ĐẶT VẤN ĐỀ Stress, lo âu, trầm cảm là những rối loạn tâm thần phổ biến, thường gặp ở vị thành niên và người trẻ tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 10- 20% trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới mắc các rối loạn tâm thần liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm, chiếm 16% gánh nặng bệnh tật và thương tật ở độ tuổi này nhưng phần lớn không tìm kiếm được sự giúp đỡ [43]. Tổng quan các bằng chứng về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung đối với trẻ vị thành niên ở Việt Nam dao động từ 8% đến 29% và khác nhau theo tỉnh, giới tính, đặc điểm người trả lời và tùy thuộc vào phương pháp nghiên cứu. Một khảo sát dịch tễ học gần đây trên mẫu đại diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh/thành cho thấy tỷ lệ trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên khoảng 12%, đồng nghĩa với việc hơn 3 triệu trẻ vị thành niên có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong trẻ vị thành niên Việt Nam là các vấn đề hướng nội (lo âu, trầm cảm, đơn độc) và vấn đề hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý) [68]. Ly hôn là một hiện tượng xã hội không chỉ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người chồng, người vợ mà còn ảnh hưởng đến những đứa trẻ. Thực tế hiện nay cho thấy, số lượng các cặp vợ chồng ly hôn trên thế giới và ngay ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động. Ở các nước phương Tây “một phần ba các cuộc hôn nhân dẫn tới kết cục ly hôn” [26]. Ở Việt Nam, trong khảo sát hộ gia đình năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy: tỷ lệ ly hôn của các gia đình Việt Nam tăng lên so với cùng kỳ năm 2009 (tỷ lệ này tăng lên từ 1,4% lên 2,1%). Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam chiếm 31% - 40%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn [29]. Ly hôn đã được chứng minh là có những tác động bất lợi lâu dài đối với trẻ vị thành niên [41], [63]. Trẻ có cha mẹ ly hôn có kết quả học tập kém hơn hoặc không tiếp tục việc học, bên cạnh đó là các vấn đề về hành vi (hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất gây nghiện), sức khỏe tâm lý, tình cảm của chúng bị ảnh hưởng và2 sự giảm sút về lòng tự trọng [36], [55]. Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy tác động lâu dài của ly hôn lên các vấn đề sức khỏe tâm thần (như trầm cảm, lo âu, ý định tự tử, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện và căng thẳng) của trẻ, tăng 57% so với những đứa trẻ có bố mẹ đầy đủ [38]. Ly hôn được xem là 1 trong 10 trải nghiệm thời thơ ấu bất lợi lớn [6]. Bên cạnh các vấn đề về sức khỏe tâm thần thì những đứa trẻ có bố mẹ ly hôn cũng chịu thêm về sự sự kỳ thị của xã hội [44]. Theo Huỳnh Văn Sơn và cộng sự năm 2019, trong số 336 trẻ có gia đình không toàn vẹn có 14,6% trẻ bị tổn thương tâm lý và 30,4% trẻ ở trạng thái ranh giới của tổn thương tâm lý [8], tình trạng ly hôn có mối liên quan cụ thể và tác động lâu dài lên sức khỏe tâm trí và thể chất của trẻ. Hiện tượng ly hôn của các bậc cha mẹ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm – sinh lý của trẻ. Học sinh trung học là những đối tượng có nhân cách đang phát triển và trưởng thành, tâm lý luôn có nhiều biến động. Do đó các em rất dễ bị ảnh hưởng, tổn thương bởi những yếu tố tâm lý – xã hội – nhà trường, gia đình và vì thế nguy cơ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tinh thần là rất lớn. Do vậy, nếu cha mẹ ly hôn trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý của trẻ. Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của học sinh. Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của học sinh trung học sống trong gia đình có bố, mẹ ly hôn. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lo âu - trầm cảm - stress và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học có bố mẹ ly hôn tại một số trường tại thành phố Huế” Nghiên cứu nhằm hai mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ lo âu - trầm cảm - stress ở học sinh trung học có bố mẹ ly hôn theo thang đo DASS-21 tại thành phố Huế. 2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến lo âu - trầm cảm - stress của đối tượng nghiên cứu.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh đang theo học tại các trường THCS và THPT tại thành phố Huế và là con trong gia đình có bố mẹ ly hôn
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Đối tượng hiện đang là học sinh tại các trường thuộc địa bàn nghiên cứu, có bố mẹ ly hôn, đồng ý tham gia vào nghiên cứu và đang có mặt tại thời điểm lấy số liệu nghiên cứu Được sự đồng ý của người giám hộ
- Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng đang gặp các vấn đề về sức khỏe, không có khả năng tham gia khảo sát.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2022
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Trần Cao Vân, THCS Thống Nhất và
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
Dựa vào công thức tính cỡ mẫu sau:
Trong đó: n: là cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý z: là trị số tùy thuộc vào mức độ tin cậy mong muốn của ước lượng; mức tin cậy mong muốn là 95% thì z=1,96 p: tỷ lệ ước đoán của quần thể p=0,161 (theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Thúy và cộng sự (2019) về tổn thương tâm lí của thiếu niên trong gia đình không toàn vẹn tại thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy có 16,1% trẻ vị thành niên có biểu hiện tổn thương tâm lí [16].) d: là mức sai lệch mong muốn cho phép hay là sự khác biệt giữa tỷ lệ p thu được trên mẫu và tỷ lệ p thật trong quần thể; d = 0,05
Từ công thức và các dữ kiện nêu trên ta tính được n = 208 Để dự trù cho những số liệu bị mất hoặc những trường hợp từ chối nghiên cứu ta cộng thêm với 10% cỡ mẫu
Vậy cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 232 đối tượng Cỡ mẫu thực tế thu thập là 267 đối tượng
Giai đoạn 1: Chọn ngẫu nhiên 2 trường THCS trong tổng số 26 trường và 1 trường THPT trong tổng số 11 trường trên địa bàn thành phố Huế
Giai đoạn 2: Liên hệ Ban giám hiệu nhà trường lập danh sách đối tượng có bố mẹ ly hôn đang có mặt tại địa bàn nghiên cứu
Giai đoạn 3: Tiến hành chọn mẫu thuận tiện học sinh đang sống trong gia đình có bố, mẹ ly hôn dựa theo danh sách thông tin hồ sơ học sinh do nhà trường quản lý.
Nội dung nghiên cứu
2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố nhân khẩu học: tuổi, giới, dân tộc, xếp loại học tập
- Các yếu tố về hành vi: hút thuốc lá, uống rượu bia, hoạt động thể lực, sử dụng internet, hành vi đánh nhau, tình trạng bị bắt nạt, tình trạng bị đánh
- Các yếu tố về gia đình: Học vấn của bố mẹ, kinh tế gia đình, tình trạng hôn nhân của bố mẹ, hoàn cảnh sống, sự quan tâm của bố mẹ
- Các yếu tố về trường học: Sự quan tâm của thầy cô, sự giúp đỡ từ bạn bè
2.4.2 Thực trạng lo âu - trầm cảm - stress của đối tượng nghiên cứu
- Tỷ lệ lo âu - trầm cảm - stress
- Tỷ lệ lo âu - trầm cảm - stress theo tuổi
- Tỷ lệ lo âu - trầm cảm - stress theo giới
- Tỷ lệ lo âu - trầm cảm - stress theo thời gian ly hôn
2.4.3 Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần ở đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố nhân khẩu học: tuổi, giới, dân tộc, xếp loại học tập
- Các yếu tố về hành vi: hút thuốc lá, uống rượu bia, hoạt động thể lực, sử dụng internet, hành vi đánh nhau, tình trạng bị bắt nạt, tình trạng bị đánh
- Các yếu tố về gia đình: Học vấn của bố mẹ, kinh tế gia đình, tình trạng hôn nhân của bố mẹ, hoàn cảnh sống, sự quan tâm của bố mẹ
- Các yếu tố về trường học: Sự quan tâm của thầy cô, sự giúp đỡ từ bạn bè.
Biến số nghiên cứu và cách lượng hóa
2.5.1 Khung lý thuyết nghiên cứu
Biểu đồ 2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu sức khỏe tinh thần và các yếu tố liên quan ở đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố về hành vi
- Tình trạng bị bắt nạt
Lo âu - trầm cảm - stress
Các yếu tố nhân khẩu học
- Thứ hạng con trong gia đình
Các yếu tố về gia đình
- Học vấn của bố mẹ
- Mức kinh tế gia đình
- Thời gian ly hôn của bố mẹ
- Sự quan tâm từ bố mẹ
Các yếu tố về nhà trường
- Sự quan tâm từ thầy cô
- Sự giúp đỡ từ bạn bè
2.5.2 Các biến số nghiên cứu
Thang đo DASS-21 (Depression Anxiety Stress Scale 21) là bộ công cụ tự điền gồm 21 tiểu mục chia thành 3 phần, tương ứng với mỗi phần là 7 tiểu mục Phần stress gồm các tiểu mục (câu 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18), phần lo âu (câu 2,
4, 7, 9, 15, 19, 20), phần trầm cảm (câu 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21) Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 0 đến 3 điểm, tuỳ mức độ và thời gian xuất hiện biểu hiện: 0 điểm – không xảy ra; 01 điểm – xảy ra một phần nào, hoặc thỉnh thoảng; 02 điểm – thường xảy ra, hay nhiều lần; 03 điểm – rất thường xảy ra, hay hầu hết lúc nào cũng có
Khi sử dụng DASS-21 để đo lường, tổng điểm DASS của từng biểu hiện được tính bằng cách lấy tổng điểm của 07 tiểu mục nhân đôi sẽ ra kết quả kết luận [44] Kết quả được đánh giá theo bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Mức độ lo âu - trầm cảm - stress theo thang điểm DASS-21
Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress
Trong quá trình phân tích mối liên quan giữa lo âu - trầm cảm - stress với các yếu tố, chúng tôi phân thành 2 nhóm:
• Không biểu hiện: Mức độ bình thường, nhẹ
• Có biểu hiện: Mức độ vừa, nặng, rất nặng
- Các yếu tố nhân khẩu học
+ Tuổi: Phân làm 3 nhóm tuổi:
+ Giới: Phân làm 2 nhóm: Nam, Nữ
+ Tôn giáo: Phân làm 4 nhóm: Phật giáo; Thiên chúa giáo; Không theo tôn giáo; Tôn giáo khác
Trong quá trình phân tích, chúng tôi phần thành 2 nhóm: Không theo tôn giáo; Theo tôn giáo (Phật giáo, Thiên chú giáo, Tôn giáo khác)
+ Xếp loại kết quả học tập: Phân làm 4 nhóm:
Trong quá trình phân tích, chúng tôi phân thành 2 nhóm: Trung bình; Khá trở lên + Thứ tự hạng con trong gia đình: Phân làm 4 nhóm
- Các yếu tố hành vi
Dựa theo tiêu chuẩn của nghiên cứu COMMIT (Community Intervention Trial) [66], phân thành 2 nhóm:
• Có hút thuốc lá: là người đang có hút thuốc lá và đã hút ít nhất 100 điếu trở lên được xem là người có hút thuốc lá
• Không hút thuốc lá: là người chưa bao giờ hút thuốc lá hoặc có hút nhưng đã nghỉ hút ít nhất là 5 năm gần lại đây được xem là người không hút thuốc lá + Uống rượu bia: là tình trạng sử dụng rượu/bia trong vòng 1 tháng qua, được đo bằng tần suất uống, gồm: không; ≤ 1 lần/tháng; 2-4 lần/tháng; 2-3 lần/tuần và ≥ 4 lần/tuần; và mức độ uống, gồm: < 1 lon/chai bia hoặc cốc rượu vang 120ml hay chén rượu mạnh 30ml (