Đánh giá tình hình nhiễm giun và các yếu tố liên quan ở học sinh mẫu giáo, cấp I, II huyện Đơn Dương, năm 2008.

68 637 2
Đánh giá tình hình nhiễm giun và các yếu tố liên quan ở học sinh mẫu giáo, cấp I, II huyện Đơn Dương, năm 2008.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ký sinh trùng Y học nói chung, ký sinh trùng đường ruột nói riêng là bệnh phổ biến trên thế giới, nhất là các nước có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, điều kiện sinh hoạt, ý thức vệ sinh còn yếu kém. Đây là bệnh xã hội, lan truyền nhanh nhưng cũng dễ điều trị và phòng bệnh hiệu quả nếu chúng ta hiểu rõ về chúng. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính trên thế giới có khoảng 2 tỷ người trong diện nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, hơn 1 tỷ người thường xuyên bị nhiễm các loại giun sán, trong đó số người nhiễm giun móc là 151 triệu người, tử vong hàng năm là 65.000 người. Số người nhiễm giun tóc là 46.000 người, tử vong hàng năm là 10.000 người. Số người nhiễm giun đũa ước tính 250 triệu người, tử vong hàng năm là 60.000 người. Tỷ lệ nhiễm giun kim là 40-50% dân số [13]. Việt nam là một nước nhiệt đới có nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và các yếu tố thổ nhưỡng phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho giun sán tồn tại và phát triển. Theo nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Niên có đến 95% người dân mang mầm bệnh giun sán, tỷ lệ nhiễm 2-3 loại giun sán lên đến 60-70%. Thường gặp các loại giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim. Tỷ lệ nhiễm giun kim khá cao từ 18-27%, chủ yếu ở trẻ em. [53]. Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá diễn biến có tính âm thầm lặng lẽ, người dân ít để ý nên bệnh lan truyền rộng rãi trong cộng đồng. Ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc, nhưng đối tượng quan trọng nhất vẫn là trẻ em. Bệnh gây nhiều biến chứng như thiếu máu, suy dinh dưỡng… chậm phát triển về thể chất, tinh thần. Trong khi đó việc phòng bệnh còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức không đúng về y tế dự phòng, đời sống kinh tế thấp, các phong tục tập quán lạc hậu cũng như thói quen dùng phân tươi để bón hoa mầu còn khá phổ biến, việc phóng uế bừa bãi, hay đi chân đất ở trẻ em ở nông thôn… Vì vậy ngà y nay mặc dù kinh tế có cải thiện, y tế cơ sở được mở rộng đến thôn bản nhưng tỷ lệ nhiễm giun còn khá cao. Vì tính chất phổ biến và những tác hại sức khoẻ do nhiễm giun nói trên, nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun tròn ký sinh đường ruột (KSĐR) là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa, nhằm nâng cao kiến thức – thái độ – thực hành cho học sinh, trong công tác phòng chống bệnh giun. Trong những năm qua tại Huyện Đơn Dương chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Để góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm giun tròn KSĐR (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim) trong cộng đồng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình nhiễm giun tròn ký sinh đường ruột và các yếu liên quan ở học sinh mẫu giáo, cấp I, II. Huyện Đơn Dương năm 2008”. Với mục tiêu: 1- Khảo sát tỷ lệ nhiễm giun tròn ký sinh đường ruột và yếu tố liên quan ở học sinh mẫu giáo, cấp I, cấp II, huyện Đơn Dương. 2- Khảo sát kiến thức – thái độ – thực hành của phụ huynh và học sinh về phòng chống bệnh giun tròn ký sinh đường ruột.

. học sinh mẫu giáo, cấp I, II. Huyện Đơn Dương năm 2008 . Với mục tiêu: 1- Khảo sát tỷ lệ nhiễm giun tròn ký sinh đường ruột và yếu tố liên quan ở học sinh mẫu giáo, cấp I, cấp II, huyện Đơn. ĐỒNG SỞ Y TẾ BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH MẪU GIÁO, CẤP I, II HUYỆN ĐƠN DƯƠNG NĂM 2008- 2009 lệ nhiễm giun tròn KSĐR (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim) trong cộng đồng, chúng tôi thực hiện đề tài: Đánh giá tình hình nhiễm giun tròn ký sinh đường ruột và các yếu liên quan ở học

Ngày đăng: 07/03/2015, 21:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan