Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Nội dung và biến nghiên cứu
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress của học sinh trung học phổ thông
Các nhóm yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress
2.3.2. Các biến số nghiên cứu
2.3.2.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Lấy năm 2023 trừ năm sinh của đối tượng.
- Giới: Phân thành 2 nhóm: Nam; Nữ
- Dân tộc: Phân thành 2 nhóm: Kinh; Khác
- Nơi cư trú: Phân thành 4 nhóm: Thành thị; Nông thôn; Vùng núi; Vùng ven biển.
- Khối lớp: Phân thành 3 nhóm: Lớp 10; Lớp 11; Lớp 12.
- Mức độ sử dụng Internet: Đánh giá mức độ sử dụng Internet của đối tượng dựa vào tổng điểm (IAT) gồm 20 câu hỏi (phụ lục 1), mỗi câu có 6 mức độ trả lời theo thứ tự: Cách tính điểm của trắc nghiệm theo thứ tự tăng dần và theo số của câu
trả lời, 0 - 0 điểm; 1 - 1 điểm; 2 - 2 điểm; 3 - 3 điểm; 4 - 4 điểm; 5 - 5 điểm.
Mức độ sử dụng được tính dựa trên tổng điểm của thang. Cách phân loại mức
độ sử dụng Internet như sau: Cộng dồn điểm của tất cả các câu hỏi trên bộ trắc nghiệm và được đánh giá như sau:
0-30 điểm: Không sử dụng.
31-49: Sử dụng ở mức độ trung bình.
50-79: Sử dụng ở mức độ thường xuyên.
80-100 điểm: Sử dụng ở mức độ rất thường xuyên [59], [65].
2.3.2.2. Đặc điểm về gia đình, bạn bè, trường học của đối tượng nghiên cứu
- Tình trạng kinh tế: Phân làm 3 nhóm: Nghèo; Cận nghèo; Trung bình trở lên
Hộ nghèo, cận nghèo, trung bình: Theo Khoản 2, Điều 3 của Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo
đa chiều giai đoạn 2021-2025 để đánh giá [9].
Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Nghèo, cận nghèo; Trung bình trở lên.
- Tình trạng hôn nhân của bố mẹ: Phân thành 4 nhóm: Đã kết hôn và đang sống cùng nhau; Kết hôn nhưng không sống cùng nhau; ly thân; ly dị. Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Đã kết hôn và đang sống cùng nhau; Khác (bao gồm: kết hôn nhưng không sống cùng nhau; ly thân; ly dị).
- Tình trạng bố mẹ: Phân thành 5 nhóm: Có cả bố và mẹ; mồ côi bố; mồ côi mẹ; mồ côi cả bố và mẹ; khác (ghi rõ). Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Có cả bố và mẹ; khác (bao gồm: mồ côi bố; mồ côi mẹ; mồ côi cả bố
và mẹ; khác).
- Hiện sống cùng: Phân thành 6 nhóm: sống với bố và mẹ; chỉ sống với bố hoặc mẹ; sống với ông bà; sống với cô, chú, cậu hoặc dì; sống với người quen; khác (ghi rõ). Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Có cả bố và mẹ; khác (bao gồm: chỉ sống với bố hoặc mẹ; sống với ông bà; sống với cô, chú, cậu hoặc dì; sống với người quen; khác (ghi rõ).
- Mối quan hệ với bố mẹ: Phân thành 4 nhóm: rất không hài lòng; không hài lòng; hài lòng; rất hài lòng. Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Không hài lòng (bao gồm: rất không hài lòng; không hài lòng); hài lòng (bao gồm: hài lòng; rất hài lòng).
- Sự quan tâm từ bố mẹ: Phân thành 4 nhóm: rất ít quan tâm; ít quan tâm; khá quan tâm; rất quan tâm. Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 3 nhóm: Ít quan tâm (bao gồm: rất ít quan tâm; ít quan tâm); khá quan tâm; rất quan tâm.
- Mất người thân/bạn rất thân trong 12 tháng qua: Phân thành 2 nhóm: có;
không.
- Gia đình có người mắc các bệnh lý tâm thần: Phân thành 2 nhóm: có; không.
- Áp lực học tập: Phân thành 5 nhóm: bình thường; nhẹ; vừa; nặng; rất nặng. Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 3 nhóm: Bình thường; nhẹ/vừa (bao gồm: nhẹ; vừa); nặng/rất nặng (bao gồm: nặng; rất nặng).
- Mối quan hệ với bạn bè: Phân thành 4 nhóm: rất không hài lòng; không hài lòng; hài lòng; rất hài lòng. Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Không hài lòng (bao gồm: rất không hài lòng; không hài lòng); hài lòng (bao gồm: hài lòng; rất hài lòng).
- Hài lòng với kết quả học tập của bản thân: Phân thành 4 nhóm: rất không hài
lòng; không hài lòng; hài lòng; rất hài lòng. Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Không hài lòng (bao gồm: rất không hài lòng; không hài lòng); Hài lòng (bao gồm: hài lòng; rất hài lòng).
- Sự hài lòng của bố mẹ với kết quả học tập của con: Phân thành 4 nhóm: rất
không hài lòng; không hài lòng; hài lòng; rất hài lòng. Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Không hài lòng (bao gồm: rất không hài lòng; không hài lòng); hài lòng (bao gồm: hài lòng; rất hài lòng).
- Chia sẻ với gia đình hoặc thầy cô khi gặp khó khăn: Phân thành 5 nhóm: không bao giờ; hiếm khi; khá thường xuyên; thường xuyên; rất thường xuyên. Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: không; có (bao gồm: hiếm khi; khá thường xuyên; thường xuyên; rất thường xuyên).
- Nhu cầu được hỗ trợ tư vấn tâm lý: Phân thành 4 nhóm: không; ít cần; khá cần; rất cần. Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: không; có (bao gồm: ít cần; khá cần; rất cần).
- Vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần được tư vấn hỗ trợ tâm lý: Phân thành 4
nhóm: học tập; mối quan hệ với bố mẹ và gia đình; mối quan hệ tình yêu, giới; khác
(ghi rõ).
- Nếu cần, bạn muốn được ai tư vấn tâm lý nhất: Phân thành 8 nhóm: Bác sĩ hoặc nhân viên y tế; Bác sĩ tâm lý; Bác sĩ tâm thần; Thầy cô giáo chủ nhiệm; Thầy cô Ban Giám hiệu; Y tế học đường của Trường bạn; Bạn bè; Khác (ghi rõ). Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 4 nhóm: Bác sĩ hoặc nhân viên y tế (bao gồm: Bác
sĩ hoặc nhân viên y tế; Bác sĩ tâm lý; Bác sĩ tâm thần); Thầy, Cô, nhà trường (bao gồm: Thầy cô giáo chủ nhiệm; Thầy cô Ban Giám hiệu; Y tế học đường của Trường bạn); Bạn bè; Khác (ghi rõ).
2.3.2.3. Đánh giá trầm cảm, lo âu và stress
Xác định bằng bộ công cụ DASS 21
Thang đo gồm 21 câu hỏi, mỗi câu có 4 mức độ trả lời:
0: Điều này tôi hoàn toàn không gặp phải (hiếm khi, <1 ngày).
1: Đúng với tôi phần nào đó hay đôi khi gặp phải (1-2 ngày).
2: Tôi thường xuyên và nhiều lần gặp phải (trung bình 3-4 ngày).
3: Rất thường xảy ra với tôi hay hầu hết lúc nào cũng gặp (hầu hết thời gian từ 5-7 ngày) [39].
Đánh giá trầm cảm, lo âu và stress dựa vào tổng điểm mỗi tình trạng như sau:
Bảng 2.4. Đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, stress theo DASS 21 [39]
Đặc điểm Bình thường Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng
Trầm cảm 0-9 10-13 14-20 21-27 ≥ 28
Lo âu 0-7 8-9 10-14 15-19 ≥ 20
Stress 0-14 15-18 19-25 26-33 ≥ 34
Trong ước tính về tỷ lệ các tình trạng trên và phân tích mối liên quan thì được chia thành 2 nhóm: Có/Không. Không tức tình trạng bình thường; có tức từ mức nhẹ trở lên.
2.3.3. Khung lý thuyết nghiên cứu
Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu giữa trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố
liên quan ở đối tượng nghiên cứu