1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tiểu luận xây dựng và phát triển giải pháp marketing cho dịch vụ ăn uống của jollibee thuộc tập đoàn jollibee

38 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng và phát triển giải pháp marketing cho dịch vụ ăn uống của Jollibee thuộc tập đoàn Jollibee
Tác giả Nguyễn Phan Tường Nguyên, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bùi Thị Mỹ Duyên, Trần Thị Thanh Hằng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hà Giang
Trường học Phân Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Marketing Căn Bản
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Ninh Thuận
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 9,56 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP JOLLIBEE TẠI VIỆT NAM (6)
    • 1.1. Thông tin doanh nghiệp (6)
    • 1.2. Lịch sử hình thành (8)
    • 1.3. Sứ Mệnh và Giá trị của (11)
    • 1.4. Sản phẩm và dịch vụ (12)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA JOLLIBEE (13)
    • 2.1. Môi trường kinh doanh của Jollibee (13)
      • 2.1.1. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp (13)
  • CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH BÊN TRONG JOLLIBEE (19)
    • 3.1 Kết quả kinh doanh (19)
    • 3.2 Công nghệ và quy trình chế biến (19)
    • 3.3 các nguồn tổ chức (20)
    • 3.4 Các nguồn nhân sự (20)
    • 3.5 Phân tích chiến lược marketing (21)
      • 3.5.1 Chiến lược marketing sản phẩm của Jollibee (Product) (21)
      • 3.5.2 Chiến lược về giá của Jollibee (Price) (22)
      • 3.5.3 Chiến lược marketing phân phối của Jollibee (Place) (0)
      • 3.5.4 Chiến lược marketing xúc tiến hỗn hợp của Jollibee (Promotion) (24)
    • 3.6. Phân khúc thị trường (25)
    • 3.7 Lợi thế cạnh tranh của Jollibee (26)
  • CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH SWOT (27)
    • 4.1 Điểm mạnh trong mô hình SWOT của jollibee (28)
    • 4.2. Điểm yếu mô hình SWOT của jollibee (29)
    • 4.3 Cơ hội trong mô hình SWOT của jollibee (30)
    • 4.4. Thách thức trong mô hình SWOT của jollibee (0)
  • CHƯƠNG 5. MỤC TIÊU MARKETING (31)
  • CHƯƠNG 6 CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA JOLLIBEE (32)
    • 6.1. Chiến lược cạnh tranh (32)
    • 6.2. Phân đoạn thị trường (34)
      • 6.2.1 Phân đoạn theo nhân khẩu học (34)
      • 6.2.2. Phân đoạn theo hành vi (34)
      • 6.2.3. Phân đoạn theo vị trí địa lý (35)
    • 6.3. Định vị (35)
    • 6.4. Chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing Mix) (35)
      • 6.4.1 Chiến lược sản phẩm (35)
      • 6.4.2 Chiến lược giá (35)
      • 6.4.3 Phân phối (35)
      • 6.4.4 Truyền thông cổ động (35)

Nội dung

Sau đó thì tập đoàn Jollibee đã xây dựngrát thành công với các hệ thống của hàng thức ăn nhanh được lan rộng trên khắp quốcgia Philippines với trên 800 của hàng lớn nhỏ khác nhau, nhưng

GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP JOLLIBEE TẠI VIỆT NAM

Thông tin doanh nghiệp

Jollibee hay nói một cách đầy đủ hơn đây là tập đoàn Jollibee Tập đoàn Jollibee được thành lập ngày 28-1-1978 tại quốc gia “cha đẻ” Jollibee là Philippines.

Và đây là một tập đoàn có một câu chuyện được mọi người đồng ý và chấp nhận là câu chuyện thành công phi thường Lúc ban đầu chỉ từ 2 tiệm kem khá nhỏ được hình thành vào năm 1975, nói là tiệm kem nhưng lại chuyên bán các món ăn nóng và bánh mỳ kẹp dàn dần sau đó đã trở thành công ty với 7 của hàng vào năm 1978, tiếp sau đó là chuyên về burger… rồi dần sau đó thì trở thành một công ty và đã tạo nên được cuộc cách mạng đồ ăn nhanh tại Philippines Sau đó thì tập đoàn Jollibee đã xây dựng rát thành công với các hệ thống của hàng thức ăn nhanh được lan rộng trên khắp quốc gia Philippines với trên 800 của hàng lớn nhỏ khác nhau, nhưng chủ yếu là của hàng lớn, không chỉ dừng lại ở trong nước mà cùng với đó là khoảng 100 của hàng tại thị trường quốc tế như là Ả Rập Thống Nhất, Qatar, Hong Kong, các tiểu vương quốc Ả Rập Xê Út, Brunei, Trung Quốc, Singapore, Mỹ và Việt Nam.

Xuất thân chỉ từ 2 của hàng nhỏ ở Manila được mở vào năm đầu tiên là 1790,nhưng cho đến nay thì thương hiệu đồ ăn nhanh Jollibee đã sở hữu lên tới 1400 của hàng ở tại quê nhà cũng như trên toàn khắp thế giới.Nếu có cơ hội được đặt chân đến đất nước Philippines, và sau đó thì chỉ khoảng trong thời gian là 30 phút, bạn cũng sẽ nhận được ra rằng người dân tại đất nước này họ thật sự yêu thích ẩm thực tại đất nước Philippines có rất nhiều đại điểm cũng như là của hàng ăn uống, nhưng có một thương hiệu nhìn rõ hơn cả và không thể lẫn đi đâu cả đó chính là Jollibee.Tại thương hiệu và tập đoàn công ty thức ăn nhanh Joliibee này hiện đã có tới 1.150 cửa hàng tại đất nước “cha đẻ” ra thương hiệu này là Philippines, và đã chiếm được thị phần lớn hơn cả so với hai đối thủ lớn nhất cộng lại Với thương hiệu nổi tiếng Jollibee này cũng đã sở hữu lên tới 234 của hàng lớn nhỏ ở nước ngoài và tại 15 vùng lãnh thổ.Đây cũng đã được công nhận là thương hiệu đồ ăn nhanh lớn thứ 24 phạm vi toàn cầu trong đó thì bao gồm cả những chuỗi nhà hàng, bistro, quán cà phê.

Nhà sáng lập Tony Tan Caktiong

Greenwich Pizza Red Ribbon Mang Inasal Smashburger Hinghlands coffee

Website https://jollibee.com.vn/

Năm 1975, Tony Tan Caktiong mở cửa hàng kem Magnolia ở Cubao,Thànhphố Quezon, về sau được xem là cửa hàng đầu tiên của Jollibee Cửa hàngMagnolia do gia đình ông Tony điều hành bắt đầu cung cấp các món ăn nóng và sandwich theo yêu cầu khách hàng, khi họ nhận thấy những món ăn này thông dụng hơn là loại kem được nhượng quyền thương hiệu Năm 1978, gia đìnhquyết định ngừng hợp tác với thương hiệu Magnolia và chuyển đổi các cửahàng kem do họ điều hành thành các cửa hàng đồ ăn nhanh Nhà tư vấn ManuelC Lumba là người đã khuyên gia đình chuyển hướng kinh doanh

Lịch sử hình thành

Đế chế thức ăn nhanh Jollibee ra đời vào năm 1975 nhưng vào lúc đó chỉ phục vụ kem với hai cửa hàng duy nhất Người sáng lập kiêm Chủ tịch, ông Tony Tan Caktiong, là một người con thứ ba trong một gia đình nghèo có bảy người con di cư từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) sang Philippines Cha ông mở một cửa hàng thức ăn chay ở thành phố Davao, phía Nam Philippines khi ông còn nhỏ.

Tuy nhiên, khi nhận thấy những vị khách đến ăn kem thường hỏi thực phẩm nóng, ông quyết định bán thêm hamburger và sandwich Ông không ngờ rằng hai món ăn này nhanh chóng được thực khách yêu chuộng hơn cả kem.

Thương hiệu Jollibee được ra đời vào năm 1978 với cái tên ban đầu là Jolibe, rồi sau đó, được thay đổi thành Jollibee, có nghĩa là “chú ong vui vẻ”.

Vào những năm đầu mới thành lập, Jollibee đối mặt với thách thức lớn nhất trong lịch sử tập đoàn này khi cả hai chuỗi thức ăn nhanh khổng lồ McDonald’s và KFC cùng tiến vào thị trường Philippines vào đầu thập niên 1980 Tuy nhiên, thay vì đè bẹp sự cạnh tranh từ các đối thủ, họ nhận ra rằng Jollibee là một địch thủ đáng gờm, nắm bắt rõ khẩu vị và nhu cầu của người dân bản địa, đặc biệt là họ phải đối mặt với “ngài Tony”, một doanh nhân khởi nghiệp có tham vọng lớn, làm việc siêng năng với quyết tâm cao độ. jollibee bắt đầu nhượng quyền thương hiệu vào năm 1979 và chỉ trong vòng 6 năm sau đó đã trở thành thương hiệu chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất Philippines Tuy nhiên, Jollibee chỉ thực sự khởi động đà tăng trưởng bùng nổ vào cuối thập niên 1980 khi chứng kiến doanh thu tăng gấp đôi trong giai đoạn 1987-1989 và doanh thu tăng gấp đôi một lần nữa vào năm 1991 trước khi tăng gấp 3 lần vào năm 1996.

Jollibee khai trương cửa hàng thứ 100 vào năm 1991 và đến năm 2001, con số này lên 400; đến năm 2015 đã lên đến 1.000 cửa hàng Tập đoàn thực phẩm Jollibee niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Philippines vào năm 1993 và thị giá của cổ phiếu nhanh chóng tăng 135% sau ba tháng kể từ ngày niêm yết.

Bắt đầu vươn ra thị trường quốc tế vào năm 1987, ban đầu là Brunei và kể từ năm 1995, chuỗi thức ăn nhanh này đã nhanh chóng có mặt ở đảo Guam (Mỹ), Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Kuwait và Saudi Arabia, Mỹ, Qatar, Singapore, Bahrain và gần đây là Ý và Anh Thời kỳ tăng tốc ở thị trường nước ngoài nhanh nhất là quãng thời gian ba năm qua.

Nếu như tại các thị trường Trung Đông, khách hàng của Jollibee chủ yếu là kiều bào Philippines, những người đang lao động mưu sinh bằng các nghề như công nhân xây dựng, giúp việc nhà… thì tại Việt Nam, khách hàng hoàn toàn là người dân địa phương Một điểm gây chú ý khác, tại Việt Nam Jollibee có đến 118 cửa hàng, chiếm hơn một nửa số cửa hàng bên ngoài Philippines.

Khi tiến vào một thị trường nước ngoài, Jollibee sẽ giới thiệu các món đã làm nên danh tiếng của thương hiệu này Tuy nhiên, Jollibee sẽ dần tìm cách địa phương hóa các món ăn để thu hút nhiều khách hơn Chẳng hạn tại Việt Nam, Jollibee đã giới thiệu món gà giòn cay.

Jollibee đang là đồng sở hữu chuỗi cà phê Highlands Coffee với hơn 300 cửa hàng ở Philippines và Việt Nam, đồng thời cũng là đồng sở hữu thương hiệu Phở 24 với các cửa hàng ở Việt Nam, Philippines, Indonesia, Campuchia, Macau và Hàn Quốc. Để tiếp thị hình ảnh, Jollibee tập trung vào linh vật con ong được bố trí ở mọi lối vào của tất cả các cửa hàng Flores cho biết ông Tony Tan Caktiong đã lấy cảm hứng từ hình ảnh nổi tiếng chuột Mickey, biểu tượng của hãng phim Disney để xây dựng hình ảnh linh vật con ông

Tháng 06/2005 tập đoàn Jollibee chính thức đầu tư thành lập Công ty TNHH Jollibee Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới trong việc quản lý và mở rộng hệ thống cửa hàng Jollibee tại Việt Nam Từ đó, thương hiệu Jollibee đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá rất cao của khách hàng tại Việt Nam Trong 3 năm gần đây hàng loạt những cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee đã tiếp tục ra đời và kiến tạo nên một làn sóng mới về mô hình kinh doanh nhà hàng thức ăn nhanh tại thị trường Việt Nam.

Tháng 6/2005 thành lập Công ty TNHH Jollibee Việt Nam

Ngày 01/12/2011, tập đoàn Jollibee đã sát nhập thêm 2 thương hiệu F&B hàng đầu tại Việt Nam chuyên về kinh doanh nhà hàng và cà phê cao cấp là Highlands Coffee và Phở 24, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tập đoàn Jollibee tại Việt Nam.

Hiện nay hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee đã có hơn 70 cửa hàng trải dài hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam như: Hà Nội, Ninh Bình, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dương, Biên Hòa,, Rạch Giá, Long Xuyên, Mỹ Tho, Cà Mau…

Với hệ thống quản lý chuyên nghiệp, phục vụ ân cần, món ăn ngon, giá cả hợp lý, Jollibee Việt Nam luôn mong muốn đem lại niềm vui cho tất cả gia đình, đó chính là tiền đề tạo nên sự phát triển bền vững của thương hiệu Jollibee Việt Nam trong những năm sắp tới.

Hiện nay, Jollibee Việt Nam đang tìm kiếm đối tác Nhượng quyền thương hiệu quan tâm đến kinh doanh hệ thống nhà hàng tiêu chuẩn quốc tế, có niềm đam mê và kinh nghiệm về kinh doanh nhà hàng cao cấp, khả năng tài chính.

Sứ Mệnh và Giá trị của

Sứ mệnh của công ty Jollibee là "Làm hài lòng mọi khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, với giá cả hợp lý, trong một môi trường thân thiện và an toàn" Đây là một cam kết của công ty với khách hàng, nhằm đem lại cho họ sự hài lòng và tin tưởng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Jollibee Sứ mệnh này cũng phản ánh tầm nhìn của Jollibee về việc trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên toàn thế giới

- Khách hàng là trọng điểm

- Mang đến các giá trị vượt trội

- Luôn đề cao sự tôn trọng đối với các cá nhân

- Mang tinh thần cảu gia đình và luôn vui vẻ

- Sự trung Thực và liêm chính

- Khiêm tốn lắng nghe và học hoi

Sản phẩm và dịch vụ

● Sản phẩm Jollibee chủ yếu cung cấp những sản phẩm đồ ăn nhanh như : thịt gà , hamburger, khoai tây chiên, kem,

JOLLIBEE KID PARTY : tổ chức sinh nhật cho trẻ em

JOLLIBEE KID CLUB : các chương trình phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vừa học vừa chơi - học tập và thưởng thức những bữa ăn ngon Các bé sẽ có cơ hội gặp gỡ bạn bè mới, tham gia các trò chơi thú vị, học hỏi những kỹ năng mới để nhận được những phần quà xinh xắn tại Jollibee dành cho các bé câu lạc bộ.

BIG SERVICE ORDER : Để phục vụ nhu cầu tụ tập cùng gia đình và bạn bè, chương trình giảm giá hấp dẫn cho đơn hàng số lượng lớn được tạo ra nhằm mang đến nhiều lựa chọn thuận tiện hơn cho bạn.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA JOLLIBEE

Môi trường kinh doanh của Jollibee

2.1.1 Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp

2.1.1.1 Môi trường vĩ mô a) Nhân khẩu học

Tổng số dân của nước ta hiện nay gần 99 triệu người Cơ cấu dân số đã cónhững chuyển biến tích cực từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn cơ cấu tuổi thuận lợi 50,35% trong độ tuổi lao động và theo số liệu thống kê, sự gia tăng dân số thành thị đang có xu hướng tăng nhanh hơn ở nông thôn Cơ cấu "dân số vàng" tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp Ngoài ra, việc phát triển theo nền kinh tế thị trường đã kéo theo những phong cách sống mới, những xu hướng mới đặc biệt những xu hướng, phong cách sống này được các bạn trẻ - những khách hàng tiềm năng của Jollibee tiếp thu rất nhanh Điều đó giúp cho Jollibee dễ dàng được tiếp nhận khi đặt chân vào thị trường Việt Nam. b) Kinh tế

Giai đoạn cuối 2019 đến nay, kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 Mức tăng trưởng 2,58% của năm 2021 thấp nhất trong 10 năm gần đây đã phản ánh những khó khăn, gây ra những ảnh hưởng đáng kể cho ngành F&B. Nhiều doanh nghiệp F&B gặp khó khăn trong vấn đề phân phối, logistics, phải gia tăng công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng nhiều cửa hàng đóng cửa khiến mức tiêu thụ giảm xuống Tuy nhiên, nhìn sâu vào bối cảnh ngành F&B, phần lớn các doanh nghiệp đã nhanh chóng điều chỉnh lại cơ cấu tỷ trọng và mạng lưới phân phối để thích nghi với khủng hoảng, sẵn sàng bùng nổ trong bối cảnh “bình thường mới” đầy triển vọng.

Việt nam được đánh giá sẽ tiếp tục là điểm đến đầy hấp dẫn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đạt trên 31 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020 Các cân đối lớn được cải thiện đáng kể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn hàng hóa trao đổi mua bán trên thị trường, cùng với đó là lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so năm 2020, được kiềm chế, tỷ giá ít biến động So với các thị trường khác thì có thể nói F&B là ngành không có nhiều biến động về giả cả, phần lớn doanh thu của công ty tăng giảm do sức mua của khách hàng, do vậy tùy thuộc vào chỉ số CPI, Jollibee cần có phương án mở rộng/thu hẹp quy mô thương hiệu hợp lý để đạt được tối ưu hóa lợi nhuận. c) Văn hóa-xã hội

Từ cuối năm 2019 khi đại dịch bùng nổ, tâm lý người dân chuyển từ “sống chậm” thành “sống vội” vì không ai biết ngày mai sẽ ra sao Con người sẽ đầu tư hơn cho việc chăm sóc bản thân “khỏe” và “đẹp” hơn Đồng thời, xã hội ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng tăng cao tác động đến nhu cầu, chất lượng ăn uống ngày càng lớn làm tăng quy mô thị trường Đây là một góc nhìn tích cực với tương lai của các ngành Du lịch, F&B, Thời trang và Chăm sóc sức khỏe sau dịch Tuy nhiên, mọi quyết định kinh doanh vẫn sẽ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng tình hình của dịch bệnh Covid

Hoạt động ăn uống đối với người Việt không chỉ là thói quen thông thường để duy trì sự sống, đó còn là một nét văn hóa đặc trưng không thể xem nhẹ Ngành F&B cũng dựa vào lý do này mà ngày càng phát triển tại Việt Nam.Tùy theo loại sản phẩm là đồ ăn/thức uống được phục vụ, các doanh nghiệp kinh doanh ngành F&B cần phải tìm hiểu và phân tích rõ yếu tố văn hóa - xã hội trong môi trường vĩ mô trong khu vực kinh doanh, yếu tố này có thể thay đổi trong không gian, thời gian khi họ muốn thay đổi hoặc bắt kịp xu hướng về dịch vụ ăn uống nào đó. d) Chính trị pháp luật

Môi trường chính trị ổn định, không có mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh lạnh, là điều kiện lý tưởng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước Cho đến nay, ViệtNam được xem như 1 quốc gia có nền chính trị ổn định và an toàn nhất thế giới. Đó chính là cơ hội lý tưởng cho ngành F&B nói chung và Jollibee nói riêng không ngừng phát triển và thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn và xuất hiện nhiều luật như luật chống độc quyền, luật cạnh tranh, luật sở hữu phát minh trí tuệ, luật nhượng quyền…Bên cạnh hệ thống pháp luật, các nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đã và đang xuất hiện Tất cả những điều trên đều là điều kiện thuận lợi cho ngành thức ăn nhanh phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới e) Công nghệ

Từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam ngày càng tiếp thu nhiều thành tựu côngnghệ khoa học từ các nước bạn Những thành tựu công nghệ này hiện tập trung khí thải ra môi trường và chung tay ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sản phẩm của Jollibee tại Việt Nam được chế biến theo tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới Công thức chế biến của Jollibee luôn được giữ bí mật và chỉ có một số ít người biết công thức đánh giá này (và họ đã ký những giao kèo đảm bảo sự bí mật của công thức này) Tuy nhiên Jollibee vẫn luôn không ngừng nghiên cứu thay đổi và phát triển cho phù hợp với khẩu vị của từng thị trường.

2.1.1.2 Môi trường ngành a) Đối thủ cạnh tranh trong ngành Đối thủ cạnh tranh chính trong ngành thức ăn nhanh này chủ yếu là các đối thủ quốc tế với khả năng lớn mạnh Điểm mặt các thương hiệu thức ăn ngoại đã vào, một số đã có chỗ đứng khá tốt tại thị trường Việt Nam như: KFC, Lotteria, Burger King, Pizza Hut, Domino's Pizza… Trong đó, Lotteria (Hàn Quốc) được coi là "anh cả" với hơn 300 cửa tiệm, theo sau là KFC (Mỹ) đã mở hơn 250 cửa tiệm và đứng thứ 3 là Jollibee (Philippines) với hơn 100 cửa tiệm Theo thống kê từ Bộ Công thương, doanh số ngành thức ăn nhanh tăng khoảng trên 20% mỗi năm, tập trung phần lớn vào những thương hiệu đã định vị tại thị trường thức ăn nhanh VN từ hơn chục năm qua Điều này làm cho các hãng đồ ăn nhanh trong ngành nói chung và Jollibee nói riêng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt để giữ vững thị phần của mình đồng thời chiếm thêm thị phần từ những thương hiệu khác.

Báo cáo thị trường đồ ăn nhanh Việt Nam của nền tảng Cốc Cốc b) Tiềm năng của những doanh nghiệp mới tham gia vào ngành

Ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như KFC và Lotteria thì Jollibee còn phảiđối phó với các đối thủ tiềm ẩn mới và đang xuất hiện tại thị trường Việt Nam như gà rán Texas, gà rán Popeyes… Các đối thủ này tuy chỉ mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam nhưng cũng như các đối thủ cạnh tranh trực tiếp họ có tiềm năng tài chính cũngtương đối cao và có thể tấn công giành lấy thị phần bất cứ lúc nào. Đe dọa gia nhập mới của ngành F&B phụ thuộc chủ yếu vào các rào cản gia nhập và phản ứng của các doanh nghiệp hiện tại trong ngành Các rào cản gia nhập chủyếu là:

- Yêu cầu về vốn kinh doanh: Chi phí để nghiên cứu thị trường và phát triển kếhoạch khi gia nhập F&B không quá cao Bất kì ai cũng có thể khởi nghiệp trong thị trường F&B Do đó, yếu tố về vốn không gây nhiều rào cản cho các đối thủ tiềm tàng muốn gia nhập ngành

- Sự trung thành của khách hàng: Lượng khách hàng đến ở mỗi khung giờ trong ngày là khác nhau và tỉ lệ quay lại còn thấp Bên cạnh đó, khẩu vị khách hàng luôn luôn thay đổi, NTD thích trải nghiệm mới nhưng lại rất mau chán nên mức độ trung thành không cao Đây là điểm thuận lợi cho doanh nghiệp mới tập trung thu hút khách hàng nếu gia nhập

- Sự khác biệt của sản phẩm: Khách hàng bỏ tiền ra không chỉ để mua chất lượngvà hương vị của món ăn mà còn mua cả các dịch vụ đi kèm Nên có lẽ sự khácbiệt để giữ chân khách hàng là chất lượng dịch vụ Vì thế, sự khác biệt dịch vụcó thể được xem là rào cản hữu hiệu trong việc hạn chế các đối thủ gia nhập ngành.

- Chính sách của chính phủ: Những yêu cầu về Điều kiện vệ sinh An toàn thựcphẩm không gây ra quá nhiều cản trở cho việc gia nhập ngành F&B.

→Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng nhìn chung ngành F&B có ít rào cảngia nhập, nhưng vì nhu cầu tiêu dùng lớn, tốc độ đào thải nhanh,nên vẫn là mộtthách thức với những doanh nghiệp muốn chinh phục Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang cạnh tranh trong ngành nói chung vàJollibee nói riêng cũng khôngnên chủ quan mà nên liên tục phát triển, đổi mới và có các chiến lược để giảm bớt rủi ro Ngoài quy trình 4P thông con người, quy trình, môi trường vật chất. c) Sức mạnh nhà cung cấp

PHÂN TÍCH BÊN TRONG JOLLIBEE

Kết quả kinh doanh

Jollibee Foods Corporation (JFC), chuỗi nhà hàng phục vụ nhanh toàn cầu, đã báo cáo doanh thu và lợi nhuận trên toàn hệ thống cao kỷ lục trong quý IV/2023. Công ty đã chứng kiến doanh số bán hàng trên toàn hệ thống tăng 9,6% so với năm trước, với tổng số 94,2 tỷ Peso.

Doanh thu cả năm cũng tăng đáng kể, đạt 345,3 tỷ Peso, đánh dấu mức tăng trưởng 16,3% Doanh thu quý IV tăng lên 66,7 tỷ Peso, tăng 8,4%, trong khi doanh thu cả năm đạt 244 tỷ Peso, tăng 15,2% Lợi nhuận gộp của công ty tăng 16,6% trong quý IV lên 13,1 tỷ Peso và 22,6% cho cả năm lên 45,3 tỷ Peso.

Thu nhập hoạt động trong quý vừa qua tăng 33,2% lên 2,5 tỷ Peso, với mức tăng hàng năm là 45% lên 14,4 tỷ Peso.

Doanh thu toàn hệ thống quý 4 của Jollibee Foods Corporation đạt 94,2 tỷ PHP, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu cả năm tăng 16,3%, đạt tổng cộng 345,3 tỷ Peso.

Doanh thu quý 4 tăng 8,4% lên 66,7 tỷ PHP, với doanh thu cả năm tăng 15,2% lên 244 tỷ Peso.

Lợi nhuận gộp trong quý 4 tăng lên 13,1 tỷ Peso, tăng 16,6% và lợi nhuận gộp cả năm tăng 22,6% lên 45,3 tỷ Peso.

Thu nhập hoạt động trong quý 4 tăng 33,2% lên 2,5 tỷ Peso và thu nhập hoạt động hàng năm tăng 45% lên 14,4 tỷ Peso.

Công nghệ và quy trình chế biến

Tại Việt Nam, các món ăn của Jollibee luôn nhận được những phản hồi tích cực cũng như sự yêu thích của khách hàng nhờ công thức thương hiệu và sản phẩm đạt chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm Món Gà giòn vui vẻ của Jollibee là món được rất nhiều người yêu thích bởi lớp vỏ ngoài giòn rụm, thịt trong mọng nước mà lại rất thấm gia vị.

Theo tiết lộ từ Jollibee, lớp bột áo bên ngoài được phủ thủ công khiến cho bột bámđều vào từng thớ thịt Sau đó miếng gà sẽ được chiên ở nồi chiên chuyên biệt với nhiệt độ cao hơn và thời gian cũng ngắn hơn khiến cho miếng gà ngoài giòn mà trong vẫn mềmẩm Công thức gà gia truyền hơn 40 năm của Jollibee cũng đã được điều chỉnh dựa theo khẩu vị của người Việt Nam để đem đến hương vị ngon nhất 10 Đồng thời, Jollibee Việt Nam cũng đã xây dựng dây chuyền cung ứng, chế biến gà tập trung với các loại máy móc thiết bị hiện đại nhất Jollibee cũng đạt được giấy chứng nhận quốc tế về chất lượng an toàn chuẩn ISO 22000:201811 Vì thế mà đảm bảo được sản phẩm chất lượng và hương vị đồng đều ở tất cả các cửa hàng. Ưu điểm của Jollibee là đồ ăn luôn có sự đảm bảo về chất lượng, công nghệ chế biếnvà bảo quản, lưu trữ trong nhà máy có giấy chứng nhận quốc tế về chất lượng an toànchuẩn ISO 22000:2018 Điều này khiến khách hàng tin tưởng vào thương hiệu cũng nhưnâng cao giá trị hình ảnh thương hiệu Jollibee Việt nam.

Bên cạnh đó, nhược điểm là quy trình tẩm bột thủ công sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn

các nguồn tổ chức

Jollibee nổi tiếng với món Gà Giòn Vui Vẻ cùng các món khác có trong thực đơn.Thương hiệu Jollibee đang ngày càng vươn ra thế giới, thế nhưng trên thực tế mọi hoạt động của các cửa hàng Jollibee đều nằm dưới sự lãnh đạo, điều hành cũng như quản lý nghiêm ngặt của Jollibee Foods Corporation Đây là một trong những quy tắc chặt chẽ của Franchising (Nhượng quyền) mà tập đoàn đang áp dụng Hiện tại JFC là tập đoàn kinh doanh thức ăn lớn nhất tại khu vực Châu  với hơn 30 năm kinh nghiệm, có hơn 6500 cửa hàng trên toàn cầu tại 34 quốc gia 12 Qua việc áp dụng nghiêm ngặt quy tắc quản lý và tổ chức này, tập đoàn luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, phục vụ cũng như kết quả kinh doanh của các chi nhánh toàn thế giới.

Các nguồn nhân sự

Làm việc theo văn hoá “Tinh thần gia đình”, các nhân viên của Jollibee toàn cầu nói chung và Jollibee Việt Nam nói riêng luôn chung tay đồng lòng vì những mục đích chung của tập đoàn - không chỉ là con số về doanh thu mà còn là niềm vui, sự hài lòng của thực khách Theo chia sẻ của ông Lâm Hồng Nguyễn (Tổng giám đốc Jollibee Việt Nam) với báo Vietnamnet, một trong những giá trị hàng đầu doanh nghiệp luôn theo đuổi là “Lấy Khách hàng là trọng tâm”, cùng với đó là sứ mệnh

“Mang đến hạnh phúc và lan tỏa niềm vui ẩm thực cho mọi gia đình Việt qua những món ăn ngon với giá cả hợp lý và và đạt những tiêu chuẩn vượt trội” Do vậy, nguồn nhân lực của Jollibee luôn cống hiến hết mình và coi trải nghiệm của khách hàng là những phúc lợi dành riêng cho nhân viên Bên cạnh những ưu đãi khi sử dụng sản phẩm của Jollibee, thành viên nhà Ong còn được kiểm tra sức khỏe hàng năm và tham gia các hoạt động bonding gắn kết Tuy nhiên, nguồn nhân lực củaJollibee không ổn định và có vòng đời khá ngắn, thời gian đào tạo dài nhưng thời gian sửdụng không lâu khiến tăng chi phí đào tạo nhân sự nói riêng và chi phí của Jollibee nói chung.

Phân tích chiến lược marketing

3.5.1 Chiến lược marketing sản phẩm của Jollibee (Product)

Các sản phẩm chính của Jollibee bao gồm bánh ngọt, pizza, bánh bao, đồ ăn nhẹ cho bữa sáng, món tráng miệng, cà phê, khoai tây chiên, gà chiên và bánh mỳ kẹp thịt Các công ty đối thủ cạnh tranh của Jollibee là Burger King, In-N-Out Burgers, White Castle, Whataburger, Chick-fil-A, A&W Restaurants, Jack in the Box, McDonald’s, Starbucks…

Tuy có những đối thủ cạnh tranh đáng gờm như trên nhưng Jollibee vẫn có những thành công vang dội trong thị trường đồ ăn nhanh Nguyên nhân do Jollibee được đánh giá là có một phong cách tiếp thị rất độc đáo và hiệu quả, cũng như chất lượng sản phẩm vượt xa đối thủ Ngoài ra, công đoạn sản xuất và quản lý hậu cần rất chuyên nghiệp của Jollibee cũng là nhân tố tạo nên thành công cho thương hiệu này.

Sản phẩm signature của Jollibee là gà rán Chickenjoy “Chickenjoy được khéo léo tẩm bột để tạo độ giòn, vị ngon và thật tuyệt vời khi dùng với nước chấm pha chế từ công thức bí mật của chúng tôi”. Đây cũng là sản phẩm chủ lực của Jollibee khi vươn ra sân chơi toàn cầu Vì đây là món ăn mà khách hàng tại mọi thị trường có thể dễ dàng chấp nhận nhất ÔngFrancis Flores – Giám đốc Giám đốc Tiếp thị Toàn cầu của Jollibee cho biết:

“Chickenjoy là sản phẩm đầu bảng của chúng tôi, sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trên tất cả các thị trường Sản phẩm này có sức hấp dẫn đặc biệt đối với đa dạng đối tượng khách hàng đến từ mọi lứa tuổi và các quốc gia khác nhau”. món Checkenjoy của Jollibee

3.5.2 Chiến lược về giá của Jollibee (Price)

So với hai đối thủ trong mảng fast-food là KFC và McDonald’s thì giá cả sản phẩm của Jollibee thấp hơn nên tiếp cận được với nhiều đối tượng, nhóm khách hàng hơn như học sinh, sinh viên, dân công sở…

Ví dụ thực đơn Jollibee:

2 miếng gà giòn + khoai tây vừa + nước ngọt: 80.000đ

1 miếng gà giòn sốt cay: 32.000đ

1 miếng gà sốt cay + khoai tây + nước: 50.000đ

Với hơn 1150 cửa hàng, dịch vụ giao hàng, lái xe đưa đồ ăn hoạt động 24 giờ, Jollibee được đánh giá rất cao về mặt bằng phục vụ khi thương hiệu cố gắng mang đến những trải nghiệm cho Khách hàng và tránh không để gây ra rắc rối Tuy mở cửa cả ngày nhưng thời điểm sáng sớm là thời gian mà Jollibee đông khách nhất trong ngày.

Chiến lược marketing mix của Jollibee

Công ty hiện có 2 chiến lược riêng việc khi thực hiện phân phối tại thị trường mới Lý do là khách hàng có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia Ví dụ như tại khu vực Trung Đông, khách hàng của Jollibee chủ yếu là người Philippines xa quê đang sinh sống tại đó, trong khi tại Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại Tại đây, Jollibee có đến 118 cửa hàng, chiếm đến hơn 1/2 tổng số cửa hàng tại nước ngoài của công ty và khách hàng chủ yếu là người dân bản địa.

Jollibee bắt đầu thực hiện chiến lược kinh doanh tại các thị trường quốc tế từ năm 1987 Brunei chính là địa điểm đầu tiên đánh dấu cho tham vọng vươn ra biển lớn của công ty Tính đến năm 1995, công ty đã có sự hiện diện rộng khắp khi có mặt tại một loạt các địa điểm như đảo Guam, Dubai, Kuwait và Ả Rập Saudi.

Công ty gia nhập thị trường Mỹ từ năm 1998 và gần đây, thương hiệu Jollibee cũng chính thức xuất hiện tại Qatar, Singapore, Bahrain, Italia và cả Anh Tại London và Milan, khách hàng người bản địa chỉ chiếm khoảng 20%, nhưng tỷ lệ này đang không ngừng tăng lên.

Tính đến thời điểm hiện tại, số khách hàng bản địa tại Hong Kong đã vượt qua ngưỡng 50%, theo ghi nhận tại tất cả 8 cửa hàng của hãng Ông Francis Flores – Giám đốc Giám đốc Tiếp thị Toàn cầu của Jollibee cho biết công ty rất coi trọng Hong Kong vì đây là một thị trường hết sức tiềm năng Công ty đã lên một kế hoạch đầy tham vọng để phát triển tại đây trong 5 năm tới.

Tương tự, mức độ bản địa hóa trong cách công ty hoạt động cũng như thực đơn dành cho khách hàng cũng khác nhau ở từng quốc gia “Khi chúng tôi gia nhập một thị trường mới, chúng tôi mang đến đó những sản phẩm nổi tiếng nhất của mình: gà rán, mỳ spaghetti và bánh burger”, Flores chia sẻ “Qua thời gian, chúng tôi sẽ bổ sung những món ăn đậm chất địa phương Tại Việt Nam, chúng tôi có gà giòn cay, còn ở Brunei chúng tôi có cơm nasi lemak”.

Tại Trung Quốc, chiến lược của thương hiệu đồ ăn nhanh này có một chút khác biệt so với những quốc gia khác Công ty tiến hành mua lại các thương hiệu địa phương thay vì hiện diện một cách đường đường chính chính.

Jollibee chính thức sở hữu một thương hiệu quốc tế đầu tiên mang tên Yonghe King tại thị trường đông dân nhất thế giới vào năm 2004 Công ty cũng là chủ sở hữu của 2 chuỗi nhà hàng Hong Zhuang Yuan và San Pin Wang Jollibee áp dụng chiến lược kinh doanh tương tự với thị trường Mỹ khi mua lại 40% cổ phần của chuỗi nhà hàng Smashburger vào năm 2015 và mua đứt doanh nghiệp này vào năm ngoái.

Ngoài đồ ăn nhanh, Jollibee cũng chính thức gia nhập thị trường thực phẩm rộng lớn hơn tại Philippines vào năm 1994 khi công ty tiến hành mua lại Greenwich Pizza Công ty hiện tại cũng đang sở hữu chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Trung Quốc Chowking, Red Ribbon Bakeshop và chuỗi nhà hàng nướng Mang Inasal.

Jollibee cũng là cổ đông của Highlands Coffee với hơn 300 cửa hàng cà phê tại Philippines và Việt Nam Ngoài ra, Jollibee còn nắm cổ phần của Phở 24 với các nhà hàng hiện diện tại hàng loạt các quốc gia Đông Nam  Hàn quốc.

3.5.4 Chiến lược marketing xúc tiến hỗn hợp của Jollibee (Promotion)

Phân khúc thị trường

Jollibee tiếp cận khách hàng theo mô hình gia đình theo hướng cấu trúc và quản lý công ty, bằng cách hiểu, biết rất rõ khách hàng của mình là ai và họ muốn gì. Chính vì thế, Jollibee luôn khuyến khích văn hóa ăn uống cùng gia đình và tạo gắn kết với thực khách. Điển hình nhất, nhân ngày của Cha (20/6), cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee đã cho ra mắt TVC “Maestro” dựa trên câu chuyện về những khó khăn trong đại dịch và sự hy sinh của những người Cha “Maestro” kể về một câu chuyện của người thợ cắt tóc, ông rất thích nói chuyện và chia sẻ mọi thứ với đứa con của mình sau khi tan làm. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã tác động tới công việc của ông, cửa hàng cắt tóc nhỏ buộc phải đóng cửa Sau đó, người Cha đã biến tiệm cắt tóc của mình thành một cửa hàng di động, có thể di chuyển mọi lúc, mọi nơi.

Qua đây, Jollibee mong muốn bày tỏ sự biết ơn đến những “siêu anh hùng không xuất hiện trên màn ảnh” Mang lại giá trị văn hóa gia đình tới khách hàng, giúp

Jollibee trở thành chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh dành cho gia đình số một ởPhilippines và thế giới.

Lợi thế cạnh tranh của Jollibee

Hệ thống cửa hàng rộng khắp cả nước từ các đô thị lớn đến các thành phố, thị xã ở các tỉnh nhỏ đều có sự hiện diện của Jollibee.

Chất lượng sản phẩm ở Jollibee luôn được đảm bảo và đồng nhất nhờ hệ thống quản lý và hệ thống cung ứng được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp.

Thương hiệu tạo được hình ảnh thân thiện, vui vẻ và cần mẫn từ biểu tượng chú ong vui vẻ Jollibee, dễ dàng truyền tải được sứ mệnh lan tỏa niềm vui ẩm thực đến với mọi người, mọi nhà trên toàn quốc.

Sự cam kết đầu tư dài hạn và tin tưởng vào tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam từ tập đoàn chủ quản JFC, với tham vọng xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng Jollibee dẫn đầu tại Việt Nam và là thị trường quốc tế lớn nhất (ngoài Philippines).

Tất cả khiến Jollibee là một thương hiệu thức ăn nhanh đầy tiềm năng để trở thành một trong những thương hiệu được yêu thích nhất ở Việt Nam trong thời kỳ

PHÂN TÍCH SWOT

Điểm mạnh trong mô hình SWOT của jollibee

• Sản phẩm đa dạng Điểm mạnh đầu tiên của Jollibee chính là nằm ở thực đơn phong phú Jollibee có một danh mục thực đơn đa dạng hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh, chưa kể các công thức nấu ăn được Jollibee sử dụng đều đã được kiểm chứng, thử nghiệm an toàn và tuân theo các tiêu chuẩn vận hành cấp thế giới

• Thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng ở châu Á

Là một thương hiệu thuần châu , Jollibee không mất công sức để bản địa hóa sản phẩm như KFC Đặc biệt, người dân Philippinies rất trung thành với thương hiệu.

• Lòng trung thành của Khách hàng

Giống như các thương hiệu khác thì lòng trung thành của Khách hàng luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với một thương hiệu và Jollibee không phải là trường hợp ngoại lệ Jollibee có điểm mạnh chính là nằm ở tính nhất quán trong các dịch vụ mà nó cung cấp tới Khách hàng Chính vì vậy, Khách hàng đã từng tớiJollibee thường có xu hướng quay lại mua thêm ở những lần tiếp theo nhờ vào độ ngon của thực phẩm và sự đảm bảo về chất lượng mà Jollibee đem lại điều này đã giúp Jollibee trở thành một thương hiệu được ưa chuộng nhất ở Philippines.

• Vị trí thuận tiện và mở cửa 24h

Với hơn 1150 cửa hàng, dịch vụ giao hàng, lái xe đưa đồ ăn hoạt động 24 giờ, Jollibee được đánh giá rất cao về mặt bằng phục vụ khi thương hiệu cố gắng mang đến những trải nghiệm cho Khách hàng và tránh không để gây ra rắc rối Tuy mở cửa cả ngày nhưng thời điểm sáng sớm là thời gian mà Jollibee đông khách nhất trong ngày.

• Phát triển thương hiệu gia đình

Trọng tâm của Jollibee là nằm ở truyền thống gia đình mà thương hiệu vốn có. Jollibee luôn giữ vững cách tiếp cận Khách hàng theo mô hình gia đình trong hướng cấu trúc và quản lý công ty

Jollibee biết rất rõ Khách hàng của mình là ai và họ muốn gì Chính vì thế, truyền thống văn hóa ăn uống cùng gia đình luôn được Jollibee tập trung đẩy mạnh. Các chiến dịch tiếp thị của Jollibee cũng tập trung chủ yếu vào giá trị văn hóa gia đình Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc đẩy Jollibee thành chuối cửa hàng thức ăn nhanh dành cho gia đình số một ở Philippines và giúp Jollibee trở thành thương hiệu thức ăn nhanh (QSR – Quick Service Restaurant) số một tại Philippines cũng như trên toàn thế giới

Jollibee là thương hiệu chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất tại Philippines Theo ước tính, Jollibee có khoảng 750 cửa hàng tại Philippines trên tổng số 1150 cửa hàng trên toàn thế giới Tuy nhiên, với điểm mạnh về tính nhất quán trong phục vụ và chất lượng sản phẩm của mình, Jollibee luôn đảm bảo cửa hàng luôn có những món đồ mà Khách gọi cũng như luôn cố gắng duy trì dịch vụ ở mức tốt nhất có thể

Jollibee hiện có các cửa hàng tại nhiều nước như Ả Rập Xê Út, Singapore, Malaysia,Canada, Mỹ, Anh, Ý, Thái Lan, Úc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.

Điểm yếu mô hình SWOT của jollibee

• Quá phụ thuộc vào thị trường Philippines

Trong số 1150 cửa hàng trên toàn thế giới thì số lượng cửa hàng ở Philippines đã chiếm hơn một nửa Cho dù có thể nói rằng, Jollibee đã thống lĩnh thị trường đồ ăn nhanh tại Philippines tuy nhiên điều này không xảy ra đối với các thị trường nước ngoài Số lượng các cửa hàng Jollibee ít ỏi tại các thị trường ngoài Philippines đã cho thấy, người dùng ở nước ngoài có thể sẽ chọn các thương hiệu mang tính quốc tế hơn là một thương hiệu đến từ một quốc đảo ít ai biết đến

• Không ứng dụng công nghệ

Theo các đánh giá gần đây, Jollibee vẫn sử dụng các phương pháp nấu ăn cũ và có tính thủ công Các phương pháp này tuy ngon miệng nhưng lại tốn nhiều thời gian và làm giảm năng suất chế biến Jollibee nên chọn và áp dụng các phương pháp nấu ăn tự động công nghệ mới nhất vào thực đơn của thương hiệu, giúp cho việc vận hành nhà máy trở nên hiệu quả

So với các thương hiệu đồ ăn nhanh khác như McDonald, Burger King…Jollibee chỉ dành một ngân sách rất khiêm tốn cho các hoạt động tiếp thị của mình.Vậy nên cho dù thâm nhập vào nhiều thị trường trên thế giới nhưng Jollibee vẫn là một thương hiệu được ít người biết đến.

Cơ hội trong mô hình SWOT của jollibee

• Sự mở rộng các chuỗi cửa hàng trên toàn cầu

Chính nhờ sự độc đáo trong hương vị mà nhiều người tiêu dùng đã chọn Jollibee cho điểm dừng chân của mình Và Jollibee đang có ý định mở rộng thị trường của mình trên toàn cầu dựa vào mùi vị thức ăn đặc biệt của mình

• Đặt hàng trực tuyến Đại dịch COVID 19 đã làm thay đổi ngành nhà hàng khi mà nhiều người chọn ăn ở nhà chứ không ra ngoài hàng Jollibee đã giống rất nhiều Doanh nghiệp khác là kết hợp với các đơn vị vận chuyển cũng như chọn cách đặt hàng trực tuyến là phương tiện cung cấp thực phẩm cho Khách hàng của mình

• Sản phẩm và dịch vụ mới

Jollibee vẫn đang nỗ lực cung cấp và cho ra các sản phẩm mới có hương vị khác biệt Ngoài ra, thương hiệu này cũng đang thử thách vào thị trường đồ ăn chay,cũng như ứng dụng công nghệ vào bán hàng như thanh toán trực tuyến, quản lý đầu vào thực phẩm bằng công nghệ…

Thách thức trong mô hình SWOT của jollibee

Kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn nhanh nên Jollibee có rất nhiều đối thủ là các ông lớn trên toàn cầu trong lĩnh vực đồ ăn nhanh Đây thực sự là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với thương hiệu, khi Jollibee cần phải tối ưu hóa lợi nhuận, đẩy mạnh các kế hoạch marketing, không ngừng phát triển sản phẩm mới để giữ chân Khách hàng…

・Xu hướng ăn uống lành mạnh

Người tiêu dùng ngày nay đang rất cẩn trọng với chế độ ăn uống và sức khỏe của mình Vậy nên các thương hiệu đồ ăn nhanh như Jollibee đang phải cố gắng để tranh giành và giữ chân Khách hàng Nếu xu hướng ăn đồ chay, hay ăn nhiều rau trái lành mạnh đang trở thành xu hướng của người tiêu dùng thì điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh của Jollibee.

MỤC TIÊU MARKETING

Trên thị trường xuất hiện rất nhiều những nhãn hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng như KFC, Lottevà Mcdonald's; Jollibee phải đặt ra cho mình một mục tiêu nhất định để vượt qua mọi đối thủ trong cùng lĩnh vực kinh doanh Ngoài việc đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường kinh doanh khắp các quốc gia, mục tiêu quan trọng nhất của Jollibee là “Tâm lý khách hàng”.Được coi là một thương hiệu có sự thấu hiểu sâu sắc về tâm lý người tiêu dùng, Jollibeenâng cao giá trị truyền thống và địa phương Cụ thể, với sự quan sát và đánh giá kĩ càng về khẩu vị, khi xâm nhập vào thị trường ở một quốc gia, Jollibee xem xét và thay đổi công thức để phù hợp với khẩu vị của người dân địa phương.Về giá trị truyền thống nằm ở những gia đình Châu  hay đặc biệt là tại Việt Nam cũng được chú trọng

Do vậy, tất cả các hoạt động truyền thông của Jollibee tập trung vào tôn vinh những giá trị gia đình, giúp cho Jollibee trở thành chuỗi nhà hàng ăn nhanh cho gia đình số một tại Phi-líp-pin cũng như các nước khác trên thế giới và đặc biệt là tại ViệtNam.

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA JOLLIBEE

Chiến lược cạnh tranh

Chiến lược dẫn đầu về chi phí của Jollibee là một chiến lược cạnh tranh bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn so với các đối thủ khác, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và hương vị của sản phẩm Giá cả của Jollibee gần như dễ tiếp cận hơn các đối thủ cạnh tranh cũng như phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam Để làm rõ, lấy ví dụ so sánh giá của sản phẩm gà rán trong menu Jollibee và KFC:

Bảng giá sản phẩm trong menu của KFC và Jollibee

Ta thấy, giá của một miếng gà giòn vui vẻ của Jollibee là 33,000 đồng, rẻ hơn 2,000 đồng so với KFC, càng mua nhiều giá một miếng gà của cả hai công ty đều giảm Tuy nhiên, giá của Jollibee vẫn rẻ hơn so với KFC khi trong một combo cùng số lượng miếng.Cụ thể, 6 miếng gà của Jollibee chỉ có 188,000 đồng trong khi của KFC tận 201,000đồng Nguyên nhân giúp Jollibee có thể giữ mức giá này không chỉ là do Jollibee có nhà máy, dây chuyền sản xuất riêng tại thị trường Việt Nam mà còn nhờ vào lợi từ nguồn lao động giá rẻ cũng như việc công ty nhập nguyên liệu trực tiếp tại địa phương thay vì nhập khẩu Ví dụ về nguồn cung cấp cho hệ thống Jollibee Việt Nam là G" TƯƠI 3F24 Tất cả những điều này chính là nguyên nhân giúp giá cả sản phẩm của Jollibee thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh khác.

-Về đa dạng hóa sản phẩm :

Menu của Jollibee vô cùng đa dạng, từ những món mặn như gà rán,khoai tây chiên, mỳ ý, cơm cho tới đồ ngọt như kem, đồ uống, bánh ngọt đều xuất hiện trên menu Để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhà Ong đã xây dựng nhà máy sản xuất riêng biệt, khép kín, đạt chuẩn quốc tế ISO 22000:2018 trên thị trường Việt Nam Bên cạnh đó, thương hiệu phát triển sản phẩm Chickenjoy đầy hấp dẫn đối với mọi lứa tuổi.

Ngoài ra jollibee còntận dụng các yếu tố văn hóa để làm truyền thông

Thứ nhất, Jollibee gắn thương hiệu của mình với hình ảnh “bữa ăn gia đình”. Jollibee phát triển từ một cửa hàng kem được mở bởi hai anh em nhà Tony Tan Sau đó, các hình ảnh quảng cáo của họ trên TV, website hay mạng xã hội đều xuất hiện cảnh gia đình cùng dùng bữa Chính điều này đã khơi gợi sự thân quen và đồng cảm từ người tiêu dùng, những người luôn muốn dùng bữa cùng gia đình họ.

Thứ hai, Jollibee chọn linh vật của hãng là chú ong hình người màu đỏ vàng, đội mũ đầu bếp, lịch lãm với khuôn miệng luôn vui cười, từ đó chiếm được cảm tình từ người tiêu dùng Bên cạnh đó, hình ảnh này còn rất thu hút các bạn nhỏ và các gia đình có con nhỏ.

Phân đoạn thị trường

Jollibee đã có khoảng 150 cửa hàng tại Việt Nam trải rộng trên toàn quốc.Việc phân đoạn thị trường này thể hiện cái nhìn tổng thể về thị trường của Jollibee tại ViệtNam

6.2.1 Phân đoạn theo nhân khẩu học

Lứa tuổi:Jollibee đã chọn thị trường là giới trẻ với từ độ tuổi 18-35, gia đình có trẻ em.Doanh nghiệp chủ yếu nhắm vào xu hướng năng động, khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam.Ngoài ra Jollibee cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em, họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ với hình ảnh chú ong chăm chỉ.

Thu nhập:Jollibee nhắm vào nhóm người có thu nhập từ 6 - 10 triệu đồng/người/tháng Với những người có thu nhập kha khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của Jollibee nhưng mức độ sửdụng sản phẩm có thể không thường xuyên.

Nghề nghiệp:Cùng với việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và TPHCM, Jollibee có thể tiếp xúc một thị trường lớn là: Học sinh, sinh viên vì số lượng các trường đại học, cao đẳng,dạy nghề ở đây là rất nhiều.Bên cạnh đó, nhóm công nhân viên chức có con nhỏ cũng là nhóm đối tượng mà Jollibee nhằm đến và muốn định hướng phát triển

6.2.2 Phân đoạn theo hành vi

Nghiên cứu về nguyên nhân phát triển quá nhanh của Jollibee, câu trả lời từ hầu hết các khách hàng trong độ tuổi từ 17-29 là: tiện lợi, ngon, giá cả phải chăng,trong đó khâu phục vụ được coi là chuẩn nhất Chính vì vậy mà Jollibee đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp trong đội ngũ nhân viên, phong cách phục vụ, hệ thống các cửa hàng phân bổ đều và dày đặc đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng

6.2.3 Phân đoạn theo vị trí địa lý

Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, đông dân như Hà Nội,TPHCM,Kiên Giang, An Giang Trong đó thị trường điểm là thành phố Hồ ChíMinh.Tính đến hiện nay, ở hai thành phổ lớn, Jollibee đã có 17 cửa hàng tại thành phốHồ Chí Minh nhưng chỉ có 5 cửa hàng tại Hà Nội Jollibee không phát triển một cách ồ ạ hoặc nhượng quyền hệ thống các cửa hàng mà tiến hành sự mở rộng một cách vững chắc với mục đích phát triển lâu dài trên thị trường Việt Nam.

Định vị

Khách hàng là yếu tố có sự tác động trực tiếp đến sự thành công thương hiệu. Mỗi sản phẩm đều được xây dựng trên nhu cầu thị trường, nhu cầu khách hàng Bạn cần biết được khách hàng cần gì và sản phẩm có thực sự giải quyết, đáp ứng được nhu cầu họ hay không Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến mức độ tương tác khách hàng đối với những sản phẩm của mình Và Jollibee xác định khách mục tiêu của mình chính là những gia đình truyền thống Do vậy, tất cả các hoạt động truyền thông tập trung vào tôn vinh những giá trị gia đình, giúp cho Jollibee trở thành chuỗi nhà hàng ăn nhanh số một cho gia đình.Có thể thấy, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để Jollibee khai phá khi mức thu nhập khả dụng đang tăng nhanh Các chuỗi ăn nhanh sẽ hướng tới tầng lớp trung lưu, có thu nhập hộ gia đình (từ 500 1,000$/tháng) Trẻ em sẽ là đối tượng khách hàng chính.

Chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing Mix)

Mở rộng thực đơn: Jollibee chú trọng vào thực đơn đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng từ trẻ em đến người lớn bao gồm mỳ ý, khoai tây, gà rán, cơm, bánh ngọt, kem và các loại nước ngọt Ngoài ra, có thể mở rộng thực đơn của mình để phục vụ những khách hàng đang tìm kiếm các lựa chọn lành mạnh hơn Ví dụ: Jollibee có thể giới thiệu món salad, món cuốnvà các lựa chọn ít calo khác phổ biến với những khách hàng quan tâm đến sức khỏe.

Cung cấp các bữa ăn giá trị phù hợp: Để cạnh tranh với các đối thủ như McDonald’s, KFC,Lotte,… Jollibee quan tâm hơn tới giá trị truyền thống và gia đình bởi vậy cho ra mắt rất nhiều combo dành cho 2 người, 3 người hay dành cho gia đình, nhằm mang đến cho khách hàng một bữa ăn trọn vẹn với giá cả phải chăng

Nhấn mạnh chất lượng và đề cao khẩu vị: Jollibee có thể nhấn mạnh chất lượng sản phẩm của mình bằng cách sử dụng nguyên liệu chất lượng cao và đảm bảo rằng thực phẩm được chế biến tươi ngon Thấu hiểu khẩu vị khách hàng là tiêu chí rất được chú trọng tại Jollibee, bởi vậy Jollibee sẵn sàng thay đổi món ăn phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng Việt khihoạt động trong thị trường Việt Nam Do đó, người tiêu dùng luôn đánh giá cao về độ ngon, phù hợp khẩu vị của đại đa số khách hàng, gà rán của Jollibee ít dầu mỡ, chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tập trung vào các sản phẩm độc đáo: Nổi tiếng với món gà rán Chickenjoy với độ giòn của vỏ và hương vị khó cưỡng, Jollibee tận dụng sản phẩm chủ lực để đẩy mạnh thương hiệu ra thị trường quốc tế.Cùng với đó, Jollibee còn áp dụng quà tặng cho những sản phẩm mới Cụ thể, để tăng số lượng sản phẩm bán được của Jolly nhận một móc khóa có hình có hình Hotdog và kèm dòng chữ “I love Jolly Hotdog.

6.4.2 Chiến lược giá Định giá theo giá trị : Jollibee có thể cung cấp sản phẩm của mình với giá cạnh tranh so vớicác đối thủ cạnh tranh Điều này có thể thu hút những khách hàng nhạy cảm về giá đang tìm kiếm những giao dịch tốt. Định giá theo gói : Jollibee có thể kết hợp các sản phẩm của mình với mức giá chiết khấu.Jollibee có thể cung cấp một suất ăn kết hợp bao gồm bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và đồ uống với mức giá thấp hơn so với việc mua từng món riêng lẻ. Điều này có thể khuyến khích khách hàng mua nhiều mặt hàng hơn và tăng doanh số bán hàng của Jollibee. Định giá động : Jollibee có thể áp dụng chiến lược định giá động, trong đó giá được điều chỉnh dựa trên cung và cầu “Họ chấp nhận tỷ giá thị trường hiện tại, tỷ giá này được quyết định bởi động lực cung và cầu”9 Giá sản phẩm có thể tăng giá trong giờ cao điểm hoặc giảm giá trong giờ thấp điểm để thu hút nhiều khách hàng hơn. Định giá theo tâm lý : Jollibee có thể sử dụng các kỹ thuật định giá theo tâm lý để tác động đến nhận thức của khách hàng về giá cả Họ định giá sản phẩm của mình ở mức 169,000VND/ 1 combo dành cho 2 người thay vì 170,000 VND Điều này có thể làm cho khách hàng cảm thấy sản phẩm có giá phải chăng hơn

Chiến lược phân phối được coi là một chiến lược khôn ngoan trong các chiến lược Marketing của Jollibee Từng bước Jollibee đã chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế với tiêu chí “Chậm mà chắc”.

Phân phối địa điểm: Jollibee nên chọn những địa điểm mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn thấy Nó cũng nên xem xét các địa điểm có lưu lượng người qua lại cao Tại thịtrường Việt Nam, Jollibee phân phối cửa hàng tại các địa điểm như các khu phố thuộc trung tâm, phố ẩm thực, cạnh các trung tâm thương mại hay bên trung khu trung tâm thương mại.

Phân phối trực tuyến: Jollibee có thể thiết lập sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ thông quatrang web, phương tiện truyền thông xã hội và dịch vụ giao hàng của mình Họ phải đảm bảo rằng trang web của nó thân thiện với người dùng và dễ điều hướng, đồng thời các nền tảng truyền thông xã hội của nó hấp dẫn và nhiều thông tin

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w