Phần kết luận Hoàn thành xuất sắc Vấn đề kinh doanh cung ứng dịch vụ ăn uống Hoàn thành xuất sắc Phạm Thị Thủy Tiên 32100821 Quy trình cung ứng dịch vụ ăn uống Hoàn thành xuất sắc Đỗ Thị
TÌM HIỂU CHUNG
Nhà cung ứng là gì?
Nhà cung ứng (Supplier) được định nghĩa đơn giản là một bên (có thể là một tổ chức hay cá nhân) cung cấp hàng hóa hay dịch vụ theo nhu cầu của người tiêu dùng Trong thị trường thương mại hiện đại, có rất nhiều nhà cung ứng tham gia vào chuỗi cung ứng.
Dịch vụ ăn uống là gì?
Dịch vụ ăn uống là hình thức cung ứng những dịch vụ theo nhu yếu của người mua tại những nhà hàng quán ăn, khách sạn Có thể là tiệc cưới, tiệc hội nghị, sự kiện hoặc tổ chức triển khai team building.
Dịch vụ ăn uống còn là ship hàng món ăn và thực thi quy trình trang trí, tư vấn lên list thực đơn, dọn bàn hay dàn dựng âm thanh, ánh sáng.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì?
Kinh doanh ăn uống trong gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh ăn uống trong du lịch có 3 loại hoạt động cơ bản là:
+ Hoạt động sản xuất vật chất (chế biến thức ăn, thiết kế, )
Các hoạt động này có mối quan hệ trực tiếp và phụ thuộc lẫn nhau.
Đặc điểm của cung ứng dịch vụ ăn uống
Việt Nam không chỉ được biết đến với những danh lam thắng cảnh mà còn là nền ẩm thực phong phú với những hương vị khác nhau Từ dân dã cho đến trang trọng thì ẩm thực Việt Nam vẫn giữ được chỗ đứng của mình trong lòng du khách trong và ngoài nước Vậy những đặc điểm nào đã làm nên những nhà cung ứng dịch vụ?
+ Các cơ sở kinh doanh ăn uống thường có phạm vi rộng và đa dạng về loại hình và hình thức cung ứng, từ cơ sở bình dân đến cao cấp, phục vụ tại chỗ, mang đi hoặc phục vụ tại nhà.
+ Quy mô lớn nên khó kiểm soát về chất lượng cũng như số lượng.
+ Dễ dàng bị hư hỏng khi không kiểm soát được số lượng
+ Có tính thời vụ, vì khách hàng sẽ du lịch theo mùa và theo kì nghỉ.
+ Sẽ có nhiều kiểu cung ứng khác nhau tùy thuộc vào mục đích phục vụ cho khách hàng nào.
+ Mỗi nhà cung ứng sẽ tạo ra kiểu trang trí, nguyên liệu, cách chế biến khác nhau tạo ra nét độc đáo riêng.
PHÂN LOẠI CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Theo tính độc lập
3.1.1 Nhà hàng trong khách sạn
Nhà hàng là hình thức kinh doanh không thể thiếu trong khách sạn đặc biệt là các khách sạn từ 3 sao trở lên ẢNH 3.1: Hình thức nhà hàng trong khác sạn
Nhà hàng là bộ phận kinh doanh phục vụ nhu cầu ăn uống tại khách sạn, phục vụ chủ yếu cho khách du lịch, khách vãng lai, nghỉ tại khách sạn hoặc xa hơn có thể phục vụ thêm tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan,…Phục vụ khách từ 6h – 24h hằng ngày, có nơi phục vụ 24/24 Sản phẩm kinh doanh bao gồm: sản phẩm tự chế biến (thức ăn tự chế biến) và hàng hóa sẵn (rượu, bia, nước, bánh kẹo,…)
Nhà hàng đáp ứng nhu cầu ăn uống tại khách sạn 1 cách nhanh chóng, tiện lợi nhất và mang lại sự hài lòng cho khách hàng Từ đó góp phần tăng doanh thu cho khách sạn
Nhà hàng là hàng kinh doanh độc lập, hoạt động không phụ thuộc vào tổ chức nào Mỗi
1 nhà hàng kinh doanh độc lập sẽ kinh doanh các mảng ẩm thực khác nhau và nhắm vào đối tượng khác nhau ẢNH 3.2: Hình thức nhà hàng độc lập
- Đặc điểm: Có đa dạng loại
Theo đặc điểm kinh doanh các món
3.2.1 Xét về khía cạnh nhà hàng Ẩm thực là một yếu tố vô cùng quan trọng của dịch vụ du lịch, không chỉ đáp ứng như cầu ăn uống của khách hàng mà còn giúp giao lưu văn hóa ẩm thực giữa các quốc gia và khu vực Có rất nhiều nhà hàng kinh doanh theo hình thức này và phổ biến là:
Nhà hàng Á là những nhà hàng chuyên cung cấp các món ăn từ các quốc gia châu Á hoặc kết hợp kinh doanh đa dạng món ăn, nhưng đặc trưng là nổi bật với ẩm thực Á Đông Ví dụ điển hình như nhà hàng Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhà hàng Âu: Là nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn của các nước châu Âu Ví dụ: Sườn cừu, gan ngỗng của Pháp, Pizza, Pasta, Tiramisu của Ý,…
Nhà hàng đặc sản: chuyên phụ các món đặc sản của một số vùng miền nhất định Đây là một loại nhà hàng vô cùng phổ biến ở Việt Nam Chẳng hạn như các nhà hàng phục vụ món Huế, các đặc sản Tây Bắc hay đơn giản chỉ là các món cơm quê,…
Fast food (đồ ăn nhanh): Đây là một loại hình ăn uống vô cùng được ưa chuộng, có mặt trên hầu hết các quốc gia đặc biệt ở Việt Nam Ta có thể thấy được một thương hiệu nổi tiếng như Mc Donald’s, KFC, Lotteria,… ẢNH 3.3: Hình thức bán hàng tại Mc Donald’s
Hiện nay có rất nhiều loại hình kinh doanh Nổi bật là:
Coffe shop: đây là một địa điểm tuyệt vời để mọi người gặp gỡ bạn bè, trò chuyện và làm việc,… với hình thức kinh doanh này không chỉ phục vụ các loại đồ uống mà còn kèm theo những món nhẹ. ẢNH 3.4: Hình thức kinh doanh của CỘNG càphê
Quán bar: là cơ sở kinh doanh phục vụ các loại đồ uống chủ yếu là những thức uống pha chế và không bán rượu trên 45 độ. ẢNH 3.5: Hình thức kinh doanh của quán bar 1900
Quán Pub: Pub là viết tắt của cụm từ Public House (nghĩa là ngôi nhà dành cho cộng đồng) là một cơ sở kinh doanh chuyên các thức uống chứa cồn như bia rượu, ,…và cả thức uống không chứa cồn, phục vụ kèm thức ăn nhẹ để mọi người gặp gỡ, ăn uống và trò chuyện Pub được thiết kế phần nhiều theo phong cách truyền thống với nội thất gỗ,không gian mở. ẢNH 3.6: Hình thức kinh doanh của quán pub
Theo hình thức phục vụ
3.3.1 Nhà hàng tự phục vụ (buffet)
- Khái niệm: hình thức ăn theo suất, trả tiền trọn gói nên nhà hàng chỉ tính theo số lượng người ko phân biệt số lượng món ăn hoặc ăn món gì
- Loại hình buffet thường gặp:
+ Sitdown buffet (kiểu Á): bao gồm các quầy phục vụ và các bàn ăn được setup trước Có đa dạng món ăn và thực khách dùng đồ ăn tại bàn hoặc có thể đc phục vụ đồ uống.
+ Standing buffet (kiểu Âu): không bố trí bàn tiệc, vì thế khách lựa chọn các loại đồ uống và dùng dụng cụ ăn trực tiếp trên tay và phải tự phục vụ đồ uống Dạng này hướng đến giao tiếp, vừa ăn vừa trao đổi trò chuyện
+ Cooktail buffet (Fingerfood): loại tiệc nhẹ, chủ yếu dùng các buổi giao đãi mang tính chất ngoại giao Các món ăn được mang đến cho từng thực khách trên dĩa lớn Các loại đồ ăn hầu hết lấy bằng tay.
- Đặc điểm: không được mang thức ăn về ẢNH 3.7: Hình thức kinh doanh của nhà hàng buffet
3.3.2 Nhà hàng được phục vụ (gọi món – a lacarte)
Là nhà hàng gọi món, thích món gì gọi món đó và chỉ tính tiền giá món vừa kêu Bên cạnh đó 1 người phục vụ cho nhiều người Đặc điểm: ăn từng món, gọi từng món, ăn không hết có thể đem về.
Quy trình cung ứng dịch vụ ăn uống
Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng hay Supply chain là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến biến chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng).
Quy trình cung ứng dịch vụ ăn uống ( Gồm 3 bước)
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu ăn uống của khách du lịch (KDL) ( là bước quan trọng)
Nhu cầu ăn uống của du khách hết sức đa dạng:
Phải phù hợp với từng độ tuổi khác nhau của KDL;
Từng mùa sẽ có loại thức ăn phù hợp;
Nhiều loại món khác nhau như món Âu, món Á, các món mang đặc trưng của từng vùng miền khác nhau ;
Bước 2: Chọn lựa thực phẩm và chế biến
Lựa chọn và thu mua thực phẩm: việc lựa chọn nguồn hàng từ nhiều nhà cung cấp thực phẩm khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh để đảm bảo rằng nguồn nguyên liệu này phù hợp và cân bằng cho cả chất lượng món ăn và lợi nhuận cao. Đáp ứng được đủ số lượng và khả năng bị tồn kho ít.
Chế biến thực phẩm: Dựa vào nhu cầu thực tế KDL (đặt trước), dự báo nhu cầu KDL (gọi trực tiếp tại bữa ăn). Đầu bếp lập ra quy trình sản xuất để phù hợp với thời gian chế biến phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Bước 3: Bày bán, thu dọn và sắp xếp.
Là công việc của nhân viên phục vụ bàn.
Quan trọng ở khâu vệ sinh, khoa học, tiện lợi, kịp thời, mỹ quan
Nhân viên phục vụ phải hiểu tâm lý KDL
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Giá cả dịch vụ ăn uống
Nhu cầu ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người, dịch vụ ăn uống cũng như những hàng hóa thông thường khác nó tuân theo luật cung Trên thị trường, khi giá của dịch vụ ăn uống tăng lên thì lượng cung về dịch vụ cũng tăng lên trong khoảng thời gian đó Vì khi giá cả dịch vụ ăn uống tăng lên mà giá của các yếu tố đầu vào như nguyên liệu chế biến không đổi, điều này đồng nghĩa với doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng lên và lợi nhuận cũng tăng do lợi nhuận bằng doanh thu trừ đi chi phí Do đó doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ cố gắng mở rộng tăng lượng hàng hóa lên Và ngược lại khi giá của dịch vụ ăn uống giảm sẽ làm cho lượng cung về dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian đó do lợi nhuận của doanh nghiệp giảm
Ví dụ: Cụ thể trong thời gian qua giá của dịch vụ ăn uống ở nước ta có nhiều biến động và dẫn đến lượng cung ứng về dịch vụ này cũng có sự thay đổi như sau:
Hàng thủy sản: Các loại hải sản tươi sống tăng mạnh vào những ngày giáp Tết và vẫn giữ ở mức cao sau Tết do nhu cầu tiêu dùng cao và chi phí vận chuyển tăng: như cá thu khúc giữa bình quân có giá từ 240.000-300.000 đồng/kg, tăng 30.000-40.000 đồng/kg so với ngày thường, giá tôm từ 220.000-310.000 đồng/kg, tăng từ 30.000-40.000 đồng/kg.
Cuối năm 2008, trước nhu cầu của thị trường sức mua tăng cao, giá dịch vụ ăn uống đã tăng nhanh 10-20%, thậm chí có nơi tăng 30% như cơm bình dân tăng lên 15000-20000 đồng/phần, các món bún, phở, phổ biến 20 000-25 000 đồng, có nơi 40 000 đồng/tô. Ngay khi nguyên liệu đầu vào như gạo, nhiên liệu đun nấu gas, thịt heo, gà tươi sống đang giảm giá nhưng hầu như không quán hàng ăn nào có ý định giảm giá trở lại Điều này thể hiện từ các quán cơm bình dân đến nhà hàng sang trọng.
Để chuẩn bị cho Tết Nhâm Dần 2022, hầu hết các địa phương đã lên kế hoạch dự trữ hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng gạo Các hộ kinh doanh và doanh nghiệp tích cực chuẩn bị lượng gạo dự trữ đủ để cung ứng cho thị trường Giá gạo dịp Tết tăng từ 500-2.000 đồng/kg tùy từng loại gạo: Gạo tẻ từ 13.000-15.500 đồng/kg; Gạo thơm chợ Đào từ 18.000-22.000 đồng/kg; Gạo nếp từ 25.000-35.000 đồng/kg.
Những ngày sau tết nguyên đán vừa qua vào khoảng ngày 8 tết giá thực phẩm thiết yếu tại các chợ và dịch vụ ăn uống tại Hà Nội bắt đầu giảm do nguồn cung tăng dần Trong khi đó, ở các ngành hàng dịch vụ ăn uống, các quán ăn, nhà hàng vẫn thu hút khách và giá bán cũng giảm dần như cháo cá lóc còn 16000 đồng/ tô, phở còn 18000/ tô trong khi đó mấy ngày trước là 25000/tô Và trong khoảng mấy ngày đầu năm tất cả các quán ăn có mở cửa phục vụ khách đều tăng giá các món ăn từ 15-17% so với giá bình thường do nguyên liệu đầu vào hạn chế và giá cao Tuy nhiên lượng khách sử dụng dịch vụ vẫn rất đông đảo, hầu hết luôn trong tình trạng đông nghẹt khách, và đương nhiên lượng cung ứng cũng tăng.]
Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống
Chi phí sản xuất kinh doanh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cung của dịch vụ ăn uống Vì chi phí sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống chi phí cố định như trang thiết bị phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ ăn uống, lương cho người lao động, đất đai nhà ăn…, thường trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống thì chi phí này không lớn vì có thể thuê thay vì phải mua Chi phí biến đổi ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp và nó cũng hầu như quyết định đến lượng cung ứng dịch vụ này như: nguyên vật liệu, rau củ quả, thịt, hải sản… nhiên liệu chế biến như ga, dầu ăn… trong đợt lạm phát năm 2007 vừa qua, lạm phát của Việt Nam lên tới mức kỷ lục 12,36%, dẫn đến hàng loạt giác của các mặt hàng tiêu dùng tăng cao gây khó khăn cho đời sống người dân cũng như gây khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống. Giá của nguyên liệu đầu vào như rau củ, hải sản… tăng cao buộc phải đậy giá lên cao dẫn đến cầu về dịch vụ này giảm sút do đó lượng cung ứng cũng giảm Gây khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Ví dụ: Rau xanh và thuỷ hải sản tăng từ 5 - 20%, trong đó, các loại rau tăng 1.0005.000 đồng/kg Trong khi đó, các loại thuỷ hải sản cũng tăng từ 5.000 - 20.000 đồng/kg.Bên cạnh đó do lạm phát nên các loại chi phí khác cũng tăng cao, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng phải thu hẹp quy mô hay tạm thời đóng cửa do không thu được lợi nhuận vì đời sống người dân gặp khó khăn và nhu cầu đối với các dịch vụ này giảm sút Đa số người dân sẽ tự chế biến thay vì sử dụng các dịch vụ này Ngoài ra còn một số loại chi phí mà cơ sở kinh doanh nào cũng cần chi trả như: giá vốn bán, chi phí quản lý, chi phí mặt bằng, lương, phúc lợi, … Do đó có thể nói chi phí sản xuất kinh doanh đối với 1 doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng rất quan trọng và nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp đó.
Nhu cầu của khách hàng
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống cần chú trọng tạo ra các trải nghiệm thoải mái và đáp ứng các mong muốn của khách hàng Trong ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn, "chăm sóc khách hàng tốt" được hiểu là tạo ra một môi trường thân thiện và đảm bảo sự thỏa mãn trong trải nghiệm của khách hàng.
Vậy nhu cầu và mong đợi của khách hàng là gì, thoạt nghĩ nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, là thuộc tính tâm lý của con người, là đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển chẳng hạn như những thứ cần thiết tối thiểu trong cuộc sống thường ngày của một người như là ăn, uống, mặc, ngủ, nghỉ, vui chơi giải trí…Kinh doanh quán ăn, nhà hàng như là “làm dâu trăm họ” vậy, bạn phải chiều lòng khách hàng thì họ sẽ “yêu thương” và sẽ đến ủng hộ bạn nhiều lần Bởi vậy, trước khi bắt tay vào xây dựng nhà hàng, menu, giá cả cho dịch vụ, việc cần thiết nhất chính là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng
Ngoài ra, một số tác dụng của việc nghiên cứu nhu cầu ăn uống của khách hàng đó là: Nắm bắt được sở thích, lựa chọn ăn uống của thực khách: Việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng trước hết giúp chủ đầu tư có thể nắm bắt được sở thích, lựa chọn các loại ẩm thực của thực khách hiện nay Điều này tránh cho chủ đầu tư lựa chọn các loại hình ăn uống đã bão hòa hoặc quá phổ biến trên thị trường hiện nay Tìm hiểu được mong muốn của thực khách về không gian nhà hàng: Việc nghiên cứu nhu cầu hiện nay không chỉ là nhu cầu về ăn uống mà còn là nhu cầu của khách hàng về không gian nhà hàng mong muốn
Lên ý tưởng menu quán ăn, nhà hàng cho hợp lý
Có phong cách phục vụ tốt với từng nhóm khách hàng.
Có phong cách trang trí, thiết kế nhà hàng cho hợp lý.
Có thể ứng xử trong những tình huống bất ngờ xảy ra với từng khách hàng. Theo địa lý: Các nhà hàng ăn uống mở ra mục đích là để phục vụ khách hàng xung quanh khu vực đó Bởi vậy, việc phân chia khách hàng theo từng vùng miền, hay theo tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường v.v… sẽ giúp bạn xác định được các điều kiện và phong cách thiết kế nhà hàng cũng như dịch vụ phù hợp với từng đối tượng.
Theo tâm lý khách hàng: Việc phân chia khách hàng dựa trên địa vị xã hội, sở thích,thói quen, hành vi mua hàng v.v… sẽ giúp bạn xác định đối tượng mục tiêu và cách thức làm vừa lòng đối tượng khách hàng này dễ dàng hơn rất nhiều.
Một số công cụ được sử dụng trong nhân chủng học, chẳng hạn như phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM), Chatbot và WIFI Marketing, cung cấp khả năng xác định và phân chia khách hàng theo các đặc điểm như tuổi tác, giới tính, qui mô gia đình, doanh nghiệp, công việc và thu nhập Nhờ đó, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu và điều chỉnh các chiến lược tiếp thị cho phù hợp.
Trình độ nhân viên
Được thể hiện qua một số hình thức giao tiếp:
5.4.1 Tác phong và thái độ làm việc.
Tác phong làm việc chuyên nghiệp là điều kiện cần cho sự tiến bộ, thành công của mỗi con người Ở những nhà hàng, khách sạn, đối với những nhân viên mới thì họ sẽ rất chú trọng đào tạo nhân viên phục vụ ở tác phong và thái độ làm việc để có thể phù hợp với nơi làm việc Ở mỗi nơi làm việc thì họ sẽ đưa ra các nội quy làm việc khác nhau Nhưng nhìn chung mọi nhân viên phục vụ đều phải tuân thủ các nội quy như: trang phục làm việc gọn gàng, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng; tác phong làm việc nhanh nhẹn, năng động nhưng cũng không kém phần duyên dáng; làm việc đúng giờ giấc; đúng những quy tắc chung của một nhân viên phục vụ Người quản lí sẽ quan sát quá trình làm việc của bạn thông qua thái độ làm việc, sự cố gắng, cầu tiến. ẢNH 5.1: Tác phong nghiêm túc và chuyên nghiệp của nhân viên Dookki
Kỹ năng giao tiếp luôn được xem là yếu tố then chốt trong mọi công việc Với một nhân viên phục vụ thì kĩ năng đó lại càng quan trọng vì họ là những người trực tiếp giao tiếp với khách hàng Kĩ năng giao tiếp tốt giúp nhân viên phục vụ làm khách hàng hài lòng về nhà hàng, về các sản phẩm của nhà hàng Ấn tượng mà mỗi nhân viên phục vụ để lại trong lòng khách hàng có thể giúp nhà hàng có thêm khách thông qua sự giới thiệu từ những khách hàng cũ, được thể hiện qua một số thái độ và cách ứng xử:
- Cư xử tao nhã: Các khách hàng muốn được cư xử tao nhã, có văn hóa Sự tao nhã không chỉ dừng lại ở cách đối xử một cách kỹ năng, có bài bản với bản thân họ Trong kinh doanh dịch vụ ăn uống còn cần mang tính chuyên nghiệp Các nhân viên đặc biệt khi tiếp xúc với khách hàng cần có kỹ năng giao tiếp với khác hàng, cần có thái độ tôn trọng khách hàng, khi đó khách hàng sẽ thấy hài lòng vê dịch vụ ăn uống.
Tính kiên định là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì lòng tin của khách hàng Khách hàng mong muốn được đối xử công bằng và nhất quán trong mọi tình huống Điều này có nghĩa là không nên có sự phân biệt đối xử giữa các tập khách hàng khác nhau.
- Tính đồng đội: Trong một doanh nghiệp có nhiều các phòng ban, bộ phận khác nhau phải cùng nỗ lực để đạt được mục tiêu chung, trong dịch vụ ăn uống cũng vậy bộ phận nấu ăn và cung cấp nước uống cùng kết hợp với nhau với mục tiêu chung là cung cấp dịc vụ ăn uống.
- Sự đồng cảm: Các khách hàng luôn mong đợi được sự quan tâm của người phục vụ, vị vậy nhân viên phục vụ phải luôn chú ý đến khách hàng xem khách hàng cần gì và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Sự sẵn sàng: Các khách hàng luôn trông đợi được cung cấp ăn uống kịp thời và có hiệu quả khi đi ăn uống, họ muốn nhu cầu của họ được thực hiện thật tốt Như vậy, khách hàng thấy mình luôn được tôn trọng và phục vụ nhiệt tình Chính vì vậy, sẽ rất thu hút khách hàng. ẢNH 5.2: Kỹ năng giao tiếp tốt cảu nhân viên Hadilao khi phục vụ khách hàng
5.4.3 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Với môi trường làm việc trong nhà hàng, hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người khác nhau, với những tính cách khác nhau, vì vậy sẽ không thể tránh khỏi việc đối mặt với những khách hàng khó tính, phàn nàn về các sản phẩm của nhà hàng, giận dữ hoặc thậm chí có thể khiếu nại Chính vì vậy nhân viên phục vụ, nhân viên nhà hàng phải có các kỹ năng giải quyết, xử lí vấn đề để tránh làm mất lòng tin khách hàng, tạo nên hình ảnh xấu của nhà hàng Với mỗi tình huống như vậy, nhân viên nhà hàng cần bình tĩnh giải quyết, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu Có những cách xử lí thông minh để vừa có thể thuyết phục được khách hàng, vừa không ảnh hưởng đến nhà hàng Nếu gặp những tình huống khó giải quyết, nhân viên nhà hàng có thể hỏi ý kiến của quản lí, cấp trên.
Cơ sở vật chất và quy trình phục vụ
Có thể nói rằng: Để đánh giá chất lượng dịch vụ của nhà hàng, khách hàng thường dựa vào mức độ cảm nhận về cơ sở vật chất Một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng dịch vụ của nhà hàng chính là cơ sở vật chất Nếu như các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống điển hình như khách sạn, nhà hàng xây dựng với cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao, vệ sinh và an toàn sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, đem lại sự hài lòng cho khách hàng Không chỉ vậy, cơ sở vật chất đảm bảo về số lượng và chất lượng sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phục vụ thể hiện được sự chuyên nghiệp hơn, tốt hơn giúp khách hàng hài lòng hơn Ngược lại, cơ sở vật chất thiếu trước hụt sau, không vệ sinh sạch sẽ, mất thẩm mỹ và gây không an toàn sẽ làm cho khách hàng có ấn tượng xấu và không hài lòng. ẢNH 5.3: Cơ sở vật chất tại Hadilao
Quy trình phục vụ
Sự chuyên nghiệp không chỉ thể hiện qua trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ mà còn thể hiện qua quy trình phục vụ chuẩn mực của nhà hàng Quy trình phục vụ bao gồm các thao tác, giai đoạn để nhân viên thực hiện nhằm mang đến sự hài lòng nhất cho khách hàng Nếu quy trình phục vụ tốt thì nhân viên sẽ có được phong cách phục vụ chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, tránh được những thiếu sót trong quá trình phục vụ Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết kế quy trình phục vụ và quản lý tốt những rủi ro có thể ảnh hưởng đến quy trình phục vụ của các bộ phận kinh doanh khách sạn.
Những yếu tố khác
Bên cạnh đó, để chất lượng phục vụ của nhà hàng được hoàn hảo nhất định phải có sự phối hợp đoàn kết, ăn ý giữa các bộ phận với nhau Các bộ phận cần phải hỗ trợ nhau thành một thể thống nhất hướng đến mục đích mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ của nhà hàng còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Đối thủ cạnh tranh: Nếu nhà hàng của bạn và đối thủ cùng bán những sản phẩm dịch vụ giống nhau, thì chất lượng phục vụ nhà hàng của bạn nhất định phải tốt hơn và có nhiều ưu điểm hơn so với đối thủ, để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Tiêu chuẩn phục vụ: Bao gồm các tiêu chuẩn giúp cho quy trình phục vụ tốt hơn và đo lường được chất lượng dịch vụ của nhà hàng, như tiêu chuẩn về nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn về thực đơn…
Kỹ năng giải quyết phàn nàn của khách hàng: Trong quá trình làm dịch vụ, chắc chắn nhà hàng sẽ nhận được những lời phàn nàn khác nhau từ khách hàng Từ đó, nhà hàng sẽ tìm ra nguyên nhân làm cho khách không hài lòng, đồng thời khắc phục yếu điểm để cải tiến dịch vụ, mang đến sự phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
VẤN ĐỀ KINH DOANH CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Trong nước
Với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam đã kéo theo ngành cung ứng dịch vụ ăn uống cũng không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu về ăn uống của du khách Các cơ sở kinh doanh ăn uống không ngừng tăng lên dẫn đến trên thị trường xuất hiện đa dạng các loại hình và hình thức cung ứng Ở Việt Nam, tuy chủ yếu vẫn là hình thức cung ứng tại các cơ sở bình dân như các quán ăn gia đình, các tiệm đồ ăn nhỏ, hàng rong đến nhà hàng phục vụ món ăn Việt, khách sạn và cũng trong thời kì hội nhập toàn cầu này, các nhà hàng “ngoại”: như Pháp, Ấn, Nhật, Hàn với quy mô lớn, sang trọng cũng xuất hiện.
Thống kê của D’corp R-Keeper Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có 540.000 cửa hàng ăn uống trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, hơn 7,000 cửa hàng thức ăn nhanh, 22,000 quán cà phê, bar và hơn 80,000 nhà hàng phát triển bài bản
Như đã đề cập, việc mỗi năm số lượng cửa hàng dịch vụ ăn uống mở mới nhiều hơn dẫn đến thị trường ngày càng thu hẹp điều này có nghĩa sự cạnh tranh giữa các cửa hàng trở nên gay gắt hơn một mặt nó là động lực để cho các cửa hàng không ngừng phát triển, tự cải thiện mặt khác nó trở thành gánh nặng lên vai của cửa hàng qui mô nhỏ, còn yếu kém Bên cạnh đó, sự đa dạng về các cơ sở dịch vụ ăn uống dẫn đến thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú, với nhiều tiêu chí lựa chọn có thể nói họ bắt đầu khó tính hơn cho việc móc hầu bao để ăn uống
Chất lượng dịch vụ ăn uống cần đảm bảo cả về chất lượng lẫn giá cả hợp lý Tuy nhiên, đây là thách thức lớn đối với các cơ sở nhỏ lẻ không bài bản Nghiên cứu cho thấy doanh thu ngành dịch vụ ăn uống sụt giảm mạnh trong các quý, đặc biệt là do đại dịch COVID-19, dẫn đến phá sản hoặc buộc các cơ sở này phải chuyển đổi sang mô hình trực tuyến, mang đi hoặc "bếp đám mây" chuyên nhận đơn đặt hàng mang đi.
Và các cơ sở ăn uống liên kết với các dịch vụ giao hàng online như Grabfood, Nowfood, Baemin, Gofood. ẢNH 6.3: Dịch vụ giao hàng Grap ẢNH 6.4: Dịch vụ giao đồ ăn Beamin
VD: Trong cuộc đua giao nhận đồ ăn online, những nhà hàng, khách sạn đẳng cấp 5 sao như JW Marriott, Lotte Hotel, Fortuna Hotel Hanoi, Sofitel Legend Metropole Hanoi đồng loạt triển khai miễn phí giao hàng dưới 5km.
6.1.2 Vấn đề riêng của cơ sở ăn uốngViệt Nam ẢNH 6.5: Khảo sát sự hài lòng của khách hàng về quán ăn
Từ biểu đồ trên ta cũng có thể nhìn thấy những vấn đề còn tồn đọng của nhà hàng, quán ăn Việt Nam đó là về vệ sinh, chất lượng phục vụ, đồ ăn và không khí của quán.
6.1.2.1 Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm:
Vấn đề vệ sinh thực phẩm tại các quán ăn nhỏ, quán hàng rong trở nên nan giải do tình trạng mọc lên tự phát khó kiểm soát Người Việt Nam ít quan tâm đến an toàn thực phẩm vì thói quen ăn uống ngoài trời, nhưng thực tế thì các vi phạm về vệ sinh thực phẩm diễn ra ở mọi công đoạn từ sản xuất, chế biến đến kinh doanh và xử lý chất thải Chất lượng phục vụ và trang thiết bị tại các cơ sở ăn uống còn nhiều hạn chế Khâu tuyển chọn và quản lý nhân sự chưa tốt, thiếu kỹ năng và trình độ chuyên nghiệp Đặc biệt, các cơ sở phục vụ khách du lịch nước ngoài còn thiếu nhân viên có trình độ ngoại ngữ để nắm bắt tâm lý và nhu cầu của họ Mặc dù 90% cơ sở ăn uống có đủ trang thiết bị, nhưng nhiều thiết bị đã xuống cấp, không được thay mới, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, an toàn và vệ sinh.
6.1.2.3 Không khí của các cơ sở ăn uống Viê _t Nam:
Việc quan tâm đến không khí nhà hàng cũng quan trọng không kém việc chế biến món ăn Thay vì dùng nhạc nước ngoài, hãy sử dụng nhạc cụ dân tộc hoặc biểu diễn nghệ thuật truyền thống để tạo nên bản sắc riêng, thu hút du khách không chỉ vì mục đích ăn uống mà còn để khám phá văn hóa Việc bài trí đẹp cũng là điểm cộng lớn, tạo ấn tượng tốt cho cả du khách và thực khách.
6.1.2.4 Chất lượng đồ ăn: Đa số nhà hàng chưa quan tâm đến nhiều trong khâu chọn lựa nguyên liệu, đến thực phẩm sạch, tươi mới mỗi ngày, là thực phẩm organic không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo vê ¨ thực vâ ¨t hoă ¨c là thực phẩm qua kiểm định của Cục ATTP , vẫn còn thực trạng sử dụng các nguyên liê ¨u bị cấm như đô ¨ng vâ ¨t hoang dã quý hiếm và chưa đáp ứng tốt nhu cầu đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn cho thực khách
Mô ¨t thực trạng đáng báo đô ¨ng ở Viê ¨t Nam chính là viê ¨c làm dụng thuốc bảo vê ¨ thực vâ ¨t do thiếu hiểu biết về tác hại của hóa chất độc hại, không chấp hành nghiêm chỉnh quy định về liều lượng sử dụng và thời gian sử dụng, nguồn thuốc không rõ ràng, thuốc đã bị cấm sử dụng vẫn diễn ra phổ biến ở các nhà cung cấp nguồn nguyên liê ¨u cho các cơ sở chế biến Điều này làm cho nông sản tích tụ các chất đô ¨c hại nếu các cơ sở ăn uống hợp tác với các nơi cung cấp nguyên liê ¨u không uy tín hoă ¨c khâu kiểm tra nguyên liê ¨u không phù hợp, hiê ¨n đại thì sẽ dẫn đến tác hại không hề nhỏ đến sức khỏe của thực khách nói chung và khách du lịch nói riêng vì vâ ¨y viê ¨c đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liê ¨u rất quan trọng và môi trường bếp nấu chưa đạt chuẩn ở các cơ sở ăn uống điều này sẽ làm thức ăn thiếu vê ¨ sinh và an toàn, đồ ăn phải tươi mới mỗi ngày Đây là điều mà đa số các cửa hàng ăn uống chưa làm tốt Chỉ có các nhà hàng bài bản mới thật sự làm tốt điều này.Hương vị món ăn của chúng ta được người nước ngoài vô cùng khen ngượi nhưng về hình thực, trang trí nghê ¨ thuâ ¨t chúng ta chưa thâ ¨t sự nghiên cứu tốt. ẢNH 6.8: Người nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ẢNH 6.9: Thuốc bảo vệ thực vật không dược sử lí sau khi sử dụng 6.1.2.5 Niêm yết giá: Điều này thâ ¨t sự cần thiết, và nó thường được bắt gă ¨p ở những quán ăn nhỏ lề đường,rạp hàng rong, du khách ngay cả là những du khách người Viê ¨t từ nơi khác đến nếu không có người bản địa chỉ dẫn cũng dễ mắc phải những chiêu trò lừa gạt đẩy giá hàng lên cao Những người nước ngoài họ không hiểu giá trị đồng tiền của chúng ta nên họ rất dễ bị lừa Chính những hình ảnh xấu này đã trở thành “con sâu” trong nét đẹp người Viê ¨t trên trường quốc tế
Ví dụ cho hành vi này có thể kể đến vụ viê ¨c xảy ra vào đêm 6/8/2017, một quán ăn tại
TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng khiến 2 du khách người nước ngoài (1 người Thái Lan, 1 người Anh) bức xúc khi buộc thanh toán 460.000 đồng sau khi ăn 2 tô bún, 1 đĩa gỏi gà và 1 đĩa lòng gà Bất bình vì phải trả số tiền quá cao so với các món ăn, hai du khách trên đã đến trụ sở Công an Phường 1 để khiếu nại Ngay sau đó, lực lượng Công an Phường 1 đã đến chợ đêm để làm rõ vụ việc. ẢNH 6.10: Chợ đêm Đà Lạt lừa gạt tiền của khách nước ngoài
- Review không công tâm đồ ăn của các quán ăn Việt Nam
Các tiktoker review đồ ăn của các nhà hàng rất được dư luận quan tâm và việc những tiktoker này đánh giá như nào sẽ quyết định đến doanh thu và uy tín của các nhà hàng, cửa hàng ăn uống này Việc review thức ăn không phải điều gì xấu thông qua các bài review này, người dùng có thể phần nào có sự đánh giá được chất lượng món ăn, mức độ vệ sinh của quán, chất lượng phục vụ và giá cả Khi clip review của họ trở nên viral trên các trang mạng xã hô ¨i, khiến quán ăn trở nên nổi tiếng nếu được khen, các bạn trẻ sẽ đến đây ăn một cách ồ ạt- nó chính là phương pháp marketing online của một số cửa hàng hay qua các lời nhận xét cần cải thiện từ các reviewers các cửa hàng sẽ điều chỉnh lại nhưng gần đây một số tiktokers đã làm quá, chê bai một cách thậm tệ các món ăn của các quán nổi tiếng và khi bị chê như vậy thì quán sẽ phải đối đầu với nguy cơ bị tẩy chay rất lớn, vô tình “giết chết” cuộc sống của nhiều lao động có nguy cơ phá sản chỉ vì câu nói của một người Thậm chí, có những khách hàng chưa tới trải nghiệm nhưng vì hiệu ứng đám đông cũng không ngại đánh giá 1 sao khiến nhà hàng điêu đứng Nhưng điều quan trọng là giới trẻ hiện này quá đề cao vào các tiktokers nhưng thật sự không ai xác định được những đánh giá đó là đáng tin cậy vì có thể họ nhận PR cho quán đó hoặc từ đối thủ muốn hạ bệ quán đó Món ăn có sự khác biết giữa các vùng miền, hương vị và cảm nhận của mỗi người không giống nhau nên không thể nói món ăn đó dở hay không mà chỉ có không phù hợp hay phù hợp với mình Nên họ chỉ nên góp ý nhẹ nhàng với chủ quán thôi (theo Bếp trưởng Vũ Nhất Thông, Giám đốc Trung tâm Eric Vũ Cooking Class) ẢNH 6.11: Chiến th]n review Hà Linh ẢNH 6.12: Tiktoker có biê _t danh là “ cô gái có râu”
Nước ngoài
Các nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài có vai trò và vị trí rất quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho đất nước Mỗi một nhà hàng ở nước ngoài là một hình ảnh thu nhỏ của đất nước, thực khách đến đây không chỉ được thưởng thức các món ăn, đồ uống dân tộc mà còn đến để trải nghiê ¨m văn hóa của Viê ¨t Nam thông quá sự bài trí, thiết kế nhà hàng đến các trang thiết bị phục vụ như:bàn, ghế, các dụng cụ phục vụ ăn, uống (bát sành, đĩa sứ, chén uống rượu,…), các tranh,ảnh, dụng cụ sinh hoạt của người Việt Nam từ chiếc chiếu, gối mây Thực khách còn được nghe các bản nhạc dân tộc như: chèo, quan họ, tuồng, cải lương,…Có thể nói, các nhà hàng đã tác động mạnh mẽ đến các giác quan của thực khách cụ thể là mắt nhìn, mũi ngửi, tai nghe, miệng thưởng thức các món ăn đồ uống), từ viê ¨c tác đô ¨ng này nhà hàng dễ dàng để lại ấn tượng khó phai và thôi thúc thực khách ghé lại hay kể lại cho những bạn bè và người thân đến nhà hàng và đến thăm đất nước Đây là một hình thức tuyên truyền, quảng cáo hiệu quả rất cao
Khách đến nhà hàng không chỉ để ăn, uống mà còn để bàn bạc công chuyện Nhà hàng là nơi dễ giao du và tìm kiếm bạn hàng nhất Vì nhà hàng là nơi các quan chức, doanh nghiệp, các nhà hoạt động xã hội và mọi đối tượng đến đây ăn, uống và giải trí Đây là cơ hội tuyệt vời cho những người có nhu cầu giao lưu và tìm kiếm bạn hàng Chính vì vậy, những chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, những buối chiêu đãi của Chính phủ và các nhà ngoại giao tổ chức ở nhà hàng thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ Dù sống bất cứ đâu trên thế giới, cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại luôn hướng về quê hương đất nước và mong muốn đất nước ngày càng phát triển, đă ¨c biê ¨c ẩm thực Viê ¨t vươn tầm thế giới
Trong những năm qua, tuy người Việt Nam ở nước ngoài đã mở nhiều nhà hàng Việt tại Mỹ, các nước Tây Âu nhưng chưa thâ ¨t sự tạo được tiếng vang lớn về ẩm thực văn hóaViê ¨t nếu đă ¨t lên bàn cần với các nước Trung, Nhâ ¨t, Hàn và Thái vì phần lớn quy mô của các nhà hàng thường là nhỏ mang tính gia đình, nhỏ lẻ, phân tán chính vì vậy còn rất nhiều hạn chế và tầm ảnh hưởng không lớn Phần lớn nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài đều cần đến sự trợ giúp từ trong nước từ khâu nguyên liệu, gia vị, các dụng cụ thiết bị nấu ăn, nhân viên, các vật trang trí và cả đầu bếp nhưng chưa có một tổ chức nào ở trong nước chăm lo Chưa có sự hỗ trợ rõ ràng của nhà nước trong viê ¨c định hướng và đưa ra chính sách đầu tư phát triển tạo điều kiê ¨n để các nhà hàng Viê ¨t trên trường quốc tế ngày càng lớn mạnh.
Đề xuất giải pháp khả thi
6.3.1 Đối các vấn đề của nhà hàng trong nước
Với sự ảnh hưởng không hề nhỏ của đại dịch Covid lên toàn bô ¨ nền kinh tế quốc gia đă ¨c biê ¨c là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hô ¨i cần có những sự hỗ trợ về tài chính như giảm thuế, hỗ trợ giải quyết vấn đề mă ¨t bằng, phục hồi lại cơ sở vâ ¨t chất, trang thiết bị, đưa ra những định hướng phát triển với các cơ sở ăn uống. Đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà nước cần nghiêm khắc hơn trong viê ¨c đưa ra những điều luâ ¨t, hình thức xử phạt về an toàn vê ¨ sinh thực phẩm, săn bắt đô ¨ng vâ ¨t quý hiếm Cần có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề này hơn nữa vì nó chính là "con sâu” làm xấu đi hình ảnh của nước ta trên thế giới Viê ¨c quản lí tốt các quán ăn lề đường sẽ là chìa khóa để giải quyết vấn đề VSATTP vì vâ ¨y mô ¨t giải pháp được đưa ra chính là đă ¨t những quán hàng rong này thành mô ¨t hê ¨ thống điều này ở các thành phố lớn đã làm tốt như các chợ đêm, phố ăn vă ¨t Câu hỏi đă ¨t ra là tại sao chúng ta không dẹp hết những quán hàng rong cho dễ mà lại thực hiê ¨n cách này mô ¨t phần nước chúng ta phát triển từ nền nông nghiê ¨p lúa nước vì vâ ¨y lối sống nông thôn vẫn luôn là đă ¨c trưng của người dân Viê ¨t Nam và bán hàng rong cũng như vâ ¨y, chúng ta cần tự hào vì điều đó, thứ hai hàng rong chính là điểm rất khác so với các nước du lịch khác trên thế giới vì vâ ¨y chúng ta cần giữ gìn nó cũng như phát triển nó vì nó đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với các du khách khi họ đến Viê ¨t Nam.
Cần tổ chức các hô ¨i nghị, hô ¨i thảo định hướng phát triển cho cơ sở ăn uống Viê ¨t Nam với du lịch và bản sắc văn hóa dân tô ¨c Điều này sẽ giúp các cơ sở ăn uống có cơ hô ¨i được gă ¨p mă ¨t những nhà đầu tư, nhà kinh doanh lớn, vừa có định hướng đúng đắn, có được những hiểu biết và kinh nghiê ¨m, ý tưởng mới để đổi mới và sáng tạo và phát triển và đưa ẩm thực Viê ¨t Nam cùng với ngành du lịch vươn tầm thế giới.
Các chủ kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có trách nhiê ¨m trong các quy trình cung ứng dịch vụ ăn uống, có sự quản lý chặt chẽ VSATTP ngay từ nguồn nguyên liệu đầu vào và trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông và kinh doanh thực phẩm Phải luôn trau dồi học hỏi đă ¨c biê ¨t là từ bạn bè quốc tế để tránh lạc hâ ¨u, luôn đổi mới công nghê ¨, quan tâm đến phát triển bền vững, cân bằng giữa các quy trình Ra sức đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực phục vụ cho ngành ăn uống chất lượng, chuyên nghiê ¨p
Vì các nhà hàng ở nước ngoài chính là hình ảnh thu nhỏ của mô ¨t đất nước, sẽ là con thuyền đưa đất nước ta tiến ra đại dương bao la Dù lòng yêu nước, gắn bó keo sơn của người Viê ¨t Nam dù ở hải ngoại có lớn đến đâu, họ có cố gắng đưa ẩm thực và văn hóa Viê ¨t Nam ra thế giới nhưng nếu họ không được quan tâm, gắn kết với cô ¨ng đồng trong nước thì ước mơ biến Viê ¨t Nam thành “nhà bếp của thế giới” quả là xa vời vì vâ ¨y vai trò của nhà nước và các tổ chức chính là tạo cơ hô ¨i, hỗ trợ những nhà hàng ở hải ngoại phát triển, là cầu nối đến với cô ¨ng đồng trong nước để cung cấp nguồn nguyên liê ¨u, trang thiết bị, dụng cụ nấu ăn và đă ¨c biê ¨c là nguồn nhân lực.
Ý nghĩa
Ngành du lịch
Một phần không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch.
Thu hút khách du lịch ngày một nhiều, tăng doanh thu cho du lịch, kéo dài thời gian lưu trú.
Góp phần không nhỏ trong việc đóng góp vào chuỗi giá trị gia tăng trong du lịch.
Kinh tế
Làm gia tăng mức chi tiêu bình quân của khách hàng, giúp tăng doanh thu du lịch, đất nước.
Dịch vụ này là nơi “xuất khẩu tại chỗ” và làm gia tăng giá trị cho các sản phẩm như nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến thực phẩm.
Góp phần khai thác mọi tiềm năng của địa phương vào kinh doanh, giúp đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở địa phương.
Tạo nguồn thu cho địa phương.
Xã hội
Tạo niềm tin và giúp du khách thỏa mãn nhu cầu khám phá văn hóa ẩm thực của địa phương.
Ẩm thực Việt không chỉ là món ăn, mà còn là một phần quan trọng đại diện cho văn hóa dân tộc Việc thưởng thức và chia sẻ các món ăn Việt Nam không chỉ giúp lưu giữ những giá trị ẩm thực truyền thống mà còn góp phần nâng cao vị thế của ẩm thực nước nhà Ngoài ra, ẩm thực Việt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, bản sắc dân tộc và văn hóa quốc gia ra thế giới, giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước, con người và tinh thần Việt Nam.
Giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm và mang lại thu nhập cho người lao động. Góp phần đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.