4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu
Kết quả phân tích của chúng tôi ở bảng 3.9 cho thấy: có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu với các yếu tố nơi cư trú, mức độ sử dụng Internet, sự quan tâm từ bố mẹ, áp lực học tập, mối quan hệ với bạn bè, chia sẻ với gia đình hoặc thầy cô khi gặp khó khăn và nhu cầu được hỗ trợ
tư vấn tâm lý (p<0,05), cụ thể:
Về yếu tố nơi cư trú: Nhóm đối tượng thuộc vùng Nông thôn có khả năng biểu Nông thôn hiện trầm cảm cao gấp 1,72 lần so với nhóm ở thành thị. Nghiên cứu của Ngô Thị Diệu Hường cũng cho thấy tỷ lệ học sinh có biểu trầm cảm trong nhóm học sinh ở thị trấn/nông thôn cao hơn so với nhóm ở thành phố, tuy nhiên sự khác biệt này trong nghiên cứu của Ngô Thị Diệu Hường không có ý nghĩa thống kê [14]. Hay nghiên cứu của Trần Thị Mỵ Lương cho thấy học sinh ở nông thôn có điểm trung bình mức độ trầm cảm là 1,4 điểm cao hơn so với nhóm học sinh ở thành phố với 1,36 điểm [17].
Về yếu tố mức độ sử dụng Internet, nhóm có mức độ sử dụng trung bình có khả năng biểu hiện trầm cảm cao gấp 2,75 lần so với nhóm không sử dụng. Trong khi đó nhóm có mức độ sử dụng thường xuyên/rất thường xuyên có khả năng biểu hiện trầm cảm cao gấp 5,66 lần so với nhóm không sử dụng. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trường Viên về mối liên quan giữa sử dụng Internet và trầm cảm ở học sinh tại Biên Hòa cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian sử dụng Internet trong ngày với trầm cảm. Trong nghiên cứu này, nhóm học sinh có nghiện Internet thì gia tăng 2,26 lần (KTC 95% 1,55 – 3,23) tỷ lệ trầm cảm [40]. Hay nghiên cứu Park S và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu mô tả trên 795 học sinh
ở Hàn Quốc về mối liên hệ giữa việc sử dụng Internet có vấn đề với trầm cảm, ý tưởng tự tử và các triệu chứng rối loạn lưỡng cực. Nghiên cứu kết luận rằng: việc sử dụng Internet có vấn đề có liên quan đáng kể đến ý tưởng tự tử, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Phân tích hồi quy cho thấy: sử dụng Internet có vấn đề cũng dự đoán đáng kể các triệu chứng trầm cảm; dự đoán ý tưởng tự tử. Ngược lại, các triệu
chứng trầm cảm và ý tưởng tự tử cũng dự đoán việc sử dụng Internet có vấn đề [57]. Việc dành nhiều thời gian cho Internet đồng nghĩa với việc rút lui khỏi các mối quan hệ xã hội thực tế và đi vào các quan hệ ảo trên mạng. Nếu tình trạng này kéo dài thì nguy cơ dẫn đến trầm cảm rất lớn. Đây là kết quả đáng lưu ý ở lứa tuổi THPT là lứa tuổi đang hình thành và phát triển mạnh mẽ về nhân cách, xác lập giá trị cuộc sống và các quan hệ xã hội. Việc dành nhiều thời gian cho Internet sẽ khiến các em tự cô lập bản thân với thế giới thực bên ngoài. Trước thực trạng vấn đề như vậy, việc sử dụng Internet ảnh hưởng đến các vấn đề SKTT, thể chất được khẳng định qua nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Về yếu tố sự quan tâm từ bố mẹ và chia sẻ với gia đình hoặc thầy cô khi gặp khó khăn, nhóm đối tượng nhận được sự quan tâm của bố mẹ ở mức khá và ít có khả năng biểu hiện trầm cảm cao gấp 1,71 lần và 2,09 lần so với nhóm nhận được rất nhiều sự quan tâm từ bố mẹ và nhóm không có thói quen chia sẻ với gia đình hoặc thầy cô khi gặp khó khăn có khả năng biểu hiện trầm cảm cao gấp 1,77 lần so với nhóm có thói quen chia sẻ với gia đình, thầy cô. Kết quả của tác giả Ngô Văn Mạnh cũng cho thấy mối liên quan giữa yếu tố về mối quan hệ của học sinh với bố
mẹ và tình trạng trầm cảm. Những học sinh có được sự quan tâm tốt từ bố mẹ thì có
tỷ lệ trầm cảm ít hơn 0,53 lần so với những học sinh nhận được sự quan tâm ở mức
độ bình thường, nghiên cứu này cũng cho thấy học sinh hiếm khi nhận được sự quan tâm của thầy cô có nguy cơ mắc rối loạn cao gấp 2,61 lần so với nhóm thường xuyên nhận được sự quan tâm của thầy cô (OR=2,61; p<0,01) [18]. Kết quả của chúng tôi và Ngô Văn Mạnh cũng tương đồng với phát hiện của tác giả Danh Thành Tín và cộng sự [26].
Về yếu tố áp lực học tập, thi cử đến từ nhiều phía vẫn là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến SKTT ở học sinh, đặc biệt ở những học sinh cuối cấp. Kết quả của chúng tôi cho thấy nhóm đối tượng với áp lực học tập nhẹ/vừa có khả năng biểu hiện trầm cảm cao gấp 1,35 lần so với nhóm bình thường. Trong khi đó nhóm với
áp lực học tập nặng/rất nặng có khả năng biểu hiện trầm cảm cao gấp 2,22 lần so với nhóm bình thường. Kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Mạnh cũng ghi nhận có mối liên quan giữa áp lực học tập, thi cử, kiểm tra với rối loạn trầm cảm, trong đó
đối tượng thường xuyên bị áp lực có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 2,93 lần so với đối tượng không có áp lực (OR=2,93; p<0,05) [18].
Về mối quan hệ với bạn bè, nhóm không hài lòng với mối quan hệ với bạn bè
có khả năng biểu hiện trầm cảm cao gấp 2,51 lần so với nhóm hài lòng với mối quan hệ này. Điều này cũng tương đồng với các nghiên cứu khác như: Trần Thị Hương Quỳnh (2020) tại tỉnh Nghệ An chỉ ra rằng học sinh bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt, đánh mắng có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 2,44 lần so với nhóm không bị trêu chọc, bắt nạt, đánh mắng (OR: 2,44 KTC95%: 1,48-4,03) [23]. Hay nghiên cứu của Phạm Tiến Sỹ cho thấy mối quan hệ giữa gắn bó bạn bè đồng lứa với các vấn đề
về SKTT. Theo đó, mối quan hệ gắn bó an toàn và tích cực với bạn bè đồng lứa (sự giao tiếp và sự tin tưởng) có xu hướng làm giảm các vấn đề SKTT của học sinh, ngược lại, mối quan hệ gắn bó đồng lứa thiếu an toàn và tiêu cực với bạn đồng lứa (sự xa lánh) có mối tương quan thuận chặt chẽ với các vấn đề SKTT [24].
Về nhu cầu được hỗ trợ tư vấn tâm lý: nhóm có nhu cầu hỗ trợ tâm lý có khả năng biểu hiện trầm cảm cao gấp 1,92 lần so với nhóm không có nhu cầu này. Theo tác giả Trần Thị Mỵ Lương về thực trạng trầm cảm của học sinh THPT tại 6 trường THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Ninh Bình trong năm 2019, sử dụng trắc nghiệm trầm cảm của Beck trên tổng số là 708 học sinh, kết quả cho tỷ lệ trầm cảm khoảng 20% số học sinh. Các em học sinh có biểu hiện trầm cảm không ở mức cao nhưng vẫn cần phải có sự hỗ trợ, tham vấn tâm lý để các em cân bằng hơn [17]. Hay một nghiên cứu của tác giả M. AIAzzam tại một trường THPT ở Jordan đã cho kết quả rằng gần 2/3 số học sinh có các triệu chứng của trầm cảm và nghiên cứu cũng chỉ ra sự cần thiết của y tế học đường trong nhu cầu hỗ trợ SKTT và tâm lý xã hội cho học sinh THPT [42].
4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến lo âu ở đối tượng nghiên cứu
Kết quả của chúng tôi ở bảng 3.12 cho thấy: có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu với các yếu tố giới tính, nơi cư trú, mức độ sử dụng Internet, áp lực học tập và nhu cầu được hỗ trợ tư vấn tâm lý (p<0,05), cụ thể:
Về giới tính, nữ giới có khả năng biểu hiện lo âu cao gấp 1,60 lần so với nam giới. Tác giả Ngô Thị Diệu Hường cũng cho thấy tỷ lệ nữ sinh có biểu hiện trầm cảm cao hơn so với nam sinh, tuy nhiên nghiên cứu của Ngô Thị Diệu Hường chỉ phân tích đơn biến trong khi đó kết quả nghiên cứu của chúng tôi từ phân tích đa biến [14]. Kết quả này cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây của Tôn Thất Toàn và Kumar A [27], [49].
Về nơi cư trú, nhóm đối tượng sống ở vùng Nông thôn có khả năng biểu hiện
lo âu cao gấp 1,92 lần so với nhóm sống ở thành thị. Nghiên cứu của Ngô Thị Diệu Hường cũng cho thấy tỷ lệ học sinh có biểu lo âu trong nhóm học sinh ở thị trấn/nông thôn cao hơn so với nhóm ở thành phố, tuy nhiên sự khác biệt này trong nghiên cứu của Ngô Thị Diệu Hường không có ý nghĩa thống kê [14].
Về mức độ sử dụng Internet, nhóm có mức độ sử dụng trung bình có khả năng biểu hiện lo âu cao gấp 3,28 lần so với nhóm không sử dụng. Trong khi đó nhóm có mức độ sử dụng thường xuyên/rất thường xuyên có khả năng biểu hiện lo âu cao gấp 7,34 lần so với nhóm không sử dụng. Nghiên cứu của Trần Xuân Bách và cộng
sự trên 566 học sinh độ tuổi từ 15 đến 25 cho thấy: những người được đánh giá là nghiện Internet có nhiều khả năng gặp vấn đề với việc tự chăm sóc bản thân, khó thực hiện thói quen hàng ngày, bị đau và khó chịu, lo âu và trầm cảm [58]. Nghiên cứu của Đinh Xuân Lâm cũng cho thấy mức độ nghiện Internet càng cao thì khả năng có rối loạn lo âu càng nhiều. Có thể nhiều học sinh không có vấn đề rối loạn lo
âu từ trước nhưng khi tiếp xúc với Internet, các em bị hấp dẫn bởi những ứng dụng của Internet: game online, trò chuyện trực tuyến, mạng xã hội ... Việc ngày càng dành nhiều thời gian cho Internet có nghĩa là các em càng dần dần rút khỏi các mối quan hệ có ý nghĩa trong cuộc sống thực, gia tăng mức độ cách ly xã hội, có thể gặp những tình huống rủi ro do việc sử dụng Internet không phù hợp mang lại và sau một thời gian sử dụng Internet quá mức có thể dẫn đến rối loạn lo âu hoặc gia tăng rối loạn lo âu [15].
Về yếu tố áp lực học tập, nhóm đối tượng có áp lực học tập nhẹ/vừa có khả năng biểu hiện lo âu cao gấp 1,65 lần so với nhóm bình thường. Trong khi đó nhóm với áp lực học tập nặng/rất nặng có khả năng biểu hiện lo âu cao gấp 2,25 lần so với
nhóm bình thường. Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Hương Quỳnh và cộng sự (2020), cho thấy học sinh có áp lực học tập có nguy cơ mắc lo âu cao gấp 2,63 lần nhóm không có áp lực và mối liên quan có ý nghĩa thống kê (95%CI: 1,79-3,85) [23]. Kumar A. ở New Delhi, Ấn Độ những biểu hiện của rối loạn lo âu - trầm cảm ghi nhận phổ biến ở học sinh sống một mình/xa gia đình, học sinh ly thân/ cha mẹ đơn thân và áp lực của gia đình để học tốt ở trường [49]. Chính vì vậy, gia đình cần dành thời gian quan tâm đến con cái, lắng nghe và chia sẻ các vấn đề khó khăn của các con trong học tập, các mối quan hệ, quan tâm đến sinh hoạt, sức khỏe của các con, hướng dẫn các con thoát khỏi rắc rối gặp phải. Gia đình không nên tạo
áp lực học tập quá lớn cho con em mình, thay vào đó là tạo cho các em tinh thần thoải mái, hứng thú khi học tập.
Về nhu cầu được hỗ trợ tư vấn tâm lý, nhóm có nhu cầu được hỗ trợ tư vấn tâm lý có khả năng biểu hiện lo âu cao gấp 1,47 lần so với nhóm không có nhu cầu này. Sự hoang mang vì không được thổ lộ và tìm kiếm nguồn hỗ trợ tâm lý, cộng với nhiệm vụ học tập nặng nề và những yêu cầu quá sức từ gia đình và nhà trường
đã tạo nên áp lực tâm lý rất lớn đối với học sinh, từ đó dẫn đến các vấn đề SKTT mà điển hình là biểu hiện lo âu ở đối tượng học sinh. Do vậy, nhà trường và các bên liên quan cần đẩy mạnh thực hiện các hoạt động giúp hỗ trợ tâm lý cho học sinh như tư vấn tâm lý, tích cực trao đổi, trò chuyện để giúp học sinh giải quyết các vấn
đề gặp phải.
4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến stress ở đối tượng nghiên cứu
Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy: có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ stress của đối tượng nghiên cứu với các yếu tố giới tính, mức độ sử dụng Internet,
áp lực học tập, mối quan hệ với bạn bè, nhu cầu được hỗ trợ tư vấn tâm lý và những vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần được tư vấn hỗ trợ tâm lý (p<0,05), cụ thể:
Về giới tính, nữ giới có khả năng biểu hiện stress cao gấp 1,79 lần so với nam giới. Nghiên cứu của Phan Thanh Hải tìm hiểu các yếu tố liên quan với tỷ lệ stress, khi xem xét giới tính, phân tích giá trị OR nghiên cứu ghi nhận, học sinh nữ mắc stress nhiều hơn nam (OR: 0,72; KTC95%: 0,18-2,97), tuy nhiên sự khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê với p>0,05 [11]. Trong khi đó Tôn Thất Toàn cũng
cho thấy nữ giới nguy cơ có biểu hiện stress cao hơn 3 lần so với nam giới và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê như ở nghiên cứu của chúng tôi (p<0,001) [27].
Về mức độ sử dụng Internet, nhóm có mức độ sử dụng trung bình có khả năng biểu hiện stress cao gấp 3,68 lần so với nhóm không sử dụng. Trong khi đó nhóm
có mức độ sử dụng thường xuyên/rất thường xuyên có khả năng biểu hiện stress cao gấp 8,26 lần so với nhóm không sử dụng. Nghiên cứu của Hồ Thị Thúy Ngân trên
634 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 ở trường THPT Hai Bà Trưng, thành phố Huế cho thấy cả mức độ nghiện Internet nhẹ và vừa đều ảnh hưởng đến điểm stress. Trung bình điểm stress ở những học sinh nghiện Internet mức độ nhẹ có nguy cơ mắc stress cao hơn so với nhóm bình thường lần lượt là 1,83 điểm. Trung bình điểm stress ở những học sinh nghiện Internet mức độ vừa có nguy cơ mắc stress cao hơn
so với nhóm bình thường là 3,36 điểm [19].
Yếu tố liên quan đến sử dụng Internet, đây là một trong những phát hiện quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi. Việc đánh giá sử dụng Internet được đánh giá khá toàn diện bằng công cụ chuẩn hóa. Điều bất ngờ, trong nghiên cứu chúng tôi tỷ
lệ sử dụng Internet từ mức trung bình đến mức độ nặng là 64,6%. Và yếu tố sử dụng Internet liên quan làm tăng khả năng nguy cơ trầm cảm, lo âu và stress. Vì vậy, các chương trình tư vấn học đường cần chú trọng đến vấn đề này trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng Internet an toàn và cường độ sử dụng. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong vấn đề triển khai các chương trình hoạt động ngoại khóa hoặc ngoài giờ giúp học sinh giảm thời gian sử dụng Internet. Từ đó, có thể làm giảm các vấn đề SKTT.
Về áp lực học tập, nhóm đối tượng với áp lực học tập nhẹ/vừa có khả năng biểu hiện stress cao gấp 1,84 lần so với nhóm bình thường. Trong khi đó nhóm với áp lực học tập nặng/rất nặng có khả năng biểu hiện stress cao gấp 3,51 lần so với nhóm bình thường. Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu của Danh Thành Tín và cộng sự (2019), cho thấy so với những học sinh thường xuyên tự gây áp lực bản thân thì những học sinh hiếm khi tự gây áp lực có tỷ lệ stress giảm 26% (p=0,029) và những học sinh không bao giờ tự gây áp lực có tỷ lệ stress giảm 39% (p=0,007) [26].
Về mối quan hệ với bạn bè, nhóm không hài lòng với mối quan hệ với bạn bè
có khả năng biểu hiện stress cao gấp 2,03 lần so với nhóm hài lòng với mối quan hệ này. Tác giả Hoàng Thế Hải cho thấy, mối quan hệ giữa các hình thức học sinh bị bắt nạt với mức độ stress tâm lý ở các em học sinh trung học cơ sở. Các em bị bắt nạt càng nhiều thì mức độ stress càng lớn. Trong đó, bắt nạt mối quan hệ có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ stress tâm lý ở các em học sinh. Điều này được lý giải:
Ở tuổi thiếu niên, giao tiếp với bạn trở thành nhu cầu cấp thiết. Quan hệ với bạn chiếm ưu thế vì muốn tách khỏi người lớn do trong quan hệ với người lớn ít được bình đẳng. Nếu gặp bất hòa trong quan hệ bạn bè, sự thiếu thốn bạn thân, tình bạn bị phá vỡ thì các em có cảm xúc nặng nề như bi kịch. Tình trạng stress kéo dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng về mặt tâm lý khác như khiến các em rơi vào tình trạng
lo âu hoặc thậm chí là phát triển thành các triệu chứng trầm cảm, thậm chí có các hành vi tự sát. Do đó, khi đối diện với các hành vi bắt nạt học đường học sinh cần
có những cách ứng phó phù hợp, tích cực để giảm thiểu những hậu quả do bắt nạt học đường gây nên. Thầy cô và cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến các biểu hiện của học sinh để kịp thời giúp các em giải tỏa những căng thẳng khi bị bắt nạt và những căng thẳng trong môi trường học đường và cuộc sống [10].
Về nhu cầu được hỗ trợ tư vấn tâm lý, nhóm có nhu cầu được hỗ trợ tư vấn tâm lý có khả năng biểu hiện stress cao gấp 1,99 lần so với nhóm không có nhu cầu này. Về những vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần được tư vấn hỗ trợ tâm lý, nhóm đối tượng muốn được tư vấn hỗ trợ tâm lý về vấn đề học tập và vấn đề mối quan hệ với bố mẹ và gia đình có khả năng biểu hiện stress cao gấp 1,49 lần và 1,88 lần so với nhóm muốn được tư vấn hỗ trợ tâm lý về vấn đề khác. Để cải thiện tình trạng này, cần tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục thành lập các trung tâm, các phòng tư vấn và hỗ trợ tâm lý, nhằm giúp học sinh có thể giải tỏa các căng thẳng, stress để kịp thời giải đáp những câu hỏi, thắc mắc liên quan tới cuộc sống, hoạt động học tập, tu dưỡng, rèn luyện tại trường. Điều này, sẽ giúp các em ứng phó có hiệu quả với stress trong học tập.
Qua kết quả nghiên cứu về nhu cầu được hỗ trợ tư vấn tâm lý: nhóm có nhu cầu hỗ trợ tâm lý có khả năng biểu hiện trầm cảm cao gấp 1,90 lần so với nhóm không có nhu cầu này; nhóm có nhu cầu được hỗ trợ tư vấn tâm lý có khả năng biểu hiện lo âu cao gấp 1,49 lần so với nhóm không có nhu cầu này; nhóm có nhu cầu