1.1.3 Bản chất của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất
Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, các doanh nghiệp về tư vấn, thiết kế và đầu tư xây dựng luôn có một vai trò quan trọng, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng của từng địa phương và cả nước
Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng DAC được thành lập năm 2020, với sứ mệnh phục vụ khách hàng với dịch vụ tốt nhất, đưa ra những giải pháp tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng hữu ích nhất, công ty đã lựa chọn cho mình con đường đi lên lấy chất lượng và uy tín là hàng đầu
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vấn thiết kế và đầu tư xây dựng như: Thiết kế, xây dựng nhà để ở; xây dựng công trình đường sắt; xây dựng công trình điện; hoàn thiện công trình xây dựng; tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác… với quy trình làm việc chuyên nghiệp, khép kín Nguồn nhân lực của Công ty luôn được trau dồi, tu dưỡng và ý thức được sứ mệnh phục vụ khách hàng của mình “Chăm sóc khách hàng là để tồn tại và phát triển” đã là câu nói cửa miệng của mỗi con người trong Công ty, trở thành văn hoá của Công ty
Hiện nay và trong thời gian tới, cả nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên mọi phương diện Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng DAC xác định phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến quy trình quản lý và cải thiện chất lượng phục vụ theo phương châm “Cùng thành công”
Nhận thấy tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực nói chung và công ty cổ phần tư vấn
9 thiết kế và đầu tư xây dựng DAC nói riêng cho nên bản thân tôi đã lựa chọn đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty
Cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng DAC để phân tích và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Trong giai đoạn 2021-2023, Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế và Đầu tư Xây dựng DAC đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, công ty có thể cân nhắc triển khai một số giải pháp như: cải tiến quy trình quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa danh mục đầu tư và tối ưu hóa chi phí hoạt động.
Mục tiêu nghiên cứu
Từ những kiến thức đã học, vận dụng lý luận và thực tiễn góp phần vào việc đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng DAC trong thời gian tới Mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, nêu cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung: khái niệm, bản chất, vai trò, một số chỉ tiêu đánh giá và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng DAC giai đoạn 2021- 2023: sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và số liệu của công ty, phân tích và đưa ra nhận xét các chỉ tiêu, chỉ ra thành tựu và hạn chế của công ty, cuối cùng, phân tích các nguyên nhân dẫn đến
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Nội dung khóa luận được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng DAC trong giai đoạn 2021-2023
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng DAC
Ngoài ra bài Khóa luận còn có các phần: Mở đầu, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo
LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
Tổng quan về hiệu quả kinh doanh
1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Dưới góc độ này, chúng ta có thể xác định độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh một cách cụ thể thông qua việc áp dụng các phương pháp định lượng để chuyển đổi thành các chỉ số hiệu quả cụ thể Từ đó, có thể thực hiện các phép tính và so sánh, trong đó hiệu quả kinh doanh trở thành một biểu hiện rõ ràng của lợi nhuận và doanh thu
Hiệu quả là khả năng hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu với số lượng tài nguyên và thời gian tối thiểu Khái niệm này rộng, áp dụng trong nhiều lĩnh vực như quản lý dự án, kinh doanh, giáo dục, cuộc sống riêng tư Đo lường hiệu quả thường dựa trên sự so sánh kết quả đạt được với tài nguyên đã sử dụng.
Trong kinh doanh, hiệu quả thường được định nghĩa là khả năng của một doanh nghiệp hoặc tổ chức đạt được mục tiêu của mình một cách hiệu quả nhất, tức là với chi phí, thời gian và tài nguyên tối thiểu Điều này bao gồm các yếu tố như tăng trưởng doanh số, tăng cường lợi nhuận, cải thiện quy trình làm việc, tối ưu hóa chi phí và tăng cường hiệu suất lao động Để đạt được hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp thường tập trung vào các mục tiêu cụ thể, áp dụng các chiến lược phù hợp và quản lý tài nguyên một cách thông minh Điều này có thể bao gồm việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, tăng cường quản
12 lý rủi ro, phát triển chiến lược marketing hiệu quả, và tăng cường mối quan hệ với khách hàng và đối tác Đo lường hiệu quả kinh doanh thường dựa trên các chỉ số và thước đo như tỷ suất sinh lời, lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận, tỉ lệ thu hồi vốn đầu tư, và một số chỉ số khác tùy thuộc vào ngành công nghiệp và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp
1.1.2 Đặc điểm của hiệu quả kinh doanh
Xét về mặt định tính:
Mục tiêu và tầm nhìn: Sự hiệu quả kinh doanh thường bắt đầu với việc xác định mục tiêu rõ ràng và tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp Điều này bao gồm việc doanh nghiệp xác định muốn đạt được gì và hướng mà doanh nghiệp muốn phát triển trong tương lai
Sự đổi mới và sáng tạo: Doanh nghiệp khuyến khích và hỗ trợ sự đổi mới, sáng tạo trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh Điều này giúp họ tạo ra giá trị mới, tạo ra sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh và tăng cường sức cạnh tranh
Tinh thần đồng đội: Sự hiệu quả kinh doanh thường phản ánh trong một môi trường làm việc tích cực và đội ngũ nhân viên đầy đủ đam mê, cam kết và đồng lòng với mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp
Tương tác xã hội và môi trường: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ xem xét và quản lý tác động của mình đến cộng đồng và môi trường xung quanh, bao gồm việc thực hiện các hành động xã hội có trách nhiệm và bảo vệ môi trường
Tạo giá trị cho khách hàng: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh trong việc cung cấp giá trị cao nhất cho khách hàng, việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng, sự phục vụ tận tình tạo nên mối quan hệ khách hàng bền vững
Doanh nghiệp hiệu quả thường xác định rõ ràng và linh hoạt tư duy chiến lược, giúp họ thích ứng và phản ứng hiệu quả với sự biến động của môi trường kinh doanh Tư duy này cho phép họ dự đoán các xu hướng tương lai, xác định các cơ hội và mối đe dọa, đồng thời đưa ra các quyết định sáng suốt về chiến lược phát triển dài hạn Bằng cách liên tục điều chỉnh tư duy chiến lược dựa trên các thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt được thành công bền vững.
Xét về mặt định lượng:
Chỉ số tài chính: Hiệu quả kinh doanh thường được đánh giá thông qua một số chỉ số tài chính như: tỷ suất sinh lời, tỉ lệ lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận, tỉ lệ sinh lợi nhuận, tỉ suất sinh lời trên vốn, và dòng tiền
Tăng trưởng doanh số: Mức độ tăng trưởng của doanh số cho thấy khả năng của doanh nghiệp tăng cường hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường
Hiệu suất hoạt động: Đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ số như tỉ lệ hiệu suất lao động, tỉ lệ lợi nhuận trên doanh số bán hàng, và tỉ lệ hiệu suất vốn
Tỷ lệ lãng phí: Đo lường mức độ lãng phí trong quá trình sản xuất và kinh doanh, bao gồm tỉ lệ hàng tồn kho, tỉ lệ sản phẩm hỏng, và tỉ lệ phí dịch vụ không cần thiết
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Dùng các chỉ số liên quan đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ như tỷ lệ trả lại hàng hóa, tỷ lệ hài lòng khách hàng, và điểm đánh giá chất lượng
Quản lý rủi ro: Đo lường mức độ rủi ro mà doanh nghiệp đang phải đối mặt và hiệu suất của các biện pháp quản lý rủi ro đã được triển khai
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.2.1 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Lợi nhuận là một mục tiêu quan trọng trong kinh doanh, là sự thu nhập còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí từ doanh thu, thường được đo lường trong bối cảnh kinh doanh hoặc tài chính để đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets - ROA) là chỉ số tài chính được sử dụng để đo lường khả năng của một doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản của doanh nghiệp
Công thức ROA thường được tính như sau:
ROA = Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân Trong đó:
Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trước khi trừ số thuế
Tổng tài sản là tổng giá trị của tất cả các tài sản mà doanh nghiệp sở hữu hoặc kiểm soát
Tổng tài sản bình quân trong một kỳ là một chỉ số tài chính được tính bằng cách lấy tổng giá trị của tài sản của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể và chia cho số lượng kỳ đó
Công thức tính tổng tài sản bình quân là:
Tổng tài sản bình quân = Tổng giá trị tài sản trong kỳ
Số lượng kỳ Trong đó:
Tổng giá trị tài sản trong kỳ là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong khoảng thời gian được xác định
Sổ lượng kỳ là số lượng kỳ trong khoảng thời gian đó
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sales - ROS), còn được gọi là lợi nhuận gộp hoặc lợi nhuận ròng, là một chỉ số tài chính quan trọng
19 được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp trong việc sinh lợi nhuận từ doanh thu
Công thức tính ROS thường được biểu diễn như sau:
ROS = Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận gộp hoặc ròng thường là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi tất cả các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm/dịch vụ Lợi nhuận gộp thường chỉ trừ các chi phí sản xuất trực tiếp, trong khi lợi nhuận ròng thường trừ tất cả các chi phí hoạt động, bao gồm cả chi phí vận hành, quản lý và tài chính
Doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE) là một chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá khả năng của một doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ vốn mà cổ đông đã đầu tư vào doanh nghiệp
Công thức tính ROE thường được biểu diễn như sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân Trong đó:
Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi số thuế
Vốn chủ sở hữu là số tiền mà cổ đông đã đầu tư vào doanh nghiệp, thường được biểu diễn bằng vốn góp và lợi nhuận tích lũy
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp Trong bối cảnh của nền kinh tế hiện đại, khi nguồn lực trở nên khan hiếm và chi phí sử dụng
20 chúng ngày càng tăng cao, vấn đề về hiệu quả sử dụng nguồn lực trở nên ngày càng cấp thiết và được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết
Số vòng quay vốn của tổng tài sản: là một chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn của một doanh nghiệp Chỉ số này đo lường khả năng của doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ mỗi đơn vị vốn mà nó sử dụng Cụ thể, nó được tính bằng cách chia doanh thu hoặc doanh số bán hàng cho tổng tài sản của doanh nghiệp
Công thức tính như sau:
Số vòng quay của tổng tài sản = Doanh thu thuần vốn chủ sở hữu bình quân
Số vòng quay vốn chủ sỡ hữu: Chỉ tiêu này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu bình quân của doanh nghiệp
Số vòng quay vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu Trong đó:
Vốn chủ sở hữu là số tiền mà các cổ đông đã đầu tư vào doanh nghiệp bằng cách mua cổ phiếu hoặc thông qua việc giữ lại lợi nhuận của doanh nghiệp thay vì chia sẻ nó dưới dạng cổ tức
Sức sản xuất của tổng tài sản là chỉ số thể hiện khả năng của tổng tài sản của một doanh nghiệp để tạo ra giá trị doanh thu hoặc lợi nhuận
Sức sản xuất của tổng tài sản = Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản là một chỉ số tài chính quan trọng để đo lường hiệu suất sinh lợi nhuận của tổng tài sản của một doanh nghiệp Chỉ số này cho biết tỷ lệ lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể tạo ra từ mỗi đơn vị tổng tài sản mà họ sở hữu và sử dụng
Công thức: Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời = 100* Tổng tài sản bình quân
Sức sản xuất của vốn chủ sỡ hữu:
Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần
Vốn sở hữu bình quân Chỉ tiêu này cho biết khả năng của vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, kết quả càng cao thì công ty hoạt động càng hiệu quả, vì nó cho thấy mức độ tạo ra giá trị cao từ số vốn đầu tư
1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng chi phí
Hiệu quả sử dụng chi phí: là việc đánh giá xem các doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lực (bao gồm cả tiền bạc, thời gian và nhân lực) một cách hiệu quả hay không để đạt được mục tiêu cụ thể
Hiệu quả sử dụng chi phí = Doanh thu thuần
Tổng chi phí Nếu hiệu quả sử dụng chi phí >1 cho thấy doanh thu lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, doanh nghiệp hoạt động có lãi Nếu hiệu quả chi phí