1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Cộng sản Việt Nam Cầm Quyền Và Một Số Giải Pháp Đổi Mới Phương Thức Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Hiện Nay
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 274,5 KB

Nội dung

Trong đời sống chính trị thế giới vấn đề Đảng cầm quyền luôn là vấn đề trọng điểm, vấn đề cốt tử của các đảng phái chính trị. Giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước là một hoạt động cơ bản của các đảng chính trị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện mỗi nước cũng như mục tiêu theo đuổi mà mỗi đảng cầm quyền có những phương thức tổ chức và hoạt động khác nhau. Song, tất cả đều nhằm mục đích là giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước, từ đó thực thi và chi phối quyền lực của đảng mình với các đảng khác và toàn xã hội. Ở Việt Nam, sau cách mạng tháng tám năm 1945 Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định vai trò độc tôn lãnh đạo của mình đối với nhà nước và toàn xã hội. Với đường lối độc lập, tự chủ trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách giành lại nền độc lập, thống nhất đất nước và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là hệ thống các phương pháp, các hình thức, các biện pháp mà Đảng tác động vào Nhà nước để hiện thực hóa ý chí và mục tiêu của Đảng. Về nguyên tắc, mục tiêu cao nhất của Đảng lãnh đạo Nhà nước là tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân bằng Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước trong quá trình xây dựng xã hội mới, nhằm làm cho mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nói chung, của từng thời kỳ nói riêng được thực hiện có hiệu quả cao. Theo đó, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước bị quy định bởi đặc tính khách quan và chức năng cơ bản của hệ thống tổ chức nhà nước và tính chất lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước phản ánh mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện, điều kiện đạt mục tiêu, hay nói rộng ra, đó là mối quan hệ giữa chức năng của hệ thống và cơ chế thực hiện. Kinh nghiệm chỉ rõ rằng, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của bộ máy nhà nước và toàn xã hội là một trong những phương diện quan trọng của mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước nói chung. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đánh giá: “Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới. Ban hành và thực hiện nhiều quy định bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao nguyên tắc pháp quyền, phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội …Việc đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở có bước tiến bộ…” . Tuy nhiên: “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ; hiệu lực, hiệu quả chưa cao” . Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới cũng đã chỉ ra: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị vẫn còn những hạn chế”. Từ những vấn đề trên cho thấy vấn đề đảng cầm quyền và việc đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với nhà nước ở nước ta hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Luận giải làm rõ vấn đề này giúp cho mọi cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng đắn, từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chính trị trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước. Đồng thời tích cực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận chống lại luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong đời sống chính trị thế giới vấn đề Đảng cầm quyền luôn là vấn đềtrọng điểm, vấn đề cốt tử của các đảng phái chính trị Giành, giữ và thực thiquyền lực nhà nước là một hoạt động cơ bản của các đảng chính trị Tuy nhiên,tùy thuộc vào điều kiện mỗi nước cũng như mục tiêu theo đuổi mà mỗi đảngcầm quyền có những phương thức tổ chức và hoạt động khác nhau Song, tất cảđều nhằm mục đích là giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước, từ đó thực thi

và chi phối quyền lực của đảng mình với các đảng khác và toàn xã hội

Ở Việt Nam, sau cách mạng tháng tám năm 1945 Đảng Cộng sản ViệtNam đã khẳng định vai trò độc tôn lãnh đạo của mình đối với nhà nước và toàn

xã hội Với đường lối độc lập, tự chủ trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Namvượt qua mọi khó khăn, thử thách giành lại nền độc lập, thống nhất đất nước vàđưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là hệ thống các phươngpháp, các hình thức, các biện pháp mà Đảng tác động vào Nhà nước để hiệnthực hóa ý chí và mục tiêu của Đảng Về nguyên tắc, mục tiêu cao nhất củaĐảng lãnh đạo Nhà nước là tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Nhànước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân bằng Nhà nước, nâng cao hiệu lực,hiệu quả của Nhà nước trong quá trình xây dựng xã hội mới, nhằm làm cho mụctiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nói chung, của từng thời kỳ nói riêngđược thực hiện có hiệu quả cao Theo đó, phương thức lãnh đạo của Đảng đốivới nhà nước bị quy định bởi đặc tính khách quan và chức năng cơ bản của hệthống tổ chức nhà nước và tính chất lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Nộidung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước phản ánh mối quan

hệ giữa mục tiêu và phương tiện, điều kiện đạt mục tiêu, hay nói rộng ra, đó làmối quan hệ giữa chức năng của hệ thống và cơ chế thực hiện Kinh nghiệm chỉ

rõ rằng, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của bộ máy nhà nước

và toàn xã hội là một trong những phương diện quan trọng của mối quan hệ giữaĐảng và Nhà nước nói chung Đại hội lần thứ XIII của Đảng đánh giá:

“Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới Ban hành và thực

Trang 2

hiện nhiều quy định bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao nguyên tắc pháp quyền, phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội …Việc đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở có bước tiến bộ…”1 Tuy nhiên: “Phương thức

lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ; hiệu lực, hiệu quả chưa cao” 2 Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày

17/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII vềtiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống

chính trị trong giai đoạn mới cũng đã chỉ ra: “Đổi mới phương thức lãnh đạo

của Đảng đối với hệ thống chính trị vẫn còn những hạn chế”.

Từ những vấn đề trên cho thấy vấn đề đảng cầm quyền và việc đổi mớiphương thức lãnh đạo của đảng đối với nhà nước ở nước ta hiện nay có ý nghĩahết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn Luận giải làm rõ vấn đề này giúpcho mọi cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng đắn, từ đó nêu cao tinh thần tráchnhiệm, ý thức chính trị trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyềnNhà nước Đồng thời tích cực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận chống lạiluận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệchế độ xã hội chủ nghĩa

1 Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, tập 1, Hà Nội, tr.76,77

2 Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, tập 1, Hà Nội, tr.93

Trang 3

NỘI DUNG

I ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1.1 Những vấn đề cơ bản về Đảng cầm quyền

“Đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một

đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm quyền lực và lãnh đạo chínhquyền để tổ chức, quản lý đất nước bảo vệ lợi ích của giai cấp mình

Đảng cầm quyền bao giờ cũng giữ vai trò lãnh đạo, chi phối toàn bộ hệthống chính trị, đặc biệt và trực tiếp nhất là nhà nước; bằng nhà nước và thôngqua nhà nước để thực hiện mục tiêu, chiến lược của mình Giành, giữ và thực thiquyền lực nhà nước là một hoạt động cơ bản của các đảng chính trị Tùy theo điềukiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng nước cũng như mục tiêu theo đuổi

mà mỗi đảng cầm quyền có những phương thức tổ chức và hoạt động khác nhau,song đều nhằm tới một hướng đích là giành, thực thi và chi phối quyền lực nhànước, từ đó chi phối và thực thi quyền lực của đảng mình đối với các đảng khác

và với toàn xã hội Các đảng chính trị khi đã cầm quyền đều tuân theo nhữngnguyên tắc chung là lãnh đạo, chi phối, sử dụng quyền lực nhà nước, sử dụng sứcmạnh, các phương tiện vật chất đã được thiết chế hóa của nhà nước để thực hiệnmục tiêu của đảng mình, của giai cấp mình Song, mỗi đảng chính trị khác nhauđều có những phương thức lãnh đạo và cách thức tổ chức thực hiện khác nhau tùythuộc vào quan điểm, tư tưởng, tương quan lực lượng trong hệ thống chính trị, tùythuộc vào điều kiện khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đấtnước và cả nhân tố chủ quan của chính đảng cầm quyền Vì thế, đảng cầm quyền

là vấn đề quan trọng của hệ thống chính trị của tất cả các quốc gia

Trong một xã hội dân chủ thì quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Đó

là điều đã được ghi nhận bằng những dòng trang trọng trong Hiến pháp của cácquốc gia Nhưng “nhân dân” là một khái niệm có nội hàm rộng, nó biến thiêncùng với sự phát triển của xã hội Trong chế độ tư bản, mệnh đề “nhà nước củadân, do dân và vì dân” được ca ngợi như là nhà nước của tất cả mọi người dânsống trong một quốc gia - dân tộc; nhưng thực chất “nhân dân” ở đây chỉ là nhân

Trang 4

dân tư bản, là giai cấp tư sản và các tầng lớp gắn liền với lợi ích của giai cấp tưsản Xã hội tư bản lấy tự do cạnh tranh làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triểnchế độ đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập Các giai cấp có lợi ích khác nhauđều có quyền thành lập đảng chính trị của mình và được phép hoạt động trongkhuôn khổ pháp luật của nhà nước tư sản Trong xã hội ấy, các tập đoàn tư bảnlũng đoạn khác nhau cũng thành lập ra các đảng chính trị để bảo vệ cho lợi íchcủa tập đoàn đó Họ ra sức công kích lẫn nhau Mỗi đảng đều đưa ra cương lĩnhtranh cử nhằm lôi kéo các tầng lớp dân cư mong chiếm được nhiều ghế trongcác cuộc bầu cử quốc hội, giành chức vụ đứng đầu cơ quan hành pháp (tổngthống, thủ tướng) để đứng ra thành lập chính phủ Điển hình như ở nước Mỹ cónhiều chính đảng, mỗi đảng đều đại diện cho lợi ích của những bộ phận dân cưkhác nhau Nhưng từ ngày thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tới nay, khôngđảng nào có đủ sức mạnh cạnh tranh với hai đảng (Đảng Cộng hòa và Đảng Dânchủ) đại diện cho hai tập đoàn tư bản kếch xù Thành thử lịch sử Nhà nước Mỹ,

kể từ khi họ giành được độc lập tới nay, là lịch sử đấu tranh, giành giật giữa haichính đảng mà kết cục là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầmquyền Các chính đảng khác đều không đủ thế lực, đều lu mờ trước sân khấuchính trị rồi ngả về ủng hộ một trong hai đảng

Cơ chế đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập được coi như là cơ chế dânchủ nhất, thích hợp nhất trong một xã hội mà quyền lực nhà nước được coi làtrung tâm giành giật trên chính trường của các thế lực tư sản Chừng nào trong xãhội còn sự cạnh tranh đối nghịch về lợi ích giữa các giai cấp, các tập đoàn tư bảnthì chừng ấy cơ chế đa đảng còn có thể phát huy tác dụng Mặt khác, cũng cần lưu

ý rằng, mâu thuẫn giữa các đảng chính trị của các tập đoàn tư bản khác nhauthường không phải là mâu thuẫn một mất, một còn Nói chung, về bản chất nóđều bảo vệ quyền lợi cơ bản của giai cấp tư sản đã được xác định trong Hiến pháp

mà bất kỳ đảng nào cũng đều phải tuân theo Các đảng ấy chỉ khác nhau về lợi íchcục bộ, còn về cơ bản nó vẫn thống nhất với nhau và khi cần phải bảo vệ lợi íchchung thì nó vẫn cố kết với nhau Do đó, dù có mâu thuẫn, nhưng cuối cùng, saunhững ván bài chính trị, họ vẫn có thể nhân nhượng nhau, hợp tác với nhau, chia

Trang 5

sẻ quyền lực cho nhau; thành ra cơ chế đa đảng, xét đến cùng thì bản chất vẫn làmột, vẫn chỉ là đảng của giai cấp tư sản thay nhau nắm giữ quyền lực nhà nước.

Chế độ đa đảng tồn tại ở nhiều nước trên thế giới còn do những yếu tốlịch sử, trong quá trình đấu tranh giành độc lập, hoặc phá bỏ chế độ phong kiến,trong suốt quá trình phát triển kinh tế, văn hóa của từng quốc gia

Trên thế giới hiện nay có một số kiểu đảng cầm quyền đó là: Trong chế

độ đa đảng nhưng chỉ có một đảng cầm quyền; trong chế độ đa đảng, có haihoặc một số đảng liên minh cầm quyền; trong chế độ đa đảng nhưng chỉ có haiđảng thay nhau cầm quyền; chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền

Ở Việt Nam các chính đảng được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, đó làkhi chế độ phong kiến mất quyền tự chủ, đất nước rơi vào tay thống trị của chủnghĩa thực dân Chính sách khai phá thuộc địa của thực dân Pháp đã dẫn tới sựbiến đổi xã hội to lớn ở Việt Nam, giai cấp công nhân ra đời, tầng lớp trí thứcdân tộc xuất hiện và ngày một trưởng thành, thay thế tầng lớp trí thức nho học,giai cấp tiểu tư sản và cư dân thành thị phát triển nhanh, một bộ phận nhỏ bé cácnhà tư sản dân tộc cũng đồng thời xuất hiện Mỗi tầng lớp, giai cấp tuy có lợi íchkhác nhau nhưng đều có chung cái nhục mất nước, cùng bị bọn thực dân, phongkiến áp bức, bóc lột Trong bối cảnh ấy, một số chính đảng đã ra đời với chínhcương, điều lệ, mục tiêu và con đường khác nhau như Việt Nam quốc dân đảngđại diện cho giai cấp tiểu tư sản, đã làm cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổi tiếngnhưng đã thất bại vì thiếu một đường lối đúng đắn, khoa học lại nóng vội phiêuliêu mạo hiểm trong tổ chức thực hiện

Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với đường lối độc lập,

tự chủ, dựa trên cơ sở đại đoàn kết dân tộc, nòng cốt là công - nông và tầng lớptrí thức tiến bộ nhằm mục tiêu giành độc lập dân tộc, mưu cầu hạnh phúc chotoàn dân Năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã lãnhđạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, nền dân chủ cộng hòa đượcthành lập Uy tín của Đảng trước dân tộc là tuyệt đối Tuy vậy, vì lợi ích quốcgia, với chính sách đại đoàn kết dân tộc và trên tinh thần dân chủ, Chủ tịch HồChí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã kêu gọi tất cả các đảng phái, các nhân

Trang 6

sĩ, trí thức, vua quan của chế độ cũ cùng hợp tác tham gia chính phủ liên hiệplâm thời Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử nước nhà được tiến hànhngày 06/01/1946, hai đảng Việt Quốc và Việt Cách không đủ uy tín nên khôngdám tham gia ứng cử cùng Đảng Cộng sản đua tranh sòng phẳng, minh bạchtrước một cuộc bầu cử dân chủ của toàn dân Nhưng sau đó, Chủ tịch Hồ ChíMinh, bằng uy tín của mình, đã đề nghị Quốc hội dành 70 ghế cho hai đảng đó(không phải qua bầu cử) Nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có

uy tín cao trong nhân dân cũng tự nguyện rút khỏi Chính phủ để nhường một sốchức vụ quan trọng cho đại biểu hai đảng Việt Quốc và Việt Cách

Như vậy, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ, ngay từ buổi đầu đãthiết lập một nhà nước dân chủ và pháp quyền, chấp nhận một chế độ có nhiềuđảng với một Chính phủ liên hiệp Nhưng đứng trước sự thử thách ngặt nghèo củalịch sử dân tộc, lần lượt các đảng phái chính trị đối lập (Việt Cách, Việt Quốc) đãrời bỏ hàng ngũ kháng chiến, ngả theo các thế lực thù địch, cam tâm làm tay saicho ngoại bang Duy chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Hồ ChíMinh, đã dũng cảm, hy sinh, một lòng, một dạ vì độc lập, tự do của dân tộc, đãsáng suốt dẫn đường cho quốc dân đi, cùng nhân dân nếm mật, nằm gai và cuốicùng đã thu non sông về một mối Chính quyền đã thuộc về nhân dân, nhân dân tựnguyện trao sứ mệnh đảng cầm quyền cho Đảng Cộng sản Việt Nam

Thực tiễn lịch sử đã minh chứng hùng hồn rằng từ ngày thành lập tới nay,mặc dù có lúc mắc sai lầm, khuyết điểm, nhưng nhìn xuyên suốt quá trình phát triểncủa cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam chính là người lãnh đạo bảođảm cho mọi thắng lợi của cách mạng, Đảng là hiện thân của trí tuệ, danh dự vàlương tâm của dân tộc được nhân dân tin tưởng, coi là đội tiên phong giác ngộ củamình

Ngày nay, sự nghiệp đổi mới toàn diện do Đảng Cộng sản Việt Nam khởixướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử pháttriển mạnh mẽ, toàn diện hơn Đại hội XIII của Đảng khẳng định “Đất nước tachưa có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay”3 Nhà nước

3 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

Trang 7

pháp quyền của dân, do dân và vì dân được xây dựng ngày một hoàn thiện;quyền dân chủ của nhân dân được mở rộng và củng cố; đời sống vật chất và tinhthần của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao ViệtNam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trên tinh thần tôn trọng chủ quyền vàhợp tác hữu nghị Do vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tín nhiệm

và ủy thác sứ mệnh “là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”

1.2 Đặc điểm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sau khi lãnh đạo cách mạng giành được chính quyền về tay mình ĐảngCộng sản cầm quyền có những đặc điểm chung là:

Thứ nhất, khi có chính quyền, nhiệm vụ chính trị của Đảng đã thay đổi

căn bản: từ nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền chuyểnsang nhiệm vụ phát triển đất nước

Đây là đặc điểm cơ bản chỉ rõ sự thay đổi nhiệm vụ chính trị của Đảng, đượcthể hiện ngay trong đường lối lãnh đạo, là một bước ngoặt căn bản của cách mạng, làmột bước phát triển mới về chất đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Bởi

vì, khi chưa có chính quyền, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là thuyết phục, vận động,

tổ chức nhân dân đấu tranh giành chính quyền Khi có chính quyền thì nhiệm vụ chủyếu, trọng tâm của Đảng là tổ chức xây dựng, quản lý, phát triển đất nước trên mọilĩnh vực Vấn đề quan trọng là phải nhận thức được những đặc điểm của bướcchuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là lãnh đạo nhân dân dùng vũ lực trấn áp kẻ thù sangnhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội Tổ chức quản lý kinh tế - xãhội là một việc hết sức khó khăn đòi hỏi tính khoa học và nghệ thuật cao Hơn nữađây cũng là một công việc hết sức mới mẻ và phức tạp, không thể không trải qua

một thời kỳ khó khăn mò mẫm, thử nghiệm và vấp váp Lênin nói: “sự xuất hiện của

một giai cấp mới trên vũ đài lịnh sử, với tư cách là người lãnh tụ và người lãnh đạo

xã hội không bao giờ diễn ra mà lại không có một thời kỳ “tròng trành” hết sức dữ dội, một thời kỳ chấn động, đấu tranh và bão táp, đó là một mặt; Mặt khác không bao giờ diễn ra mà lại không có một thời kỳ mò mẫn thử nghiệm, do dự, ngả nghiêng trong việc lựa chọn những phương pháp mới đáp ứng tình hình thế giới

Trang 8

khách quan mới”4 Vì vậy, đòi hỏi trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng phải luôn tổngkết thực tiễn, đúc kết phát triển thành lý luận, để dựa vào đó xây dựng đường lối,chính sách lãnh đạo phù hợp, giải đáp đúng những vấn đề do thực tiễn đặt ra với tinhthần độc lập, tự chủ, sáng tạo Đồng thời học tập kinh nghiệm từ các nước xã hội chủnghĩa anh em; tiếp thu những tinh hoa, thành tựu của nhân loại.

Thứ hai, khi đấu tranh giành được chính quyền, thì chính quyền do Đảng xây

dựng và lãnh đạo là chính quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân Đây làđiều kiện thuận lợi để Đảng thực hiện mục đích, lý tưởng của Đảng, của nhân dân

Sau khi giành được chính quyền để thực hiện được vai trò lãnh đạo củamình đối với toàn xã hội, tất yếu Đảng Cộng sản phải thiết lập nhà nước xã hộichủ nghĩa nhằm lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiếp tục thựchiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình Đây là bước ngoặt lớn đưa vị trí, vaitrò lãnh đạo của Đảng lên tầm cao mới về thế và lực

Vấn đề cầm quyền của Đảng phải thông qua nhà nước và bằng nhà nước

Vì vậy, Đảng phải xây dựng chính quyền nhà nước đủ mạnh để quản lý đấtnước, quản lý kinh tế - xã hội theo Hiến pháp và pháp luật Đồng thời với việclãnh đạo chính quyền nhà nước, Đảng cầm quyền phải xây dựng, lãnh đạo các tổchức khác trong hệ thống chính trị, phát huy vai trò Mặt trận và các đoàn thểchính trị - xã hội, phối hợp hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị hướng vàonhững mục tiêu đã xác định

Nhà nước giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị của chủ nghĩa xãhội và có vai trò cực kỳ quan trọng Nhà nước chính là tổ chức tập trung nhất đểthể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, Nhà nước xã hội chủ nghĩa cònmang đặc điểm là nhà nước của dân, do dân, vì dân Hiệu lực quản lý của nhànước có liên quan rất lớn đến vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng Nhưng phảiphân biệt được Đảng cầm quyền hoàn toàn không phải là “đảng trị” Đảngkhông phải là cơ quan quyền lực nhà nước, bộ máy cai trị dân Đảng khôngđứng trên Nhà nước, không đứng trên pháp luật mà Đảng hoạt động trong khuôn4

Lênin toàn tập, tập 36, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2006, tr.235.

Trang 9

khổ Hiến pháp và pháp luật Đảng lãnh đạo Nhà nước được thể hiện qua việc đề

ra đường lối chiến lược, chính sách lớn đối với tất cả các lĩnh vực của đời sốngkinh tế xã hội nhằm hướng đến mục tiêu chung là giữ vững độc lập dân tộc vàxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Đảng phải xây dựng một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thật

sự của dân, do dân, vì dân và đề ra nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng

và tổ chức hoạt động của nhà nước Đảng kiểm tra nhà nước và hệ thống chí trịthông qua việc kiểm tra đảng viên, những người đang giữ những nhiệm vụ chủchốt tronng bộ máy chính quyền và thông qua quần chúng nhân dân Đảng lãnhđạo công tác cán bộ từ khâu tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán

bộ và quyết định các chính sách lớn về cán bộ

Như vậy, có chính quyền trong tay là thuận lợi cơ bản cho Đảng lãnh đạoquản lý, điều hành đất nước Tuy nhiên, khi có chính quyền thì trong Đảng cũngtiềm ẩn nguy cơ chủ quan, tự mãn, quan liêu, đặc quyền đặc lợi, xa rời nhân dân

mà Đảng cần tỉnh táo ngăn chặn, phòng ngừa Bởi vì, đội ngũ đảng viên củaĐảng chính là những người được bố trí vào những cương vị, chức vụ chủ chốttrong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng Nhưng khi cóchức, có quyền thì một bộ phận cán bộ Đảng viên dễ lợi dụng chức quyền đểlàm việc sai trái như quan liêu, cửa quyền, hách dịch… làm cho nhân dân oánghét, uy tín của Đảng giảm sút Hiện tượng này không gắn với bản chất củaĐảng, của nhà nước, nhưng nếu không có biện pháp ngăn chặn, nếu kỷ luật củaĐảng, pháp luật của nhà nước không nghiêm thì sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tínlãnh đạo của Đảng và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng

Thứ ba, khi có chính quyền, phương pháp lãnh đạo của Đảng đã có những

thay đổi căn bản Khi Đảng Cộng sản cầm quyền, cách mạng chuyển sang mộtgiai đoạn mới với tình hình, vai trò, nhiệm vụ mới, điều này đòi hỏi Đảng phảithay đổi phương pháp lãnh đạo Khi chưa có chính quyền, Đảng trực tiếp giảiquyết mọi việc Có chính quyền, có hệ thống chính trị, Đảng phải sử dụng rộngrãi cả hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ trung tâm của Đảng là lãnh đạocông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế Đảngphải đặc biệt chú trọng đến phương pháp lãnh đạo thông qua nhà nước, phát huy

Trang 10

vai trò, hiệu lực của nhà nước trong lĩnh vực thể chế hoá đướng lối chính sáchcủa Đảng bằng các hình thức, biện pháp quản lí của nhà nước Mặt khác, cóchính quyền rồi, với tồn tại đan xen của nhiều thành phần kinh tế, cuộc đấutranh giai cấp vẫn tiếp tục nhưng để lãnh đạo các thành phần giai cấp khác cùnghướng về một mục tiêu chung, Đảng cộng sản phải lãnh đạo bằng những hình

thức, phương pháp và biện pháp khác Lênin chỉ ra rằng: “khi tình hình đã thay

đổi và chúng ta phải giải quyết những nhiệm vụ thuộc loại khác, thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua”5

Đảng phải sáng tạo ra những phương pháp mới phù hợp với đặc điểm tìnhhình nhiệm vụ chính trị Đó là những phương pháp, hình thức kết hợp giáo dụcchính trị, tư tưởng với kích thích lợi ích kinh tế, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân,lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, kết hợp giáo dục với hành chính và cưỡng bức,kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam ngoài những đặc điểm chung nêu trên còn có những đặc điểm riêng đó là:

Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, là lực lượng

lãnh đạo Nhà nước và xã hội Trong quá trình lãnh đạo cách mạng từ khi giành đượcchính quyền đến nay, nhất là lãnh đạo đất nước trong thời kỳ đổi mới và từ nhữngbài học kinh nghiệm xương máu về sự đổ vỡ của các Đảng Cộng sản và Công nhân

ở các nước trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời rút ra được những bàihọc kinh nghiệm cho mình Là một Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng có nhiều thuậnlợi cơ bản, nhưng cũng có những nguy cơ tiềm ẩn cực kỳ nguy hại cần đề phòng, vì

nó có thể làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng bất cứ lúc nào

5

Lê-nin toàn tập, tập 44, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.398.

Trang 11

Đảng có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân,một công cụ đắc lực, mạnh mẽ và sắc bén để Đảng thực hiện sự lãnh đạo củamình đối với toàn xã hội và có Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hộihoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Qua 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đượcnhân dân và cả dân tộc Việt Nam thừa nhận là người tổ chức, lãnh đạo và quyếtđịnh mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Đảng được nhân dân tin yêu, chechở, bảo vệ và gọi Đảng với cái tên trìu mến là “Đảng ta” Người dân coi Đảngchính là Đảng của mình

Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ với các Đảng Cộngsản và công nhân quốc tế; ngoài ra, Đảng còn có quan hệ với nhiều đảng cầmquyền khác trên thế giới; có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bạn bè vànhân dân yêu chuộng hoà bình, tiến bộ trên thế giới

* Về nguy cơ đối với Đảng cầm quyền:

Sau khi trở thành Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm vạch rõnguy cơ dẫn đến những suy thoái của một số cán bộ, đảng viên và cảnh báo hai

nguy cơ đối với một Đảng cầm quyền: một là, sai lầm về đường lối; hai là, sự

suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

do Đại hội VII của Đảng thông qua (năm 1991), Đảng lại nhấn mạnh đến hainguy cơ này và đến Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng (năm1994), Đảng đã bổ sung và xác định 4 nguy cơ đối với cách mạng Việt Nam là:nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thếgiới, do điểm xuất phát thấp; nguy cơ sai lầm về đường lối, đi chệch định hướng

xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về sự suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảngviên và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí; nguy cơ “Diễn biến hoà bình”của các thế lực thù địch

Trong 4 nguy cơ đó, có hai nguy cơ bên trong rất nguy hại và nó chính làchỗ dựa để cho những nguy cơ từ bên ngoài tấn công vào Đảng Cụ thể là:

Trang 12

Nguy cơ sai lầm về đường lối, đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa là nguy

cơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi có những biến động lớn ở trongnước cũng như trên thế giới và trong những bước ngoặt của cách mạng Tuynhiên, nguy cơ này chỉ diễn ra ở cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, bởi đây là cấphoạch định ra đường lối Vì vậy, việc xây dựng một tập thể lãnh đạo cao nhất củaĐảng ngang tầm nhiệm vụ trong mỗi thời kỳ của cách mạng là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu của Đảng, bởi vì nếu cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng vững vàng, kiênđịnh về đường lối thì dù có một số cấp lãnh đạo ở địa phương, cơ sở có chệch hướng

về điểm này, điểm khác thì cũng không thể lay chuyển được sự lãnh đạo của Đảng

Nguy cơ về sự suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên và tệnạn quan liêu, xa dân, tham nhũng, lãng phí Đây là nguy cơ nguy hiểm nhất

và có thể xảy ra bất cứ lúc nào Bởi vì, khi Đảng đã trở thành Đảng cầmquyền, một bộ phận đáng kể cán bộ, đảng viên trở thành những cán bộ cóchức, có quyền trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở Đây là điềukiện dễ làm cho cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất, chạy theo chức,quyền, danh, lợi, dẫn đến phai nhạt lý tưởng, tham nhũng, xa rời nhân dân và

dễ sa vào những tệ nạn mà khi Đảng chưa giành được chính quyền không có.Những tệ nạn này không chừa một ai và bất kỳ cán bộ nào, làm gì, ở lĩnh vựcnào, ở cấp cao hay thấp, nếu cán bộ không kiên trì học tập, tu dưỡng và rènluyện đạo đức cách mạng thì đều có thể mắc phải Trong điều kiện mới, thựchiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, sựsuy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, đặc biệt là tệ tham nhũng,lãng phí, quan liêu, xa dân diễn ra rất tinh vi, phức tạp và ngày càng trở nênnghiêm trọng Sự suy thoái, biến chất không chỉ diễn ra riêng lẻ và đối vớinhững đảng viên thường, mà có nơi, có lúc đã trở thành số đông có tính chấttập thể, thậm chí có cả một tổ chức, một cấp uỷ và xảy ra đối với cả một sốcán bộ có trình độ cao, có những người giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máycủa Đảng hoặc cơ quan quản lý của Nhà nước Đây là nguy cơ “diễn biến bêntrong” đặc biệt nguy hại không thể coi thường và đang là những thách thứclớn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân ta

Trang 13

Hai là, Đảng có bề dày tri thức và kinh nghiệm trong lãnh đạo kháng

chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và nhất là sau hơn ba mươi lămnăm đổi mới, với vị thế là đảng cầm quyền, Đảng ta đã tích lũy và làm phongphú hơn không ít kinh nghiệm trên bình diện cơ bản và quan trọng này Song,thực tế cầm quyền của Đảng vẫn đang đặt ra không ít vấn đề hết sức cơ bản cảtrên phương diện lý luận lẫn bình diện tổ chức thực tiễn cần tiếp tục kiến giải,tổng kết và phát triển nhằm không ngừng nâng cao vị trí, vai trò và năng lựclãnh đạo của Đảng ta ngang tầm công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Ba là, Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội với

nhiều khó khăn phức tạp Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xãhội trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, với nền sản xuấtnhỏ lại phải chịu hậu quả của hai cuộc chiến tranh Chủ nghĩa đế quốc và các thếlực thù địch thường xuyên chống phá ta trên tất cả các lĩnh vực Đảng lãnh đạophát triển kinh tế - xã hội trong cơ chế mới đó là thực hiện nền kinh tế nhiềuthành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đangđặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn

Bốn là, Đảng ra đời là do yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân ta, của dân tộc,

nhờ vậy mà giữa Đảng và nhân dân luôn thống nhất ý chí và hành động Đó làđặc điểm cơ bản tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh vô địch

và vô tận của cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Quan hệ của Đảng với nhân dân là quan hệ máu thịt; mọi sự xa rời nhândân đều có thể dẫn đến tổn thất cho cách mạng, cho sinh mệnh của ngay bảnthân tổ chức đảng và đảng viên Trong điều kiện chưa có chính quyền, trongĐảng không có điều kiện để phát sinh, phát triển các tệ nạn như quan liêu, mệnhlệnh Khi đã có chính quyền thì chính quyền là công cụ mạnh mẽ, sắc bén nhất

để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo đảm sựlãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội Trong phương thức cầm quyền, ngoàicách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng lãnh đạo chính

Trang 14

quyền (Nhà nước) thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thànhHiến pháp, pháp luật, kế hoạch… và tổ chức nhân dân thực hiện Thực chất củaĐảng cầm quyền là: Đảng lãnh đạo chính quyền và thông qua chính quyền đểnhân dân làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội

1.3 Phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tháng 10/1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết tại chiến khu

Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành hẳn một mục riêng nói về cách lãnh đạovới 13 lần đề cập đến thuật ngữ này trong điều kiện Đảng cầm quyền sau thắnglợi của Cách mạng Tháng Tám Người đã chỉ rõ: “Lãnh đạo đúng nghĩa là: 1 Phảiquyết định mọi vấn đề một cách cho đúng Mà muốn thế thì nhất định phải sosánh kinh nghiệm của dân chúng Vì dân chúng chính là những người chịu đựngcái kết quả của sự lãnh đạo của ta 2 Phải tổ chức sự thi hành cho đúng Mà muốnvậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong 3 Phải tổ chức sự kiểm soát,

mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”6 Ngườigiải thích: “Lãnh đạo thế nào? Bất kỳ công việc gì, cũng phải dùng hai cách lãnhđạo sau đây: một là liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng Hai là liênhợp người lãnh đạo với quần chúng… Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thựccủa Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng… Đó là cáchlãnh đạo cực kỳ tốt”7 Khi về thăm và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang (tháng3/1961), Người nhấn mạnh: “Đảng ta là đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ,

từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngànhnào đều phải là đầy tớ trung thành của Nhân dân”8 Trong Di chúc, Chủ tịch HồChí Minh căn dặn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộphải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô

tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, làngười đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”9

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạngViệt Nam, Đảng luôn quan tâm đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống

6 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.325

7 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.328

8 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.83-84

9 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.611-612

Trang 15

chính trị, coi đây là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốnĐảng, vừa là yêu cầu khách quan, vừa là nhiệm vụ xuyên suốt, lâu dài, phải tiếnhành thường xuyên để bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền

Đại hội III (tháng 9/1960) của Đảng xác định “cải tiến công tác lãnhđạo”, các cấp ủy phải nắm vững tình hình để đề ra chủ trương công tác đúng,kịp thời; tổ chức thực hiện thiết thực, hiệu quả, có kế hoạch từng bước, giảithích kỹ chủ trương, đánh thông tư tưởng cho cấp dưới Ngoài cách thức tuyêntruyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng lãnh đạo chính quyền thể chếhóa đường lối, chủ trương của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật và tổ chứcthực hiện chính sách, pháp luật

Đại hội VI (tháng 12/1986) của Đảng đã mở đầu thời kỳ đổi mới, đây cũng

là cột mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành trong công tác lãnh đạo củaĐảng Đại hội khẳng định: “Quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theotinh thần cách mạng và khoa học” Một trong những biểu hiện của đổi mới tư duychính trị là việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước: “Đảnglãnh đạo Nhà nước bằng Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, các nghịquyết, nguyên tắc giải quyết các vấn đề lớn, có ý nghĩa chính trị quan trọng”

Đại hội VII (tháng 6/1991) đặt ra yêu cầu “đổi mới nội dung và phươngthức lãnh đạo”, xác định đây là một trong những “vấn đề quan trọng và bứcxúc” Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộinăm 1991 đã xác định: “Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, cácđịnh hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền,thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảngviên Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vàohoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể Đảng khônglàm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”

Đại hội X (tháng 4/2006) đặt ra nhiệm vụ: “Đổi mới phương thức lãnh đạocủa Đảng phải đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị,đổi mới kinh tế Nghiên cứu, tổng kết, tiếp tục làm rõ quan điểm về Đảng lãnh đạo

và Đảng cầm quyền, làm cơ sở để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng một

Trang 16

cách cơ bản, toàn diện” Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa X (năm2007) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạocủa Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị (Nghị quyết số 15-NQ/TW)

Đại hội XI (tháng 01/2011) xác định: “Tập trung rà soát, bổ sung, điềuchỉnh, ban hành mới, xây dựng đồng bộ hệ thống các quy chế, quy định, quy trìnhcông tác để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt độngcủa hệ thống chính trị Khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay hoặc buônglỏng lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước” Nhận thức về phương thức lãnhđạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ngày càng rõ hơn, cụ thể hơn, thểhiện qua Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung, phát triển năm2011), cụ thể: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước

và xã hội Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chínhsách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổchức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên Đảngthống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu nhữngđảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quanlãnh đạo của hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảngviên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ tráchnhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu Đảng thường xuyên nâng cao năng lựccầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủđộng, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”

Đại hội XII (tháng 01/2016) tiếp tục có những bổ sung, phát triển mới vềphương thức lãnh đạo của Đảng Đại hội khẳng định nhiệm vụ “nâng cao hiệuquả thực hiện và tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đốivới hệ thống chính trị, đặc biệt là với Nhà nước… Tiếp tục cụ thể hóa phươngthức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cảcác cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể”

Đại hội XIII (tháng 01/2021) xác định mục tiêu tổng quát trong nhiệm kỳ tới

“nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng”, coiđây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để hiện thực hóa con đường đi lên chủ

Trang 17

nghĩa xã hội của đất nước, bảo vệ vững chắc vị trí lãnh đạo tuyệt đối và toàn diệncủa Đảng Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII), BCH Trung ương Đảng đã banhành Nghị quyết số 28-NQ/TW về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầmquyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đốivới hoạt động của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của cáccấp uỷ, tổ chức đảng, gắn với thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ và các chủ trương,đường lối của Đảng, được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới, xây dựng, chỉnhđốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; xây dựng, hoànthiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, bảo đảmthực hiện đúng cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

II ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2.1 Tính tất yếu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thực tiễn cách mạng đã cho thấy, đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền gắnvới xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được những bước tiến rõ rệt, góp phần quan trọngnâng cao năng lực cầm quyền, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, hiệu quả của Đảng đối vớihoạt động của hệ thống chính trị và trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quốcphòng, an ninh, đối ngoại, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăngcường niềm tin của Nhân dân với Đảng Tuy vậy, vẫn còn không ít hạn chế Trong thời

kỳ mới, đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyềnViệt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho Đảng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình làmột nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, xuất phát từ một số vấn đề sau:

Một là, xuất phát từ vai trò của phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất có quyền xác lập,đưa ra Cương lĩnh, chủ trương, đường lối lãnh đạo Nhà nước, các thành viên trong

hệ thống chính trị và các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội Bằng đường lốilãnh đạo, cầm quyền đúng đắn, Đảng đã đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi từthắng lợi này đến thắng lợi khác Vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với Nhà

Ngày đăng: 03/10/2024, 19:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - sự thật
Năm: 1991
2. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia - sự thật
Năm: 1997
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia- sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia- sự thật
Năm: 2001
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia - sự thật
Năm: 2006
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia - sự thật
Năm: 2007
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia- sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia- sự thật
Năm: 2006
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia- sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia- sự thật
Năm: 2011
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2016
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2021
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2022), Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tụcđổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chínhtrị trong giai đoạn mới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2022
12. Hội đồng lý luận Trung ương (2020), 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 30 năm thực hiện Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Hội đồng lý luận Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trịQuốc gia - Sự thật
Năm: 2020
13. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
16. Vũ Trọng Lâm (2017), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Trọng Lâm
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm: 2017
17. Nguyễn Phú Trọng (2012), Xây dựng chỉnh đốn Đảng một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chỉnh đốn Đảng một số vấn đề lý luậnvà thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Phú Trọng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2012
18. Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩaxã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phú Trọng
Nhà XB: Nxb Chính trịQuốc gia - Sự thật
Năm: 2022
19. Trần Quốc Toản (chủ biên, 2021), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đất nước: Hiện trạng - vấn đề đặt ra - định hướng trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháttriển đất nước: Hiện trạng - vấn đề đặt ra - định hướng trong giai đoạnmới
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
20. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên, 2021), Cương lĩnh 2011: Những vấn đề lý luận và thực tiễn qua 10 năm thực hiện, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh 2011: Những vấn đề lý luận và thựctiễn qua 10 năm thực hiện
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
21. Tạ Ngọc Tấn (2021), Một số vấn đề về cách mạng và đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về cách mạng và đổi mới
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn
Nhà XB: Nxb Chính trịQuốc gia - Sự thật
Năm: 2021
14. Lênin toàn tập, tập 36, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2006, tr.235 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w