ý đến

việc tăng doanh thu để tăng thu nhập cho doanh nghiệp mà còn phải tiết kiệm chi phí, mặt khác còn phải đảm bảo lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước

Nhược điểm: Người lao động thường nhận lương chậm vì chỉ khi nào

quyết toán xong, xác định được thu nhập thì mới xác định được mức lương thực

tế của người lao động do đó làm giảm tính kịp thời là đòn bẩy của tiền lương

* Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp

Hình thức tiền lương sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định Việc tính toán tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán kết quả lao động theo

khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương

Là tiền lương được trả cho những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao

* Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp

Là tiền lương được trả cho những người tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp.Thuộc bộ phận này bao gồm

Trang 15

những người trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế…

* Tiền lương sản phẩm lũy tiến

Là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá lương được phân theo từng mức khối lượng sản phẩm hoàn thành Đơn giá lương sẽ gia tăng cấp bậc khi khối lượng sản phẩm hoàn thành vượt một định mức nào đó Tiền lương phải trả được xác định như sau:

Tổng tiền lương

= n

1 i

Số lượng sản phẩm hoàn thành mức i x Đơn giá lương mức i Hình thức này thường được áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy mạnh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến, phá vỡ định mức lao động cũ

* Tiền lương sản phẩm có thưởng, phạt là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với thưởng nếu có thành tích tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm Ngược lại, nếu người lao động làm lãng phí vật tư hoặc sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng sẽ bị phạt lương

* Tiền lương khoán

Thường áp dụng cho những công việc giao theo từng chi tiết, bộ phận thì sẽ không có lợi, mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho công nhân hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định.Vậy đặc điểm về lương khoán là ngoài quy định về số lượng, chất lượng công việc mà còn có quy định về thời gian bắt đầu và kết thúc công việc đó

Đối tượng của chế độ lương khoán có thể là cá nhân, tập thể, có thể khoán theo từng công việc hoặc một số công việc có khối lượng lớn Tiền lương sẽ được trả theo số lượng mà công nhân hoàn thành ghi trong phiếu giao khoán.Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng trong xây dựng cơ bản, nông

Trang 16

nghiệp.Trong công nghiệp nó chỉ được áp dụng cho những công việc đột xuất như sửa chữa, tháo lắp nhanh một số thiết bị để đưa vào sản xuất

Việc xác định đơn giá tùy theo từng đối tượng của lương khoán:

- Nếu đối tượng nhận khoán là cá nhân, là xác định đơn giá như hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân, tiền lương được trả bằng đơn giá nhân với khối lượng công việc

- Nếu đối tượng nhận khoán là tập thể thì việc xác định đơn giá như hình thức trả lương tập thể và sau đó sẽ phân phối cho từng người phụ thuộc vào số lượng, chất lượng lao động của họ

- Chế độ lương khoán khuyến khích người công nhân hoàn thành nhiệm

vụ trước thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán

1.1.2.3 Hình thức trả lương kết hợp

Đây là hình thức kết hợp giữa trả lương theo thời gian với hình thức trả lương theo sản phẩm Áp dụng hình thức trả lương này, tiền lương của người lao động được chia thành hai khoản :

- Khoản lương cứng : Bộ phận này tương đối ổn định nhẳm bảo đảm mức thu nhập tối thiểu cho người lao động, ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ Bộ phận này sẽ được quy định theo bậc lương cơ bản và ngày công làm việc của người lao động trong mỗi tháng

- Khoản lương biến động : Tuỳ thuộc vào năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của từng cá nhân người lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đây là các hình thức trả lương mà các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng Nhận thức và hiểu rõ bản chất của tiền lương, kết hợp và hoàn thiện các hình thức trả lương sẽ tạo động lực kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động, quan tâm đến công việc, đạt hiệu quả cao, đảm bảo lợi ích cá nhân, tập thể cũng như toàn doanh nghiệp

Trang 17

1.1.3 Các chế độ phụ cấp, thưởng, trợ cấp áp dụng tại các doanh nghiệp

1.1.3.1.Chế độ trả lương phép, ngừng việc, làm ra sản phẩm hỏng, sản phẩm xấu

- Lương ngừng việc:

Theo quy định tại điều 98 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về tiền lương ngưng việc như sau:

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1 Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương

2 Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức

do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định

3 Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định

- Lương nghỉ phép:

Theo chế độ hiện hành khi người lao động nghỉ phép thì được hưởng100%tiền lương theo cấp bậc Tiền lương nghỉ phép là tiền lương phụ củangười lao động Hiện nay, một năm một người lao động được nghỉ phép 12ngày, nếu làm việc 5 năm liên tục thì tính thêm 1 ngày vào thời gian nghỉphép, từ 30 năm trở lên chỉ được nghỉ thêm 6 ngày.Tiền lương nghỉ phép được chia vào chi phí hàng tháng Nếu doanhnghiệp không bố trí cho người lao động nghỉ phép ổn định, đều đặn giữacác tháng trong năm thì doanh nghiệp phải trích trước tiền lương nghỉphép để đảm bảo chi phí ổn định giữa các tháng trong năm Tỷ lệ trích trước tiềnlương nghỉ phép củangười lao động.Tổng số tiền

Trang 18

lương nghỉ phép theo kế hoạch nămcủa công nhân sản xuất trực tiếp100%tổng

số tiền lương cơ bản kế hoạch năm củacông nhân trực tiếp sản xuất Mức trích trước tiềnlương phép kế hoạch Tiền lương cơ bản thực tế phải trảcho công nhân trực tiếp trong tháng Tỷ lệ trích trước Nếu người lao động vì lý do gì đấy mà không nghỉ phép được thì đượcthanh toán 100% lương cấp bậc theo số ngày nghỉ còn lại mà người đó chưa nghỉ.Chế độ trả lương khi ngừng việc: áp dụng cho người lao động làm việc thường xuyên buộc phải ngừng làm việc, có thể do nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì người lao động vẫn được hưởng lương Tuy nhiên, tiền lương nhận được nhỏ hơn mức thông thường Cụ thể từng trường hợp có mức lương được quy định như sau:

+ 70% lương khi không làm việc

+ ít nhất 80% lương nếu phải làm công việc khác có mức lương thấp hơn + 100% lương nếu ngừng việc do sản xuất hay chế thử

Cách tính lương này được thống nhất cho tất cả mọi lao động theo %trên mức lương cấp bậc công việc kể cả phụ cấp

- Chế độ trả lương khi làm ra sản phẩm hỏng, sản phẩm xấu:áp dụng với trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, xấu quátỷ lệ quy định

Cách tính: với mỗi trường hợp, ngưòi lao động được hưởng:

+ 0% tiền lương nếu làm ra sản phẩm hỏng, xấu quá quy định

+ 70% tiền lương nếu làm ra sản phẩm xấu

+ 100% tiền lương nếu là chế thử, sản xuất thử

+ Nếu sửa lại hàng xấu thì người lao động được hưởng lương theo sản phẩm nhưng không được hưởng lương cho thời gian sửa sản phẩm

1.1.3.2 Chế độ phụ cấp theo lương

Phụ cấp có tính chất lương: có 5 loại phụ cấp:

* Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc, khí độc, làm việc ở môi trường dễ lây nhiễm

Trang 19

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được áp dụng trong các điều kiện làm việc sau:

- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc bụi độc, làm việc ở môi trường

dễ lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm

- Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí nơi quá nóng hoặc quá lạnh

- Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép

- Làm việc ở môi trường có phóng xạ Tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép

Mức hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở nơi có một trong các yếu tố trên

Mức hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở nơi có hai yếu tố trên

Mức hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở nơi có ba yếu tố trên

Mức hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở nơi có các yếu tố trên

*Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với những người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu

Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1 ;0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7; và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung

Cán bộ, công nhân viên công tác tại các khu vực có yếu tố địa lý tự nhiên như khí hậu xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, xa xôi hẻo lánh, những nơi có các công trình giao thông , trường học, dịch vụ thương mại thấp kém lại

Trang 20

khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người thì được hưởng phụ cấp khu vực

Mức hệ số phụ cấp khu vực tùy thuộc vào vị trí các cán bộ đang công tác, riêng mức hệ số 1,0 chỉ được áp dụng đối với những vùng hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa

*Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể trưởng ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung

*Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở

Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2;0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung Mức hệ số 0,2 áp dụng cho những người làm việc tại các đơn vị:

-Tổ, đội công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có

kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở vùng trung du

- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (kể cả hợp đồng chỉ tiêu biên chế và những người trong thời gian thử việc) công tác tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục

mà trong tháng có 15 ngày trở lên đi đến các thôn, bản, sóc

Mức hệ số 0,4 áp dụng với những người làm việc tại các đơn vị:

- Tổ, đội khoan, thăm dò thuộc các liên đoàn địa chất

- Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm thuộc liên đoàn địa chất khu vực

- Tổ, đội khảo sát, đo đạc khí tượng thủy văn

- Tổ, đội điều tra, đo đạc nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản

- Tổ, đội chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét bướu cổ ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh

Trang 21

- Tổ, đội thường xuyên tăng cường đi tuyến cơ sở để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân viên thuộc địa bàn xã, thôn, bản ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh

Mức hệ số 0,6 áp dụng đối với những người làm việc tại các đơn vị:

- Tổ,đội khảo sát, tìm kiếm khoáng sản thuộc liên đoàn địa chất chuyên

đề

- Tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia,

hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dùng, đo đạc địa hình

- Tổ, đội khảo sát, điều tra rừng

- Tổ điều tra, sưu tầm dược liệu quý, hiếm ở các vùng núi cao, biên giới, hải đảo, nơi xa xôi hẻo lánh

* Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện khó khăn, những nơi xa xôi khu dân cư, chưa có mạng lưới giao thông, đi lại khó khăn có hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt, nhà ở thiếu thốn, chưa có trường học, nhà trẻ, bệnh viện

Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức

vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ

Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm

Mức phụ cấp và thời gian hưởng phụ cấp thu hút tùy thuộc vào thực tế điều kiện sinh hoạt khó khăn dài hay ngắn của từng vùng kinh tế mới, cơ sở kinh

tế và đảo xa đất liền

Đối với các doanh nghiệp không thuộc Nhà nước sở hữu, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng chế dộ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các Công ty Nhà nước để thu hút hoặc khuyến khích người lao động làm nghề, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn hoặc trong điều kiện môi trường lao động độc hại, nguy hiểm hơn nhưng chưa được xác định trong các mức lương của các thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng

Trang 22

Doanh nghiệp phải đăng ký các khoản phụ cấp lương cùng hệ thông thang lương, bảng lương của doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tại địa phương

Phụ cấp ngoài lương: như các khoản ăn uống, đi lại, tàu xe, tiền điện thoại… do chủ doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận với nhau

1.1.3.3 Chế độ trả lương khi làm thêm giờ

Trả lương khi người lao động làm thêm giờ theo quy định tại Khoản 1 Điều

25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

1 Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 104 của Bộ luật lao động và được tính như sau:

Trong đó:

a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm) Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm)

b) Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường

c) Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần

Trang 23

d) Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động, đối với người lao động hưởng lương theo ngày

Người lao động hưởng lương ngày là những người có tiền lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo ngày và chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động

2 Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động đã thỏa thuận và được tính như sau:

Trong đó:

a) Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường b) Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần

c) Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

1.1.3.4 Chế độ tiền thưởng

Tiền thưởng là những khoản thu nhập ngoài lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động do hoàn thành tốt hoặc có những thành tích xuất sắc trong khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, mang lại hiệu quả thực tế cho doanh nghiệp (

Trang 24

Giáo trình Kế toán tài chính- Trường Đại học Thương Mại – Tác giả Trần Văn Nam)

Có các loại tiền thuởng:

- Tiền thưởng mang tính chất lương: là các khoản tiền thưởng gắn với số lượng, chất lượng của người lao động như thưởng tiết kiệm chi phí, thưởng nâng cao năng suất lao động, thưởng cải tiến sáng tạo, kỹ thuật… Các khoản tiền này thường được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

- Tiền thưởng không mang tính chất tiền lương: các khoản tiền này không mang tính chất thường xuyên như thưởng hoàn thành kế hoạch năm, các khoản tiền này thường lấy từ quỹ khen thưởng của doanh nghiệp

Ngoài các chế độ và hình thức thưởng như trên, các doanh nghiệp còn có thể thực hiện các hình thức khác, tuỳ theo các điều kiện và yêu cầu thực tế của

hoạt động sản xuất kinh doanh

Trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật mà người lao động có thể được bố trí làm việc theo đúng yêu cầu công việc phù hợp với khả năng lao động

Qua đó người lao động được trả lương theo đúng chất lượng công việc

Ba yếu tố : Thang lương mức lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mỗi yếu tố có tác dụng riêng đối với công việc xác định chất lượng lao động của công nhân Nó là những yếu tố quan trọng để vận dụng trả lương cho các loại lao động

1.1.4 Qũy tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

1.1.4.1 Qũy tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quảnlý và sử dụng Thành phần quỹ lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc ( theo thời gian, theo sản phẩm ) Trong quan

hệ với quá trình sản xuất kinh doanh, kế toán phân loại quỹ tiền lương của doanh nghiệp thành hai loại cơ bản:

Trang 25

- Tiền lương chính: Là tiền Lương trả cho người lao động trong thời gian lam nhiệm vụ chính đã được quy định, bao gồm: tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất

- Tiền lương phụ : Là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa

vụ xã hội, hội họp, đi học, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất

Trong công tác hạch toán kế toán tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán trực tiếp vào tiền lương và các khoản trích theo lương từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào tiền lương và các khoản trích theo lương các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp

1.1.4.2 Qũy BHXH

Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ quy định là 25,5% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp CNV

bị ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức lao động…

Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả CNV trong kỳ, Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 25,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 17,5% tính vào tiền lương và các khoản trích theo lương kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 8% trừ vào lương của người lao động

Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:

- Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản

- Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp

- Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động

Trang 26

- Chi công tác quản lý quỹ BHXH

Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động

Tại doanh nghiệp hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị ốm đau, thai sản…Trên cơ sở các chứng từ hợp lý hợp lệ Cuối tháng doanh nghiệp, phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH

1.1.4.3 Qũy BHYT

Quỹ BHYT là khoản tiền được tính toán và trích lập theo tỉ lệ quy định là 3% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty nhằm phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động Cơ quan Bảo Hiểm sẽ thanh toán về tiền lương và các khoản trích theo lương khám chữa bệnh theo tỉ lệ nhất định mà nhà nước quy định cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm

Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào tiền lương và các khoản trích theo lương kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của người lao động Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh

Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới

y tế

1.1.4.4 Qũy BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định là 2% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ lao động nhằm chăm lo, bù đắp khi người lao động bị mất việc làm

Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% BHTN và tính 1% vào tiền lương và các khoản trích theo lương kinh doanh của các đối tượng

Trang 27

sử dụng lao động và 1% còn lại do người lao động phải chi trả bằng cách trừ vào quỹ lương của họ

1.1.4.5 Kinh phí công đoàn

Kinh Phí Công Đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt của công đoàn tại doanh nghiệp

Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào tiền lương và các khoản trích theo lương kinh doanh của các đối tượng

sử dụng lao động Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên

cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động

1.1.5 Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Để phục vụ sự điều hành và quản lý lao động, tiền lương có hiệu quả, kế toán lao động, tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

-Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động.Tính đúng và thanh toán kịp thời, đầy đủ tiềnlương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế

độ về lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương

- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương Mở sổ thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp

Trang 28

- Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng tiền lương và các khoản trích theo lương tiền lương, các khoản theo lương vào chi phi sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động

-Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp

1.2 Nội dung tổ chức kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại các DN

1.2.1 Hạch toán chi tiết tiền lương

1.2.1.1 Hạch toán số lượng lao động

Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng "Sổ sách theo dõi lao động của doanh nghiệp" thường do phòng lao động theo dõi Sổ này hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật) của công nhân viên Phòng Lao động có thể lập sổ chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận để nắm chắc

tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp

1.2.1.2 Hạch toán thời gian lao động

Hạch toán thời gian lao động là công việc đảm bảo ghi chép kịp thời chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế như ngày nghỉ việc, ngừng việc của từng người lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp Trên cơ sở này để tính lương phải trả cho từng người

Bảng chấm công là chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động trong các doanh nghiệp Bảng chấm công dùng để ghi chép thời gian làm việc trong tháng thực tế và vắng mặt của cán bộ công nhân viên trong

tổ, đội, phòng ban… Bảng chấm công phải lập riêng cho từng tổ sản xuất, từng phòng ban và dùng trong một tháng Danh sách người lao động ghi trong sổ sách lao động của từng bộ phận được ghi trong bảng chấm công, số liệu của chúng phải khớp nhau Tổ trưởng tổ sản xuất hoặc trưởng các phòng ban là người trực tiếp ghi bảng chấm công căn cứ vào số lao động có mặt, vắng mặt đầu ngày làm việc

Trang 29

ở đơn vị mình Trong bảng chấm công những ngày nghỉ theo qui định như ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật đều phải được ghi rõ ràng

1.2.1.3 Hạch toán kết quả lao động

Hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp sản xuất Công việc tiến hành là ghi chép chính xác kịp thời số lượng hoặc chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng cá nhân, tập thể làm căn cứ tính lương và trả lương chính xác

Tuỳ thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp, người

ta sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao động Các chứng từ ban đầu được sử dụng phổ biến để hạch toán kết quả lao động và phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán…

Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành là chứng từ xác nhận số sản phẩm (công việc) hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động

Phiếu này do người giao việc lập và phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyệt Phiếu được chuyển cho kế toán tiền lương để tính lương áp dụng trong hình thức trả lương theo sản phẩm

Hợp đồng giao khoán công việc là chứng từ giao khoán ban đầu đối với trường hợp giao khoán công việc Đó là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán với khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó Chứng từ này là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán Trường hợp khi nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏng thì cán bộ kiểm tra chất lượng cùng với người phụ trách bộ phận lập phiếu báo hỏng để làm căn cứ lập biên bản xử lý Số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu được ghi vào chứng từ hạch toán kết quả lao động mà doanh nghiệp sử dụng, và sau khi đã ký duyệt nó được chuyển về phòng kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương và trả lương cho công nhân thực hiện

Trang 30

1.2.2 Hạch toán tổng hợp tiền lương

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp để kiểm tra và ghi chép vào các sổ sách kế toán Các chứng từ được sử dụng chủ yếu ở công ty bao gồm:

❖ Nhóm chứng từ tiền lương:

Một số chứng từ kế toán :

- Bảng chấm công ( Mẫu số 01a- LĐTL)

- Bảng chấm công làm thêm giờ ( Mẫu số 01b- LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền thưởng ( Mẫu 03 – LĐTL )

- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ ( Mẫu số 06- LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (Mẫu số 07 – LĐTL)

- Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08 – LĐTL)

- Biên bản thanh lý, nghiệm thu hợp đồng giao khoán ( Mẫu số 09 – LĐTL)

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương ( Mẫu số 10- LĐTL)

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( Mẫu số 11 –LĐTL)

- Chứng từ thanh toán : phiếu chi, báo nợ, hóa đơn GTGT

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng

TÀI KHOẢN 334 - PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 334 - PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Bên Nợ:

Trang 31

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động

Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác

Tài khoản 334 - Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2:

➢ Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả

và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp

về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên

➢ Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất

về tiền công và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động

1.2.2.3 Phương pháp hạch toán

Tính tiền lương phải trả trong tháng cho người lao động (TK 334)

Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang

Trang 32

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6231)

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Trích bảo hiểm các loại theo quy định trừ vào tiền lương của người lao động

Thanh toán tiền lương cho công nhân viên

Sốtiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác:

Nợ TK 334

Có TK 111, 112

Trang 33

Sơ đồ 1.1 Quy trình hạch toán tiền lương

(4) Tiền bồi thường khấu trừ vào lương

(5) Tiền tạm ứng khấu trừ vào lương

(6) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

(7) Trích BHXH, BHYT trừ vào

lương người lao động

(8) Chi trả lương cho người lao động

(1) Tính lương cho: CNV, CNPX,

NVBH, NVQLDN

(2) BHXH phải trả cho người lao động

(3) Tính thưởng từ quỹ KTPL

đưa vào lương

Trang 34

1.2.3 Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương

1.2.3.1 Chứng từ sử dụng

❖ Nhóm chứng từ liên quan đến các khoản trích theo lương:

- Chứng từ phân bổ KPCĐ, BHXH, BHTN, BHYT để phản ánh số trích lập và phân bổ các khoản bảo hiểm, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh

- Phiếu nghỉ hưởng BHXH

- Bảng thanh toán BHXH

- Chứng từ thanh toán : Phiếu chi, phiếu báo nợ của ngân hàng

Các chứng từ trên là cơ sở để kiểm tra, tính toán và hạch toán tiền lương và các khoản thanh toán khác với người lao động trong và ngoài doanh nghiệp Đồng thời nó cũng là cơ sở để cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các quy định, chế độ về chính sách tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp

▪ Các khoản chi thuộc BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Phát sinh tăng bên có, các khoản:

▪ Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ quy định

▪ Số BHXH được cấp trên cấp bổ sung

SDCK: Dư Có:Khoản đã trích chưa sử dụng hết

TK 338 có các TK cấp 2 như sau:

▪ TK 3382 : Kinh phí công đoàn (KPCĐ)

Trang 35

▪ TK 3383 : Bảo hiểm xã hội (BHXH)

▪ TK 3384 : Bảo hiểm y tế (BHYT)

▪ TK 3386 : Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Có TK 334 - Phải trả người lao động

- Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:

Trang 36

Sơ đồ 1.2.Hạch toán các khoản trích theo lương

• Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này:

• Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ

• Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ

• Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán

• Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái

• Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung

TK622,627,641,642 TK338

TK334

(3)Số BHXH phải trả thay

(1)Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào CPSX

TK111,112

(4)Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ

TK334

TK111 ,112

(2)Khấu trừ lương tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ

(5)Nhận khoản hoàn trả của cơ quan BHXH về khoản DN đã

chi

Trang 37

• Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng

• Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ

• Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có

• Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang

• Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung Tuy nhiên, trong trường hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi

Sổ Cái, doanh nghiệp có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp

vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó

• Các sổ Nhật ký đặc biệt là một phần của sổ Nhật ký chung nên phương pháp ghi chép tương tự như sổ Nhật ký chung Song để tránh sự trùng lặp các nghiệp vụ đã ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ Nhật ký chung Trường hợp này, căn cứ để ghi Sổ Cái là Sổ Nhật ký chung và các Sổ Nhật ký đặc biệt

Trang 38

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Sổ cái TK 334,

TK 338

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối SPS

Báo cáo tài chính

Chứng từ gốc

Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết

TK 334, TK 338

Trang 39

1.3.2 Hình thức chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ- ghi sổ là các “Chứng từ ghi sổ” được sử dụng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp Cụ thể, việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên “Sổ đăng

ký chứng từ ghi sổ” và ghi theo nội dung kinh tế được thực hiện trên “Sổ Cái”

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ có thể được mô tả

cụ thể như sau:

-Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý được sử dụng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” Căn cứ vào

“Chứng từ ghi sổ” để ghi vào “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”, sau đó được dùng

để ghi vào “Sổ cái” Các chứng từ kế toán sau khi sử dụng làm căn cứ lập

“Chứng từ ghi sổ” được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan

-Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”, tính ra Tổng

số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên “Sổ cái” Căn cứ vào “Sổ cái” lập “Bảng cân đối tài khoản” Sau khi đối chiếu khớp đúng,

số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán: chứng từ ghi sổ; sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; sổ cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ: do các kế toán phần hành lập trên cơ sở từng chứng từ

kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế; Số lượng chứng từ – ghi sổ cần lập tùy thuộc vào cách quản lý kế toán của mỗi đối tượng kế toán cụ thể

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt mới đủ căn cứ để ghi sổ kế toán

Trang 40

Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ – ghi sổ

kế toán cùng loại Sổ “Nhật ký – Sổ Cái” gồm hai phần: phần “Nhật ký” và phần

“Sổ cái”

Sổ quỹ

Chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chứng từ KT gốc

Sổ, thẻ

kế toán chi tiết TK334,

338

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ Cái TK 334, 338

Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ

Bảng cân đốitài khoản

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chứng từ kế toán

Ngày đăng: 07/10/2024, 21:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Luật Bảo hiểm xã hội Khác
3. Luật Bảo hiểm y tế Khác
4. Thông tư của Liên Bộ Tài Chính – Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam Khác
5. Luật việc làm 2013 Khác
6. Thông tư số 200/2014 ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính Khác
7. Thông tư số 111/2013/TT-BTC Khác
9. Tài liệu ty TNHH Đá Chàm 10. Website: www.webketoan.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1.  Quy trình hạch toán tiền lương - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Sơ đồ 1.1. Quy trình hạch toán tiền lương (Trang 33)
Sơ đồ 1.2.Hạch toán các khoản trích theo lương - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Sơ đồ 1.2. Hạch toán các khoản trích theo lương (Trang 36)
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Trang 38)
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán  theo hình thức Chứng từ – ghi sổ - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ – ghi sổ (Trang 40)
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Sơ đồ 1.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái (Trang 42)
Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật kí chứng từ. - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Sơ đồ 1.6 Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật kí chứng từ (Trang 44)
Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Sơ đồ 1.7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy (Trang 45)
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty (Trang 48)
Bảng 2.1:Tình hình tài sản của công ty năm 2018 – 2019. - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Bảng 2.1 Tình hình tài sản của công ty năm 2018 – 2019 (Trang 50)
Bảng 2.2: Tình hình doanh thu, chi phí của công ty trong - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Bảng 2.2 Tình hình doanh thu, chi phí của công ty trong (Trang 52)
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán (Trang 53)
Bảng cân đối số  phát sinh - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 56)
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động tại Công ty tại T7/2019 - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động tại Công ty tại T7/2019 (Trang 61)
BẢNG CHẤM CÔNG - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
BẢNG CHẤM CÔNG (Trang 66)
Biểu 2.2. Bảng tính và thanh toán tiền lương - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
i ểu 2.2. Bảng tính và thanh toán tiền lương (Trang 69)
Biểu 2.3: Bảng tổng hợp các khoản trích theo lương - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
i ểu 2.3: Bảng tổng hợp các khoản trích theo lương (Trang 73)
BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠN - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠN (Trang 73)
Biểu 2.4: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
i ểu 2.4: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Trang 74)
Bảng chấm công - biểu 2.1 - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
Bảng ch ấm công - biểu 2.1 (Trang 77)
Biểu 3.1: Bảng chấm công làm thêm giờ - Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh Đá chàm tại lào cai
i ểu 3.1: Bảng chấm công làm thêm giờ (Trang 98)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w