1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan Điểm của V.I. Lênin về văn hóa vô sản và Định hướng vận dụng xây dựng nền văn hóa Ở việt nam hiện nay

89 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm của V.I. Lênin về văn hóa vô sản và Định hướng vận dụng xây dựng nền văn hóa Ở Việt Nam hiện nay
Tác giả V.I. Lênin
Chuyên ngành Văn hóa
Thể loại Luận văn
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 531 KB

Nội dung

V.I.Lênin là lãnh tụ cách mạng, vừa là nhà lý luận mác-xít thiên tài. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, ông đã có nhiều cống hiến to lớn cả về lý luận và thực tiễn về văn hóa và văn hóa vô sản. Kế thừa và phát triển quan điểm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác về văn hóa và vai trò của văn hóa trong công cuộc xây dựng xã hội mới, thông qua thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga, V.I.Lênin tiếp tục bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về xây dựng nền văn hóa vô sản. Trong đó, ông luôn khẳng định văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con người và xã hội loài người; là nền tảng tinh thần của xã hội, định hướng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi hành vi của con người, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người. Nhưng trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, văn hóa luôn phản ánh và chịu sự quy định bản chất kinh tế, chính trị, xã hội của chế độ xã hội đó. Cho nên, cùng với sự thắng lợi của cách mạng vô sản (Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917), văn hóa vô sản ra đời là một tất yếu, khách quan. Trên thực tế, V.I.Lênin là người đầu tiên vận dụng quan điểm của C.Mác về văn hóa vô sản vào xây dựng nền văn hóa XHCN tại nước Nga xô viết và được phát triển ở các nước XHCN trong thế kỷ XX. Đây là cơ sở để các Đảng Cộng sản cầm quyền tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng nền văn hóa XHCN phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng nước, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình xây dựng, phát triển lý luận về văn hóa vô sản và thực tiễn xây dựng nền văn hóa vô sản, bản thân V.I.Lênin và các Đảng Cộng sản luôn bị bọn cơ hội, xét lại, chống cộng điên cuồng chống phá trong từng luận điểm, quan điểm và thực tiễn xây dựng nền văn hóa XHCN ở các nước. Vì vậy, ông luôn phải kiên quyết đấu tranh, bảo vệ và phát triển lý luận về văn hóa vô sản trong quá trình hoạt động cách mạng của mình. Hơn nữa, quá trình xây dựng nền văn hóa XHCN ở một số nước còn có những sai lầm nhất định như ở Trung Quốc “Đại cách mạng văn hóa vô sản trong những năm 60 thế kỷ XX cũng gây nhiều tác hại” [47, tr.675] và gây nên nhiều tổn thất cho phong trào cách mạng XHCN. Hiện nay, còn không ít tư duy, nhận thức chưa đúng, chưa đủ về văn hóa và cho rằng văn hóa là lĩnh vực “phi sản xuất”, “ăn theo” lĩnh vực kinh tế, sản xuất vật chất; hoặc “không có văn hóa vô sản”, “văn hóa chỉ của nhân loại”, phủ nhận cơ sở nền tảng của văn hóa là điều kiện kinh tế - xã hội, phủ nhận bản chất giai cấp của văn hóa trong xã hội có phân chia giai cấp. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tư duy, chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, trên lĩnh vực văn hóa nói riêng của các Đảng cầm quyền ở các nước XHCN, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng trong lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa XHCN ở Việt Nam. Đặc biệt, thực tiễn 35 năm đổi mới toàn diện đất nước càng chứng minh cho sự kiên định và vận dụng sáng tạo quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản của Đảng ta. Do đó, những nguyên lý cơ bản của V.I.Lênin về văn hóa vô sản vẫn còn nguyên giá trị, luôn luôn soi sáng cho đường lối phát triển nền văn hóa của dân tộc ta trên con đường đi lên CNXH. Ở Việt Nam trong thời gian qua, những quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản tuy đã được nghiên cứu, phát triển, nhưng vẫn chưa trở thành nghiên cứu cơ bản, hệ thống, chuyên sâu. Hơn nữa, hiện thực công cuộc đổi mới đi lên CNXH ở nước ta nói chung, trên lĩnh vực văn hóa nói riêng vô cùng sôi động, biến đổi từng ngày, từng giờ, đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ, lý giải thấu đáo, sâu sắc hơn tính khoa học, tính lịch sử và tính thời đại của những quan điểm V.I.Lênin về văn hóa vô sản trong điều kiện mới, nhằm khắc phục những bất cập trong tư duy, nhận thức chưa đúng hoặc thiếu toàn diện về văn hóa vô sản, trên cơ sở đó hoạch định đường lối, chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng XHCN. Từ những lý do trên, việc lựa chọn, nghiên cứu vấn đề “Quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản và định hướng vận dụng xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa lý luận, thực tiễn rất thiết thực.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

V.I.Lênin là lãnh tụ cách mạng, vừa là nhà lý luận mác-xít thiên tài Trongquá trình lãnh đạo cách mạng, ông đã có nhiều cống hiến to lớn cả về lý luận vàthực tiễn về văn hóa và văn hóa vô sản Kế thừa và phát triển quan điểm của cácnhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác về văn hóa và vai trò của văn hóa trong công cuộcxây dựng xã hội mới, thông qua thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga,V.I.Lênin tiếp tục bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về xây dựng nền vănhóa vô sản Trong đó, ông luôn khẳng định văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọngđối với sự phát triển của con người và xã hội loài người; là nền tảng tinh thần của

xã hội, định hướng cho sự phát triển bền vững của xã hội Văn hóa thấm sâu vàocác lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi hành vi của con người, điều chỉnh suy nghĩ

và hành vi của con người Nhưng trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, vănhóa luôn phản ánh và chịu sự quy định bản chất kinh tế, chính trị, xã hội của chế độ

xã hội đó Cho nên, cùng với sự thắng lợi của cách mạng vô sản (Cách mạngTháng Mười Nga năm 1917), văn hóa vô sản ra đời là một tất yếu, khách quan.Trên thực tế, V.I.Lênin là người đầu tiên vận dụng quan điểm của C.Mác về vănhóa vô sản vào xây dựng nền văn hóa XHCN tại nước Nga xô viết và được pháttriển ở các nước XHCN trong thế kỷ XX Đây là cơ sở để các Đảng Cộng sản cầmquyền tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng nền văn hóa XHCN phù hợpvới điều kiện, hoàn cảnh của từng nước, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong quá trình xây dựng, phát triển lý luận về văn hóa vô sản và thực tiễnxây dựng nền văn hóa vô sản, bản thân V.I.Lênin và các Đảng Cộng sản luôn bịbọn cơ hội, xét lại, chống cộng điên cuồng chống phá trong từng luận điểm, quanđiểm và thực tiễn xây dựng nền văn hóa XHCN ở các nước Vì vậy, ông luôn phảikiên quyết đấu tranh, bảo vệ và phát triển lý luận về văn hóa vô sản trong quátrình hoạt động cách mạng của mình Hơn nữa, quá trình xây dựng nền văn hóaXHCN ở một số nước còn có những sai lầm nhất định như ở Trung Quốc “Đạicách mạng văn hóa vô sản trong những năm 60 thế kỷ XX cũng gây nhiều táchại” [47, tr.675] và gây nên nhiều tổn thất cho phong trào cách mạng XHCN

Trang 2

Hiện nay, còn không ít tư duy, nhận thức chưa đúng, chưa đủ về văn hóa

và cho rằng văn hóa là lĩnh vực “phi sản xuất”, “ăn theo” lĩnh vực kinh tế, sảnxuất vật chất; hoặc “không có văn hóa vô sản”, “văn hóa chỉ của nhân loại”, phủnhận cơ sở nền tảng của văn hóa là điều kiện kinh tế - xã hội, phủ nhận bản chấtgiai cấp của văn hóa trong xã hội có phân chia giai cấp Điều đó ảnh hưởng rấtlớn đến tư duy, chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn trên các lĩnh vực của đờisống xã hội nói chung, trên lĩnh vực văn hóa nói riêng của các Đảng cầm quyền

ở các nước XHCN, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng trong lãnh đạo xâydựng và phát triển nền văn hóa XHCN ở Việt Nam Đặc biệt, thực tiễn 35 nămđổi mới toàn diện đất nước càng chứng minh cho sự kiên định và vận dụng sángtạo quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản của Đảng ta Do đó, nhữngnguyên lý cơ bản của V.I.Lênin về văn hóa vô sản vẫn còn nguyên giá trị, luônluôn soi sáng cho đường lối phát triển nền văn hóa của dân tộc ta trên con đường

đi lên CNXH

Ở Việt Nam trong thời gian qua, những quan điểm của V.I.Lênin về vănhóa vô sản tuy đã được nghiên cứu, phát triển, nhưng vẫn chưa trở thành nghiêncứu cơ bản, hệ thống, chuyên sâu Hơn nữa, hiện thực công cuộc đổi mới đi lênCNXH ở nước ta nói chung, trên lĩnh vực văn hóa nói riêng vô cùng sôi động,biến đổi từng ngày, từng giờ, đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ, lý giảithấu đáo, sâu sắc hơn tính khoa học, tính lịch sử và tính thời đại của những quanđiểm V.I.Lênin về văn hóa vô sản trong điều kiện mới, nhằm khắc phục nhữngbất cập trong tư duy, nhận thức chưa đúng hoặc thiếu toàn diện về văn hóa vôsản, trên cơ sở đó hoạch định đường lối, chiến lược xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng XHCN

Từ những lý do trên, việc lựa chọn, nghiên cứu vấn đề “Quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản và định hướng vận dụng xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa lý luận, thực tiễn rất thiết thực.

Trang 3

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Các công trình nghiên cứu về quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa và văn hóa vô sản

Nhà xuất bản Văn hóa: “Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin” [62] Cuốn

sách đề cập có hệ thống đến các vấn đề khái niệm văn hóa, quy luật phát triển vănhóa, văn hóa xã hội cộng sản chủ nghĩa, vai trò của văn hóa XHCN trong đờisống tinh thần của nhân loại, cơ cấu và chức năng xã hội của văn hóa trong xã hộiXHCN, đấu tranh chống hệ lý luận văn hóa tư sản Đây là những tư liệu rất cầnthiết để tác giả kế thừa khi tiếp cận quan điểm của V.I.Lênin về khái niệm vănhóa vô sản

Tác giả Phạm Duy Đức, có cuốn sách: “Nhận thức lại những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa” [13] Công trình đã đề cập khá toàn diện

đến quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về các vấn đề trong lĩnh vực văn hóa

và xây dựng nền văn hóa XHCN, từ khái niệm, vai trò, chức năng của văn hóađến nhiệm vụ, mục tiêu và các nguyên tắc xây dựng nền văn hóa XHCN Đây làcuốn sách có giá trị tham khảo về định hướng cách tiếp cận về văn hóa vô sảntheo quan điểm của V.I.Lênin trong giai đoạn hiện nay

Cuốn sách của tác giả Trần Thị Kim Cúc: “Tìm hiểu di sản lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin” [3] Tác giả công trình nghiên cứu

này đã đề cập đến hệ thống các quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênintrên một số lĩnh vực, trong đó có văn hóa Tác giả khẳng định rằng, một trongnhững di sản tư tưởng quý báu mà các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin đểlại cho chúng ta là tư tưởng về sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa văn nghệ.Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã làm rõ quan niệm của V.I.Lênin về văn hóa vôsản và những nguyên tắc lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát triển nền

văn hóa XHCN Tuy nhiên, cuốn sách chưa nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa

vô sản trong di sản lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin với tưcách là một công trình độc lập

Trang 4

Năm 2014, tác giả Trần Thị Kim Cúc tiếp tục có cuốn sách “Văn hóa Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [4] Trong đó, tác giả đã trình bày một

số quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểmcủa Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển văn hóa; cơ sở lý luận vềphát triển văn hóa cộng đồng và vấn đề thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa ởViệt Nam và thế giới Những vấn đề được tác giả trình bày trong cuốn sách đã chỉdẫn cho tác giả nghiên cứu hệ thống quan điểm mác xít về xây dựng và phát triểnnền văn hóa trong xây dựng CNXH Trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn xâydựng nền văn hóa vô sản ở Việt Nam hiện nay

* Các công trình nghiên cứu về định hướng vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản trong xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam

Cuốn sách của tác giả Phạm Duy Đức: “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2001 - 2020 Những vấn đề phương pháp luận” [14] Nội dung cuốn sách là

những vấn đề được nghiên cứu trên cơ sở tổng kết thực tiễn 25 năm xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Từ việc nghiêncứu những vấn đề này, các tác giả phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa Việt Nam

và thực trạng lãnh đạo, quản lý văn hóa của Đảng và Nhà nước; chỉ rõ các mốiquan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng văn hóachính trị; đề xuất mục tiêu, quan điểm, định hướng và giải pháp có tính chất độtphá để phát triển nền văn hóa dân tộc trong thập kỷ tới

Năm 2010, tác giả Phạm Duy Đức có cuốn sách “Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1930 đến nay” [15] Nội dung cuốn sách trình bày

quan điểm, đường lối của chủ thể lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với

sự phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 1930 đến năm 2010 Những vấn đềđược tác giả Phạm Duy Đức trình bày trong hai cuốn sách là sự tổng kết lý luận

và thực tiễn, là cơ sở để tác giả kế thừa và trình bày những định hướng xây dựng

và phát triển nền văn hóa XHCN ở Việt Nam theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vô sản trong giai đoạn cách mạng mới

Trang 5

-Cuốn sách của tác giả Nguyễn Danh Tiên: “Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới” [65] Nội dung cuốn sách phân tích vai

trò và phương thức lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát triển văn hóa thời kỳđổi mới; đánh giá những kết quả đạt được và rút ra một số bài học kinh nghiệm

Nhà xuất bản CTQG: “Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới” [52] Nội dung cuốn sách phân tích vai trò và phương

thức lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới;

đánh giá những kết quả đạt được và rút ra một số bài học kinh nghiệm Như

vậy, việc nắm chắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin với tính chất là phươngpháp luận cho việc dự báo, định hướng đúng đắn vấn đề phát triển văn hóaViệt Nam có vai trò vô cùng quan trọng Cùng với việc khẳng định cơ sởphương pháp luận cho việc hoạch định đường lối văn hóa của Đảng

Nhà xuất bản CTQG - Sự thật: “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới” [53] Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản nhất của quá trình đổi mới và

phát triển ở nước ta trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội, trong đó có đềcập đến vấn đề xây dựng nền văn hóa Việt Nam (định hướng phát triển văn hóa; hệgiá trị Việt Nam) Đồng thời với việc tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễnqua 30 năm đổi mới, cuốn sách cũng gợi mở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu,làm rõ để đẩy mạnh công cuộc đổi mới trong những năm tiếp theo

Những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã trình bày khá rõ về lýluận và thực tiễn xây dựng nền văn hóa XHCN ở Việt Nam, nhất là từ khi đổi mớiđến nay Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu cơ bản, hệ thống quan điểmcủa V.I.Lênin về văn hóa vô sản và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng nền văn

hóa XHCN ở Việt Nam Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản và định hướng vận dụng xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay” là không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu.

Trang 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu nội dung cơ bản quan điểm của V.I.Lênin về vănhóa vô sản, đề tài đề xuất định hướng vận dụng quan điểm này trong vào xâydựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở khoa học quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản;

- Phân tích nội dung cơ bản quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản;

- Đề xuất phương hướng định hướng vận dụng quan điểm của V.I.Lênin

về văn hóa vô sản trong xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản và định hướng vận dụng xâydựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sảnthông qua một số tác phẩm kinh điển của Ông (trong đó trọng tâm là quan niệmcủa V.I.Lênin về văn hóa vô sản; mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của văn hóa

vô sản theo quan điểm của V.I.Lênin trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội:văn hóa trong lãnh đạo chính trị, xây dựng con người, đạo đức, lối sống, pháttriển giáo dục – đào tạo, phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật…); định hướngvận dụng quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản trong xây dựng nền vănhóa của Việt Nam hiện nay và những năm tiếp theo

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống phương pháp luận chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Trang 7

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng đồng thời nhiều phương pháp, trong đó tập trung sử dụngcác phương pháp: phân tích, tổng hợp; lôgic và lịch sử; nghiên cứu tác phẩmkinh điển; phân loại, hệ thống hóa; phương pháp chuyên gia

6 Cái mới của đề tài

- Phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản quan điểm của V.I.Lênin vềvăn hóa vô sản;

- Đề xuất định hướng vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sảntrong xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay

7 Ý nghĩa của đề tài

- Góp phần khẳng định tính khoa học, cách mạng quan điểm củaV.I.Lênin về văn hóa vô sản; sự vận dụng đúng đắn của Đảng Cộng sản ViệtNam hiện nay;

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu,quán triệt, vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản và quan điểmcủa Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc ở Học viện Chính trị hiện nay

8 Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu, hai chương (4 tiết), kết luận và danhmục tài liệu tham khảo

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN

VỀ VĂN HÓA VÔ SẢN 1.1 Cơ sở khoa học quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản

1.1.1 Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về văn hóa vô sản

* C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ nguồn gốc ra đời của văn hóa

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, lao động đã sáng tạo ra bản thân con người,

sự phát triển của lao động đưa đến kết quả tất yếu là gia tăng các mối liên hệtrong giao tiếp xã hội Nhu cầu giao tiếp xã hội đòi hỏi con người “phải nói vớinhau một cái gì đấy” Nhu cầu đó thúc đẩy mọi người dần dần luyện tập “cáchphát ra những âm vận nối tiếp nhau” Đó chính là nguồn gốc của ngôn ngữ Ôngphân tích: Đem so sánh con người và các loài vật, người ta thấy rõ ràng ngônngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động

Lý thuyết về nguồn gốc loài người của Ph.Ăngghen đến đây đã trình bàyđầy đủ: Lao động là nguồn gốc của ngôn ngữ Lao động và ngôn ngữ là hai sứckích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển biến thành bộ óc người -tức bộ óc của một động vật văn hóa (cultural animal), ở nước ta một thời, khibàn về nguồn gốc của văn hóa, của văn chướng, nghệ thuật, giáo trình nào cũngtrả lời như nhau rằng: lao động là nguồn gốc của chúng Và hiểu lao động là sứcvận động của cơ bắp - lao động chân tay (vì thế trường học nào cũng có chươngtrình giáo dục lao động (chân tay) cho học sinh, sinh viên) Cách hiểu như trên

là không đúng với tinh thần của Ph.Ăngghen trong bài viết của ông

Nhận định trên đây của Ph.Ăngghen vô cùng quan trọng, khắc phục mộtnhầm lẫn mà lâu nay mọi người thường quan niệm: lao động chỉ là lao độngchân tay Thực ra thuật ngữ lao động trong bài viết của Ph.Ăngghen không chỉthuộc phạm trù kinh tế - lao động sản xuất vật chất, mà là và chủ yếu là nói vềlao động sáng tạo - tức hoạt động tinh thần của con người Chính hoạt động này

- lao động tinh thần mới là động lực chính tác động vào quá trình chuyển biến từvượn thành người và đó cũng là cội nguồn của văn hóa

Trang 9

* Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tính chất giai cấp của văn hóa

Trong các bài viết của mình, C.Mác, Ph.Ăngghen đã khẳng định văn hóa

là phương thức sản xuất tinh thần, nó phản ánh và chịu sự quy định của sản xuấtvật chất Bên cạnh đó, những sinh hoạt vật chất của những giai cấp khác nhautrong xã hội đã làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm khác nhau Chính vì vậy,trong xã hội có giai cấp, văn hóa luôn mang tính chất giai cấp Tư tưởng thống

trị trong xã hội là tư tưởng của giai cấp thống trị Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của

giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là

lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống

trị trong xã hội Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũngchi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần, thành thử nói chung tư tưởngcủa những người không có tư liệu sản xuất tinh thần cũng đồng thời bị giai cấp

thống trị đó chi phối” [44, tr.66] Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, một lần nữa, hai ông khẳng định lại quan điểm trên: “Lịch sử tư tưởng

chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũngbiến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại baogiờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị” [45, tr.625] Tính chất giaicấp của văn hóa quy định quan điểm của các giai cấp trong phát triển văn hóa.Các giai cấp cầm quyền đều sử đụng văn hóa như một vũ khí quan trọng để phục

vụ và bảo vệ cho quyền lợi của họ Việc phát triển văn hóa gắn với những lợi íchgiai cấp thường bị quy định bởi hệ tư tưởng của giai cấp đó Do đó, tính giai cấpcủa văn hóa luôn gắn liền với tính đảng

C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đề cập đến tính đảng củavăn hóa Tính đảng của văn hóa không phải ở chỗ người làm văn hóa là đảngviên, mà ở lập trường tư tưởng, sự nhiệt tình cách mạng, ở mối liên hệ mật thiếtvới quần chúng, mức độ thấm nhuần đường lối của đảng, tinh thần cách mạngtiến công vào hệ tư tưởng tư sản, bảo vệ chủ nghĩa Mác

Trang 10

Trong khi khẳng định tính đảng, tính giai cấp của văn hóa, C.Mác vàPh.Ăngghen đã khẳng định sự phát triển của văn hóa vô sản như một tất yếu:

“thứ đạo đức hiện nay đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, biểu hiện cho lợi íchcủa tương lai, tức là đạo đức vô sản, - là thứ đạo đức có một số lượng nhiều nhấtnhững nhân tố hứa hẹn một sự tồn tại lâu dài” [1, tr.136]

* Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vai trò động lực của văn hóa

Thế kỷ XIX là thời kỳ thống trị của CNTB Đó cũng là thời kỳ thống trịcủa kinh tế Vì vậy, văn hóa chưa chiếm vị trí quan trọng trong tư duy của loàingười Thế kỷ XIX cũng là thế kỷ mà cuộc đấu tranh về triết học giữa chủ nghĩaduy tâm và chủ nghĩa duy vật diễn ra gay gắt Những người sáng lập chủ nghĩaMác đã phải dồn hết sức mình để khẳng định vai trò của chủ nghĩa duy vật.Khẳng định vai trò của chủ nghĩa duy vật cũng là khẳng định vai trò của cơ sởkinh tế đối với các hoạt động ý thức như pháp luật, nghệ thuật, nhà nước,…

Các thành tựu văn hóa ở Thế kỷ Ánh sáng (thế kỷ XVIII) đã được C.Mác,Ph.Ăngghen tập trung nghiên cứu, và rút ra những giá trị to lớn trong tác phẩmGia đình thần thánh, hai ông cho rằng; “trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII vànhất là chủ nghĩa duy vật Pháp không những là một cuộc đấu tranh chống nhữngthiết chế chính trị hiện hành, chống tôn giáo hiện hành và chống thần học hiện

hành mà còn là một cuộc đấu tranh công khai và rõ rệt chống lại siêu hình học

thế kỷ XVII và mọi thứ siêu hình học…” [1, tr.190]

Hai ông đặc biệt quan tâm tới vai trò của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIIIđối với vấn đề con người và xã hội Hai ông viết: “Không cần phải thông minhlắm mới thấy được mối liên hệ tất yếu giữa học thuyết của chủ nghĩa duy vật vềtính thiện bẩm sinh và sự ngang nhau về trí lực của con người, về tính vạn năngcủa kinh nghiệm, của tập quán và của giáo dục, về ảnh hưởng của hoàn cảnh bênngoài đối với con người, về ý nghĩa quan trọng của công nghiệp, về tính hợp lýcủa hưởng lạc, …, với chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội Nếu như người

Trang 11

ta thu được mọi tri thức và cảm giác, …, của mình từ thế giới cảm tính và từkinh nghiệm trong thế giới cảm tính thì do đó cần phải tổ chức thế giới xungquanh sao cho người ta nhận thức và lĩnh hội được ở đó cái gì thực sự hợp vớitính người, sao cho người ta thấy được mình là con người Nếu như lợi ích đúngđắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích riêngcủa con người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người Nếu như tínhcách con người là do hoàn cảnh tạo nên thì do đó phải làm cho hoàn cảnh hợpvới tính người ” [43, tr.199-200].

Như vậy, từ trong quan điểm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đánhgiá cao vai trò của tư tưởng, của nghệ thuật và của khoa học Các thành tựu về

tư tưởng, nghệ thuật, khoa học được xem xét chủ yếu ở bình diện tạo ra nhữngđộng lực nhằm phát triển tư duy, đạo đức, qua đó thúc đẩy lịch sử tiến lên.Những giá trị văn hóa lớn của thời đại có giá trị như những cuộc cách mạngnhằm giải phóng trí tuệ, tư tưởng và đạo đức, dọn đường cho sự xuất hiện cácchế độ xã hội mới Những nhà văn hóa thời Phục hưng chính là những ngườitham gia tích cực vào sự xuất hiện của CNTB Họ là những công trình sư về tinhthần của chế độ tư sản sau này Cố nhiên hơn hẳn những người kế tục họ sau này

là ở chỗ họ không bị giới hạn ngặt nghèo bỏi chế độ tư sản Cũng như vậy haiông nhìn thấy vai trò quan trọng của khoa học tự nhiên và triết học duy vật thế

kỷ XVIII ở chỗ nó giải phóng tư duy con người khỏi siêu hình học và chuẩn bịcác tiền đề lý luận cần thiết để xây dựng một xã hội mới trong tương lai Từ cácluận điểm triết học duy vật thế kỷ XVIII, hai ông rút ra một luận điểm cực kỳquan trọng: “Nếu như tính cách con người là do hoàn cảnh tạo nên thì do đóphải làm cho hoàn cảnh phù hợp với tính người” Nói hoàn cảnh phù hợp vớitính người có nghĩa là phải tiến hành cách mạng lật đổ chế độ tư bản - một chế

độ đầy bất công, một chế độ thường xuyên đẻ ra sự tha hóa con người, để xâydựng chế độ XHCN và CSCN

Trang 12

Có lẽ nội dung chủ yếu của vai trò văn hóa trong phát triển xã hội ở trongcác công trình lý luận của C.Mác - Ph.Ăngghen là ở chỗ đó, ở chỗ nó phóng chiếuánh sáng của tư tưởng mới, đạo đức mới, ở chỗ nó giải phóng tư duy con ngườikhỏi những ràng buộc của tư duy cũ, qua đó cổ vũ cho cuộc đấu tranh nhằm thiếtlập chế độ xã hội mới thích ứng với nhu cầu phát triển và hoàn thiện con người.Vai trò động lực to lớn của văn hóa xét cho cùng là ở chỗ đó Cố nhiên ở thời đạichúng ta, người ta nói nhiều đến vai trò động lực của văn hóa đối với phát triển vàtăng trưởng kinh tế Điều này cũng dễ hiểu, vì ở thời đại chúng ta cuộc cạnh tranh

về kinh tế, vấn để xóa đói giảm nghèo, đang là mục tiêu hành động của các quốcgia C.Mác và Ph.Ăngghen tuy chưa chứng kiến cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ, chưa dự báo được nền kinh tế tri thức, nhưng với hiểu biết của mình

về các thành tựu khoa học đương thời, hai ông cũng đã dự báo sẽ đến một lúc nào

đó khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

* Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về văn hóa trong chủ nghĩa tư bản

CNTB, với phương thức sản xuất TBCN của mình đã làm cho sự pháttriển của xã hội loài người bước sang một giai đoạn phát triển với một nền vănhóa mới trong lịch sử văn hóa

Trong các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, văn hóa trong CNTB đã

được phân tích một cách sâu sắc trên hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội nhằmmục đích chỉ ra cho được con đường phát triển tất yếu khách quan của văn hóatrong CNTB chính là đi tới cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới để xây dựngnền văn hóa vô sản

Đối với C.Mác và Ph.Ăngghen, văn hóa mà loài người sẽ vươn tới là một

nền văn hóa đầy tính nhân văn, xã hội mà loài người sẽ xây dựng là một xã hộikhông có giai cấp đối kháng, không phân chia giai cấp, không có tình trạngngười bóc lột người Trong xã hội đó con người có đủ điểu kiện để phát triểntoàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần và sự phát triển tự do của mỗi người sẽ là

Trang 13

điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

Với mục đích tiến tới xây dựng một xã hội tốt đẹp chưa từng có trong lịch

sử nhân loại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định trong mở đầu bản Tuyên

ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848 rằng: “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ

trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp” Lời khẳng định này được

Ph.Ăngghen chú thích cho lần xuất bản bằng tiếng Anh năm 1888 như sau: “Tức

là toàn bộ lịch sử thành văn cho tới nay Năm 1847, người ta vẫn hầu như hoàn

toàn không biết tổ chức xã hội có trước toàn bộ lịch sử thành văn, tức là tiền sửcủa xã hội Sau đó, Hắcxtơhauđen đã phát hiện ra chế độ công hữu ruộng đất ởNga Maurơ đã chứng minh rằng chế độ công hữu ruộng đất là cái cơ sở xã hộilàm điểm xuất phát cho sự phát triển lịch sử của tất cả các bộ lạc Đức, và người tadần dần thấy rằng công xã nông thôn, với chế độ sở hữu chung ruộng đất, đang làhoặc đã là hình thức nguyên thủy của xã hội ở khắp nơi, từ Ấn Độ đến Airơlen.Hình thức điển hình của kết cấu nội bộ của xã hội cộng sản nguyên thủy đó đã

được Moócgan làm sáng tỏ khi ông phát hiện được thực chất của thị tộc và địa vị

của nó trong bộ lạc Cùng với sự tan rã của công xã nguyên thủy ấy, xã hội bắtđầu phân chia thành những giai cấp riêng biệt và cuối cùng là đối kháng” [45,tr.596] Như vậy, rõ ràng sự phân chia xã hội thành giai cấp, đối kháng giai cấp vàđấu tranh giai cấp cũng là một bước phát triển của văn hóa nhân loại

Với cách nhìn như vậy, CNTB với tất cả những đặc điểm của mình, là kếtquả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu chung ngày càngcao của nền sản xuất xã hội và do đó cũng là một thành quả của văn hóa nhân loại

C.Mác và Ph.Ăngghen đã đánh giá cao vai trò của CNTB đối với sự phát

triển lịch sử:

- “Chúng ta thấy rằng bản thân giai cấp tư sản hiện đại cũng là sản phẩmcủa một quá trình phát triển lâu dài, của một loạt những cuộc cách mạng trongphương thức sản xuất và trao đổi

Mỗi bước phát triển của giai cấp tư sản đều có một bước tiến bộ chính trị

Trang 14

“Giai cấp tư sản ngày càng xóa bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản xuất,

về tài sản và về dân cư Nó tụ tập dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất, và tích

tụ tài sản vào trong tay một số ít người Kết quả tất nhiên của những thay đổi ấy

là sự tập trung về chính trị Những địa phương độc lập, liên hệ với nhau hầu như

chỉ bởi những quan hệ liên minh và có những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau, thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất mang tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thống nhất” [45, tr.602-603].

“Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đãtạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất củatất cả các thế hệ trước kia gộp lại Sự chinh phục những lực lượng thiên nhiên,

sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hóa học vào công nghiệp và nôngnghiệp, việc dùng tầu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khaiphá từng lục địa nguyên vẹn, việc khai thông các dòng sông cho tầu bè đi lạiđược, hàng khối dân cư tựa hồ như từ dưới đất trôi lên, có thế kỷ nào trước đâylại ngờ được rằng có những lực lượng sản xuất như thế vẫn nằm tiềm tàng tronglòng lao động xã hội” [45, tr.603]

Những đoạn trích dẫn trên đã nói lên được rằng, chính trong CNTB, vănhóa đã có những điều kiện để phát triển không ngừng và nhanh chóng trong cáclĩnh vực khoa học tự nhiên, trong việc khai thác tự nhiên Hay nói một cáchkhác, trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, văn hóa đã có nhữngbước phát triển chưa từng có trước đó

Trang 15

Nếu chia văn hóa một cách tương đối thành hai lĩnh vực là văn hóa tronglĩnh vực sản xuất vật chất và văn hóa trong lĩnh vực tinh thần thì chính CNTB đãtạo nhiều điều kiện để văn hóa trong lĩnh vực sản xuất vật chất phát triển mộtcách nhanh chóng Điều này được thể hiện một cách sinh động trên thực tế đờisống xã hội của các nước tư bản lúc bấy giờ Các sản phẩm văn hóa vật chất vôcùng phong phú đa dạng đã được bày bán, mang đi trao đổi với tư cách là nhữnghàng hóa trong thị trường của CNTB Những hàng hóa này lại là một chất xúctác mạnh tác động tới sự sáng tạo của con người, kích thích con người làm ranhững của cải nhiều hơn, phong phú hơn phục vụ cho mọi nhu cầu khác nhaucủa con người và xã hội loài người

Nhưng còn trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, trong các mối quan hệ giữa người

với người trong CNTB thì sao? Chúng ta hãy xem C.Mác và Ph.Ăngghen viết tiếp:

“Bất cứ ở chỗ nào mà giai cấp tư sản chiếm được chính quyền thì nó đạp

đổ những quan hệ phong kiến, gia trưởng và điền viên Tất cả những mối liên hệphức tạp và muôn màu muôn vẻ ràng buộc con người phong kiến với “những bểtrên tự nhiên” của mình, đều bị giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, không để lạigiữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngoài lợi ích trần trụi và lối

“tiền trao cháo múc” không tình không nghĩa Nó đã biến phẩm giá của con

người thành giá trị trao đổi; nó đã đem tự do buôn bán duy nhất và vô sỉ thay

cho biết bao quyền tự do đã được ban cho và đã giành được một cách chínhđáng” [45, tr.599-600]

- “Giai cấp tư sản đã xé toang tấm màn tình cảm bao phủ những quan hệgia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là những quan hệ tiền nong đơnthuần” [45, tr.600]

- “Tất cả những gì mang tính đẳng cấp và trì trệ đều tiêu tan như mâykhói; tất cả những gì là thiêng liêng đều bị ô uế, và rốt cuộc, mọi người đều buộcphải nhìn những điều kiện sinh hoạt của họ và những quan hệ giữa họ với nhaubằng con mắt tỉnh táo” [45,tr.601]

- “Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài

Trang 16

sản chung của tất cả các dân tộc Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngàycàng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương,muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới” [45, tr.602].

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy, trong CNTB, những tiến bộ trong sảnxuất vật chất, trong khoa học kỹ thuật được phát triển theo chiều hướng tích cựcthì ngược lại những giá trị đạo đức xã hội lại bị suy thoái Đời sống tinh thần củacon người lại trở nên bó hẹp hơn, con người trở nên cô đơn trong một môitrường xã hội vật chất ngày càng mở rộng

Xét một cách khách quan, trong CNTB, cũng giống như trong các xã hội

có giai cấp và đối kháng giai cấp, ưu thế trong các hoạt động nghiên cứu khoahọc và sản xuất tinh thần thuộc về giai cấp thống trị Sự phân công lao động xãhội thành lao động trí tuệ và lao động chân tay đã thúc đẩy sự phát triển của vănhóa Nhưng sự phát triển văn hóa ở đây lại chứa đựng đầy mâu thuẫn Quảng đạiquần chúng nhân dân trong tình trạng bị bóc lột và đối kháng giai cấp đã trở nên

xa lạ và lạc hậu với các sáng tạo văn hóa do nền sản xuất tư bản tạo ra, mà trongnền sản xuất này, người lao động, người công nhân có vai trò không nhỏ Tìnhtrạng này được minh chứng bằng chính cuộc sống của đa số người lao động.Mức sống thấp kém, sự chênh lệch ngày càng gia tăng giữa mức sống của ngườilao động và giới chủ và đối kháng giai cấp không chỉ đặt ra trong lĩnh vực kinh

tế, chính trị mà ngay trong lĩnh vực văn hóa tinh thần

Những mâu thuẫn văn hóa này được C.Mác mổ xẻ, phân tích một cách

sâu sắc hơn, cụ thể hơn trong các tác phẩm của mình, và đặc biệt là trong Bộ Tư

bản C.Mác đã tìm ra tính hai mặt của lao động trong CNTB, từ đó C.Mác đã

phát hiện ra học thuyết về các quy luật giá trị và giá trị thặng dư, tính hai mặt

của hàng hóa và đặc biệt là C.Mác đã phân tích và chứng minh một cách khoa

học về sự tha hóa của lao động dẫn đến sự tha hóa con người Và đây chính lànguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức và lối sống, nguyên nhân của sựsuy thoái trong đời sống tinh thần của xã hội trong lúc của cải vật chất trong xãhội được sản xuất ra ngày càng nhiều và càng phong phú

Trang 17

Nhưng điều này không có nghĩa rằng những người lao động không có đờisống văn hóa Họ vẫn luôn tồn tại trong một hệ thống các mối quan hệ, các phongtục, tập quán truyền thống và vẫn không ngừng sáng tạo ra những câu ca, nhữngbài vè, họ vẫn thể hiện tâm tư, tình cảm của mình bằng những thể loại văn hóadân gian Họ vẫn luôn thể hiện mình, và hơn nữa Đảng Cộng sản đã nhận ranhững mâu thuẫn văn hóa của thời đại và đánh thức họ tập hợp họ vào một tổchức, một đội ngũ, vào một cộng đồng xã hội Từ đó một tầng văn hóa nữa trong

xã hội ra đời Nó hoạt động với mục đích xóa bỏ những bất công, xóa bỏ nhữngđiều mà họ cho là bất hợp lý, phi văn hóa đang ngự trị trong xã hội hiện tồn

* C.Mác và Ph.Ănghen khẳng định sự ra đời của văn hóa vô sản là tất yếu khách quan

Tính tất yếu của việc ra đời văn hóa vô sản, theo C.Mác và Ph.Ăngghenxuất phát từ những căn cứ sau đây:

Thứ nhất, tính triệt để, toàn diện của cách mạng XHCN đòi hỏi phải thay

đổi phương thức sản xuất tinh thần, làm cho phương thức sản xuất tinh thần phùhợp với phương thức sản xuất mới của xã hội XHCN Tồn tại xã hội quyết định ýthức xã hội, phương thức sản xuất vật chất quyết định phương thức sản xuất tinhthần, do đó khi phương thức sản xuất cũ, phương thức sản xuất TBCN bị xóa bỏ,phương thức sản xuất mới XHCN ra đời thì việc xây dựng văn hóa mới cũngđồng thời diễn ra nhằm thay đổi bản chất của ý thức xã hội, xây dựng ý thức xãhội mới phù hợp với sự thay đổi về chất đã tạo ra với việc xác lập quyền lực kinh

tế và quyền lực chính trị của GCCN và nhân dân lao động

Thứ hai, văn hóa vô sản ra đời tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức

và đời sống tinh thần của chế độ cũ để lại nhằm giải phóng nhân dân lao động thoátkhỏi ảnh hưởng tư tưởng, ý thức của xã hội cũ lạc hậu Mặt khác, xây dựng văn hóa

vô sản còn là một yêu cầu cần thiết trong việc đưa quần chúng nhân dân thực sự trởthành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần Đó là một nhiệm vụ cơ bản,phức tạp, lâu dài của quá trình xây dựng văn hóa mới Về thực chất, đây cũng chính

là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực văn hóa, đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng tư

Trang 18

sản và hệ tư tưởng vô sản trong quá trình phát triển xã hội.

Thứ ba, văn hóa vô sản ra đời tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn

hóa cho quần chúng nhân dân lao động Đây là điều kiện cần thiết để đông đảonhân dân lao động chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, nâng cao trình độ và nhu cầuvăn hóa của quần chúng

Thứ tư, văn hóa vô sản ra đời là tất yếu khách quan, bởi vì văn hóa vô sản

vừa là mục tiêu, vừa trong quá trình xây dựng CNXH

Xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong tiến trình cách mạng XHCNphải nhằm mục tiêu văn hóa, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì sựphát triển tự do, toàn diện của con người Văn hóa vừa là kết quả phát triển củanền kinh tế XHCN, đồng thời vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa mới tạo những tiền đề quan trọng nâng cao phẩm chất, năng lực,học vấn, giác ngộ chính trị cho quần chúng nhân dân lao động, tạo cơ sở nâng caonăng suất lao động Văn hóa vô sản với nền tảng là hệ tư tưởng của GCCN trởthành điều kiện tinh thần của quá trình xây dựng CNXH và là động lực, mục tiêucủa CNXH

* C.Mác và Ph.Ănghen đã phác họa những nét cơ bản về văn hóa vô sản

Chế độ XHCN được xác lập với hai tiền đề quan trọng là tiền đề chính trị(sau khi GCCN và nhân dân lao động giành được chính quyền) và tiền đề kinh tế(chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu được thiết lập) Từ hai tiền đềchính trị và kinh tế đó, tiến trình cách mạng XHCN tiếp tục được phát triển trênmọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, C.Mác và Ph.Ănghen đã phác họanhững nét cơ bản về nền văn hóa mới:

Một là, hệ tư tưởng của GCCN là nội dung cốt lõi, giữ vai trò chủ đạo, quyết

định phương hướng phát triển văn hóa vô sản Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, trong

xã hội có giai cấp, ý thức hệ giai cấp là nội dung cốt lõi của mọi nền văn hóa.Trong mọi thời đại, tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành tư tưởng thống trị củathời đại đó Chính vì vậy, sau khi GCCN trở thành giai cấp cầm quyền thì ý thức hệ

Trang 19

của nó trở thành nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.

Đặc trưng nói trên phản ánh bản chất GCCN của văn hóa vô sản Mọi sựcoi nhẹ, xa rời nội dung khoa học, cách mạng của ý thức hệ GCCN đều nhất địnhdẫn đến kết cục là không thể xây dựng được văn hóa vô sản

Hai là, văn hóa vô sản có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

Đặc trưng này thể hiện mục đích và động lực nội tại của quá trình xây dựng vănhóa vô sản, quá trình xây dựng xã hội mới Trong các xã hội cũ, giai cấp thống trịbóc lột độc quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất và trên cơ sở đó cũng độc quyền chiphối đời sống tinh thần, văn hóa của xã hội Chúng độc quyền mọi phương tiệnsáng tạo và sản phẩm của hoạt động tinh thần nhằm, một mặt, tạo ra cái gọi là

“văn hóa thượng lưu” phục vụ giai cấp thống trị, áp bức bóc lột; mặt khác, nhằm

nô dịch tinh thần, ý thức của GCCN và nhân dân lao động, giam hãm họ trongtình trạng ngu tối và nô lệ

Trong tiến trình cách mạng XHCN, xây dựng CNXH, hoạt động sáng tạo vàhưởng thụ văn hóa không còn là đặc quyền đặc lợi của thiểu số giai cấp bóc lột.GCCN, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ vănhóa Công cuộc cải biến cách mạng toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội từng bước tạo ra tiền đề vật chất, tinh thần để đông đảo nhân dântham gia xây dựng nền văn hóa mới Chính trong quá trình đó, văn hóa hướng tớinhân dân, dân tộc và mọi thành tựu văn hóa trở thành tài sản của nhân dân

Văn hóa luôn có sự kế thừa Trong bất cứ thời kỳ nào của lịch sử, văn hóađều đồng thời bao gồm việc kế thừa, sử dụng di sản quá khứ và sáng tạo ra nhữnggiá trị mới Sự kế thừa và sáng tạo của văn hóa vô sản luôn mang tính GCCN với

tư tưởng chính trị tiên tiến của thời đại và hướng tới nhân dân, dân tộc Đông đảonhân dân và cả dân tộc là chủ thể của văn hóa Do đó, văn hóa vô sản theo C.Mác

và Ph.Ăngghen là nền văn hóa mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc,

kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Ba là, văn hóa vô sản là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách

Trang 20

tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của GCCN thông qua tổ chức đảng Cộng sản, có sựquản lý của nhà nước XHCN.

Văn hóa vô sản không hình thành và phát triển một cách tự phát Trái lại,

nó phải được hình thành và phát triển một cách tự giác, có sự quản lý của nhànước và có sự lãnh đạo của chính đáng của GCCN Mọi sự coi nhẹ hoặc phủ nhậnvai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước đối với đờisống tinh thần của xã hội, đối với văn hóa vô sản đều nhất định sẽ làm cho đờisống văn hóa tinh thần của xã hội mất phương hướng chính trị

1.1.2 Cơ sở thực tiễn quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản

* Thực tiễn thế giới, nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là cơ sở quan trọng để V.I.Lênin đưa ra các quan điểm, tư tưởng về văn hóa vô sản

Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), CNTB, chủ nghĩa đếquốc bị suy yếu nghiêm trọng Các nước đế quốc tham gia chiến tranh bị tàn phánặng nề, kinh tế kiệt quệ Sau khi ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới, CNTB lại bướcvào cuộc khủng hoảng trầm trọng, toàn diện Cuộc khủng hoảng ấy đã ảnh hưởng

to lớn đến thế giới tư bản và phong trào cách mạng ở nhiều nước và khu vực

Thắng lợi của cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga 1917 đã mở ramột thời đại mới trong lịch sử xã hội loài người - thời đại quá độ từ CNTB lênCNXH trên phạm vi toàn thế giới Thắng lợi của cuộc cách mạng ấy đã đưaGCVS Nga trở thành giai cấp làm chủ xã hội mới GCVS trở thành giai cấptrung tâm của thời đại

Sự xuất hiện của CNXH ở nước Nga không những chứng minh sự lớnmạnh của GCCN thế giới mà còn là mốc son đánh dấu sự thắng lợi của CNXH.Chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý luận trở thành hiện thực Sự ra đời của CNXHhiện thực ở nước Nga sau cách mạng tháng Mười 1917 đã hình thành hai thếgiới đối lập và đấu tranh với nhau không khoan nhượng: đó là CNXH và CNTB.Cuộc đấu tranh đó là biểu hiện của một thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTBlên CNXH trên phạm vi toàn thế giới

Trang 21

Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga mà phongtrào đấu tranh đòi giải phóng các dân tộc thuộc địa phát triển mạnh mẽ, nhất là ởkhu vực châu Á và châu Phi Phong trào đấu tranh của GCCN ở tất cả các châulục cũng có bước phát triển mới Một trong những mục tiêu của các cuộc đấutranh của GCCN là ủng hộ và bảo vệ nước Nga XHCN, phản đối cuộc bao vâycủa 14 nước đế quốc nhằm tiêu diệt nước Nga xôviết non trẻ Từ phong trào đấutranh của GCCN ở các nước, nhất là ở các nước châu Âu mà sau cách mạngtháng Mười, nhiều Đảng cộng sản và Đảng công nhân ra đời Phong trào côngnhân phát triển mạnh cũng đã thành lập được một số các xôviết ở châu Âu nhưxôviết Hunggari, xôviết Bavie (1919)

Sau cách mạng tháng Mười năm 1917, tình hình kinh tế, chính trị củanước Nga gặp nhiều khó khăn, thử thách Vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh,nước Nga bị 14 nước đế quốc bao vây; chính quyền trong nước vừa thiết lậpcòn non trẻ, thiếu kinh nghiệm quản lý và xây dựng một xã hội mới Kinh tếnước Nga trong thời kỳ Nga hoàng đã kém phát triển nay để lại một hậu quảnghiêm trọng: sản xuất bị đình đốn, nạn đói tràn lan Trong nước bọn phảnđộng câu kết với các thế lực phản động nước ngoài, nổi lên khắp nới chốnglaị chính quyền xôviết, gây nên cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài mãi đến cuối

1920 mới chấm dứt

Trước tình trạng khủng hoảng kinh tế sau chiến tranh nội chiến ở nướcNga Xô viết, mùa xuân năm 1921, V.I.Lênin đã quyết định thay thế chính sáchcộng sản thời chiến bằng chính sách kinh tế mới (NEP) mà nội dung căn bản của

nó là thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực, cho phépnhân dân được tự do buôn bán, thực hiện CNTB nhà nước Nhưng vấn đề đặt ra,làm thế nào để thực hiện NEP và đưa NEP đến thành công ở một nước mà khi

đó, vẫn đang trong tình trạng của một nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển,trình độ văn hóa của đại đa số nhân dân đang ở mức rất thấp Giải quyết vấn đềnày, V.I.Lênin cho rằng, cần phải nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân và để

Trang 22

làm được điều này thì không có con đường nào khác ngoài con đường phát triểnvăn hóa Phát triển văn hóa, theo ông, là nhiệm vụ bức thiết của GCVS Nga khi

ấy để qua đó, không chỉ tự trang bị cho mình một trình độ văn hóa nhất định, màcòn để nâng cao trình độ văn hóa cho quảng đại quần chúng nhân dân

Sự nghiệp xây dựng chế độ mới - chế độ XHCN đã trở thành hiện thực Đó

là một công việc cực kỳ khó khăn và mới lạ Trong sự nghiệp đó luôn đụng phảimột vấn đề trực tiếp: đó là vấn đề con người Phải làm gì để xây dựng CNXH vớinhững con người do lịch sử để lại? Tình hình đó đòi hỏi phải quan tâm nhiều đếnvấn đề văn hóa, vì nói văn hóa là nói đến con người Con người và văn hóa gắn vớinhau một cách chặt chẽ như hai trang của một tờ giấy Và quả thực, V.I.Lênin đãtrăn trở rất nhiều về vấn đề văn hóa Người thấy rõ do trình độ văn hóa của xã hộiNga lúc đó còn quá thấp nên đẻ ra hàng loạt tệ nạn làm ô nhục chính quyền Xôviết.Người kêu gọi phải xóa bỏ căn bệnh nông nô gia trưởng trong mỗi người cán bộ,đảng viên, người công nhân, trí thức Nga vì căn bệnh đó đẻ ra thói lười nhác và

vô trách nhiệm Người nhìn thấy rõ do mù chữ, nhiều người dân Nga còn thờ ơ vớichính trị Sự quan tâm đặc biệt đến văn hóa đã làm cho V.I.Lênin đi tới một nhậnđịnh rằng: Bây giờ chúng ta chỉ cần hoàn thành cuộc cách mạng văn hóa thì sẽ cóngay CNXH , và phải hướng trọng tâm công việc vào tổ chức xây dựng văn hóa

Có thể nói, sau cách mạng Tháng Mười Nga, nhà nước chuyên chính vôsản đương đầu với nhiều nhiệm vụ khó khăn trong việc xây dựng chế độ xã hộimới – xã hội XHCN Từ thực tiễn đó, vấn đề xây dựng nền văn hóa vô sản đãđược V.I.Lênin đặt ra và là nhiệm vụ bức thiết của GCVS Nga

* Bản thân V.I.Lênin cùng với Đảng Bônsêvích cũng luôn tích cực hoạt động, tìm tòi, sáng tạo trong xây dựng nền văn hóa mới

Khi bắt tay vào công cuộc hiện thực hóa lý tưởng cộng sản sau thắng lợi

của Cách mạng Tháng Mười Nga, V.I.Lênin đã trực tiếp soạn thảo ra bản Đề cương về cách mạng văn hóa V.I.Lênin cho rằng không thể xây dựng xã hội

cộng sản trong một nước thất học và ở nước ta, cách mạng chính trị và xã hội đã

đi trước một bước, cuộc đảo lộn văn hóa, cuộc cách mạng văn hóa mà giờ đây

Trang 23

nhất thiết phải làm Nhưng cuộc cách mạng văn hóa ấy, đối với chúng ta cónhững khó khăn không thể tưởng tượng được, đó là “rất nhiều dân tộc ít ngườitrong đế quốc Nga trước có hơn 90% dân cư không biết chữ”và sự chống pháquyết liệt của kẻ thù với cái gọi là “Sự cáo chung của nền văn minh”, “Sự sụp

đổ của nền văn hóa” ở nước Nga

Đảng và Nhà nước Xôviết đã thi hành mọi biện pháp nhằm tiến hành từngbước cuộc cách mạng văn hóa đầy khó khăn mà trước mắt là nâng cao trình độvăn hóa của nhân dân, nhanh chóng đào tạo một đội ngũ công nhân, cán bộ kỹthuật phục vụ cho công nghiệp hóa XHCN

Ngay sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Hội đồng dân ủy đã ra một sắcluật quan trọng do V.I.Lênin ký “Về việc tách nhà thờ khỏi trường học, táchtrường học khỏi nhà thờ” Chương V, Hiến pháp năm 1918 của nước Cộng hòaXHCN Xôviết Liên bang Nga đã hiến định: Nhà nước Xôviết bảo đảm cho tất cảngười dân được hưởng nền giáo dục phổ thông đầy đủ và miễn phí; bảo đảmquyền ngôn luận, báo chí và tự do tôn giáo

Để nhanh chóng xóa bỏ nạn mù chữ cho nhân dân, ngày 26 tháng 12 năm

1919, Hội đồng dân ủy đã ra một chỉ thị “Về việc thanh toán nạn mù chữ trongnhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga” Bản chỉ thị quy định:Tất cả cư dân trong nước cộng hòa, tuổi từ 18 đến 50, những ai chưa biết đọc, biếtviết, từ nay phải theo học chữ dân tộc mình hoặc chữ Nga Một ủy ban chuyêntrách về thanh toán nạn mù chữ đã được thành lập, trực thuộc Bộ Dân ủy Giáo dục.Mùa thu năm 1923, hội đả đảo nạn mù chữ - một tổ chức xã hội tự nguyện ra đờinhằm thanh toán nạn mù chữ trong nhân dân Hàng trăm nghìn người đã theo học.Những lớp học của hội không chỉ dạy chữ cho nhân dân mà còn là nơi giáo dục, lôicuốn quần chúng nhân dân tham gia vào đời sống chính trị của đất nước

Đảng và Nhà nước Xôviết dành nhiều ưu tiên cho phát triển giáo dục phổthông Hệ thống trường học phổ thông được phát triển nhanh chóng với hàngchục nghìn các trường phổ thông liên cấp - sơ cấp cho các trẻ em từ 8 đến 13 tuổi

và trung cấp cho các trẻ em từ 14 đến 17 tuổi được thành lập Nhờ những cố gắng

Trang 24

trên, chỉ trong 3 năm đầu của chính quyền xôviết, mặc dù nội chiến diễn ra ác liệt,13.000 trường học phổ thông mới được khai trương Năm 1920, số giáo viên phổthông đã có tới 400.000 (năm 1914, ở Nga chỉ có 73.000 giáo viên), số học sinhlên tới 1,7 triệu Nhà trường Xôviết không chỉ dạy cho các em những kiến thứcvăn hóa, mà còn bồi dưỡng cho các em tình yêu lao động, tình yêu tổ quốc, ý thứctập thể, tình hữu ái giữa các dân tộc và lý tưởng CSCN Tới năm 1926, 76,3% sốdân thành thị đã biết đọc, biết viết, ở nông thôn là 45,2%.

Nhà nước Liên Xô đã đặc biệt chú ý tới việc xây dựng đội ngũ trí thứcXHCN, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật, phát triển vănhọc và nghệ thuật xôviết Trong những năm tháng khó khăn nhất của chínhquyền xôviết, các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, các trường đạihọc và viện nghiên cứu đã được mở ra tại các nước cộng hòa xôviết Giới tríthức XHCN được sản sinh sau Cách mạng Tháng Mười Nga, bằng lao độngsáng tạo của mình đã đóng góp to lớn cho công cuộc khôi phục kinh tế, bảo vệchính quyền xôviết, bảo vệ tổ quốc XHCN

Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặc biệt là giai đoạn sau

Cách mạng Tháng Mười Nga, V.I.Lênin đã viết nhiều tác phẩm liên quan văn hóa vô sản, tiêu biểu là những tác phẩm sau: Chúng ta từ bỏ di sản nào? (1897);

Cương lĩnh của chúng ta (1899); Làm gì? (1902); Phản đối việc tẩy chay (1907);Một vụ Săng – Ta chính trị (1917); Đề cương về cách mạng văn hóa; Nhữngnhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết (1918); Những thành tựu và khókhăn của chính quyền Xô Viết (1919); Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên (1920);

Sơ khảo Nghị quyết về văn hóa vô sản (1920), Gửi N.I.Bu-Kha-Rin (1920);Thời đại mới, sai lầm cũ dưới một hình thức mới (1921); Điều kỳ diệu lớn nhất(1921) Nhiệm vụ của những người làm công tác giáo dục chính trị (1921), Ba kẻthù chính (1921), Những trang nhật ký (1922), Bàn về chế độ hợp tác xã (1922),Thà ít mà tốt (1923)

1.2 Nội dung quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản

1.2.1 V.I.Lênin quan niệm về văn hóa vô sản

Trang 25

Theo C.Mác, bản chất của văn hóa là sáng tạo, là sự kết tinh năng lực bảnchất người trong thế giới các sản phẩm do chính hoạt động con người tạo ra, làcái quy định bản chất con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội.Văn hóa là phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất con ngườigắn với những hoạt động sống của họ, làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn,hoàn thiện hơn, trở thành “người” hơn trong mỗi giai đoạn phát triển của mình.Những nội dung đó cũng là mục tiêu của CNXH, một kiểu tổ chức xã hội mànhân loại đang hướng tới Hiểu theo góc độ này thì CNXH là chế độ xã hộimang những đặc trưng của văn hóa C.Mác đã khái quát: mỗi bước mà conngười tiến đến văn hóa là mỗi bước con người tiến đến tự do

Tư tưởng đó đã được V.I.Lênin diễn đạt một cách cụ thể hơn khi ông đưa raluận điểm về nền văn hóa XHCN hay văn hóa vô sản, nền văn hóa mới do nhân dânlao động xây dựng “Văn hóa vô sản = chủ nghĩa cộng sản” [32, tr.382]

Như vậy, xét trên phương diện chung nhất, V.I.Lênin quan niệm bản chấtvăn hóa vô sản chính là CNCS, xây dựng văn hóa vô sản gắn liền với xây dựng

xã hội cộng sản Văn hóa vô sản là văn hóa của nhân dân lao động, chứa đựngnhững giá trị nhân văn cao cả của CNCS

Còn về phương diện lịch sử, V.I.Lênin quan niệm văn hóa vô sản là kết quả

sự phát triển liên tục của các nền văn hóa, nó không phải tự nhiên mà có hoặc donhững người vô sản phát minh ra mà là “sự phát triển hợp quy luật của tổng sốnhững kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tưbản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu” [29, tr.361] Với quanđiểm đó, Người đã khẳng định quy luật kế thừa trong xây dựng văn hóa Ngườicoi chủ nghĩa Mác là di sản văn hóa nhân loại Khi viết về Văn hóa vô sản,Người lập luận rằng, chủ nghĩa Mác sở dĩ giành được ý nghĩa lịch sử trên toànthế giới về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng, là vì chủ nghĩa Máckhông những đã không vứt bỏ những thành tựu hết sức quý báu của thời đại tưsản, mà trái lại còn tiếp thu và cải tạo tất cả những gì là quý báu trong hơn hainghìn năm phát triển của tư tưởng và văn hóa nhân loại Cho nên, theo Người,

Trang 26

chỉ có lấy chủ nghĩa Mác làm hệ tư tưởng thì mới xây dựng và phát triển đượcnền văn hóa thực sự vô sản.

Do đó, có thể nói, vấn đề văn hóa vô sản trong ý thức xã hội đó là sự kếthừa, phát triển theo dòng chảy của lịch sử Văn hóa vô sản không phải bỗngnhiên mà có, không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa

vô sản phát minh ra, mà là sự kế thừa, phát triển trên cơ sở truyền thống vănhóa của nhân loại

Tuy nhiên, cũng như xây dựng CNCS, V.I.Lênin đã xác định tính chất lâudài, khó khăn và phức tạp của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới – một nềnvăn hóa khác hẳn về chất so với những nền văn hóa trước đó V.I.Lênin đã chỉ

ra điểm xuất phát của quá trình này là:

Thứ nhất, cơ sở kinh tế - một điều kiện quan trọng đảm bảo cho phát triển

văn hóa còn nghèo nàn, lạc hậu Các nước xây dựng CNXH thường là những nướctiểu nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chưa đạt được trình độ như những nướcphát triển V.I.Lênin coi đó là “những khó khăn không thể tưởng tượng được: vềmặt thuần túy văn hóa (chúng ta bị mù chữ), cũng như về mặt vật chất (bởi vì muốnthành những người có văn hóa thì tư liệu vật chất để sản xuất phải phát triển đếnmức độ nào đó, thì phải có một cơ sở vật chất nhất định nào đó)”

Thứ hai, trình độ văn hóa thấp: “tình trạng thiếu văn hóa, dốt nát và dã

man đã làm chúng ta luôn luôn phải khổ sở” thể hiện ở học vấn, trình độ khoahọc kỹ thuật Ngay nước Nga, một nước tư bản trung bình lúc đó mà V.I.Lêninphải thừa nhận khi so sánh với các nước Tây Âu “văn hóa đó cũng cao hơn vănhóa của chúng ta Dù nó tồi tệ và khốn nạn thế nào đi nữa, nó cũng còn cao hơntrình độ văn hóa của những người cộng sản phụ trách của chúng ta”; “quả là cònlâu chúng ta mới đạt đến một trình độ tiểu học cho toàn dân, và cứ so cả với thờiđại Nga hoàng thì sự tiến bộ của chúng ta còn quá chậm, chúng ta còn phảilàm bao nhiêu việc to lớn cấp thiết nữa mới đạt trình độ một nước văn minh bìnhthường ở Tây Âu”; “những yếu tố kiến thức, học thức, giáo dục nếu so với tất cảcác nước khác, thì chúng ta có ít ỏi đến nực cười” [42, tr.444]

Trang 27

Thứ ba, xây dựng văn hóa vô sản trên cái nền của văn hóa tư sản, dựa vào

vật liệu của chủ nghĩa tư bản đem lại mà yếu tố quan trọng nhất là con người Chủnhân của xã hội mới, lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóamới là công nhân và nông dân Trong các chế độ cũ, họ không được hưởng thụnhững giá trị văn hóa, không thể nào vào các trường đại học Mặc dù họ là nhữngngười hăng hái đấu tranh cho CNXH, muốn nhanh chóng đem lại những điều tốtđẹp cho xã hội mới nhưng họ lại chưa có đủ học thức, không có trình độ văn hóacần thiết để làm việc đó Đó là một khó khăn rất lớn Trong khi đó, những người

có trình độ trong xã hội là những chuyên gia khoa học, kỹ thuât “đã bị thấmnhuần thế giới quan tư sản đến tận xương tận tủy”, đó là những nhà nông học,những kỹ sư, những giáo viên đều xuất thân từ giai cấp tư sản Cho nên, nhữngngười vô sản không thể xây dựng CNCS bằng cách nào khác là dựa trên nhữngvật liệu mà chế độ tư bản tạo ra, dựa vào bộ máy văn hóa được tổ chức và pháttriển trong hoàn cảnh TBCN và do đó, con người cũng chỉ là một bộ phận của bộmáy văn hóa nên thấm nhuần tâm lý TBCN

Từ tính chất, khó khăn và phức tạp của quá trình đó, V.I.Lênin đã cảnhbáo những người cộng sản không nên coi nhiệm vụ văn hóa là những việc “cỏncon” mà “ hấp tấp và có những hoài bão quá cao” thì sẽ phải trả giá Thực tiễncác cuộc cách mạng văn hóa từng diễn ra ở các nước XHCN trước đây đã chứngminh cho quan điểm này

1.2.2 V.I.Lênin xác định mục tiêu và nhiệm vụ của văn hóa vô sản

* Về mục tiêu của văn hóa vô sản

Mục tiêu xây dựng nền văn hóa của quảng đại nhân dân lao động

Nền văn hóa đó vì lợi ích của nhân dân lao động và do chính họ sáng tạo

ra Trong các xã hội có mâu thuẫn đối kháng giai cấp, giai cấp thống trị - những

kẻ áp bức bóc lột chỉ muốn phát triển văn hóa đáp ứng quyền lợi của chúng Do

đó, mục đích sáng tạo của “cả trí tuệ của loài người, tất cả thiên tài của conngười chỉ là để đem lại cho một số người này toàn bộ lợi ích của kỹ thuật và văn

Trang 28

hóa, và tước đoạt của những người khác những cái cần thiết nhất như: giáo dục

và tiến bộ” [23, tr.349] Văn hóa vô sản phải là văn hóa của nhân dân, toàn bộnhững thành quả của nền văn hóa đó: giáo dục, khoa học, nghệ thuật đều biếnthành tài sản của toàn thể nhân dân Nhân dân lao động xứng đáng được hưởngnhững giá trị tốt đẹp nhất của nền văn hóa mới Nền văn hóa mới sẽ là kết quảsáng tạo của nhân dân và trở lại phục vụ nhân dân Những sáng tạo đó (kiến thức

và khoa học) không còn là “việc riêng của những tầng lớp đặc quyền, đặc lợi,không còn là công cụ để củng cố địa vị của bọn giàu có và phần tử bóc lột” [23,tr.350] mà trở thành công cụ giải phóng nhân dân lao động và những người bị ápbức Văn hóa vô sản sẽ loại bỏ tình trạng độc quyền hoạt động tinh thần của bất

cứ nhóm xã hội nào, khắc phục sự khác biệt giữa laọ động chân tay và lao độngtrí óc, tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người hưởng thụ những giá trị vănhóa và khả năng tham gia tích cực vào các lĩnh vực khác nhau của hoạt độngsáng tạo V.I.Lênin đặt niềm tin lớn lao vào quần chúng nhân dân trong việcthực hiện mục tiêu đó, “những người lao động sẽ thực hiện thành công nhiệm vụlịch sử vĩ đại đó, vì họ mang trong bản thân họ những lực lượng tiềm tàng to lớncủa cách mạng, của sự phục hưng và sự đổi mới” [50, tr.285]

Mục tiêu phát triển toàn diện và giải phóng năng lực sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội

Trong xã hội cũ tồn tại tư hữu TBCN về tư liệu sản xuất và sự phân cônglao động có mâu thuẫn đối kháng, con người là “một cá thể phiến diện” Nộidung hoạt động của cá thể ấy không do năng lực bản thân quyết định, mà bị phụthuộc vào một nghề nghiệp nào đó “Do hậu quả phân công lao động, khôngphải chỉ có công nhân mà cả các giai cấp trực tiếp hoặc gián tiếp bóc lột họ cũngdường như trở thành nô lệ cho công cụ hoạt động của mình: nhà tư sản, trốngrỗng về mặt tinh thần, trở thành nô lệ cho vốn tư bản của mình, cho khát vọnglợi nhuận cố hữu; nhà luật pháp bị nô lệ bởi các quan điểm pháp luật xơ cứng,giống như sức mạnh độc lập nào đó bắt buộc họ; giai cấp có học vấn nói chung

bị nô lệ bởi tính chất hẹp hòi cục bộ và phiến diện, bởi tính cố hữu thiển cận về

Trang 29

vật chất và tinh thần, bỏi sự giáo dục méo mó bị chia cắt theo cung cách của mộtnghề nào đó, bởi sự giam hãm suốt đời vào nghề này, thậm chí cả khi nghề ấychỉ là một thứ vô dụng đơn thuần” [60, tr.99]

Chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có

sự phân công lao động đối kháng nên người lao động có khả năng thực tế đểphát triển toàn diện C.Mác chỉ ra mối quan hệ này: “Sự chiếm lĩnh toàn bộ công

cụ sản xuất cũng tương đương với sự phát triển năng khiếu ở bản thân các cá thể”[60, tr.100] Khi Cách mạng Tháng Mười thành công, khi tài sản đã về tay nhândân lao động, V.I.Lênin đã xác định mục tiêu của xã hội mới phải có các lĩnhvực hoạt động để con người phát triển toàn diện “có thể phát huy hết khả năngcủa mình, có thể uốn lại tý lưng, có thể đứng thẳng, có thể cảm thấy mình là mộtcon người Lần đầu tiên, sau hàng trăm năm lao động bó buộc phục vụ cho bọnbóc lột ngày nay người dân mới có điều kiện làm việc cho mình, làm việc trên

cơ sở những thành quả của một nền kinh tế và một nền văn hóa mới” [62,tr.144] Trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới sẽ giải phóng nhân dân laođộng thoát khỏi cảnh tối tăm, thức tỉnh trí óc của hàng triệu người bị lâm vàocảnh “ngu dốt”, lạc hậu, nâng quần chúng đông đảo lên đến “tinh thần sáng tạolớn lao có tính chất lịch sử” Khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân là vôhạn Nhưng nền văn hóa tư sản với tính phi nhân đạo của nó đã “giày xéo, đènén, bóp nghẹt mất hàng nghìn, hàng triệu” nhân tài trong nhân dân, đã “đè bẹpmột cách tàn bạo chưa từng thấy tính tháo vát, nghị lực, sáng kiến mạnh dạn củaquần chúng nhân dân” [23, tr.234-235] Mục tiêu của nền văn hóa vô sản là khơidậy sức sáng tạo mạnh mẽ bị đè nén đó và những khả năng sáng tạo vốn đang

“tiềm tàng” trong nhân dân Chỉ có như thế mới sáng tạo nên những giá trị vănhóa mới cho một xã hội mới - xã hội cộng sản Một xã hội mà để trở thành hiệnthực đòi hỏi phát huy tính tự giác cao độ và tinh thần sáng tạo không ngừng củaGCVS và nhân dân lao động, bởi một lẽ đó là xã hội khác hẳn về chất so với các

xã hội trước đó và cũng chưa có tiền lệ trong lịch sử

* Về nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa vô sản

Trang 30

Vấn đề đầu tiên mà V.I.Lênin quan tâm là xác định tính chất lâu dài, khókhăn, phức tạp của nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa vô sản - một nền văn hóamới khác hẳn về chất so với các nền văn hóa trước đó Khác với những nhiệm

vụ chính trị, quân sự có thể thực hiện trong thời gian nhanh chóng và có thể cóđược ngay kết quả, đối với một lĩnh vực thuộc về đời sống tinh thần như là vănhóa, nhất là nền văn hóa vô sản thì việc xây dựng nó không phải là chuyện ngàymột, ngày hai Ông đã cảnh báo những người cộng sản về sự nôn nóng muốn cóngay một nền văn hóa mới “nhiệm vụ văn hóa không thể thực hiện nhanh đượcnhư nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ quân sự, cần hiểu rằng hiện giờ, điều kiệntiến lên không giống như trước kia Trong một thời kỳ khủng hoảng gay gắt thìtrong vòng một vài tuần, có thể giành thắng lợi về chính trị Trong một cuộcchiến tranh, trong vài tháng có thể giành thắng lợi nhưng trong lĩnh vực văn hóathì thời gian không như thế; không thể giành thắng lợi, vì chính do bản chất của

sự vật nên cần phải một thời gian dài hơn, và phải thích ứng với thời gian dàihơn đó, phải tính toán công việc của mình, phải tỏ ra hết sức kiên quyết, bền bỉ

và có kế hoạch” [62, tr.144] Những người cộng sản không nên coi nhiệm vụvăn hóa là những việc “cỏn con” mà “hấp tấp và có những hoài bão quá cao” thì

sẽ phải trả giá Thực tiễn các cuộc cách mạng văn hóa từng diễn ra ở các nướcXHCN trước đây đã minh chứng cho quan điểm này

Nhưng cho dù khó khăn thế nào V.I.Lênin vẫn đặt niềm tin vào GCVS sẽxây dựng nền văn hóa vô sản cũng như thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là đitới xã hội cộng sản Ông đã kiên quyết đấu tranh với những nhận thức khôngđúng về vấn đề này của những người tự nhận là mácxít Họ phủ nhận khả năngxây dựng văn hóa vô sản, cho rằng GCVS sau khi giành được chính quyền sẽ pháhoại văn hóa và làm cho tiêu vong, không thể nào sáng tạo ra giá trị văn hóa mới

Họ cũng cho rằng GCVS trong giai đoạn quá độ từ CNTB lên CNXH phải tậptrung toàn lực của mình vào cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp quyết liệtcho nên không thể xây dựng được nền văn hóa của mình Bản thân GCVS cũng

Trang 31

chưa đạt đến một trình độ văn hóa nhất định để có thể bắt tay vào xây dựng nềnvăn hóa mới, “làm một việc điên rồ là định xây dựng chủ nghĩa xã hội trong mộtnước không đủ trình độ văn hóa” [59, tr.152] V.I.Lênin khẳng định: “Nếu để thiếtlập chủ nghĩa xã hội, cần có một trình độ văn hóa nhất định, thì tại sao chúng ta lạikhông thể bắt đầu trước hết bằng biện pháp cách mạng mà giành lấy những tiền đềnhất định đó đã; rồi sau đó mới dựa trên cơ sở một chính quyền công nông và chế

độ Xôviết mà chuyển bước để đuổi kịp được những dân tộc khác” [54, tr.160]

Nhiệm vụ thứ nhất để xây dựng nền văn hóa vô sản là phải kế thừa, tiếp thu những di sản của những nền văn hóa cũ mà trực tiếp là văn hóa tư sản

V.I.Lênin đã tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại những quanđiểm sai lầm của phái Pơrôlêcun chủ trương phủ nhận sạch trơn những di sảnvăn hóa của dân tộc và nhân loại, kêu gọi tự tay GCVS xây dựng nền văn hóacủa riêng mình Pơrôlêcun (viết tắt của chữ văn hóa vô sản) là một tổ chức vănhóa ra đời vào giữa Cách mạng Tháng Hai và cuộc Cách mạng Tháng Mười năm

1917 ở nước Nga Trong thời kỳ đầu nó đã có đóng góp trong việc giải phóng tưtưởng GCCN Nga khỏi ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản Sau này, nhiều phần

tử chống chủ nghĩa Mác đã chui vào tổ chức này lợi dụng khẩu hiệu văn hóa vôsản để ngụy trang cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Mác Họ nhân danhGCVS và nền văn hóa vô sản để chống lại nhà nước vô sản và cơ quan văn hóacủa nhà nước Họ cũng cho rằng, cách mạng là quét sạch hết cái cũ, cho nên khicách mạng thắng lợi rồi thì phải tạo ra nền văn hóa mới đã, rồi trên cơ sở nềnvăn hóa đó, sẽ xây dựng CNXH sau Chính vì vậy, Pơletnep, một trong nhữngngười đứng đầu phái này đã tuyên bố: “Mục đích chủ yếu của phái Pơrôlêcun làsáng tạo ra một nền văn hóa mới của giai cấp vô sản” và “chỉ có lực lượng củabản thân giai cấp vô sản mới có thể thực hiện được nhiệm vụ xây dựng nền vănhóa vô sản” [55, tr.17] Lênin coi điều đó là hoàn toàn “hoang đường” và kiênquyết bác bỏ ý định của phái này muốn phát minh ra một nền văn hóa đặc biệtcho GCVS Người cho rằng ý nghĩa lịch sử của chủ nghĩa Mác đối với toàn thế

Trang 32

giới là do Mác đã không vứt bỏ những thành quả quý báu nhất của các thời đạitrước đó mà tiếp thu bằng cách cải tạo tất cả những tinh hoa trong quá trình pháttriển tư tưởng và văn hóa của loài người trong vòng hơn hai nghìn năm nay Từ

đó V.I.Lênin đã nêu lên một nguyên tắc đối với những người mácxit là trongnhững công việc sau này phải “dựa trên cơ sở đó và theo hướng đó” “không phải

là nghĩ ra một thứ văn hóa vô sản mới, mà là phát triển những kiểu mẫu ưu tú,những kết quả tốt nhất của nền văn hóa hiện tồn ” [30, tr.548] và chỉ có nhưvậy “mới gọi được là làm phát triển một nền văn hóa thực sự vô sản” [30, tr.41].Như vậy, rõ ràng trong quan điểm của V.I.Lênin, nền văn hóa vô sản với tư cách

là mục tiêu, là phương tiện, là “vật liệu” không thể thiếu được trong công cuộcxây dựng CNXH phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọcnhững giá trị của văn hóa dân tộc cũng như của nhân loại, đặc biệt là nhữngthành quả mà CNTB đã tạo ra Nhiệm vụ của GCVS là phải tiếp thu và cải biếntoàn bộ di sản văn hóa truyền thống và thành tựu văn minh nhân loại Đó là điềukiện tiên quyết để tạo nên những giá trị văn hóa mới trong nền văn hóa vô sản

và chính những giá trị mới đó là cơ sở, động lực để thúc đẩy xây dựng thànhcông CNXH Với một thái độ cương quyết, V.I.Lênin đã yêu cầu những ngườicộng sản Nga “Phải tiếp thu toàn bộ nền văn hóa do chủ nghĩa tư bản để lại vàdùng nền văn hóa đó để xây dựng chủ nghĩa xã hội Phải tiếp thu toàn bộ khoahọc, kỹ thuật, tất cả những kiến thức, tất cả nghệ thuật Không có cái đó, chúng takhông thể xây dựng cuộc sống của xã hội cộng sản được” [26, tr.67] Người nhậnthức rõ ràng, để xây dựng CNXH cần phải tận dụng toàn bộ nền khoa học, kỹthuật và tất cả mọi cái của nước Nga TBCN để lại Do đó những người công sảnchỉ là “ba hoa, rỗng tuếch” nếu không thể xây dựng tòa nhà bằng “vật liệu” màthế giới tư sản để lại và hoàn toàn không bao giờ xây dựng được ngôi nhà ấy.Như vậy nhiêm vụ này rất cần thiết và cấp bách và có ý nghĩa lâu dài xuyên suốtquá trình xây dựng CNXH của GCVS Chính vì thế, V.I.Lênin luôn luôn thểhiện sự trăn trở của mình về nhiệm vụ quan trọng này, mong muốn và đòi hỏi

Trang 33

GCVS và nhà nước Xôviết phải thực hiện “Làm thế nào kết hợp được cáchmạng vô sản thắng lợi với văn hóa tư sản, với khoa học và kỹ thuật tư sản trướcđây thuộc đặc quyền của một số ít người” [26, tr.72].

Nhiệm vụ thứ hai được V.I.Lênin đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng nền văn hóa vô sản chính là giáo dục

V.I.Lênin đã sớm nhận thấy vai trò của giáo dục trong việc cải tạo chế độ cũ

và xây dựng xã hội mới CNXH chỉ có thể khẳng định được vị trí của mình khi cónăng suất lao động cao hơn CNTB, mà điều đó chỉ có được khi lực lượng sản xuấtphát triển mạnh hơn, trong đó yếu tố con người - người lao động là quan trọnghàng đầu Trong điều kiện xây dựng CNXH ở trình độ thấp kém thì nhiệm vụ giáodục hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định tối sự thành công của quá trình xâydựng văn hóa vô sản và CNXH

Nhiệm vụ cụ thể đầu tiên trong công tác giáo dục là tổ chức lại hệ thốnggiáo dục Hệ thống giáo dục cũ nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp bóc lột

Nó tồn tại trong một xã hội được tổ chức theo nguyên tắc “anh cướp đoạt củangười khác hoặc là người khác cướp đoạt của anh; anh làm chủ nô hoặc là anhlàm nô lệ” [29, tr.370] Cho nên sản phẩm của nền giáo dục đó là những conngười bị nhiễm phải một tâm lý hoặc là của chủ nô, hoặc là của tiểu chủ, hoặc làcủa người viên chức “chỉ lo nghĩ về của riêng của mình chứ không quan tâm đếnngười khác” [29, tr.371] Nền giáo dục đó mang nặng tính chất giai cấp, chỉquan tâm đến con cái của GCTS mà “ít chú trọng đến việc giáo dục thế hệ trẻcủa công nhân và nông dân Người ta giáo dục họ cốt làm cho họ trở nên nhữngtôi tớ có thể thoả mãn những đòi hỏi của bọn chúng, mang lại nhiều tiền cho bọnchúng” [54, tr.190] Chính vì thế, nhà trường cũ là một nhà trường sách vở, nóbắt buộc người ta phải thấm nhuần một “đống kiến thức vô ích, thừa và chết,làm cho đầu óc con người bị nhồi đầy và biến thế hệ trẻ thành những người quanliêu đúc cùng một khuôn” [54, tr.193] Nhiệm vụ của chính quyền mới là phải tổchức lại hệ thống giáo dục nhân dân, xây dựng một hệ thống các cơ quan văn

Trang 34

hóa - giáo dục và tiến hành giáo dục cho nhân dân lao động hiểu rõ tính chất củachính quyền mới và tính hơn hẳn của chế độ XHCN Tổ chức nhà trường theonguyên tắc mới phải đem lại cho thanh niên những kiến thức cơ bản về khoahọc, dạy cho họ tự tạo ra một tinh thần cộng sản, và phải bồi dưỡng họ thànhnhững người có học thức Nền giáo dục mới “không nên tưởng tượng đến lýtưởng của xã hội tương lai mà không gắn liền việc học với lao động sản xuất,không có một loại học tập và giáo dục nào mà không có lao động sản xuất,không có thứ lao động sản xuất nào mà không đi kèm với học tập và giáo dục lại

có thể đạt tới mức độ cao mà trình độ kỹ thuật hiện đại và kiến thức khoa họchiện đại đều cần phải có” Trong việc xây dựng hệ thống giáo dục mới, vai tròcủa người giáo viên là hết sức quan trọng Họ là chủ thể của quá trình giáo dụctác động trực tiếp đến người được giáo dục, hình thành nên những sản phẩmgiáo dục Không chú ý đến điều này thì không thể nói đến xây dựng nền văn hóamới, đó là công việc “chủ yếu” Tháng Giêng năm 1923, khi tổng kết những thấtbại của phái Pơrôlêcun, V.I.Lênin đã nhận xét rằng: “Chúng ta không quan tâmhoặc quan tâm rất không đầy đủ đến việc tạo hoàn cảnh cho giáo viên, nângngười giáo viên lên một trình độ đầy đủ, mà không có trình độ đó thì không thểnói đến một nền văn hóa nào cả, dù là văn hóa vô sản hay tư sản đi nữa Mà chỉ

có thể nói đến trạng thái dốt văn hóa kiểu nửa Á châu mà đến nay chúng ta vẫnchưa thoát khỏi và không thể nào thoát khỏi được nếu không cố gắng đến nơiđược, tuy rằng chúng ta có khả năng thoát khỏi được” [54, tr.179]

Nhiệm vụ thứ hai là thực hiện công tác giáo dục đối với các tầng với trong

xã hội V.I.Lênin cho đó là nhiệm vụ quan trọng nhất và là trách nhiệm của các tổchức đảng nhằm sử dụng tích cực và đầy đủ hơn mọi phương tiện giáo dục tưtưởng như cổ động, tuyên truyền báo chí, phát thanh, các tổ chức và cơ quan vănhóa, giáo dục, khoa học, văn học và nghệ thuật Giáo dục đã vượt ra khỏi phạm vicủa nhà trường và là công việc chung của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội

Trang 35

Trước hết là đối với GCVS, là giai cấp có sứ mệnh xây dựng chế độ xãhội mới cao hơn hẳn CNTB nhưng trong chế độ cũ họ không được học hành Họ

là lực lượng được tôi luyện qua cuộc sống gian khổ và kiên cường trong đấutranh cách mạng nhưng như thế là không đủ, chỉ với hành trang đó thì họ khôngthể nào đi đến thắng lợi được hoàn toàn và triệt để Phải giành lấy tất cả nhữngtinh hoa của CNTB, toàn bộ nền khoa học và văn hóa của xã hội ấy, đó là thôngđiệp mà các lãnh tụ của GCVS gửi đến họ Do đó, nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu

là phải thanh toán nạn mù chữ, làm cho mọi người đều biết đọc, biết viết bởi vì

“không thể xây dựng một xã hội cộng sản trong một nước toàn người mù chữ”[58, tr.32] Đối với quần chúng nhân dân, kiến thức là vũ khí của họ để đấutranh tự giải phóng Nếu mù chữ, họ sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh của mình,

họ sẽ đứng ngoài chính trị, do đó điều đầu tiên là “cần phải dạy cho họ học a, b,

c Không có điều đó thì không thể có chính trị, không có điều đó thì chỉ cónhững điều đồn nhảm, những lời nói huênh hoang, những chuyện thần thánh,những thành kiến mà không phải là chính trị” [56, tr.322] Chỉ có được giáo dục,được học tập nhân dân lao động mới thực sự vươn lên vị trí làm chủ xã hội mớicủa mình, giải phóng họ ra khỏi “những tập quán cũ, những lề thói cổ hủ do chế

độ cũ để lại những lề thói và tập quán của kẻ tư hữu, chúng đã thấm sâu vàoquần chúng đông đảo” [59, tr.107] Những “thiên kiến tiểu tư sản” của họ khôngthể bỗng chốc mà gột rửa ngay được bằng ý muốn của một khẩu hiệu, nghịquyết, sắc lệnh mà phải trải qua cuộc đấu tranh lâu dài và khó khăn và họ cầnphải được giáo dục lại

Mặt khác, nhiệm vụ trọng tâm của GCVS sau khi giành chính quyền phảixây dựng nền kinh tế, do đó chỉ xoá nạn mù chữ, chỉ biết đọc, biết viết thôi thìchưa đủ V.I.Lênin, trong nhiều bài viết, bài phát biểu của mình kêu gọi GCVS

“phải nâng cao trình độ văn hóa lên thật nhiều” Trình độ văn hóa ở đây khôngchỉ giới hạn là học vấn mà còn khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật để phát triểnkinh tế và tham gia vào xây dựng bộ máy của nhà nước kiểu mới Để nâng caotrình độ văn hóa, GCVS phải học tập từ chính kẻ thù của mình: “Nông dân tiên

Trang 36

tiến của chúng ta, công nhân giác ngộ của chúng ta tại các công xưởng, trong cácban ruộng đất huyện phải học các nhà nông học tư sản, người kỹ sư tư sản đểhấp thụ những thành quả văn hóa của họ” [59, tr.44] Nâng cao trình độ văn hóa

ở đây nhằm hướng tới các mục tiêu:

Làm cho nhân dân lao động thực sự biết sử dụng khả năng biết đọc, biếtviết của mình Trên cơ sở đó, phải tiến xa hơn nữa “nắm bắt được mọi cái gìthực sự quý báu trong nền khoa học châu Âu và Mỹ”, V.I.Lênin nhấn mạnh: đó

là nhiệm vụ đầu tiên và chủ yếu nhất của chúng ta

Chống lại những căn bệnh của chính quyền mới: bệnh giấy tờ và nạn hối

lộ Những căn bệnh này là “ung nhọt” của một cơ thể mới mà để chữa khỏi nó

“không thể dùng những thắng lợi quân sự và những cải cách chính trị mà chỉ cónâng cao trình độ văn hóa lên”

Đến đây chúng ta có thể cắt nghĩa tại sao V.I.Lênin luôn nhắc đến thanhtoán nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa Kết quả của công việc này khôngchỉ dừng lại ở những con số, những thành tích để báo cáo mà rõ ràng nó là cơ sởquan trọng cho sự chuyển biến về chất của những chủ nhân xã hội mới Nó cótác động đến mọi mặt của đời sống, cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và cósức mạnh to lớn trong việc cải biến chế độ cũ và xây dựng chế độ mới mà nhữngbiện pháp về quân sự, chính trị chưa hẳn đã làm được

Không chỉ phải tiến hành giáo dục với GCVS nói chung mà ngay đối vớinhững người cộng sản, những người ưu tú nhất của GCVS cũng phải được giáodục Trong bài phát biểu trước Đại hội XI Đảng Cộng sản Nga ngày 27 tháng 3năm 1922, V.I.Lênin đã chỉ ra cái thiếu của công cuộc xây dựng CNXH chính làtrình độ văn hóa của người cộng sản lãnh đạo Thực tế này đã làm thay đổi vịthế của người cộng sản, không có trình độ thì anh không thể lãnh đạo được quầnchúng mà lại “bị lãnh đạo” Nguyên nhân của hiện tượng này là những ngườicộng sản không chịu học tập V.I.Lênin cũng coi tính tự cao tự đại cho mình làngười đảng viên cộng sản hay tính kiêu ngạo cộng sản là kẻ thù nguy hiểm nhấtđối với người cộng sản Biểu hiện của căn bệnh này là “tưởng rằng chỉ giản đơn

Trang 37

tung ra những pháp lệnh cộng sản là có thể giải quyết được tất mọi nhiệm vụ củamình” Do đó, đối với những người cộng sản, V.I.Lênin yêu cầu là phải tựmình đặt nhiệm vụ: một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi mãi mà họctập ở đây là học tập CNCS Bản thân ông là những tấm gương sáng ngời về tinhthần tự học Việc học tập đó không phải là tiếp thu những tri thức đã trình bàysẵn trong các cuốn sách về CNCS Bởi như thế, hệ thống giáo dục mới sẽ tạo ranhững người cộng sản “mọt sách hay những kẻ nói khoác” và đưa đến một “tổnthất hết sức lớn cho sự nghiệp của CNCS” Cho nên, người cộng sản phải họctập với tinh thần phê phán, không phải để cho trí óc chất đầy “mớ hổ lốn vô ích”

mà phải làm sao cho học thức “thật sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tếtrở thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống” [41, tr.444] V.I.Lênin phêphán những người tự cho mình là cộng sản, cho rằng không cần phải học điều gì

cụ thể nữa, thì sẽ không bao giờ anh ta có một hành động gì giống người cộngsản cả” Muốn sáng tạo ra xã hội mới, người cộng sản phải có tri thức hiện đại,khoa học hiện đại mà những cái này không thể có sẵn trong các cuốn sách giáokhoa của CNCS Chỉ trên cơ sở thấm nhuần được tất cả khoa học hiện đại chúng

ta mới có thể biến CNCS từ những công thức, những lối dạy, những phương án,những quy tắc và cương lĩnh vô sản đã được học thuộc lòng thành một cái gì đósinh động Muốn có được điều đó, người cộng sản cần phải lăn xả vào việc họctập, một việc học tập thật khó khăn, gian khổ và đôi khi còn khắc nghiệt nữa,nếu không làm như thế thì “không có con đường nào thoát cả”

Trí thức là một trong những yếu tố của nền văn hóa tư bản mà GCVS phảigiành lấy từ bộ máy của GCTS, lôi cuốn họ vào công cuộc xây dựng nền vănhóa mới Nhưng họ không phải là những người XHCN, càng không bao giờ lànhững người cộng sản mà đa số đã “thấm nhuần thế giới quan tư sản đến tậnxương tận tủy” Vì vậy, GCVS phải “cải tạo họ, đào luyện họ và giáo dục lạihọ” Nhiệm vụ thực tiễn hiện nay là làm sao để những người chống lại ta doCNTB giáo dục, sẽ quay trở lại phục vụ chúng ta Tuy nhiên, trí thức ở đây,không phải là “đày tớ của bọn bóc lột, mà đó là những nhà hoạt động văn hóa

Trang 38

trong xã hội tư sản”, họ quen với công việc có văn hóa cho nên GCVS không thểnào sử dụng bạo lực để bắt họ làm việc mà “phải vây quanh họ bởi một bầukhông khí hợp tác đồng chí, tạo cho họ khả năng làm việc trong những điều kiệntốt hơn dưới thời chủ nghĩa tư bản” [59, tr.48].

Nhiệm vụ thứ ba trong việc xây dựng nền văn hóa vô sản là công tác văn hóa trong nông dân

Đặt ra nhiệm vụ này, V.I.Lênin xuất phát từ vai trò của nông thôn, nôngdân trong công cuộc xây dựng xã hội mới cũng như thực trạng của nông thôn,nông dân Ông đã chỉ ra một trong những vấn đề “nghiêm trọng” trong công cuộcxây dựng nền văn hóa mới chính là “vấn đề nông thôn” Sự nghiệp xây dựngCNXH ở những nước lạc hậu, nông nghiệp chiếm đa số thì nông dân là lực lượnghùng hậu và cần phải được tổ chức lại Người nông dân không thể giữ mãi kiểusản xuất cũ dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất mà phải được tổ chứcvào các hợp tác xã Chỉ có như thế, chúng ta mới “đứng vững trên hai chân trênmảnh đất của chủ nghĩa xã hội” Nhưng hợp tác xã là một hình thức tổ chức kinh

tế mà nguyên tắc hàng đầu cho sự tồn tại của nó là tự nguyện Do đó, GCVSkhông thể dùng ý chí chủ quan của mình để tổ chức các hợp tác xã bằng cáchcưỡng bức nông dân mà phải dựa trên sự thay đổi từ chính bản thân họ Ngườikhẳng định: “Tổ chức toàn thể nông dân vào hợp tác xã bao hàm một trình độ vănhóa nhất định của giai cấp nông dân, nếu không có trình độ văn hóa đó thì khôngthể nào thực hiện được việc tổ chức một cách phổ biến nông dân vào trong hợptác xã” [59, tr.149] Công tác văn hóa nông thôn trước hết là thanh toán nạn mùchữ, từng bước nâng cao trình độ văn hóa của nông dân để tự họ có thể tiếp thuđược những thành tựu khoa học, học hỏi được các chuyên gia tư sản Nó còn giúpnông dân thoát khỏi những “thiên kiến tiểu tư sản” cái đang cản trở việc hìnhthành các hợp tác xã và ảnh hưởng xấu đến khối liên minh công nông

1.2.3 Quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa vô sản trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

Trang 39

* Quan điểm của V.I.Lênin về vai trò của văn hóa trong lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản

Là người kế tục thiên tài sự nghiệp vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen,V.I.Lênin đặc biệt coi trọng vai trò của văn hóa trong việc xây dựng hệ thống lýluận của Đảng Cộng sản V.I.Lênin nhận xét: “Chủ nghĩa Mác khác tất cả các lýluận xã hội chủ nghĩa khác ở chỗ nó kết hợp một cách tài tình tính sáng suốtkhoa học hoàn toàn trong việc phân tích tình hình khách quan và sự tiến hóakhách quan, với việc thừa nhận một cách hết sức dứt khoát tác dụng của nghị lựccách mạng, tính sáng tạo cách mạng và tính chủ động cách mạng của quầnchúng, và dĩ nhiên là cả của những cá nhân, những tập đoàn, những tổ chức vànhững chính đảng biết phát hiện và thực hiện, được sự liên hệ với những giaicấp này hoặc giai cấp khác” [21, tr.29] Đồng thời, V.I.Lênin nhấn mạnh: “Không

có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” [20, tr.30] và

“Chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm trònvai trò chiến sĩ tiền phong” [20, tr.32]

Khẳng định tầm văn hóa của Đảng trước hết thể hiện ở hệ thống lý luậncách mạng V.I.Lênin cho rằng: “Không thể có một đảng xã hội chủ nghĩa vữngmạnh, nếu không có lý luận cách mạng để đoàn kết tất cả những người xã hộichủ nghĩa lại, để họ rút ra từ trong lý luận đó tất cả những tín điều của họ vàđem áp dụng lý luận đó vào những phương pháp đấu tranh và phương sách hànhđộng của họ” [19, tr.232]

Nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin chỉ ra rằng:

“Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn vàbất khả xâm phạm; trái lại chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng chomôn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa vềmọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống” [19, tr.232]

V.I.Lênin tin tưởng và yêu cầu Đảng Cộng sản phải trở thành “trí tuệ,danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta” [22, tr.122] Người nhấn mạnhrằng: “Chỉ có Đảng Cộng sản, nếu nó thực sự là đội tiên phong của giai cấp cách

Trang 40

mạng, nếu nó bao gồm những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp đó, nếu nó gồmtất cả những chiến sĩ cộng sản hoàn toàn có ý thức và trung thành, có học vấn vàđược tôi luyện bằng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng bền bỉ, nêu nó biết gắnliền với toàn bộ cuộc sống của giai cấp mình và thông qua giai cấp đó, gắn liềnvới tất cả quần chúng bị bóc lột, và biết làm cho giai cấp và quần chúng đó tintưởng hoàn toàn vào mình, chỉ có một đảng như vậy mới có thể lãnh đạo đượcgiai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cuối cùng, kiên quyết nhất, thẳng tay nhấtchống lại tất cả mọi thế lực của chủ nghĩa tư bản” [28, tr.227].

V.I.Lênin đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ nâng cao tầm văn hóa trong lãnhđạo chính trị của Đảng Cộng sản sau khi giành được chính quyền và xây dựngchế độ XHCN Đứng trước tình hình nước Nga sau khi đã giành được chínhquyền về tay GCCN, V.I.Lênin viết: “Bây giờ, chúng ta phải quản lý nướcNga Và toàn bộ đặc điểm của tình thế hiện thời, tất cả sự khó khăn là ở chỗphải hiểu rõ những đặc điểm của bước chuyển nhiệm vụ chủ yếu là thuyết phụcnhân dân và dùng lực lượng quân sự trấn áp bọn bóc lột, sang nhiệm vụ chủ yếu

là quản lý” [25, tr.209-210]

V.I.Lênin chỉ ra khó khăn mới xuất hiện trong công tác lãnh đạo chính trịtrong điều kiện Đảng cầm quyền: “Có thể giải quyết các nhiệm vụ chính trị vàquân sự bằng cách đẩy mạnh nhiệt tình, ở một trình độ giác ngộ nhất định củacông nhân và nông dân Tất cả họ đều hiểu rằng cuộc chiến tranh đế quốc chủnghĩa giết hại họ; không cần phải nâng lên một trình độ giác ngộ mới, một trình

độ tổ chức mới, họ cũng hiểu được điều đó Tinh thần hăng say, tinh thần anhdũng, tinh thần xung phong đã giúp ta giải quyết những nhiệm vụ đó nhưng ưuđiểm đó ngày nay đã trở thành khuyết điểm nguy hiểm nhất của chúng ta Chúng

ta cứ nhìn lại đằng sau và cho rằng những nhiệm vụ kinh tế cũng có thể giải quyếttheo cách ấy được Nhưng chính sai lầm là ở chỗ đó: khi tình hình đã thay đổi vàchúng ta phải giải quyết những nhiệm vụ thuộc loại khác, thì không nên nhìn lạiđằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua” [36, tr.398]

Ngày đăng: 07/10/2024, 13:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph.Ăngghen (1878): Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống Đuyrinh", C.Mác và Ph.Ăngghen, "Toàntập
Nhà XB: Nxb CTQG
2. Trường Chinh (1974): Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Sựthật
Năm: 1974
3. Trần Thị Kim Cúc (2010): Tìm hiểu di sản lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu di sản lý luận của các nhà kinhđiển chủ nghĩa Mác – Lênin
Tác giả: Trần Thị Kim Cúc
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2010
4. Trần Thị Kim Cúc (2014): “Văn hóa Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ): “Văn hóa Việt Nam - Một số vấn đề lýluận và thực tiễn
Tác giả: Trần Thị Kim Cúc
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2014
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998): Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ nămBan Chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1998
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2011
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014): Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chínBan Chấp hành Trung ương khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2014
13. Phạm Duy Đức (2007): Nhận thức lại những quan điểm, của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức lại những quan điểm, của chủnghĩa Mác - Lênin về văn hóa
Tác giả: Phạm Duy Đức
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2007
14. Phạm Duy Đức (2009): “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2001 - 2020. Những vấn đề phương pháp luận, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2001- 2020. Những vấn đề phương pháp luận
Tác giả: Phạm Duy Đức
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2009
15. Phạm Duy Đức (2010): Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1930 đến nay, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản ViệtNam từ 1930 đến nay
Tác giả: Phạm Duy Đức
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2010
16. Nguyễn Khoa Điềm (2001): Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
17. Nguyễn Huy Hoàng (2000): Văn hóa trong nhận thức duy vật lịch sử của C.Mác, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa trong nhận thức duy vật lịchsử của C.Mác
Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
18. V.I.Lênin (1897): Chúng ta từ bỏ di sản nào?, V.I.Lênin. Toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúng ta từ bỏ di sản nào?, "V.I.Lênin. "Toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
19. V.I.Lênin (1899): Cương lĩnh của chúng ta, V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh của chúng ta, "V.I.Lênin, "Toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
20. V.I.Lênin (1902): Làm gì?, V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm gì?," V.I.Lênin, "Toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1902
21. V.I.Lênin (1907): Phản đối việc tẩy chay, V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 16, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phản đối việc tẩy chay, "V.I.Lênin, "Toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1907
22. V.I.Lênin (1917): Một vụ Săng – Ta chính trị, V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 34, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vụ Săng – Ta chính trị, "V.I.Lênin, "Toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1917

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w