ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế thế giới “Sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là tình trạng có hay không có bệnh tật hoặc ốm yếu. Sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh mà qua đó mỗi cá nhân có thể thực hiện được năng lực của mình, có thể ứng phó hiệu quả với các stress bình thường trong cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và đóng góp cho xã hội” [45], [64]. Hiện nay, rối loạn tâm thần là khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến 25% dân số thế giới tại một thời điểm nhất định trong cuộc đời của họ. Các rối loạn tâm thần thường gặp nhất bao gồm trầm cảm, lo âu và stress [62]. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc ước tính, năm 2021 trên thế giới có khoảng 80 triệu trẻ em từ 10-14 tuổi và khoảng 86 triệu trẻ em từ 15-19 tuổi có các vấn đề sức khỏe tâm thần, tương ứng với khoảng 13% tổng số trẻ vị thành niên trên toàn thế giới. Trong số các vấn đề sức khỏe tâm thần đó, lo âu và trầm cảm là những vấn đề phổ biến nhất, chiếm khoảng hơn 40% các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên. Trầm cảm là nguyên nhân chính gây tự sát ở trẻ vị thành niên. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 45.800 trẻ vị thành niên chết vì tự sát, tức là cứ 11 phút thì thế giới có 01 trẻ tự sát [36]. Stress cũng là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến. Mặc dù, stress không phải là một rối loạn tâm thần trực tiếp như trầm cảm, lo âu nhưng nó lại là tác nhân phổ biến và có vai trò quan trọng dẫn đến trầm cảm và lo âu. Có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng bầu không khí học đường, bao gồm an toàn học đường, mức độ gắn kết và yếu tố môi trường, có tác động đến tình trạng trầm cảm, lo âu, stress của trẻ vị thành niên. Áp lực học tập, từ cha mẹ, giáo viên và bạn bè đồng trang lứa liên quan đến chương trình học nặng và các yêu cầu trong kỳ thi, là một yếu tố có mối liên quan với tình trạng trầm cảm, lo âu, stress ở tuổi vị thành niên. Bắt nạt và các yếu tố căng thẳng xã hội khác đã được chứng minh là có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần ở học sinh độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam [37]. Bên cạnh đó, song song với các yếu tố môi trường ở trường học và gia đình thì việc tiếp cận về mạng Internet dễ dàng và độ bao phủ về điện thoại di động cũng có tác động đáng kể đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở đối tượng học sinh. Nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Xuân Bách cho thấy, những vị thành niên nghiện Internet thì thường có các vấn đề như tự chăm sóc, khó khăn trong việc chăm sóc hàng ngày, cảm giác khó chịu, lo âu và trầm cảm. Hậu quả của việc ảnh hưởng này tác động đến chất lượng cuộc sống của vị thành niên [58]. Một khảo sát dịch tễ học gần đây trên mẫu đại diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh/thành cho thấy tỷ lệ trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên khoảng 12%, đồng nghĩa với việc hơn 3 triệu trẻ vị thành niên có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong trẻ vị thành niên Việt Nam là các vấn đề hướng nội (lo âu, trầm cảm, đơn độc) và vấn đề hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý) [35]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Huyền và cộng sự (2020) trên 661 học sinh trung học tại Hà Nội cũng cho thấy trầm cảm là yếu tố chính liên quan đến hành vi tự tử ở học sinh [56]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng và cộng sự (2020) trên học sinh 02 trường Trung học phổ thông tại thành phố Huế cho thấy: tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress lần lượt chiếm 47,6%; 52,1%; và 34,8%. Đáng chú ý là tỷ lệ nghiện Internet chiếm 21,7% và có liên quan chặt chẽ với mức độ trầm cảm, lo âu và stress [13]. Trước thực trạng đó, ngày 02/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1660/QĐ-TTg về việc Phê duyệt chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025. Trong đó có mục tiêu đến năm 2025 “50% trường học thực hiện việc đánh giá và phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khoẻ tâm thần cho học sinh”; “100% học sinh được truyền thông giáo dục sức khoẻ và nâng cao kiến thức về sức khoẻ tâm thần” [30]. Ngày 01/6/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Quyết định số 1442/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục sức khoẻ tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025 của ngành Giáo dục. Mục tiêu của chương trình là “Học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục và các hình thức tư vấn dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau” [6]. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào tại địa phương tiến hành đánh giá vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học phổ thông một cách toàn diện trên các đối tượng và khu vực khác nhau. Do vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh tại một số trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ”. Với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh tại một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bằng thang đo DASS-21. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở đối tượng nghiên cứu.
Một số khái niệm về trầm cảm, lo âu, stress
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “Sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là tình trạng có hay không có bệnh tật hoặc ốm yếu Sức khỏe tâm thần (SKTT) là trạng thái khỏe mạnh mà qua đó mỗi cá nhân có thể thực hiện được năng lực của mình, có thể ứng phó hiệu quả với các stress bình thường trong cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và đóng góp cho xã hội” [45], [64].
Rối loạn trầm cảm (còn gọi là trầm cảm) là một rối loạn tâm thần phổ biến Nó liên quan đến tâm trạng chán nản hoặc mất niềm vui hoặc hứng thú với các hoạt động trong thời gian dài Trầm cảm khác với những thay đổi tâm trạng và cảm xúc thường xuyên về cuộc sống hàng ngày Nó có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và cộng đồng [63].
Lo âu là một phản ứng cảm xúc tự nhiên của con người, là cảm giác sợ hãi, mơ hồ, khó chịu lan tỏa cùng các rối loạn cơ thể ở một hay nhiều bộ phận nào đó.
Lo âu thực chất là tín hiệu báo động, báo trước cho cơ thể biết rằng sẽ có sự đe dọa từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, từ đó tìm ra được các giải pháp phù hợp để tồn tại và phát triển Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức gây ra các biểu hiện run, khó thở, tim đập nhanh, vã mồ hôi, cảm giác không thực Mặc dù, những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết cho phép, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt của họ Khi mức độ lo âu dẫn đến gây trở ngại rõ rệt các hoạt động lúc đó được gọi là lo âu bệnh lý [53].
Tuy nhiên, khi lo âu mang tính chất dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không liên quan, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào đó ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua, không còn tính chất thời sự nữa thì nó lại trở thành bệnh lý Khi đó lo âu gây trở ngại cho công việc, học tập, sinh hoạt, ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ bình thường của cá nhân và được gọi là rối loạn lo âu [33].
Stress là một thuật ngữ tiếng Anh bắt nguồn từ chữ La tinh: “stringgi”, có nghĩa là bị kéo căng ra” Bắt nguồn từ vật lý học để chỉ một sức nén mà vật liệu phải chịu đựng. Đến thế kỷ 17, stress được chuyển sang dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một tác động rất căng thẳng [48]. Năm 1914, W.B.Cannon lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ stress trong các nghiên cứu về y sinh học Tuy nhiên, người có công lớn trong việc đưa ra khái niệm stress một cách khoa học đó là Hans Selye (nhà sinh lý học người Canada) Theo ông, stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những kích thích từ môi trường Đó là những phản ứng của cơ thể nhằm khôi phục trạng thái cân bằng nội môi, khắc phục được các tình huống bất lợi để đảm bảo duy trì và thích nghi thỏa đáng của cơ thể trước những điều kiện sống luôn luôn biến đổi Nói cách khác, bình thường stress góp phần giúp con người thích nghi với môi trường sống. Nếu sự đáp ứng của cá nhân đối với stress không đầy đủ, không phù hợp và cơ thể không tạo nên một sự cân bằng mới, thì những chức năng của cơ thể ít nhiều cũng bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý về thể chất và tâm lý sẽ xuất hiện Học thuyết của H.Selye nhấn mạnh vai trò của cảm xúc đối với thể chất và đó là nguyên nhân của một số bệnh tâm thể như loét dạ dày – tá tràng, hen phế quản…[20].
Nguyễn Hữu Thụ đã đưa ra khái niệm: Stress là sự tương tác đặc biệt giữa chủ thể và môi trường sống trong đó chủ thể nhận thức, đánh giá sự kiện (kích thích) từ môi trường (có hại, nặng, nhẹ, nguy hiểm, hụt hẫng, …) nhằm huy động các nguồn năng lực ứng phó đảm bảo sự cân bằng, thích nghi với môi trường luôn thay đổi [32].
Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông
1.2.1 Khái niệm tuổi vị thành niên
Vị thành niên (VTN): từ này trong tiếng Anh “adolescent” có nghĩa là "lớn lên" hay "phát triển" Tuổi VTN là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người Là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ phát triển Có sự thay đổi đồng loạt từ đơn giản đến phức tạp bao gồm: sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các quan hệ xã hội, sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, bước đầu hình thành nhân cách nên nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác Cá nhân phải có những thay đổi để thích nghi VTN có rất nhiều những mâu thuẫn, những sự kiện xã hội liên quan đến nhu cầu và nhiệm vụ phát triển đòi hỏi đứa trẻ phải đáp ứng như: chúng vừa muốn là trẻ con (muốn nũng nịu, muốn được bố mẹ quan tâm, muốn được nhận quà…) vừa muốn là người lớn (đòi thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của bố mẹ, đòi được quyền tự quyết định, đòi được tôn trọng các vấn đề riêng tư, đòi mọi người phải đối xử với mình như người lớn…) Các em thường hay có ý nghĩ cực đoan cho rằng mình đã là người lớn có quyền và có thể làm được mọi việc như người lớn, nhưng mặt khác các em cũng thấy rõ một thực tế rằng mình vẫn chưa thực sự được thừa nhận là người lớn Để giải quyết mâu thuẫn này, thiếu niên lớn thường mô phỏng bắt chước những hành vi được các em gán cho là của người lớn Tuổi VTN trải nghiệm những lớp hành vi hay các điều kiện xã hội liên quan đến sự chín muồi xã hội ở lứa tuổi này, là giai đoạn có những mối quan hệ khác giới, nhu cầu giao tiếp với xã hội bạn bè nhiều hơn, các em có xu hướng theo bạn bè hơn là cha mẹ [12]. Những hành vi này không những thay đổi tùy theo giới tính và sự trưởng thành về thể lực, trí tuệ và những quan hệ xã hội của các cá nhân VTN mà còn tùy thuộc vào môi trường xã hội, văn hóa, chính trị, vật chất, kinh tế nơi họ sống Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2019, ở Việt Nam trẻ VTN có khoảng 13.726.054 trẻ, chiếm khoảng 14,3% dân số cả nước [28].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi từ 10-19 tuổi là tuổi VTN Ở Việt Nam VTN là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi Tuổi VTN phân làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu từ 10-14 tuổi, giai đoạn 2 từ 15-19 tuổi, phù hợp với sự phát triển thể chất và tâm lý xã hội từng thời kỳ, sự phân chia này cũng chỉ có tính chất tương đối Vì trong thực tế, yếu tố tâm sinh lý, phát triển thể lực của mỗi em có những đặc điểm riêng biệt không hoàn toàn theo đúng như sự phân định [12].
1.2.2 Những biến đổi về thể chất, tâm lý, xã hội ở tuổi vị thành niên
1.2.2.1 Biến đổi về thể chất
Dậy thì là giai đoạn quan trọng ở lứa tuổi VTN, dùng để xác định sự chín muồi rõ nét về mặt cơ thể Sự chín muồi sinh học này xảy ra trên hầu hết các hệ thống cơ thể ở cả nam lẫn nữ và thường bắt đầu ở khoảng 10-11 tuổi và kết thúc ở khoảng 15-17 tuổi Ở tuổi dậy thì không phải tất cả các em cùng tuổi hoặc cùng giới đều phát triển như nhau Có một số em biểu hiện thay đổi sớm hơn một số em khác và một số em biểu hiện thay đổi chậm hơn các em khác [12]. Ở nữ giới ngay khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 13 tuổi), cơ thể các em bắt đầu phát triển nhanh hơn mức bình thường Các em gái cao rất nhanh và khi 18 tuổi các em có thể cao bằng một người phụ nữ trưởng thành Ngoài thay đổi về cân nặng, chiều cao, vú bắt đầu phát triển, mọc lông ở bộ phận sinh dục, thay đổi giọng nói, tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi và xuất hiện mụn trứng cá ở mặt. Thay đổi hình dạng cơ thể từ thon mảnh của đứa trẻ sang dáng vẻ duyên dáng của phụ nữ Giai đoạn dậy thì chính thức được đánh dấu bằng lần hành kinh đầu tiên, báo hiệu trứng đã bắt đầu rụng và có khả năng có thai Giai đoạn này diễn ra những biến đổi quan trọng cho việc chuẩn bị làm mẹ sau này: Tử cung lớn và dày hơn, tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra [12]. Ở nam giới bước vào tuổi dậy thì (khoảng 15-17 tuổi), đặc điểm rõ rệt nhất là sự phát triển mạnh mẽ về cân nặng, chiều cao và đến 17-18 tuổi hầu hết các em đã đạt chiều cao tối đa Cùng với sự phát triển chiều cao, dần dần xuất hiện lông mu, ria mép và mọc mụn trứng cá, tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi Đồng thời dương vật và tinh hoàn cũng bắt đầu phát triển về kích thước, xuất hiện phóng tinh không chủ đích Thanh quản mở rộng, vỡ giọng nói Tiếp đó là sự phát triển của các cơ bắp ở ngực, vai và đùi, bắt đầu có hình dáng đặc trưng của nam giới [12].
1.2.2.2 Những nhạy cảm về giới và cảm xúc giới tính
Dậy thì là sự báo hiệu chuyển giai đoạn, được xem như là cái mốc khởi đầu tuổi VTN, những trẻ gái bắt đầu và kết thúc dậy thì sớm hơn trẻ trai khoảng 1-2 năm Trong giai đoạn phát triển này, những thay đổi của các yếu tố sinh học có ảnh hưởng đến các yếu tố tâm lý Và ngược lại, các sự kiện xã hội, sự trải nghiệm tâm lý đến lượt nó cũng ảnh hưởng lên hệ thống sinh học Trẻ dễ bị kích động và có những cảm xúc hỗn loạn [12] Ở nữ giới, giai đoạn này các tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, nhưng chưa ổn định (đặc biệt là hoocmon của tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục) làm ảnh hưởng hoạt động của hệ thần kinh, hệ tim mạch Do đó, các em dễ xúc động, bực tức, nổi khùng Nếu người lớn không kiên nhẫn, biết cách thuyết phục thì các em rất dễ có phản ứng mạnh khi phật ý Tuy nhiên, tất cả những hiện tượng rối loạn này chỉ mang tính chất tạm thời, khoảng 15 tuổi trở đi các em sẽ bước vào tuổi đầu thanh niên với sự phát triển hài hòa về mọi mặt Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển cơ thể của thiếu niên Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động mạnh và những biểu hiện của sự dậy thì xuất hiện Biểu hiện chủ yếu của sự chín muồi sinh dục ở các em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng kinh nguyệt Đến 15-16 tuổi, giai đoạn dậy thì kết thúc Các em đã có thể sinh sản được, nhưng sự trưởng thành thực sự về mặt tâm lý và xã hội thì còn phải đợi thêm nhiều năm nữa Vì vậy, người lớn cần chú ý giúp đỡ thiếu niên một cách tế nhị để các em yên tâm học tập, tránh hiện tượng “yêu sớm” có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc Như vậy, sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển thể chất của thiếu niên có một ý nghĩa quan trọng đối với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới Những biến đổi rõ rệt về mặt giải phẫu sinh lý làm cho thiếu niên trở thành người lớn theo quy luật tự nhiên và làm nảy sinh trong các em cảm giác về tính người lớn Sự phát dục làm cho thiếu niên xuất hiện những rung cảm giới tính mới lạ, khiến các em quan tâm nhiều hơn đến người khác giới [25].
1.2.2.3 Biến đổi về tâm lý
VTN là những người không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn dù là con trai hay con gái, diễn biến tình cảm và tâm lý cũng có những điểm giống nhau do lứa tuổi, tất nhiên ở mỗi giới có thể có các biểu hiện ít nhiều khác nhau Về mặt tâm lý và tình cảm, các em bắt đầu có tư duy trừu tượng, các em ý thức được mình không còn là trẻ con nữa Trong hành động, các em muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều mới lạ Các em thường quan tâm, đến những thay đổi của cơ thể, nhất là các em gái Do những biến đổi sinh học đã tạo nên sự mất cân bằng tạm thời về tâm lý Trong giai đoạn phát triển này, các em có những thay đổi thường xuyên về tâm tư Sự quan tâm thái quá đến hình ảnh cơ thể, sự không hài lòng về những đặc điểm nào đó của cơ thể có thể biến thành nỗi khổ tâm, sự khó ở… và những tình cảm này có thể gây stress tiêu cực cho trẻ làm nảy sinh sự lo âu, trầm cảm và cả những ý nghĩ tự sát [12]. Ở tuổi này có tính không ổn định về mặt xúc cảm, tình cảm – thoắt vui, thoắt buồn, kém hài lòng về hình ảnh cơ thể, dễ thân mật mà cũng dễ giận dữ … Hiện tượng dễ xúc động, dễ tổn thương, dễ bị kích động hay khóc hay tự ái, tủi thân vì những chuyện nhỏ nhặt, dễ băn khoăn, lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm ở cơ thể mình khi so sánh với các bạn cùng lứa là những hiện tượng thường xảy ra, đặc biệt ở các em gái Các em cũng bắt đầu quan tâm đến bè bạn, muốn tách khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, tuy nhiên các em vẫn còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm và vẫn phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình Các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè cùng lứa Phát triển mạnh về tư duy trừu tượng, tuy vậy các em lại thường thay đổi tình cảm một cách dễ dàng, khi vui, khi buồn Khi mong muốn điều gì, các em muốn được thỏa mãn nhu cầu ngay và có thể hành động bất chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ khả năng tự phê phán [12].
1.2.2.4 Biến đổi về xã hội
Trẻ VTN thường tò mò khám phá môi trường bên ngoài, các em có hiểu biết về môi trường xã hội rộng lớn hơn so với môi trường gia đình và trường học, vì vậy việc hình thành các mối quan hệ xã hội luôn thôi thúc các em phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử mới theo cách riêng, theo trào lưu của bạn bè, để hòa nhập với môi trường xã hội rộng lớn hơn [12] Trong xã hội hiện đại các em được tiếp cận với xã hội một cách dễ dàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như:sách báo, Internet, phim ảnh, điện thoại di động [12].
Các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress
1.3.1 Các yếu tố liên quan của trầm cảm
Theo Viện sức khỏe Tâm thần quốc gia (National Institute of Mental Health), nguyên nhân trầm cảm là do các yếu tố di truyền, sinh học, môi trường và các sang chấn về mặt tâm lý [54].
Môi trường sống: môi trường sống, văn hóa, kinh tế, xã hội, áp lực làm việc, học tập… ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của một con người Có thể thấy tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn ở những học sinh nghèo, dân tộc thiểu số, có bố mẹ thất nghiệp… vì các em thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, tiêu cực khó giải quyết hoặc khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng.
Sang chấn tâm lý gây ra các trạng thái cảm xúc tiêu cực dai dẳng như buộc phải bỏ học, xung đột gia đình, phá sản hoặc mất người thân Đây là những sang chấn nghiêm trọng, để lại ám ảnh kéo dài và có thể dẫn đến trầm cảm.
Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng học tập, làm việc và ứng phó với khó khăn trong cuộc sống hằng ngày Khi mức độ trầm cảm là nhẹ thì có thể điều trị mà không cần dùng tới thuốc nhưng khi trầm cảm là vừa hoặc nặng thì cần phải kết hợp giữa điều trị thuốc và phương pháp tâm lý trị liệu [63]. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm như: Giới tính, vận động, tiền sử gia đình … Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, gây những hậu quả khôn lường đối với cá nhân, gia đình và xã hội:
+ Yếu tố cá nhân: Không ăn ngủ được bình thường, bị gầy ốm, giảm thể lực và sự minh mẫn, không tập trung suy nghĩ được, do đó học hành kém, kết quả học tập kém, không lên được lớp, không ứng phó được với khó khăn trong cuộc sống hằng ngày Nghiêm trọng nhất là trầm cảm có thể dẫn tới ý tưởng và hành vi tự sát.
+ Yếu tố quan hệ gia đình: Không vui vẻ, mất hạnh phúc, không yên tâm học tập, bố mẹ không quan tâm dạy dỗ tốt, giảm ý chí cầu tiến.
+ Yếu tố liên quan đến học tập: Tiếp thu chậm, kém hiệu quả, thiếu tư duy sáng tạo, không hòa hợp với bạn bè thầy cô, cãi cọ, gây sự, đánh nhau, giận dỗi. Khi mức độ trầm cảm nhẹ có thể điều trị mà không cần dùng tới thuốc nhưng khi mức độ trầm cảm vừa hoặc nặng thì cần phải kết hợp giữa điều trị thuốc và phương pháp tâm lý trị liệu [63].
1.3.2 Các yếu tố liên quan của lo âu
Theo Nguyễn Thị Hằng Phương, có 4 nhóm nguyên nhân ở đối tượng học sinh Trung học phổ thông (THPT) được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp về mức độ ảnh hưởng như sau [21]:
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập: Kết quả học tập không tốt, tăng áp lực học tập, thi cử, khối lượng bài tập nhiều
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến bản thân học sinh: Việc học tập thiếu phương pháp và kế hoạch hợp lý, cảm giác sợ thua kém bạn bè, cảm giác sợ thất bại
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến gia đình: Lo lắng về kinh tế gia đình, bố mẹ bất hòa hay có xung đột
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến các mối quan hệ xã hội: Mâu thuẫn với thầy cô, bạn bè, người yêu
Rối loạn lo âu khác với cảm giác của sự căng thẳng Nếu không được điều trị rối loạn lo âu có thế dẫn đến các tình huống trầm trọng hơn về triệu chứng Những người mắc rối loạn lo âu sẽ có nguy cơ cao mắc trầm cảm và họ dễ lạm dụng các loại thức uống có cồn và các chất gây nghiện để làm giảm nhẹ các triệu chứng mà họ mắc phải. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập, làm việc và các hoạt động xã hội của chủ thể Một số yếu tố liên quan: giới tính, trầm cảm, di truyền [64].
1.3.3 Các yếu tố liên quan của stress
Theo Nguyễn Hữu Thụ, nguyên nhân stress trong sinh viên được Phân thành nhóm nguyên nhân bên trong và bên ngoài Các nguyên nhân bên trong gồm 3 nhóm: đặc điểm cá nhân, đặc điểm tâm lý và khả năng ứng phó Các nguyên nhân bên ngoài gồm 3 nhóm: môi trường xã hội, môi trường gia đình và môi trường học tập [32]. Stress tích cực thúc đẩy sự hoạt động tăng cường của các dự trữ chức năng cơ thể giúp con người thích ứng với tác nhân, hoàn cảnh, điều kiện sống [54] Ngoài ra, theo Nguyễn Hữu Thụ stress nhẹ không ảnh hưởng đến học tập của sinh viên nên không phải là bệnh lý [32].
Stress tiêu cực làm giảm hệ thống dự trữ chức năng của cơ thể, giảm khả năng miễn dịch, giảm hứng thú, kém thích ứng, dễ gây ra bệnh thực thể và tâm thể.
Các yếu tố nguy cơ được phân làm 4 nhóm [55]:
- Học tập: Thành tích học tập, các kỳ thi, sự cạnh tranh giữa các học sinh.
- Các yếu tố vật lý: Cơ sở vật chất nơi ở, môi trường sống, tiếng ồn
- Yếu tố cảm xúc: Quan hệ với các thành viên trong lớp và ngoài xã hội, chuyện tình cảm
- Yếu tố xã hội: Kinh tế gia đình, sự hỗ trợ của xã hội, định kiến xã hội.
Có sáu nhóm yếu tố bảo vệ sức khỏe tinh thần của học sinh: Bạn bè, hoạt động thể dục, yếu tố vật lý của môi trường trường học, phương pháp giảng dạy, sở thích cá nhân và sự hỗ trợ của giáo viên.
Giới thiệu về thang đo đánh giá trầm cảm, lo âu và stress
Việc định lượng hay đo lường mức độ stress gặp rất nhiều khó khăn vì stress là một vấn đề về tâm lý nên rất khó để xác định chính xác Bên cạnh đó, phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây stress là khác nhau Hơn thế nữa, các triệu chứng gây ra bởi stress thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh lý khác nên rất khó xác định chính xác.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều bộ công cụ được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) Có thể kể đến một số bộ công cụ được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học như bộ câu hỏi đánh giá cảm nhận về stress (PSS10), thang đánh giá về stress (GHO12), thang tự đánh giá lo âu của Zung (SAS), thang đánh giá lo âu của Beck (BAI), thang đo đánh giá trầm cảm của Beck (BDI), thang đánh giá trầm cảm và lo âu (AKUADS), thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm của Lovibond (DASS 21 và DASS 42)…
Thang đánh giá DASS được phát triển vào năm 1995 bởi Lovibond S.H và Lovibond P.F để sàng lọc mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở người trưởng thành trong cộng đồng Phiên bản gốc DASS 42 gồm 42 câu hỏi, mỗi khía cạnh (trầm cảm, lo âu và căng thẳng) có 14 câu Sau đó, vào năm 1997, phiên bản rút gọn DASS 21 được tạo ra, bao gồm 21 câu hỏi phân bổ đều cho 3 khía cạnh đo lường Các nghiên cứu đã khẳng định sự nhất quán giữa DASS 42 và DASS 21.
Năm 2013, sau khi được Trần Đức Thạch và cộng sự cùng nhóm các chuyên gia về SKTT chuyển dịch sang tiếng Việt (DASS-V), thang được đánh giá về độ nhạy, độ đặc hiệu với ngưỡng xác định trầm cảm = 10, lo âu = 8 và stress = 14, Cronbach’s alpha = 0,88 và đã được sử dụng khảo sát stress, trầm cảm, lo âu cho một số nghiên cứu tại Việt Nam [60].
Theo nghiên cứu của Lê Thị Minh Hồng và cộng sự (2017) DASS-21 phù hợp để sử dụng như một công cụ sàng lọc các triệu chứng của các vấn đề SKTT phổ biến, đặc biệt là trầm cảm và lo lắng của thanh thiếu niên ở Việt Nam, Cronbach’s alpha dao động từ 0,761 đến 0,906 Nghiên cứu cũng mở rộng kiến thức về độ tin cậy và hiệu lực hội tụ của DASS-21 đối với người Việt Nam Giá trị hội tụ của DASS-21 đã được xác nhận với hệ số tương quan vừa phải (-0,47 đến -0,66) giữa điểm yếu tố của thang đo và các lĩnh vực liên quan đến SKTT [50].
Giá trị và độ tin cậy của thang đo DASS-21 đã được chứng minh trong các nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Hùng và cộng sự [2], [19] Kết quả cho thấy thang đo DASS-21 có hệ số Cronbach’s alphas của trầm cảm, lo âu, stress lần lượt là 0,81; 0,75 và 0,78 Điều này đảm bảo tính nhất quán của thang đo khi hệ số Cronbach’s alpha > 0,7 [61].
Thang đo DASS-21 đã được nhiều nghiên cứu đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy và khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam, không có sự khác biệt về mặt văn hóa Từ những lý do trên, chúng tôi sử dụng thang đo DASS-21 bao gồm 21 câu hỏi để xác định mức độ lo âu - trầm cảm - stress ở học sinh trung học.
1.5 GIỚI THIỆU THANG ĐO ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG INTERNET (IAT)
Thang đo IAT là thang tự báo cáo được xây dựng lần đầu tiên năm 1996 bởi Young (Giám đốc Trung tâm Phục hồi nghiện Internet Hoa Kỳ) để đo mức độ sử dụng Internet [65] Trắc nghiệm sau đó được thích ứng và sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới Hiện nay, có nhiều phiên bản mới của trắc nghiệm đánh giá mức độ sử dụng Internet, do nhiều nhà nghiên cứu phát triển thêm Tuy nhiên, trắc nghiệm IAT vẫn được sử dụng nhiều và các trắc nghiệm khác xây dựng phần nhiều dựa trên trắc nghiệm đầu tiên của bà Trắc nghiệm bao gồm 20 câu, mỗi câu có 5 mức độ trả lời theo thứ tự 0: không bao giờ; 1: hiếm khi; 2: thỉnh thoảng; 3: thường xuyên; 4: rất thường xuyên; 5: luôn luôn Tính nhất quán nội tại của yếu tố 1 (mất kiểm soát/quản lý thời gian) ở mức cao (Cronbach's alpha = 0,82) và yếu tố 2 (thèm muốn/các vấn đề xã hội) ở mức đạt yêu cầu (Cronbach's alpha = 0,75) [59].
Cách tính điểm của trắc nghiệm theo thứ tự tăng dần và theo số của câu trả lời,
0 - 0 điểm; 1 - 1 điểm; 2 - 2 điểm; 3 - 3 điểm; 4 - 4 điểm; 5 - 5 điểm.
Mức độ sử dụng được tính dựa trên tổng điểm của thang Cách phân loại mức độ sử dụng Internet như sau: Cộng dồn điểm của tất cả các câu hỏi trên bộ trắc nghiệm và được đánh giá như sau: 0-30 điểm: Không sử dụng; 31-49 điểm: Sử dụng ở mức độ trung bình; 50-79 điểm: Sử dụng ở mức độ thường xuyên; 80-100 điểm:
Sử dụng ở mức độ rất thường xuyên [59], [65].
Tình hình trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học phổ thông trên thế giới và ở Việt Nam
Theo UNICEF (2021) ước tính, trên thế giới có khoảng 80 triệu trẻ em từ 10-
14 tuổi và khoảng 86 triệu trẻ em từ 15-19 tuổi có các vấn đề SKTT, tương ứng với khoảng 13% tổng số trẻ VTN trên toàn thế giới; nam và nữ có tỷ lệ khá tương đương nhau Trong số các vấn đề SKTT đó, lo âu và trầm cảm là những vấn đề phổ biến nhất, chiếm khoảng hơn 40% các vấn đề SKTT ở trẻ VTN Tiếp đến là các rối loạn cảm xúc và hành vi khác như rối loạn nhân cách, hành vi nghiện ngập, chống đối xã hội (ODD), hành vi vi phạm đạo đức xã hội (CD), bạo lực học đường, hành vi sử dụng Internet (ID) [36].
Trầm cảm là nguyên nhân chính dẫn đến tự tử ở trẻ vị thành niên (VTN) Theo UNICEF (2021), ước tính hàng năm có khoảng 45.800 trẻ VTN trên thế giới tử vong do tự tử, tương đương cứ 11 phút có một trẻ tự tử Tự tử là nguyên nhân tử vong đứng thứ tư ở trẻ nam từ 10-19 tuổi, chỉ sau tai nạn giao thông, lao và bạo lực Đối với trẻ nữ, tự tử đứng thứ ba trong số các nguyên nhân tử vong.
Stress cũng là vấn đề SKTT phổ biến Mặc dù, stress không phải là một rối loạn tâm thần trực tiếp như trầm cảm, lo âu nhưng nó lại là tác nhân phổ biến và có vai trò quan trọng dẫn đến trầm cảm và lo âu Stress cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển nhân cách và tương lai của trẻ Rối loạn hành vi là một trong những vấn đề SKTT đặc trưng ở lứa tuổi VTN Hành vi lạm dụng game trực tuyến (Internet Addiction - ID) là hành vi nghiện game trực tuyến và là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến các vấn đề SKTT và rối loạn hành vi của học sinh Về gánh nặng bệnh tật, UNICEF (2021) ước tính, mỗi năm, thế giới tiêu tốn khoảng 387,2 tỷ đô la để chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT) cho trẻ từ 0-19 tuổi; trong đó kinh phí chăm sóc trẻ bị trầm cảm chiếm khoảng 21,87%, lo âu là 26,93%, rối loạn hành vi là 22,63%, còn lại khoảng 28,57% là do các vấn đề SKTT khác [36].
Theo tác giả Felicitas Auersperg và cộng sự (2019) cho thấy có mối liên hệ đáng kể giữa ly hôn của cha mẹ và mọi khía cạnh của SKTT được tìm thấy với các
OR (95% CI): trầm cảm 1,29 (1,23-1,35), lo lắng 1,12 (1,04-1,12) Kết quả phân tích tổng hợp cho thấy một hướng ảnh hưởng nhất quán về ảnh hưởng lâu dài của việc cha mẹ ly hôn đối với con cái họ Những cá nhân bị ảnh hưởng bởi việc cha mẹ ly hôn có nguy cơ mắc nhiều vấn đề SKTT cao hơn, trong đó phổ biến là tình trạng trầm cảm và lo âu, mặc dù mức độ ảnh hưởng đã giảm từ năm
Nghiên cứu của tác giả D'Onofrio B và cộng sự (2019) ghi nhận rằng ly hôn của ba mẹ có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về điều chỉnh hành vi ở trẻ VTN bao gồm cả những khó khăn trong học tập (điểm số thấp, bỏ học), các hành vi gây rối (hạnh kiểm, sử dụng chất kích thích) và tâm trạng chán nản, trầm cảm [46].
Tại Việt Nam, vấn đề trầm cảm, lo âu, stress dần được quan tâm nhiều hơn, một số nghiên cứu gần đây cho thấy bức tranh đáng báo động Nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Huyền và cộng sự (2020) trên 661 học sinh trung học tại Hà Nội cũng cho thấy tỷ lệ học sinh có ý định hoặc có kế hoạch hoặc đã thử tự tử lần lượt là 14,2%, 5,5% và 3,0% Đáng chú ý là trầm cảm là yếu tố chính liên quan đến hành vi tự sát ở học sinh [56].
Trần Thị Hương Quỳnh và cộng sự (2020) nghiên cứu về thực trạng trầm cảm, lo âu stress ở học sinh một trường THPT tỉnh Nghệ An và một số yếu tố liên quan cho thấy 38,2% học sinh có triệu chứng trầm cảm (nhẹ 15,3% và nặng, rất nặng 5,0%) Tỷ lệ học sinh có biểu hiện lo âu chiếm 39,2% (vừa 15,1%, nặng 6,6%) và áp lực học tập có liên quan đến nguy cơ mắc trầm cảm, lo âu [23].
Nghiên cứu của Hồ Thị Thúy Ngân (2016) chỉ ra mối liên hệ giữa nghiện Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh Nghiên cứu trên 634 học sinh THPT Hai Bà Trưng, Huế cho thấy học sinh nghiện Internet ở mức độ nhẹ và vừa có điểm trầm cảm, lo âu và stress cao hơn nhóm không nghiện Cụ thể, học sinh nghiện Internet mức độ nhẹ có nguy cơ mắc trầm cảm, lo âu và stress cao hơn lần lượt 2,01; 1,811 và 1,83 điểm Học sinh nghiện Internet mức độ vừa có nguy cơ mắc các vấn đề này cao hơn lần lượt 2,91; 3,02 và 3,36 điểm.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng và Đào Thị Việt Trinh (2020) trên học sinh 02 trường Trung học phổ thông Gia Hội và Hai Bà Trưng cho thấy: tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress lần lượt chiếm 47,6%; 52,1%; và 34,8% Trong đó, trầm cảm vừa và nặng chiếm 31,5%; stress vừa và nặng chiếm 22,8%; lo âu vừa và nặng chiếm 34,4% Đáng chú ý là tỷ lệ nghiện Internet chiếm 21,7% và có liên quan chặt chẽ với mức độ trầm cảm, lo âu và stress [13].
Nghiên cứu Ngô Thị Diệu Hường trên 1062 học sinh THPT thành phố Huế năm học 2020 – 2021 cho thấy tỷ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 46,1%; 68,2% và 49,6% Có 76,0% học sinh có ít nhất 1 trong 3 biểu hiện, 55,3% học sinh có từ 2 biểu hiện trở lên và 32,7% học sinh có cả 3 biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress Mức độ biểu hiện từ vừa đến nặng và rất nặng của trầm cảm là 28,9%; lo âu là 48,7% và stress là 32,4% [14].
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Học sinh các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Các học sinh lớp 10 đến lớp 12 được sự đồng ý của bố, mẹ hoặc người giám hộ.
Học sinh đang mắc các bệnh lý cấp tính không thể trả lời phỏng vấn.
Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 4/2023 đến tháng 5/2023 (sau khi học sinh đã hoàn thành kỳ thi học kỳ II của năm học).
Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu: n = Z 2 (1-α/2) x DE
- n: Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết của nghiên cứu.
- Z(1- α/2): Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với α được chọn Tương ứng với độ tin cậy là 95% thì Z(1-α/2) = 1,96
- d: là độ chính xác mong muốn, chúng tôi chọn d = 0,05. p(1-p) d 2
- p: là tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress của học sinh THPT ước đoán từ nghiên cứu trước đó Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng và Đào Thị Việt Trinh năm 2020 tại thành phố Huế cho thấy tỷ lệ học sinh có stress là 34,8%, tỷ lệ học sinh có dấu hiệu lo âu là 52,1%, tỷ lệ học sinh có dấu hiệu trầm cảm là 47,6% [13] Để tính toán được cỡ mẫu lớn nhất chúng tôi chọn p =0,476.
- DE là hệ số thiết kế do chọn mẫu tầng, nhiều giai đoạn (DE=3).
Để đảm bảo kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, chúng tôi đã tính toán cỡ mẫu tối thiểu theo công thức và ước lượng tỷ lệ mẫu dự phòng 5% Cỡ mẫu tối thiểu ước tính được là 1.149 học sinh và sau khi dự phòng 5% thì cỡ mẫu tối thiểu là 1.206 học sinh Do nghiên cứu được tiến hành trên toàn bộ học sinh của lớp được chọn nên cỡ mẫu cuối cùng trong nghiên cứu của chúng tôi là 1.226 học sinh.
Chọn mẫu tầng tỷ lệ nhiều giai đoạn
Giai đoạn 1: Chọn trường và phân bố số lượng học sinh tại mỗi trường
Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 36 trường THPT (không tính các trường Tư thục, trường Dân tộc nội trú, trường THPT trong trường Đại học) với tổng số học sinh khoảng 38.045 học sinh, phân bố trên 09 huyện, thị xã và thành phố Huế (Phụ lục 2) Chúng tôi phân các trường THPT thành 4 vùng địa lý khác nhau: vùng núi, vùng ven biển, Nông thôn và thành thị Dựa vào địa điểm của trường, chúng tôi xác định được 4 trường thuộc vùng núi (Nam Đông và A Lưới), 7 trường ở vùng ven biển (Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Huế), 15 trường ở vùng Nông thôn và 10 trường vùng thành thị Tại mỗi vùng chúng tôi chọn ngẫu nhiên 01 trường THPT, riêng vùng thành thị chúng tôi chọn ngẫu nhiên 02 trường THPT Kết quả, có 05 trường THPT trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế được chọn vào mẫu gồm: Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (thành phố Huế), Trường THPT Hai Bà Trưng (thành phố Huế); Trường THPT A Lưới tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới; Trường THPT Tố Hữu tại xã Quảng Công, huyện Quảng Điền và Trường THPT Phú Lộc tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc Tổng số học sinh lớp 10, 11, 12 của cả 05 trường là: 5.227 học sinh
Dựa vào tỷ lệ chọn mẫu (i = 1206/5.227 = 0,23), số lượng học sinh cần chọn vào mẫu tại mỗi trường là:
Bảng 2.1 Phân bố số lượng học sinh được chọn tại các trường
STT Tên trường Tổng số học sinh hiện nay
Tổng số học sinh được chọn vào mẫu
1 Trường THPT Nguyễn Trường Tộ 1.208 279
2 Trường THPT Hai Bà Trưng 1.806 416
Giai đoạn 2: Phân tầng theo khối học
Số lượng học sinh được chọn tại mỗi khối tỷ lệ thuận với tổng số học sinh của khối Số học sinh phù hợp cho mỗi tầng được tính toán dựa trên công thức: n i =n ×N i
Trong đó: n i : Cỡ mẫu của tầng i n: Cỡ mẫu của tất cả các tầng
N: Số lượng của quần thể
Bảng 2.2 Phân bố số lượng học sinh theo khối
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Trường THPT Hai Bà Trưng
Khối Sĩ số Cỡ mẫu Khối Sĩ số Cỡ mẫu
Trường THPT Phú Lộc Trường THPT Tố Hữu
Khối Sĩ số Cỡ mẫu Khối Sĩ số Cỡ mẫu
Khối Sĩ số Cỡ mẫu
Giai đoạn 3: Tiến hành chọn số lớp theo tỷ lệ với kích thước của mỗi khối Phân bố số lượng học sinh theo các lớp được tính theo bảng sau:
Bảng 2.3 Phân bố số lượng lớp theo các khối Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Trường THPT Hai Bà Trưng
Số lớp của mỗi khối
Sĩ số trung bình của mỗi lớp
Số lớp được chọn ngẫu nhiên
Số lớp của mỗi khối
Sĩ số trung bình của mỗi lớp
Số lớp được chọn ngẫu nhiên
Trường THPT Phú Lộc Trường THPT Tố Hữu
Khối Số lớp của mỗi khối
Sĩ số trung bình của mỗi lớp
Số lớp được chọn ngẫu nhiên
Khối Số lớp của mỗi khối
Sĩ số trung bình của mỗi lớp
Số lớp được chọn ngẫu nhiên
Số lớp của mỗi khối
Sĩ số trung bình của mỗi lớp
Số lớp được chọn ngẫu nhiên
Tiến hành chọn lớp tham gia nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
Nội dung và biến nghiên cứu
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress của học sinh trung học phổ thông
Các nhóm yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress
2.3.2 Các biến số nghiên cứu
2.3.2.1 Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Lấy năm 2023 trừ năm sinh của đối tượng.
- Giới: Phân thành 2 nhóm: Nam; Nữ
- Dân tộc: Phân thành 2 nhóm: Kinh; Khác
- Nơi cư trú: Phân thành 4 nhóm: Thành thị; Nông thôn; Vùng núi; Vùng ven biển.
- Khối lớp: Phân thành 3 nhóm: Lớp 10; Lớp 11; Lớp 12.
- Mức độ sử dụng Internet: Đánh giá mức độ sử dụng Internet của đối tượng dựa vào tổng điểm (IAT) gồm 20 câu hỏi (phụ lục 1), mỗi câu có 6 mức độ trả lời theo thứ tự: Cách tính điểm của trắc nghiệm theo thứ tự tăng dần và theo số của câu trả lời, 0 - 0 điểm; 1 - 1 điểm; 2 - 2 điểm; 3 - 3 điểm; 4 - 4 điểm; 5 - 5 điểm.
Mức độ sử dụng được tính dựa trên tổng điểm của thang Cách phân loại mức độ sử dụng Internet như sau: Cộng dồn điểm của tất cả các câu hỏi trên bộ trắc nghiệm và được đánh giá như sau:
31-49: Sử dụng ở mức độ trung bình.
50-79: Sử dụng ở mức độ thường xuyên.
80-100 điểm: Sử dụng ở mức độ rất thường xuyên [59], [65].
2.3.2.2 Đặc điểm về gia đình, bạn bè, trường học của đối tượng nghiên cứu
- Tình trạng kinh tế: Phân làm 3 nhóm: Nghèo; Cận nghèo; Trung bình trở lên
Hộ nghèo, cận nghèo, trung bình: Theo Khoản 2, Điều 3 của Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 để đánh giá [9].
Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Nghèo, cận nghèo; Trung bình trở lên.
- Tình trạng hôn nhân của bố mẹ: Phân thành 4 nhóm: Đã kết hôn và đang sống cùng nhau; Kết hôn nhưng không sống cùng nhau; ly thân; ly dị Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Đã kết hôn và đang sống cùng nhau; Khác (bao gồm: kết hôn nhưng không sống cùng nhau; ly thân; ly dị).
Trong quá trình nghiên cứu, tình trạng bố mẹ của trẻ em được phân loại thành hai nhóm chính: (1) Có cả bố và mẹ và (2) Tình trạng khác (bao gồm mồ côi bố, mồ côi mẹ, mồ côi cả bố và mẹ, hoặc các trường hợp khác).
- Hiện sống cùng: Phân thành 6 nhóm: sống với bố và mẹ; chỉ sống với bố hoặc mẹ; sống với ông bà; sống với cô, chú, cậu hoặc dì; sống với người quen; khác (ghi rõ) Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Có cả bố và mẹ; khác (bao gồm: chỉ sống với bố hoặc mẹ; sống với ông bà; sống với cô, chú, cậu hoặc dì; sống với người quen; khác (ghi rõ).
Trong quá trình phân tích mối quan hệ với bố mẹ, nghiên cứu đã phân thành 2 nhóm chính: nhóm không hài lòng (gồm rất không hài lòng và không hài lòng) và nhóm hài lòng (gồm hài lòng và rất hài lòng).
- Sự quan tâm từ bố mẹ: Phân thành 4 nhóm: rất ít quan tâm; ít quan tâm; khá quan tâm; rất quan tâm Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 3 nhóm: Ít quan tâm (bao gồm: rất ít quan tâm; ít quan tâm); khá quan tâm; rất quan tâm.
- Mất người thân/bạn rất thân trong 12 tháng qua: Phân thành 2 nhóm: có; không.
- Gia đình có người mắc các bệnh lý tâm thần: Phân thành 2 nhóm: có; không.
- Áp lực học tập: Phân thành 5 nhóm: bình thường; nhẹ; vừa; nặng; rất nặng. Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 3 nhóm: Bình thường; nhẹ/vừa (bao gồm: nhẹ; vừa); nặng/rất nặng (bao gồm: nặng; rất nặng).
- Mối quan hệ với bạn bè: Phân thành 4 nhóm: rất không hài lòng; không hài lòng; hài lòng; rất hài lòng Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Không hài lòng (bao gồm: rất không hài lòng; không hài lòng); hài lòng (bao gồm: hài lòng; rất hài lòng).
Kết quả học tập chia thành 2 nhóm chính: Không hài lòng (rất không hài lòng, không hài lòng) và Hài lòng (hài lòng, rất hài lòng).
- Sự hài lòng của bố mẹ với kết quả học tập của con: Phân thành 4 nhóm: rất không hài lòng; không hài lòng; hài lòng; rất hài lòng Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Không hài lòng (bao gồm: rất không hài lòng; không hài lòng); hài lòng (bao gồm: hài lòng; rất hài lòng).
- Chia sẻ với gia đình hoặc thầy cô khi gặp khó khăn: Phân thành 5 nhóm: không bao giờ; hiếm khi; khá thường xuyên; thường xuyên; rất thường xuyên. Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: không; có (bao gồm: hiếm khi; khá thường xuyên; thường xuyên; rất thường xuyên).
- Nhu cầu được hỗ trợ tư vấn tâm lý: Phân thành 4 nhóm: không; ít cần; khá cần; rất cần Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: không; có (bao gồm: ít cần; khá cần; rất cần).
- Vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần được tư vấn hỗ trợ tâm lý: Phân thành 4 nhóm: học tập; mối quan hệ với bố mẹ và gia đình; mối quan hệ tình yêu, giới; khác
Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1 Chuẩn bị thu thập số liệu
- Sau khi hoàn thành bộ câu hỏi sẽ tiến hành điều tra thử trên học sinh nhằm kiểm tra tính chặt chẽ, phù hợp của bộ câu hỏi trước khi chính thức thu thập số liệu
Mức độ sử dụng Internet
- Rất thường xuyên Đặc điểm cá nhân của Đối tượng nghiên cứu
LO ÂU, STRESS Đặc điểm về gia đình, bạn bè, học tập
Tình trạng bố mẹ, hôn nhân bố mẹ
Mối quan hệ với bố mẹ
Mất người thân/bạn rất thân
Tiền sử gia đình về bệnh tâm thần Áp lực học tập
Mối quan hệ với bạn bè
Chia sẻ khi gặp khó khăn nghiên cứu.
- Trước khi tiến hành công tác thu thập số liệu, các điều tra viên (cán bộ của
Sở Y tế và cán bộ của Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế) được tập huấn về phương pháp và nội dung thu thập thông tin, giải thích thắc mắc liên quan đến nghiên cứu, bộ câu hỏi và quy trình nghiên cứu.
- Liên hệ Sở Giáo dục & Đào tạo và các trường THPT để kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện điều tra.
- Gửi phiếu xin ý kiến xác nhận đồng thuận cho học sinh tham gia nghiên cứu (thông qua hệ thống giáo viên chủ nhiệm lớp).
- Tiến hành thu thập số liệu theo từng lớp, trường:
+ Giải thích về nghiên cứu
+ Hướng dẫn cách điền phiếu
+ Phát phiếu điều tra cho học sinh tự điền
+ Nghiên cứu viên có mặt thường xuyên tại địa điểm thu thập số liệu để giải đáp thắc mắc khi học sinh hỏi.
+ Nghiên cứu viên kiểm tra phiếu kỹ lưỡng trước khi học sinh rời khỏi lớp.
2.4.2 Tiến hành thu thập số liệu
- Nghiên cứu viên (NCV) thông báo kế hoạch và thời gian nghiên cứu đến lãnh đạo các trường THPT Sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo các trường THPT và phụ huynh học sinh, nghiên cứu viên sắp xếp thời gian gặp gỡ đối tượng nghiên cứu để tiến hành điều tra.
- Toàn bộ học sinh đủ điều kiện tham gia nghiên cứu được tập trung tại phòng học của lớp, được bố trí khoảng cách ngồi hợp lý để trả lời bộ câu hỏi theo phương pháp tự điền Nghiên cứu viên và điều tra viên phát cho đối tượng nghiên cứu đọc
“trang thông tin nghiên cứu”, nếu đồng ý tham gia nghiên cứu thì điều tra viên sẽ phát cho đối tượng nghiên cứu bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, đối tượng tham gia nghiên cứu tự điền vào phiếu điều tra.
- Điều tra viên tiến hành kiểm tra và làm sạch số liệu ngay sau khi đối tượng nghiên cứu đưa lại phiếu điều tra, trường hợp thông tin không đầy đủ điều tra viên gửi lại phiếu để đối tượng tham gia nghiên cứu bổ sung ngay.
Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu định lượng sau khi thu thập được tổng hợp, làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22 cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê. Áp dụng các phương pháp phân tích mô tả: tính tỷ lệ %, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.
Phân tích thống kê suy luận được thực hiện thông qua phép phân tích hồi quy đa biến Logistic Mô hình này sử dụng các biến trầm cảm, lo âu và stress làm biến số phụ thuộc Quá trình lựa chọn biến số độc lập được tiến hành theo trình tự phân tích thống kê gồm các bước cụ thể.
+ Phân tích đơn biến bằng kiểm định chi-bình phươngđể khảo sát một số yếu tố liên quan trầm cảm, lo âu và stress.
+ Các yếu tố trong phân tích đơn biến có giá trị p≤0,05 thì được chọn để đưa vào mô hình hồi quy đa biến Mức ý nghĩa thống kê với p