1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tiểu luận xây dựng kế hoạch bài dạy môn toán, tiếng việt và khoa học

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tác giả Họ và tên
Người hướng dẫn Giảng viên
Trường học TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……………………………
Chuyên ngành Toán
Thể loại Báo cáo tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 105,41 KB

Nội dung

Bài tiểu luận môn học: xây dựng kế hoạch bài dạy với yêu cầu - Xây dựng kế hoạch bài dạy môn toán ở tiểu học - xây dựng kế hoạch bài dạy môn tiếng việt ở tiểu học - xây dựng kế hoạch bài dạy môn khoa học ở tiểu học

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ………

BÁO CÁO TIỂU LUẬN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Họ và tên:

Lớp:

Giảng viên:

TP Hồ Chí Minh, 03/2024

Trang 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán

Lớp: 4

Bài: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ (Tiết 2)

I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được bài toán tìm hai số khi biết rổng và hiệu của hai số đó và giải được bài toán

- Vận dụng giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

- Từ đó góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực chung.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1 Đồ dùng:

 Giáo viên: Các hình ảnh có trong bài, viết sẵn đề bài toán Khởi động trên bảng phụ (nếu cần)

 Học sinh: 18 khối lập phương hay que tính

2 Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

A KHỞI ĐỘNG:(3 phút)

- HS chơi trò chơi Đố em

- HS làm việc nhóm đôi, thực hiện tính toán

theo yêu cầu Nhóm nào hoàn thành trước

thì lên bảng viết kết quả vào

- HS nghe GV nhận xét, chuyển ý, giới thiệu

Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học

Trang 3

bài: Ở tiết học trước, các em đã biết cách

giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và

hiệu của hai số đó Tiết học này, chúng ta

tiếp tục thực hành giải dạng toán này

B THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP: ( 20 phút)

Thực hành Bài 2:

- HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết yêu

cầu

- HS thực hiện cá nhân, chia sẻ nhóm đôi

- Sửa bài, HS giải thích

Ví dụ:

Số bạn gái → Số lớn (gái nhiều hơn trai).

Số bạn trai → Số bé.

35 bạn → Tổng (Số bạn gái và số bạn trai

là số HS cả lớp).

1 bạn → Hiệu (Số bạn gái nhiều hơn số

bạn trai 1 bạn).

Lời giải chi tiết:

Cách 1:

Bài giải

Số bạn trai là:

(35 – 1) : 2 = 17 (bạn)

Số bạn trai là:

17 + 1 = 18 (bạn) Đáp số: 17 bạn trai, 18 bạn gái

Cách 2:

Bài giải

Số bạn gái là:

(35 + 1) : 2 = 18 (bạn)

Số bạn trai là:

18 – 1 = 17 (bạn)

HS vận dụng giải quyết một

số vấn đề đơn giản liên quan đến bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai

số đó

Trang 4

Đáp số: 17 bạn trai, 18 bạn gái

Luyện tập Bài 1:

- HS tìm hiểu bài

+ Xác định số lớn, số bé, tổng, hiệu.

- HS thực hiện cá nhân

- Sửa bài, HS nói cách làm và cách thử lại

Lời giải chi tiết:

Cách 1:

Bài giải

Tổ 1 thu hoạch được số ki-lô-gam rau là:

(65 + 7) : 2 = 36 (kg)

Tổ 2 thu hoạch được số ki-lô-gam rau là:

36 – 7 = 29 (kg) Đáp số: Tổ 1: 36 kg ; tổ 2: 29 kg

Cách 2:

Bài giải

Tổ 2 thu hoạch được số ki-lô-gam rau là:

(65 – 7) : 2 = 29 (kg)

Tổ 1 thu hoạch được số ki-lô-gam rau là:

29 + 7 = 36 (kg) Đáp số: Tổ 1: 36 kg ; tổ 2: 29 kg

HS vận dụng giải quyết một

số vấn đề đơn giản liên quan đến bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai

số đó

Bài 2:

- HS tìm hiểu bài

+ Xác định số lớn, số bé, tổng, hiệu.

- HS thực hiện cá nhân

- Sửa bài, HS nói cách làm và cách thử lại

Lời giải chi tiết:

Bài giải

Khối lớp 5 thu gom được số vỏ hộp là:

(2 000 + 200) : 2 = 1 100 (vỏ hộp)

Khối lớp 4 thu gom được số vỏ hộp là:

HS vận dụng giải quyết

một số vấn đề đơn giản liên quan đến bài toán tìm hai

số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

Trang 5

1 100 – 200 = 900 (vỏ hộp)

Đáp số: Khối 5: 1 100 vỏ hộp

Khối 4: 900 vỏ hộp

C VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM: (12 phút)

Bài 3:

- HS đọc kĩ đề bài, nhận biết cái đã cho, cái

phải tìm

+ Cái đã cho:

Chu vi hình chữ nhật: 172 m.

Chiều dài hơn chiều rộng: 22 m.

+ Cái phải tìm: Chiều dài và chiều rộng.

- HS nhận biết:

22 m là hiệu của chiều dài và chiều rộng

→ Nếu biết thêm tổng của chiều dài và

chiều rộng thì tìm được chiều dài và chiều

rộng (Bài toán Tổng – Hiệu)

→ Ở bài này, tổng của chiều dài và chiều

rộng là gì? Có tìm được không?

- HS làm bài cá nhân

Bước 1: Tìm tổng của chiều dài và chiều

rộng → một nửa chu vi khu vườn.

Bước 2: Tìm chiều dài và chiều rộng

- Khi sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS

trình bày bài giải (có giải thích cách làm

theo cách 1 hoặc cách 2)

Lời giải chi tiết:

Bài giải

Chiều dài của khu vườn là:

(86 + 22) : 2 = 54 (m)

Chiều rộng của khu vườn là:

54 – 22 = 32 (m) Đáp số: Chiều dài: 54 m; chiều rộng: 32 m

HS vận dụng giải quyết một

số vấn đề đơn giản liên quan đến hình chữ nhật, bài toán tìm hai số khi biết tổng

và hiệu của hai số đó

Trang 6

- HS đọc kĩ đề bài, nhận biết: khi bố chào

đời thì ông 27 tuổi, nghĩa là ông hơn bố 27

tuổi

+ Cái đã cho: Tổng và hiệu của tuổi của

ông và bố.

+ Cái phải tìm: Tuổi của ông (Số lớn).

- HS làm bài cá nhân

- Khi sửa bài, nhiều HS trình bày bài giải

(có giải thích cách làm theo cách 1 hoặc

cách 2)

Lời giải chi tiết:

Bài giải

Tuổi ông hiện nay là:

(117 + 27) : 2 = 72 (tuổi)

Đáp số: 72 tuổi

số vấn đề đơn giản liên quan đến bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai

số đó

Hoạt động nối tiếp

- HS nghe GV đánh giá, nhận xét tiết học

- HS nghe GV dặn dò tiết sau

IV RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

- Cho HS tìm hiểu bài trước với hình thức lớp học đảo ngược trên olm

HS ôn rèn thêm trên https://vioedu.vn ; https://olm.vn ; https://docs.google.com/forms/

Trang 7

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tiếng Việt

Lớp: 4

Bài: XÔN XAO MÙA HÈ ( Tiết 1 - 2)

Đọc: Xôn xao mùa hè

I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1 Khởi động: GV tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

2 Khám phá và luyện tập:

2.1 Đọc:

- Hỏi – đáp được về hoạt động em thích tham gia vào mùa hè; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời

được các câu hỏi tìm hiểu bài Hiểu được nội dung của bài đọc: Khung cảnh mùa

hè với những hình ảnh đẹp đầy sức sống, tươi vui Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi mùa hè thật vui tươi, thú vị Học thuộc lòng được 2 – 3 khổ thơ em thích.

- Tìm đọc được một truyện cười viết về niềm vui, tiếng cười trong sinh hoạt, lao động, phê phán cái xấu,…; viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về

lí do em thích câu chuyện

2.2 Luyện từ và câu:

- Nhận diện và biết sử dụng thành phần chính của câu

2.3 Viết:

- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối (cây bóng mát)

3 Vận dụng:

- Sưu tầm được tranh, ảnh về hoạt động hè của trẻ em; chia sẻ được cảm xúc của

em về một trải nghiệm thú vị trong mùa hè

Từ đó góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực chung.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1 Đồ dùng:

 Giáo viên:

- Ti vi/ máy chiếu bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to

 Học sinh:

- Bút, giấy, bảng phụ,…

2 Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm

Trang 8

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

ĐIỀU CHỈN H

A KHỞI ĐỘNG:(5 phút)

- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để hỏi –

đáp về hoạt động em thích tham gia vào mùa hè

(có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh, video clip về

các hoạt động mùa hè – nếu có) → Xem tranh,

liên hệ với nội dung khởi động → Đọc tên và

phán đoán nội dung bài đọc

- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi

tên bài đọc mới “Xôn xao mùa hè”.

- Gợi ý giới thiệu bài: Mùa hè bao giờ cũng là

mùa được các cô cậu học trò mong đợi Và bài

học ngày hôm nay sẽ mang đến cho chúng ta một

khung cảnh mùa hè với những hình ảnh đẹp đầy

sức sống, tươi vui Nào, mời các em cùng vào

bài nhé!

Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học

B KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP (55 phút)

PHẦN 1: ĐỌC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: Toàn bài đọc với

giọng trong trẻo, vui tươi; nhấn giọng ở những

từ ngữ miêu tả hoạt động, trạng thái, đặc điểm,

… của các sự vật).

- HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số

từ khó: trèo, sớm,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ

và luyện đọc một số dòng thơ theo nhịp 2/4 (trừ

một vài dòng thơ đọc với nhịp 4/2 như: Chăn

đàn dưa hấu/ bên sông; Giăng đèn hoa đỏ/ cho

em;… hoặc nhịp 3/3 như: Từng bông lúa/ dậy

hương chiêm;…):

Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa

Trang 9

Mùa hè/ chui vào quả mít/

Hoá thành/ múi mật vàng ong/

Mùa hè/ mặt trời đỏ chót/

Chăn đàn dưa hấu/ bên sông.//

Mùa hè/ trèo lên cây phượng/

Giăng đèn hoa đỏ/ cho em/

Mùa hè/ bay qua mặt ruộng/

Từng bông lúa/ dậy hương chiêm.//;…

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu.

- HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ

ngữ đã được giải thích ở SHS), VD: xôn xao

(nghĩa trong bài: vừa gợi tả những âm thanh,

tiếng động rộn vui từ nhiều phía xen lẫn nhau,

vừa gợi tả những cảm xúc vui tươi, náo nức),

chiêm ((lúa hay hoa màu) gieo cấy vào giữa

tháng 10, tháng 11 và thu hoạch vào tháng 5,

tháng 6), dậy (nghĩa trong bài: mùi thơm toả

mạnh ra xung quanh),…

- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm

đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong

SHS

+ Câu 1: Bài thơ nhắc đến những sự vật gì vào

mùa hè? Mỗi sự vật ấy được miêu tả bằng những

từ ngữ, hình ảnh nào?

+ Câu 2: Mùa hè gắn bó với lũ trẻ như thế nào?

+ Câu 3: Theo em, vì sao bài thơ có tên là “Xôn

xao mùa hè”?

+ Câu 4: Bài thơ mang đến cho em những cảm

xúc gì về mùa hè?

Gợi ý câu trả lời:

+ Câu 1: Những sự vật được nhắc đến trong bài

thơ là: quả mít – múi mật vàng ong, mặt trời –

đỏ chót, dưa hấu – đàn, cây phượng – giăng đèn

Hiểu được nội dung bài

đọc: Khung cảnh mùa hè với những hình ảnh đẹp đầy sức sống, tươi vui

Trang 10

hoa đỏ, bông lúa – dậy hương chiêm, bầy chim –

luyện thanh, tiếng ve – ẩn hiện, diều – bay cao,

tiếng sáo – xôn xao.

+ Câu 2: Mùa hè gắn bó với lũ trẻ như một người

bạn Vào mùa hè, lũ trẻ cùng nhau chơi trò trốn

tìm, thả diều, thổi sáo, được thưởng thức những

loại trái cây ngọt lành,…

+ Câu 3: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận

riêng, VD: Bài thơ có tên “Xôn xao mùa hè” vì

tất cả các khổ thơ, các từ ngữ, hình ảnh đều gợi

cảnh vật của mùa hè, tâm trạng vui tươi, náo

nức của trẻ thơ khi mùa hè đến,

+ Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận

riêng.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng.

- HS nêu cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc

Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc, nhịp

thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng

- HS nghe GV hoặc bạn đọc lại hai khổ thơ cuối

và xác định giọng đọc đoạn này (Gợi ý: Giọng

trong trẻo, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ

miêu tả hoạt động, trạng thái, đặc điểm của mùa

hè và các sự vật,…):

Mùa hè/ vẫn thường dậy sớm/

Luyện thanh/ cùng với bầy chim/

Mùa hè/ chơi trò tìm trốn/

Tiếng ve/ ẩn hiện gọi mình.//

Mùa hè/ ngồi bên lũ trẻ/

Nối dây/ cho diều lên cao/

Mùa hè/ bay lên thật dễ/

Với cùng tiếng sáo xôn xao…//

- HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm, trước lớp 2

– 3 khổ thơ em thích (có thể thực hiện sau giờ

Học sinh biết đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng đúng, học thuộc lòng khổ thơ

Trang 11

- HS nghe bạn và GV nhận xét phần đọc thuộc

lòng

PHẤN 2: ĐỌC MỞ RỘNG Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm “Cuộc sống mến yêu”

Hoạt động 1: Tìm đọc truyện cười

- HS đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện

trường, ) một truyện cười phù hợp với chủ điểm

“Cuộc sống mến yêu” theo hướng dẫn của GV

trước buổi học khoảng một tuần HS có thể đọc

sách, báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet truyện

cười viết về:

+ Niềm vui, tiếng cười trong sinh hoạt

+ Niềm vui, tiếng cười trong lao động

+ Phê phán cái xấu

+ ?

- HS chuẩn bị truyện mang tới lớp chia sẻ

HS tìm đọc được truyện cười

Hoạt động 2: Viết Nhật kí đọc sách

- HS viết vào Nhật kí đọc sách những điều em ghi

nhớ sau khi đọc truyện cười: tên truyện, tên nhân

vật, tình huống, cách giải quyết, chi tiết tạo tiếng

cười,

- HS có thể trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản

theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện

HS viết được Nhật kí đọc sách

Hoạt động 3: Chia sẻ về truyện cười đã đọc

- HS đọc truyện hoặc trao đổi truyện cho bạn

trong nhóm để cùng đọc

- HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình

- HS nghe góp ý của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiện

Nhật kí đọc sách

- HS bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo

HS được chia sẻ về truyện cười đã đọc

Trang 12

và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc

Tiếng Việt.

Hoạt động 4: Thi Cây hài nhí

- HS kể lại câu chuyện cho bạn nghe trong nhóm

nhỏ và chia sẻ lí do em thích câu chuyện

- 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp

- HS bình chọn cho bạn có giọng kể chuyện hay

- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt

động

HS được Thi Cây hài nhí

C HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

- HS nghe GV đánh giá, nhận xét tiết học

- HS nghe GV dặn dò tiết sau

IV RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

HS ôn rèn lại bài trên https://olm.vn + ghi âm rèn đọc 1 đoạn trong 1 bài em thích gửi trang padlet của lớp.

Ôn rèn thêm 1 số bài đọc hiểu văn bản ngoài SGK trên https://docs.google.com/forms/

Trang 13

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Khoa học.

Lớp: 4

Bài: NẤM ĂN VÀ NẤM MEN TRONG ĐỜI SỐNG (Tiết 1)

I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được tên và một số đặc điểm (hình dạng, màu sắc) của nấm được dùng làm thức ăn qua quan sát tranh ảnh hoặc video

- Khám phá được ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm thông qua thí nghiệm thực hành hoặc quan sát tranh ảnh, video

- Từ đó góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực chung.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1 Đồ dùng:

Giáo viên: Các hình trong bài 20 SGK, một số hình ảnh thức ăn được chế biến

từ nấm men, phiếu học tập, nguyên liệu, dụng cụ làm thí nghiệm (bột mì, nước, nấm men, bát to, đĩa)

Học sinh: SGK, VBT.

2 Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

A KHỞI ĐỘNG: (5 phút)

- HS quan sát hình 1 (SGK, trang 76)

- HS làm việc nhóm đôi, một bạn đặt câu hỏi, một

bạn trả lời câu hỏi:

Ví dụ:

+ Bạn đặt câu hỏi: Bạn đã từng ăn những món ăn

nào được chế biến từ nấm?

+ Bạn trả lời: Mình đã ăn món nấm xào/lẩu nấm,

- HS theo dõi GV nhận xét chung và dẫn dắt vào

bài học: “Nấm ăn và nấm men trong đời sống”

Tạo hứng thú, khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số món

ăn được chế biến từ nấm và dẫn dắt vào bài học

Trang 14

B KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI: ( 30 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đặc điểm của nấm

được dùng làm thức ăn

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát các hình 2, 3, 4,

5, 6, 7 (SGK, trang 76) và hoàn thành nhiệm vụ:

+ Kể tên một số nấm được dùng làm thức ăn và

chia sẻ về hình dạng, màu sắc của chúng.

+ Kể tên một số nấm ăn có ở địa phương em.

- 2 – 3 cặp HS trả lời

- Các HS khác nhận xét và bổ sung

- HS đọc thông tin ở mục Em tìm hiểu thêm để biết

thêm về vai trò của nấm ăn đối với đời sống con

người

* Kết luận: Nấm ăn có nhiều hình dạng (hình tròn,

hình que,…) và nhiều màu sắc (màu nâu, trắng,

…) Có rất nhiều nấm được dùng làm thức ăn như

nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò, nấm chân

dài, nấm mộc nhĩ (nấm tai mèo),

HS nhận biết được đặc điểm của nấm ăn và kể tên được một số nấm ăn

Hoạt động 2: Em tập làm đầu bếp

- HS làm việc theo nhóm 4 thảo luận và hoàn thành

bảng như mẫu gợi ý (SGK, trang 77) bằng cách kể

tên các nấm ăn và nêu đặc điểm hình dạng, màu

sắc, món ăn có thể chế biến từ nấm ăn đó

- 2 – 3 HS bất kì đại diện các nhóm chia sẻ trước

lớp

- HS trả lời và nhận xét lẫn nhau GV khen ngợi

những HS có câu trả lời đúng, lưu loát và có thêm

những ý mới, sáng tạo,

- HS đọc thông tin trong mục Em tìm hiểu thêm

GV dẫn dắt HS cùng rút ra kết luận

* Kết luận: Có rất nhiều nấm được dùng làm thức

ăn bổ dưỡng như nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm,

nấm sò, nấm chân dài, nấm tai mèo (mộc nhĩ),…

Kiểm tra hiểu biết của

HS về tên, đặc điểm và món ăn được chế biến

từ một số nấm được dùng làm thức ăn

Ngày đăng: 17/07/2024, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w