Nghiên cứu về lo âu, trầm cảm, stress và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học có bố mẹ ly hôn tại thành phố Huế

MỤC LỤC

Khái niệm tuổi vị thành niên

VTN có rất nhiều những mâu thuẫn, những sự kiện xã hội liên quan đến nhu cầu và nhiệm vụ phát triển đòi hỏi đứa trẻ phải đáp ứng như: chúng vừa muốn là trẻ con (muốn nũng nịu, muốn được bố mẹ quan tâm, muốn được nhận quà…) vừa muốn là người lớn (đòi thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của bố mẹ, đòi được quyền tự quyết định, đòi được tôn trọng các vấn đề riêng tư, đòi mọi người phải đối xử với mình như người lớn…). Ở tuổi này có tính không ổn định về mặt xúc cảm, tình cảm – thoắt vui, thoắt buồn, kém hài lòng về hình ảnh cơ thể, dễ thân mật mà cũng dễ giận dữ… Hiện tượng dễ xúc động, dễ tổn thương, dễ bị kích động hay khóc hay tự ái, tủi thân vì những chuyện nhỏ nhặt, dễ băn khoăn, lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm ở cơ thể mình khi so sánh với các bạn cùng lứa là những hiện tượng thường xảy ra, đặc biệt ở các em gái.

Khái niệm ly hôn

Trẻ vị thành niên thường tò mò khám phá môi trường bên ngoài, các em có hiểu biết về môi trường xã hội rộng lớn hơn so với môi trường gia đình và trường học, vì vậy việc hình thành các mối quan hệ xã hội luôn thôi thúc các em phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử mới theo cách riêng, theo trào lưu của bạn bè, để hòa nhập với môi trường xã hội rộng lớn hơn [9]. Trong xã hội hiên đại các em được tiếp cận với xã hội một cách dễ dàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: sách báo, internet, phim ảnh, điện thoại di động.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LO ÂU - TRẦM CẢM - STRESS Tuổi VTN cũng là một giai đoạn hình thành quan trọng trong cuộc đời,

    Căn nguyên thứ hai dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe tâm thần được cho là có liên quan tới việc tiếp cận các công nghệ hiện đại và những nguy cơ của các hành vi trực tuyến gây nghiện đối với những trẻ có xu hướng “sử dụng quá nhiều”. Tổn thương tâm lý ở trẻ VTN là hậu quả khi trải qua sự kiện gia đình như xung đột cha mẹ ly hôn, chứng kiến cảnh li tán gia đình, gánh chịu dư luận xã hội đối với trẻ không cha, mẹ..gây nên những xáo trộn, mất cân bằng trong đời sống tâm lý của trẻ VTN [15].

    VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

    Các nội dung được đề cập trong DASS không hẳn có ý nghĩa chẩn đoán như các triệu chứng được đưa ra trong hướng dẫn phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD 10), mà mục đích của nó là đưa ra một thực trạng trong quần thể nghiên cứu giúp đưa ra những chính sách cải thiện, nâng cao chất lượng sức khỏe. Theo nghiên cứu của Lê Thị Minh Hồng và cộng sự (2017) DASS-21 phù hợp để sử dụng như một công cụ sàng lọc các triệu chứng của các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc biệt là trầm cảm và lo lắng của thanh thiếu niên ở Việt Nam, Cronbach’s alpha dao động từ 0,761 đến 0,906.

    Hình 1.1. Bản đồ hành chính Thành phố Huế
    Hình 1.1. Bản đồ hành chính Thành phố Huế

    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu

        Giai đoạn 1: Chọn ngẫu nhiên 2 trường THCS trong tổng số 26 trường và 1 trường THPT trong tổng số 11 trường trên địa bàn thành phố Huế. Giai đoạn 3: Tiến hành chọn mẫu thuận tiện học sinh đang sống trong gia đình có bố, mẹ ly hôn dựa theo danh sách thông tin hồ sơ học sinh do nhà trường quản lý.

        NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

          Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần ở đối tượng nghiên cứu - Các yếu tố nhân khẩu học: tuổi, giới, dân tộc, xếp loại học tập. - Các yếu tố về hành vi: hút thuốc lá, uống rượu bia, hoạt động thể lực, sử dụng internet, hành vi đánh nhau, tình trạng bị bắt nạt, tình trạng bị đánh.

          BIẾN SỐ NGHIấN CỨU VÀ CÁCH LƯỢNG HểA 1. Khung lý thuyết nghiên cứu

            Chuẩn hộ cận nghèo: 1.500.000 đồng/người/tháng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản ở khu vực nông thôn và 2.000.000 đồng/người/tháng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản ở khu vực thành thị. Trong quá trình phân tích và đưa vào mô hình hồi quy logistic, chúng tôi chia làm 2 nhóm: Có quan tâm (Luôn luôn, Thường xuyên); Không quan tâm (Thỉnh thoảng, Hiếm khi, Không bao giờ). Trong quá trình phân tích và đưa vào mô hình hồi quy logistic, chúng tôi chia làm 2 nhóm: Có quan tâm (Luôn luôn, Thường xuyên); Không quan tâm (Thỉnh thoảng, Hiếm khi, Không bao giờ).

            + Sự giúp đỡ từ bạn bè: Sự giúp đỡ được thể hiện qua các hoạt động hành vi thường nhật như chia sẻ, lắng nghe những khó khăn, chuyện vui buồn, hỗ trợ các vấn đề trong và ngoài môi trường học đường khi cần thiết giữa một hay một nhóm. Trong quá trình phân tích và đưa vào mô hình hồi quy logistic, chúng tôi chia làm 2 nhóm: Có quan tâm (Luôn luôn, Thường xuyên); Không quan tâm (Thỉnh thoảng, Hiếm khi, Không bao giờ).

            PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

            • Hiếm khi: Đôi lúc nhận được sự giúp đỡ nhưng phần lớn không cảm nhận được. • Thỉnh thoảng: Nhận được sự giúp đỡ nhưng không liên tục (có lúc cảm nhận được, có lúc không cảm nhận được) trong vòng 6 tháng qua. Bước 6: Tất cả phiếu khảo sát được kiểm tra kỹ và nộp lại cho giám sát viên nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu.

            ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

            - Thông tin về đối tượng nghiên cứu và những thông tin đối tượng cung cấp được đảm bảo giữ bí mật và khách quan, trung thực. - Kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu chăm sóc SKTT cho học sinh, không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác. - Khi phát hiện các trường hợp gặp tình trạng có biểu hiện nặng trở lên, nhóm nghiên cứu sẽ phối hợp với nhà trường, gia đình và bệnh viện đề xuất bác sĩ chuyên môn sức khỏe tâm thần can thiệp, tư vấn và điều trị sớm.

              MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LO ÂU - TRẦM CẢM - STRESS Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

                Nhận xét: Nhóm có kinh tế gia đình ở mức nghèo và cận nghèo có xu hướng biểu hiện lo âu cao hơn so với các nhóm còn lại (90%). - Sự giúp đỡ từ bạn bè: Nhóm không nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè có biểu hiện lo âu cao gấp 3,6 lần so với nhóm có sự giúp đỡ từ bạn bè. - Nhóm không nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè có biểu hiện trầm cảm cao gấp 3,65 lần so với nhóm nhận được giúp đỡ từ bạn bè.

                - Các yếu tố còn lại cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Các yếu tố còn lại cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

                Bảng 3.6. Biểu hiện lo âu của đối tượng nghiên cứu phân theo các yếu tố hành vi
                Bảng 3.6. Biểu hiện lo âu của đối tượng nghiên cứu phân theo các yếu tố hành vi

                BÀN LUẬN

                • TỶ LỆ LO ÂU - TRẦM CẢM - STRESS BẰNG THANG ĐO DASS-21 Ở HỌC SINH TRUNG HỌC Cể BỐ MẸ LY HễN
                  • MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LO ÂU - TRẦM CẢM - STRESS Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

                    Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành với nhóm đối tượng học sinh trung học có bố mẹ ly hôn trên địa bàn thành phố với phần lớn học sinh chịu thiệt thòi hoặc gặp những tác động nhất định từ cuộc ly hôn của bố mẹ, thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu thương của gia đình toàn vẹn dẫn tới những tổn thương tâm lý, bên cạnh đó phần lớn học sinh được tiếp cận sớm với mạng xã hội, internet và các hành vi không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu. Điều này cũng có thể lý giải qua việc học sinh nam thường có khuynh hướng hiếu động, tính thể hiện bản thân cao dẫn tới khi gặp tác động rạn nứt từ cuộc ly hôn của bố mẹ dẫn tới tâm lý bất ổn, có cảm giác thu mình, chán nản, dễ sa đọa vào các tệ nạn theo lời rủ rê từ bạn bè hoặc do chính bản thân như hút thuốc, uống rượu bia, đánh nhau… nên dẫn tới việc tổn thương tâm lý nặng nề hơn. Bạo lực học đường luôn là vấn nạn nhức nhối, việc bắt nạt các bạn bè thường xuyên xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, không chỉ ảnh hưởng về thể chất mà còn ảnh hưởng về tinh thần đối với học sinh, những học sinh bị bắt nạt thường có cảm giác sợ hãi khi đến lớp, luôn phải suy nghĩ cách đối phó với người bắt nạt mình dẫn đến trạng thái căng thẳng, lo sợ.

                    Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi hành vi của học sinh là do các em đang ở lứa tuổi mới lớn đang phát triển nên ham chơi, ham hiểu biết, muốn thể hiện hơn bạn bèm hoặc cha mẹ ít quan tâm nên học sinh dễ tủi thân, giận hời, áp lực, bức bách, có những hành vi đánh nhau, sống thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội dẫn đến các tình trạng các vấn đề về tâm lý tăng cao. Việc hạn chế các tình trạng bạo lực học đường, tình trạng bắt nạt trong môi trường học đường, gia tăng các mối quan hệ lành mạnh giữa bạn bè, thầy, cô và học sinh sẽ tạo môi trường lành mạnh khiến trẻ cảm thấy thoải mái và có thể mở lòng chia sẻ những vấn đề liên quan đến tâm – sinh lý sẽ giúp giảm các yếu tố nguy cơ làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung và biểu hiện lo âu – trầm cảm – stress nói riêng.