1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty tnhh mtv điện lực hải phòng giai đoạn 2015 2020

87 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Điện Năng Tại Công Ty TNHH MTV Điện Lực Hải Phòng Giai Đoạn 2015-2020
Tác giả Đồng Xuân Hoa
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2015-2020
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,09 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP, VẬN DỤNG VÀO KINH DOANH ĐIỆN NĂNG (9)
    • 1. Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu và động lực phát triển của doanh nghiệp (9)
      • 1.1 Hiệu quả kinh doanh và các tiêu chí đánh giá (9)
      • 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (17)
    • 2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh trong ngành điện lực (21)
      • 2.1 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật cơ bản của ngành điện lực (21)
      • 2.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh trong ngành điện lực (34)
        • 2.2.1 Các yếu tố vĩ mô (34)
        • 2.2.2 Các yếu tố vi mô (35)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG (39)
    • 1. Tổng quan về Hải Phòng và Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (39)
      • 1.1 Tổng quan về Hải Phòng (39)
      • 1.2 Lịch sử của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (41)
    • 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty (PCHP) (43)
      • 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty (44)
      • 2.2 Chức năng nhiệm vụ (45)
    • 3. Thực trạng công tác kinh doanh bán điện của Công ty (49)
      • 3.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh giai đoạn 2010 – 2014 (49)
      • 3.2 Các số liệu tiêu chí khác (50)
    • 4. Phân tích chỉ ra một số tồn tại, yếu kém (51)
      • 4.2 Chất lượng cung ứng điện (54)
      • 4.3 Năng suất lao động thấp (55)
      • 4.4 Chất lượng dịch vụ khách hàng kém (59)
      • 4.5 Phân tích về hiệu quả tài chính (62)
      • 4.6 Đánh giá chung (63)
  • CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁP TRIỂN, GIẢI PHÁP NÂNG (69)
    • 1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả SXKD và NSLĐ giai đoạn 2016-2020 (69)
      • 1.1. Mục tiêu tổng quát (69)
      • 1.2. Mục tiêu cụ thể (5 nhóm mục tiêu chính) (69)
      • 1.3. Các chỉ tiêu giai đoạn 2016-2020 (70)
    • 2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty (72)
      • 2.1. Nhóm giải pháp tài chính (72)
      • 2.2. Nhóm giải pháp kinh doanh – dịch vụ khách hàng (76)
      • 2.3 Nhóm giải pháp Quản lý kỹ thuật – Vận hành (79)
      • 2.4 Nhóm giải pháp Đầu tư – Xây dựng (80)
      • 2.5 Nhóm mục tiêu Quản trị - Tổ chức (81)
  • KẾT LUẬN.............................................................................................................80 (85)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP, VẬN DỤNG VÀO KINH DOANH ĐIỆN NĂNG

Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu và động lực phát triển của doanh nghiệp

1.1 Hiệu quả kinh doanh và các tiêu chí đánh giá a) Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh doanh

Như chúng ta đã biết, hoạt động SXKD của một doanh nghiệp là toàn bộ công tác tổ chức và quản lý trong hoạt động SXKD Các hoạt động này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan, trong quá trình phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chính vì thế đòi hỏi các hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa như quy luật cung, cầu, giá trị, cạnh tranh Đồng thời các hoạt động này còn chịu tác động của các nhân tố bên trong như tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả, … và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như sự thay đổi cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá,

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh đầy đủ các lợi ích đạt được từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động SXKD đó.

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tham gia vào hoạt động kinh doanh theo mục đích nhất định Trong cơ chế thị trường, với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt hiệu quả cao, lấy thu bù chi và có lãi Vì vậy, hiệu quả kinh doanh là không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý mà còn là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp

- Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội.Việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm nguồn lực Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí có thể (Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng đó là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội) Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.

Về cơ bản, hiệu quả kinh doanh phải được phản ánh trên hai mặt là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế được các doanh nghiệp quan tâm hơn và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là hai mặt vừa thống nhất vừa độc lập với nhau Nếu doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao sẽ dẫn đến việc tăng đóng góp cho Nhà nước và thu nhập của CBCNV cũng được nâng cao Mặt khác khi đạt được hiệu quả xã hội thì nó lại là cơ sở để các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.

Tóm lại, hiệu quả mà các doanh nghiệp đạt được phải làm bảo đảm hài hòa cả ba loại lơi ích: lợi ích của Doanh nghiệp, lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người lao động Hiệu quả là thước đo trình độ quản lý của cán bộ lãnh đạo, là thước đo đánh giá khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào Việc đánh giá hiệu quả để đề ra phương hướng, biện pháp cụ thể cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ngày càng cao (Kinh doanh ở đây bao gồm cả kinh doanh sản xuất và kinh doanh dịch vụ.)

Nội dung hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh cả mặt chất và mặt lượng của hoạt động kinh doanh Về mặt lượng, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Việc tính toán, xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là việc so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được Chi phí và kết quả có quan hệ biện chứng lẫn nhau, chúng phụ thuộc vào nhau, tách rời ra thì hiệu quả kinh doanh không tồn tại.

Vì thế, nếu không có chi phí thì sẽ không có kết quả, như thế có nghĩa là hiệu quả kinh tế sẽ không thực hiện được Hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp mong muốn là một số dương, điều này đòi hỏi chi phí bỏ ra phải nhỏ hơn kết quả thu được mà vẫn bảo đảm yêu cầu chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì hoạt động kinh doanh mới có hiệu quả.

Về mặt chất, việc đạt được hiệu quả kinh doanh cao phản ánh năng lực, trình độ quản lý và sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn,…), các hoạt động kinh doanh, sự hợp lý trong lựa chọn phương hướng kinh doanh, chiến lược và kế hoạch kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là hướng vào nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực để tiết kiệm chi phí trong quá trình kinh doanh

Nói tóm lại, hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh đồng thời các mặt của quá trình kinh doanh: kết quả kinh doanh, chi phí kinh doanh, lợi nhuận thu được, khả năng lợi dụng các nguồn lực,… b) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả kinh doanh và hiệu năng quản lý của một doanh nghiệp Các chỉ tiêu doanh lợi thể hiện mối quan hệ giữa kết quả thu được từ hoạt động của doanh nghiệp và các phương tiện, nguồn lực để tạo ra kết quả đó Trên thực tế có rất nhiều chỉ tiêu cụ thể thể hiện mối quan hệ này tùy theo cách tiếp cận về kết quả và phương tiện Tuy nhiên, thông thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

- Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận thu được trên 1 đồng doanh thu.

Trong đó, ví dụ với kinh doanh điện năng:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán điện - Tổng chi phí

Doanh thu bán điện = ∑Sản lượng điện thương phẩm * Giá bán

Tổng chi phí = Chi phí mua điện (điện nhận đầu nguồn) + Chi phí kinh doanh điện

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay = Doanh thu thuần - Khấu hao + Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác (như thí nghiệm công tơ, dịch vụ điện, ).

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay - Lãi vay - Thuế

Lãi vay là một khoản vừa là chi phí vừa là chi tiêu bằng tiền thực sự, nhưng không được khấu trừ chi phí lãi vay vào doanh thu, vì chi trả lãi vay tượng trưng cho thời gian của tiền tệ và khoản tiền này được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai.

- Chỉ tiêu doanh lợi trên tài sản (ROA): ROA đo lường hoạt động của một doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu Ý nghĩa của ROA là cho biết hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Tổng tài sản = Tài sản cố định và đầu tư dài hạn + Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

+ Tài sản cố định: Đối với doanh nghiệp ngành điện, TSCĐ bao gồm:

Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có tính vật chất như nhà cửa, máy móc thiết bị, hệ thống đường dây, trạm,

Tài sản cố định đi thuê dài hạn: Tài sản được ghi vào loại này theo hợp đồng thuê, quyền sở hữu TSCĐ được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc bên đi thuê có thể mua được TSCĐ với giá trị thấp hơn giá trị TSCĐ thuê tại một thời điểm nào đó hoặc vào lúc kết thúc hợp đồng.

Tài sản cố định vô hình: Là TSCĐ không có hình thái vật chất, là những giá trị biểu hiện những quyền của doanh nghiệp như quyền sử dụng, lợi thế trong cạnh tranh trong ngành điện,

Hao mòn lũy kế tài sản cố định.

Đầu tư dài hạn: Bao gồm góp vốn liên doanh bằng bất cứ hình thái nào (hiện vật hay tiền), “đầu tư chứng khoán dài hạn” (cổ phiếu, trái phiếu) và đầu tư dài hạn khác (nhất là kinh doanh bất động sản).

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh trong ngành điện lực

2.1 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật cơ bản của ngành điện lực a) Dây chuyền công nghệ sản xuất và truyền tải điện năng

Công nghệ sản xuất, truyền tải điện năng đến nơi tiêu thụ (được thể hiện ở sơ đồ minh hoạ 1.1). Đơn vị cung cấp điện năng là các nhà máy sản xuất ra nguồn điện từ các dạng nguyên liệu truyền thống và các dạng nguyên liệu khác Dòng điện được phát ra từ các nhà máy phát điện, ở nước ta nhà máy phát điện chủ yếu là các nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện với nguồn nhiên liệu là than đá tự nhiên khai thác tại các mỏ than trong nước

Sơ đồ 1.1: Dây chuyền công nghệ sản xuất và truyền tải điện năng

Các nhà máy điện Diezel, khí tự nhiên chạy bằng nguồn dầu, khí đồng hành lấy từ các mỏ dầu đang khai thác ngoài khơi vùng biển phía nam

Các nhà máy thuỷ điện phân bố trên toàn bộ hệ thống sông ngòi từ Bắc tới Nam, tận dụng các nguồn lợi địa hình, khí hậu của đất nước để sản xuất điện, với đủ các hình thức sở hữu, cũng như công suất lớn nhỏ phục vụ cuộc sống ngày càng phát triển

Từ đó dòng điện được nâng lên cấp điện áp 110/220/500KV truyền tải bằng hệ thống đường dây cao thế 110/220/500KV và tiếp nhận tại các trạm biến áp 110/220/500KV ở các tỉnh, thành phố, khu dân cư, khu kinh tế Hệ thống này được phân cấp quản lý bởi các Công ty truyền tải điện khu vực.

Tại các trạm biến áp 110/220/500KV nguồn điện được được hạ áp xuống mức 10/22/35KV để cung ứng cho Điện lực tỉnh tiếp nhận, quản lý, phân phối, bán điện cho các hộ sử dụng. b) Đặc điểm kinh tế kỹ thuật cơ bản của ngành điện lực

Khác với nhiều loại hàng hoá của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, ngành điện có những đặc thù riêng có.

- Sản phẩm của ngành điện là điện năng (đơn vị tính: kWh) Khác với các loại hàng hoá khác, trong quá trình sản xuất (phát điện), lưu thông, phân phối, truyền tải, cung ứng, tiêu thụ (quá trình chuyển hoá năng lượng điện thành dạng năng lượng khác) được diễn ra đồng thời, khép kín liên tục Chính vì lẽ đó điện năng không thể

10 KV Đường dây cao thế Đường dây hạ thế

H ộ tiê u th ụ Đường dây trung thế tồn kho, tích trữ và cũng không có bán thành phẩm, phế phẩm Điện năng sản xuất theo nhu cầu, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu Tính đồng thời của quá trình sản xuất, phân phối tiêu thụ điện đòi hỏi các khâu sản xuất phải được tiến hành chặt chẽ, đồng bộ có sự phối hợp ăn khớp chặt chẽ trong toàn bộ quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng

- Từ đầu tư xây dựng truyền tải điện, phân phối đến kinh doanh điện năng ở nước ta hiện nay là do Nhà nước độc quyền quản lý và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định Trong đó có vấn đề Nhà nước quy định và trực tiếp quản lý giá bán điện, theo dõi kiểm tra chặt chẽ quá trình mua bán điện.

- Điện là loại sản phẩm có thể sản xuất bằng nhiều công nghệ khác nhau như công nghệ về nhiệt điện, thuỷ điện, điện hạt nhân, điện năng được sản xuất từ năng lượng tự nhiên như mặt trời, gió,… nhưng chất lượng điện là đồng nhất.

- Với địa bàn quản lý rộng, số lượng khách hàng lớn, công nghệ sử dụng phức tạp, để điều hành quá trình sản xuất phân phối đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý tập trung Do đó, ngành điện đòi hỏi kỹ thuật cao kể cả trong quá trình truyền tải, phân phối cũng như kinh doanh điện năng, số lượng lao động lớn

- Điện là ngành sản xuất tập trung nhưng tiêu dùng phân tán lại đòi hỏi mạng lưới điện trải theo chiều dài đất nước và đi vào các cụm dân cư, điều này đồng nghĩa với việc hao tổn điện năng trên đường tải và khó khăn trong công tác quản lý và tiêu dùng điện Bên cạnh đó, công tác duy trì, bảo dưỡng phải được tiến hành thường xuyên và chi phí lớn do ảnh hưởng của công nghệ, thời tiết.

- Về vấn đề tiêu thụ: Việc mua bán điện diễn ra giữa bên bán và bên mua. Bên mua điện quan hệ với bên bán điện bằng một hợp đồng kinh tế "Mua bán điện" và được làm các thủ tục kỹ thuật nối phụ tải với nguồn điện Trong kinh doanh điện năng, đầu vào chính là quá trình ghi điện đầu nguồn (do Tập đoàn Điện lực ViệtNam bán) và đầu ra chính là việc ghi điện tại các công tơ của các hộ tiêu thụ điện.Việc mua bán điện diễn ra đồng thời ở nhiều nơi nên rất khó khăn trong quá trình quản lý

- Bên cạnh đó là việc khách hàng sử dụng trước trả tiền sau cũng là đặc tính riêng của hoạt động kinh doanh bán điện Sau khi khách hàng tiêu thụ một lượng điện năng nhất định thể hiện trên công tơ đo đếm điện năng thì ngành điện mới xác định được doanh thu và từ đó mới tiến hành công tác thu tiền bán điện.

- Về phương diện đo đếm cũng mang tính chất đặc biệt, mỗi khách hàng phải dùng công tơ đo đếm riêng Công tơ này được niêm phong, cặp chì sau khi đã qua thí nghiệm căn chỉnh đạt được tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Nhà nước Với tầm quản lý rộng và hết sức khó khăn, vì thế chất lượng và kỹ thuật đo đếm có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện bán ra.

- Điện là ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp nặng, do vậy cũng như các ngành công nghiệp nặng khác ngành điện đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn Ngoài các chi phí đầu tư để xây dựng các công trình phát điện ra, còn bao gồm chi phí đầu tư để xây dựng hệ thống truyền tải (máy biến áp, cột, hệ thống dây dẫn), chi phí về công tơ điện, chi phí về nhân sự v.v…

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG

Tổng quan về Hải Phòng và Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng

1.1 Tổng quan về Hải Phòng

Hải Phòng, còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là một Thành phố cảng và công nghiệp lớn ở miền Bắc Việt Nam nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Hải Phòng còn là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ Hải phòng có diện tích là 1.523,4 km 2 Theo thống kê đến ngày 30/09/2012 dân số Hải Phòng là 1.878.500 người, mật độ dân số là 1.233 người/km 2 , trong đó dân cư thành thị chiếm 46.1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9% Hải phòng là thành phổ đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hải Phòng có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điếm Bắc bộ Là Trung tâm Kinh tế - Khoa học - Kỹ thuật tống hợp của vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong hai trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điếm Bắc Bộ Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng vả Quảng Ninh, nằm ngoài quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.

Hải Phòng có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam, xác định đến năm 2015 sẽ cơ bản trở thành thành phổ công nghiệp, đi trước cả nước 5 năm và dự kiến vào trước năm 2020, muộn nhất là 2025 sẽ là thành phố thứ 3 xếp loại đô thị đặc biệt và tầm nhìn từ năm 2025 dến năm 2050 sẽ trở thành thành phố quốc tế. Đến năm 2025 dân số toàn Thành phố ước đạt khoảng 3.000.000 người. Trong đó: Đô thị trung tâm khoảng 2.100.000 người; đô thị vệ tinh, thị trấn khoảng 300.000 người Như vậy có thể nói là nhu cầu về sử dụng năng lượng điện của Hải Phòng trong những năm tới là rất lớn. Điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý:

Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tính Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc

Bộ thuộc biển Đông và đảo Hải Nam - cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km Thành Phố cách Thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Đông Bắc. Điểm cực Bắc của thành phố là xã Lại Xuân thuộc huyện Thủy Nguyên; cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo; cực Nam là xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo; và cực Đông là đảo Bạch Long Vĩ.

Về địa hình: Địa hình phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại cát kết, đá phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ đất liền ra biển gồm hai dãv chính Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn đứt quãng, kéo dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc-Đông Nam gồm các núi: Voi, Phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu Dãy Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An Sơn-Núi Đèo, gồm hai nhánh: nhánh An Sơn-Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng và Núi Đèo; và nhánh Kỳ Sơn-Tràng Kênh có hướng Tây Tây Bắc-Đông Đông Nam gồm nhiều núi đá vôi. Địa hình Hải Phòng thav đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vừng trung du với những đồng bằng xen đồi, trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển.

Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của Thành phố duvên hải Đâv cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương.

1.2 Lịch sử của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng

Tiền thân của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng là Nhà máy đèn Hải Phòng, gồm: Nhà máy điện Cửa Cấm và bộ phận bán điện Vườn hoa

Nhà máy điện Cửa Cấm là nhà máy điện đầu tiên ở nước ta do Công ty Điện khí Đông Dương của Pháp có công suất thiết kế 5,5MW được đầu tư xây dựng vào những năm 90 của thế kỷ 19 với mục đích chủ yếu phục vụ cho quân đội viễn chinh và bộ máy thống trị của thực dân Pháp tại Hải Phòng

Ngày 16/4/2006 Chính phủ đã có quyết định số 1354/QĐ-TTg chuyển Công ty Điện lực Hải Phòng thành Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Tháng 4/2010 Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng được chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc. Đến nay, qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, từ khi bắt đầu hình thành mới chỉ có vài chục km đường dây các loại với nhà máy điện công suất nhỏ bé,ngày hôm nay, cùng với sự lớn mạnh của ngành Điện Việt Nam, Công ty TNHHMTV Điện lực Hải Phòng đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng.Hiện nay, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đang quản lý khối tài sản trị giá 4.400 tỷ đồng, với 19 TBA 110kV/31 máy biến áp (MBA), có tổng dung lượng1.136MVA; 350,9km đường dây 110kV; chín TBA/14MBA trung gian, có tổng dung lượng 76,4MVA; 1.475,4 km đường dây trung thế (35kV, 22kV, 10kV và

6kV); 2.084 TBA phân phối; 2.718,7 km đường dây hạ thế; 442.386 khách hàng sử dụng điện,

Công ty là đơn vị có tổng sản lượng điện thương phẩm lớn hàng đầu trong các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, quản lý vận hành, sửa chữa, cải tạo và đầu tư xây dựng lưới điện, đảm bảo cấp điện an toàn liên tục, phục vụ đắc lực và kịp thời các mục tiêu kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành Đô thị loại 1 Năm 2014, điện thương phẩm của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đạt 3,45 tỷ kWh, tăng trưởng điện năng thương phẩm đạt hơn 10%, tỷ lệ tổn thất điện năng là 4,65%.

Trong các năm từ 2006 đến nay, ngành điện Hải Phòng đã đầu tư 2.000 tỷ đồng thực hiện "ngầm hóa" lưới điện trung thế tại khu vực đô thị; xây dựng mới hàng trăm km đường dây trung thế tạo mạch vòng và hệ thống lưới điện thông minh, hiện đại để sẵn sàng ứng cứu lưới điện khi có TBA 110 kV bị sự cố; xây dựng mới hệ thống lưới điện 110 kV đáp ứng yêu cầu của hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy, dự án đầu tư nước ngoài lớn đang mở mang tại Hải Phòng như: Khu công nghiệp VSIP (Xingapo), tổ hợp công nghiệp của Công ty LGE Việt Nam tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, Nhà máy sản xuất lốp ôtô Bridgestone (Nhật Bản) tại Khu công nghiệp Đình Vũ

Từ năm 2010 đến nay, ngành điện Hải Phòng đã tiếp nhận, huy động vốn đầu tư để cải tạo lưới điện hạ thế nông thôn của 76 xã, góp phần tích cực, đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới Nhờ vậy, lưới điện của thành phố phát triển với tốc độ nhanh, theo hướng hoàn thiện về kết cấu lưới cũng như chất lượng thiết bị, bảo đảm cấp điện ổn định, đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh sản lượng điện từ 607 triệu kW giờ (1998), lên 3.446 triệu kW giờ (2014), với mức tăng 5,6 lần, góp phần tích cực đưa kinh tế - xã hội Hải Phòng phát triển nhanh một cách ấn tượng

Năm 1993, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đã đưa tỷ lệ tổn thất điện năng từ chỗ cao nhất trong các đơn vị toàn ngành xuống còn 19,14%, thu hồi cho Nhà nước gần 50 tỷ đồng và đã xóa được một trong những yếu kém về công tác quản lý đô thị của Hải Phòng thời kỳ này Kỳ tích này đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba Từ đó đến nay, tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty liên tục giảm từ 19,12% xuống 8,42% (1998); 6,2% (2005); năm 2014 vừa qua, tỷ lệ tổn thất điện năng tiếp tục giảm còn 4,71% và năm 2015, phấn đấu giảm xuống mức 4,65%, phấn đấu đưa Công ty trở thành một trong những đơn vị có tỷ lệ tổn thất điện năng thấp nhất trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc Địa chỉ trụ sở: Số 9 Trần Hưng Đạo - Quận Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng Gồm 14 Điện lực trực thuộc:

Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty (PCHP)

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc với 100% vốn điều lệ được tổ chức và hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH MTV theo quy định của luật Doanh nghiệp, theo phân cấp của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc phê duyệt Giấy phép đăng kí kinh doanh số 0200340211, đăng kí thay đổi lần thứ 7 ngày 13 năm 2010.

Một số ngành nghề kinh doanh chính của Công ty:

- Sản xuất kinh doanh điện năng (truyền tải và phân phối điện).

- Quản lý vận hành lưới điện cấp điện áp đến 110 kV.

- Lâp dự án đầu tư xây dựng các công trình điện.

- Một số nghành nghề phụ trợ khác,

2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty PCHP

Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đang áp dụng là mô hình quản lý trực tuyến chức năng.

Quản lý vận hành, khai thác hệ thống lưới điện cao, trung, hạ áp trên địa bàn Thành phố theo phân cấp Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh điện năng trên địa bàn quản lý được phân công Đại diện và là đầu mối quan hệ giữa Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (NPC) với khách hàng sử dụng điện, các cấp chính quyền và nhân dân địa phương trên địa bàn quản lý.

- Nhiệm vụ: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, kịp thời và chất lượng cho khách hàng sử dụng điện Phát triển khách hàng, thực hiện kinh doanh bán điện trên địa bàn quản lý theo đúng quy định Nhà nước Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực được giao như: lao động, tài sản, để hoàn thành nhiệm vụ được giao Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân cấp của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

- Chức năng nhiệm vụ cụ thể:

Chủ tịch kiêm Giám đốc của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng là người được Chủ tịch EVN NPC quyết định bổ nhiệm, điều dộng, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, quyết định nghỉ hưu, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của PCHP.

Trong quản lý, Chủ tịch PCHP là người quản lý, lãnh đạo cao nhất của PCHP là người quyết định cuối cùng các vấn đề về chủ trương, chiến lược phát triển, định hướng và quy hoạch phát triển của PCHP Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVN NPC về mọi hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của PCHP theo đúng những quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của PCHP, của Pháp luật, các quy định của Nhà nước và các quy định hướng dẫn của EVN NPC.

Trong điều hành, Giảm đốc PCHP là người quyết định các vấn đề về kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, đầu tư xây dựng về tổ chức, cán bộ, lao động và tiền lương, công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế theo chủ trương, định hướng được phê duyệt và theo các quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động PCHP.

Phó giám đốc kỹ thuật.:

Phó giám đốc kinh doanh.

Phó giám đốc đầu tư.

Phó giám đốc kinh doanh phụ trợ.

Phó giám đốc tài chính vật tư.

Các Phó Giám đốc PCHP là người được Giám đốc PCHP quyết định bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, quyết định nghỉ hưu sau khi được Chủ tịch EVNNPC phê duyệt và chấp thuận bằng văn bản.

Các Phó giám đốc PCHP là những người cộng sự, trực tiếp giúp việc cho Giám đốc PCHP theo từng lĩnh vực công tác cụ thể do Giám đốc PCHP phân công, giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cụ thể bằng văn bản; chịu trách nhiệm trước Giám đốc PCHP, Chủ tịch EVN NPC và Pháp luật Nhà nước về phần công việc và những lĩnh vực đã được Giám đốc PCHP phân công hoặc ủy quyền.

Các Phó giám đốc PCHP được chủ động thực hiện: Sự chủ động của các Phó giám đốc PCHP phải nằm trong phạm vi các quy định của Điều lệ PCHP, các chủ trương và kế hoạch công tác của tập thể Ban lãnh đạo hoặc của Giám đốc PCHP:

Thay mặt Giám đốc PCHP trong việc điều hành công việc hàng ngày của các phòng ban chuyên môn, đơn vị kỹ thuật, nghiệp vụ của PCHP có liên quan theo nhiệm vụ, công việc được phân công.

Chỉ đạo và đôn đốc kiểm tra các phòng ban của PCHP, các đơn vị trong PCPHP để thực hiện hoàn thành những nhiệm vụ được Giám đốc PCHP phân công, đảm bảo thi hành đúng đắn và có hiệu quả các chế độ quản lý của Nhà nước, của EVN NPC.

Ngoài ra, các Phó giám đốc PCHP sẽ được Giám đốc PCHP giao nhiệm vụ làm Trưởng (hoặc phó) các ban chỉ đạo, các hội đồng, các nhóm công tác, theo từng lĩnh vực chuyên môm hoặc theo những chuyên đề bằng các quyết định hoặc giấy ủy quyền cụ thể.

Văn phòng (P1) ; Thực hiện công tác hành chính, văn thư, hội họp,

Phùng Kế hoạch - Vật tư (P2) : Thực hiện lấp kế hoạch đầu tư và vật tư.

Phòng Tổ chức (P3) : Tham mưu về công tác tổ chức, tiền lương , nhân lực, đào tạo, …

Phòng Kỹ thuật (P4) : Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện đảm bảo ổn định, tin cậy

Phòng tài chính (P5): Thực hiện công tác tài chính của doanh nghiệp.

Phòng Vật tư (P6): Thực hiện công tác vật tư, thiết bị, …

Phòng quan hệ cộng đồng (P7): Làm công tác truyền thông và văn hoá doanh nghiệp.

Phòng quản lý đầu tư (P8): quản lý các dự án đầu tư, xây dựng kees hoạch đầu tư.

Phòng kinh doanh điện năng (P9): Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác kinh doanh điện năng, đôn đốc hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh điện năng.

- Phòng công nghệ thông tin (P10): Thực hiện các nhiệm vụ quản lý và vận hành hệ thống công nghệ thông tin.

- Phòng An toàn (P11): Tham mưu trong công tác an toàn điện.

- Phòng Thanh tra Bảo vệ (P12); Làm các công tác thanh kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn các đơn vị làm ddungs pháp luật và giải quyết các tranh chấp

- Phòng Quản lý xây xây dựng – Kiến trúc (P14): Tham mưu về công tác xây dựng, kiến trúc.

- Phòng Quản lý đấu thầu (P15): Thực hiện việc thẩm định các dự án đầu tư.

- Phòng kỹ thuật an toàn điện (P16) : Kiểm tra giám sát sử dụng điện, phối hợp và kiểm soát xử lý vi phạm sử dụng điện, tính toán truy thu và đề xuất các biện pháp giải quyết khi có các vấn đề phát sinh Quản lý điều hành công tác kiểm tra sử dụng điện, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng mua bán điện, kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng, kiểm tra phát hiện hành vi trộm cắp điện, kiểm tra giá bán điện. Tuyên truyền, tổ chức triển khai và kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng tiết kiệm điện. Kiểm tra việc cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện theo quy định của Nhà nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc

Thực trạng công tác kinh doanh bán điện của Công ty

3.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh giai đoạn 2010 – 2014

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh giai đoạn 2010 - 2014

T Các chỉ tiêu Đơn vị tính

Quản lý tiêu dùng dân cư

Giá bán điện bình quân đ/kWh 1,004.38

06 Số lượng khách hàng K hàng 407,629 419,993 428,197 434,185 442,368

7.1 - Công tơ 01 pha C.tơ 425,354 408,075 415,512 420,851 427,891 7.2 - Công tơ 03 pha C.tơ 15,006 16,341 17,380 17,975 18,988

Phân tích một số chỉ tiêu chính

- Điện thương phẩm: Thực hiện năm 2014 là: 3.446,36 triệu kWh, tăng

17,11% so với năm 2010, đạt 101,96% so với kế hoạch 2014; Mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn này đạt xấp xỉ 4%/ năm

Trong đó: Điện cấp cho Nông lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 0,17%; Điện cấp cho CNXD chiếm tỷ trọng 56,04%; Điện cấp cho Thương nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng 3,08%; Điện cấp cho Quản lý tiêu dùng dân cư chiếm tỷ trọng 37,65% và hoạt động khác chiếm tỷ trọng 3,05%;

- Giá bán điện bình quân: Thực hiện năm 2014 là: 1.476,09 đ/kWh, tăng 1,19 đ/kWh so với kế hoạch năm 2014 So với giá bán năm 2010 đã tăng 46,97%, tương ứng 471,71 đ/ kWh.

- Tỷ lệ tổn thất điện năng: Thực hiện năm 2014 là 4,71%, giảm 0,30% so với cùng kỳ năm 2013; Giảm 0,14% so với kế hoạch năm 2014 và giảm 0,35% so với năm 2010.

- Doanh thu tiền điện: Thực hiện 5.087,14 tỷ đồng, tăng 13,24% so cùng kỳ năm 2013; Đạt 102,05% so với kế hoạch năm 2014

3.2 Các số liệu tiêu chí khác

- Thời gian mất điện trung bình năm : Thực hiện năm 2013 bắt đầu đánh giá là 2700 phút, năm 2015 là 2500 phút.

- Năng suất lao đồng bình quân: với số lao động hiện có là 2100 người thì năng suất thấp so với các đơn vị bạn và số người nhiều hơn 20% so với định biên EVN giao Năng suất theo kWh năm 2010 là 1,2 ngàn kWh/ người , năm 2014 là 1,4 ngàn kWh / người tăng bình quân 4% là thấp hơn tốc đọ tăng thương phẩm.

- Chỉ số chi phí phân phối (đ/kWh): Năm 2010 chi phí bán điện là 240 đ/ kWh , năm 2014 là 204 đ/kWh Chi phí có giảm nhưng tốc độ giảm chưa tương xứng với tốc độ tăng sản lượng điện thương phẩm.Chi phí này vẫn cao so với các đơn vị khác.

- Điểm số hài lòng của khách hàng: Năm 2013 bắt đầu đánh giá đạt 6,68 điểm Năm 2014 đánh giá đạt 7,09 điểm Như vậy điểm số có tăng nhưng vẫn là điểm trung bình, tăng chậm.

Phân tích chỉ ra một số tồn tại, yếu kém

4.1 Số liệu so sánh Công ty với các Công ty Điện lực nước ngoài và các Công ty Điện lực khu vực Để xác định vị trí của PCHP với các Công ty Điện lực trong khu vực thì cần có một cái nhìn tổng thể tương đối giữa các đơn vị với nhau a) Với các Công ty điện lực nước ngoài

- Điện lực Thủ đô Thái Lan – MEA: Quản lý lưới điện từ cấp điện áp 220kV trở xuống và cung cấp điện cho Thủ đô Bangkok, tỉnh Samut Prakan và tỉnh Nonthaburi, Thái Lan

Thông tin chung: 8.093 lao động, đến cuối năm 2014 có 3,395 triệu khách hàng

SAIDI: 47,518 phút/KH/năm, tổn thất 3,15% - Sản lượng điện phân phối (năm 2014): 47.856.000 triệu kWh

Trình độ quản lý: áp dụng GIS hơn 15 năm, trên nền bản đồ 1/1.000, có Trung tâm chăm sóc khách hàng và đang ngầm hóa lưới điện

- Điện lực Tỉnh Thái Lan – PEA: Quản lý lưới điện từ cấp điện áp 115kV trở xuống và cung cấp điện cho 73 tỉnh của Thái Lan (99% diện tích cả nước), khu vực còn lại do MEA phụ trách quản lý PEA chia khu vực quản lý thành 4 khu vực, gồm: Đông Bắc, Bắc, Trung tâm và Nam Đã có dự án lắp turbin gió 6.000 kW

- Điện lực TNB – Tenaga Malaysia: Quản lý nguồn và lưới điện từ cấp điện áp 500kV trở xuống, cung cấp điện cho phần lớn lãnh thổ Malaysia

- Điện lực Meralco, Manila – Philippines: Điện khí hóa 99%, IFR (số lần sự cố) = 4,73 lần, CIT (thời gian mất điện) = 3,3 giờ (sự cố) +1,61 giờ (kế hoạch)

- Điện lực SingPower – Singapore: Phục vụ điện và gas ở Singapore và một phần ở Úc.

- Điện lực KEPCO – Hàn Quốc: Công ty được xếp hạng vào năm 2010 nằm trong danh sách 5 công ty năng lƣợng hàng đầu Thế giới

Smart Grid: 2010 hoàn tất thử nghiệm, 2020 áp dụng cho nội thị, 2030 áp dụng toàn quốc

Hợp tác, đầu tư xây dựng nhà máy điện các loại tại UAE, Philippines, TrungQuốc, Nội Mông, Canada, Ả rập Saudi, Jordan và Kazakhstan

Bảng 2.2 Tổng hợp so sánh các chỉ tiêu các Công ty Điện lực trong khu vực năm 2014

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính

MEA PEA SP TNB MERALC

(chỉ tính nhân viên điện)

Năng suất lao động theo khách hàng sử dụng điện

Năng suất lao động theo sản lượng điện thương phẩm

10 Giá bán điện bình quân

0,70 63,78 161,49 12,07 b) Với các Công ty Điện lực khu vực

Bảng 2.3 Số liệu hoạt động SXKD các Tổng công ty Điện lực của EVN năm 2014

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính

3 Năng suất lao động (theo TP)

4 Năng suất lao động (theo K/H) Kh/Lđ 250 316 310 308 298 260

6 Giá bán điện bình quân đ/kWh 1572,7 1.438,04 1.474,85 1.537,30 1.746,67 1.694,50

9 Chi phí phân phối điện đ/kWh 240 314,05 184,46 418,66 220,01 287,3

13 Đánh giá mức độ hài lòng

Khách hàng sinh hoạt Điểm 6,50 6,61 6,72 6,52 7,92 6,70

Khách hàng ngoài sinh hoạt Điểm 6,62 6,68 6,69 6,58 7,87 6,7

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Với các số liệu trên và tập hợp từ nhiều nguồn thông tin, tài liệu khác nhau,đồng thời xét trên quy mô hoạt động, địa bàn hoạt động theo đánh giá chung có thể thấy tình hình HPPC so với các Công ty Điện lực của các nước trong khu vực như sau: PCHP xuất phát điểm ở mức trung bình so với các Điện lực trong khu vực và trên thế giới So với các Điện lực phát triển trong khu vực, một vài chỉ tiêu củaPCHP thấp hơn: năng suất lao động (theo khách hàng, theo thương phẩm); độ tin cậy cung điện; giá bán điện đều thấp

4.2 Chất lượng cung ứng điện

Giai đoạn 2011-2015, chất lượng đã có những chuyển biến nhất định, tăng trưởng sản lượng và công suất của Công ty liên tục ở mức cao, hệ thống điện thường xuyên vận hành trong điều kiện khó khăn, phức tạp do nhu cầu sử dụng điện tăng cao, thời tiết nắng nóng trên diện rộng, trên lưới điện truyền tải còn xảy ra một số sự cố lớn, các khách hàng công nghiệp có yêu cầu rất khắt khe về chất lượng điện năng Nhưng công ty đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trên địa bàn thành Phố Hải Phòng Tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại yếu kém cần khắc phục đó là:

- Chất lượng điện còn khá thấp so với các đơn vị trong EVN do vẫn còn nhiều sự cố xảy ra, phối hợp cắt điện công tác còn chưa hợp lý, thời gian xử lý chưa nhanh, thời gian dò tìm sự cố còn dài Do cắt điện để sửa chữa lớn, cải tạo chống quá tải và đấu nối các đường dây và các TBA mới xây dựng với khối lượng rất lớn cho nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện SAIFI. Bản chất của vấn đề này là các công việc thu thập, xử lý thông tin chưa được tự động hóa để giảm bớt thời gian sử lý thông tin khi sự cố còn chậm Lưới điện chưa được trang bị hệ thống tự động hóa để tự nó có thể phát hiện, cô lập nhanh khu vực bị sự cố giúp lực lượng vận hành lưới điện xử lý sự cố nhanh hơn góp phần giảm thời gian mất điện và khu vực mất điện

- Lưới điện truyền tải hiện hữu vẫn còn một số hạn chế dẫn đến giảm khả năng linh hoạt, ổn định trong vận hành và xảy ra tình trạng quá tải cục bộ một số khu vực Cụ thể:

+ Độ dự phòng của hệ thống lưới điện: Lưới điện 110kV chưa đáp ứng được tiêu chuẩn N-1 (N-1 có nghĩa là hệ thống điện phải có khả năng đáp ứng tất cả các yêu cầu sử dụng của các nhà máy phát và phụ tải trong trường hợp có sự cố mất một phần tử bất kỳ kết nối hệ thống, có thể là 1 đường dây, 1 MBA,….)

+ Kết cấu trạm biến áp 110kV: Còn tồn tại nhiều trạm có sơ đồ nối điện chính chưa đầy đủ (thiếu MC, DCL, BVRL), đang dùng sơ đồ cầu trong hoặc cầu ngoài, gây nhiều khó khăn cho công tác QLVH và làm giảm độ ổn định cung cấp điện Ngoài ra sự tồn tại của các chủng loại BVRL khác nhau cùng với các khiếm khuyết của sơ đồ nhất thứ cũng ảnh hưởng tới khả năng phối hợp của hệ thống bảo vệ rơ le và làm giảm độ tin cậy cung cấp điện khá nhiều

+ Lưới điện phân phối nhiều cấp điện áp: Lưới điện còn tồn tại nhiều cấp điện áp 6, 10, 22, 35 kV, nhiều chủng loại MBA có xuất sứ và gam công suất không giống nhau Vì vậy buộc phải sử dụng nhiều chủng loại thiết bị khác nhau gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành và khó đạt được chế độ vận hành kinh tế, gia tăng tổn thất và giảm chất lượng điện năng + Lưới điện hạ áp nông thôn sau tiếp nhận: Lưới điện HANT được xây dựng chủ yếu từ những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, phần lớn là huy động của nhân dân nên việc đầu tư xây dựng không đồng bộ, không đảm bảo kỹ thuật, vận hành nhiều năm không được đầu tư cải tạo

- Dây dẫn đường trục và dây dẫn các nhánh rẽ quá nhỏ, nhiều chủng loại và kéo dài tự phát khiến bán kính cấp điện lớn, tổn thất điện áp và tổn thất điện năng rất cao, nhiều khu vực điện áp đến hộ tiêu thụ chỉ còn 50 - 70% điện áp định mức. Tổn thất điện năng phổ biến ở khu vực này là 20 - 30%

- Kết cấu công trình không đảm bảo kỹ thuật: Cột điện thấp, yếu do tự xây dựng không theo quy chuẩn, cột chủ yếu là cột bê tông tự đổ cao 4m, 5m, cột tre gỗ, cột bê tông cao 5,5m, 6,5m; lác đác một số cột 7,5m; 8,5m nhưng đã cũ và nứt, vỡ nhiều; móng cột nhỏ, không đảm bảo kỹ thuật nên nhiều cột điện bị lún, nghiêng. Tiếp địa lặp lại chưa được bố trí đầy đủ, không đảm bảo yêu cầu an toàn điện

4.3 Năng suất lao động thấp

Thực hiện trên cơ sở Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN NPC ban hành kèm theo Quyết định số 345 QĐ/EVN ngày 02/06/2010 của Chủ tịch Hội đồng quản trị (nay là Hội đồng thành viên) EVN, sau đó được thay thế bằng Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN NPC ban hành kèm theo Quyết định số 11/QĐ-EVN ngày 16/01/2015 của Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN và được cụ thể hóa bằng hệ thống quy chế quản lý nội bộ của EVN NPC

- Số lượng khách hàng quản lý: 450.115khách hàng

- Số TBA 110kV : 23TBA/dung lượng: 72,5 MVA.

- Số TBA phân phối : 2.285/dung lượng: 888,4MVA.

- Số Km ĐZ 110kV : 300 km

- Số KM ĐZ trung thế : 5.833 km.

- Số KM ĐZ hạ thế : 12.667 km

- Lực lượng lao động (Tổng số lao động tính đến 31/12/2014) :

Lực lượng lao động thực tế của toàn PCHP là : 2.232 người

+ Tổng số lao động SXKD điện : 2132 người

+ Lao động SXKD khác : 100 người

- Trình độ lao động SXKD điện:

+ Đại học trở lên : 211 người + Cao đẳng, trung cấp : 469 nguời.

+ Công nhân kỹ thuật : 1.298 người

* Phân tích năng suất lao động:

- Tổng số lao động SXKD điện của toàn PCHP năm 31/12/2014 là: 2.132 người

+ Lao động khâu phân phối điện : 2.132 người

+ Năng suất lao động năm 2014 :1.800.000 kWh/người/năm.

+ Số lượng khách hàng/ lao động: 250 khách hàng/người

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn nhân lực của PCHP năm 2014

CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC CỦA EVN NPC

THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN THEO ĐỘ TUỔI

Trình độ được đào tạo

Sau đại học Dưới 30 tuổi 72 21,32% Đại học trở lên 211 9,8% Từ 30 đến 39 tuổi

Cao đẳng, trung cấp 469 21,9% Từ 40 đến 49 tuổi

Công nhân 1.298 60,8% Từ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi 752 35,27%

THEO GIỚI TÍNH: 24% lao động nữ và 76 % lao động nam

Tổng cộng: 2.132 người (Tại thời điểm31/12 2014)

• Về trình độ chuyên môn:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn của PCHP 2014

• Về cơ cấu theo độ tuổi:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi của PCHP 2014

- Tỷ lệ lao động thực tế/ lao động theo định mức: Kể từ cuối năm 2013, PCHP thực hiện việc sửa đổi và ban hành mới Định mức lao động SXKD Cho đến nay theo Định mức lao động SXKD điện mới được EVN ban hành so sánh Ước tính theo Định mức lao động SXKD thì Tỷ lệ lao động thực tế/ lao động định mức là 72%

Những điểm làm hạn chế năng suất lao động

- Quản lý vận hành và kinh doanh bán điện khu vực tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn ồ ạt trong những năm vừa qua cần rất nhiều công lao động, do đó đã làm hạn chế năng suất lao động của công ty

ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁP TRIỂN, GIẢI PHÁP NÂNG

Mục tiêu nâng cao hiệu quả SXKD và NSLĐ giai đoạn 2016-2020

- Đảm bảo cung cấp điện an toàn, đầy đủ, ổn định, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của địa phương.

- Nâng cao năng lực quản trị, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực

- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hang.

1.2 Mục tiêu cụ thể (5 nhóm mục tiêu chính) a) Nhóm mục tiêu tài chính:

- Duy trì tài chính lành mạnh, minh bạch.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. b) Nhóm mục tiêu kinh doanh – dịch vụ khách hàng:

- Hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh bán điện và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

- Chủ động tham gia thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. c) Nhóm mục tiêu Quản lý kỹ thuật – Vận hành:

- Vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định tin cậy.

- Từng bước hoàn thiện lưới điện thông minh, có tỷ lệ tự động hóa cao. d) Nhóm mục tiêu Đầu tư – xây dựng:

- Đầu tư xây dựng hiệu quả, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phụ tải.

- Tận dụng hiệu quả nguồn vốn trong công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng. e) Nhóm mục tiêu Quản trị - Tổ chức:

- Củng cố và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Tăng năng suất lao động.

1.3 Các chỉ tiêu giai đoạn 2016-2020

Dựa trên các chỉ tiêu theo yêu cầu của EVN được cụ thể hóa thành chỉ tiêu của PCHP Các chỉ tiêu cụ thể cho Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đến năm 2020 được nhóm theo các mục tiêu và đề xuất như sau: a) Nhóm chỉ tiêu tài chính:

+ Hệ số bảo toàn vốn >1.

+ Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 1.

- Thanh xử lý 100% VTTB ứ đọng, kém phẩm chất đến cuối năm n-1 và phát sinh quý 3 năm n.

- Hoàn thành các chỉ tiêu tiết kiệm chi phí:

+ Tiết kiệm trên 5% chi phí định mức SXKD hàng năm.

+ Tiết kiệm 5% điện tự dùng so với cùng kỳ.

+ Hoàn thành 100% kế hoạch SCL và ĐTXD hàng năm.

+ Điều hoà phụ tải tối ưu để giảm 01đ/kwh giá mua điện kế hoạch EVN giao hàng năm. b) Nhóm chỉ tiêu Kinh doanh – dịch vụ khách hang:

- Tổn thất điện năng ≤ 5% vào năm 2020.

- Phấn đấu vượt 3đ/kwh so với giá bán điện bình quân kế hoạch EVN giao.

- Tỷ lệ thu tiền luôn đạt từ 99,7% trở lên.

- Tiết kiệm điện ≥ 1,8% sản lượng điện thương phẩm mỗi năm.

- Thương phẩm tăng trưởng ổn định bình quân ở mức 11,8%/năm.

- Chỉ số tiếp cận điện năng (thời gian thực hiện thủ tục của ngành điện) đạt 10 ngày làm việc giai đoạn 2016 - 2020.

- Điểm đánh giá sự hài lòng khách hàng đạt 8/10 điểm trở lên giai đoạn 2016 - 2020.

- Trên 99% hộ dân nông thôn có điện (đến năm 2020). c) Nhóm chỉ tiêu Quản lý kỹ thuật – Vận hành:

- Độ ổn định, tin cậy cung cấp điện (tính đến năm 2020).

+ SAIDI ≤ 511 phút/khách hàng/năm.

- Suất sự cố lưới điện 110 kV đến năm 2020:

+ Đường dây 110 kV kéo dài ≤ 0,555 vụ/100km/năm.

+ Thoáng qua ≤ 0,555 vụ /100 km/năm.

+ Trạm biến áp ≤ 0,121 vụ/ trạm/năm.

- Lưới điện 110KV đạt tiêu chuẩn N-1 (vào năm 2020):

+ Hoàn tất xoá bỏ các TBA trung gian, nâng cấp lưới điện trung thế 6kV, 10kV lên 22kV /35kV (Đến năm 2017).

+ 100% TBA 110kV xây dựng mới giai đoạn 2016 – 2020 đáp ứng tiêu chí vận hành không người trực.

+ Chuyển 50 trạm 110KV hiện đang vận hành sang không người trực và

60 trạm 110kV hiện đang vận hành bán người trực (đến năm 2020).

+ Đảm bảo lưới điện vận hành ở điều kiện bình thường không vượt quá75% tải định mức các MBA và 50% tải định mức của các đường dây; không để xảy ra tình trạng non tải và quá tải kéo dài.

+ Đến năm 2020 hoàn thành 100% các Công ty Điện lực tỉnh đều có hệ thống SCADA d) Nhóm chỉ tiêu Đầu tư – Xây dựng:

- Tiết giảm trong ĐTXD và SCL: Giảm tối thiểu 5% giá trị dự toán trước thuế đối với gói chỉ định thầu.

- Tỷ lệ tự đầu tư (Vốn CSH/Tổng tài sản dài hạn)>25%. e) Nhóm chỉ tiêu Quản trị - Tổ chức:

Nâng cao năng suất lao động Cụ thể:

- Năng suất lao động theo sản lượng điện thương phẩm ≥ 3,35 triệu kwh/lao động

- Năng suất lao động theo khách hàng sử dụng điện ≥ 470 khách hàng/lao động.

- Đảm bảo thu nhập người lao động năm sau cao hơn năm trước.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty

2.1 Nhóm giải pháp tài chính a) Tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ:

- Giao mức doanh thu phấn đấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

- Giao kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận hàng năm cho các đơn vị trên cơ sở kết quả thực hiện năm trước.

- Định kỳ hàng quý theo dõi, đánh giá, đôn đốc các đơn vị thực hiện.

- Chấm điểm thi đua các đơn vị hàng năm. b) Giảm chi phí kinh doanh:

- Kiểm soát, giám sát thực hiện định mức chi phí định kỳ hàng tháng.

- Phân cấp quản lý (trong đó có quản lý chi phí) từ Công ty xuống các Điện lực trực thuộc, đồng thời gắn trách nhiệm kế toán trưởng và người đứng đầu.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát ở tất cả các cấp Thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ đảm bảo tối thiểu 1 năm/lần đối với cấp Điện lực

- Yêu cầu các đơn vị cập nhật số liệu phát sinh kịp thời vào phần mềm kế toán MMIS, hàng tháng truyền dữ liệu lên cấp trên để kiểm soát.

- Giao kế hoạch chi phí đến các Công ty Điện lực và các Điện lực theo quý (tháng).

- Thực hiện nghiêm các chế tài xử lý trách nhiệm người đứng đầu, tiền lương, thưởng viên chức quản lý khi đơn vị vượt chi. c) Tăng hiệu quả sử dụng vốn:

- Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh điện:

+ Tiếp tục thực hiện mô hình quản lý, kiểm soát dòng tiền tập trung tại Công ty mẹ Thực hiện thỏa thuận các ngân hàng quản lý dòng tiền tập trung cho hưởng chính sách về miễn phí kiểm đếm, chuyển tiền hàng ngày trong công tác thu nộp tiền điện và cấp chi phí.

+ Xây dựng phương án khai thác số dư tiền gửi tại Công ty mẹ để gia tăng lợi ích tài chính.

+ Xây dựng kế hoạch dòng tiền hàng tháng, quý của Tổng công ty để chủ động dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh Số liệu dự báo đƣợc tính toán có căn cứ để đảm bảo có dòng tiền chính xác đối với kế hoạch đƣợc xây dựng.

+ Thanh toán tiền mua điện EVN và trả trước tiền điện mua hộ EVN theo qui định.

+ Cấp chi phí biến động, thuế, tiền lương, ăn ca và các khoản chi khác cho các đơn vị trực thuộc đảm bảo nhu cầu tổ chức sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

- Đối với hoạt động đầu tư XDCB:

+ Trả gốc, lãi vay đến kỳ trả nợ.

+ Giải ngân, cấp vốn khấu hao cơ bản cho các đơn vị trực thuộc theo kế hoạch.

+ Thu xếp vốn vay từ các nguồn tín dụng trong nước với lãi suất ưu đãi do lợi thế của dòng tiền tập trung của Công ty mẹ.

+ Sử dụng vốn vay ODA và giải ngân kịp thời để phát huy hiệu quả vốn vay Góp vốn đầu tư vào công ty con tại các kỳ theo kế hoạch năm.

+ Xây dựng kế hoạch dòng tiền hàng tháng, quý để có kế hoạch tín dụng vốn vay với các ngân hàng Số liệu dự báo được tính toán có căn cứ để đảm bảo có dòng tiền chính xác đối với kế hoạch được xây dựng.

- Đối với hoạt động tài chính:

+ Thực hiện chính sách về thỏa thuận lãi suất vay vốn thấp nhất đối với từng khoản vay.

+ Triển khai thực hiện chính sách vay bắc cầu đối với các dự án vay ODA (được cho phép) để tiết kiệm chi phí lãi vay cho dự án đầu tư. d) Quản lý các khoản phải thu, phải trả và xử lý công nợ:

- Yêu cầu các đơn vị thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ, liên tục cập nhật thông tin về tuổi nợ, rà soát các đối tượng công nợ để tìm biện pháp xử lý các khoản công nợ khó đòi Khi giải quyết công nợ tồn đọng, cần lập hội đồng, giao trách nhiệm rõ ràng, chi tiết tới từng cá nhân, tổ chức liên quan.

- Thực hiện thanh xử lý tối thiểu 90% công nợ phải thu khó đòi, nợ quá hạn trên báo cáo kiểm kê năm n-1.

- Đối với các khoản công nợ có đủ điều kiện để xử lý thì sẽ thanh xử lý theo đúng quy định hiện hành.

- Đối với các khoản công nợ có đủ điều kiện thu hồi do mua bán nợ thì các đơn vị có phương án giãn nợ để tiếp tục thu hồi.

- Ưu tiên vốn KHCB để thanh toán hết công nợ các dự án đã quyết toán. e) Quản trị rủi ro:

- Thực hiện điều hành, sử dụng dòng tiền đúng kế hoạch đã hoạch định không để xảy ra mất khả năng thanh toán tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.

- Thực hiện trích lập dự phòng theo qui định đối với các khoản công nợ khó đòi, vật tư kém mất phẩm chất, tổn thất các khoản đầu tư tài chính.

- Yêu cầu các Điện lực thực hiện xây dựng phương án bảo quản số tiền điện thu cuối ngày không nộp được vào ngân hàng và số tiền điện phải thu qua quầy thu lưu động và thu qua đại lý điện nông thôn.

- Cân đối dòng tiền, nguồn vốn và lập kế hoạch chi tiêu trong ngắn hạn và dài hạn.

Ngày đăng: 13/09/2023, 11:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh giai đoạn 2010 - 2014..........44 Bảng 2.2 Tổng hợp so sánh các chỉ tiêu các Công ty Điện lực  trong khu vực năm 2014...................................................................................... - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty tnhh mtv điện lực hải phòng giai đoạn 2015 2020
Bảng 2.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh giai đoạn 2010 - 2014..........44 Bảng 2.2 Tổng hợp so sánh các chỉ tiêu các Công ty Điện lực trong khu vực năm 2014 (Trang 4)
Sơ đồ 1.1: Dây chuyền công nghệ sản xuất và truyền tải điện năng - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty tnhh mtv điện lực hải phòng giai đoạn 2015 2020
Sơ đồ 1.1 Dây chuyền công nghệ sản xuất và truyền tải điện năng (Trang 22)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty PCHP - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty tnhh mtv điện lực hải phòng giai đoạn 2015 2020
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty PCHP (Trang 44)
Bảng 2.2 Tổng hợp so sánh các chỉ tiêu các Công ty Điện lực  trong khu vực năm 2014 - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty tnhh mtv điện lực hải phòng giai đoạn 2015 2020
Bảng 2.2 Tổng hợp so sánh các chỉ tiêu các Công ty Điện lực trong khu vực năm 2014 (Trang 52)
Bảng 2.3 Số liệu hoạt động SXKD các Tổng công ty Điện lực của EVN năm 2014 - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty tnhh mtv điện lực hải phòng giai đoạn 2015 2020
Bảng 2.3 Số liệu hoạt động SXKD các Tổng công ty Điện lực của EVN năm 2014 (Trang 53)
Bảng 2.5 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng năm 2014 - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty tnhh mtv điện lực hải phòng giai đoạn 2015 2020
Bảng 2.5 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng năm 2014 (Trang 60)
Bảng 2.6 Kết quả hoạt động tài chính giai đoạn 2011 – 2015 - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty tnhh mtv điện lực hải phòng giai đoạn 2015 2020
Bảng 2.6 Kết quả hoạt động tài chính giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w